Luận văn Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Đặt vấn đề .6

2. Mục tiêu nghiên cứu .7

3. Phạm vi nghiên cứu .7

4. Nội dung nghiên cứu của đề tài .7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 9

1.1. Điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.9

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .9

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .11

1.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở KDTSQ RNM Cần Giờ.13

1.3. Những nghiên cứu về cây thuốcở rừng ngập mặn.17

1.3.1. Trên thế giới .17

1.3.2. ỞViệt Nam .20

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23

2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu.23

2.1.1. Thời gian nghiên cứu.23

2.1.2. Địa điểm thu mẫu .23

2.2. Phương pháp nghiên cứu .25

2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu.25

2.2.2. Phương pháp thu mẫu.25

2.2.3. Phương pháp xử lí mẫu và làm tiêu bản.25

2.2.4. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật .26

2.2.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh.26

2.2.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn.28

2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu.33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 35

3.1. Đa dạng về cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ .35

3.1.1. Thành phần loài loài cây thuốc .354

3.1.2. Dạng sống của cây thuốc.50

3.1.3. Thống kê các bộ phận của cây và phương thức sử dụng cây thuốc .52

3.1.4. Thống kê theo các bệnh và triệu chứng.55

3.1.5. Những cây thuốc được người dân sử dụng phổ biến .56

3.1.6. Những cây thuốc cần được bảo tồn.57

3.1.7. Bộ sưu tập một số loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ .59

3.1.8. Một số cây thuốc và công dụng.59

3.1.9. Một số bài thuốc chữa bệnh được sưu tập.75

3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc.76

3.2.1. So sánh khả năng kháng Staphylococcus aureus của các cao chiếtthử nghiệm .77

3.2.2. So sánh khả năng kháng Bacillus subtilis của các cao chiết thử nghiệm.79

3.2.3. So sánh khả năng kháng Escherichia coli của các cao chiết thử nghiệm .80

3.2.4. So sánh khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao chiếtthử nghiệm82

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 85

1. Kết luận.85

2. Đề nghị .85

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87

PHỤ LỤC . 93

pdf124 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng các loài cây ngập mặn được thể hiện ở bảng 3.5. 42 Bảng 3.5. Danh lục các loài cây ngập mặnlàm thuốc được người dân ở Cần Giờ biết đến STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 1 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Vỏ thân, lá, quả, rễ Trái ăn được, trị tiểu đường Vỏ thân, lá, rễ sao khô sắc uống 2 1 2 Bần ổi Sonneratia ovataBacker Vỏ thân, lá, quả, rễ Trị tiêu chảy, tiểu đường. Trái ăn được, nấu canh chua Trái non giã nát lấy nước uống Trái trưởng thành và già ăn ăn được, dùng như rau ghém. Vỏ, rễ rửa sạch cắt khúc sao khô uống trị tiểu đường. 3 1 3 Bần trắng Sonneratia alba Sm. Vỏ thân, lá, quả, rễ - Trị tiêu chảy - Đau bao tử, viêm gan, tiểu đường - Trái giã lấy nước uống - Vỏ thân, lá, rễ sao lên, sắc lấy nước uống hàng ngày. 3 1 4 Bình bát Annona glabra L. Trái non Lá, trái Trị chấy An thần, dễ ngủ - Đốt thành than đem nấu nước gội đầu. - Để tươi hoặc phơi khô nấu nước uống hàng ngày, trước khi đi ngủ. 1 1 5 Bọt ếch/Muối Glochidion littorale Blume Lá Trị đau bụng Tách lá rửa sạch nấu nước uống tươi hoặc sao khô sắc lấy nước uống. 1 1 6 Chà là biển Phoenix paludosaRoxb. Thân Trong thân gần ngọn có con đuôn, có thể chế biến làm thực phẩm bổ dưỡng. 