Luận văn Phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường THCS

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU Trang

Lí do chọn đề tài. 1

Lịch sử vấn đề . 8

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 10

Phương pháp nghiên cứu. 10

Giới hạn của đề tài . 11

Đóng góp của luận văn. 11

Bố cục của luận văn . 12

CHƢƠNG 1:

VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN BẬC THCS

1.1 Vai trò, vị trí của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn.13

1.2 Văn bản nhật dụng

1.2.1 Khái niệm văn bản nhật dụng. 14

- Nhật dụng

- Văn bản nhật dụng

1.2.2 Đặc điểm chung của văn bản nhật dụng . 15

1.2.3 Nội dung nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS

1.2.3.1 Chủ đề chung của chương trình . 16

1.2.3.2 Nội dung cụ thể của các văn bản . 16CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Ở TRƢỜNG THCS

2.1 Phương pháp và phương pháp dạy học :

2.1.1 Khái niệm Phương pháp ( PP ). 27

2.1.2 Khái niệm Phương pháp dạy học ( PPDH ) . 27

2. 2 Phương pháp dạy VBND

2.2.1 Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan . 28

2.2.2 Dạy - học tích cực. 40

2.2.2.1 Dạy học hợp tác. 42

2.2.2.2 Dạy học theo dự án. 49

2.2.2.3 Thuyết trình . 55

2.2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy . 58

2.2.3 Kết hợp dạy VBND với dạy học “Chủ đề tự chọn” và “Chương

trình địa phương” . 62

2.2.4 Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá. 70

2. 3 Phương pháp học VBND

2.3.1 Đọc – hiểu VBND . 74

2.3.2 Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, phân tích và tổng hợp

tư liệu, hỗ trợ quá trình học VBND . 76

2.3.3 Tự học và học tập hợp tác. 79

CHƢƠNG 3:

