MỤC LỤC. i
LỜI CẢM ƠN . . .v
LỜI CAM ĐOAN . .vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . vii
DANH MỤC BẢNG .viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ . .x
MỞ ĐẦU . .1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU MÁ:.3
1.1.1. Tên gọi và phân loại.3
1.1.2. Đặc điểm hình thái .4
1.1.3. Phương pháp thu hoạch.6
1.1.4. Thành phần hóa học của rau má.6
1.1.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .9
1.1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. .9
1.2. HỢP CHẤT SAPONIN TRITERPEN.10
1.2.1. Khái niệm và cấu tạo của Saponin .10
1.2.2. Tính chất hóa lý:.11
1.2.3 Hoạt tính sinh học .12
1.2.4. Phân loại Saponin.13
1.3. SAPONIN STEROID.13
1.4. SAPONIN TRITERPEN.15
1.4.1. Cấu tạo và phân loại.15
1.4.1.1. Saponin triterpenoid pentacyclic. .16
1.4.1.2. Saponin triterpenoid tetracyclic.18
1.4.3. Tính chất lý hóa của Saponin triterpen. .20
83 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chiết, tinh sạch thu chế phẩm saponin triterpen từ rau má và khảo sát một số hoạt tính sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhóm
này
18
2 3 2 4
2 5 2 6
2 7
2 8
2 9
3 0 2 0
A B
C D
E
Hình 1.6: Khung Lupan
d - Nhóm hopan (IV): Cấu trúc của nhóm hopan có các vòng A,B,C,D giống
như các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-22 ở ngoài vòng và nhóm
methyl góc đính ở C-18 thay vì ở C-17. Saponin đầu tiên được biết là chất mollugocin
A có trong cỏ thảm Mollugo hirta L.
2 3 2 4
2 5 2 6
2 7A B
C D
E
2 2
3 0
2 9
Hình 1.7: Khung Hopan
1.4.1.2. Saponin triterpenoid tetracyclic
Phần aglycone có cấu trúc 4 vòng và phân thành 3 nhóm chính: dammaran,
lanostan, cucurbitan
19
a - Nhóm dammaran (V): Ðại diện là các saponin của nhân sâm. Phần aglycon
gồm 4 vòng và một mạch nhánh. Khi tác dụng với acid thì mạch nhánh đóng vòng tạo
thành vòng tetrahydropyran. Bằng các phương pháp đặc biệt để cắt phần đường, người
ta đã thu được các genin thật. Hai genin chính là: protopanaxadiol và protopanaxatriol.
Phần đường nối vào OH ở cabon số 3 hoặc có khi thêm 1 mạch nữa nối vào OH
ở mạch nhánh.
Saponin triterpenoid tetracyclic nhóm damaran còn gặp trong hạt táo (Ziziphus
jujuba Mill.), rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.
2
3 5
10
7
8
13
9
4 6
1
11
15
16
28 29
19 18
30
12
14
17
2021
22
23
24
25 27
26
Hình 1.8: Khung Dammaran
b - Nhóm lanostan (VI): Holothurin A, một trong những saponin có trong các
loài hải sâm - Holothuria spp. là một ví dụ của nhóm này.
Một nhóm phụ của nhóm lanostan là nhóm cycloartan có cấu trúc 9,19 cyclo
(9b) lanostan. Các saponin abrusosid A, B, C, D có trong cam thảo dây Abrus
precatorius là những saponin thuộc nhóm này.
20
2
3 5
10
7
8
9
4 6
1
11
15
16
28 29
19
30
12
14
17
2021
22
23
24
25 27
26
18
13
Hình 1.9: Khung Lanostan
c/ Nhóm cucurbitan (VII). Phần lớn các saponin nhóm cucurbitan gặp trong họ
Cucurbitaceae. Ở đây nhóm CH3 góc thay vì ở vị trí C10 lại đính ở C9.
2
3 5
10
7
8
4 6
1
11
15
16
28 29
30
12
14
17
2021
22
23
24
25 27
26
13
H
9
Hình 1.10: Khung Cucurbitan
1.4.2. Tính chất lý hóa của Saponin triterpen.
Nhóm Triterpen mang khá đầy đủ tính chất của nhóm Saponin như:
21
Có vị đắng, dễ gây kích ứng niêm mạc, có tác dụng phá huyết và có khả năng
tạo bọt nhiều và bền vững trogn môi trường acid.
