Luận văn Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na (Annonaceae Juss.; 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn .i

Mục lục. ii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các hình ảnh.vi

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3

1.1. Điều kiện tự nhiên vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.3

1.1.1.Vị trí địa lý.3

1.1.2. Địa hình .4

1.1.3. Địa chất - Thổ nhưỡng.5

1.1.3.1. Địa chất .5

1.1.3.2. Thổ nhưỡng.5

1.1.4. Khí hậu.6

1.1.5. Thuỷ văn .6

1.1.6. Tài nguyên thực vật và động vật.7

1.1.6.1. Tài nguyên thực vật .7

1.1.6.2. Tài nguyên động vật.8

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát.9

1.3. Sơ lược những nghiên cứu về họ Na (Annonaceae Juss.1789) trên thế giới và

Việt Nam .9

1.3.1. Thế giới.9

1.3.2. Việt Nam.12

1.4. Đặc điểm chung họ Na (Annonaceae Juss. 1789).15

1.4.1. Hình thái .15

1.4.2. Sinh học và sinh thái.19

1.4.3. Phân bố .19

1.4.4. Công dụng của các loài.21

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22

2.1. Nội dung nghiên cứu .22

2.2. Phương pháp nghiên cứu.22

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .22

2.2.1.1. Xác định tuyến thực địa .22

2.2.1.2. Thu và xử lí mẫu ngoài thực địa .23

pdf128 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na (Annonaceae Juss.; 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gia về thực vật kiểm tra tên khoa học đã được sơ bộ giám định. - So sánh mẫu với tiêu bản mẫu chuẩn họ Annonaceae có ở Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 3) - Chỉnh thống nhất tên khoa học đã xác định theo “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” của Võ Văn Chi. 2.2.6. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài Sự phân bố các loài tìm thấy ở VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định theo toạ độ bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ số của Vườn bằng phần mềm Mapinfo 7.5. và ghép vào bản đồ đất bằng phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2. Phân bố ở loài trên Thế giới và Việt Nam được tham khảo từ các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, 2.2.7. Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài - Dụng cụ: Máy ảnh Canon PowerShot A3000IS, máy xác định tọa độ GPS map 76CS, kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, giày, ủng, vớ và áo mưa đi rừng, sổ ghi chép, giấy báo, thuốc Dep chống vắt, thuốc chống muỗi - Hóa chất: Foocmon 5%, cồn 700, HgCl2 - Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2, phần mềm Mapinfo 7.5 để chầm điểm phân bố dựa vào toạ độ các loài thu được ở VQG Lò Gò – Xa Mát. Bản đồ số hoá Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. 26 2.3. Thời gian thực địa Bảng 2.2. Địa điểm các đợt thực địa Đợt Địa điểm khảo sát Thời gian 1 (Từ 27 đến 29-3-2012) Đa ha 27-3-2012 Trảng Tà Nốt – Thông tấn xã 28-3-2012 Cầu Khỉ - Lò Gò 29-3-2012 2 ( Từ 14 đến 16-4-2012) Đa ha – Suối lớn 14-4-2012 Trảng Tân Thanh 15-4-2012 Căn cứ chính phủ 16-4-2012 3 (Từ 14 đến 16-5-2012) Đa ha – Đường suối vắt 14-5-2012 Suối lớn – Tiểu khu 29 15-5-2012 Ngã 3 Lò Gò – Chốt Bà Điếc 16-5-2012 4 (Từ 30 đến 2-7-2012) Đa ha – Suối lớn 30-6-2012 Tà Nốt 1-7-2012 Cầu Khỉ - Lò Gò 2-7-2012 5 (Từ 20 đến 22-7-2012) Đa ha – Ngã 3 Suối lớn 20-7-2012 Chốt biên giới – Tà nốt 21-7-2012 Lò Gò – Suối Xa Mát 22-7-2012 27 Hình 2.7. Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát Ghi chú: chỉ đường đi chính của các tuyến khảo sát Trảng miên chay Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Xã Tân Lập Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia 28 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thuộc họ Na ( Annonaceae Juss. 