1 43 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 7 Chùm gọng Clerodendrum inerme (L.)Gaertn. Ngọn thân Trị sốt rét Đâm ngọn thân tươi, lấy nước uống; cho thêm ít muối giải cảm. 1 8 Chùm gửi 5 nhị Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. Toàn cây Trị đau lưng, nhức mỏi Chùm gửi, nhàu ta, cỏ xước, ngưu tất; nếu người bệnh khó ngủ cho thêm nhãn lồng, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. 1 1 9 Chùm gửi lá Viscum ovalifoliumDC. Lá Cầm máu Lá giã nát đắp vết thương 1 10 Chùm lé Azima sarmentosa (Blume) Benth. & Hook.f. Lá Em bé trị ban trái, người lớn trị mụn nhọt Lá phơi khô nấu nước uống như nước trà, lá tươi nấu nước tắm cho em bé. 1 1 11 Chuối nước Crinum asiaticum L. Lá Trị đau khớp Lá giã đắp bên ngoài vùng khớp bị đau. 1 12 Cóc kèn Derris trifoliata Lour. Thân, lá - Trị nóng, phong, ngứa - Trị bệnh gan, sốt rét, nhức mỏi - Kết hợp với Ôrô và một số vị thuốc khác. - Cóc kèn phơi khô 20g sắc lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày (ít dùng vì có độc). 2 2 44 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 13 Cóc trắng Lumnitzera racemosa Willd. Thân, lá Trị viêm loét ngoài da, ngứa Thân, lá nghiền lấy dịch bôi lên vết thương, vùng da bị loét, ngứa. 2 2 14 Côi Scyphiphora hydrophylacea C.F.Gaertn. Lá Trị đau bụng, đi ngoài Nấu nước lá tươi uống 1 15 Cúc mui Tridax procumbens(L.) L. Toàn cây Trị ho, viêm phế quản Nhổ cả rễ rửa sạch, phơi khô nấu nước uống. 1 16 Dà quánh Ceriops decandra(Griff.) W.Theob. Lá Cầm máu vết thương Làm thuốc nhuộm Lá non nhai đắp lên vết thương giúp cầm máu. 2 17 Dà vôi Ceriops tagal(Perr.) C.B.Rob. Lá Cầm máu vết thương Làm thuốc nhuộm Lá non nhai đắp lên vết thương giúp cầm máu. 2 18 Dây cám Sarcolobus globosus Wall. Lá Trị tiểu đường Trị nhức xương, khớp Phơi khô, sắc lấy nước uống (ít dùng vì có độc). Đâm nát lá tươi đắp ngoài da vùng bị đau nhức. 1 1 19 Dừa nước Nypa fruticans Wurmb. Trái Nóng, nhiệt, trị ho Ăn trái non Trái già tách lấy cơm ăn mát 1 2 45 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 20 Đậu biển Canavalia cathartica Thouars Lá non, trái Thanh nhiệt Lợi tiểu Trái luộc ăn được Lá nấu nước uống mát 1 21 Đước đôi Rhizophora apiculata Blume Thân, lá non Cầm máu, trị viêm loét Thân, lá non đâm hoặc nhai nát cầm máu vết thương. 4 22 Đước xanh Rhizophora mucronataLam. Thân, lá non Cầm máu, trị viêm loét Thân, lá non đâm hoặc nhai nát cầm máu vết thương. 4 23 Giá Excoecaria agallocha L. Lá, thân, nhựa mủ Trị ngứa, ghẻ Trị ngộ độc cá nóc Nấu nước tắm (từ bả vai xuống) Lấy nhựa mủ thoa vào bụng. 1 1 24 Lức Ấn Pluchea indica (L.) Lees. Cành, lá và rễ (toàn cây) Trị ban, nóng, cảm cúm Lức tươi hoặc khô, nấu lấy nước uống. Có thể bỏ thêm ít mật ong, chưng cho em bé uống. Nấu nước xông giải cảm 3 4 25 Mái dầm Cryptocoryne ciliata (Roxb.) Fisch. ex Wydler Toàn cây Trị nóng, uống mát Thân, lá non nấu canh chua Đâm nát lấy nước uống 1 26 Mấm biển Avicennia marina (Forssk.) Vierh. Lá, vỏ thân Trị tiểu đường Vỏ thân, và lá sao khô, nấu nước uống ngày 2 lần sáng, tối. 1 1 27 Mấm trắng Avicennia alba Blume. Lá, vỏ thân Trị tiểu đường Vỏ thân, và lá