Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các các bảng
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN . 4
1.1. Giới thiệu về hạt nano Mangan ferit . 4
1.1.1. Cấu trúc tinh thể của MnFe2O4 . 4
1.1.2. Các phương pháp tổng hợp hạt nano . 5
1.2. Hạt nano bạc. 10
1.2.1. Tính chất của hạt nano bạc. 11
1.2.2. Các phương pháp tổng hợp. 12
1.3. Hạt nano lai ferit từ - bạc . 13
1.3.1. Các phương pháp tổng hợp. 14
1.3.2. Tính chất nổi bật của vật liệu từ - quang cho ứng dụng y sinh. 16
1.3.2.1. Tính chất từ. 16
1.3.2.2. Tính chất quang . 17
Chương 2. THỰC NGHIỆM. 18
2.1. Hóa chất. 18
2.2. Thiết bị . 18
2.3. Quy trình tổng hợp . 19
2.3.1. Tổng hợp hạt nano MnFe2O4 . 19
82 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của hệ vật liệu lai nano trên cơ sở mangan ferit MnFe2O4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huấy từ, trang bị thêm bộ gia
nhiệt phụ trợ, lắp hệ thống làm mát và hệ thống cấp khí nitơ. Bật máy khuấy
từ, giữ dung dịch ở nhiệt độ phòng trong thời gian 30 phút. Sau đó tăng dần
nhiệt độ lên 100 oC để loại bỏ hơi nước có mặt trong dung dịch phản ứng, giữ
ở nhiệt độ này 30 phút. Tiếp tục tăng nhiệt độ đến 200 oC duy trì trong 30 phút.
Cuối cùng tăng nhiệt độ lên 295oC. Khi dung dịch đạt tới 295 oC thì giữ ở thời
gian 30, 60 và 120 phút. Toàn bộ quá trình được thực hiện trong điều kiện cấp
khí nitơ liên tục.
20
2.3.2. Tổng hợp hệ nano lai MnFe2O4@Ag
Cân 1g bạc nitrat, 6ml OLA và 30ml ODE cho vào bình cầu 3 cổ. Cho
tiếp 0,1g mẫu MnFe2O4 sau khi đã rửa sạch và phân tán trong 5 ml n-hexan.
Đặt bình ba cổ có chứa hỗn hợp phản ứng lên bếp khuấy từ, cấp khí nitơ (như
hình 2.1). Hỗn hợp phản ứng được giữ ở nhiệt độ 80 oC trong 30 phút. Sau đó
phun nhanh vào bình 3 cổ dung dịch chứa 0,3g OCD-ol trong 10ml ODE. Tiếp
tục tăng nhiệt độ đến 200 oC hồi lưu trong 60 phút. Muối AgNO3 sẽ bị khử
ngay trên bề mặt của hạt nano Mangan ferit MnFe2O4 tạo nên các mầm tinh
thể nano bạc, các mầm hạt này sẽ phát triển ngay trên bề mặt hạt nano Mangan
ferit MnFe2O4 hình thành hệ nano lai MnFe2O4@Ag.
2.3.3. Quy trình làm sạch và chuẩn bị mẫu
Các mẫu trước khi tiến hành phân tích cần phải rửa kỹ để loại bỏ tạp chất
(các hóa chất không phản ứng hết và các sản phẩm phụ của quá trình tổng hợp).
Quy trình rửa mẫu được tiến hành như sau: lấy 0.5 ml dung dịch mẫu trộn đều
với 0.5 ml ethanol để tạo ra sự kết đám giữa các hạt sau đó quay ly tâm ở tốc
độ 8000-12000 rpm trong 5 phút (tùy thuộc kích thước hạt) cho đến khi các hạt
lắng xuống đáy của ống quay li tâm. Sau khi loại bỏ dung môi phía trên, phần
kết tủa thu được đem phân tán lại trong 0.5 ml dung môi n-hexan. Quá trình
rửa mẫu được lặp lại 3-4 lần, để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
2.3.4. Chuyển hạt nano MnFe2O4@Ag tổng hợp trong dung môi hữu cơ sang
nước
Quy trình chuyển pha được thực hiện như sau: Hạt nano MnFe2O4@Ag
đã làm sạch theo quy trình rửa mẫu ở trên được phân tán trong 1 ml chloroform,
rung siêu âm từ 3 đến 5 phút để đảm bảo các hạt tan đều. Cho vào dung dịch
mẫu một lượng poly (maleic anhydride-alt-1-octadecen) (PMAO) xác định
trước đã được phân tán trong clorofom. Trộn 2 dung dịch trên với nhau và rung
siêu âm từ 5 đến 10 phút đảm bảo dung dịch được trộn đều, không lắng cặn.
