Luận văn Nghiên cứu chuỗi giá trị nấm mộc nhĩ ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các hình, sơ đồ .v

Danh mục các bảng .vi

Mục lục.vii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.3

3. Câu hỏi nghiên cứu: .4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

5. Phương pháp nghiên cứu.5

6. Hạn chế của Đề tài nghiên cứu: .9

7. Cấu trúc luận văn .9

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ.10

1.1. Cơ sở khoa học.10

1.2. Cơ sở thực tiễn .24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ

NẤM MỘC NHĨ Ở CAM LỘ.30

2.1.Tình hình cơ bản của huyện Cam Lộ .30

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.30

2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội .32

2.2. Tình hình sản xuất nấm mộc nhĩ ở Cam Lộ.37

2.3. Phương pháp nuôi trồng nấm mộc nhĩ.39

2.3.1. Chuẩn bị .39

2.3.2. Quy trình công nghệ.40

2.4. Chức năng và hoạt động của chuỗi giá trị nấm mộc nhĩ ở huyện Cam Lộ.44

2.4.1 Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các tác nhân .44

2.4.2. Hoạt động của các tác nhân.45

2.4.3 Cấu trúc chuỗi giá trị nấm ở Cam Lộ.50

2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị.53

2.5.1. Thuận lợi .53

2.5.2. Khó khăn .54

2.6. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị nấm của Cam Lộ.55

2.6.1. Chi phí sản xuất của người trồng nấm.55

2.6.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần.56

2.6.3. Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân .61

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ NẤM MỘC NHĨ

Ở CAM LỘ .66

3.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị nấm

mộc nhĩ ở Cam Lộ.66

3.1.1. Điểm mạnh .66

3.1.2. Điểm yếu .66

3.1.3. Cơ hội.67

3.1.4. Thách thức.67

3.2. Giải pháp .68

3.2.1. Giải pháp về kênh thông tin .68

3.2.2. Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ, liên kết.69

3.2.3. Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân.71

3.2.4. Giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm bệnh .74

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.75

A.Kết luận .75

B. Kiến nghị .76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.79

PHỤ LỤC.81

pdf101 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chuỗi giá trị nấm mộc nhĩ ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản - - 98,59 0,296 - - 2.Đất chuyên dùng 2.749,54 7,98 3.090,68 8,97 341,14 12,41 3.Đất chưa sử dụng 2.937,34 8,53 2.528,22 7,34 -409,12 -13,93 Nguồn: Thống kê huyện Cam Lộ 2012[9] Nhìn chung, đất đai huyện Cam Lộ chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp và đã được sử dụng khá hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ. Để quản lý tôt đất đai cần phải đa dạng hóa các ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề phụ khác để góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, giúp Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 34 họ cải thiện tốt đời sống. Bên cạnh việc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất cần phải có các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất một cách hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả về sản xuất và tính bền vững về môi trường sinh thái trong tương lai. Dân số và lao động Dân số và lao động là một trong những nhân tố thể hiện năng lực phát triển kinh tế của vùng, là nhân tố chủ đạo cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu và chất lượng của lao động quyết định đến năng suất lao động và kết quả sản xuất. Để hiểu rõ tình hình dân số và lao động huyện Cam Lộ ta đi vào phân tích bảng 2.2 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động ở huyện Cam Lộ năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu 1. Tổng số dân Người 44.991,00 100 2. Tổng số lao động Người 28.010,00 44,86 3. Tổng số hộ Hộ 9.511,84 100 4. Số nhân khẩu bq/hộ Người/hộ 4,73 5. Số lao động bq/hộ Người/hộ 1,60 6. Mật độ dân số Người/km2 130 7. