Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Danh mục các chữ viết tắt. iii
Danh mục bảng biểu. iv
Danh mục hình vẽ . iv
MỤC LỤC.1
MỞ ĐẦU.4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.6
1.1. Giới thiệu về cellulose và tính chất của cellulose.6
1.1.1. Nguồn gốc và cấu trúc của cellulose.6
1.1.2. Tính chất hóa lý của cellulose.9
1.2. Nanocellulose và ứng dụng.9
1.2.1. Giới thiệu chung về nanocellulose.9
1.2.2. Tính chất cơ học của nanocellulose .12
1.2.3. Tính phân hủy sinh học của nanocellulose .13
1.2.4. Các phương pháp chế tạo tinh thể nanocelulose.13
1.2.4.1. Thủy phân bằng axit.14
1.2.4.2. Thủy phân bằng enzym.14
1.2.4.3. Các phương pháp cơ học.15
1.2.5. Ứng dụng của nanocellulose.16
1.3. Polyme phân hủy sinh học .18
1.3.1. Giới thiệu chung về polyme phân hủy sinh học .18
67 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế tạo nanocellulose làm vật liệu gia cường cho polylactic acid, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học đã
17
nghiên cứu sự kết hợp của nanocellulose đóng vai trò là chất gia cường cho polyme
nhằm tạo ra những cải tiến mong muốn về hiệu suất và tính chất mà không ảnh
hưởng đến khả năng phân hủy sinh học của polyme.
Hình 1.8. Một số ứng dụng của nanocellulose
Một số nghiên cứu gần đây cũng đã có nhiều kết quả trong việc sử dụng
nanocellulose gia cường cho các vật liệu polyme compozit. Các nghiên cứu nhận
được sự quan tâm lớn trong lĩnh vực nanocompozit do tính chất cơ bản của
nanocellulose như: kích thước nano, diện tích bề mặt lớn, hình thái độc đáo, mật
độ thấp (ước tính 1,61 g/cm3 đối với cellulose tinh thể tinh khiết) và độ bền cơ học
của nó [31]. Ngoài ra, nanocellulose còn có khả năng ưa nước tự nhiên và không
độc hại ở trạng thái lỏng nên chủ yếu được ứng dụng làm chất ổn định, chất làm
dầy và nhũ hóa trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và trong dược phẩm.
Dufresne [32] tập trung vào các kỹ thuật tổng hợp polyme compozit dựa trên
18
nanocellulose. Hubbe [33] đã báo cáo bài nghiên cứu về nanocellulose trong lĩnh
vực phim mỏng, màng phủ và ứng dụng trong công nghiệp đóng gói.
Nanocellulose đang dần được sử dụng như sợi gia cường thay thế trong các
polyme phân hủy sinh học như polylactic axit (PLA), poly (butylene succinate)
(PBS), polycaprolactone (PCL), polyethylene glycol (PEG), polyglycolic axit
(PGA) and poly (lactic-co-glycolic) axit (PLGA) [34]. Trong số các loại polyme
phân hủy sinh học thì PLA đang nhận được sự quan tâm thương mại ngày càng
tăng do sự đa dạng trong các ứng dụng của nó.
1.3. POLYME PHÂN HỦY SINH HỌC
1.3.1. Giới thiệu chung về polyme phân hủy sinh học
Polyme phân hủy sinh học là các polyme có khả năng phân hủy thành những
phân tử đơn giản như CO2, nước, các hợp chất hữu cơ và sinh khối khác dưới tác
động của một số yếu tố của môi trường tự nhiên [35]. Các polyme phân hủy sinh
học có thể thu được từ các nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo hoặc qua tổng
hợp từ hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ. Khả năng phân hủy sinh học không chỉ phụ
thuộc vào nguồn gốc mà còn phụ thuộc vào cấu trúc của polyme và điều kiện môi
trường phân hủy. Chu trình tái sinh của các polyme phân hủy sinh học được mô tả
như hình 1.9.
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm kiếm, sử dụng
các vật liệu có nguồn gốc sinh học để dần thay thế các chất dẻo có nguồn gốc dầu
mỏ và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
19
Hình 1.9. Chu trình sản xuất, sử dụng và tái sinh của polme có khả năng
phân hủy sinh học.