Sản phẩm thu được để ở nhiệt độ phòng cho clorofom bay hết sau đó thêm 10
ml dung dịch NaOH loãng vào ta thu được các mẫu có khả năng phân tán trong
nước.
21
2.4. Các phương pháp phân tích vật liệu
2.4.1. Kính hiển vị điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy -
TEM) là một trong những thiết bị quan trọng nhất dùng nghiên cứu vật liệu
nano, cung cấp cho chúng ta các thông tin về hình dạng, kích thước, mức độ
tinh thể hóa và thành phần hóa học của các mẫu phân tích. Trong TEM, chùm
điện tử được phát ra từ súng phóng điện tử thông qua hiệu ứng phát xạ trường
hoặc hiệu ứng nhiệt được gia tốc bởi một điện áp cao áp có giá trị trong khoảng
80 ÷ 400 kV. Chùm điện tử sau khi gia tốc được đưa qua một hệ thống các thấu
kính điện từ (các thấu kính hội tụ) cho đến khi chúng tương tác với mẫu cần
nghiên cứu. Chùm điện tử đi xuyên qua mẫu được phóng đại bởi một loạt các
vật kính trước khi được quan sát trên màn hình huỳnh quang hoặc ghi nhận
bằng camera (Hình 2.2a). Một thấu kính điện từ bao gồm một cuộn dây bằng
đồng quấn quanh 2 cực được làm bằng vật liệu từ mềm với một lỗ khoan ở giữa
cho phép chùm tia điện tử đi qua. Bằng cách thay đổi cường độ dòng điện đi
qua cuộn dây ta có thể điều khiển kích thước của chùm tia điện tử (cường độ
chùm tia) hoặc độ phóng đại của ảnh [58].
Hình 2.2. a) Sơ đồ nguyên lý của TEM, b) Kính hiển vi điện tử truyền qua
JEM1010 đặt tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Các ảnh TEM của vật liệu được chụp trên kính hiển vi điện tử truyền qua
JEM1010 (Hình 2.2b), đặt tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương với hiệu điện
thế từ 40 đến 100 kV, độ phân giải đối với điểm ảnh là 0,2 nm.
a) b)
Nguồn cấp
electron
Thấu kính
hội tụ
Mẫu
Màn hình
hiển thị
Ảnh
Phóng
to ảnh
22
2.4.2. Nhiễu xạ tia X ( XRD)
Nguyên lý chung của nhiễu xạ tia X: chiếu chùm tia X đơn sắc vào tinh
thể, khi đó các nguyên tử trở thành tâm phát sóng thứ cấp. Các sóng thứ cấp
này giao thoa với nhau. Những sóng đồng pha sẽ tăng cường cho nhau về biên
độ trong khi những sóng lệch pha sẽ triệt tiêu nhau. Kết quả là ta sẽ thu được
các ảnh nhiễu xạ với các đỉnh cực đại và cực tiểu. Hình ảnh giao thoa này phụ
thuộc vào cấu trúc pha tinh thể. Do đó phân tích hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X
của một mẫu sẽ cho phép ta xác định được cấu trúc pha của vật liệu.
Theo Wulf – Bragg , điều kiện để có cực đại nhiễu xạ tia X là các tia
phản xạ từ các mặt phẳng liên tiếp phải cùng pha hay hiệu đường đi phải bằng
số nguyên lần bước sóng (Hình 2.3). Phương trình Bragg xác định điều kiện
nhiễu xạ:
2𝑑ℎ𝑘𝑙𝑠𝑖𝑛 𝜃 = 𝑛 (2.1)
trong đó: d là khoảng cách mặt phẳng mạng; n = 1, 2, 3 số bậc phản xạ; : 𝜃
góc tới; λ là bước sóng bức xạ tia X tới. Kích thước hạt tinh thể trong mẫu được
tính theo công thức Scherrer với điều kiện các hạt tinh thể đủ nhỏ để xảy ra
hiệu ứng mở rộng vạch phổ nhiễu xạ.