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Đã ghi nhận được 21 taxon thuộc 12 chi, gồm 20 loài, trong đó có 5 loài thuộc chi Uvaria, chi Xylopia (2 loài), chi Melodorum (1 loài), chi Cyathostemma (1 loài), chi Polyalthia (1 loài), chi Desmos (1 loài), Artabotrys (1 loài), chi Dasymaschalon (2 loài), chi Mitrella (1 loài), chi Goniothalamus (1 loài), chi Friesodielsia (1 loài), và chi Annona (3 loài). Chấm điểm phân bố các taxon thu được ở thực địa. Sau đây là phần giới thiệu đặc điểm các loài đã nghiên cứu. (Thứ tự chi theo khoá tra phần phụ lục; thứ tự loài theo thứ tự vần). 3.1.1. Annona glabra L. – Nê L. 1753. Sp. Pl. 537; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 219; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 170, fig. 78(1-4); P. T. li, 1991. Fl. Guangxi, 1: 154; S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 60; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 300; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2. Tên khác: Bình bát, Na biển. Đặc điểm: Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường cao 2-5m ( có khi tới trên 10m), cành dài, vỏ màu nâu đen. Lá đơn, mọc cách, phiến lá nguyên hình trái xoan đầu nhọn, dày, xanh, cỡ 10-15 x 5-7cm, nhẵn; gân bên 8-9 đôi, hơi rõ ở cả 2 mặt; cuống lá dài 1,5-2cm. Hoa khá lớn, phần lớn mọc đơn độc ở nách lá. Lá đài 3 màu xanh, dày, hình tam giác. Cánh hoa màu vàng, những chiếc ngoài rộng, hình tam giác, dài 2-3cm, rộng 1,5-2cm, có bớt đỏ ở mặt trong; cánh hoa trong thường nhỏ. Nhị nhiều, dài cỡ 3mm. Lá noãn nhiều, bầu có lông trên khắp bề mặt. Quả hình trứng, cỡ 7-10 x 4- 6cm, vỏ nhẵn, khi non màu xanh, chín màu vàng. Hạt non màu trắng, già màu vàng nâu, bóng láng. 29 Hình 3.8. Hình thái loài Annona glabra L. A: dạng sống; B: trái; C: hoa; D: lá; E, F: cánh ngoài; G, H: cánh trong; I: nhị; J: nhuỵ Ghi chú: hình I, J chụp dưới kính hiển vi soi nổi. C E D H B A J I G F 30 Hình 3.9. Annona glabra L. 1- cành mang hoa; 2-trái; 3- cánh ngoài; 4- cánh trong; 5- bộ nhị và nhuỵ bổ dọc; 6- nhị; 7- nhuỵ Người vẽ: Lê Thị Song An Sinh học: Cây ra hoa quả gần như quanh năm. Sinh thái: Mọc hoang dại phổ biến ở các vùng thấp, ẩm, ngập nước, hoặc trồng bên bờ các kênh rạch, dọc bờ biển. 31 Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này gặp ven rạch ở Chốt Nhà Sàn, Suối Xa Mát. Ngoài ra, loài này còn gặp rải rác dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam (Cù Lao Chàm) và các tỉnh phía Nam; đôi khi trồng; cũng gặp ở các nước khác. Nguyên sản ở vùng ven biển nhiệt đới thuộc châu Mỹ và châu Phi [2]. Công dụng: Quả chín ăn được song lạt. Gỗ nhẹ, dùng làm thuyền đánh cá. Ở vùng nhiệt đới châu Mỹ nhân dân dùng lá làm thuốc. Cây con có thể làm gốc ghép cho cây Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) [11]. Hình 3.10. Sinh thái và phân bố của loài Annona glabra L. Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện. 3.1.2. Annona muricata L. – Mãng cầu xiêm L. 1753. Sp. Pl. 536; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 108; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 116; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 219; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 170, fig. 78 (5-8); N. T. Ban, 1984. Fl. Taynguyen. Enum. 35; P. T. Li, 1991. Fl. Guangxi, 1: 156, fig. 71 (1-4); S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 61, fig. 17(9-12); Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 299; Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Xã Tân Lập Loài hiện diện 32 N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2. Đặc điểm: Tiểu mộc hay đại mộc, cao 4-7m, vỏ nhẵn, có nhiều lỗ bì màu nâu nhỏ, phân cành nhánh dài, mềm. Cành non không có lông, chồi lá màu