Tan tốt trong nước, trong ethanol, methanol loãng, rất ít tan trong aceton,
hecxan. Khi thủy phân các saponin (bằng dung dịch acid loãng và nóng bằng enzym)
thì sẽ được các phần đường và phần aglycon hay genin.
Phản ứng mầu Liebermann – Burchard: Saponin triterpen được hòa tan trong
chlorofom và cho vào hỗn hợp dung dịch anhydrid acetic acid sulfuric thấy phản ứng
đổi màu từ xanh da trời, lục, hồng đến đỏ.
Phản ứng Rosenheim: Các saponin triterpen cho mầu tím, chuyển sang mầu
xanh lơ sau 20 phút khi tác dụng với hỗn hợp chlorofom và acid tricloracetic. [8, 10]
1.4.3. Cấu tạo của các hợp chất Triterpen có trong rau má:
Trong rau má các Saponin triterpen chiếm chủ yếu là: Asiaticoside,
Madecassoside, Asiatic axit và Madecassic acid. [8, 10]
Bảng 1.5: Công thức cầu tạo của các hợp chất Saponin triterpen trong rau má.
Asiaticoside
Tên hóa học: Urs-12-en-28-
oic acid, 2,3,23-trihydroxy-, O-6-deoxy-
.alpha.-L-mannopyranosyl- (1.fwdarw.4)-
O-.beta.-D-glucopy ranosyl-(1.fwdarw.6)-
.beta.-D-
glucopyranosyl ester, (2.alpha., 3.beta.,4
.alpha.)-
Công thức: C48H78O19
Trọng lượng phân tử: 959.12
Madecassoside
Tên hóa học: O-6-Deoxy-alpha-L-
mannopyranosyl-(1.4)-O-beta-D-
glucopyranosyl-(1.6)-beta-D-
glucopyranosyl (2alpha,3beta,4alpha,6b
eta)-2,3,6,23-tetrahydroxyurs-12-en-28-
oate
Công thức: C48H78O20
Trọng lượng phân tử:
975.12
22
Asiatic acid
Tên hóa học: Urs-12-en-28-
oic acid, 2,3,23-trihydroxy-
, (2alpha,3beta,4alpha)-
Công thức: C30H48O5
Trọng lượng phân tử: 488.70
Madecassic acid
Tên hóa học: 8,10,11-trihydroxy-9-
(hydroxymethyl)-1,2,6a,6b,9,12a-
hexamethyl-
2,3,4,5,6,6a,7,8,8a,10,11,12,13,14b-
tetradecahydro-1H-picene-4a-
carboxylic acid
Công thức: C30H48O6
Trọng lượng phân tử: 504.70
1.4.4. Hoạt tính sinh học của các hợp chất saponin triterpen
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm
trên động vật và nghiên cứu in vitro về công dụng của Saponin triterpen trong rau má,
cụ thể như sau:
1.4.4.1 Khả năng sản sinh collagen:
Năm 1978, Poizot và Dumez đã nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp
asiaticosides lên da, thử nghiệm được tiến hành trên chuột và thỏ; Kết quả cho thấy
hỗn hợp asiaticosides góp phần làm mau liền vết thương.
Theo nghiên cứu của các nhóm F.Bonte (1994, 1995), R.Tenni (1988) và FX
Maquart (1990) từ các dịch chiết Saponin triterpen cho thấy có tác động mạnh mẽ lên
việc duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng lão hóa:
Asiaticosid và madecassosid, cả hai triterpen này đều có khung ursenoic và đều có tính
kích thích fibroblast tiết ra collagel trả lại đầy đặn và săn chắc cho da. Bonte cho biết
23
cả asiaticosid và madecassosid đều kích thích sự hình thành collagen I, trong khi đó
một mình madecassosid chỉ giúp tiết ra loại Collagen III. Maquart sử dụng công thức
gồm 30% acid asiatic, 30% acid madecassic và 40% asiaticosid, kết quả nghiên cứu
của ông và đồng nghiệp cho thấy cả 3 hoạt chất đều tạo ra gian bào (làm cho da đầy
đặn và nõn nà, bóng bẩy), nhưng chỉ một mình axit asiatic có khả năng kích thích
fibroblast tiết ra collagen (làm cho da có khả năng đàn hồi tốt, không thể xay ra hiện
tượng gấp nếp và chảy nhão) [14, 27]
1.4.4.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm và kháng virut:
Năm 1965, Tschesche và Wulff đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn, nấm của
asiaticoside trên 07 loại vi sinh vật khác nhau: Kết quả cho thấy asiaticoside có khả
năng kháng Pseudomonas pyocyaneus và Trichoderma mentagrophytes ở nồng độ là
1000µg asiaticosid/ml canh trường.