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,18 (Nguồn: Thống kê huyện Cam Lộ) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dân số toàn huyện năm 2012 là 44.991 người, chiếm khoảng 7,4% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số 5 năm giai đoạn 2009 – 2012 là 1,18% (giai đoạn 2005 – 2008 là 0,98%/năm ). Mật độ dân số của huyện đạt 130 người/km2 cao hơn mức trung bình cả tỉnh (127 người/km2). Hiện số dân trong độ tuổi lao động có 28.010 người, chiếm 44,86% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (năm 2012) là 24.904 người. Trong đó: - Ngành Nông, lâm, thủy sản: 13.348 người chiếm 53,6%. - Ngành Công nghiệp - Xây dựng: 3.287 người chiếm 13,2%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 35 - Ngành Thương mại - Dịch vụ: 8.269 người chiếm 33,1%. Kinh tế Trong nền kinh tế suy thoái toàn cầu, cùng với diễn biến khó lường của thiên tai, giá cả các mặt hàng, dịch bệnh của gia súc, gia cầm, đặc biệt là cơn bão số 10,11,14 đã gây ra khó khăn lớn đối với việc sản xuất và đời sống của người dân huyện Cam Lộ. Song nhờ sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ đúng đắn của các cấp chính quyền và các ban ngành đã dần dần khắc phục và chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Huyện đã chú trọng trong việc phát triển dịch vụ, thương mại, xây dựng chợ của huyện cho đi vào hoạt động, nhằm tạo việc dễ dàng trong trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Các loại hình dịch vụ giải trí, giải khát ngày một phát triển. Và đặc biệt, loại hình dịch vụ cung ứng vật tư được phát triển, đáp ứng cung ứng vật liệu đầu vào cho người dân, đảm bảo cho việc sản xuất ổn định. Một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2012 cụ thể như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GO): 9,1%, trong đó: Nông – lâm nghiệp – thủy sản 7,2%; Công nghiệp – xây dựng 8,5%; Thương mại – dịch vụ 10,9%. - Thu nhập bình quân đầu người 14,436 triệu đồng. - Tổng sản lượng lương thực có hạt 13.906 tấn. - Thu ngân sách địa phương 188.712 triệu đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn 21.288 triệu đồng. - Tỷ lệ hộ nghèo 10,57%.  Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Huyện đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng một số ngành nghề có trên địa bàn như cơ khí phục vụ nông nghiệp, mộc, nề, may mặc. Hơn nữa, huyện đã thực hiện việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 nấm mộc nhĩ, linh chi và các loại nấm ăn có giá trị kinh tế cao khác.  