Luận văn Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .1

LỜI CAM ĐOAN.2

MỤC LỤC.2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .8

MỞ ĐẦU .9

1. Lí do chọn đề tài.9

2. Mục tiêu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu .10

3. Phạm vi nghiên cứu.10

4. Lịch sử nghiên cứu.11

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.11

6. Cấu trúc luận văn .13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ.15

1.1. Cơ cấu kinh tế .15

1.1.1. Khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế.15

1.1.1.1. Cơ cấu.15

1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế .15

1.1.2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế.15

1.1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế .16

1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế.17

1.1.3.2. Cơ cấu thành phần kinh tế.18

1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ .19

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế.19

1.1.4.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong (trong nước).19

1.1.4.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài (ngoài nước).20

1.1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá cơ cấu kinh tế.211.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.21

1.2.1. Khái niệm .21

1.2.2. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế .22

1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.23

1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế .23

1.2.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.24

1.2.5.1. Nhu cầu của con người luôn thay đổi và tăng lên không ngừng.24

1.2.5.2. Sự tiến bộ khoa học và công nghệ.24

1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh, liên kết giữa các nước trở thành hiện

tượng phổ biến và có tính chủ đạo. Tự do hóa thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho sự

phát triển.24

1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp.25

1.2.5.5. Đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế có ý nghĩa là động lực đối với sự hình

thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.25

1.3. Một vài mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới .26

1.3.1. Mô hình chuyển dịch hướng nội.26

1.3.2. Mô hình chuyển dịch hướng ngoại .26

1.3.3. Mô hình kết hợp giữa nội lực và ngoại lực .27

1.4. Sơ lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.27

1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.28

1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế .29

1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ .30

1.4.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động .31

1.5. Chỉ tiêu công nghiệp hóa xét về mặt kinh tế.32

Tóm tắt chương 1.33

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN

HẢI, TỈNH TRÀ VINH THỜI KỲ 2000 - 2009 .34

2.1. Các nguồn lực tác động đến CDCCKT huyện Duyên Hải. .342.1.1. Vị trí địa lý .34

2.1.2. Nguồn lực tự nhiên. .35

2.1.2.1. Khí hậu. .35

2.1.2.2. Địa hình..35

2.1.2.3. Đất đai..36

2.1.2.4. Thủy văn .38

2.1.2.5. Khoáng sản..39

2.1.2.6. Sinh vật .39

2.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội. .40

2.1.3.1. Dân cư, lao động. .40

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng.44

2.1.3.3. Vốn đầu tư..46

2.1.3.4. Đường lối chính sách..46

2.1.4. Đánh giá chung.48

2.1.4.1 Thuận lợi..48

2.1.4.2. Những khó khăn.49

2.2. Hiện trạng CDCCKT huyện Duyên Hải, thời kỳ 2000 – 2009.50

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành .50

2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế .50

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế.54

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .60

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế .60

2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.62

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ .62

2.2.3.1. Chuyển dịch GTSX theo lãnh thổ .62

2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện .64

2.3. Đánh giá hiện trạng CDCCKT huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009.67

2.3.1. Những mặt đã đạt được.672.3.2. Những khó khăn và thách thức.68

Tóm tắt chương 2.71

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020.73

3.1. Cơ sở để định hướng, quan điểm chỉ đạo và định hướng CDCCKT .73

3.1.1. Cơ sở để định hướng.73

3.1.1.1. Dựa vào vị trí địa lý, vị thế của của huyện Duyên Hải trong tỉnh và chiến lược phát triển

kinh tế biển của nước ta..73

3.1.1.2. Dựa vào phương hướng phát triển KT- XH huyện đến năm 2020.74

3.1.1.3. Dựa vào sự thay đổi ranh giới hành chính cấp xã .75

3.1.1.4. Dựa vào cơ hội và thách thức đến từ sự hội nhập WTO của nước ta.75

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.76

3.1.2.1. Những quan điểm chung.76

3.1.2.2. Những quan điểm cụ thể.77

3.1.3. Định hướng và các phương án CDCCKT .78

3.1.3.1. Phương án tiếp cận .78

3.1.3.2. Các phương án phát triển.78

3.1.3.3. Lựa chọn phương án.83

3.2. Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Duyên Hải .84

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành .84

3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế. .84

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động.85

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .87

3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế .87

3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động.87

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. .88

3.2.3.1. Chuyển dịch cơ cơ cấu GTSX theo lãnh thổ..88

3.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện .883.3. Những giải pháp.90

