Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Khu Bảo tồn nhiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước trên thế giới 3

1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước ở Việt Nam 14

1.3. Đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 20

1.4. Một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Luông 21

1.4.1. Vị trí địa lý 21

1.4.2. Địa hình 21

1.4.3. Địa chất, đất đai 21

1.4.4. Khí hậu 22

1.4.5. Thủy văn 22

1.4.6. Điều kiện kinh tế - xã hội 23

Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Thời gian nghiên cứu 24

2.2. Địa điểm nghiên cứu 24

2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 30

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.3. Các chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số tương đồng 31

2.3.4. Xử lý số liệu 33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1. Một số các chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm nghiên cứu 34

3.2. Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu 35

3.3. So sánh thành phần loài côn trùng nước giữa các khu vực nghiên cứu 53

3.4. Một số đặc điểm của quần xã côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu 55

 

docx79 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Khu Bảo tồn nhiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. Nước rất trong và sạch, không mùi. Đ2 (Khe Suối Ngài) - Tọa độ: 20o28’16” vĩ độ Bắc, 105o07’01’’ kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 600m, suối có chiều rộng 3 - 5m, độ rộng mặt nước 1- 2m. Suối cạn, nước chảy chậm, lòng suối nhỏ và nông. Nền đáy có đá tảng lớn và trung bình chiếm ưu thế, ngoài ra có nhiều rêu và bèo tấm. Suối đôi chỗ tạo thành những vũng nhỏ, nước đục. Hai bên bờ suối là đồi nương cao 50 - 80m. Đ3 (Suối Ngài) - Tọa độ: 20o28’13’’ vĩ độ Bắc, 105o07’19’’ kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 460m, suối có chiều rộng từ 5 - 7m, độ rộng mặt nước 2 - 3. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, nhiều mùn và lá khô mục. Nước suối bẩn, chảy chậm và đục, tạo thành nhiều vũng nước nhỏ. Suối chảy qua vị trí đi lại của người và gia súc. Hai bên suối phía trên là vách đá có nhiều cây bụi trung bình và nhỏ. Đ4 (Suối Báng) - Tọa độ: 20o28’13’ vĩ độ Bắc, 105o07’32’’kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 405m, độ rộng suối từ 10 - 20m, độ rộng mặt nước 1 - 2m. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, bùn nhão, có rất nhiều mùn, rêu và lá khô. Nước suối chảy chậm, đục và bẩn. Sinh cảnh hai bên ven bờ là ruộng bậc thang. Đây là nơi đi lại của người và gia súc. Đ5 (Suối Mỏ) - Tọa độ: 20o28’18” vĩ độ Bắc, 105o08’04” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 257m, suối có chiều rộng từ 7 - 10m, độ rộng mặt nước từ 3 - 5m. Nước suối trong, có tốc độ dòng chảy khá mạnh và tạo thành các vũng lớn (chủ yếu là cát và đất ở nền đáy). Nền đáy là đá tảng lớn chiếm ưu thế xen lẫn đá nhỏ và sỏi, rất ít mùn thực vật và không có rác thải. Sinh cảnh hai bên chủ yếu là tre nứa và cây bụi. Đ6 (Thác Hiêu) - Tọa độ: 20o 28’00’’ vĩ độ Bắc, 105o13’23” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 172m, suối có chiều rộng 7- 15m, độ rộng mặt nước 3 - 5m, độ sâu của nước từ 10 - 30cm. Nền đáy suối chủ yếu là đá tảng lớn, ngoài ra còn có mùn, cát và nhiều lá rụng. Nước suối trong