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1 Tổ chức thực nghiệm. 81

3.2 Kết quả thực nghiệm . 82

3.2.1 Về nhận thức và phương pháp giảng dạy của đội ngũ GV 82

3.2.2 Về năng lực tiếp nhận VBND của HS. 913.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm . 103

3.4 Một số kiến nghị. 104

3.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm . 105

3.5.1 Giáo án Ngữ văn 6. 105

3.5.2 Giáo án Ngữ văn 7. 114

3.5.3 Giáo án Ngữ văn 8. 127

3.5.4 Giáo án Ngữ văn 9. 136

KẾT LUẬN

1. Những vấn đề mà luận văn đã giải quyết được . 146

2. Hướng phát triển của đề tài . 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1. Giáo án thực nghiệm. 153

2. Mẫu phiếu khảo sát thực tế D&H VBND ở trường THCS . 169

3. Phiếu khảo sát thực tế D&H VBND ở trường THCS . 178

4. DVD tư liệu hỗ trợ việc dạy – học VBND

pdf212 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung bao quát toàn bộ nội dung nhật dụng trong chƣơng trình 4 khối lớp, cũng có thể chỉ chọn nội dung nhật dụng trong VB của khối 8 hoặc 9, rộng hơn có thể xây dựng chƣơng trình CĐTC theo đề tài mà VBND hƣớng đến: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, di tích lịch sử,chiến tranh và hòa bình, dân số, quyền trẻ em, thuốc lá và tác hại của các tệ nạn xã hội khác 2.2.3.3 Tiến trình tổ chức dạy học CĐTC và CTĐP : VBND hƣớng đến những vấn đề mà cộng đồng, xã hội và thế giới cùng quan tâm, thế nên việc xây dựng nội dung chƣơng trình dạy học CĐTC và CTĐP trở nên gần gũi và có tính thống nhất với nhau. Thiết kế tốt nội dung CTĐP cho phần dạy VBND sẽ là cơ sở tốt cho việc triển khai lựa chọn chủ đề cho việc dạy CĐTC trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 8, 9. 68 Với việc triển khai dạy CĐTC hoặc CTĐP là các bài học mới nhằm mở rộng đề tài nhật dụng ngoài chƣơng trình chính khóa ( chẳng hạn: tài nguyên, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, hội nhập ), hoặc để đáp ứng yêu cầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức các VBND, GV cần giới thiệu trƣớc đề tài và hƣớng dẫn HS cách tiếp cận, xử lí nguồn thông tin, tƣ liệu để có đƣợc những hiểu biết ban đầu đối với nội dung sẽ học hoặc ôn lại tri thức đã học, đồng thời lấy đó làm cơ sở cho hoạt động hợp tác học tập tại lớp nhƣ thảo luận, thuyết trình, sắm vai, trình bày dự án ( thời gian triển khai đề tài cần đƣợc thực hiện trƣớc khi bắt đầu học theo thời khóa biểu của trƣờng từ 7 đến 10 ngày ). PP tổ chức hoạt động dạy học này cũng dựa vào PPDH bộ môn Ngữ văn. Về cơ bản, giờ học trên lớp, GV có thể thực hiện theo tiến trình sau: - Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học. - Hoạt động 2: Hƣớng dẫn HS tiếp nhận các thông tin, tƣ liệu bổ sung, và thảo luận, trao đổi nhóm ( nếu đó là hoạt động hợp tác ) về các vấn đề nhật dụng đã nêu trong phần chuẩn bị ở nhà của HS; hoặc từ thông tin, tƣ liệu nhật dụng liên quan đến các đề tài, GV yêu cầu các HS đọc, xử lí thông tin và có phân tích, nhận xét về vấn đề nhật dụng ( nếu đó là hoạt động cá nhân ). - Hoạt động 3: Yêu cầu cá nhân HS hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả trao đổi của nhóm. - Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá kết quả giờ học, sau đó yêu cầu HS nộp kết quả bài thu hoạch, bài sƣu tầm hoặc các tƣ liệu bổ sung mà các em đã thực hiện để chấm điểm cho bài học CĐTC hoặc CTĐP; chú ý rút kinh nghiệm chung cho HS khi tham gia học các CĐTC và CTĐP. Với việc triển khai dạy CTĐP phần VBND mà nội dung dạy học gắn với các đề tài văn hóa truyền thống, hoạt động xã hội, GV nên kết hợp với hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp để giao dự án và hƣớng dẫn cho các nhóm HS thực hiện dự án liên quan đến đề tài nhật dụng 69 đã chọn. Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho HS tham dự hoặc đi tham quan các chƣơng trình lễ hội dân gian tại địa phƣơng (nhƣ lễ hội đua ghe, lễ hội cồng chiêng Tây nguyên, đấu vật, hát quan họ, hát then, đờn ca tài tử, festival văn hóa, ), các chƣơng trình hành động hay lễ kỉ niệm văn hóa, lịch sử lớn tại địa phƣơng (hành trình về nguồn, hành trình đến với bảo tàng, đi bộ đồng hành vì nạn nhân chất độc màu da cam, kỉ niệm 1000 năm Thăng Long ). Nếu không có điều kiện tham gia và tham quan trực tiếp, hoặc thời gian tổ chức học không phù hợp với thời điểm, thời gian tổ chức của các lễ hội, các sự kiện văn hóa XH, GV có thể giới thiệu các nội dung nhận dụng sẽ học qua phƣơng tiện nghe nhìn (sử dụng hình ảnh, băng Video hoặc đĩa VCD, DVD, hoặc liên kết trực tiếp với Internet để có thể hƣớng dẫn HS vào các trang web, các bài viết hay thông tin liên quan đến nội dung nhật dụng đang học). Đối với các trƣờng mà điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, nhất là chƣa có sự trang bị CNTT, GV cần sử dụng hoặc hƣớng dẫn HS tìm kiếm ảnh chụp, tranh vẽ hoặc chọn những thông tin cần thiết từ báo chí, tƣ liệu, từ áp phích, tờ rơi tuyên truyền về các hoạt động XH của địa phƣơng cũng nhƣ các hoạt động chung trên cả nƣớc để thực hiện bài thu hoạch. GV có thể chọn 1 CĐTC liên quan đến chủ đề của các VBND để triển khai nội dung giảng dạy - trong số 5 CĐTC bắt buộc đối với chƣơng trình Ngữ văn 8, 9 - theo bảng sau : Bảng 2.3 Hệ thống nội dung Chủ đề tự chọn phần VBND LỚP CHỦ ĐỀ KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN 8 Bảo vệ môi trƣờng - Ngày Trái đất - Giờ trái đất Tệ nạn xã hội - Bạo lực học đƣờng - Nghiện game online 70 9 Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa trên đƣờng phát triển - Học tập gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh - Bạn trẻ hội nhập văn hóa thế giới Chiến tranh và hòa bình Chiến tranh, khủng bố - hòa bình Quyền con ngƣời ( Quyền trẻ em ) - Bạo hành trẻ em - Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai 2.2.4 Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Việc đánh giá kết quả bài học cần đƣợc tính đến ngay khi xác định mục tiêu và thiết kế giáo án nhằm giúp cho HS và GV kịp thời nắm đƣợc những thông tin liên hệ ngƣợc để điều chỉnh hoạt động D&H. Cần đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học: GV đánh giá HS, HS đánh giá HS và tự đánh giá mình; kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kì Kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận VBND có hƣớng mở và đa dạng hơn các đơn vị VB thuộc phần cứng trong chƣơng trình Ngữ văn. Đó có thể là: + Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm ( ). + Tự luận, với thời lƣợng dài hay ngắn, với hình thức trả lời nói ( trao đổi trong lớp ) hay viết đoạn văn ngắn ( ). + Bài thu hoạch cá nhân hoặc nhóm, thực hành theo dự án đƣợc phân công, bài sƣu tầm tranh ảnh, tƣ liệu hoặc phim, nhạc Tất cả các hình thức kiểm tra, đánh giá đều phải dựa trên chuẩn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng: – – , đồng thời phải đáp ứng đƣợc mục tiêu về nhận thức, thái độ của ngƣời học. Có thể thấy sự đa dạng trong hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập VBND nhƣ sau: - Kiểm tra kiến thức nhận biết ngay trong tiến trình tìm hiểu VBND. Hình thức kiểm tra này thƣờng thể hiện qua việc dùng các câu hỏi có tính chất phát hiện chi tiết, sự kiện, hay khái quát nội dung các phần trong VBND. 71 - Kiểm tra kiến thức qua dạng câu hỏi “nêu vấn đề”, có tính chất phân tích vấn đề xã hội, liên