3.3.1. Nhóm giải pháp chung . .90

3.3.1.1. Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển .90

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài .91

3.3.1.3. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực và kinh tế biển.93

3.3.1.4. Giải pháp về thị trường.93

3.3.1.5. Phát triển khoa học công nghệ .94

3.3.1.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường.95

3.3.2. Nhóm giải pháp riêng..96

3.3.2.1. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng CNH - HĐH gắn với vấn đề

nông dân nông thôn.96

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát

triển văn hóa đảm bảo an ninh xã hội .99

3.3.2.3. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công

nghiệp.100

3.3.2.4. Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.100

Tóm tắt chương 3.102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .104

1.Kết luận .104

2.Kiến nghị .107

TÀI LIỆU THAM KHẢO .109

PHỤ LỤC.112

pdf124 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng, bình quân tăng thêm 70,9 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000 – 2009 là 14,7%/năm .Trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 15,8%/năm và giai đoạn 2006 – 2009 là 12,8%/năm. Năm 2009, tổng GDP tăng gấp 3,2 lần và GDP bình quân theo đầu người tăng gấp 4,3 lần so với năm 2000, từ 3,37 triệu đồng/người lên 14,5 triệu đồng/người (tương đương 805 USD/người). * Về giá trị gia tăng GDP Từ bảng 2.8 cho thấy, 3 khu vực kinh tế của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 đều có sự tăng trưởng. Trong đó, KVII có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất là 23,9% /năm, kế đến là KVIII 18,8% /năm và thấp nhất là KVI 12,2% /năm. Xét theo từng giai đoạn cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005 so với giai đoạn 2006 – 2009 thì KVI và KVII giảm về tốc độ tăng trưởng. Trong khi đó KVIII lại có tốc độ tăng trưởng tăng. Trong giai đoạn đầu, KVI và KVII có tốc độ tăng khá cao, tương ứng là 13,6%/năm – 28,1%/năm nhưng vào giai đoạn sau lại giảm xuống, tương ứng là 10,0%/năm – 19,8%/năm. Riêng KVIII thì lại tăng từ 18,3%/năm lên 19,5%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của KVII và KVIII cao hơn nhiều so với KVI. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã dần đi vào ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 cùng với những thay đổi về chính sách phát triển kinh tế. Bảng 2.8: GDP, cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm Bình quân năm 2000 2003 2005 2006 2009 2001 - 2009 2001 - 2005 2006 - 2009 GDP (GSS 1994) Tỷ đồng 288 489 600 648 971 613 467 795,6 Khu vực I Tỷ đồng 231 384 438 455 641 439,4 356,8 542,7 Khu vực II Tỷ đồng 25 55 88 97 180 90,6 57,4 132 Khu vực III Tỷ đồng 32 50 74 96 150 83,0 52,8 120,9 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I % 80,0 78,5 73,0 70,2 66,0 73,2 77,1 68,4 Khu vực II % 8,8 11,3 14,7 15,0 18,5 13,8 11,8 16,4 Khu vực III % 11,2 10,2 12,3 14,8 15,5 13,0 11,1 15,2 Tăng trưởng GDPP(1) %/năm 5,2 22,6 10,3 4,8 13,7 14,7 15,8 12,8 Khu vực I %/năm 7,4 28,4 5,5 3,9 12,8 12,2 13,6 10,0 Khu vực II %/năm -28,0 -1,8 25,0 10,2 30,4 23,9 28,1 19,8 Khu vực III %/năm 15,6 13,6 25,4 29,1 17,2 18,8 18,3 19,5 GTSX (GSS 1994) Tỷ đồng 712 1.23 7 1.482 1.683 2.483 1.553 1.171 2.031 Khu vực I Tỷ đồng 575 969 1.062 1.198 1.623 1.110 890,4 1.385 Khu vực II Tỷ đồng 87 190 305 336 626 314 198,4 458 Khu vực III Tỷ đồng 50 78 115 149 234 129 82,2 188 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I % 80,8 78,3 71,7 71,1 65,4 73,1 76,8 68.4 Khu vực II % 12,2 15,4 20,6 20,0 25,2 19,0 16.2 22,4 Khu vực III % 7,0 6,3 7,7 