có tốc độ dòng chảy trung bình. Suối tạo thành các vũng nước nhỏ. Sinh cảnh hai bên bờ là tre nứa và cây bụi, gần khu dân cư. Đ7 (Suối trong rừng) Độ cao so với mặt nước biển là 160m, suối có chiều rộng 5 - 7m, độ rộng mặt nước 3 -5m. Nền đáy suối chủ yếu là sỏi nhỏ, cát và mùn thực vật. Nước suối trong, tốc độ dòng chảy chậm. Hai bên bờ suối có nhiều loại cây rừng. Đ8 (Suối Bản Nủa) - Tọa độ: 20o 30’09’’ vĩ độ Bắc, 105o 09’42’’ kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 141m, suối có chiều rộng 7 - 10m, độ rộng mặt nước 5 - 7m. Suối khá cạn nước, tốc độ dòng chảy chậm. Nền đáy suối chủ yếu là đá cuội nhỏ, cát, nhiều mùn và rác thải. Sinh cảnh ven bờ là ruộng lúa và nhà dân. Điểm thu mẫu nằm trong khu dân cư, người dân dùng suối là nơi chăn nuôi gia cầm. Đ9 (Suối Nậm Khanh) - Tọa độ: 20o27’44’’ vĩ độ Bắc, 105 o12’59’’ kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 123m. Độ rộng suối là 7 - 8m, độ rộng mặt nước từ 5 - 7 m. Nước suối tương đối trong, tốc độ dòng chảy nhanh. Nền đáy chủ yếu là đá trung bình và nhỏ, ngoài ra có đá cuội, cát. Sinh cảnh hai bên bờ gần như không có cây thủy sinh với 1 bên là ruộng lúa và một bên là đường đi. Suối chịu tác động nhiều do chăn thả vịt và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Đ10 (Suối Nậm Khanh) - Tọa độ: 22 o27’41” vĩ độ Bắc, 105o12’46” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 120m, chiều rộng của suối từ 12 - 15m, độ rộng mặt nước 7 - 10m. Nền đáy suối chủ yếu là đá cuội nhỏ và trung bình. Ngoài ra có cát, nhiều rêu và mùn thực vật, đồng thời xuất hiện nhiều rác. Nước suối đục và bẩn, sâu khoảng 10 - 30cm. Tốc độ dòng chảy trung bình. Sinh cảnh hai bên bờ là núi đất cao khoảng 50 - 80m, cách đường đi và khu canh tác của dân địa phương khoảng 100m. Suối chịu nhiều tác động do hoạt động chăn thả gia cầm ở bờ suối và nước thải sinh hoạt của người dân địa phương. Đ11 (Suối Nậm Khanh) - Tọa độ: 20 o27’42” vĩ độ Bắc, 105o12’44” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 111m, chiều rộng của suối là 7 - 10m, độ rộng mặt nước 5 - 7m, độ sâu của nước 15 - 30cm. Nước suối chảy chậm, một bên suối là rừng tre, nứa, gỗ nhỏ và trung bình, một bên là ruộng lúa. Nền đáy chủ yếu là đá tảng trung bình, nhiều cát, mùn và rêu. Suối phân nhánh chảy sâu vào rừng. Nước suối đục do người dân địa phương chăn nuôi gia cầm và thải nước sinh hoạt. Đ12 (Suối Tả Phài) - Tọa độ: 20o27’32” vĩ độ Bắc, 105o 11’01” kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 99m, chiều rộng của suối từ 12 - 15m, độ rộng mặt nước từ 7 - 10m. Tốc độ dòng chảy nhanh. Nền đáy nhiều đá tảng lớn, sỏi cuội và ít mùn, xen kẽ những vũng nước nhỏ và sâu. Ngoài ra, có nhiều cây bụi nhỏ mọc giữa lòng suối, có nhiều mùn bã thực vật và cành cây khô mục. Nước suối đục và nhiều rêu. Đầu nguồn bị ngăn đập, một bên là đường đi, một bên là ruộng lúa, cách 2m là khu dân cư sinh sống. Do đó suối có rất nhiều rác thải sinh hoạt của dân địa phương. Đ13 (Sông Mã) - Tọa độ: 20o21’47” vĩ độ Bắc, 105o12’40” kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 85m, suối có chiều rộng 20 - 30m, độ rộng mặt nước là 7- 10m. Nền đáy có nhiều đá nhỏ xen lẫn cát sỏi, mùn và nhiều rong rêu. Nước suối hơi đục, tốc độ dòng chảy trung bình, có nơi nước chảy siết và mạnh. Lòng suối có nhiều cây thủy sinh và mùn bã thực vật. Sinh