hệ đến thời sự mà văn bản đặt ra trong phạm vi một địa phƣơng, vùng miền, dân tộc hay toàn thế giới. : VB Cổng trường mở ra ( Ngữ văn 7 – tập 1 ), GV có thể sử dụng: + Các câu hỏi nhận biết: Hãy khái quát nội dung của văn bản (phần văn bản ) đã đọc? Những chi tiết nào của VB cho ta thấy rõ tâm trạng của người mẹ và đứa con có sự khác nhau trong đêm trước ngày khai trường? + Các câu hỏi nêu vấn đề: Lời trò chuyện, tâm tình của người mẹ có được trao đổi trực tiếp với con mình không, vì sao? Suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường? Em hiểu gì về điều người mẹ nhắn nhủ với con: “ Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”? + Hoặc bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức của HS: * Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng to lớn của nhà trƣờng đối với thế hệ trẻ: a. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí vui tươi. b. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. c. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy, cô và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. 72 d. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. * Qua văn bản, em hiểu và cảm nhận đƣợc điều gì? a. Những tâm trạng bồn chồn, lo lắng của người mẹ khi con mình vào học lớp một. b. Các quan chức của nhà nước luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ và sự chuẩn bị đầy đủ cho nền giáo dục. c. Những hồi ức xúc động của người mẹ về những tháng năm thuở ấu thơ được cắp sách đến trường, được học tập và vui chơi bên bè bạn. d. Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. + Với bài tâp tự luận: GV có thể đặt yêu cầu cho cá nhân HS hoặc nhóm HS hội ý để viết một đoạn văn ngắn ( không quá 15 dòng, thời gian 15 phút ) để trình bày cảm nhận về các chủ đề nhƣ : Mẹ - trái tim yêu thương, Mái trường – nơi chấp cánh ước mơ - Viết bài luận về đề tài nhật dụng, GV có thể thực hiện với hình thức kiểm tra định kì hoặc bài viết về nhà. Đối với yêu cầu tạo lập VB, tích hợp với phân môn tập làm văn, HS khối 6 - 7 sẽ tạo lập các VB tự sự, miêu tả, biểu cảm hay giải thích, chứng minh, HS khối 8 - 9 tập trung vào việc tạo lập các VB nghị luận XH, bởi hầu hết những vấn đề nhật dụng đều gần gũi và gắn kết các em với thực tế cuộc sống xung quanh, với vấn đề thời sự XH, quốc tế mà các em đƣợc nghe, đƣợc xem qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng - Giao đề tài thuyết trình cho cá nhân hoặc nhóm, lớp. - Giao đề tài thu thập và thuyết trình tƣ liệu học tập đối với VBND cho từng cá nhân hoặc nhóm, lớp. - Thực hiện hình thức sân khấu hóa từ đề tài đặt ra của VBVND. 73 Có thể nói, mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá đều có ƣu điểm của nó trong từng hoạt động dạy – học của GV. Vì thế, GV cũng phải dựa vào thực tế giảng dạy, vào quĩ thời gian của tiến trình dạy – học và sự phân bố nội dung, chƣơng trình VBND của mỗi cấp lớp mà lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá, cũng nhƣ kết hợp việc cho HS đánh giá kết quả bài làm của các bạn cùng lớp, sao cho phù hợp, đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học VBND đồng thời phát huy đƣợc tri thức và kĩ năng của HS. 2. 