Về sản xuất nông nghiêp Tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của chính quyền triển khai từ khâu làm đất đến ngâm ủ giống vật tư phân bón kịp thời và bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 5.145,5 ha, đạt 99,2% kế hoạch; Tăng so với năm trước 118,5 ha. Trong đó: * Cây lúa: 2.769,3ha đạt 102,8% kế hoạch, tăng so với năm trước 90,2ha; Trong đó: Vụ Đông Xuân: 1.482,2 ha, đạt 103,8% kế hoạch, tăng so với năm trước 36,2 ha; Vụ Hè Thu: 1.287,1 ha, đạt 101,7% kế hoạch, tăng so với năm trước 54 ha. * Cây Lạc: 779,5 ha, đạt 83,8% kế hoạch, tăng 52ha so với năm 2012; trong đó: Vụ Đông Xuân: 730,7 ha, đạt 83,9% kế hoạch, tăng so với năm trước 44,4 ha; Vụ Hè Thu: 48,8 ha, đạt 81,3% kế hoạch, tăng so với năm trước 7,6 ha. * Cây Ngô: 142,5ha, đạt 120,8% kế hoạch, tăng 27,6 ha so với năm 2012; * Cây Sắn: 998,5ha, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 1,3 ha so với năm 2012; * Cây Đậu xanh: 63,4 ha, đạt 85,7% kế hoạch, giảm 58,9 ha so với 2012; *Rau, màu thực phẩm các loại: 397,6ha, đạt 107,2% kế hoạch, tăng 11,5 ha so với năm 2012. Đã vận động thành lập được 6 câu lạc bộ hồ tiêu với 150 hội viên tham gia. Tiếp tục triển khai Đề án thí điểm trồng mới và phục hồi vườn tiêu giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2013, trồng mới 14 ha, phục hồi 2,1 ha. Diện tích hồ tiêu toàn huyện hiện có 275.5ha, trong đó tiêu kinh doanh 261,5 ha, sản lượng đạt 156,9 tấn. Đàn đại gia súc 6.744 con. Trong đó: Trâu 1.875con, giảm 304 con, bò 4.869 con, giảm 1.248 con so với cùng kỳ năm trước Đề án cải tạo & phát triển đàn bò tiếp tục được chỉ đạo phát huy hiệu quả, trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 năm đã phối giống có chửa: 360 con đạt 102,8% kế hoạch; từ khi thực hiện Đề án đến nay số Bê lai ra đời 1.138 con, nâng số bò lai trên toàn huyện lên đến 1.522 con. Duy trì một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả như hươu, nai, thỏ, dê, nhím Xã hội Tình hình đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là cơn bão số 10,11,14 vừa qua đã làm thiệt hại đáng kể sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của nhà nước và các tổ chức khác, huyện đã tổ chức phân phối cứu trợ kịp thời 146.000 kg gạo và 640 thùng mì tôm đến các đối tượng bị ảnh hưởng của cơn bão nên cơ bản đã ổn định đời sống cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao: được tổ chức rộng rãi với nội dung thiết thực vào các dịp lễ, tết làm cho đời sống tinh thần của các cán bộ và nhân dân ngày càng được nâng lên. Lĩnh vực y tế, giáo dục: Khánh thành và đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 80 giường bệnh: đầu tư xây dựng trạm y tế xã Cam Chính, nâng cấp trạm y tế thị trấn Cam Lộ. Quốc phòng - an ninh: Tập trung chỉ đạo phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, tuyên truyền và nâng cao cảnh giác về các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác an ninh trên địa bàn nhằm đảm bảo ổn định tình hình để phát triển sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, tăng cường tuần tra xử lý vi phạm an toàn giao thông. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm. 2.2 . Tình hình sản xuất nấm mộc nhĩ ở Cam Lộ Là một huyện vùng gò đồi, Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất trồng lúa không nhiều nhưng đất trồng màu tương đối rộng, có khoảng 1.000 ha đất trồng ngô, lạc và nhiều diện tích đất đang bỏ hoang có thể đưa vào canh tác. Cũng do đặc Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 38 điểm địa hình ở vùng gò đồi nên nhiều diện tích trồng trọt ở Cam Lộ thường gặp khó khăn về thủy lợi, nhất là trên diện tích đất màu, nông dân chỉ gieo trồng các loại cây ngô, lạc vào vụ đông xuân, còn vụ hè thu thường bỏ hoang đất. Những năm qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là hoạt động trồng các nấm thực phẩm như mộc nhĩ và nấm dược liệu như linh chi. Được biết huyện Cam lộ là nơi có rất nhiều