8,9 9,4 7,9 7,0 9,2 Tăng trưởng GTSXP(1) %/năm 4,2 22,2 7,4 13,6 17,4 15,2 15,8 13,8 Khu vực I %/năm 8,3 29,0 1,4 7,8 12,9 12,4 13,0 11,2 Khu vực II %/năm - 28,7 - 1,6 26,0 11,6 30,7 35,0 28,5 20,3 Khu vực III %/năm 16,0 14,7 25,0 27,4 17,1 18,5 18,1 18,9 UNguồnU: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải và tính toán của tác giả, Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2010. UGhi chúU: (1) Năm sau so với năm trước. * Về cơ cấu GDP Trong thời kỳ 2000 – 2009, dù KVI có tốc độ tăng trưởng thấp và chậm hơn so với KVII và KVIII. Nhưng trong cơ cấu GDP của huyện, có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng: KVI: Năm 2000 chiếm 80% trong cơ cấu GDP giảm dần và đến năm 2009 còn chiếm 66%. Như vậy trong 9 năm qua đã giảm được 14%. KVII: Tăng, năm 2000 chỉ chiếm 8,8% trong cơ cấu GDP đến năm 2009 đã tăng lên và chiếm 18,5%. Như vậy trong 9 năm qua đã tăng được 9,7%. KVIII: tăng, năm 2000 chiếm 11,2% trong cơ cấu GDP đến năm 2009 tăng lên và chiếm 15,5%. Như vậy trong 9 năm qua đã giảm được 4,3%. 80 81.9 75 78.5 76.3 73 70.2 69.4 68.1 66 8.8 5.9 14 11.3 12.9 14.7 15 15.5 16.5 18.5 11.2 12.2 11 12.2 10.8 12.3 14.8 15.1 15.3 15.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khu vực I Khu vực II Khu vực III Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GDP huyện Duyên Hải phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 2000 – 2009. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP của huyện Duyên Hải là chuyển dịch theo hướng KVI giảm tỉ trọng còn KVII và KVIII tăng dần tỉ trọng. Điều này phù hợp với yêu cầu CNH - HĐH của huyện trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên quá trình này diễn ra còn rất chậm. Thể hiện ở KVI còn chiếm tỉ trọng khá cao 66,0%. Như vậy, CCKT của huyện hiện tại vẫn chưa đạt mức tối ưu và vẫn sẽ tiếp tục thay đổi để phù hợp với quy luật chung. 2.2.1.1.2.. Chuyển dịch trong cơ cấu lao động Năm 2009 toàn Duyên Hải có 47.970 người lao động làm việc trong các ngành kinh tế. CCLĐ của huyện phân theo 3 khu vực, cũng có xu hướng chuyển dịch như trong cơ cấu GDP. Từ năm 2000 đến năm 2009, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như sau: - Lao động trong KVI giảm dần tỉ trọng từ 87,3% giảm còn 73,0%, giảm 14,3%. - Lao động trong KVII và KVIII tăng dần tỉ trọng. KVII từ 3,8% tăng lên 8,0% tăng 4,2%, KVIII từ 8,9% tăng lên 19% tăng 10,1%. Bảng 2.9: Lao động, cơ cấu lao động huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2003 2005 2006 2009 Lao động làm việc trong nền kinh tế Người 43.262 45.503 45.330 45.853 47.970 Khu vực I Người 37.854 37.725 37.330 36.223 35.018 Khu vực II Người 1.590 1.959 2.350 2.980 3.837 Khu vực III Người 3.818 5.819 5.650 6.650 9.115 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100 Khu vực I % 87,3 82,9 82.3 79,0 73,0 Khu vực II % 3,8 4,3 5.2 6,5 8,0 Khu vực III % 8,9 12,8 12.5 14,5 19,0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2007, 2010 Tóm lại, từ những phân tích về chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế cho thấy rằng. Trong 9 năm qua, CCKT huyện Duyên Hải có sự thay đổi theo đúng quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng tỉ trọng của KVII và KVIII, giảm tỉ trọng của KVI trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, KVI vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong CCKT là 66%. Nếu so với tiêu chí đánh giá CNH đã chọn theo chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến của TS. Đỗ Quốc Sam, với tỉ trọng KVI dưới mức 10% thì CCKT huyện Duyên Hải vẫn còn khoảng cách khá xa. Như vậy CCKT của huyện Duyên Hải đang trong