Năm 2009, M.Obayed Ullah và cộng sự đã thử nghiệm khả năng kháng khuẩn,
kháng nấm trên 16 chủng khác nhau bao gồm: Bacillus cereus, Bacillus megaterium,
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans, Aspergillus niger
Kết quả cho thấy dịch chiết Saponin triterpen từ rau má đều có khả năng kháng 16 loài
trên ở nồng độ từ 300 – 5000 µg/ml. [23]
Năm 1989, Zheng và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết
asiaticosid từ rau má lên HSV -2 (Herpes simplex virus) là loại vi rút gây viêm màng
não, kết quả cho thấy asiaticosid có khả năng chống lại hoạt động của HSV-2. [24]
Theo Giáo sư, Dược sỹ Bửu Hội, Rakoto Ratsimamanga và Boiteau, Rau má
chứa một glycoside gọi là asiaticosid với công thức C55H88O23. Chất glycoside này có
tinh thể tan trong rượu, độ nóng chảy 230 – 2330C, có thể cho dẫn xuất tan trong nước
gọi là oxyasiaticoside có tác dụng điều trị được bệnh lao.
1.4.5.3 Chống ung thư:
Nghiên cứu của Dalton và Ehrlich cũng đã ghi nhận phần các hợp chất Saponin
triterpen của rau má diệt được các tế bào ung thư loại lymphoma, nhưng đã không xác
định được chính xác loại terpenoid nào; trong khi đó hoạt tính diệt bào của các
24
triterpenoids loại ursane như axit ursolic và oleanolic rất có thể giống cơ chế của các
axit asiaticoside. Các nghiên cứu “in vitro” về axit ursolic va oleanolic ghi nhận các
axit này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư ở các
nồng độ từ 1 đến 20 microM. (Anticancer Research số 16 – 1996 và Cancer letter số
10 – 1996). Mặt khác cả axit oleanolic và ursolic đều làm giảm sự sinh sản của tế bào
nội mạc ở nồng độ từ 5 đến 20 microM (Planta Medica số 64 – 1998). Do đó các
triterpenoid này rất có thể sẽ hữu dụng để trị ung thư bằng cách ngăn chặn tiến trình
angiogenesis (tiến trình tăng trưởng của các mạch máu nhân tạo để nuôi dưỡng tế bào
mới sinh) cần đến sự sinh sản của các tế bào nội mạc để tạo ra các mạch máu mới. Các
axit oleanolic và ursolic cũng có các tác động chống u bướu.
Trong nghiên cứu về khả năng chống ung thư của rau má, kết quả ghi nhận là
liều cho uống một dịch chiết rau má chứa lượng cao terpenoid 1g/kg trong 5 ngày,
uống cách nhật, ức chế được sự tăng trưởng của bướu ung thư và kéo dài được thêm
thời gian sống của chuột bị chích tế bào ung thư lymphoma vào cơ thể. Sự ức chế rõ
rệt hơn khi chuột được cho dùng dịch chiết Rau má trước khi bị chích tế bào ung thư
và cơ thể, kết quả không rõ rệt khi bắt đầu cho chuột dùng dịch chiết rau má 10 ngày
sau khi bị chích tế bào ung thư. Liều tương đương để áp dụng đối với người vào
khoảng 4,8 g/ngày. [12]
1.4.4.4 Một số công dụng khác:
Điều hòa miễn dịch: Qua hai nghiên cứu của Dicarlo et al (1964) trên chuột và
nghiên cứu in vitro của Labadie et al (1989).