𝐷 =
0.9𝜆
𝛽 cos 𝜃
(2.2)
Trong đó: D là kích thước hạt trung bình (nm), 𝜆 là bước sóng tia X, 𝛽 là độ
rộng nửa vạch phổ của pick cực đại (rad), 𝜃 là góc tại pick cực đại.
Hình 2.3. Minh họa về mặt hình học định luật nhiễu xạ Bragg.
Mặt phẳng
nguyên tử
23
Về mặt định lượng, dựa trên những đỉnh có mặt phổ nhiễu xạ ta có thể
xác định được hằng số mạng a, b và c của tinh thể lục giác theo công thức:
1
𝑑ℎ𝑘𝑙
2 =
4
3
(
ℎ2 + ℎ𝑘 + 𝑘2
𝑎2
) +
𝑙2
𝑐2
(2.3)
Với phép đo nhiễu xạ tia X, để có được hình ảnh nhiễu xạ, mẫu đo được
đặt trên một giá mẫu và có thể xoay để thay đổi góc của chùm tia tới (θ) đến
mẫu, chùm tia nhiễu xạ đi ra từ mẫu được thu bằng detector có vị trí góc là 2θ
(chế độ quét θ/2θ) (Hình 2.4). Tuy nhiên, trong một số thiết bị mẫu được giữ
cố định trong quá trình quét trong khi nguồn tia X và detector đồng thời quay
đi cùng một góc θ.
Hình 2.4. Sơ đồ cấu hình của một máy nhiễu xạ tia X ở chế độ quét θ/2θ.
Việc nghiên cứu phân tích các cực đại nhiễu xạ dưới góc 2θ khác nhau
sẽ cho thông tin về cấu trúc tinh thể (kiểu ô mạng, hằng số mạng), thành phần
pha của mẫu và nhiều thông tin khác nhau của mẫu đo. Trong luận văn, các
mẫu bột sau khi chế tạo được ghi giản đồ XRD tại nhiệt độ phòng trên hệ nhiễu
xạ tia X D5000 của hãng SIEMENS đặt tại Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.3. Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX)
Phổ tán xạ năng lượng tia X là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của
vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các
bức xạ. Cường độ tia X tỉ lệ với tỉ phần nguyên tố có mặt trong mẫu.
Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính hiển vi điện tử ở
24
đó, ảnh vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử có
năng lượng cao tương tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lượng lớn được
chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác với
các lớp điện tử bên trong của nguyên tử. Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các
tia X có bước sóng đặc trưng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử. Độ phân
giải của phép phân tích phụ thuộc vào kích cỡ chùm điện tử và độ nhạy của
detector (vùng hoạt động tích cực của detector).
Độ chính xác của EDX ở cấp độ một vài phần trăm (thông thường ghi
nhận được sự có mặt của các nguyên tố có tỉ phần cỡ 3-5% trở lên). Tuy nhiên,
EDX tỏ ra không hiệu quả với các nguyên tố nhẹ (ví dụ B, C...) và thường xuất
hiện hiệu ứng chồng chập các đỉnh tia X của các nguyên tố khác nhau. Thành
phần nguyên tố của các mẫu trong luận văn được đo trên thiết bị Hitachi S –
4800 tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
2.4.4. Từ kế mẫu rung (VSM)
Từ kế mẫu rung, (Vibrating Sample Magnetometer, viết tắt là VSM) là
một trong những kỹ thuật thông dụng nhất dùng để đo các tính chất từ của vật
liệu từ, hoạt động trên nguyên tắc thay đổi từ thông trong các cuộn dây thu tín
hiệu khi một mẫu vật liệu từ được từ hóa chuyển động gần nó [9]. Hình 2.5 chỉ
ra sơ đồ khối cấu tạo của một từ kế mẫu rung. Trong thiết bị này, mẫu cần đo
được gắn vào đầu cuối của một thanh được làm từ vật liệu phi từ (thường làm
từ thủy tinh chịu nhiệt) và được đặt vào một từ trường một chiều đồng nhất tạo
bởi 2 cực của nam châm điện. Mẫu là vật liệu từ nên trong từ trường nó bị từ
hóa. Khi ta rung mẫu (chuyển động lên xuống) với một tần số nhất định, từ
trường do mẫu tạo ra gây nên sự biến thiên từ thông trong cuộn thu tín hiệu làm
xuất hiện suất điện động cảm ứng có giá trị hiệu dụng là:
E = NSmM (2.4)
trong đó N là số vòng dây, Sm là tiết diện vòng dây và M là mômen từ của mẫu
[9].