giai đoạn tiền CNH (Dựa vào các giai đoạn CNH theo Chenery). KVI tuy có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu GDP song vẫn là khu vực kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng vì đây là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên lớn nhất trong các ngành kinh tế và có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp và hỗ trợ KVII và KVIII phát triển. Về cơ cấu lao động, đã có sự chuyển dịch đúng hướng, lao động trong KVI giảm dần tỉ trọng từ 87,3% giảm còn 73,0%. Tuy nhiên so với tiêu chí đã chọn thì vẫn còn khoảng cách khá xa với chuẩn đánh giá CNH là lao động nông nghiệp dưới 30% ( cao gấp 2,43 lần). 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế 2.2.1.2.1. Khu vực Nông – Lâm – Thủy sản (Khu vực I) * Chuyển dịch trong GTSX - Về giá trị sản xuất Tổng giá trị sản xuất KVI năm 2000 đạt 575 tỷ đồng tăng liên tục qua các năm đến năm 2009 đạt 1.623 tỷ đồng. Như vậy trong 9 năm giá trị sản xuất tăng thêm 1.048 tỷ đồng, bình quân tăng 116 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này đạt 12,4%/ năm Bảng 2.10: Giá trị sản xuất KVI của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009. Chỉ tiêu Đơn vị Năm Bình quân 2000 2003 2005 2006 2009 2001 – 2009 2001 – 2005 2006 – 2009 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 575 969 1.062 1.198 1.623 1.118 890,4 1.383 Nông nghiệp Tỷ đồng 96,39 114,8 128 139 153 128 111,5 149 Lâm nghiệp Tỷ đồng 0,6 2,4 4,2 4,8 7,8 4,2 2,4 6,5 Thủy sản Tỷ đồng 477,9 851,4 930 1.055 1.462 985,6 776,5 1.247 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp % 16,8 11,8 12,0 11,6 9,4 11,7 12,7 10,5 Lâm nghiệp % 0,1 0,3 0,4 0,4 0,5 0,4 0,3 0,5 Thủy sản % 83,1 87,9 87,6 88,0 90,1 87,9 87,0 89,0 Tăng trưởng P(1) %/năm 8,3 28,5 1,4 7,8 12,9 12,4 13,3 11,2 Nông nghiệp %/năm -7,4 9,8 5,8 8,5 5,5 5,5 6,2 4,6 Lâm nghiệp %/năm 0 100,8 16,3 14,3 11,4 37,3 53,4 17,2 Thủy sản %/năm 11,5 31,9 0,9 13,4 9,2 13,0 14,7 10,8 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2010 và tính toán của tác giả Trong các ngành của KVI thì ngành thủy sản là ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện Duyên Hải. Năm 2000 giá trị sản xuất đạt 477,9 tỷ đồng, giá trị này tăng liên tục qua các năm đến năm 2009 đạt 1.462 tỷ đồng. Như vậy từ năm 2000 đến 2009 đã tăng thêm 984,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 13,0%/năm. Như vậy, với khối lượng lớn và tốc độ tăng trưởng cao cho thấy, thủy sản là ngành có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu KVI của huyện Duyên Hải. Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 96,39 tỷ đồng năm 2001 chỉ đạt 89,21 tỷ đồng, sau đó tăng dần qua các năm sau đến năm 2009 đạt 153 tỷ đồng. Như vậy sau 9 năm giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng thêm được 56,61 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ này 128 tỷ đồng, tốc độ bình quân năm đạt 5,5%. Ngành lâm nghiệp là ngành có giá trị sản xuất thấp nhất, năm 2000 chỉ đạt 0,6 tỷ đồng, đến năm 2009 mặc dù đạt tới 7,8 tỷ và tốc độ tăng trưởng rất cao (37,3%) nhưng giá trị sản xuất vẫn còn thấp so với các ngành còn lại trong khu vực. - Về cơ cấu giá trị sản xuất Ngành thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong KVI, năm 2000 chiếm 83,1% tăng dần qua các năm đến năm 2009 chiếm tới 90,1% tức là tăng khoảng 7%. Ngành lâm nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất, nhưng cũng tăng dần qua các năm, năm 2000 chỉ chiếm 0,1% đến năm 2009 chiếm 0,5% tức là tăng 0,4% Ngành nông nghiệp: là ngành duy nhất trong KVI có tỉ trọng giảm, năm 2000 chiếm 16,8%, sau đó giảm đều qua các năm sau. Đến năm 2009 chỉ còn chiếm 9,4% trong khu vực tức là giảm 7,4%. * Chuyển dịch trong cơ cấu lao động Dựa vào bảng 2.11 cho thấy, lao động đang làm việc trong KVI thời kỳ 2000 – 2009 có dấu hiệu giảm dần. Nguyên nhân do một bộ phận lao động đã có dấu hiệu chuyển sang làm việc cho các ngành của KVII và KVIII. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch CCLĐ diễn ra rất chậm, tỉ trọng lao động trong nông - lâm nghiệp chỉ giảm 7,2%. Trong khi đó tỉ trọng lao động trong ngành thủy sản lại tăng từ 67,2% lên 74,4% tăng 7,2%. Bảng 2.11: Lao động, cơ cấu lao động KVI của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 (Đơn vị: Người, %) Chỉ tiêu Năm Bình quân 2000 2003 2005 2006 2009 2001 – 2009 2001 – 2005 2006 – 2009 Số lao động 37.854 37.725 37.330 36.223 35.018 36.690 37.544 35.622 Nông, lâm nghiệp 12.400 11.474 11.000 10.142 8.914 10.692 11.615 9.539 Thủy sản 25.454 26.251 26.330 26.081 26.104 25.998 25.929 26.083 Cơ cấu lao động 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp 32,8 30,4 29,5 28,0 25,6 29,1 30,9 26,8 Thủy sản 67,2 69,6 70,5 72,0 74,4 70,9 69,1 73,2 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2010 và tính toán của tác giả. Tóm lại, cơ cấu GTSX và CCLĐ của KVI đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản. Xu hướng này phù hợp với quá trình CDCCKT, đặc biệt là phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta. 2.2.1.2.2. Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (Khu vực II) * Chuyển dịch trong GTSX Bảng 2.12. Giá trị sản xuất KVII của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009. Chỉ tiêu Đơn vị Năm Bình quân 2000 2003 2005 2006 2009 2001 - 2009 2001 - 2005 2006 - 2009 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 87 190 305 336 626 314 198 458 Công nghiệp Tỷ đồng 81,4 152,6 244 271 475 250 163 357 Xây dựng Tỷ đồng 5,6 37,4 61 65 151 64 35 101 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp % 93,6 80,3 81,1 80,1 75,9 81,1 83,4 78,2 Xây dựng % 6,4 19,7 18,9 19,9 24,1 18,9 16,6 21,8 Tăng trưởngP(1) %/năm - 28,7 - 1,6 26,0 11,6 30,7 35,0 28,5 20,3 Công nghiệp %/năm -33,3 -8,2 21,9 11,1 27,3 32,3 43,4 18,3 Xây dựng %/năm 37,5 39,6 43,2 12,3 24,5 52,5 75,6 23,6 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải và tính toán của tác giả. Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2010. Ghi chú: (1) Năm sau so với năm trước. - Về giá trị sản xuất Ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Duyên Hải phát triển khá nhanh trong thời kỳ 2000 – 2009, giá trị sản xuất đạt bình quân 314 tỷ đồng, giá trị tăng thêm 539 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 59,9 tỷ đồng. Tăng trưởng của khu vực này tăng cao hơn mức tăng chung của toàn nền kinh tế tương ứng 35,0% so với 14,7 %. Trong thời kỳ 2000 – 2009 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng thêm. Ngành công nghiệp năm 2009 đạt 475 tỷ đồng so với 81,4 tỷ đồng năm 2000, tăng thêm 393,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 43,7 tỷ đồng với mức tăng trưởng hàng năm đạt 32,3%. Ngành xây dựng năm 2009 đạt 151 tỷ đồng so với năm 2000 chỉ đạt 5,6 tỷ đồng, tăng thêm 145,4 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 16,2 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân là 52,5%. - Về cơ cấu giá trị sản xuất Trong thời kỳ này, ngành công nghiệp có tỉ trọng ngày càng giảm và ngành xây dựng có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2000 ngành công nghiệp chiếm 93,6% và ngành xây dựng chiếm 6,4% trong KVII. Đến năm 2009 ngành xây dựng đã tăng lên 24,1% và ngành công nghiệp đã giảm còn 75,9% trong KVII. Trong