Hiện nay, các loại vật liệu xanh, vật liệu tái tạo có khả năng phân hủy sinh
học như polylactic axit (PLA), polyhydroxybutyrat (PHB) được xem là các ứng
cử viên cho hướng phát triển này vì chúng có khả năng tự phân hủy trong tự nhiên
và không gây ô nhiễm môi trường. So với các loại nhựa khác, PLA có một số các
ưu điểm sau:
Monome axit lactic được tạo ra từ quá trình lên men các sản phẩm nông
nghiệp nên có thể tái sinh;
Tác động tích cực đến chu trình CO2 của môi trường vì nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật;
Tiết kiệm năng lượng;
Có thể tái sinh PLA thành axit lactic thông qua quá trình thủy phân.
Quang hợp
Ánh sáng mặt trời
Nguồn tự nhiên
Chế tạo polyme
gia công
Sử dụng và
thu hồi
Phân hủy sinh
học
20
Vì những ưu điểm trên, PLA được xem là lựa chọn hàng đầu trong số các
polyme sinh học có khả năng thay thế các polyme từ dầu mỏ.
1.3.2. Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của PLA
1.3.2.1. Cấu tạo và tính chất của PLA [36]
PLA có công thức phân tử là (C3H4O2)n, là một loại polyme nhiệt dẻo bán
tinh thể, dạng hạt, màu trắng đục, giòn và rắn. PLA có nhiều tính chất tốt như dễ
gia công, có khả năng tương thích sinh học tốt và có khả năng phân hủy sinh học.
PLA có nhiệt độ thủy tinh hóa tương đối thấp (~60°C) và có nhiệt độ nóng chảy
khoảng 175-180°C. Khối lượng riêng của PLA là 1,25g/cm3. Tốc độ phân hủy,
tính chất vật lý và cơ học của PLA thay đổi trong khoảng rộng và phụ thuộc vào
khối lượng phân tử, thành phần và cấu trúc kết tinh của PLA.
Độ tan của PLA phụ thuộc rất lớn vào khối lượng phân tử, độ kết tinh và sự
có mặt của các co-monome có trong polyme. Các dung môi hòa tan PLA là các
dung môi clorua hay florua hữu cơ, dioxan, furan. Ngoài ra còn một số dung môi
khác như acetone, pyridin, etyl lactat, tetrahydrofuran, dimetylsulfoxit.
Hình 1.10 Công thức cấu tạo của polylactic axit
Sự có mặt của nhóm CH3 trong mạch PLA tạo ra hiệu ứng không gian, cản
trở sự tấn công vào vị trí của nguyên tử C trong mạch chính. Do vậy khả năng
tham gia phản ứng thủy phân của PLA bị hạn chế và thời gian thủy phân của PLA
lớn hơn so với các polyeste khác.
21
1.3.2.2. Ứng dụng của PLA
PLA được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
Trong kỹ thuật mô và dẫn truyền thuốc: các polyme sinh học được chế
tạo nhằm thay thế các mô sống hoặc sử dụng trong cấy ghép nội tạng. Các polyme
này phải đáp ứng được các điều kiện như: có độ tương thích sinh học cao, độc tính
thấp, có khả năng phân hủy sinh học, có độ xốp, cơ tính và kích thước phù hợp.
Một số loại PLA biến tính được sử dụng như PLA/ polyglycolic axit và copolyme
poly(lactic axit -co-glycolic axit ) được thử nghiệm thành công trong việc tái tạo
các loại mô ở nhiều cơ quan khác nhau như: bàng quang, sụn, gan, xương và van
tim cơ học [37]. Trong kỹ thuật dẫn truyền thuốc, PLA được biến tính thành nhiều
dạng bào chế khác nhau như bột viên, viên nang siêu nhỏ, vi hạt hay hạt nano để
có thể dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào, cải thiện khả năng dẫn truyền. Ngoài
ra, PLA còn được biến tính để ứng dụng trong cấy ghép hay chế tạo các thiết bị y
tế như thanh định hình, ghim, đinh vít, chỉ tự tiêu [38] hay ứng dụng trong phương
pháp điều trị da như teo mỡ, sẹo trên khuôn mặt
Trong lĩnh vực bao bì và đóng gói: PLA biến tính được ứng dụng nhiều
trong việc sản xuất màng mỏng để đóng gói thực phẩm, làm khay hộp đựng thức
ăn, túi xách dùng trong siêu thị hoặc các vật gia dụng như ly, muỗng, đĩa
Trong lĩnh vực điện tử: có nhiều công ty về điện tử đã biến tính PLA để
sản xuất các sản phẩm điện tử như: Mitsubishi Plastic ứng dụng PLA làm vỏ máy
nghe nhạc, Fujitsu sử dụng làm hệ thống khung của máy tính xách tay FMV-
BIBLO NB80K [39] và Samsung sử dụng PLA/Polycarbonate bisphenol A để sản
xuất vỏ điện thoại, máy tính[40].
