Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước trên thế giới 2

1.3. Điều kiện tự nhiên và đa dạng sinh học VQG Ba Vì 21

1.3.1. Điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì 21

1.3.2. Đa dạng sinh học VQG Ba Vì 23

CHƯƠNG 2- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Thời gian nghiên cứu 26

2.2. Địa điểm nghiên cứu 26

2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 30

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.3. Chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số tương đồng 31

2.3.4. Xử lý số liệu 33

CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1. Một số chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm nghiên cứu 34

3.2. Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu 35

3.2.1. Thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera) 37

3.2.2. Thành phần loài bộ Chuồn chuồn (Odonata) 39

3.2.3. Thành phần loài bộ Cánh úp (Plecoptera) 39

3.2.4. Thành phần loài bộ Cánh nửa (Heniptera) 40

 

doc75 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trung tính và nhiều loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, màu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng. Đất ở đây có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp. - Tổ hợp đất thung lũng gồm nhiều đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp. Đất có tầng dày, màu vàng sẫm, đất có sự phân lớp và thành phần cơ giới khác nhau, phù hợp với canh tác nông nghiệp [90]. Khí hậu thủy văn Khí hậu: Khu vực Ba Vì có nhiệt độ trunh bình năm là 23,4oC. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,6oC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16oC. Lượng mưa trung bình 2500mm/năm, lương mưa phân bố không đều trong năm tập chung vào các tháng 7, 8. Độ ẩm không khí vào khoảng 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, 12. Thủy văn và tài nguyên nước: Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Mật độ 1,2-2km/ 1km2. Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Vào mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối Yên cư, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi. Sông Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sông rộng cùng hệ thống suối khá dày như: suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Ba Gò, suối Xoan, suối Yên Cư, suối Củi thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như Hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô-Ngải Sơn, hồ Cóc Cua Nguồn nước ngầm trong khu vực tương đối dồi dào, ở phía sườn Đông cũng dồi dào hơn bên sườn Tây do lượng mưa lớn hơn và địa hình đỡ dốc hơn. 1.3.2. Đa dạng sinh học VQG Ba Vì Hệ thực vật VQG Ba Vì Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay VQG Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài. Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam - Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn . Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè (Theacae), 3 chi  19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chi cùng họ ở VQG Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì. Nhiều loài phân bố phổ biến ở đây như : Giổi Nhung (Michelia faveolata), Giổi lá bạc (Michelia cavalcria), các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), chè thơm (Annesla fragrans), Hoa tiên (Asarum maximum), Mắc niễng bạc (Eberbardtia aurata), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) Dẻ đấu nứt (Castanopsis fissa), Chẹo lông (Engelbardtia spicata)... Thực vật đặc hữu Ba Vì có 8 loài :    Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì  (Begonia  baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis)   Cau rừng Ba Vì (Pinanga baviensis), Lưỡi vàng làng cò (Lasianthus langkokensis)    Sặt Ba Vì (Fargesia baviensis), Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis), Cói túi Ba Vì (Carex  bavicola) [90]. Hệ động vật VQG Ba Vì  Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Ba Vì  thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm.  