nội bộ ngành công nghiệp thì giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (chủ yếu là chế biến thủy sản đông lạnh) có nhịp độ tăng trưởng cao nhất kế đến là công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước. Trong khi đó giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác (chủ yếu là sản xuất khai thác muối) lại có xu hướng giảm nhẹ. Do giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng rất lớn, trên 75% nên tăng trưởng của ngành này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Bảng 2.13: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp phân theo ngành kinh tế. Các ngành Đơn vị Năm 2000 2003 2005 2006 2009 Tổng số % 100 100 100 100 100 Công nghiệp khai thác muối % 19,2 11,6 8,8 8,8 7,0 Công nghiệp chế biến % 79,8 87,6 90,5 90,5 91,5 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước % 1,0 0,8 0,7 0,7 1,5 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, niên giám thống kê năm 2009. Qua bảng 2.13, cơ cấu giá trị sản xuất, trong thời kỳ này ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỉ trọng tăng dần qua các năm từ 79,8% năm 2000, 90,5% năm 2005 và 91,5% năm 2009. Ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần từ 19,2% năm 2000 xuống còn 8,8% năm 2009. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang có dấu hiệu tăng dần theo nhịp tăng trưởng của nền kinh tế năm 2000 chỉ đạt 1,0% đến năm 2009 đạt 1,5%. Như vậy, xét về cơ cấu, ngành công nghiệp đang chiếm tỉ trọng lớn nhưng lại có xu hướng giảm tỉ trọng và ngành xây dựng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó ở trong nội bộ của ngành công nghiệp thì đang có xu hướng giảm dần công nghiệp khai thác và tăng dần tỉ trọng của công nghiệp chế biến công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước. * Chuyển dịch trong cơ cấu lao động Bảng 2.14. Lao động, cơ cấu lao động KVII của huyện Duyên Hải. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2003 2005 2006 2009 Số lao động Người 1.590 1.959 2.350 2.980 3.837 Công nghiệp Người 1.200 1.398 1.600 1.680 1.980 Xây dựng Người 390 561 750 1.300 1.857 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100 Công nghiệp % 75,5 71,4 68,1 56,4 51,6 Xây dựng % 24,5 28,6 31,9 43,6 48,4 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê huyện Duyên Hải, năm 2001, 2004, 2010 và tính toán của tác giả. Qua bảng 2.14 cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2009 lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng đều có sự gia tăng về số lượng do tiếp nhận một phần lao động từ KVI chuyển sang và các lao động ngoài huyện trở về làm việc trong các xí nghiệp trong huyện. Trong tổng số lao động làm việc trong KVII năm 2009 là 3.837 người (trong đó lao động công nghiệp là 1.980 người, xây dựng là 1.857 người). CCLĐ trong KVII thời kỳ 2000 – 2009 không có nhiều thay đổi, lao động công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao và đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2000 chiếm 75,5% thì đến 2009 giảm còn 51,6%, (giảm 23,9%). Trong khi tỉ trọng lao động trong ngành xây dựng lại tăng lên từ 24,5% lên 49,4%, (tăng 24,9%). Trong nội bộ ngành công nghiệp thì lao động chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chế biến (chiếm 72% năm 2009) và ngày càng có xu hướng tăng lên theo sự CDCCKT của huyện. 