cảnh ven bờ là núi đất gồm nhiều tre nứa và khu dân cư. Nước suối được dân địa phương sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Đ14 (Suối Nủa) - Tọa độ: 20o 24’03” vĩ độ Bắc, 105o 11’57” kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 65m, suối rộng khoảng 17 - 20, độ rộng mặt nước 10 - 15m. Nền đáy có đá cuội trung bình và nhỏ chiếm ưu thế, lòng suối bằng phẳng, nhiều rong rêu. Nước trong, không mùi và chảy nhanh. Sinh cảnh hai bên là khu dân cư. Đ15 (Suối Nủa) - Tọa độ: 20o 24’ 00” vĩ độ Bắc, 1050 11’53” kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nước biển là 63m, độ rộng suối khoảng 15 - 20m, độ rộng mặt nước 7 - 10m. Suối có nền đáy chủ yếu là đá cuội nhỏ. Nước tương đối sạch và trong. Hai bên ven bờ là ruộng lúa và khu dân cư. Suối chịu nhiều tác động từ hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương. Đ16 (Suối Già) - Tọa độ: 20o24’07” vĩ độ Bắc, 105o12’00” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 60m, suối rộng khoảng 15 - 25m, độ rộng mặt nước 12 - 15m. Nền đáy chủ yếu là đá tảng trung bình và nhỏ, nhiều rêu. Nước suối trong, tốc độ dòng chảy tương đối nhanh, nhiều chỗ tạo thành các vũng nhỏ, sâu khoảng 20 - 50cm do người dân xếp đá ngăn thành các dòng nhỏ sử dụng cho tưới tiêu. Có dấu hiệu chăn thả gia súc và gia cầm. Đ17 (Suối Già) - Tọa độ: 20o24’10” vĩ độ Bắc, 105o12’01” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 59m, suối rộng khoảng 10 - 12m, độ rộng mặt nước 5 - 7m, độ sâu khoảng 5 - 20cm. Nước suối trong, sạch, tốc độ dòng chảy nhanh. Hai bên bờ suối là cây bụi, cách 1,5m là khu vực canh tác của người dân địa phương. Lòng suối nông, bằng phẳng, chủ yếu là đá cuội nhỏ và trung bình. Suối là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho người dân ven bờ. Đ18 (Suối Già) - Tọa độ: 20o24’12” vĩ độ Bắc, 105o11’58” kinh độ Đông Độ cao so với mặt nước biển là 57m. Độ rộng của suối là 20 - 25m, mặt nước rộng khoảng 10 - 15m, độ sâu khoảng 9 - 20cm. Nền đáy bằng phẳng, chủ yếu là đá cuội nhỏ. Tốc độ dòng chảy trung bình. Nước suối trong và sạch, có nhiều cây thủy sinh, bèo hoa dâu. Sinh cảnh hai bên suối là khu canh tác của người dân địa phương. (Nguồn: puluong.org.vn) Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và các điểm thu mẫu 2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mẫu côn trùng nước thu được tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa để phân tích và định loại. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng bộ mẫu côn trùng nước được lưu trữ tại Bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội để so sánh và phân loại. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên Trước khi thu mẫu, chúng tôi tiến hành đo một số chỉ số thủy lý, hóa học của nước tại khu vực nghiên cứu bằng máy đo 6 chỉ tiêu WQC - 22A, TOA, Japan. Quá trình thu mẫu, cần thu mẫu định tính và mẫu định lượng ở các điểm điều tra dọc theo hệ thống suối trong khu vực nghiên cứu. Chọn điểm có thể thu được mẫu định lượng để thu trước sau đó mới thu mẫu định tính để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu định lượng. Mẫu được thu theo phương pháp của Edmunds et al., (1976) và McCafferty (1983), Nguyễn Văn Vịnh (2003). Thu mẫu định tính - Dụng cụ thu mẫu định tính bao gồm vợt ao (Pond net) và vợt cầm tay (Hand net). - Việc thu mẫu được tiến hành