người là nạn nhân của bom mìn, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2006 UBND huyện Cam Lộ đã tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện các mô hình trồng nấm mộc nhĩ ở các xã của huyện Cam Lộ. Mộc nhĩ là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, việc sản xuất nấm lại tận dụng được nguồn nguyên liệu, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho những người là nạn nhân của bom mìn, những người neo đơn. Đặc biệt kể từ năm 2011 do hiệu quả kinh tế khá cao nên số hộ trồng nấm đã tăng lên đáng kể, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Tình hình sản xuất nấm mộc nhĩ ở Cam Lộ giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2103 Số hộ Hộ 50 70 90 Số bịch nấm bình quân/hộ Bịch 500 1500 3000 Sản lượng nấm khô bình quân/bịch nấm Kg 0.07 0.07 0.07 Sản lương bình quân (kg nấm khô/hộ) Kg 35 105 210 Tổng sản lượng qua các năm (kg) 1,750 7,350 18,900 Số liệu điểu tra năm 2013 Tóm lại, nghề trồng nấm mộc nhĩ đã hình thành khá lâu, ban đầu chỉ có một số hộ nông dân tự mày mò làm, sản xuất mang tính tự phát, sau thấy có hiệu quả về kinh tế nên người dân cũng đã mạnh dạn tham gia vào sản xuất nấm, kết hợp với chuơng trình khuyến nông của tỉnh, chương trình nấm của Dự án như tập Trư ờ g Đạ i họ Ki h tế Hu ế 39 huấn kỹ thuật, thực hiện mô hình thâm canh nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nghề nuôi trồng nấm bắt đầu phát triển từ năm 2006 trở lại đây, số lượng sản xuất nấm ngày càng tăng lên với quy mô ngày càng lớn. Góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết lao động nhàn rỗi, phát triển ngành nghề, cải thiện cuộc sống cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện nhà. 2.3. Phương pháp nuôi trồng nấm mộc nhĩ 2.3.1. Chuẩn bị - Nguyên liệu: Sử dụng mùn cưa của tất cả các loại gỗ mềm, có mủ màu trắng, không có tinh dầu, không bị mốc. Tốt nhất là mùn cưa cây cao su. - Túi nilon chịu nhiệt kích thước 21 x 38cm hoặc 19 x 38cm. - Bông không thấm nước. - Cổ nút. - Ni lông bịt đầu. - Chun buộc. - Dụng cụ thanh trùng. - Bột nhẹ CaCO3 . - Giống - Bình bơm. - Nguồn nước sạch. - Chất khử trùng. *Chú ý: Chọn mùn cưa không có tinh dầu bằng cách thử như sau: Hòa vào nước dùng vải lọc nếu có váng trên bề mặt là mùn cưa có tinh dầu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 40 2.3.2. Quy trình công nghệ Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất nấm mộc nhĩ [6] a. Xử lý nguyên liệu: - Sau khi kiểm tra mùn cưa đạt tiêu chuẩn ta phối trộn bột nhẹ CaCO3 1,5 - 2 % tiếp tục tạo độ ẩm đạt 62 - 65 % . - Cách thử độ ẩm: dùng túi 21 x 38cm đóng thật đầy chặt và cân trọng lượng 2,1-2,2 kg là được. b. Đóng bịch nấm: - Sau khi tạo độ ẩm xong ta đóng túi kích cở 21 x 38cm trọng lượng 1,3 - 1,5kg . - Dùng ống nhựa hoặc giấy bìa cứng làm cổ nút. - Dùng chun buộc cổ túi lại, - Dùng bông không thấm nước nhém miệng, - Bao nilon bịt đầu và cho vào nồi thanh trùng. c. Thanh trùng: Có thể thanh trùng theo một trong các cách sau: * Thanh trùng bằng nồi áp suất: - Mở tất cả các van. ĐÓNG TÚI (BỊCH NẤM) THANH TRÙNG CẤY GIỐNGƯƠM BỊCHCHĂM SÓC THU HÁI XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế 41 - Đổ nước trong khoảng cho phép. - Đóng van xả, van đổ nước. - Cho môi tường vào nồi hấp. - Vặn đối xứng từng nấc một. - Đóng công tắc điện. - Xả e khi nồi đạt 0,5 át (vặn van thông trước khi xả e). - Tính giờ khi đồng hồ đạt áp lực 1,3-1,5 at trong khoảng thời gian 90 - 100 