Có khả năng chống co thắt: được chứng minh bằng nghiên cứu in vitro thử
nghiệm trên lợn của Dhar et al (1968). [26]
Trong rau má chứa hoạt tính sinh học quan trọng như madecassol, asiatic acid,
saponin asiaticosid, thankunisid, isothankunisid giúp sinh cơ. Tính sinh cơ của rau má
đã được chứng minh là sinh cốt giao (gelatin), đặc biệt là sinh sợi myosin và elastin là
2 chất cốt giao cơ bản trong việc tham gia cấu tạo da, cơ, xương, sinh hồng cầu, bổ
25
máu, lọc máu, liền sẹo, chống nhăn và giải độc gan, chống xơ gan, tăng trí nhớ, an
thần, chống stress [12, 16]
1.4.5. Ứng dụng Saponin triterpen:
1.4.5.1. Ứng dụng trong y tế
Một số công trình nghiên cứu của thế giới trong những năm gần đây một phần
nào đã cho thấy xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo mộc trong việc bảo vệ, bồi bổ
sức khoẻ đã được nghiên cứu từ rất lâu và Saponin triterpen trong rau má được sử
dụng làm thuốc chữa khá nhiều, điều này được thể hiện rõ trong các công bố ở bảng
1.7, 1.8. [23, 26]
Bảng 1.6: Một số công trình nghiên cứu khả năng chữa bệnh của rau má của các
quốc gia trên thế giới.
Tên bệnh Quốc gia Tác giả nghiên cứu
Viêm
cuống phổi
Ỉa chảy
Ấn Độ
Fiji
Ấn Độ
Philippin
Thái Lan
Burkill (1966)
Singh (1986)
Saklani (1989)
Velazco (1980)
Anderson
Bệnh lỵ Banglades
Ấn Độ
Alam (1992)
Burkill (1966), Saklani (1989), Rao (1982),
Pushpangadan (1984), Deka (1982), Boisya
(1980)
Động kinh Ấn Độ
Malaysia
Ramaswamy (1970)
Burkill (1966)
Sốt Guam
Ấn Độ
Nepal
Thái Lan
Haddock (1974)
Shah (1971), Sahu (1984)
Bhattarai (1989)
Mokkasmit (1971)
Viêm dạ
dày
Nepal Manandhar (1986)
Viêm gan Ấn Độ
Đài Loan
Pushpangada (1984)
Yanfg (1987), Lin (1990)
Viêm Guam
Ấn Độ
Thái Lan
Tonga
Hackdock (1974)
Rastoni (1960)
Panthong (1986)
Singh (1984)
Bệnh Trung Quốc Shishkin (1973)
26
phong Ấn Độ
Madagascar
Nepal
Singh (1980), Jain (1984), Sahu (1989),
Ikram (1981), John (1984)
Voigtlander (1984)
Suwal (1970)
Bệnh bạch
da
Ấn Độ Ramaswamy (1970), Rastogi (1960)
Bệnh tâm
thần
Ấn Độ
Fuji
Nigeria
Chopra (1949), Tiwari (1979), Rastogi
(1960)
Singh (1986)
Adesina (1982)
Dưỡng não Ấn Độ
Nepal
Nigeria
Thái Lan
Ramaswamy (1970), Rastogi (1960), John
(1984), Singh (1980), Shah (1971),
Sebastian (1984), Sahu (1989), Ikram
(1981)
Suwal (1970)
Adesina (1982)
Wasuwar (1967), Mokkhasmit (1971ab)
Giảm đau Nigeria
Papua New
Guinea
Adesina (1982)
Holsworth (19830
Thấp khớp Ấn Độ
Nepal
Chopra (1949)
Suwal (1970)
Bệnh giang
mai
Ấn Độ
Nepal
Chopra (1949), Ikram (1981)
Suwal (1970)
Thuốc bổ Banglades
Trung Quốc
Ấn Độ
Malaysia
Nepal
Thái Lan
Alam (1992)
Shishkin (1973)
Chopra (1949), Sebastian (1984), Ikram
(1981)
Burkill (1966)
Suwal (1970)
Anderson (1986), Mokkhasmit (1971)
Lành vết
thương
Fiji
Ấn Độ
madagascar
Malaysia
Papua New