bằng cách đặt miệng vợt ngược dòng nước, dùng chân đạp nền đáy một lúc cho côn trùng nước theo dòng chảy đi vào trong lưới. Ở những nơi có cây bụi thủy sinh dùng vợt sục vào các cây bụi đó và các rễ cây ven bờ suối, với những nền đáy có đá lớn thì ta nhấc đá lên và bắt mẫu bằng panh một cách nhẹ nhàng để tránh làm nát mẫu, ở những vùng nước nhỏ hoặc dòng chảy hẹp thì việc thu mẫu được thực hiện bằng vợt cầm tay. Thu mẫu định lượng - Dụng cụ thu mẫu định lượng bao gồm lưới Surber (0,5m x 0,5m; kích thước mắt lưới 0,2mm). - Sử dụng lưới Surber lấy 2 mẫu: một mẫu nơi nước đứng và một mẫu nơi nước chảy. Mẫu vật sau khi lấy cần đãi bớt bùn đất và rác. Do côn trùng nước có cơ thể mềm, dễ nát nên phải nhẹ nhàng và nhặt sơ qua mẫu ngay tại thực địa. Mẫu vật sau khi được nhặt sạch sẽ được định hình trong cồn 700, ghi etiket đầy đủ và đem về phân tích, định loại và lưu trữ tại phòng Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. b) Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Phương pháp nhặt mẫu: mẫu được rửa sạch cho ra khay. Dùng panh nhỏ nhặt hết các ấu trùng và thiếu trùng côn trùng nước cần nghiên cứu cho vào lọ và bảo quản trong cồn 700. - Dụng cụ phân tích gồm: kính hiển vi, kính lúp, đĩa Petri, lam kính, lamen, kim nhọn, panh - Phân loại mẫu vật: mẫu vật được phân loại theo các khóa định loại được công bố trong và ngoài nước của Nguyễn Văn Vịnh (2003), Cao Thị Kim Thu (2002), Hoàng Đức Huy (2005), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001), Meritt R. W. và Cummins K. W. (1996), Morse J. C., Yang L. & Tian L. (1994). Phương pháp xác định nhóm dinh dưỡng chức năng (Functional Feeding Group) dựa vào tài liệu của Morse và cộng sự (1994), Merritt và Cummins (1996). 2.3.3. Các chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số tương đồng Các chỉ số đa dạng sinh học (ĐDSH) được sử dụng trong nghiên cứu là: chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) và chỉ số Margalef (chỉ số d). + Chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) nhằm xác định lượng thông tin hay tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Chỉ số này được tính bằng cách lấy số lượng cá thể của một đơn vị phân loại chia cho tổng số cá thể trong mẫu, sau đó nhân với logarit của tỷ số đó. Tổng các đơn vị phân loại cho chỉ số đa dạng. Công thức để tính chỉ số này là: Với : H’: chỉ số đa dạng loài s: số lượng loài N: số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu ni: số lượng cá thể của loài i Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon - Weiner là số lượng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số lượng loài càng cao thì chỉ số H’ càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số đa dạng loài được xác định thông qua hàm số Shannon – Weiner [3]. Từ kết quả tính toán, có thể nhận xét về mức độ đa dạng theo các cấp sau đây - Nếu chỉ số đa dạng > 3: ĐDSH tốt và rất tốt - Nếu chỉ số đa dạng từ 1 - 3: ĐDSH khá - Nếu chỉ số đa dạng < 1: ĐDSH kém và rất kém + Chỉ số Margalef (chỉ số d) là chỉ số được sử dụng rộng rãi để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài, chỉ số Margalef được xác định khi biết số loài và số lượng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Chỉ số này được tính bằng cách lấy số loài của đợt thu mẫu trừ đi 1 rồi chia cho logarit cơ số 10 của tổng số cá