Nhóm động vật quyhiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn  là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista  petaurista) Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)... Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri) [90]. Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa ); Cà cuống (Lethocerus indicus); Bướm khế (Attacus atlas); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana); Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius ); Bướm phượng Hêlen (Troides helena), Bướm đuôi kiếm  (Graphium antiphates). Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn [90]. Tuy nhiên trong số những loài côn trùng đã kể trên chủ yếu là côn trùng cạn, những nghiên cứu về côn trùng nước ở khu vực VQG Ba Vì còn rất ít, trong đó có nghiên cứu về thành phần loài phù dù của Nguyễn Văn Vịnh (2005) đã xác định được 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera) [10]. CHƯƠNG 2- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian tiến hành nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2012. Mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu được thu từ các suối thuộc khu vực VQG Ba Vì. Mẫu vật sử dụng được thu từ hai đợt: Đợt 1 từ 16 – 18/ 12/ 2011 Đợt 2 từ 26 – 28/ 4 / 2012. Toàn bộ mẫu vật thu ngoài tự nhiên được bảo quản trong cồn 700 và lưu trữ tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật Không xương sống thuộc Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 2.2. Địa điểm nghiên cứu Mẫu sử dụng cho nghiên cứu được chúng tôi thu tại 16 điểm thuộc các suối của VQG Ba Vì, Hà Nội và đánh số thứ tự từ S1 đến S16 (Hình 1). Dưới đây là đặc điểm sinh cảnh của các điểm thu mẫu: Điểm 1 (S1): Suối ven đường tại độ cao 560 m so với mực nước biển Độ rộng suối 10 – 15 m, độ rộng mặt nước 5 – 7 m, nhiệt độ nước 14,60C, pH là 6,39 và DO là 4,36 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, tương đối nhiều mùn bã hữu cơ. Độ che phủ 95-100%, cạnh suối là đường đi. Tốc độ dòng chảy trung bình. Điểm 2 (S2): Phần giữa suối tại độ cao 540 m Độ rộng suối 10 – 15 m, độ rộng mặt nước 5 – 6 m, nhiệt độ nước 14,60C, pH là 6,39 và DO là 4,36 mg/l. Lòng suối hẹp, nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, ít mùn bã hữu cơ. Suối dốc, tốc độ dòng chảy trung bình. Độ che phủ 90-100%. Suối ít rác thải. Điểm 3 (S3): Phần gần chân suối tại độ cao 510 m Độ rộng suối 20 - 30 m, độ rộng mặt nước 7 – 10 m, nhiệt độ nước 14,60C, pH là 6,39 và DO là 4,36 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít mùn bã hữu cơ và rác. Tốc độ dòng chảy thấp. Độ che phủ 90 - 95%, hai bên suối là rừng cây thứ sinh. Hình 1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại VQG Ba Vì Điểm 4 (S4): Suối gần đền Trung – Độ cao 340 m. Tọa độ: N: 21003’26,4”;  E: 105020’54,4”. Độ rộng suối 10 – 12 m, độ rộng mặt nước 5 – 7 m, nhiệt độ nước 15,10C, pH là 6,78 và DO là 6,65 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít đá nhỏ và trung bình. Suối ít mùn bã hữu cơ. Độ che phủ 80 - 95%. Điểm 5 (S5): Thác Cổng trời – Độ cao 258 m. Tọa độ: N: 21004’10,8”; E: 105022’52,3”. Độ rộng