Trong lĩnh vực ô tô vận tải: các hãng vận tải lớn, nổi tiếng đều đã có
những nghiên cứu và ứng dụng PLA trong việc sản xuất các bộ phận trên xe ô tô.
Cụ thể, Toyota đã ứng dụng composite nền PLA để sản xuất lốp xe dự phòng trong
dòng sản phẩm Raum và Prius từ năm 2003. Ford và Mitsubishi cũng đã ứng dụng
composite nền PLA để chế tạo hệ thống vòm và tấm thảm trải xe cho các dòng sản
phẩm của công ty [41].
22
NG PLA
Vải sợi PLA
Thuốc nano Vật dụng và VL công nhiệp
ao thưc phẩm
Hình 1.11. Một số ứng dụng của PLA
Trong nông, lâm nghiệp: trong nông nghiệp, hỗn hợp blend của PLA,
chất phụ gia và một số polyme phân hủy sinh học khác thường được sử dụng làm
màng hom ươm cây, màng phủ, màng che giúp tăng tốc độ chín của quả, bảo tồn
độ ẩm và phân bón. Ngoài ra, PLA biến tính cũng được dùng để làm chậu cây, dây
buộc và một số vật dụng khác.
PLA đang là đối tượng được quan tâm và phát triển nhiều nhất trên thế giới
bởi nó dễ dàng được gia công trong các thiết bị gia công chất dẻo thông thường và
cũng dễ dàng phân hủy theo con đường sinh học, thích hợp để chế tạo ra bao bì,
màng gói thực phẩm, và các sản phẩm sử dụng một lần.
23
1.3.3. Nanocompozit PLA/tinh thể nanocellulose
Trong những năm qua, đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu trong việc gia cường
nanocellulose cho các compozit trên nền PLA và đã có khoảng 200 nghiên cứu đã
được báo cáo cho đến nay.
Thông thường khi gia cường naocellulose cho compozit nền PLA, hầu hết
các báo cáo đều chỉ ra rằng độ cứng cơ học của vật liệu được cải thiện, tương ứng
với việc tăng độ bền và mô đun đàn hồi (đặc biệt là mô đun đàn hồi). Tuy nhiên,
trở ngại lớn trong việc tạo ra compozit PLA/nancellulose là hiện tượng keo tụ vì
cellulose ưa nước, không phân tán tốt trong chất nền kỵ nước [42]. Để cải thiện sự
phân tán và khả năng tương thích của nanocellulose trong chất nền PLA người ta
tiến hành biến tính bề mặt chúng bằng các biến đổi hóa học (như tạo dẫn xuất hoặc
ghép polyme) hoặc biến tính vật lý (như phủ bằng chất hoạt động bề mặt hoặc các
đại phân tử). Những sự biến tính này mang lại cải thiện đáng kể về sự tương tác
giữa các nanocellulose và chất nền PLA, làm tăng hiệu suất tổng hợp và tăng tính
chất cơ học của chúng.
Trong quá trình trộn nanocellulose vào chất nền, việc đạt được sự phân tán
tối ưu là chìa khóa để hình thành mạng lưới các hạt nano liên tục. Hai trong số các
phương pháp thường được sử dụng để chế tạo compozit là phương pháp dung môi
và phương pháp nóng chảy:
a) Phương pháp dung môi
Đây cách phổ biến để phân tán các hạt trong nanocompozit bằng cách sử
dụng hỗn hợp dung môi hoặc phương pháp chuyển dung môi.
Đối với phương pháp sử dụng hỗn hợp dung môi thì hỗn hợp này phải đạt
yêu cầu hòa tan được polyme đồng thời phân tán được các hạt nanocellulose. Quá
trình đó có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp đúc khuôn sau đó
làm bay hơi hỗn hợp dung môi.