3 Phƣơng pháp học VBND Đổi mới PPDH hƣớng đến mục tiêu “dạy cách học” cho HS, là cách để GV thực hiện việc chuyển dịch mô hình dạy – học từ truyền thụ một chiều sang “hợp tác hai chiều” giữa Thầy và Trò. Vì thế cải tiến việc dạy theo hƣớng giúp HS biết cách học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là cách thức dạy cho HS “Học – Hỏi – Hiểu – Hành, lấy hiểu như điểm tựa, lấy hành như điểm phát triển.” [55, tr 6-7]. Từ mô hình dạy học hợp tác hai chiều DẠY – TỰ HỌC sau đây, chúng ta có thể cụ thể hóa cho việc dạy HS PP học VBND: Bảng 2.4 Mô hình dạy học hợp tác hai chiều DẠY – TỰ HỌC Mô hình dạy học hợp tác hai chiều DẠY – TỰ HỌC 1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của thầy 2. Đối thoại: trò – trò; trò – thầy; hợp tác với bạn và thầy; do thầy tổ chức 3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống 4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngƣợc cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học 5. Thầy là thầy học, chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên ngƣời. VBND không phải là khái niệm chỉ thể loại hoặc kiểu VB, nhƣng nhƣ thế không có nghĩa đó là các hình thức vô thể loại. Sự góp mặt của VBND trong chƣơng trình Ngữ văn mới đáp ứng yêu cầu cập nhật về đề tài, gợi sự 74 quan tâm của HS về những vấn đề thời sự XH, có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng, do vậy mà mọi thông điệp XH trong VB đều nổi rõ chứ không cần phải thông qua hình tƣợng văn học. Vì vậy, PP giúp HS tiếp cận và khám phá tri thức trong quá trình học VBND cũng có những nét khác biệt so với việc tiếp cận đối tƣợng là tác phẩm văn chƣơng. 2.3.1 Đọc – hiểu VBND Với hoạt động đọc – hiểu VBND, mục tiêu kiến thức của bài học hƣớng HS tập trung tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng của VB nhằm nhận ra những vấn đề XH gần gũi, mang tính thời sự, có tác động không nhỏ đến đời sống hàng ngày của các em chứ không phải đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của VB. Thế nên khi hƣớng dẫn đọc hiểu VB, GV cần hƣớng HS vào việc nhận ra đề tài nhật dụng mà mỗi VB đặt ra để các em mở rộng nhận thức, có thái độ phù hợp đối với đời sống XH và với bản thân. Chẳng hạn, học VB “Cuộc chia tay của những con búp bê”, nếu xem đây là tác phẩm văn chƣơng hƣ cấu thì quá trình đọc hiểu buộc HS phải quan tâm đến việc phát hiện và phân tích, bình giá những sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm nhƣ cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, cách kể, cách xây dựng nhân vật , và cuối cùng hƣớng tới cảm nhận chủ đề tƣ tƣởng; qua đó nhận ra ý nghĩa khái quát xã hội mà tác giả gởi vào tác phẩm ( hậu quả tất yếu của những bi kịch gia đình sau li hôn, nỗi đau của trẻ thơ ít đƣợc ngƣời lớn quan tâm chia sẻ, tình cảm anh em thiết tha sâu nặng từ đó khái quát đƣợc vấn đề về quyền trẻ em ). Nếu xác định truyện ngắn này là một VBND thì hoạt động đọc – hiểu của HS chủ yếu tập trung vào vấn đề trẻ về quyền trẻ em: Trẻ phải có quyền đƣợc hƣởng niềm vui trọn vẹn, đƣợc sống hạnh phúc và đón nhận tình yêu thƣơng từ mọi ngƣời thân trong gia đình, nhất là trong bối cảnh của cuộc sống hiện đại. Từ đọc – hiểu nội dung tƣ tƣởng ấy, mỗi HS có thể ý thức đƣợc vị trí và tiếng nói của mình để làm tốt hơn nữa sợ dây nối kết yêu thƣơng mọi 75 thành viên trong gia đình với nhau, và cũng là để góp sức cùng mẹ cha nâng niu, gìn giữ mái ấm nhỏ bé mà vô cùng quan trọng ấy. Quá trình đọc – hiểu VB của các em phải đƣợc GV gợi mở đến đời sống thực tại của XH, của thế giới, để qua thực tế quan sát, tìm hiểu, đƣợc nghe – thấy hàng ngày trong sinh hoạt thƣờng nhật, HS dễ dàng liên hệ và gắn kết VB với thực tiễn, nhanh chóng nắm bắt đƣợc nội dung ý nghĩa và vai trò, vị trí của vấn đề đang đƣợc bàn đến trong tính cấp thiết của đời sống XH. Từ biết đến hiểu và thêm thấm thía trong quá trình chia sẻ thông tin với tập thể lớp học sẽ giúp cho quá trình biến tri thức, nhận thức thành hành động thiết thực của HS thêm nhanh chóng và hiệu quả. Chẳng hạn khi dạy VB “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, GV có thể hƣớng HS đến