phút. - Ngắt nguồn điện đợi áp lực giảm còn 0,5 át bắt đầu xả e và lấy môi trường ra. * Thanh trùng bằng thùng phi: - Dùng thùng phi cho vào thùng một cái kiềng 3 chân cao 15 -17 cm. - Mặt trên của kiềng hàn sắt phi 6 khoảng cách 7mm. - Nắp thùng làm bằng gỗ hoặc tôn (hình nón). - Đổ nước vào thùng 13cm. - Bên trong thùng quấn một lớp nilon chịu nhiệt. - Cho môi trường vào thùng (khoảng 60 bịch). - Đậy nilon chịu nhiệt lên miệng sau đó phủ tiếp một lớp bao tải gai. - Dùng than tổ ong để hấp, thời gian từ 8 - 10 h (Thời gian được tính từ khi bịch trên cùng đạt nhiệt độ  95 0c. - Khi thời gian thanh trùng đạt, để nguội sau đó lấy môi trường ra. * Thanh trùng bằng lò chịu nhiệt: - Xây một lò hình hộp cao 1,5 - 1,8 m, phần trong thiết kế theo hình trụ có đường kính 1,2 m. - Một chảo có đường kính1,2 m bên trên mặt chảo hàn các thanh sắt phi 12 cách nhau độ 4cm. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 42 - Thân lò dùng gạch chịu nhiệt để xây, có 2 cửa để đốt than. - Mổi nồi hấp khoảng 600 - 800 túi. * Cách hấp: - Đổ nước vào trong chảo khoảng 3/4 chảo - Dùng nilon chịu nhiệt quấn xung quanh - Bịt nilon chịu nhiệt lên miệng lò tiếp đến là bao tải sau đó đậy nắt lò lại (nắp lò là tôn hoặc gổ). - Thời gian hấp kéo dài 8 - 12 h tính từ khi bịch trên cùng đạt nhiệt độ 95 oc. - Sau khi hấp xong để nguội và cho môi trường ra. d. Cấy giống: * Cấy giống bằng que sắn: - Đối với bịch giống cấy bằng thân que sắn thì khi đóng bịch phải dùi lổ sẳn. - Phòng cấy giống phải được vệ sinh sạch sẻ (khử trùng bằng focmol 0,5 % hoặc đốt lưu huỳnh trước 2 - 3 ngày). -Trong phòng cấy phải có một bàn cấy và các dụng cụ để cấy như panh cấy, đèn cồn , cồn 960, khăn lau. - Dùng cồn để vệ sinh panh, bàn và tay. - Dùng panh cấy để lấy giống và mở nút bông để đưa giống vào, sau đó nút bông lại, ghi rỏ ngày tháng cấy giống. - Mọi thao tác cấy phải qua ngọn lửa đèn cồn. * Cấy bằng hạt : - Đối với bịch giống cấy bằng hạt thì bịch môi trường không cần phải dùi lỗ. - Phương pháp cấy giống là dùng que cấy khều hạt giồng từ bịch giống qua bịch nuôi trồng, mọi thao tác khác thực hiện giống như phương pháp cấy giống Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 bằng que sắn. e. Ươm bịch và rạch bịch: - Sau khi cấy giống xong ta chuyển vào khu vực ươm bịch. Bịch được ươm trong nhà xưởng sạch sẽ và khô ráo, thông thoáng, có ánh sáng yếu. - Bịch được đặt trên giàn hay trên nền nhà theo luống với khoảng cách giữa các bịch là 2-3cm. - Thời gian ươm bịch kéo dài từ 25-30 ngày. Cho đến khi sợi nấm ăn cách đáy độ 1cm thì ta tiến hành rạch bịch. - Mỗi bịch rạch từ 8-12 vết so le xung quanh bịch. Mỗi đường rạch thẳng từ trên xuống sâu độ 0,5 cm. - Sau khi rạch bịch xong ta chuyển vào khu vực tưới thu hái. Ta có thể đặt hoặc treo bịch tùy thuộc vào điều kiện nhà xưởng. g. Chăm sóc và thu hái nấm: - Điều kiện khu vực tưới thu hái phải sạch sẽ, thông thoáng, kín gió, độ ẩm cao, ánh sáng yếu. - Lượng bịch phải đặt vừa kín khu vực nuôi trồng. - Khoảng cách giữa các bịch khoảng 7 - 10cm. * Cách tưới: - Trong 7 ngày đầu không được tưới nước trực tiếp vào bịch mà chỉ tạo độ ẩm môi tường bằng cách cho nước xuống nền nhà. - Đóng kín tất cả các cửa chỉ chừa lổ thông khí. - Sau 7 ngày mộc nhĩ nhú ra từ các vết rạch lúc này ta mới tưới phun sương vào bịch (tưới ngữa vòi). - Lượng nước tưới và số lần tưới trong ngày tùy theo thời tiết sao cho cánh mộc nhĩ luôn luôn ẩm. - Mộc nhĩ sẽ phát triển rất nhanh