suối 7 – 10 m, độ rộng mặt nước 4 – 6 m, nhiệt độ nước 14,80C, pH là 6,42 và DO là 5,05 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá tảng do con người cải tạo, rất ít mùn thực vật. Độ che phủ 20 - 30%. Cạnh điểm thu mẫu là thác nước có độ cao khoảng 30 – 40 m. Nước suối trong, tốc độ dòng chảy nhanh. Điểm 6 (S6): Suối Tiên – khu du lịch Khoang xanh – Độ cao 125 m. Tọa độ: N: 21002’40,0”;  E: 105023’33.4”. Độ rộng suối 35 – 45 m, độ rộng mặt nước 20 – 30 m, nhiệt độ nước 160C, pH là 5,25 và DO là 7,10 mg/l. Suối bị tác động mạnh do hoạt động cải tạo của khu du lịch. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít đá nhỏ và cát. Nước suối bẩn, có rong rêu ở nền đáy. Độ che phủ 35 - 40%. Điểm 7 (S7): Suối Tiên – khu du lịch Khoang xanh – Độ cao 119 m. Tọa độ: N: 21002’40,0”;  E: 105023’33.4”. Độ rộng suối 35 – 45 m, độ rộng mặt nước 20 – 30 m, nhiệt độ nước 160C, pH là 5,25 và DO là 7,10 mg/l. Suối bị tác động mạnh do hoạt động cải tạo của khu du lịch. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít đá nhỏ và cát. Nước suối bẩn, có rong rêu ở nền đáy. Độ che phủ 35 – 40%. Điểm 8 (S8): Suối Mơ – Độ cao 115 m. Tọa độ: N: 20001’18,1”; E: 105024’10,1”. Độ rộng suối 7 – 10 m, độ rộng mặt nước 4 – 6 m, nhiệt độ nước 170C, pH là 6,63 và DO là 4,90 mg/l. Nền đáy chủ yếu đá nhỏ và trung bình, nhiều mùn bã thực vật. Suối chảy chậm. Độ che phủ 20 – 40%. Điểm 9 (S9): Suối Bằng – Độ cao 107 m. Tọa độ: N: 21001’48,2”; E: 10502’33,4”. Độ rộng suối 9 – 12 m, độ rộng mặt nước 3 – 5 m, nhiệt độ nước 17,10C, pH là 7,05 và DO là 4,80 mg/l. Cách 1điểm S11 khoảng 18 – 20 m. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ và trung bình, thỉnh thoảng có đá tảng. Suối chảy chậm, ít mùn bã thực vật. Độ che phủ 15 - 30%. Nước trong. Điểm 10 (S10): Suối Tiên – Khoang Xanh – Độ cao 95 m. Tọa độ: N: 21002’45,6”;  E : 105023’42,3”. Độ rộng suối 15 – 20 m, độ rộng mặt nước 10 – 12 m, nhiệt độ nước 16,10C, pH là 5,45 và DO là 6,42 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ và cát, nhiều rong rêu, nước bẩn nhiều rác thải. Độ che phủ 20 - 30%. Suối bị tác động mạnh của hoạt động du lịch. Điểm 11 (S11): Suối Bằng – Độ cao 86 m. Tọa độ: N: 21001’49,3”; E: 105021’34,8”. Độ rộng suối 10 – 12 m, độ rộng mặt nước 4 – 6 m, nhiệt độ nước 17,10C, pH là 7,10 và DO là 3,64 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, thỉnh thoảng có đá tảng, nước chảy chậm, suối ít mùn bã thực vật. Độ che phủ 60 - 80%, một bên suối là rừng, một bên là đường đi. Điểm 12 (S12): Suối Bằng – Độ cao 81 m. Tọa độ: N: 21001’52,2”; E: 105021’32,7”. Độ rộng suối 12 - 14 m, độ rộng mặt nước 5 – 8 m, nhiệt độ nước 17,70C, pH là 7,00 và DO là 5,01 mg/l. Nền đáy chủ yếu đá nhỏ, thỉnh thoảng có đá tảng. Nước chảy chậm, chủ yếu là vùng nước tĩnh, nước không trong lắm, nền đáy có lớp bùn. Độ che phủ 80 - 100%. Điểm 13 (S13): Suối Cái – Độ cao 63 m. Tọa độ: N: 21003’40,4”; E: 105019’52,1”. Độ rộng suối 15 – 20 m, độ rộng mặt nước 5 – 7 m, nhiệt độ nước 17,20C, pH là 6,82 và DO là 6,03 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít mùn bã hữu cơ, có xuất hiện cây bụi giữa suối. Độ che phủ 0 - 10%, cạnh suối là đường đi, suối ít rác thải sinh hoạt. Điểm 14 (S14): Suối Mít đoạn gần đập tràn – Độ cao 60 m. Tọa độ: N: 21001’53,9”; E: 105021’18,6”. Độ rộng suối 8 – 10 m, độ rộng mặt nước 5 – 7 m, nhiệt độ nước 16,70C, pH là 6,93 và DO là 5,56 mg/l. Lòng suối có đoạn thu hẹp. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, tốc độ dòng chảy trung bình, nước trong, ít mùn bã và rác. Độ che phủ 80 - 100%. Điểm 15 (S15): Suối Mít đoạn ven đường – Độ cao 57 m. Tọa độ: N: 21001’47,0”; E: 105021’04,7”. Độ rộng suối 15 - 20 m, độ rộng mặt nước 5 – 7 m, nhiệt độ nước 19,40C, pH là 6,65 và DO là 5,49 mg/l. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ và trung bình. Độ che phủ trung bình 5 – 10%. Suối nằm trên đường đi, chịu tác động mạnh của con người và gia súc. Điểm 16(S16): Suối Bơn- Độ cao 23m. Tọa độ: N: 21005'52,7"; E: 105026'04,9". Độ rộng suối 12-15m, độ rộng mặt nước là 8-10m, pH là 4,5 và DO là 6,03. Nhiệt độ nước là 210C. Nền đáy chủ yếu là sỏi nhỏ, nhiều rong rêu, rác thải. Tốc độ dòng chảy trung bình. Suối chảy ngang đường, hai bên bờ suối đã được kè đá. 2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mẫu côn trùng nước thu được tại hệ thống suối thuộc VQG Ba Vì. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mẫu ngoài tự nhiên Quá trình thu mẫu định tính bằng vợt ao (Pond net) và vợt cầm tay (Hand net). Thu mẫu định lượng bằng cách sử dụng lưới Surber (50cm x 50cm, kích thước mắt lưới 0,2 mm). Các chỉ số thủy lý hóa được đo bằng máy đo 6 chỉ tiêu (hãng TOA – Nhật Bản). Chúng tôi tiến hành thu mẫu bằng cách: đặt miệng vợt ngược dòng nước, dùng chân đạp phía trước vợt trong vòng vài phút (thu mẫu đạp nước). Ở nơi có nhiều bụi cây dùng vợt tay để thu mẫu. Ở những nơi đáy có đá lớn không thu mẫu đạp nước được thì nhấc đá và thu mẫu bám ở dưới bằng panh mềm để tránh làm nát mẫu. Thu mẫu định tính được thực hiện ở cả nơi nước chảy và nước đứng. Ở nhiều nơi có cây bụi thủy sinh dùng vợt sục vào các cây bụi đó và các rễ cây ven bờ suối, ở những vùng nước nhỏ hoặc dòng chảy hẹp việc thu mẫu được tiến hành bằng vợt cầm tay. Đối với mẫu định lượng, sử dụng lưới Surber lấy 2 mẫu: 1 mẫu ở nơi nước đứng và 1 mẫu ở nơi nước chảy. Mẫu sau khi thu được loại bỏ rác, làm sạch bùn đất. Do các cá thể côn trùng nước có cơ thể mềm, dễ nát nên thu mẫu phải nhẹ nhàng và nhặt qua mẫu ngay tại thực địa. Mẫu thu ngoài thực địa được bảo quản trong cồn 700, ghi etiket đầy đủ và đem về lưu trữ, bảo quản, phân tích và định loại tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương pháp phân tích mẫu Phương pháp nhặt mẫu: mẫu được rửa sạch cho ra khay thêm ít nước. Dùng panh nhặt hết các ấu trùng và thiếu trùng côn trùng nước cần nghiên cứu cho vào lọ và bảo quản trong cồn 700. Phương pháp phân tích: Dụng cụ phân tích gồm: kính hiển vi, kính lúp, đĩa Petri, lam kính, lamen, kim nhọn, panh Phân loại mẫu vật: mẫu vật được phân loại theo các khóa định loại được công bố trong và ngoài nước của Nguyễn Văn Vịnh (2003), Cao Thị Kim Thu (2002), Hoàng Đức Huy (2005), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001), Meritt R. W. và Cummins K. W. (1996), Morse J. C., Yang L. & Tian L. (1994) 2.3.3. Chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số tương đồng Các chỉ số đa dạng sinh học (ĐDSH) được sử dụng trong đề tài là: chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) và chỉ số Margalef (chỉ số d). Chỉ số Shannon - Weiner được tính bằng cách lấy số lượng cá thể của một đơn vị phân loại chia cho tổng số cá thể trong mẫu, sau đó nhân với logarit của tỷ số đó. Tổng các đơn vị phân loại cho chỉ số đa dạng. Chỉ số Margalef được tính bằng cách lấy số loài của đợt thu mẫu trừ đi 1 rồi chia cho logarit cơ số 10 của tổng số cá thể thu được. + Chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) nhằm xác định lượng thông tin hay tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Công thức để tính chỉ số này là: Với H`: chỉ số đa dạng loài s: số lượng loài N: số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu ni: số lượng cá thể của loài i Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon - Weiner là số lượng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số lượng loài càng cao thì chỉ số H` càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số đa dạng loài được xác định thông qua hàm số Shannon - Weiner. Từ kết quả tính toán, có thể nhận xét về mức độ đa dạng theo các cấp sau đây: - Nếu chỉ số đa dạng > 3: ĐDSH tốt và rất tốt - Nếu chỉ số đa dạng từ 1 - 3: ĐDSH khá - Nếu chỉ số đa dạng < 1: ĐDSH kém và rất kém + Chỉ số Margalef (chỉ số d) là chỉ số được sử dụng rộng rãi để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài, chỉ số Margalef được xác định khi biết số loài và số lượng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Chỉ số đa dạng được tính theo công thức: Trong đó d: chỉ số đa dạng Margalef S: số loài trong mẫu N: tổng số cá thể Ngoài ưu điểm là dễ sử dụng để xác định tính đa dạng cho các nhóm sinh vật khác nhau của quần xã, chỉ số Margalef (chỉ số số d) còn được áp dụng để phân loại mức độ ô nhiểm của các thủy vực. + Chỉ số loài ưu thế Trong đó: n1: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ nhất n2: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ hai N: tổng số cá thể trong điểm thu mẫu Chỉ số tương đồng (chỉ số Jacca - Sorensen) được chúng tôi sử dụng để đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu. Chỉ số này được tính theo công thức: Trong đó: a: số loài trong điểm thu mẫu thứ nhất b: số loài trong điểm thu mẫu thứ hai c: số loài chung cho cả hai điểm thu mẫu K nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị K càng gần 1 thì mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu càng lớn. Các giá trị của K tương ứng với mức tương đồng như sau: 0,00 - 0,20: gần nhau rất ít 0,21 - 0,40: gần nhau ít 0,41 - 0,60: gần nhau 0,61 - 0,80: gần nhau nhiều 0,81 - 1,00: rất gần nhau 2.3.4. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biểu diễn số lượng và biến động số lượng. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft office exel 2007 và phần mềm Primer 6. CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm nghiên cứu Các chỉ số thủy lý, hóa học của thủy vực có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các sinh vật sống trong đó. Do vậy việc xác định các chỉ số này trước khi thu mẫu tại điểm nghiên cứu là rất quan trọng. Kết quả đo đạc và phân tích chỉ số thủy lý, hóa tại các điểm nghiên cứu được ghi trong bảng 1. Bảng 1. Một số chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm thu mẫu Điểm thu mẫu Độ cao Độ rộng suối Độ rộng mặt nước Nhiệt độ nước pH Do (m) (m) (m) (oC) (mg/l) S1 560 10 - 15 5 - 7 14,6 6,39 4,36 S2 540 10 - 15 5 - 6 14,6 6,39 4,36 S3 510 15 - 20 7 - 10 14,6 6,39 4,36 S4 340 10 - 12 5 - 7 15,10 6,78 6,65 S5 258 7 - 10 4 - 6 14,8 6,42 5,05 S6 125 35 - 45 20 - 30 16 5,25 7,10 S7 119 35 - 45 20 - 30 16 5,25 7,10 S8 115 7 - 10 4 - 6 17 6,63 4,9 S9 107 9 - 12 3 - 5 17,1 7,05 4,80 S10 95 15 - 20 10 - 12 16,1 5,45 6,42 S11 86 10 - 12 4 - 6 17,1 7,10 3,64 S12 81 12 - 14 5 - 8 17,7 7,00 5,01 S13 63 15 - 20 5 - 7 17,2 6,82 6,03 S14 60 8 - 10 5 - 7 16,7 6,93 5,56 S15 57 15 - 20 5 - 7 19,4 6,65 5,49 S16 23 12 - 15 8 - 10 21 4,5 6,03 Các điểm thu mẫu được ký hiệu từ S1 đến S16 với độ cao giảm dần. Điểm S1 cao nhất (560 m so với mực nước biển) và điểm S16 thấp nhất (23 m so với mực nước biển). Độ rộng của mặt nước chỉ bằng khoảng 25 – 67% độ rộng của suối. Độ hòa tan của oxy trong nước (DO) và pH có sự khác nhau giữa các điểm thu mẫu, DO dao động trong khoảng 3,64 – 7,1 mg/l, pH từ 4,5 - 7,1. Nhiệt độ của nước thì có xu hướng giảm dần khi lên cao, cao nhất ở điểm S16 là 210 và thấp nhất ở điểm S1 là 14,60, sự chênh lệch nhiệt độ là 7,40C. 3.2. Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích mẫu vật thu được tại VQG Ba Vì đã xác định được 169 loài thuộc 149 giống, 71 họ của 9 bộ côn trùng nước. Số lượng loài, giống và họ cụ thể của từng bộ được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu STT Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Phù du 9 12,7 25 16,8 34 20,10 2 Cánh úp 4 5,6 10 6,7 13 7,7 3 Cánh lông 15 21,1 28 18,8 31 18,3 4 Chuồn chuồn 11 15,5 19 12,8 20 11,8 5 Cánh cứng 12 16,9 29 19,5 29 17,2 6 Cánh nửa 7 9,9 18 12,1 20 11,8 7 Hai cánh 10 14,1 16 10,7 18 10,7 8 Cánh vảy 2 2,8 3 2,0 3 1,8 9 Cánh rộng 1 1,4 1 0,7 1 0,6 Tổng 71 100 149 100 169 100 Như vậy Phù du là bộ có số loài lớn nhất với 34 loài chiếm 20,1% tổng số loài thu được, có số loài đứng thứ 2 là bộ Cánh lông với 31 loài chiếm 18,3%, bộ Cánh cứng thu được 29 loài chiếm 17,2%, hai bộ Chuồn chuồn và Cánh nửa cùng thu được 20 loài chiếm 11,8%, bộ Cánh úp với 13 loài chiếm 7,7%, bộ Cánh vảy chỉ thu được 3 loài chiếm 1,8% và bộ Cánh rộng chỉ thu được duy nhất 1 loài chiếm 0,6% (Hình 2). Hình 2: Tỷ lệ số loài theo từng bộ côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu Như vậy trừ 2 bộ Cánh rộng và Cánh lông chỉ có rất ít loài, các bộ còn lại có số loài chênh lệch không quá lớn, Phù du là bộ chiếm ưu thế nhưng tỷ lệ loài chiếm 20,1% chỉ cao hơn so với bộ Cánh lông là 1,8% và bộ cánh cứng 2,9%. Khi so sánh kết quả nghiên cứu đa dạng côn trùng nước tại VQG Ba Vì với kết quả nghiên cứu đa dạng côn trùng nước tại VQG Tam Đảo trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2009) [2] có thể thấy côn trùng nước tại khu vực VQG Ba Vì khá phong phú. VQG Tam Đảo và VQG Ba Vì có vị trí địa lý tương đối gần nhau và có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thủy văn tuy nhiên kết quả so sánh thành phần loài giữa 2 VQG (Bảng 3) bên cạnh một số điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác biệt: Tổng số loài thu được tại VQG Ba Vì cao hơn so với VQG Tam Đảo, trong đó hầu hết các bộ côn trùng nước tại khu vực VQG Ba Vì có số loài nhiều hơn so với VQG Tam Đảo trừ bộ Cánh vảy và Cánh rộng có số loài bằng nhau và đặc biệt là số loài của bộ Chuồn chuồn thu được tại VQG Tam Đảo lớn hơn nhiều so với so với ở VQG Ba Vì; bộ chiếm ưu thế ở VQG Ba Vì là Phù du trong khi đó chiếm ưu thế ở VQG Tam Đảo là bộ Chuồn chuồn. Bảng 3: Số lượng loài côn trùng nước tại VQG Ba Vì và VQG Tam Đảo STT Tên bộ Số loài VQG Ba Vì VQG Tam Đảo 1 Phù du 34 28 2 Cánh úp 13 7 3 Cánh lông 31 19 4 Chuồn chuồn 20 32 5 Cánh cứng 29 17 6 Cánh nửa 20 15 7 Hai cánh 18 13 8 Cánh vảy 3 3 9 Cánh rộng 1 1 Tổng 169 135 Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể thành phần loài theo từng bộ côn trùng nước tại VQG Ba Vì. 3.2.1. Thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera) Kết quả nghiên cứu cho thấy Phù du là bộ đa dạng nhất với 34 loài thuộc 25 giống, 11 họ (Bảng 2), chiếm 20,1% tổng số loài thu được tại khu vực nghiên cứu. Có thể thấy rằng thành phần loài Phù du tại khu vực nghiên cứu đa phần là những loài phân bố rộng, phổ biển tại các thủy vực dạng suối miền Bắc Việt Nam. Trong đó, họ Baetidae có số loài nhiều nhất gồm 10 loài; tiếp theo là Heptageniidae 9 loài; Ephemerellidae và Leptophlebiidae cùng có 4 loài; Caenidae và Ephemeridae cùng có 2 loài; các họ Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae chỉ có 1 loài. Họ Baetidae: Là họ có số lượng loài lớn nhất với 10 loài thuộc 6 giống. Tuy nhiên, chỉ có 3 loài là Baetiella trispinata, Platybaetis bishop và Platybaetis edmundsi là được mô tả đầy đủ, các loài còn lại mới xác định ở taxon bậc giống. Trong đó, loài Platybaetis bishop lần đầu tiên được ghi nhận ở VQG Ba Vì. Các loài thuộc họ Baetidae phân bố rộng rãi ở nhiều dạng thủy vực và có khả năng chống chịu với môi trường ô nhiễm, chúng được tìm thấy ở hầu hết các điểm thu mẫu. Họ Heptageniidae: đã thu được 9 loài thuộc 6 giống. Đây là các loài thường phân bố ở thủy vực nước sạch và chảy mạnh. Trong đó, 4 loài Afronurus mnong, Epeorus bifurcatus, Epeorus hieroglyphicus và Iron martinus lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ côn trùng ở nước VQG Ba Vì. Họ Leptophlebiidae: đã xác định được 4 loài là Choroterpes trifurcata, Thraulus bishop, Choroterpides major và Habrophlebiodes prominens. Hai loài lần đầu tiên ghi nhận tại VQG Ba Vì là Choroterpides major và Thraulus bishop. Họ Ephemerellidae: họ này đã xác định được 4 loài, bao gồm Cincticostella gosei, Serratella albostriata, Serratella sp. 1 và Torleya sp. 2. Tuy nhiên, số lượng cá thể của các loài này thu được đều rất ít. Loài Cincticostella gosei lần đầu tiên được ghi nhận tại VQG Ba Vì. Họ Caenidae và Họ Ephemeridae mỗi họ tuy chỉ thu được hai loài tuy nhiên đây là hai họ được tìm thấy ở hầu hết các điểm nghiên cứu và có số lượng cá thể thu được tương đối nhiều. Các họ còn lại là Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae chỉ xác định được 1 loài. Tuy nhiên nếu như 2 họ Austremerellidae và Polymitarcyidae xuất hiện khá phổ biến ở các điểm nghiên cứu thì họ Teloganodidae chỉ thấy xuất hiện tại 2 điểm là S9 và S15. Như vậy so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Vịnh (2005) kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 8 loài là Platybaetis bishop, Cincticostella gosei, Afronurus mnong, Epeorus bifurcatus, Epeorus hieroglyphicus, Iron martinus, Choroterpides major và Thraulus bishop vào danh lục loài Phù du của VQG Ba Vì. Khi so sánh thành phần loài của VQG Ba Vì với VQG Tam Đảo thấy có nhiều điểm tương đồng như họ Baetidae và họ Heptageniidae đều là nhưng họ chiếm ưu thế, khi so sánh số lượng họ xác đã được xác định ở VQG Ba Vì nhiều hơn 3 họ là Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae so với VQG Tam Đảo. 3.2.2. Thành phần loài bộ Chuồn chuồn (Odonata) Bộ Chuồn chuồn ở VQG Ba Vì khá đa dạng về số lượng họ nhưng lại có rất ít loài và giống. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 20 loài thuộc 18 giống, 7 họ. Trong số các họ thuộc bộ Chuồn chuồn đã phân tích được thì họ Gomphidae chiếm ưu thế nhất về số lượng loài với 6 loài, họ Aeshnidae, Cordulegastridae, Platystictidae và họ Macromiidae thu được 2 loài, các họ còn lại: Corduliidae, Calopterygidae, Chlorocyphidae, Chlorolestidae, Euphaeidae và Libellulidae chỉ có 1 loài. Trong số 20 loài đã được xác định thì chỉ có 3 loài là Matrona basilaris, Epitheca marginata, Drepanosticta sundana được định danh và mô tả đầy đủ, các loài khác mới chỉ xác định được đến taxon bậc giống. Thiếu trùng của bộ Chuồn chuồn được tìm thấy ở hầu hết các điểm thu mẫu trừ điểm S16. Các điểm S1, S7 là những điểm thu được số lượng loài Chuồn chuồn nhiều nhất, những điểm có số lượng loài Chuồn chuồn phong phú thường thuộc những suối ít chịu tác động của con người. Bên cạnh đó tuy thu được số lượng loài khá phong phú nhưng số lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_615_602_1869631.doc
Tài liệu liên quan