24
Trong phương pháp trao đổi dung môi, các sợi nanocellulose được phân tán
lại trong một dung môi khác nước. Bằng cách hòa tan chất nền polyme và trộn
trực tiếp dung dịch huyền phù vào dung dịch polyme sẽ tạo ra huyền phù có độ
phân tán lớn hơn so với trộn trực tiếp các hạt vào hỗn hợp polyme. Đây cũng là
phương pháp thường được sử dụng trong sản xuất quy mô phòng thí nghiệm.
b) Phương pháp nóng chảy
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong công nghiệp vì nó đơn giản,
giá thành rẻ và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất mà
quá trình nóng chảy được xử lý theo lô hoặc ép đùn liên tục [43].
Đối với quy mô phòng thí nghiệm và các dự án thí điểm, microextruder
được ưu tiên hơn [44]. Điều đáng chú ý là các microextruder có thời gian xử lý
dài nên thường dẫn đến sự phân hủy của cellulose hoặc polyme nền. Nanocellulose
có thể được đưa vào quá trình nóng chảy polyme trong quá trình ép đùn ở dạng
khô hoặc dạng huyền phù, mỗi trường hợp đều có ưu nhược điểm riêng. Máy đùn
thông thường hoạt động như một hệ thống kín làm cho nước và khí của huyền phù
nanocellulose bị mắc kẹt. Bổ sung nanocellulose ở dạng huyền phù là giải pháp
hiệu quả hơn về mặt chi phí vì ở các quy trình sấy khô đòi hỏi sử dụng nhiều năng
lượng và tốn nhiều thời gian hơn.
25
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Hóa chất
Bã mía đã ép hết nước
Sodium chlorite (NaClO2 80%, xuất xứ Đức)
Axit acetic (CH3COOH, 99.5%, xuất xứ Đức)
Sodium hydroxit (NaOH dạng vảy, 97%, xuất xứ Đức)
Axit sulfuric (H2SO4 98%, xuất xứ Trung Quốc)
Nhựa PLA loại AB0228B112 (hạt rắn, tỷ trọng 1240 kg/m2, MFI =
14g/10min, Ingeo biopolymer 8052D, Natureworks)
Chloroform (CHCl3, xuất xứ Trung Quốc)
Acetone (CH3COCH3, xuất xứ Trung Quốc)
Cồn tuyệt đối ( C2H5OH 98%, xuất xứ Việt Nam)
Toluen (C7H8 99%, xuất xứ Đức)
Nước cất
Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
Máy siêu âm, tần số 50Hz, xuất xứ Hàn Quốc.
Máy khuấy từ có gia nhiệt
Máy li tâm, xuất sứ Đức, tần số 50-60Hz tốc độ 10000 vòng/phút.
Bộ chiết Soxhlet, xuất sứ Đức.
26
2.2. QUY TRÌNH CHẾ TẠO NANO CELLULOSE TỪ BÃ MÍA
2.2.1. Tách cellulose từ bã mía [45]
Quy trình thực hiện được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.1:
Hình 2.1. Quy tình chế tạo cellulose từ bã mía
- Rửa nhiều lần với nước
- Phơi khô, cắt nhỏ kích thước 1-3cm.
- Soxhlet bằng hỗn hợp Toluen:etanol 2:1
trong 6h
Bã mía đã loại bỏ sáp
Bã mía đã loại bỏ sáp và tạp chất tan
trong nước
- Loại lignin bằng NaClO2, 75°C, 2h.
- pH của dung dịch trong khoảng 3,5-4,
điều chỉnh bằng CH3COOH.
(Lặp lại thí nghiệm 3 lần)
Holocellulose Dịch lọc
Loại hemicellulose bằng dd NaOH 2% ở
60°C trong 10h. (lặp lại thí nghiệm 3 lần)
Bã mía nguyên liệu
Khuấy ở 70°C trong 2h
Dịch lọc Cellulose
27
Loại bỏ sáp và các chất tan trong nước bằng phương pháp Soxhlet:
Bã mía thô ban đầu được rửa nhiều lần với nước để loại bỏ đường và các
tạp chất tan trong nước.
Cắt nhỏ bã mía với kích thước 1-3 cm sau đó phơi khô tự nhiên dưới ánh
nắng mặt trời.