sao khô, nấu nước uống ngày 2 lần sáng, tối. 1 1 46 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 28 Mấm đen Avicennia officinalis L. Lá - Trị cảm - Bệnh lưỡi đen - Sắc uống - Đâm nát thoa lên lưỡi hoặc sao vàng, sắc uống. 1 1 29 Mây nước Flagellaria indica L. Toàn cây trừ hạt Trị bệnh gan, thông tiểu Toàn cây cắt khúc sao khô, nấu nước uống ngày 2 bận. 1 30 Mớp gai Lasia spinosa (L.) Thwaites Toàn cây - Trị viêm gan B, ung thư gan - Trị phù thũng, thận yếu, bí tiểu - Mớp gai, kim hoàn thảo, Sài đất, Đơn kim, Dừa cạn, Trinh nữ hoàng cung sao khô, sắc uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ. - Mớp gai, rễ Chanh, Kim tiền thảo, Rau ôm (nếu có sạn thận), râu bắp phơi khô sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. 1 1 31 Ô rô tím Acanthus illicifolius L. Toàn cây - Trị ho, cảm - Trị phong, ngứa, tiểu ra máu, đau bụng - Trị viêm gan - Sắc uống - Kết hợp với thuốc dòi, nhân trần sao khô, sắc uống. - Ô rô, rễ chanh, kim tiền thảo, râu bắp sao khô, sắc uống 2 lần mỗi ngày. - Kết hợp với quao nước trị viêm gan. 2 2 47 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 32 Ô rô trắng Acanthus ebracteatusVahl Toàn cây - Trị phong thấp - Chữa bệnh đường ruột (đau bụng, đi phân lỏng) - Nấu nước ngâm chân hoặc: Ô rô, cóc kèn, bồ ngót, nhãn lồng, cỏ xước sao khô (10g) sắc lấy nước uống. - Lấy đọt lá tươi nấu nước uống. 1 1 33 Quao nước Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem. Thân, hạt Viêm gan B, đau bao tử - Thân cắt miếng, sao khô sắc nước uống như uống trà. - Hạt phơi khô nấu nước uống trị đau bao tử. - Lá quao nước và lá ô rô tím tươi hoặc sao khô sắc chung uống hàng ngày trị viêm gan B. 3 2 34 Ráng đại Acrostichum aureum L. Toàn cây - Trị tiêu chảy - Cầm máu - Luộc ăn đọt non hoặc đâm nát uống sống. - Giã nát đắp vào vết thương 2 1 35 Rau mui Melanthera biflora (L.) Wild Thân, lá - Trị phù thũng, viêm mũi, nhức mỏi, - Trị tiêu chảy, đau bao tử - Chữa huyết trắng, di tinh - Cầm máu - Luộc ăn như rau hoặc ăn chung với cá nướng. - Giã tươi pha thêm ít muối uống - Lá nhai nát đắp lên vết thương. 5 2 48 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng Cách dùng Số người dân biết Nam Nữ 36 Rau muống biển Ipomoea pes-caprae Roth Toàn cây - Dây nhỏ mọc trên mặt đất trị sốt rét - Dây lớn ngầm dưới đất trị tê, bại - Lá giải độc, trị rắn cắn - Rửa sạch, cắt khúc, phơi khô hoặc sao vàng, sắc uống trị sốt rét (Kết hợp với dây tơ xanh tăng tác dụng). - Sắc uống tươi hoặc khô - Lá giã tươi, đắp lên vết thương do sứa hoặc bị rắn cắn 1 2 37 Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud. Thân rễ Trị ban, nóng, thanh nhiệt Rễ rửa sạch, phơi khô hoặc sao khô, sắc lấy nước uống hàng ngày. 1 38 Tơ xanh Cassytha filiformis L. Toàn cây - Trị sơ gan - Trị cảm sốt, bổ thận - Nấu nước tươi uống - Kết hợp với Ngũ gia bì, dây gắm, Đỗ trọng, Ngưu tất sắc uống 2 39 Tra lâm vồ Thespesia populnea (L.) Sol. ex Corrêa Thân Trị đau nhức cơ, xương, đau bao tử Trị bệnh tim Thân cắt nhỏ, sao khô sắc uống. Có thể kết hợp với lá lốt, cỏ xước sắc uống hàng ngày. 1 1 40 Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam. Vỏ, lá Cầm máu, trị vết loét Vỏ thân, lá giã nát đắp vào vết thương 2 1 41 Xu ổi Xylocarpus granatumJ. Koenig Trái Tiêu chảy, kiết lị Mài lấy nước uống 2 2 49 Nhìn chung thành phần loài cây làm thốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ có độ đang