2.2.1.2.3. Khu vực Dịch vụ (Khu vực III) * Chuyển dịch trong cơ cấu GTSX GTSX KVIII của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 tăng thêm 184 tỷ đồng, thấp nhất trong cả 3 khu vực kinh tế (KVI là 1048 tỷ đồng, KVII là 539 tỷ đồng). Theo cách phân chia của Tổng Cục Thống Kê, xét về cơ cấu GTSX của KV III trong bảng 2.15 ta thấy. Các ngành trong KVIII được phân thành 3 nhóm ngành khá rõ. Bảng 2.15. Cơ cấu GTSX KVIII ở huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 Chỉ tiêu Năm 2000 2003 2006 2009 Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 50 78 149 234 Tổng số (%) 100 100 100 100 Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 21,2 22,0 27,3 28,0 Khách sạn và nhà hàng 9,2 10,4 13,0 12,0 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 13,9 14,3 11,8 13,6 Tài chính, tín dụng 14,3 12,7 16,2 16,1 Hoạt động khoa học và công nghệ 0,1 0,2 0,2 0,5 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 18,4 15,6 13,1 10,3 Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc 7,2 7,9 5,8 6,3 Giáo dục và đào tạo 7,7 8,3 6,6 7,0 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3,4 4,0 3,0 3,1 Hoạt động văn hóa thể thao 1,0 1,5 0,9 1,0 Hoạt động Đảng, Đoàn thể và các hiệp hội 1,4 0,8 0,7 0,7 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 2,1 2,2 1,3 1,3 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 0,1 0,1 0,1 0,1 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê năm 2001, 2004, 2007, 2010 và tính toán của tác giả. - Nhóm thứ nhất gồm các ngành chiếm tỉ trọng cao trên 10%, với các ngành như: Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. - Nhóm thứ hai gồm các ngành chiếm tỉ trọng trung bình từ 5% đến 10%, với có các ngành như: Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, giáo dục và đào tạo. - Nhóm thứ ba gồm các ngành chiếm tỉ trọng thấp dưới 5%, với các ngành như: hoạt động khoa học và công nghệ, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động Đảng, Đoàn thể và các hiệp hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân. Nhìn chung, trong cơ cấu GTSX của KVIII, các ngành chiếm tỉ trọng cao là những ngành có hàm lượng chất xám cao như: tài chính, tín dụng, hay các ngành có tính chất động lực phát triển trong tương lai như giáo dục và đào tạo. Mặc dù, các ngành này chưa có sự vượt trội nhưng vẫn thuộc nhóm các ngành có tỉ trọng cao. Các ngành trong khu vực này chưa có sự chuyển dịch rõ ràng, tỉ trọng tăng giảm không nhiều và không ổn định trong cả thời kỳ, nhất là đối với các ngành dịch vụ công ích. Các ngành có sự biến động nhiều nhất về tỉ trọng là các ngành trong nhóm dịch vụ kinh doanh như: Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn và nhà hàng. Ngành này có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng từ 21,2% năm 2000 lên 28% năm 2009, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn giảm 18,4% năm 2000 xuống còn 10,3% năm 2009. * Chuyển dịch trong cơ cấu lao động Cơ cấu lao động trong KVIII có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngành, ngành thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân đang là các ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động, chiếm 48,4% năm 2009 và đây cũng là các ngành có tỉ trọng cao nhất trong GTSX. Lao động trong ngành này đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 45,6% năm 2000 lên 48,4% năm 2009. Các ngành sử dụng nhiều lao động kế tiếp là khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Tuy nhiên các ngành này đang có xu hướng giảm nhẹ trong CCLĐ. Riêng các ngành còn lại chiếm tỉ trọng thấp và thường xuyên biến động tăng giảm không nhiều. Nguyên nhân là do lao động trong ngành dịch vụ của huyện tập trung vào những ngành không cần trình độ cao. Tất cả các ngành này hầu như không thể hiện rõ sự chuyển dịch trong CCLĐ.