25
VSM có thể được sử dụng để đo được đường cong từ trễ và đường cong
từ nhiệt. Đường cong từ trễ (hysteresis loop) cho phép ta xác định lực kháng
từ, từ dư và từ độ bão hòa trong khi đường cong từ nhiệt (ZFC - FC) thường
được sử dụng để xác định nhiệt độ chuyển pha của mẫu, ngoài ra còn cho phép
xác định trạng thái đơn pha hay đa pha của vật liệu, trạng thái gim vách domain
hoặc thủy tinh từ spin của vật liệu. Trong luận văn, các đường M(H) của mẫu
được đo trên hệ từ kế mẫu rung thuộc Viện khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm
Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Hình 2.5. Sơ đồ khối cấu tạo của từ kế mẫu rung.
2.4.5. Tán xạ ánh sáng động (DLS)
DLS còn được gọi là quang phổ tương quan photon, là phương pháp phổ
biến đo kích thước hạt trong hệ keo. Kỹ thuật này dựa vào phép đo cường độ
dao động của tán xạ ánh sáng bởi các hạt trong dung dịch. Trong hệ keo, các
hạt liên tục và ngẫu nhiên di chuyển do sự bắn phá của chúng với phân tử dung
môi bao quanh. Đây được gọi là chuyển động Brown. Tốc độ của chuyển động
Brown hoặc sự phân tán của các hạt có liên quan tới kích thước của chúng. Các
hạt lớn hơn di chuyển chậm hơn, các hạt nhỏ hơn di chuyển nhanh hơn. Khi
26
mẫu được chiếu sáng bởi một chùm tia laser thì các hạt tán xạ ánh sáng. Do sự
chuyển động Brown, quan hệ của tán xạ ánh sáng từ các hạt khác nhau và số
lượng hạt trong một thể tích tán xạ sẽ bị biến đổi liên tục, dẫn đến một dao động
về cường độ tán xạ ánh sáng. Phân tích cường độ dao động mang thông tin về
quá trình phân tán, do đó có thể tính được kích thước hạt. Mối quan hệ giữa
kích thước hạt và hệ số phân tán được mô tả bằng phương trình Stokes –
Einstein:
𝑑𝐻 =
𝑘𝑇
3𝜋𝐷
(2.5)
trong đó dH là đường kính thủy động học của các hạt, k là hằng số Boltzmann’s,
T là nhiệt độ tuyệt đối, η là độ nhớt của dung dịch, D là hệ số phân tán của hạt
trong dung dịch.
DLS là một kỹ thuật phổ biến và hiệu quả cho kích thước hạt trong hệ
thống keo. Nó cũng là hữu ích để nghiên cứu sự ổn định hệ keo của các hạt, bất
kỳ sự kết đám nào trong mẫu cũng có thể dễ dàng phát hiện. Kích thước hạt có
thể nhạy cảm với pH và cường độ ion của dung dịch cũng như nồng độ của các
hạt. Cần lưu ý rằng kích thước hạt thu được bằng DLS là kích thước động (lõi
cộng với vỏ ligand). Phân bố kích thước hạt và thế zeta của các mẫu trong luận
văn được xác định bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động trên thiết bị
Zetasizer - Nano ZS của hãng Malvern – UK được đặt tại Viện khoa học vật
liệu.
2.4.6. Phân tích nhiệt (TGA)
Phương pháp phân tích nhiệt là phương pháp hóa lý thường dùng để phân
tích cấu trúc vật liệu, cung cấp những thông tin về tính chất nhiệt của vật liệu
và xác định nhiệt độ nung khi tiến hành khảo sát nhiệt độ nung mẫu. Bản chất
của phương pháp nhiệt là dựa vào hiệu ứng nhiệt để nghiên cứu những quá trình
phát sinh khi đun nóng hoặc làm nguội chất. Từ trên giản đồ nhiệt với các
đường DTA (Differential Thermal Analysis) và TGA (Thermo Gravimetric
Analysis) thu được từ kết quả phân tích nhiệt ta có thể giải thích được các quá
27
trình lý hóa xảy ra khi tiến hành nung mẫu. Trên giản đồ phân tích nhiệt gồm
các đường cơ bản sau:
- Đường TG (Thermogram): ghi lại sự biến đổi đơn thuần về nhiệt độ của mẫu
theo thời gian. Cho biết nhiệt độ xảy ra sự biến đổi của mẫu.