dạng cao, điều này càng làm tăng thêm giá trị cho những loài cây đã và đang chắn sóng, chắn bão gió, góp phần bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân. Công trình này đã thống kê có được 41 loài cây có giá trị làm thuốc được nhân dân ở RNM Cần Giờ sử dụng. Trước đó, trong báo cáo về những giá trị của RNM tại KDTSQ Cần Giờ, dựa vào các nguồn tài liệu, Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2000) đã thống kê 33 loài cây có giá trị làm thuốc ở Cần Giờ [50], tuy nhiên có 6 loài: Abrus precatorius, Caesalpinia bonduc, Cerbera manghas, Cynometra ramiflora, Pluchea pteropoda và Scavola taccada không có trong danh lục các loài cây ngập mặn chủ yếu và cây ngập mặn tham gia ở RNM Cần Giờ [15] mà chúng tôi giới hạn điều tra. So với 67 loài có công dụng làm thuốc thống kê từ các nguồn tài liệu khác nhau thì ở Cần Giờ người dân biết đến 41 loài, toàn bộ đều là những loài đã được ghi nhận từ các nguồn tài liệu ở nhiều nơi. Trong số này thì họ Đước (Rhizophoraceae) là họ có nhiều loài nhất với 5 loài, tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae), họ Mấm (Avicenniaceae) và họ Bần (Sonneratiaceae) có 3 loài. So với thống kê từ các nguồn tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì số loài thuộc họ Đước giảm đi đáng kể. Qua các chuyến đi thu mẫu chúng tôi nhận thấy những loài không được người dân đề cập đến như Đước vòi, Trang, Vẹt đen, Vẹt tách, Vẹt trụ cũng ít gặp và ở xa khu vực sinh sống của người dân. Có một điều đáng chú ý là khi chúng tôi đặt câu hỏi “Khi bị bệnh cô/chú thường chữa bệnh bằng cách nào?” thì đa số câu trả lời mà chúng tôi nhận được đó là “Ra nhà thuốc mua thuốc uống hoặc đi bệnh viện”. Chỉ có một số ít câu trả lời là dùng cây thuốc xung quanh để chữa và có một số người họ thậm chí không biết những cây ngập mặn xung quanh mình có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên với các bệnh thông thường như cầm máu, trị viêm loét ngoài da thì người dân lại hay tìm đến nhưng cây cỏ xung quanh để điều trị. Qua điều tra từ những cựu chiến binh, trước đây trong giai đoạn chiến tranh họ thường sử dụng các cây thuốc như Cóc kèn, Lức Ấn để chữa các bệnh cảm, sốt rét do muỗi rừng; sử dụng các loại lá cây Đước, Vẹt, Mấm để cầm máu, trị thương cho đồng đội. Tuy nhiên hiện nay, do chiến tranh không còn nữa, y học đã phát triển thì họ cũng ít sử dụng những loại cây thuốc này hơn. Có thể thấy ngày nay Tây y đang ngày càng phát triển và người dân đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận để chữa bệnh. Tuy nhiên số lượng các cơ sở khám chữa bệnh bằng Tây y ở RNM Cần Giờ vẫn còn ít và một bộ phận người dân vẫn còn quen thuộc với Đông y. Họ 50 truyền miệng cho nhau kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và đi hái thuốc mang về các ngôi chùa, nhà thờ để lương y bốc thuốc chữa bệnh cho người dân, ví dụ Hưng Quảng Tự ở ấp An Nghĩa, xã Tam Thôn Hiệp, Thánh Thất An Thới Đông ở xã An Thới Đông, Hưng Cần Tự ở thị trấn Cần Thạnh,... Hình 3.2. Chùa bốc thuốc nam Hưng Quảng Tự và Hưng Cần Tự ở Cần Giờ 3.1.2. Dạng sống của cây thuốc Người đầu tiên đưa ra khái niệmvề các dạng sống và tiến hành đánh giá sự đa dạng của các khu hệ thực vật ở các vùng miền khác nhau và toàn thế giới là Raunkiær - nhà thực vật học người Đan Mạch, dạng sống được coi là một chuẩn trong nghiên cứu thực vật học, hình thái học thực vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng [58]. Kết hợp thống kê thành phần loài từ các nguồn tài liệu và từ phỏng vấn người dân, dạng sống của cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ được phân chia theo Raunkiær (1934),Võ Văn Chi (2012) và Phạm Hoàng Hộ (2006) thành các dạng: cây gỗ, cây bụi, cây thảo, cây thân ngầm, dây leo và cây bán kí sinh [6],[8],[58]. 