( xem bảng 2.16). Bảng 2.16. Lao động, cơ cấu lao động trong KVIII của huyện Duyên Hải Chỉ tiêu Năm 2000 2003 2006 2009 Số lao động (Người) 3.818 5.819 6.650 9.115 Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 45,6 44,2 46,8 48,4 Khách sạn và nhà hàng 10,9 10,7 10,3 10,1 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 15,7 15,8 15,3 14,8 Tài chính, tín dụng 0,4 0,4 0,5 0,6 Hoạt động khoa học và công nghệ 0,1 0,1 0,1 0,1 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0,4 0,6 0,6 0,5 Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc 7,5 8,0 7,8 7,6 Giáo dục và đào tạo 10,4 10,8 9,6 9,2 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2,6 2,5 2,5 2,4 Hoạt động văn hóa thể thao 0,3 0,6 0,6 0,6 Hoạt động Đảng, Đoàn thể và các hiệp hội 1,7 1,6 1,6 1,5 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 3,2 3,2 3,0 2,9 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 1,2 1,5 1,3 1,3 Nguồn:.Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê, năm 2001, 2004, 2007, 2010. Có thể nói rằng, các ngành dịch vụ là những ngành luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành sản xuất vật chất. Vì vậy, việc phát triển các ngành kinh tế dịch vụ ngày càng đa dạng sẽ làm giá trị sản xuất tăng cao hơn và đây là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo sự CDCCKT theo hướng CNH - HĐH. Muốn vậy, huyện cần phải thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự CDCCKT theo thành phần ở huyện Duyên Hải. Trong những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ 2000 – 2009, tất cả các thành phần kinh tế trong huyện đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ở đây, các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng về quy mô GTSX, riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng không cao, chỉ tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Dựa vào Bảng 2.17. GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải. Có thể rút ra những nhận xét như sau: Bảng 2.17. GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2005 2006 2009 GTSX (GSS 94) Tỷ đồng 712 1.482 1.683 2.483 Kinh tế nhà nước Tỷ đồng 126 231 236 338 Kinh tế ngoài nhà nước Tỷ đồng 586 1.251 1.445 2.140 Kinh tế tập thể Tỷ đồng 41 176 80 148 Kinh tế tư nhân Tỷ đồng 37 64 189 278 Kinh tế cá thể Tỷ đồng 508 1.011 1.176 1.714 Kinh tế có vốn ĐTNN Tỷ đồng 0 0 2 5 Cơ cấu % 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước % 17,7 15,6 14,1 13,6 Kinh tế ngoài nhà nước % 82,3 84,4 85,8 86,2 Kinh tế tập thể % 5,8 11,8 4,8 6,0 Kinh tế tư nhân % 5,2 4,4 11,2 11,2 Kinh tế cá thể % 71,3 68,2 69,8 69,0 Kinh tế có vốn ĐTNN % 0 0 0,1 0,2 Nguồn: Chi cục thống kê Duyên Hải – Niên giám thống kê 2000 – 2009, và tính toán của tác giả. Ghi chú: ĐTNN - Đầu tư nước ngoài Thành phần kinh tế nhà nước là khu vực hoạt động tương đối ổn định và đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu GTSX. Nếu như năm 2000 chiếm tới 17,7% thì đến năm 2009 chỉ còn 13,6%. Nguyên nhân là do một số các doanh nghiệp bị giải thể do hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là các công ty chế biến thủy sản. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Nếu như năm 2000 chỉ chiếm 82,3% thì đến năm 2009 đã chiếm 86,2% trong cơ cấu GTSX của toàn ngành kinh tế. Trong đó: - Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn và chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng từ 71,3% năm 2000 xuống còn 69,0% năm 2009. Nguyên nhân là do những hộ làm ăn cá thể phát triển nên đã chuyển sang thành phần kinh tế tư nhân theo Luật doanh nghiệp. - Kinh tế tư nhân: đây là thành phần kinh tế có tốc độ tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_7416403427_4581_1872696.pdf
Tài liệu liên quan