- Đường TGA (Thermo Gravimetric Analysis): khảo sát sự biến đổi khối lượng
của mẫu trong quá trình đun nóng. Cho phép xác định sự thay đổi thành phần
của mẫu khi xảy ra hiệu ứng nhiệt.
- Đường DTA (Differential Thermal Analysis): cho phép phát hiện sự chênh
lệch nhiệt độ của mẫu nghiên cứu với mẫu chuẩn trong quá trình nâng nhiệt.
Nhờ đó có thể xác định được các hiệu ứng nhiệt xảy ra là tỏa nhiệt hay thu
nhiệt.
Từ các giản đồ nhiệt với các đường DTA, DTG, TG thu được từ bộ phận
xử lý thông tin ta giải thích được các quá trình hóa lí xảy ra khi tiến hành nung
mẫu có chứa từ một đến nhiều cấu tử. Các thông tin thu được từ giản đồ nhiệt
không những cho phép giải thích cơ chế của quá trình mà còn cho phép xác
định thành phần định tính và định lượng của các pha có trong mẫu, cho phép
tiến hành tính toán các giá trị nhiệt động và động học của quá trình xảy ra trong
mẫu. Đánh giá sự thay đổi khối lượng của mẫu trong luận văn được khảo sát
bằng phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) trên thiết bị SETARAM
Labsys Evo 1600 tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và ông
nghệ Việt Nam.
2.4.7. Phổ hấp thụ hồng ngoại (FT-IR)
Phổ hồng ngoại được coi là kỹ thuật đầu tay để nghiên cứu tính chất vật
liệu hữu cơ (đôi khi cả vô cơ). Phương pháp này đo đạc sự hấp thụ bức xạ hồng
ngoại của mẫu vật liệu theo bước sóng. Các dải hấp thụ của phổ hồng ngoại sẽ
cung cấp thông tin về thành phần và cấu trúc phân tử của vật liệu nghiên cứu.
Phương pháp đo phổ hồng ngoại dựa trên nguyên tắc hấp thụ chọn lọc
bức xạ hồng ngoại của phân tử. Khi hấp thụ bức xạ hồng ngoại, các chuyển
động dao động và chuyển động quay của phân tử bị kích thích với các tần số
khác nhau và phát ra một dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại.
28
Do đó, dựa vào phổ hồng ngoại có thể xác định được các nhóm chức đặc trưng
và liên kết có trong phân tử.
Trong phổ kế FT-IR, một bức xạ liên tục từ nguồn IR, thường là một dây
tóc là từ cacbua silic hoặc oxit đất hiếm được nung nóng bằng điện tới 800 –
1000 oC chuyển trực tiếp tới giao thoa kế, chùm tia được chia thành 2 chùm
giống hệt nhau sau khi đi con đường với độ dài khác nhau sẽ kết hợp tại đó tạo
nên hình ảnh giao thoa. Kết quả là chùm tia sau đó đi qua mẫu và cuối cùng tập
trung trên detector. Dữ liệu thô sau đó được chuyển thành phổ bằng thuật toán
FT. Phổ FT-IR thu được thường thể hiện trong số sóng là nghịch đảo của bước
sóng và có giá trị là cm-1.