Guinea
Ấn Độ
Singh (1986)
Holdsworth (1983), Jain (1984)
Voigtlander (1984)
Burkill (1966)
Holdsworth (1983)
Jain (1984), Sebastian (1984)
27
Bảng 1.7: Thành phần cao rau má trong các loại thuốc đông y
chữa bệnh
Tên bệnh Thành phần của cao rau má
(%)
Bệnh nhiễm trùng
Sốt
Kích thích ăn uống
Giang mai
Ho gà
Viêm phế quản
Bệnh lao
Bệnh phong
Thuốc giải độc
Chứng loạn thần kinh
Căng thẳng thần kinh
Động kinh
Chống béo phì
Mất ngủ
Chảy máu cam
Nhiệt miệng
Mụn trứng cá
Bệnh trĩ
Đái tháo đường
Hen suyễn
Vô sinh
Tăng sinh lực cho nam
Lọc huyết thanh
11
10
11,5-37
100
100
16,6
50
100
5
30
50
17
100
28,5
65
90
40
26
90
14
8
13
1.4.6.2 Ứng dụng trong mỹ phẩm và thực phẩm:
Các nghiên cứu chuyên sâu về từng hoạt chất Saponin từ rau má đã giúp các
thương hiệu mỹ phẩm lớn như Guerlan, Estee Lauder, Givenchy, Orlanne, Clinique
nhanh chóng hình thành nhiều loại mỹ phẩm cao cấp mới chứa chất chiết xuất từ rau
má dưới dạng creame, lotion gel chống lão hóa, chống nhăn và dưỡng da. Ngoài ra,
người ta cũng đưa ra hoạt chất rau má vào các dạng mặt nạ chăm sóc mặt và toàn thân,
vào các loại dầu massage, các loại xà bông, sữa tắm để điều trị chàm, mụn nhọt và một
số bệnh viêm da.
28
Qua các công trình đã công bố của Trung Quốc và Ấn độ là hai quốc gia phát
triển mạnh nhất trong việc chiết xuất các hợp chất triterpen (đặc biệt là 3 hợp chất axit
asiatic, madecassic và asiaticoside) và đã sản xuất dưới dạng sản phẩm thương mại bán
cho khắp các nước trên thế giới phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là lĩnh
vực dược.
Hình 1.11: Một số sản phẩm từ rau má:
29
Hiện nay, ở nước ta rau má chủ yếu được sản xuất dạng trà tan và nước uống
đóng hộp.
Hình 1.12: Một số sản phẩm thực phẩm sản xuất từ rau má
30
CHƯƠNG II:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Rau má:
Rau má mua ở chợ, nguồn từ Văn Giang – Hưng Yên, Hà Đông – Hà Nội, Vĩnh
Phúc. Rau má tươi → rửa sạch → sấy khô → nghiền mịn.
Rau má khô nguồn từ Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
2.1.2. Hóa chất:
- Hóa chất: Etanol 400 nhà máy rượu Hà Nội, n-butanol, chlorofom của J.T
Barker (Pittsburgh, Mỹ), silicagel 60 F254 của Merck
- Các chủng vi sinh vật thử nghiệm do bệnh viện Quân y 103 cung cấp
2.1.3. Dụng cụ, thiết bị:
Thiết bị thí nghiệm gồm: Tủ sấy, máy cất quay, thiết bị sấy phun, máy HPLC
(Shimadzu, Nhật) của Phòng Thí nghiệm Trung tâm Công nghệ sinh học và Công
nghệ thực phẩm Hà Nội, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm trường
Đại học Bách khoa
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chiết tách saponin triterpene
2.2.1.1 Tách chiết Saponin triterpene thô bằng dung môi ethanol
Áp dụng quy trình chiết trong Dược điển Anh năm 2009, dung môi để chiết
triterpen là ethanol 400.