Bã mía khô được loại bỏ sáp bằng phương pháp chiết Soxhlet với hỗn hợp
dung môi toluene: ethanol (tỉ lệ 2:1 về thể tích) trong 6 giờ, sau đó sấy khô bằng
tủ sấy trong 16 giờ.
Loại bỏ lignin, hemicellulose:
40g bã mía (đã được làm sạch và sấy khô ở trên) được xử lý bằng nước cất
trong 2 giờ ở nhiệt độ 70 °C và 80 °C.
Thêm vào bình phản ứng 600ml NaClO2 1,3%, sau đó thêm từ từ
CH3COOH 10% để điều chỉnh pH của hỗn hợp đến khi đạt giá trị trong khoảng
3,5-4, khuấy bằng máy khuấy từ trong 2 giờ ở nhiệt độ 75 °C. Sau mỗi lần phản
ứng, lọc và rửa phần không tan bằng nước cất. Quá trình được lặp lại 3 lần.
Thêm 300ml NaOH 2% vào hỗn hợp phản ứng và tiếp tục khuấy ở nhiệt độ
60 °C trong 10 giờ. Kết thúc phản ứng, tiến hành quay ly tâm hỗn hợp ở tốc độ
8000 vòng/phút trong 10 phút đến khi pH trong khoảng 6-7, gạn bỏ phần dung
dịch, thu hồi chất rắn màu trắng.
Rửa sản phẩm thu được lần lượt bằng nước cất và cồn tuyệt đối đến khi loại
bỏ hết dung môi, sau đó, sấy khô trong tủ sấy ở 50 °C đến khối lượng không đổi,
thu được cellulose.
2.2.2. Chế tạo tinh thể nanocellulose bằng phương pháp thủy phân
Tinh thể nano cellulose được chế tạo bằng phương pháp thủy phân cellulose
sử dụng axit sunfuric theo nghiên cứu của H. Xie và cộng sự [46], được tóm tắt
bằng sơ đồ hình 2.2 như sau:
28
Hình 2.2. Quy trình chế tạo nanocellulose
Cụ thể như sau, lấy 1 gam cellulose từ bã mía đã được loại bỏ lignin,
hemicellulose và các tạp chất ở trên phân tán trong dung dịch axit sunfuric nồng
độ 64% (w/v) với tỉ lệ sợi : axit = 1:20 (g/ml), khuấy với tốc độ 500 vòng/phút.
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian tới quá trình thủy phân.
Sau khi phản ứng thủy phân cellulose kết thúc, thêm 500ml nước cất vào
trong hỗn hợp phản ứng, sản phẩm huyền phù được làm sạch bằng nước lạnh, thu
hồi bằng máy li tâm tốc độ 10000 vòng/phút, lặp lại bước ly tâm này 3 lần.
Cellulose H2SO4 64%
Thêm nước cất
Khuấy, gia nhiệt
Ly tâm
Siêu âm 15 phút, 20 oC
Đông khô Nanocellulose
Thẩm tách đến pH=7
29
Sản phẩm tiếp tục được thẩm tách với nước cất đến khi pH= 7. Sau đó, rung
siêu âm ở nhiệt độ 20 oC trong 15 phút và đem đông khô trên thiết bị đông khô thu
được sản phẩm nano cellulose.
2.3. QUY TRÌNH CHẾ TẠO NANOCOMPOZIT PLA/NANOCELLULOSE
Phương pháp trao đổi dung môi
Huyền phù của nanocellulose được loại bỏ nước bằng phương pháp ly tâm,
sử dụng máy ly tâm tốc độ 10000 vòng/phút.
Thêm axeton vào huyền phù của cellulose trong nước sau đó ly tâm. Loại
bỏ phần nước, giữ lại phần chất rắn. Tiếp tục thêm axeton và ly tâm 3 lần để loại
bỏ hoàn toàn nước
Phân tán lại phần chất rắn thu được vào axeton ta thu được huyền phù của
cellulose trong axeton.
Chế tạo compozit PLA/nanocellulose bằng phương pháp trộn hợp
trong dung môi
Chế tạo màng PLA nguyên chất: các hạt PLA được hòa tan trong
cloroform ở nồng độ 5%. Khuấy hỗn hợp liên tục ở nhiệt độ phòng cho đến khi
các hạt PLA tan hoàn toàn.