Các phép đo phổ hồng ngoại trong luận văn được thực hiện trên máy
Nicolet iS10, hãng: Thermo Scientific - Mỹ đặt tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.8. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-vis
Phổ hấp thụ là một công cụ hữu ích trong việc nghiên cứu sự tương tác
của vật liệu với ánh sáng chiếu vào, qua đó có thể biết được thông tin về các
quá trình hấp thụ xảy ra tương ứng với các chuyển dời quang học, từ đó có thể
xác định được bước sóng kích thích hiệu quả cho quá trình huỳnh quang mà ta
quan tâm. Do các thuộc tính quang học của dung dịch chứa hạt nano bạc phụ
thuộc vào hình dạng, kích thước và nồng độ của hạt, nên ta có thể sử dụng UV-
vis để xác định các thuộc tính trên. Phổ UV-Vis của các mẫu trong luận văn
được ghi trên máy quang phổ Jasco V-670 (Nhật Bản) tại viện Kỹ thuật nhiệt
đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.9. Chụp ảnh MRI
Phép đo chụp ảnh MRI trên mẫu chất lỏng từ MFA10@PMAO ở các
nồng độ khác nhau được thực hiện trên thiết bị cộng hưởng từ đặt tại Bệnh viện
Quốc tế Vinh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Các bộ mẫu có nồng độ pha loãng trong vùng từ 0 - 150 μg/ml (tính cho
nguyên tố Fe) với các nồng độ: 50 μg/ml, 75 μg/ml, 100 μg/ml, 125 μg/ml và
150 μg/ml kí hiệu lần lượt là C1, C2, C3, C4, C5, đặt vào trong các giếng có
29
dung tích 2 mL (với 1 lớp dưới có chứa 0,3 ml agar 1,5 %) của đĩa giếng, sau
đó cho tiếp 0,7 ml agar 1,5 % lên ở phía trên của giếng. Đĩa giếng cuối cùng
được pha dung dịch agar 1,5 % được dùng làm mẫu đối chứng.
Hệ số r1 (độ hồi phục dọc) được đo theo trình tự spin-echo (SE) biến
thiên TR, còn r2 (độ hồi phục ngang) đo theo trình tự xung Multi-Slice Multi-
Echo (MSME) giữ TR cố định. Sử dụng phầm mềm syngofastView (syngo
của hãng Siemens Healthcare GmbH) xác định cường độ tín hiệu trên diện tích
vùng quan tâm (cm2). Phương trình được sử dụng để tính độ tăng trở lại giá trị
cực đại T1:
𝑦 = 𝐴 + 𝐶 (1 − 𝑒
−𝑇𝑅
𝑇1 ) (2.6)
Đường cong suy giảm tín hiệu được fit bởi phương trình suy giảm để
tính T2 theo biểu thức sau:
𝑦 = 𝐴 + 𝐶𝑒
−𝑇𝐸
𝑇2 (2.7)
Các chất tương phản ảnh MRI có tác động giống nhau là làm tăng giá trị
tín hiệu chế độ chụp ảnh trọng T1 (tăng tốc độ hồi phục dọc R1) và làm giảm
tín hiệu chế độ chụp trọng T2 (giảm tốc độ hồi phục ngang R2). Nghịch đảo của
các thời gian hồi phục T1, T2 là tốc độ hồi phục R1, R2. Tuy vậy, khả năng tăng
hay giảm tín hiệu này lại phụ thuộc vào độ hồi phục ri (i = 1,2, tương ứng cho
hồi phục dọc và hồi phục ngang) của từng chất lỏng từ cụ thể. Độ hồi phục ri
của các chất lỏng từ có thể xác định từ quan hệ tuyến tính giữa tốc độ hồi phục
Rx với nồng độ Cx của ion từ trong chất lỏng pha loãng,
R1,2 = 1/T1,2 = Ro1,2 + r1,2.C (2.8)
trong đó: R1,2 – tốc độ hồi phục, Ro1,2 – tốc độ hồi phục khi không có chất tương
phản, r1,2 – hằng số độ hồi phục tính theo đơn vị (mM.s)-1, C – nồng độ chất
tương phản tính theo đơn vị milimol (1mM = 10-3 M/lit).
Trình tự xung Multi-Slice Multi-Echo (MSME) để xác định đường cong
suy giảm và phục hồi được thực hiện với các tham số sau: TE hiệu dụng với 09
tiếng vọng trong vùng 4.25-138 ms, TR = 3500 ms, từ trường quan sát (FOV)
30
x-y 103x103 mm2, chiều dày lát cắt 30 mm, kích thước ma trận 391x512 cho
độ phân giải x-y 200 µm2, số các lần lấy trung bình bằng 2, tổng thời gian ghi
dữ liệu là 06 phút 09 giây. Các mẫu đo T1 được thực hiện với việc dùng trình
tự xung spin-echo (SE) biến thiên TR, với các tham số sau: TE = 15 ms, TRs
trải từ 50 đến 3500 ms, FOV x-y 71x71 mm2, độ dày lớp cắt 10 mm, kích thước
ma trận 138x320 cho độ phân giải x-y 200 µm2, số lần lấy trung bình bằng 1,
toàn bộ thời gian lấy mẫu là 01 giờ 21 phút.