việc liên hệ nhận xét thói quen sử dụng bao bì ni lông trong gia đình, cộng đồng; nhận xét về tình trạng thực tế rác thải là bao bì ni lông ở khu vực HS sinh sống hoặc học tập, ở những nơi các em thƣờng gặp ( khuôn viên trƣờng, lớp học, ngoài đƣờng, khu công viên ) và thái độ của mọi ngƣời trƣớc hành vi ấy. Khi nối kết thực tiễn với nội dung VB, đặc biệt là phần Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, HS càng thấy rõ hơn những hậu quả nghiêm trọng từ thói quen sử dụng bao bì ni lông của bản thân và của mọi ngƣời, nhƣ vậy ý thức về việc thay đổi thói quen ấy, tìm cách hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông, góp tiếng nói tuyên truyền, giáo dục đến ngƣời thân trong gia đình, trong cộng đồng càng trở thành hành động tự giác trong các em, và đó chính là đích đến mà mỗi VBND hƣớng tới ở ngƣời đọc. Đọc – hiểu VBND ở HS còn là việc các em phải nhận ra phƣơng thức biểu đạt chính, việc sử dụng ngôn ngữ của VB để định hƣớng việc tiếp cận thái độ, tƣ tƣởng, tình cảm của các tác giả gủi vào VB; đặc biệt là phải xác định đƣợc bố cục của VB, trên cơ sở đó tìm hiểu kiến thức, tƣ liệu ngoài VB để bổ sung, mở rộng cho những nội dung trọng tâm cần làm rõ, nhấn mạnh ở 76 VB. Cũng với ví dụ dạy VB “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, HS nhận ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ so với các VB đƣợc học trƣớc đó ( hầu hết là các VB Tự sự ) bởi đây là ngôn ngữ có tính chất khoa học, chính xác, chuyển tải các thông tin và số liệu nghiên cứu khoa học thực tiễn nên sức tác động và thuyết phục cao; bố cục VB chặt chẽ với phần mở đầu nêu lịch sử ra đời và quá trình hoạt động của tổ chức bảo vệ môi trƣờng của Mĩ, nói rõ nguyên nhân ra đời của bản thông điệp; tiếp đến là chỉ ra tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông; để từ đây VB đƣa ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông mà kêu gọi mọi ngƣời cùng hành động để bảo vệ môi trƣờng “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. Nhận ra sự sắp xếp và phát triển tự nhiên các phần trong VB, vấn đề nêu ra rõ ràng, hợp lí thì vấn đề trong VB càng có sức thuyết phục đối với HS. Rõ ràng, hoạt động đọc – hiểu VB đối với HS trong tiến trình tiếp cận và xử lí thông tin trong VBND là hết sức quan trọng, tác động không nhỏ đến hiệu quả nhận thức và hành động ở các em, để từ học đến hỏi và hiểu giúp cho việc hành trở nên có ý nghĩa hơn. Vì thế GV không đƣợc phép xem nhẹ việc hƣớng dẫn HS cách thức đọc – hiểu VB. 2.3.2 Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, phân tích và tổng hợp tƣ liệu, hỗ trợ quá trình học VBND CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho HS trong quá trình tìm kiếm tƣ liệu phục vụ cho việc học VBND cũng nhƣ thực hiện các bài tập về nhà, bài thu hoạch nhóm, bài thuyết trình hay hoàn thành dự án đƣợc phân công ( với các trƣờng học còn nhiều khó khăn trong việc trang bị cơ sở vật chất nhƣ máy vi tính, kết nối Internet, hệ thống phòng học Multimedia thì các loại phƣơng tiện khác nhƣ báo chí, sách, ảnh, truyền hình, sóng phát thanh trong thƣ viện, ở nhà và tại địa phƣơng sẽ trở thành nguồn tƣ liệu quí và 77 phong phú giúp HS thu thập, xử lí thông tin nhằm giải đáp, làm rõ và nâng cao hơn nữa việc hiểu biết những vấn đề nhật dụng mà VB đặt ra ). Trong quá trình dạy VBND, để khâu chuẩn bị bài thật tốt và đầy đủ tri thức mới, HS cần đón nhận sự phân công công việc, nhiệm vụ học tập, và nắm bắt những hƣớng dẫn của GV về cách thức sử dụng các phƣơng tiện CNTT sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Về cơ bản, HS đã đƣợc học bộ môn Tin học trong nhà trƣờng, vì thế