Chế tạo compozit PLA/nanocellulose: trộn huyền phù nanocellulose
nồng độ 5% trong axeton với hỗn hợp PLA nguyên chất ở trên với các tỉ lệ
nanocellulose chiếm 1%, 2%, 4% và khuấy bằng máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng
trong 12h. Các mẫu được kí hiệu lần lượt là C1, C2 và C4.
Sau khi khuấy 12h, hỗn hợp được đổ ra đĩa petri cho bay hơi hết
cloroform.
Sấy tấm compozit thu được trong tủ sấy chân không ở 40 °C trong 12h.
30
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phân tích thành phần bã mía
Thành phần hóa học của các mẫu bã mía được phân tích theo tiêu chuẩn
công nghiệp giấy (TAPPI) [47]. Theo TAPPI, lignin và hemicellulose được xác
định theo T222 om-98. Thành phần cellulose được xác định theo tiêu chuẩn TAPPI
T203 om-88.
2.4.2. Nhiễu xạ tia X (XRD)
Nguyên lý của phương pháp nhiễu xạ tia X dựa trên hiện tượng nhieeuc xạ
tia X của mạng tinh thể khi nó thỏa mãn điều kiện nhiễu xạ Bragg:
nλ = 2dsinθ.
Trong đó, λ là bước sóng của tia X tới; d là khoảng cách giữa các mặt phẳng
song song; θ là góc phản xạ và n là bậc phản xạ.
Tập hợp các cực đại nhiều xạ dưới các góc θ khác nhau được ghi nhận bằng
phim hoặc detector. Trên cơ sở đó phân tích các đặc trưng về cấu trúc tinh thể của
mẫu, kích thước hạt tinh thể và nhiều thông số khác.
Trong luận văn này, các mẫu được nghiên cứu cấu trúc tinh thể bằng giản
đồ nhiễu xạ tia X trên máy D8 Advance tại Phòng Phân tích, Viện Hóa học, bước
sóng tia X: λ = 1,54060 Å, hiệu điện thế 40kV, cường độ dòng điện 30mA, tốc độ
quét 0.03°/s, góc nhiễu xạ từ 10o đến 70o.
2.4.3. Phổ hồng ngoại (FT-IR)
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp FT – IR
(Fourrier Transformation InfraRed) hoạt động dựa trên sự hấp thụ bức xạ hồng
ngoại của vật chất cần nghiên cứu. Phương pháp này ghi nhận các dao động đặc
trưng của các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, cho phép phân tích với hàm
lượng chất mẫu rất thấp và có thể phân tích cấu trúc, định tính và cả định lượng.
Cấu trúc của vật liệu được nghiên cứu bằng phân tích phổ hồng ngoại trên
máy phổ hồng ngoại GXPerkinElmer- USA trong vùng từ 450 ÷ 4000 cm-1, tại
Phòng Hóa dược - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.
31
2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Các mẫu được ghi ảnh hiển vi điện tử quét trên máy hiển vi điện tử quét
phát xạ trường (FE-SEM) S-4800 của hãng Hitachi tại phòng thí nghiệm trọng
điểm, Viện Khoa học Vật liệu.
Kỹ thuật hiển vi điện tử quét cho phép quan sát và đánh giá các đặc trưng
hình thái học của vật liệu vô cơ và hữu cơ trong khoảng kích thước từ nanomet tới
micromet.
Trong kỹ thuật SEM, vùng khảo sát được chiếu bởi chùm điện tử có kích
thước nhỏ. Tương tác của chùm điện tử và mẫu tạo ra cá loại tín hiệu SE, BSE và
các tia X đặc trưng (hình).
Hình 2.3. Các tín hiệu nhận được khi dùng kỹ thuật hiển vi điện tử quét.