2.4.10. Đo hiệu ứng quang – từ nhiệt
Phép đo nhiệt - từ được thực hiện trong từ trường xoay chiều có tần số
340 kHz và cường độ 200 Oe. Hình 2.6 trình bày hệ thí nghiệm đốt nhiệt – từ.
Cường độ từ trường được tính theo công thức H = nI với n là số vòng dây trên
một đơn vị chiều dài và I là biên độ của cường độ dòng điện xoay chiều chạy
trong cuộn dây. Các mẫu hạt nano lai MnFe2O4@Ag được rung siêu âm trong
dung dịch nước và được đặt cách nhiệt với môi trường ngoài bằng một vỏ bình
thuỷ tinh được hút chân không 10-3 - 10-4 Torr. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
quang (GaAs sensor, Opsens) với độ chính xác 0.3oC trong dải 0 - 250 oC.
Hình 2.6. Ảnh chụp hệ thí nghiệm đốt nhiệt - từ.
Hiệu ứng đốt quang – nhiệt của các mẫu nano được thực hiện dưới bức
xạ laser hồng ngoại gần (NIR) (Hình 2.7). Quá trình đốt sử dụng laser bán dẫn
ở bước sóng 532 nm với công suất laser là 0,19 W/cm2. Sự thay đổi nhiệt độ
theo thời gian chiếu laser được ghi lại bằng máy tính. Phổ quang nhiệt được
thực hiện tại Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
31
Hình 2.7. Sơ đồ hệ đo đốt quang sử dụng bước sóng laser 532 nm.
Thông thường công suất tổn hao riêng (SLP - specific loss power), hay
còn gọi là tốc độ hấp thụ nhiệt riêng (SAR - specific absorbtion rate), được xác
định từ công thức sau:
SAR = C
ms
mi
ΔT
Δt
(2.9)
trong đó C là nhiệt dung riêng của hệ mẫu (hạt nano và dung dịch), ms là khối
lượng tổng cộng của hệ mẫu và mi là khối lượng hạt nano.
ΔT
Δt
là tốc độ tăng
nhiệt ban đầu, được xác định là tốc độ tăng nhiệt trong 100 giây đốt đầu tiên.
32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hạt nano MnFe2O4
3.1.1. Hình thái hạt và ảnh hưởng của một số điều kiện tổng hợp
3.1.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ tiền chất
Thông thường sự hình thành và phát triển hạt nano từ trong quá trình chế
tạo mẫu bằng phương pháp phân hủy nhiệt phụ thuộc vào các tham số thực
nghiệm như nồng độ tiền chất, tỉ lệ nồng độ chất hoạt bề mặt, bản chất của dung
môi cũng như là các thông số về thời gian và nhiệt độ phản ứng [14, 19, 22].
Trong số đó, nồng độ tiền chất là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình
hình thành và phát triển hạt nano. Vì vậy, trong phần này để tập trung làm rõ
mức độ ảnh hưởng của nồng độ tiền chất đến chất lượng hạt nano, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát từ nồng độ thấp của muối axetylaxetonat với tổng nồng độ
mol của Fe3+ và Mn2+ là 50 mM, sau đó lần lượt tăng nồng độ lên gấp 3, 5, 10,
15 lần với thời gian phản ứng được chọn là 1 giờ, nhiệt độ phản ứng được giữ
ở 295 oC. Hình 3.2 trình bày kết quả thu được từ một số mẫu.
Từ Hình 3.1 có thể nhận thấy hạt thu được có dạng hình cầu, khá đồng
đều, biên hạt rõ nét. Khi tăng nồng độ tiền chất ban đầu thì hình dạng hạt vẫn
không thay đổi, tuy nhiên kích thước hạt trung bình tăng từ 4,2 nm đến 12,3
nm. Cụ thể ở nồng độ tiền chất ban đầu (50 mM), kích thước hạt thu được d =
4,2 ± 0,5 nm (Hình 3.1 a,b). Khi tổng hợp với nồng độ tiền chất tăng lên gấp 3
lần, kích thước hạt trung bình tăng nhẹ đạt khoảng 6,9 ± 0,7 nm (Hình 3.1 c,d).