khả năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng tạo lập các VB Word ở các em là khá tốt, riêng kĩ năng xử lí và tạo lập VB trên phần mềm PowerPoint phục vụ cho các bài thuyết trình, báo cáo sẽ có phần hạn chế, vì thế GV nên dành thời gian vừa mức để có hƣớng dẫn giúp HS những kĩ năng cơ bản để các em có thể thực hiện đƣợc bài tập. Từ kiến thức có đƣợc về CNTT, từ nội dung nhật dụng mà VB đặt ra, từ những nội dung và phạm vi tƣ liệu mà GV cung cấp, các đƣờng dẫn tìm kiếm tri thức thông tin mà GV đƣa ra, HS có thể kết nối Internet để vào các trang web qua mạng Google, YouTube để tìm kiếm tƣ liệu phù hợp với đề tài nhật dụng của VBND cần học thông qua các từ khóa, địa chỉ trang web ( GV cần chú ý việc cho HS các từ khóa cụ thể, địa chỉ trang web dẫn đến tri thức của mỗi đề tài ), downloads và sao lƣu tƣ liệu để làm cơ sở phân tích, nhận xét; lựa chọn các tƣ liệu đã có nhằm chọn lọc đƣợc những tƣ liệu có giá trị nhất cho VB sẽ học hoặc cho bài tập sẽ trình bày trƣớc lớp. Trên cơ sở đó, HS biên tập lại thành bài viết minh họa hoặc phân tích cho nội dung của vấn đề nhật dụng, có thể chèn hình ảnh, bảng số liệu, sơ đồ, biểu tƣợng phù hợp với phần bài viết ( nếu thiết kế trên Power Point, HS nên chèn hình ảnh, âm thanh, phim tý liệu cùng hệ thống mô hình, sơ đồ hóa nội dung VB ). Quá trình làm việc với các thiết bị CNTT và qua CNTT sẽ giúp HS tìm đƣợc hứng thú học tập, yêu thích sự khám phá, tích cực tƣ duy và sáng tạo để có thể có đƣợc sự thu thập kiến thức phong phú nhất, hoàn thiện “bài tập” đƣợc giao một cách hiệu quả và thu 78 đƣợc kết quả cao nhất. Ở đây, HS có thể làm việc với phƣơng tiện CNTT dƣới hình thức cá nhân, sau đó kết hợp với nhóm theo sự phân công nhiệm vụ đã nhận, rồi tổng hợp tƣ liệu toàn nhóm, chuẩn bị cho việc hoàn thành “bài tập”. Điều này cũng đồng nghĩa với quá trình tự học và chủ động, tích cực học tập ở HS sẽ gắn kết các em đến gần hơn với những vấn đề mà VBND đã đặt ra, với đời sống XH xung quanh HS. - Nguồn tƣ liệu ( bài viết, thông tin khoa học, âm nhạc, phim, ảnh ) phục vụ cho 1 đề tài nhật dụng qua mạng Internet rất phong phú, vì vậy khi tiếp cận tƣ liệu HS dễ ôm đồm, hoặc băn khoăn vì quá nhiều tƣ liệu. Thế nên, các em phải biết cách đọc lƣớt để chọn những thông tin, tƣ liệu, hình ảnh phù hợp nhất với nội dung VBND sẽ học; thông tin cập nhật qua Internet cần đƣợc xác định từ những điểm mốc lịch sử, những sự kiện thời sự nổi bật của đời sống XH hay trên thế giới. Chẳng hạn khi tìm và xử lí tƣ liệu liên quan đến VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, HS chọn hình ảnh các thiết bị quân sự, vũ khí hạt nhân hiện đại nhất ( tên lửa, máy bay tàng hình, đầu đạn hạt nhân, tên lửa, tàu chiến hạm ), hình ảnh con ngƣời phải chịu nỗi đau do chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật, mù chữ để từ đây tạo đƣợc trục tƣơng phản giữa cuộc chạy đua hạt nhân phi lí, tốn kém với thực trạng đói nghèo, kém phát triển của các nƣớc nghèo trên thế giới. Hoặc khi tìm kiếm phim tƣ liệu, HS cần chọn những clip về chiến tranh hạt nhân, về việc Mĩ thả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật, về chiến tranh tại Việt Nam với di chứng ioxin để lại. Khi tìm âm nhạc để tạo hiệu ứng tiếp nhận VB, HS nên chọn những ca khúc chủ đề về hòa bình, chống chiến tranh, tố cáo tội ác chiến tranh nhƣ Vì đâu em chết của nhạc sĩ Thanh Trúc, We are the word của M. Jackson, Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sĩ Phạm Tuyên 79 2.3.3 Tự học và học tập hợp tác Việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ đƣợc coi là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu của dạy học. Desterwerg đã viết: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Nhƣ vậy, PP học tập ở HS buộc các em phải tự tích cực hóa hoạt động học tập của bản thân để lĩnh hội tri thức và “biết cách” khám phá tri thức mới. Trong đó, PP tự học đóng vai trò hết sức quan trọng, đây là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng bảo đảm thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Rèn cho HS có PP, kĩ năng, và thói quen tự học, linh hoạt vận dụng những điều đã học vào tình huống mới; biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi em, kết quả học tập đƣợc nâng cao “học một biết mƣời”, khả năng thích ứng với cuộc sống XH cũng đƣợc khẳng định. Đây là cách tự học chủ động mang lại hiệu quả cao nhất cho ngƣời học đồng thời các em còn đƣợc chuẩn bị khá tốt để tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, cũng nhƣ lao động trong xã hội. Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trƣờng giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng đi tới tri thức mới. Trong PP học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thầy – trò, nhƣng nổi là mối giao tiếp trò – trò. Qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi HS đƣợc bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó HS nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng đƣợc vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. 80 Mỗi vấn đề đƣợc đặt ra trong VBND sẽ trở thành “mối quan tâm” của chính HS bởi đó là những vấn đề thời sự, cập nhật của đời sống cá nhân và cộng đồng hiện đại. Tất cả các vấn đề đƣợc đƣa vào VBND đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về những mối quan tâm lớn mà nƣớc ta cũng nhƣ thế giới hết sức coi trọng. Vì vậy, hoạt động hợp tác học tập sẽ là điều kiện để HS trình bày những suy nghĩ, hiểu biết và sự quan tâm của mình về các vấn đề trên. Bên cạnh đó, kết quả của việc tự học, tự khám phá để tìm hiểu VBND, kết quả sƣu tầm tƣ liệu của từng cá nhân, hay quá trình thảo luận, tranh luận giữa các cá nhân trong nhóm . . . sẽ tạo điều kiện để HS chia sẻ, hợp tác cùng phấn đấu cho một kết quả, một chân lí của đời sống XH. HS học để lĩnh hội tri thức, và nhận thức sâu sắc về cuộc sống, về vai trò của cá nhân mình trong cộng đồng, tiến tới biết hành động, biết góp sức một cách hữu ích vào “việc chung” chính là mục tiêu và đích đến của quá trình D&H VBND. Làm sao để giúp HS có PP học VBND tốt, cùng hành động và góp sức tuyên truyền, bảo vệ, chung tay vì một cuộc sống tốt đẹp, vì một ngày mai tƣơi sáng chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người GV. 81 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Tổ chức thực nghiệm 3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.1.1 Mục đích thực nghiệm Hoạt động thực nghiệm nhằm - Có đƣợc những cơ sở thực tiễn về nhận thức và PPDH đối với VBND. - Đƣa ra những đề xuất thiết thực cho đội ngũ GV trong quá trình thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động học tập cho HS. 3.1.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm - Khảo sát thực tế dạy và học VBND ở trƣờng THCS, lấy ý kiến của GV và HS, nhƣng không khai thác thực nghiệm theo hƣớng thực nghiệm đối chứng để nhận xét kết quả giỏi, khá, trung bình, yếu của HS trong quá trình học VBND. - Chọn đối tƣợng thực nghiệm, gồm: địa bàn thực nghiệm là các trƣờng THCS tại Quận 1 ( THCS Chu Văn An, THCS Nguyễn Du, THCS Minh Đức, THCS Đồng Khởi, THCS Văn Lang, THCS Huỳnh Khƣơng Ninh, THCS Trần Văn Ơn, THCS Võ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_day_va_hoc_van_ban_nhat_dung_o_truong_thcs_7043_1925644.pdf
Tài liệu liên quan