Rau má tươi được đem sấy đạt độ khô 12%, sau đó nghiền nhỏ thành bột; cho
bột này vào bình thủy tinh miệng rộng cùng với một lượng ethanol 400 vừa đủ, tiến
hành trộn đều, ủ trong 2 giờ cho nguyên liệu ngấm đều dung môi. Tiếp đó tiến hành
cho bột rau má đã ủ vào bình ngấm kiệt, và bổ sung 400 ngập phần nguyên liệu 2 –
4cm, ngâm 24 giờ tiến hành mở van cho chảy nhỏ giọt để thu dịch chiết và tiếp tục bổ
sung ethanol 40% để đạt được tỉ lệ chiết rau má/ethanol là 1:8. Dịch chiết được cô cách
31
thủy bằng thiết bị bốc hơi chân không, sau đó sấy khô ở 800C đến khối lượng không
đổi và thu được cao có chứa saponin triterpene, cao này được gọi là cao cồn có chứa
saponin. [8, 26]
2.2.1.2 Phương pháp chiết saponin triterpene thô bằng nước cất
Lấy 1000g rau má tươi sau khi đưa vào máy ép nghiền trục vít thu được một
lượng dịch là 573,8 g, và 421g bã. Lượng bã được bổ sung thêm 842 ml nước cất và
đun khối dịch lên nhiệt độ 600C trong thời gian 2h, khối dịch được làm nguội và tiếp
tục cho vào ép trục vít loại bỏ bã được 382,5g bã. Dich ép lần 2 được trộn với dịch
ép lần 1, sau đó cô đặc 10 lần và sấy phun thu được bột Saponin triterpen thô. [8]
2.2.2. Phương pháp tinh sạch saponin triterpen:
2.2.2.1 Tinh sạch Saponin triterpen bằng n-Butanol và chlorofom:
Theo nguyên tắc các Saponin triterpen tan trong n-Butanol mà không tan trong
chloroform. Vì vậy, đầu tiên dùng n-Butanol để chiết triterpene có trong cao Saponin
triterpen thô, sau đó dùng chloroform để loại tạp chất.
Bước 1: chiết nóng bằng n-Butanol hai lần.
+Lần 1: Tỉ lệ cao Saponin ethanol: n-Butanol là 1:8, đun hồi lưu trong 1h ở
1000C (có khuấy từ). Lọc dịch chiết và thu được dịch chiết lần 1, còn phần cao thu
được đem chiết lần 2.
+ Lần 2: Với tỉ lệ cao cồn: n-butanol là 1: 5, đun hồi lưu trong 1h ở 1000C (có
khuấy từ). Lọc nóng dịch chiết và thu được dịch chiết lần 2, bỏ bã cao.
Dịch chiết lần 1 và 2 đem cô đặc máy cô chân không. Đem dịch chiết đã cô sấy
ở 800C đến khối lượng không đổi và thu hồi được cao saponin butanol (cao có chứa
hỗn hợp các saponin). Dung môi n-butanol được thu hồi.
Bước 2: Cao Saponin butanol tiếp tục đem tinh sạch bằng chloroform 2 lần.
+ Lần 1: Với tỉ lệ là cao thô saponin: chloroform là 1: 7. Cho chloroform vào
cao thô và khuấy đều, để trong vòng 15- 20 phút cho chloroform hòa tan hết tạp chất
cho trong cao thô, gạn bỏ dịch chlorofom ở trên thu được cao saponin lần 1.
32
+ Lần 2: Cao saponin thu được ở lần 1 tiếp tục cho chloroform vào với tỉ lệ 1:5
để tinh sạch lần 2. Cho chloroform vào cao, khuấy đều, để trong thời gian 15 – 20 phút
sau đó chiết lấy dịch và sấy khô đến khối lượng không đổi. Cao thu được là cao
saponin toàn phần, cao này có chứa hỗn hợp các saponin. [8, 26]
2.2.2.2. Phương pháp kết tủa saponin triterpen bằng ete
Theo các tài liệu đã công bố cho biết hợp chất Saponin có thể bị kết tủa dạng
tinh khiết trong ete khi được tinh sạch sơ bộ. Chúng tôi tiến hành lấy cao cồn Saponin
triterpen đem chiết nóng 2 lần bằng n-Butanol (các bước tương tự như trên) thu được
dịch n-Butanol đem cô dịch rồi bổ sung ete etylic khan theo tỉ lệ 1:10 thu được các hạt
tinh thể mầu trắng. Các hạt tinh thể trắng được tách ra khỏi dịch đem sấy khô đến khối
lượng không đổi thu được Saponin triterpen toàn phần. [8]
2.3. PHƯƠNG PHÁP LOẠI BỎ CHẤT MÀU
Cao Saponin triterpen thu được bằng phương pháp chiết suất tuy đã qua nhiều
giai đoạn loại tạp nhưng vẫn chưa thật sự tinh khiết, nhất là vẫn còn một lượng lớn các
chất màu, chất nhựa và các chất màu tạo thành trong quá trình chiết tách có sử dụng
nhiệt vì vậy cần phải loại bỏ các hợp chất này để cho sản phẩm tinh sạch hơn.