Các tín hiệu điện tử chủ yếu để tạo ảnh hiển vi điện tử quét là các điện tử
thứ cấp ( Secondary electron- SE) và các điện tử tán xạ ngược (Backscattered
electron- BSE). Trong đó, các điện tử thứ cấp SE thoát ra từ bề mặt mẫu có năng
lượng thấp (thường dưới 50 eV) và được ghi nhận bằng ống nhân quang nhấp
nháy. Hiệu suất phát xạ SE lớn vì một điện tử có thể phát ra nhiều SE. Vì các SE
có năng lượng thấp nên chủ yếu chúng là các điện tử phát ra từ bề mặt mẫu, do
vậy chúng tạo ra ảnh 2 chiều của bề mặt mẫu. Các điện tử tán xạ ngược BSE,
thường là chùm điện tử ban đầu khi tương tác với bề mặt mẫu bị bật ngược trở lại
32
nên chúng có năng lượng cao. Điện tử tán xạ ngược có thể được dùng để ghi nhận
ảnh nhiễu xạ điện tử tán xạ ngược thuận lợi cho việc phân tích cấu trúc tinh thể
của vật liệu.
2.4.5. Nghiên cứu phân bố kích thước hạt
Phương pháp đo phân bố kích thước hạt cho kết quả phân bố kích thước hạt
theo khối lượng, số lượng và thể tích. Phân bố kích thước hạt phản ánh các mẫu
với kích thước hạt khác nhau chiếm một tỷ lệ phần trăm của tổng số các hạt.
Khảo sát sự phân bố kích thước hạt phụ thuộc vào sự phân tích “quầng sáng”
của ánh sáng nhiễu được tạo ra khi tia laze đi qua dung dịch chứa các hạt phân tán.
Góc nhiễu xạ tăng khi kích thước hạt giảm, vì vậy phương pháp này đặc biệt tốt
cho việc đo kích thước từ 0,1 đến 3,0 μm. Kỹ thuật này tương đối nhanh và có thể
được thực hiện trên các mẫu rất nhỏ. Nhiễu xạ bằng laze phân bố kích thước hạt
bằng cách đo sự thay đổi góc cường độ ánh sáng phân tán như một chùm laze đi
qua một mẫu phân tử phân tán. Các hạt lớn phân bố ánh sáng ở những góc nhỏ
tương đối so với chùm laze và các hạt nhỏ phân bố ánh sáng ở những góc rộng.
Dữ liệu cường độ tán xạ góc phân tích sau đó được phân tích để tính toán kích
thước của các hạt, tạo ra mô hình tán xạ, sử dụng lý thuyết phân tán ánh sáng của
Mie.
Mẫu nghiên cứu trong luận văn này được đo bằng thiết bị nghiên cứu phân
bố kích thước hạt LitesizerTM 500 tại phòng Vật liệu tiên tiến, Viện Hóa học.
2.4.6. Phương pháp phân tích nhiệt (TGA)
Cơ sở của phương pháp:
Phân tích nhiệt trọng lượng TGA là phương pháp dựa trên cơ sở xác định
khối lượng của mẫu vật chất bị mất đi (hoặc nhận vào) trong quá trình chuyển pha
như là một hàm của nhiệt độ.
Khi vật chất bị nung nóng khối lượng của chúng sẽ bị mất đi từ các quá trình
đơn giản như bay hơi hoặc từ các phản ứng hóa học giải phóng khí. Một số vật
33
liệu có thể nhận được khối lượng do chúng phản úng với không khí trong môi
trương kiểm tra.
Phép đo TGA nhằm xác định:
Khối lượng bị mất trong quá trình chuyển pha.
Khối lượng bị mất theo thời gian và theo nhiệt độ do quá trình khử nước
hoặc phân ly.
Sự thay đổi của khối lượng mẫu là kết quả của quá trình đứt gãy hoặc sự
hình thành các liên kết vật lý và hóa học tại một nhiệt độ gia tăng, dẫn đến sự bay
hơi của các sản phẩm hoặc tạo thành các sản phẩm nặng hơn.
Mẫu nghiên cứu trong luận văn này được nghiên cứu bằng máy phân tích
nhiệt Labsys Evo S60/58988 tại phòng Hóa Vô cơ, Viện Hóa học, gia nhiệt từ 30-
750oC với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút trong môi trường khí nitơ.
2.4.7. Phương pháp đông khô
Mẫu nano cellulose dạng huyền phù được đem đi đông khô trên thiết bị
Alpha 1-2 LD Plus của Christ-Đức tại trung tâm giống và bảo tồn nguồn gen vi
sinh vật, Viện công nghệ sinh học.