đến khi cánh mộc nhĩ xòe một cách tối đa ta Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 tiến hành thu hái. - Trước khi thu hái ta nên ngừng tưới nước 1-2 ngày. * Cách hái: - Hái từng cụm hái hết chân, khi hái xong không được tưới nước trực tiếp vào bịch chỉ tạo độ ẩm môi trường đến khi mọc nhỉ nhú ra đợt 2 mới tưới nước trở lại. - Mộc nhĩ sau khi thu hái, cắt chân phơi khô đem bán ở thị trường. - Trung bình mổi bịch mộc nhĩ thu hái độ 5 lần trong vòng 2 tháng. - Năng suất trung bình 1 tấn mùn cưa khô cho 1 tấn nấm tươi (1 tạ nấm khô). 2.4. Chức năng và hoạt động của chuỗi giá trị nấm mộc nhĩ ở huyện Cam Lộ 2.4.1. Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các tác nhân Chuỗi giá trị sản phẩm mộc nhĩ huyện Cam Lộ bao gồm các chức năng cơ bản như sau: - Chức năng đầu vào cho trồng nấm bao gồm bịch giống, vật tư nông nghiệp. - Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động trồng và thu hoạch nấm. - Chức năng thu gom là chức năng trung gian vận chuyển nấm từ người sản xuất đến các tác nhân tiếp theo của chuỗi. - Chức năng chế biến bao gồm các hoạt động chế biến nấm tươi thành mộc nhĩ khô. Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động mua bán nấm đến người tiêu dùng trong hoặc ngoài tỉnh Quảng Trị. - Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua nấm để tiêu dùng trực tiếp hay gián tiếp qua người tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, khách sạn). Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ gọi là hệ thống chuỗi. Hiện nay, sản phẩm nấm hoặc sản phẩm chế biến từ nấm chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa nên chức năng tiêu dùng chỉ thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Những tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị Trư ờng Đạ i ọ c K in tế H uế 45 sản phẩm mộc nhĩ ở Cam Lộ là: Người trồng nấm (trong huyện) Thu gom, thu mua nấm từ những hộ trồng nấm (trong huyện, trong tỉnh). Bán buôn (trong và ngoài tỉnh) Thương lái (trong huyện) Người bán lẻ (trong và ngoài tỉnh) 2.4.2. Hoạt động của các tác nhân Đơn vị cung cấp giống nấm Khâu cung cấp bịch giống nấm được thực hiện bởi Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ của tỉnh (Trung tâm nấm Cam Lộ). Tại trung tâm hiện có 01 cán bộ quản lý, 3 cán bộ kỹ thuật và 8 công nhân kỹ thuật. Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng nấm ở Trung tâm rất cao, kinh nghiệm trung bình là 10 năm (thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 15 năm), trình độ học vấn của người cung cấp giống khá cao trung bình là cao đẳng kỹ thuật, trình độ cao nhất là tiến sĩ, thấp nhất là tốt nghiệp lớp 12. Số lao động tham gia sản xuất giống nấm ở đây thuộc biên chế cứng của trung tâm, trong những thời điểm khi mà nhu cầu bịch giống của bà con nông dân tăng cao thì trung tâm thuê mướn lao động thời vụ từ bên ngoài để tăng năng suất sản xuất bịch nấm đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân. Các hoạt động từ khâu chuẩn bị các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất bịch giống nấm (mua mùn cưa, túi ni lon, cổ nút, bông, bột nhẹ, vôi, v.v.v) đến qui trình nhân giống nấm từ cấp 1 đến cấp 2, và cuối cùng là bịch nấm giống thành phần được bán cho người trồng nấm được Trung tâm thực hiện. Phần lớn bịch giống nấm sản xuất tại đây được bán cho người trồng nấm trên địa bàn huyện Cam Lộ, ngoài ra theo nhu cầu của thị trường Trung tâm còn sản xuất giống nấm bán cho các hộ nông