51 Hình 3.3.Biểu đồ dạng sống của cây thuốc tại KDTSQ RNM Cần Giờ Cây gỗ chiếm tỷ lệ 50,75% tổng số loài cây thuốc, theo sau đó là cây thảo (23,88%), dây leo(10,45%), cây bụi (10,45%), cây bán kí sinh (2,99%) và cuối cùng là cây thân ngầm 1,49%. Trong nhóm cây gỗ có công dụng làm thuốc, họ Đước (Rhizophoraceae) có số loài nhiều nhất (10 loài), đó là những loài cây ngập mặn chủ yếu. Phổ biến nhất là loài Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume), được trồng chủ yếu và một số tái sinh tự nhiên thành những quần xã rộng lớn từ xã Thôn Tam Hiệp, An Thới Đông tới Long Hòa, Thạnh An, có những khu vực mọc thuần loại và chiếm phần lớn diện tích của KDTSQ RNM Cần Giờ. Theo sau đó, họ Bần (Sonneratiaceae)và họ Mấm (Avicenniaceae) là những cây ngập mặn chủ yếu đồng thời là những loài cây tiên phong của RNM, phân bố từ những bãi mới bồi, ngập nước triều sâu đến xen kẽ vào các rừng Đước đôi nơi có thể nền đất bồi đã ổn định. Nhóm cây thảo làm thuốc có họ Ô rô (Acanthaceae) là những cây ngập mặn chủ yếu, đa số loài Ô rô hoa tím và một số ít Ô rô hoa trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước mặn. Còn lại là các họ cây gồm những cây ngập mặn tham gia mọc rải rác trên những vùng đất ngập triều cao, đáng chú ý có họ Cúc với loài Rau mui (Melanthera biflora (L.) Wild) được người dân sử dụng phổ biến, gặp nhiều ở ven đường khu vực xã An Thới Đông. Không giống những công trình điều tra cây thuốc ở những khu vực khác có số loài cây thuốc thân thảo chiếm đa số, ở RNM Cần Giờ số loài nhóm cây thảo thấp hơn, chỉ bằng một nửa so với nhóm cây gỗ, đây là điều ít gặp ở những kiểu rừng trên cạn [12], [14], [26], [39]. 7 loài (10,45%) 2 loài (2,99%) 34 loài (50,75%) 7 loài (10,45%) 1 loài (1,49%) 16 loài (23,88%) Cây bụi Cây bán kí sinh Cây gỗ Cây leo Cây thân ngầm Cây thảo 52 Nhóm dây leo và cây bụi có số lượng loài tương đương trong đó loài dây leo như Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.)mọc nhiều ở ven các sông, rạch, xen giữa quần thể Đước đôi, Mấm đen;nhóm cây bụi có loàiLức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.) mọc phổ biến ven đường, trên những khu đất cao ít ngập nước, hai loài này có khi mọc xen lẫn nhau tại các khu vực nước lợ ven nhà dân xã An Thới Đông. Do vậy khi được phỏng vấn nhiều người dân ở RNM Cần Giờ đều biết rõ về hai loài này và khẳng định về một số công dụng làm thuốc của chúng. Cây thân ngầm chỉ có 1 loài Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.), tuy nhiên chúng hiện diện khá phong phú, được người dân trồng hoặc mọc tự nhiên tại các khu vực nước lợ, ven sông, trên đất ngập triều cao từ Bình Khánh tới An Thới Đông. 3.1.3. Thống kê các bộ phận của cây và phương thức sử dụng cây thuốc 3.1.3.1. Bộ phận của cây được sử dụng Trong mỗi loài cây thuốc, thành phần dược chất có thể phân bố khác nhau ở các bộ phận, có bộ phận hiện diện nhiều hoặc ít, mỗi bộ phận có một tác dụng khác nhau, có khi trong cây lại có độc ở một bộ phận nào đó. Việc tìm hiểu bộ phận của cây được dùng làm thuốc