2.3.1 Phương pháp tảy màu bằng than hoạt tính
Than hoạt tính – là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định
hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit (ngoài carbon thì phần còn lại
thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm). Than hoạt tính có diện tích bề mặt
ngoài rất lớn, nếu tính ra đơn vị khối lượng là từ 500 đến 2500 m2/g, do vậy nó là một
chất lý tưởng dùng để lọc hút nhiều loại hóa chất.
Tiến hành cho dịch chiết Saponin triterpen đã qua các công đoạn tách và sạch
chạy qua cột được nhồi than hoạt tính. [8]
2.3.2 Phương pháp tảy màu bằng silica gel
Silica gel thực chất là điôxit silic. Công thức hóa học đơn giản của nó là
SiO2.nH2O (n<2), nó được sản xuất từ natri othosilicat (Na2SiO4) hoặc Silic
TetraClorua (SiCl4). Silica gel là dạng hạt, có cấu trúc rỗng của Silica được tổng hợp
33
từ oxyt silic. Nó có dạng cục hoặc viên hình cầu tuỳ thuộc phương pháp tạo hạt khi
điều chế, có loại trong suốt như thuỷ tinh, có loại đục. Độ xốp thay đổi trong giới hạn
20 - 60%, đường kính lỗ xốp khoảng 3 - 10 nm, bề mặt riêng 200 - 800 m2/g.
Tiến hành cho dịch chiết Saponin triterpen đã qua các công đoạn tách và tinh
sạch chạy qua cột được nhồi Silicagel. [20]
2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG SAPONIN TRITERPEN
2.4.1. Phương pháp định tính Saponin triterpen
2.4.1.1 Phương pháp định tính Saponin triterpen bằng phản ứng tạo bọt.
Dựa vào tính chất dễ tạo bọt của saponin để có thể phát hiện sơ bộ Saponin, đối
với đa số các Saponin triterpen tạo bọt bền trong môi trường axit.
Cách tiến hành: lấy hai ống nghiệm cao 25cm, ống thứ nhất cho 5ml dung dịch
NaOH 0,1N (pH 13), ống thứ hai cho 5ml dung dịch HCl 0,1N (pH 1). Cho vào mỗi
ống 5ml dung dịch Saponin trong hòa tan trong cồn 400C. Lắc mạnh 2 ống, nếu có bọt
nhiều và bền vững ở môi trường kiềm (ống 1) là Saponin steroid, có bọt nhiều và bền
vững ở môi trường acid (ống 2) là saponin triterpen. [8]
2.4.1.2 Phản ứng Liebermann – Burchard:
Người ta còn có thể xác định saponin thuộc nhóm triterpenoid hay nhóm steroid
bằng phản ứng cổ điển được áp dụng nhiều nhất là phản ứng Lieberman Buchard hay
còn gọi là phản ứng tạo mầu. Theo lý thuyết nếu là saponin triterpenoid phản ứng sẽ
cho mầu nâu đỏ, còn nếu là saponin steroid phản ứng sẽ cho màu xanh lá cây.
Cách tiến hành: lấy 1ml anhydrid acetic + 1ml chlorofom đã để lạnh ở 00C, sau
đó thêm 1 giọt acid sulfuric. Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch saponin toàn
phần, lắc mạnh chờ phản ứng xảy ra. [8]
2.4.1.3 Phương pháp sắc ký bản mỏng:
Chạy trên bản mỏng là Silicagel 60F254 của Merck
Mẫu thử là cao saponin triterpen toàn phần của rau má được hòa tan bằng
ethanol 400 và mẫu chuẩn là Saponin triterpen của Pháp.
Tiến hành chấm sắc kí và chạy sắc kí với hệ dung môi là:
34
Ethanol : Methanol = 6:4
Bản sắc kí sau khi chạy cách mép trên khoảng 1cm thì lấy ra ra để khô trong
không khí và soi dưới đèn tử ngoại để quan sát các vết. Dưới đèn tử ngoại thì saponin
triterpenoid có huỳnh quang màu xanh. Tiếp đến, sử dụng thuốc thử andehyt acetic và
H2SO4 với tỉ lệ 9:1 để phun và bản mỏng, sau đó sấy ở nhiệt độ 1200C, thời gian 15
phút lấy ra quan sát kết quả (các vệt có mầu xanh đậm). [16, 30]
2.4.2 Phương pháp định lượng Saponin triterpen
2.4.2.1. Định lượng Saponin triterpen bằng phương pháp cân khối lượng không đổi
Cân chính xác lượng bột rau má khô, đem chiết bằng dung môi cồn hoặc nước.