Quá trình đông khô trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiền đóng băng: ban đầu, mẫu được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp
để đảm bảo nước có trong vật liệu sẽ bị đóng băng. Bình ngưng của thiết bị được
làm lạnh xuống nhiệt độ thấp hơn khoảng 20°C so với nhiệt độ của mẫu, thường
trong khoảng -50 đến -80°C. Tác nhân cấp đông cho bình ngưng thường được sử
dụng là đá khô, methanol hoặc nito lỏng.
Giai đoạn thăng hoa: sau khi mẫu đã được làm lạnh vừa đủ và đạt đến nhiệt
độ bình ngưng, áp suất bên trong bình được giảm xuống và nhiệt độ được tăng lên
phù hợp để nước có thể thăng hoa mà không bị chuyển sang thể lỏng.
Giai đoạn hấp phụ: đây là quá trình loại bỏ nốt các phân tử nước có liên kết
ion trong mẫu. Bằng cách tăng nhiệt độ cao hơn giai đoạn thăng hoa, các liên kết
giữa vật liệu và các phân tử nước bị phá vỡ, vật liệu đông khô thu được có cấu trúc
xốp.
34
2.4.8. Đo tính chất cơ lý
Đo tính chất cơ lý của compozit PLA/ nanocellulose bằng thiết bị đo tính
chất cơ lý Gotech Testing Machine của hãng Taiwan, tại phòng Polyme chức năng
và vật liệu nano, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Các thông số đo bao gồm độ bền kéo đứt, độ giãn dài khi đứt và modun đàn
hồi theo tiêu chuẩn ISO 527 cho film và màng mỏng. Các tính chất cơ lý được
được khảo sát ở nhiệt độ phòng, trang bị load cell 100N, tốc độ kéo 50mm/ phút.
Các mẫu đo được cắt thành dạng thanh với chiều dài 10cm, chiều rộng 1cm và độ
dày của màng nhỏ hơn 0,04mm.
Các mẫu được chọn là những mẫu có sự phân tán đồng đều, không có bọt
và không bị khuyết tật. Mỗi mẫu tiến hành phép đo 3 lần. Kết quả được ghi là giá
trị trung bình của 3 lần đo.
35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. CHẾ TẠO CELLULOSE TỪ BÃ MÍA
3.1.1. Thành phần của bã mía
Hình 3.1 là hình ảnh của tinh thể của nanocellulose qua các bước chế tạo từ
nguyên liệu bã mía ban đầu.
Hình 3.1. (a) Mẫu bã mía sau khi sấy khô; (b) Mẫu bã mía sau khi tẩy
trắng bằng NaClO2 lần 1; (c) cellulose tinh chế; (d) nanocellulose sau khi được
đông khô.
Từ hình 3.1 có sự thay đổi màu sắc của các sợi sau các giai đoạn tinh chế,
từ màu vàng đậm sang màu vàng nhạt và sau đó là màu trắng. Mẫu bã mía ban đầu
có sợi thô, cứng, màu vàng đậm sau khi tẩy trắng lần 1 đã chuyển thành màu vàng
sáng và kích thước sợi đã nhỏ hơn đáng kể. Sản phẩm cuối cùng thu được có màu
36
trắng, cấu trúc tơi xốp, mềm và kích cỡ đồng đều. Kết quả này chứng tỏ đã loại bỏ
được lignin, tinh chế thành công cellulose từ nguồn bã mía thô.
Mẫu bã mía thô ban đầu có thành phần cellulose là 38,9 ± 0,44% ,
hemicellulose 29,2 ± 0,5% và 23,9% lignin. Trong môi trường axit, natri clorite
giải phóng clo được sử dụng để loại bỏ lignin có chứa các thành phần vòng thơm
[47]. Việc xử lý bằng NaClO2 còn được gọi là quá trình loại bỏ lignin hay quá
trình tẩy trắng. Quá trình này loại bỏ hầu hết lignin, thu được chất rắn sau phản
ứng được gọi là holocellulose chủ yếu bao gồm hemicellulose và cellulose trong
sợi. Màu trắng của sợi holocellulose thu được đã cho thấy việc loại bỏ thành công
lignin và các tạp chất khác [29]. Sau khi tẩy trắng, hàm lượng lignin giảm mạnh
xuống chỉ còn 4,22%, làm lượng hemicellulose cũng giảm nhẹ xuống còn 21,11%
và hàm lượng cellulose tăng lên 64,23%.
Hemicell
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_che_tao_nanocellulose_lam_vat_lieu_gia_c.pdf