Luận văn Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn
Đặt Vấn Đề Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu Hồi là sản phẩm được trưng cất từ lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Trong công nghiệp dược phẩm tinh dầu Hồi được sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chống nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc. Hơn nữa, Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới như ấn Độ, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam, nên tinh dầu Hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá tinh dầu Hồi trên thị trường thế giới đã tiêu thụ khoảng 750 USD/1kg [9]. Hàng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó có các nước châu á tiêu thụ 28%, các nước châu Mỹ tiêu thụ 26%, các nước nam Mỹ tiêu thụ 14%, các nước châu âu tiêu thụ 20% còn lại ở các nước khác [36]. Như vậy, nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới là rất lớn, lượng tinh dầu được trưng cất từ quả Hồi (tinh dầu Hồi tự nhiên) không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, bằng con đường nhân tạo người ta đã tổng hợp được chất Anethol, nhưng sản phẩm nhân tạo này có hàm lượng độc tố cao nên bị cấm hoặc sử dụng rất hạn chế. ở khu vực châu á, Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. ở Việt Nam, Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nhưng lập địa thích hợp nhất để phát triển cây Hồi chỉ thấy ở một số huyện của tỉnh Lạng Sơn như Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc và Tràng Định [5].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn.pdf