Dịch chiết thu được đem cô chân không đến nồng độ dịch chiết giảm 10 lần. Tiếp tục
sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi đem cân xác định trọng lượng của cao
Saponin triterpen. [4]
2.4.2.2. Định lượng Saponin triterpen bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(HPLC)
Mẫu thử là cao saponin triterpen toàn phần của rau má được hòa tan bằng
ethanol 400 và mẫu chuẩn là Saponin triterpen của Pháp.
Các điều kiện tiến hành HPLC: Máy HPLC LC-10AD (Shimadzu, Nhật). Cột
Supelcosil LC18 (250 x 4,6 mm), kích thước hạt 5 µm, kèm cột bảo vệ Supelguard (20
x 4,6 mm). Pha động: acetonitril - metanol - nước (25: 20: 55). Tốc độ dòng:
0,7ml/phút. Mẫu thử: cân chính xác khoảng 10 mg saponin toàn phần, hòa tan trong 5
ml pha động, lọc qua lọc 0,45 µm trước khi bơm vào máy HPLC. Thể tích bơm: 10 µl.
Dectector PDA, bước sóng phát hiện: 203 nm, nhiệt độ cột 300C. [22]
2.5 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa của Saponin
triterpen.
2.5.1 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn:
Tiến hành xác định khả năng kháng khuẩn của chế phẩm Saponin triterpen theo
Phương pháp khuếch tán đĩa thạch theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam 3.
35
Đĩa thạch Muller-Hinton được đổ dày 7mm được môi trường đặc hiệu và đục lỗ
đường kính 9mm, sau đó cấy ria trên bề mặt thạch chủng vi khuẩn có nồng độ 108 tế
bào/ml (mỗi chủng cấy ria lên một đĩa thạch), để 15 phút se mặt thạch, sau đó mỗi
giếng thạch cho 400µl (nồng độ 0,5g/ml) dịch Saponin triterpen.
Số chủng thử nghiệm: 04 chủng gồm: Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus,
E.coli, Pseudomonas aeruginosa.
Tất cả các đĩa thạch được đặt trong tủ ấm 370C, sau 24 giờ lấy ra đo đường kính
vòng kháng khuẩn xung quanh lỗ thạch tẩm thuốc thử. [23]
2.5.2 Xác định khả năng chống oxy hóa theo phương pháp DPPH:
Chế phẩm Saponin triterpen được xác định khả năng chống oxy hóa theo
phương pháp DPPH (1, 1-diphenyl-2-picrylhydrazyl). [29]
Nguyên tắc: Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế ức chế
gốc tự do sẽ làm giảm màu của dung dịch DPPH. Xác định khả năng này bằng cách đo
độ hấp thu ở bước sóng có hấp thu cực đại tại 517 nm.
Cách tiến hành: Dùng 0.5 mg dung dịch chất cần khảo sát (nồng độ 200µg/ml, 150
µg/ml, 100µg/ml, 50µg/ml, 10µg/ml pha trong methanol) cho vào 2.5 ml dung
dịch DPPH (nồng độ 50µg/ml pha trong methanol). Hỗn hợp được lắc đều và để ở nhiệt
độ phòng. Đo độ hấp thu sau 5, 10, 20, 30 phút ở bước sóng 517 nm, mỗi lần đo 3 lần lấy giá
trị trung bình. Mẫu trắng được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng không sử dụng
Saponin triterpen. Khả năng ức chế gốc tự do (S%) được tính theo công thức sau:
S (%) = [1 – (Ats – Atc)] x 100
Trong đó:
Ats: Độ hấp thu của mẫu thử ở thời điểm t = 5 phút, 10 phút, 20 phút, 30 phút.
Atc: Độ hấp thu của mẫu trắng
36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU
3.1.1.Nghiên cứu hàm lượng Saponin triterpen trên 02 loại rau má
Dựa vào diện tích trồng nhiều của một số loại rau má ở Việt Nam, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu trên hai loại rau má phổ biến được trồng hiện nay là rau má Tây Phi
và rau má Việt Nam. Cây rau má trong điều kiện khí hậu tốt có chu kỳ thu hái từ 20 -
25 ngày đối với giống rau má Tây Phi, và 25 – 30 ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000255018_1_9906_2002838.pdf