thể thu được [3]. Chỉ số đa dạng được tính theo công thức: Trong đó d: chỉ số đa dạng Margalef S: số loài trong mẫu N: tổng số cá thể Ngoài ưu điểm là dễ sử dụng để xác định tính đa dạng cho các nhóm sinh vật khác nhau của quần xã, chỉ số Margalef (chỉ số số d) còn được áp dụng để phân loại mức độ ô nhiểm của các thủy vực. + Chỉ số loài ưu thế Trong đó: n1: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ nhất n2: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ hai N: tổng số cá thể trong điểm thu mẫu + Chỉ số tương đồng (chỉ số Jacca - Sorensen) được chúng tôi sử dụng để đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu. Chỉ số này được tính theo công thức [3]: Trong đó: a: số loài trong điểm thu mẫu thứ nhất b: số loài trong điểm thu mẫu thứ hai c: số loài chung cho cả hai điểm thu mẫu K nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị K càng gần 1 thì mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu càng lớn. Các giá trị của K tương ứng với mức tương đồng như sau [3]: 0,00 - 0,20: gần nhau rất ít 0,21 - 0,40: gần nhau ít 0,41 - 0,60: gần nhau 0,61 - 0,80: gần nhau nhiều 0,81 - 1,00: rất gần nhau 2.3.4. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft office exel 2007 và phần mềm Primer 6. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số các chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm nghiên cứu Trước khi thu mẫu, chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ số thủy lý, hóa học của nước tại các điểm điều tra bằng máy WQC - 22A, TOA, Japan. Trong các chỉ số thủy lý, hóa học hai chỉ số nhiệt độ nước và độ pH được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Một số chỉ số thủy lý, hóa tại các điểm thu mẫu Điểm thu mẫu Độ cao (m) Độ rộng suối (m) Độ rộng mặt nước (m) Nhiệt độ nước (oC) pH Đ1 627 2 - 7 1 - 5 17,4 7,32 Đ2 600 3 - 5 1 - 2 19,0 7,42 Đ3 460 5 - 7 2 - 3 18,4 7,51 Đ4 405 10 - 20 1 - 2 21,0 7,29 Đ5 257 7 - 10 3 - 5 20,1 7,23 Đ6 172 7 - 15 3 - 5 24,2 8,12 Đ7 160 5 - 7 3 - 5 25,4 6,17 Đ8 141 7 - 10 5 - 7 23,3 7,60 Đ9 123 7 - 8 5 - 7 24,6 7,76 Đ10 120 12 - 15 7 - 10 25,6 8,04 Đ11 111 7 - 10 5 - 7 25,3 8,04 Đ12 99 12 - 15 7 - 10 25,4 7,76 Đ13 85 20 - 30 7 - 10 23,5 7,80 Đ14 65 17 - 20 10 - 15 27,4 8,15 Đ15 63 15 - 20 7 - 10 27,8 8,20 Đ16 60 15 - 20 12 - 15 25,5 7,92 Đ17 59 10 - 12 5 - 7 26,0 7,77 Đ18 57 20 - 25 10 - 15 24,5 7,83 Các điểm thu mẫu được kí hiệu từ Đ1 đến Đ18 theo thứ tự độ cao giảm dần. Điểm Đ1 cao nhất (627m so với mực nước biển) và Đ18 thấp nhất (57m so với mục nước biển). Do thời gian thu mẫu vào tháng 3 đang là mùa khô nên hệ thống suối ở đây khá cạn, nhiều điểm chỉ còn là một khe nước nhỏ. Độ rộng mặt nước chỉ bằng khoảng 20 - 75% độ rộng của suối. Kết quả đo giá trị pH dao động từ 6,17 đến 8,20. Nhìn chung, độ pH không khác nhau nhiều giữa các điểm thu mẫu. Hình 2. Sự biến thiên nhiệt độ tại các điểm nghiên cứu Kết quả đo nhiệt độ cho thấy khi càng lên cao thì nhiệt độ nước càng giảm rõ rệt. Ở độ cao 57m là 24,5oC nhưng khi lên đến độ cao 627m nhiệt độ nước giảm xuống chỉ còn khoảng 17,4 oC. Sự biến thiên về nhiệt độ của nước suối tại các điểm điều tra được thể hiện ở hình 2. 3.2. Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích mẫu vật thu được tại hệ thống suối ở Khu BTTN Pù Luông vào tháng 3 năm 2012 đã xác định được 173 loài thuộc 144 giống, 70 họ của 9 bộ côn trùng nước. Trong đó, bộ Phù du chiếm ưu thế với 40 loài (23,1%), tiếp đến là bộ Cánh lông 39 loài (22,5%), bộ Cánh nửa xác định được 26 loài (15%), bộ Cánh cứng 20 loài (11,6%), bộ Chuồn chuồn là 19 loài (11%), bộ Cánh úp là 7 loài (4%), bộ Hai cánh là 17 loài (9,8%), bộ Cánh vảy là 4 loài (2,3%). Riêng bộ Cánh rộng chỉ có 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ chiếm 0,7%. Sự khác nhau về số lượng và tỷ lệ các loài, giống và họ giữa các bộ côn trùng nước được thể hiện trong (Bảng 2, Hình 3). Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu STT Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phù du 8 11,4 27 18,7 40 23,1 3 Chuồn chuồn 9 12,9 18 12,5 19 11 2 Cánh úp 2 2,9 7 4,9 7 4 4 Cánh nửa 13 18,6 25 17,4 26 15 5 Cánh cứng 10 14,3 20 13,9 20 11,6 8 Cánh rộng 1 1,3 1 0,6 1 0,7 7 Hai cánh 10 4,3 17 11,8 17 9,8 6 Cánh lông 15 21,4 25 17,4 39 22,5 9 Cánh vảy 2 2,9 4 2,8 4 2,3 Tổng 70 100 144 100 173 100 Hình 3. Tỷ lệ số loài theo từng bộ tại khu vực nghiên cứu Khi so sánh với các nghiên cứu về đa dạng sinh học ở các Vườn Quốc gia khác tại Việt Nam trước đây của Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001, 2008), Jung S. W. et al. (2008), Yeon Jae Bae et al. (2008), Cao Thị Kim Thu (2008), Nguyễn Văn Hiếu (2009), Nguyễn Thị Minh Huệ (2009) nhận thấy kết quả hoàn toàn phù hợp khi số lượng loài của các bộ Phù du, Cánh lông, Cánh cứng luôn chiếm ưu thế ở các thủy vực dạng suối. Bộ Cánh rộng và bộ Cánh vảy rất ít gặp, thường chỉ thu được 1- 3 loài. Để làm rõ hơn tính đa dạng của côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phân tích về thành phần loài cũng như mật độ phân bố của mỗi bộ côn trùng nước tại các điểm thu mẫu trên hệ thống suối của Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa được trình bày chi tiết dưới đây. Bộ Phù du (Ephemeroptera) Bộ Phù du là một trong số các bộ có số lượng loài lớn nhất gồm 40 loài thuộc 27 giống của 8 họ và số lượng cá thể phong phú nhất trong các điểm thu mẫu (Bảng 2, Bảng 3). Tuy nhiên, sự đa dạng về thành phần loài cũng như sự phân bố các cá thể ở mỗi họ là khác nhau. Họ Batidae xác định được 11 loài và là họ chiếm ưu thế trong bộ Phù du. Tuy nhiên chỉ có ba loài Baetiella trispinata, Platybaetis edmundsi và Platybaetis bishop là được xác định cụ thể, các loài còn lại đều chưa xác định được tên. Qua phân tích đặc điểm hình thái của các loài này, chúng có nhiều đặc điểm khác biệt rõ rệt với các loài đã biết, nhưng xác định cụ thể đến tên loài cần có những nghiên cứu sâu hơn. Các loài thuộc họ này có phân bố khá rộng, trong 11 loài thuộc họ này có 4 loài thu được ở hầu hết các điểm nghiên cứu trải đều từ khu vực đầu nguồn đến cuối nguồn của suối, bao gồm các loài như Baetis sp. 1, Baetis sp. 2, Nigrobaetis sp.2, Platybaetis edmundsi. Ngược lại, một số loài chỉ tìm thấy ở các điểm thu mẫu thuộc khu vực đầu nguồn của suối như Acentrella sp. 2, Baetiella trispinata, Baetiella sp.1 và Heterocloen sp. 1. Trong khi, loài Platybaetis bishopi không thu được ở khu vực giữa nguồn cũng như loài Procloen sp. 1 không thấy xuất hiện ở khu vực cuối nguồn của hệ thống suối tại khu vực nghiên cứu. Tiếp theo là họ Heptageniidae có số lượng loài khá phong phú ở khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích xác định được 9 loài thuộc 7 giống đều đã được định tên