là một điều rất cần thiết. Chẳng hạn như cây Vạng hôi hay Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L) Gaertn.) trong thân và lá có độc nên chỉ dùng ngoài trị ngứa, ghẻ, hay làm thuốc đắp tan hạch, rễ lại không độc nên có thể sắc uống trị phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh, đau dạ dày, cảm mạo, sốt rét, viêm gan,... Cây Tim lang (Barringtonia racemosa (L) Spreng.) có rễ trị bệnh sởi, quả trị ho và hen suyễn, nhân hạt trị ỉa chảy, trị đau bụng và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá [6]. Bên cạnh đó người ta còn kết hợp sử dụng nhiều bộ phận của nhiều cây khác nhau, mỗi bộ phận chứa thành phần hoạt chất riêng, và có công dụng riêng nên khi kết hợp lại sẽ trị được những bệnh do nhiều nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, để chữa bệnh đau lưng mỏi gối người ta kết hợp rễ, thân cây Lức Ấn hay Cúc tần (Pluchea indica (L.) Lees.) với thân Đinh lăng, rễ cây Mắc cỡ, rễ Cam thảo dây sắc chung uống 3 lần trong ngày. Qua điều tra phỏng vấn được 41 loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, có nhiều bộ phận được người dân sử dụng: vỏ (thân, cành, rễ), nhựa mủ, rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Trong đó có: - 16 loài sử dụng 1 bộ phận của cây (chiếm 39,02% tổng số loài), - 10 loài sử dụng 2 bộ phận của cây (chiếm 24,39% tổng số loài), - 15 loài sử dụng từ 3 bộ phận trở lên hay toàn cây (chiếm 36,59% tổng số loài). 53 Lá và quả Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) Rễ của loài Lức Ấn (Pluchea indica(L.) Less.) Quả của loài Xu ổi (Xylocarpus granatumJ. Koenig) Cành và lá của loài Mấm đen (Avicennia officinalis L.) Hình 3.4. Một số bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc Trong số các bộ phận được sử dụng thì lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất (23 loài chiếm 56,10% tổng số loài), theo sau đó là toàn cây (11 loài chiếm 26,83%) và thân (10 loài chiếm 24,39%). Neamsuvan và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về cây ngập mặn làm thuốc ở Thái Lan đã thống kê có 9 bộ phận được sử dụng, trong đó toàn cây được sử dụng nhiều nhất theo sau là rễ và lá [39]. Xét về phương diện thuận tiện sử dụng thì lá là bộ phận dễ thu hái và dễ dùng nhất, có thể nhai đắp lên vết thương ngoài, giã lấy nước uống nấu lá tươi hoặc sắc lá khô uống. Rễ ít được sử dụng bởi vì đa số các loài cây ngập mặn làm thuốc là cây thân gỗ, có hệ rễ đâm sâu xuống bùn nên rất khó khai thác. 3.1.3.2. Thống kê cách sử dụng cây thuốc Cây thuốc có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy từng loại bệnh. Qua kết quả điều tra phỏng vấn từ người dân, có 25 loài dùng để ăn hoặc uống, 6 loài vừa dùng ăn hoặc uống vừa dùng ngoài, 9 loài chỉ dùng ngoài. Trong đó, có 29 loài được sử dụng sau khi nấu chín, 19 loài có thể dùng tươi trực tiếp. Trong số những loài dùng để uống có 6 loài 54 được sử dụng bằng cách giã nát lấy nước uống. Trong số những loài có thể dùng ngoài, có 12 loài được sử dụng bằng cách giã nát lá hoặc thân non đắp trực tiếp vào vết thương hoặc vùng da bị tổn thương (xem bảng 3.6). Bảng 3.6. Thống kê các phương thức sử dụng và cách dùng cây thuốc rừng ngập mặn của người dân ở RNM Cần Giờ Phương thức sử dụng Cách dùng Số loài Tổng số Dùng ngoài Giã nát đắp 12 15 Lấy nhựa mủ bôi 1 Nấu nước xông, tắm, gội đầu 2 Dùng để ăn, để uống Giã tươi uống 6 31 Sắc lấy nước uống 18 Nấu chín ăn