Nhận thấy rằng, tiếp tục tăng nồng độ tiền chất lên gấp 5, 10, 15 lần kích thước
hạt vẫn có xu hướng tăng lên với kích thước hạt trung bình tương ứng là 9,1
nm, 10,8 nm, 12,3 nm và vẫn duy trì được độ đồng đều với sai số kích thước
hạt dưới 10 %. Điều này có thể được giải thích rằng ở nồng độ tiền chất cao các
hạt nhỏ sẽ tự kết hợp với nhau để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn.
33
Hình 3.1. Ảnh TEM và giản đồ phân bố kích thước hạt MnFe2O4 tổng hợp ở
các nồng độ khác nhau: a,b) 50 mM; c,d) 150 mM; e,f) 250 mM; g,h) 500 mM;
i,k) 750 mM.
20 nm
20 nm
20 nm
20 nm
20 nm
a)
c)
e)
g)
i)
b)
d)
f)
h)
k)
34
Với trang thiết bị đơn giản, việc chế tạo thành công các hạt nano từ
MnFe2O4 có chất lượng tốt (hình dạng, kích thước có thể điều khiển theo mong
muốn) khi sử dụng tiền chất ở nồng độ cao mang một ý nghĩa thực tế rất lớn vì
nó mở ra cơ hội tổng hợp mẫu ở quy mô lớn (vài chục g/mẻ) trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất hoạt động bề mặt
Bên cạnh yếu tố nồng độ tiền chất, ảnh hưởng của nồng độ chất hoạt
động bề mặt đối với sự hình thành hạt nano là một trong những thông số thực
nghiệm được khảo sát phổ biến nhất khi nghiên cứu tổng hợp mẫu. Các nghiên
cứu trước đây đã chỉ ra rằng, nồng độ các chất hoạt động bề mặt đóng vai trò
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hạt, là yếu tố quyết định trực
tiếp đến sự hình thành kích thước cũng như độ đồng đều của hạt. Trong phạm
vi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
nồng độ chất hoạt động bề mặt OA và OLA đến kích thước và độ đồng đều của
hạt. Hình 3.2 thể hiện ảnh TEM và giản đồ phân bố kích thước của các mẫu
mangan ferit tổng hợp ở nồng độ chất hoạt động bề mặt khác nhau. Kết quả cho
thấy khi tổng nồng độ của chất hoạt động bề mặt OA+OLA tăng từ 0 mM lên
900 mM (tỉ lệ OA/OLA = 1:1) thì kích thước và độ đồng đều của hạt cũng thay
đổi. Từ hình 3.2 ta thấy khi không sử dụng chất hoạt động bề mặt, các hạt
mangan ferit thu được rất kém đồng đều, sai số kích thước hạt trong trường hợp
này là 27 %. Ngược lại, khi có sự tham gia của chất hoạt động bề mặt, cụ thể,
ở nồng độ OA+OLA = 300 mM, ta thu được các hạt dạng hình cầu, khá đồng
đều với kích thước d = 5,8 ± 0,8 nm (hình 3.2a,b). Khi tăng nồng độ chất hoạt
động bề mặt lên 535 mM, hình dáng hạt vẫn được duy trì với kích thước d =
7,6 0,9 nm. Đặc biệt khi nồng độ chất hoạt động bề mặt đạt 720 mM, các hạt
thu được có hình dạng thay đổi từ hình cầu sang dạng khối lập phương, đồng
thời kích thước hạt tăng đáng kể d = 30,4 4,7 nm. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng
nồng độ chất hoạt động bề mặt sử dụng trong phản ứng lên 900 mM, kích thước
hạt giảm còn 15,1 ± 1,2 nm và chuyển từ khối lập phương thành dạng hình cầu
ban đầu (hình 3.2i, k), đồng thời độ đồng đều của hạt được cải thiện hơn (sai
số kích thước giảm xuống còn 7 %). Điều này có thể được được giải thích do
35
sự có mặt dồi dào của các chất hoạt động bề mặt OA và OLA trong dung dịch
làm cản trở sự phát triển của hạt nano, dẫn đến các hạt nano thu được có kích
thước nhỏ hơn [33].
36
Hình 3.2. Ảnh TEM và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_che_tao_va_ung_dung_cua_he_vat_lieu_lai.pdf