đầy đủ. Trong đó, loài Ecdyonurus cervina chiếm ưu thế ở tất cả các điểm thu mẫu. Về phân bố giữa các loài cũng có sự khác biệt rõ ràng. Đa số các loài thuộc họ này có phân bố chủ yếu ở các suối đầu nguồn do chúng thường ưa những nơi nước trong sạch và ít bị ô nhiễm. Một số loài như Thalerosphyrus vietnamensis, Afronurus mnong và Rhithrogeniella tonkinensis có xu hướng giảm dần mật độ theo độ cao và chiếm chiếm ưu thế ở những suối có độ cao thấp hơn. Tại khu vực nghiên cứu cũng xác định được 7 loài của họ Leptophlebiidae và 5 loài của họ Ephemerellidae, cả hai họ này có phân bố đồng đều ở khu vực đầu nguồn của suối đến khu vực cuối nguồn, tuy nhiên tần suất bắt gặp ở khu vực đầu nguồn ít hơn. Họ Caenidae và họ Ephemeridae mỗi họ xác định được 3 loài ở khu vực nghiên cứu, các họ này thường phân bố ở thủy vực nước đứng và chiếm ưu thế ở khu vực giữa nguồn của suối. Trong khi, họ Polymitarcyidae và Potamanthidae chỉ có 1 loài, phân bố rất hẹp. Mẫu vật thu được tại 1 điểm thuộc khu vực đầu nguồn Đ1 (627m) đối với họ Polymitarcyidae và khu vực cuối nguồn Đ13 (65m) với họ Pothamanthidae (Bảng 3). Nhìn chung, thành phần loài Phù du tại khu vực nghiên cứu đa phần là những loài phân bố rộng, phổ biến tại các thủy vực dạng suối miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Vịnh, 2003). Bộ Chuồn chuồn (Odonata) Bộ Chuồn chuồn khá đa dạng về số lượng họ nhưng lại có rất ít loài và giống. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài tại các điểm điều tra đã xác định được 19 loài thuộc 18 giống của 9 họ. Tuy nhiên, do các nghiên cứu phân loại học về thiếu trùng Chuồn chuồn ở nước ta còn rất hạn chế nên trong nghiên cứu này đa số các loài chưa được định tên đầy đủ. Theo kết quả phân tích được thì họ Gomphidae chiếm ưu thế nhất về số lượng loài bao gồm 8 loài thuộc 8 giống khác nhau và chỉ có 1 loài được định danh là Melligomphus ardens (Needham). Trong nghiên cứu này cũng đã xác định được họ Corduliidae, Macromiidae và Calopterygidae có mỗi họ 2 loài. Các họ khác như Chlorolestidae, Cordulegastridae, Euphaeidae, Lestidae và Libellulidae đều chỉ thu được 1 loài duy nhất. Về phân bố có sự khác nhau rõ rệt giữa các loài cũng như các họ với nhau. Họ Gomphidae không chỉ chiếm ưu thế về số lượng loài mà các loài trong họ này cũng có phân bố rộng nhất trong bộ Chuồn chuồn. Các loài Melligomphus ardens (Needham), Lamelligomphus sp., Heliogomphus sp., Ophiogomphus sp. và Phaenandrogomphus sp. được tìm thấy ở hầu hết các điểm điều tra trong khi đó Merogomphus sp., Sieboldius sp. và Sinictinogomphus sp. có phân bố hẹp hơn, chỉ bắt gặp ở khu vực giữa nguồn hoặc cuối nguồn của suối. Tiếp theo là họ Euphaeidae và họ Macromiidae cũng có phân bố khá rộng tại khu vực nghiên cứu. Các họ còn lại có phân bố hẹp, chỉ xuất hiện ở một khu vực nhất định như họ Calopterygidae chỉ thu được ở khu vực đầu nguồn, họ Libellulidae và Cordulegastridae thu được ở khu vực giữa nguồn trong khi cuối nguồn có sự chiếm ưu thế của các loài thuộc họ Chlorolestidae và họ Lestidae (Bảng 3). Bộ Cánh úp (Plecoptera) Từ kết quả phân tích cho thấy, tại khu vực nghiên cứu đã xác định được bộ Cánh úp gồm 7 loài thuộc 7 giống của 2 họ (Bảng 2, Bảng 3). Trong đó, họ Perlidae là họ có số lượng loài và giống lớn nhất, cũng trong họ này loài Tetropina sp.1 chiếm ưu thế ở tất cả các điểm thu mẫu. Các