như rau 4 Ăn sống 3 Có một điều cần lưu ý rằng có một số loài có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng ngoài hoặc để uống, để ăn như rau. Có thể sắc uống, giã uống, tạo thuốc bôi hoặc giã đắp. Chẳng hạn loài Rau mui hay Sơn cúc hai hoa (Melanthera biflora (L.) Wild) có thể dùng để trị phù thũng, nhức mỏi, viêm mũi hoặc trị tiêu chảy bằng cách luộc thân, lá còn non ăn như rau; để trị huyết trắng, di tinh thì rửa sạch và giã nát thân, lá non pha thêm muối uống; để cầm máu thì nhai nát đắp vào vết thương. Trong số 31 loài dùng để ăn, để uống thì có 15 loài dùng khô, 11 loài dùng tươi và 5 loài vừa dùng tươi vừa dùng khô. Những loài dùng ngoài thì phần lớn là dùng tươi bằng cách giã đắp, thường thì các loài trong họ Đước Rhizophoraceae như Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume), Đước xanh (Rhizophora mucronataLam.), Dà vôi (Ceriops tagal (Perr.) C.B.Rob.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam.),... Theo Phan Nguyên Hồng (1999) lá và vỏ của các loài như Đước, Dà, Trang, Vẹt chứa một nguồn tanin rất dồi dào [9]. Theo Dược thảo toàn thư, tanin là những hợp chất polyphenolic có tác dụng làm co và làm se các mô của cơ thể, bằng cách kết hợp và làm kết tủa các protêin, do đó làm ngưng chảy máu và ngăn ngừa sự nhiễm trùng [1], vì vậy việc sử dụng những loài cây này để cầm máu, đắp lên vết thương ngoài da là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Những loài dùng tươi thường là những loài phổ biến, dễ kiếm, có thể thu hái và sử dụng trong ngày chẳng hạn như loài Đước đôi, Bần, Rau mui, Ô rô. 55 3.1.4. Thống kê theo các bệnh và triệu chứng Qua kết quả điều tra phỏng vấn, có 7 nhóm bệnh và triệu chứng được người dân chữa bằng các cây thuốc ngập mặn (Bảng 3.7). Trong đó nhóm cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 13 loài, kế đến là nhóm bệnh ngoài da, cầm máu (11 loài) và nhóm bệnh về cảm sốt, nóng (10 loài). Từ kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa được nhiều loạibệnh và ngược lại có những bệnh phải kết hợp dùng nhiều loại cây mới có hiệu quả tốt. Chẳng hạn như loài Ráng đạiAcrostichum aureum L. Vừa có khả năng trị tiêu chảy lại vừa có thể cầm máu. Có thể nói người dân ở khu vực nghiên cứu sử dụng khá đa dạng các loại cây ngập mặn làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tương tự như các công trình nghiên cứu ở các khu vực khác trong số các nhóm bệnh thì các bệnh về đường tiêu hóa, cảm sốt và ngoài da là những bệnh chủ yếu được người dân chữa trị bằng cây thuốc [12], [14], [26], [39]. Bảng 3.7. Các bệnh được người dân chữa bằng cây ngập mặn làm thuốc ở RNM Cần Giờ Nhóm bệnh Triệu chứng Số loài Chữa bệnh đường tiêu hóa: - Đau bụng, dau dạ dày - Viêm gan, sơ gan - Tiêu chảy, kiết lỵ 13 Chữa bệnh đường tiết niệu, sinh dục - Bí tiểu, thận yếu, phù thũng - Tiểu đường - Huyết trắng, di tinh 8 Chữa bệnh đường hô hấp - Ho - Viêm phế quản - Viêm mũi 3 Chữa bệnh ngoài da, cầm máu - Ghẻ, ngứa - Mụn nhọt, viêm loét - Chảy máu - Chấy 11 Chữa bệnh về thần kinh, xương cốt, nhức mỏi - An thần, dễ ngủ - Đau nhức xương, cơ, đau lưng - Phong thấp, đau khớp - Tê bại 5 56 Chữa cảm sốt, nóng - Cảm - Phát ban, nóng - Sốt rét 10 Giải độc - Rắn cắn - Độc do sứa - Độc do cá Nóc 3 3.1.5. Những cây thuốc được người dân sử dụng phổ biến Trong số 70 người được phỏng vấn thì có 48 người biết về công dụng làm thuốc của các cây ngập mặn. Trong số đó có 29 người là nam giới, 19 người là nữ giới. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn, chúng tôi nhận được 96 phản hồi về công dụng làm thuốc của các loài cây ngập mặn, trong đó có 59 phản hồi từ những người đàn ông, 37 phản hồi của những người phụ nữ (xem phụ lục 13). Hình 3.5. Biểu đồ biểu thị sự chênh lệch về giới tính trong việc sử dụng cây ngập mặn làm thuốc ở khu vực nghiên cứu Như vậy trong việc hiểu biết, sử dụng cây thuốc RNM ở Cần Giờ thì nam giới biết và sử dụng nhiều hơn nữ giới (Hình 3.4). Qua thống kê từ các đợt khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số những thông tin về công dụng làm thuốc như: cầm máu vết thương, chữa đau bao tử, trị rắn cắn hay đau nhức xương khớp là do nam giới cung cấp. Có thể những người này trong quá trình đi rừng hoặc làm việc nặng bị thương, họ sử dụng ngay những cây xung quanh để chữa vết thương nên họ biết và có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc RNM. Chúng tôi đánh giá tính chất sử dụng của cây thuốc có phổ biến hay không căn cứ vào số lượng phản hồi về mỗi loài. Theo đó loài được đề cập nhiều nhất là Lức Ấn (Pluchea 29 59 19 37 0 10 20 30 40 50 60 70 Số người biết Số phản hồi Nam Nữ 57 indica) và Rau mui (Melanthera biflora), Quao nước (Dolichandrone spathacea), Bần ổi (Sonneratia ovata) (Bảng 3.8). Bảng 3.8. Những loài cây thuốc được sử dụng phổ biến ở RNM Cần Giờ STT Tên loài Họ Số phản hổi 1 Lức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.) Asteraceae 7 2 Rau mui (Melanthera biflora (L.) Wild) Asteraceae 7 3 Quao nước (Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem. Bignoniaceae 5 4 Bần ổi (Sonneratia ovataBacker) Sonneratiaceae 4 5 Bần trắng (S. albaSm. ) Sonneratiaceae 4 6 Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) Fabaceae 4 7 Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd.) Combretaceae 4 8 Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume ) Rhizophoraceae 4 9 Ô rô (hoa tím) (Acanthus ilicifolius L.) Acanthaceae 4 10 Xu ổi (Xylocarpus granatumJ. Koenig) Meliaceae 4 3.1.6. Những cây thuốc cần được bảo tồn Hiện nay sự suy giảm đa dạng sinh học đang là một vấn đề nóng bỏng, được chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm. Dân số tăng nhanh, kéo theo đó là sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho nhiều hệ sinh thái bị đe dọa trong đó có RNM, một loại rừng mà trước đây thường rất ít được quan tâm đến việc bảo tồn. Hiện nay trước vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng thì RNM phải được ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo tồn. KDTSQ RNM Cần Giờ là nơi được Nhà nước ta và Thế giới đặc biệt quan tâm, gìn giữ và bảo tồn. Việc xác định những loài cây ngập mặn làm thuốc có trong danh lục những loài cần được bảo vệ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam là cần thiết, từ đó có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ hiệu quả. Đối chiếu với sách đỏ Việt Nam (2007), trong số những loài cây ngập mặn có công dụng làm thuốc, ở khu vực nghiên cứu cóloài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) được xếp hạng Sẽ nguy cấp (VU) do khu vực phân bố bị thu hẹp và loài Chùm lé (Thứ mạt) (Azima sarmentosa(Blume) Benth. & Hook.f.) được xếp hạng Nguy cấp(EN) do suy g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_05_2931225883_3039_1871528.pdf
Tài liệu liên quan