dân ngoài địa bàn huyện và các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Người trồng nấm Thông tin khảo sát 50 hộ trồng trên địa bàn huyện Cam Lộ được cụ thể như sau: Đặc điểm chủ hộ: Giới tính của chủ hộ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sản xuất đối với hộ, do đó việc nghiên cứu chỉ tiêu giới tính là Trư ờng Đạ i họ K n h tế Hu ế 46 rất cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy có 44 chủ hộ(88%) là nam và 6 chủ hộ (12%) là nữ tham gia trồng nấm. Tuổi trung bình của chủ hộ là 48 tuổi (cao nhất 73 tuổi và thấp nhất là 30 tuổi). Kinh nghiệm trồng mộc nhĩ trung bình của hộ là 4,5 năm. Phần lớn chủ hộ có trình độ học vấn cấp 2 (54%); trình độ học vấn cấp 3 (26%); học vấn cấp 1 (20%) và không có chủ hộ mù chữ. Qua các đặc tính của chủ hộ cho thấy hộ trồng mộc nhĩ có trình độ học vấn trung bình và kinh nghiệm cao nên đây cũng là đặc điểm để họ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ, thông qua đó họ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, canh tác cây nấm. Bảng 2.4: Đặc điểm về chủ hộ của những hộ trồng nấm Chi tiêu Đặc điểm Số lượng (n=50) Tỷ lệ (%) Tuổi Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 48 73 30 Kinh nghiệm Số năm trung bình 4,5 Giới tính Nam Nữ 44 6 88 12 Học vấn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 10 27 13 20 54 26 Nhân khẩu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 5 10 3 Lao động Lao động BQ/hộ 3 Diện tích nhà nấm BQ/hộ (m2) 67,6 Thu nhập BQ/hộ (triệu đồng/năm) 15 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 Nhân khẩu: Số nhân khẩu trung bình của những hộ trồng mộc nhĩ khoảng 5 người (ít nhất 3 người, nhiều nhất 10 người), trong đó có trung bình 3 người trong độ tuổi lao động, đều trực tiếp tham gia hoạt động trồng mộc nhĩ. Thời gian dành cho việc chăm sốc nấm mộc nhĩ không nhiều, bình quân là 20-40 mỗi ngày, trong thời gian 3 tháng. Thu nhập: Nguồn thu nhập của hộ trung bình khoảng 15triệu đồng/hộ/năm, trong đó mộc nhĩ chiếm khoảng 4- 5 triệu đồng/hộ/năm. Nhà trồng nấm: Diện tích trồng nấm trung bình của hộ khảo sát là 67,6m2 (cao nhất 75 m2 và thấp nhất là 50m2). Bịch giống, vật tư nông nghiệp và vấn đề hỗ trợ: Hầu hết người nông dân có kinh nghiệm nên cũng ý thức được việc trồng mộc nhĩ thì việc lựa chọn giống là khâu quan trọng, chính vì thế người trồng mộc nhĩ mua cây giống trực tiếp tại các trại giống ở Cam Lộ (100%). Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của Dự án RENEW và Hội Nông dân huyện toàn bộ các hộ trồng nấm được hỗ trợ tập huấn/hướng dẫn kỹ thuật (cách chăm sóc, phòng trừ bệnh, thu hoạch). Vốn phục vụ cho sản xuất: Phần lớn các nông hộ trồng mộc nhĩ điều cho là đủ vốn, có đến 80,1% hộ khảo sát cho rằng họ đủ vốn sản xuất (chỉ có 19,9% hộ cho là họ thiếu vốn để sản xuất). Tuy thiếu vốn nhưng được sự quan tâm tài trợ từ Dự án RENEW các hộ này đã được hỗ trợ cơ bản về nhà trồng nấm, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ nhà trồng nầm, trị giá 10 triệu đồng, người dân chỉ đối ứng khoảng 2 triệu đồng. Tuy thiếu vốn nhưng các hộ không đi vay bởi vì do lãi suất ngân hàng cao và họ cũng chưa mạnh dạn để đầu tư vì sợ không có lãi. Đối tượng bán: Năm 2013 phần lớn sản lượng mộc nhĩ của nông dân bán cho Trung tâm nấm Cam Lộ (72,6%), có 20,4% nông hộ bán mộc nhĩ cho thương lái; 7% bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở chợ huyện. Tiêu chuẩn chất lượng nấm mà người mua yêu cầu: Nấm phải có mùi thơm đặc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 trưng, không bị mốc, vệ sinh cát sạch gốc, đường kính tai nấm khi còn tươi từ 8 cm trở lên (tai nấm khô khoảng 3 cm trở lên), dày 1mm trở lên, độ ẩm đạt khoảng 12-13%. Thu gom (Trung tâm nấm Cam Lộ) Qua khảo sát Trung tâm nấm ở Cam Lộ cho thấy ngoài chức năng sản xuất và bán bịch giống cho người trồng nấm, Trung tâm còn đứng ra thu mua phần lớn sản lượng nấm cho các hộ sản xuất. Thông thường Trung tâm bố trí 2 cán bộ trực tiếp đi thu mua tại các hộ gia đình, tiền công hàng tháng là 3 triệu đồng/tháng. Phương tiện đi thu mua chủ yếu là thuê, bình quân một chuyến xe cho 5 tấn là 1 triệu đồng/chuyến. Số tháng làm việc là 3 tháng. Trong quá trình vận chuyển thường có tỷ lệ hao hụt là 2%. Giá mua: Giá mua trung bình của Trung tâm với nông dân là 75.000 đồng /kg. Khi mua trung tâm thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt cuối mỗi vụ mùa thu hoạch. Người bán buôn/thương lái trong và ngoài tỉnh Qua khảo sát người bán buôn, thương lái tại các chợ của các tỉnh/thành phố: Chợ Cam Lộ, Chợ Đông Hà- Quảng Trị, Chợ Đông Ba- Thành phố Huế thì hầu hết các người bán buôn/thương lái mộc nhĩ có kinh nghiệm mua bán trung bình là 5,92 năm (cao nhất là 13 năm và thấp nhất là 1,5 năm). Người bán buôn/thương lái có số lao động gia đình trung bình là 2,92 người (cao nhất là 4 người và thấp nhất là 2 người), tuy nhiên hoạt động người bán buôn/thương lái đòi hỏi rất nhiều công lao động cả nam và nữ, thường lao động nữ tham gia đóng gói và phân loại nấm, lao động nam khuân vác, chuyển chở giao hàng,... Vì vậy, các bán buôn phải thuê nhiều lao động để làm việc, số lao động thuê bình quân khoảng 0,83 người. Bảng 2.5 Thông tin hoạt động mua bán của bán buôn, thương lái Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Số năm kinh nghiệm 1,5 13 5,92 Lao động gia đình 2 4 2,92 - Nam 1 3 1,58 - Nữ 0 3 1,33 Lao động thuê 0 2 0,83 Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 49 - Nam 0 2 0,67 - Nữ 0 1 0,17 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013 Người bán lẻ Qua khảo sát người bán lẻ tại các chợ của huyện Cam Lộ, thành phố Đông Hà- Quảng Trị, Chợ Đông Ba- Thành phố Huế cho thấy hầu hết các người bán lẻ mộc nhĩ có kinh nghiệm mua bán trung bình là 5,3 năm (cao nhất là 11 năm và thấp nhất là 1 năm), qua đó cho thấy họ đã có đầu vào ổn định sau nhiều năm mua bán và tuyên đoán được khá vững vàng đầu ra để kinh doanh sao cho có hiệu quả. Hầu hết người bán lẻ sử dụng lao động gia đình nhằm lấy công làm lãi và tạo công ăn việc làm gia đình, với qui mô mua bán nhỏ lẻ nên họ không thuê lao động, số lao động của người bán lẻ trung bình là 3,13 người. Bảng 2.6 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Số năm kinh nghiệm 1 11 5,30 Lao động gia đình 2 5 3,13 -Nam 1 3 1,73 -Nữ 1 2 1,40 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2013 Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 50 2.4.3. Cấu trúc chuỗi giá trị nấm ở Cam Lộ Sơ đồ chuỗi giá trị mộc nhĩ: Qua những phân tích các tác nhân, những người hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị, bản đồ chuỗi giá trị sản phẩm mộc nhĩ ở Cam Lộ được trình bày dưới đây. Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi giá trị nấm ở Cam Lộ Trại Sản xuất giống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chuoi_gia_tri_nam_moc_nhi_o_huyen_cam_lo_tinh_quang_tri_3004_1912249.pdf
Tài liệu liên quan