loài khác chỉ phân bố thưa thớt và rải rác ở từng nhóm độ cao khác nhau. Họ Nemouridae chỉ xác định được 2 loài và phân bố hẹp ở điểm Đ5 (257m) và Đ6 (172m). Tại điểm Đ10 (120m), Đ14 (65m), Đ18 (57m) của khu vực nghiên cứu chưa thu được mẫu của Cánh úp. Nhìn chung, hầu hết các loài trong bộ này tìm thấy chủ yếu ở những nơi nước chảy dọc theo các điểm điều tra và có phân bố ưu thế ở những suối thuộc khu vực cuối nguồn của hệ thống suối. Và dường như số lượng loài xác định được giảm dần khi độ cao suối giảm xuống. Điều này phù hợp với các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bộ Cánh úp cho rằng chúng rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường, ưa sống ở những nơi nước trong sạch. Bộ Cánh nửa (Hemiptera) Kết quả điều tra về thành phần loài Cánh nửa tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 26 loài thuộc 25 giống, 13 họ (Bảng 2). Các loài này đa số mới chỉ xác định đến giống, trong số 26 loài có 7 loài đã được định tên đầy đủ bao gồm Aphelocheirus robustus (Aphelocheridae), Sigara paivai (Corixidae), 2 loài Ptilomera hemmingseni, P. tigrina (Gerridae), Hyrcanus varicolor (Hebridae), Hydrometra gilloglyi (Hydrometridae), Enithares metallica (Notonectidae). Về số loài thu được trong mỗi họ khá thấp, trung bình chỉ khoảng 2 - 3 loài một họ, duy nhất có họ Helotrephidae và Gerridae chiếm ưu thế hơn cả. Về phân bố, các loài thuộc bộ Cánh nửa phân bố tương đối đồng đều, xuất hiện đa phần ở nơi nước chảy. Các họ Aphelocheridae, Corixidae, Helotrephidae và Naucoridae có phân bố rộng nhất trong bộ này tại khu vực nghiên cứu thu được mẫu vật ở hầu hết các điểm thuộc đầu nguồn đến cuối nguồn của suối. Họ Nepidae không thu được mẫu tại khu vực đầu nguồn của suối, khu vực giữa nguồn không thấy sự xuất hiện của các loài thuộc họ Hebridae. Trong khi, Hydrometridae và Pleidae chỉ thu được ở khu vực giữa nguồn của suối. Các họ còn lại chiếm ưu thế ở các điểm đầu nguồn của hệ thống suối tại khu vực nghiên cứu (Bảng 3). Bộ Cánh cứng (Coleoptera) Bộ Cánh cứng là một trong các bộ có thành phần loài phong phú tại khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy bộ Cánh cứng bao gồm 20 loài thuộc 20 giống, 10 họ (Bảng 2). Số loài thu được trong mỗi họ khá thấp: họ Psephenidae chiếm ưu thế với 5 loài, tiếp đến là các họ Dytiscidae, Elmidae và Hydrophilidae mỗi họ đều có 3 loài, các họ còn lại chỉ xác định được 1 loài. Về phân bố, các loài trong bộ này bắt gặp ở tất cả các điểm điều tra, ở nơi nước chảy cũng như nước đứng và có xu hướng giảm dần từ khu vực đầu nguồn đến cuối nguồn của hệ thống suối tại khu vực nghiên cứu. Trong số 10 họ xác định được tại khu vực nghiên cứu nhận thấy họ Elmidae và Scirtidae có phân bố ở cả ba khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của hệ thống suối, các họ khác có phân bố hẹp hơn rất nhiều như họ Dryopidae, Gyrinidae và Ptilodactylidae chỉ bắt gặp ở những suối đầu nguồn, họ Haliplidae phân bố rải rác ở suối giữa nguồn và họ Staphylinidae chỉ bắt gặp ở khu vực các suối cuối nguồn (Bảng 3). Bộ Cánh lông (Trichoptera) Đây là bộ có độ đa dạng về thành phần loài đứng thứ hai sau bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu với 39 loài thuộc 25 giống. Nhưng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluanvanthacsi_dinhdangword_159_4563_1869841.docx
Tài liệu liên quan