vàng nâu. Lá đơn, mọc cách dạng mác hình trứng ngược, trung bình cỡ 12-13 x 5cm; dày, bóng nhẵn, thơm, màu xanh đậm. Gân bên 7-8 đôi, cuống lá dài 1 cm. Hoa phần lớn mọc đơn độc, ở thân hay nhánh già, to, màu vàng nhạt. Lá đài xanh hình tam giác, nhỏ. Cánh hoa ngoài vàng, rộng, hình bầu dục với gốc rộng và hơi hình tim, dài 22-27mm, rộng 20-25mm, cả 2 mặt đều có lông, cánh hoa trong thường nhỏ hơn. Nhị nhiều, dài 3-4mm, chỉ nhị dài bằng bao phấn; mào trung đới cụt đầu. Nhuỵ nhiều làm thành một khối tròn rộng 1,5cm. Phì quả kép, quả gần hình cầu hoặc hình trứng, đôi khi hình thuôn, to đến 20-30cm, xanh, vỏ ngoài có nhiều gai. Hạt nâu đen, bóng nhẵn. Hình 3.11. Annona muricata L. 1- Cành mang hoa; 2- cánh ngoài; 3- cánh trong; 4- bộ nhị và nhuỵ chẻ dọc; 5- bộ nhị và nhuỵ; 6- nhị; 7- nhuỵ; 8- trái Người vẽ: Lê Thị Song An 33 Hình 3.12. Hình thái loài Annona muricata L. A: dạng sống; B: trái; C: hoa; D: lá; E: cánh ngoài; F: cánh trong; G: bộ nhị và nhuỵ; H: bộ nhị và nhuỵ chẻ dọc; I: nhị; J: nhuỵ; K: bầu chẻ dọc. Ghi chú: hình I, J, K chụp dưới kính hiển vi soi nổi. K E D C B A J H G F I 34 Sinh học: Ra hoa quả quanh năm. Sinh thái: Cây trồng ở vùng đồng bằng và vùng núi thấp (dưới 800m) ưa đất sâu, thoát nước, màu mỡ. Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này có ở ven đường Căn cứ chính phủ, chốt Bà Điếc. Ngoài ra gặp chủ yếu ở các tỉnh miền nam Việt Nam và ở các nước khác. Nguyên sản từ châu Mỹ nhiệt đới. Công dụng: Quả chín ăn ngon. Thịt quả màu trắng, thơm, ngọt, chua, ăn tươi hay pha chế làm nước giải khát: Bổ, mát, chống hoại huyết. Cây còn làm thuốc, lá dùng làm gia vị, rau, giúp an thần. Quả xanh chữa kiết lỵ, sốt rét. Hạt làm thuốc sát trùng: trừ chấy, rận (làm nước gột đầu). Vỏ thân làm thuốc chữa tiêu chảy, sốt, trị giun [4],[11]. Hình 3.13. Sinh thái và phân bố của loài Annona muricata L. Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Xã Tân Lập Loài hiện diện 35 3.1.3. Annona squamosa L. - Na L. 1753. Sp. Pl. 537; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 107; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 115; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 218; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 171, fig. 79; P. T. Li, 1991. Fl. Guangxi, 1: 156, fig. 71(5-9); S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 62, fig. 18(1-8); Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 299; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2. Tên khác: Mãng cầu ta, Mãng cầu dai. Đặc điểm: Cây gỗ nhỏ, cao 2-10m, vỏ thân màu xám nhẵn, có nhiều lỗ bì nhỏ màu trắng. Cây phân cành nhiều, dài, cành non có lông. Lá đơn mọc cách, dạng thuôn bầu dục dài, đầu và gốc tù nhọn, cỡ 9-12 x 3-5cm, cả 2 mặt đều nhẵn, mặt trên màu xanh bóng, tươi, mặt dưới màu xanh nhạt. Gân bên 6-7 đôi. Cuống lá dài 1 cm. Hoa ở ngoài nách lá, đối diện với lá hoặc ở trên cành già. Cuống hoa dài 2- 3cm. Lá đài nhỏ, màu xanh. Cánh hoa ngoài hình mác thuôn, 20-30 x 1-6mm; cánh hoa trong thiếu hẳn. Nhị nhiều, dài 2mm; chỉ nhị khá rõ; mào trung đới hình đĩa. Lá noãn nhiều, dài 3,5mm; bầu nhẵn hoặc hơi có lông ở nửa trên; núm nhuỵ hình trứng. Quả hình cầu, kép, mọng, dài 5-10cm, với vỏ ngoài dạng vẩy. Hạt đen, thịt trắng. Sinh học: Ra hoa quả tháng 3-8. Tái sinh tốt bằng hạt hoặc bằng giâm cành. Sinh thái: Cây ưa sáng, thích ứng với đất phù sa vùng đồng bằng, đất đồi tơi xốp, dễ thoát nước, thậm chí mọc tốt cả ở miền núi có độ cao tới 1000m [2]. Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này có ở nơi có dân sinh sống gần Căn cứ chính phủ, chốt Bà Điếc. Ngoài ra loài này được trồng khắp nơi ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Nguyên sản có lẽ từ các nước Nam Mỹ. Công dụng: Quả chín ăn tươi hay làm nước giải khát. Quả còn làm thuốc giảm nhiệt, tiêu đờm, trị lỵ, tiêu khát. Quả xanh làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy, sát trùng (săn da, tiêu sưng). Lá non dùng làm gia vị, trị sốt rét, trị mụn nhọt, vỏ và rễ chữa tiêu chảy, trị giun. Hạt độc, làm thuốc diệt côn trùng, chấy rận. . . [4],[11]. 36 Hình 3.14. Annona squamosa L. 1- cành mang hoa; 2- cánh hoa; 3- nhị; 4- nhuỵ; 5- bộ nhị và nhuỵ; 6- trái Người vẽ: Lê Thị Song An 37 Hình 3.15. Hình thái loài Annona squamosa L. A: dạng sống; B: cành mang quả; C: hoa; D: bộ nhị và nhuỵ; E: lá; F, G: cánh hoa; H: nhị; I: nhuỵ Ghi chú: hình H, I:chụp dưới kính hiển vi soi nổi F H I B C D E A G 38 Hình 3.16. Sinh thái và phân bố của loài Annona squamosa L. Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện. 3.1.4. Melodorum hahnii (Fin. & Gagnep.) Ban – Mật hương hahn N.T. Ban [ apud Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 334] 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.):8. Tên đồng dạng: Unona hahnii Fin. & Gagnep. 1906. Bull. Soc. Bot. Fr. 53. Mem. 4:78; id. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 59, tab. 8B. Desmos hahnii (Fin. & Gagnep.) Merr. 1915. Philipp. Journ. Sci. (Bot.) 10:235; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 66; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1:202. Uvaria hahnii (Fin. & Gagnep.) sincl. 1953. Gard. Bull. Singapore, 14:44. Đặc điểm: Bụi trườn, dài 2-5m. cành non có lông hình sao màu gỉ sắt. Lá biến đổi từ hình mác đến hình bầu dục, cỡ 16 -20x 4-6cm, chóp nhọn, gốc tròn đôi khi hơi hình tim, cả 2 mặt đều có lông hình sao; gân cấp II khoảng 10- 13 đôi, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 8-10mm. Hoa mọc đơn độc, đối diện với lá hoặc gần như ở Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Xã Tân Lập Loài hiện diện 39 đỉnh cành; cuống hoa dài gần 1cm, ở gốc thường có 1- 2 lá bắc lớn cỡ 2,2 x 1cm. Lá đài gần như rời, hình trái xoan nhọn đầu, cỡ 2 x 1cm, cả 2 mặt đều có lông. Cánh hoa rời, hình mác, có lông, dài 3,5- 4,5 cm, rộng trên 1cm, có 1gân sống dọc và một số gân bên cong hình cung và mờ hơn. Nhị nhiều; chỉ nhị rõ; mào trung đới hình trứng. Lá noãn nhiều, dài 4mm; bầu có lông; núm nhuỵ hình phễu rộng. Noãn 5-9. Đế hoa lồi, có đường kính rộng 3mm, ở đỉnh cụt và không có lông. Phân quả gần hình trụ, dài 2cm, đường kính gần 1cm, có lông tơ, cuống phân quả ngắn (chừng 5mm); vỏ quả mỏng (cỡ 0,5mm), rất nhăn nheo. Sinh học: Cây ra hoa tháng 3-6, ra quả tháng 7-10. Sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng còi, ở độ cao dưới 700m. Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này phân bố dọc tuyến đường vào chốt Đa ha, Cầu Khỉ, Lò Gò. Ngoài ra theo các tài liệu thì loài này còn phân bố ở Trung bộ, Kon Tum. Còn có ở Lào (Ban Thet), Campuchia (Kampot, Konpong Speu, Pursat), Thái Lan (Prachinburi) [2]. Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Lò Gò – Xa Mát và ghi nhận vùng phân bố mới cho loài này ở Vườn Quốc Gia. 40 Hình 3.17. Hình thái loài Melodorum hahnii (Fin. & Gagnep.) Ban A: dạng sống; B: hoa; C: cánh hoa ngoài; D: cánh hoa trong; E: đài; F: lá; G: trái; H: nhị; I: nhuỵ; J: phân quả; K: phân quả chẻ dọc Ghi chú: hình H, I chụp dưới kính hiển vi soi nổi. H G F E D C B A K J I 41 Hình 3.18. Melodorum hahnii (Fin. & Gagnep.) Ban 1- cành mang hoa; 2- cánh hoa ngoài; 3- cánh hoa trong; 4- đài; 5- nhị; 6- nhuỵ ; 7- trái; 8- phân quả chẻ dọc Người vẽ: Lê Thị Song An 42 Hình 3.19. Sinh thái và phân bố của loài Melodorum hahnii (Fin. & Gagnep.) Ban Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện 3.1.5. Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston – Bù dẻ lá lớn Alston, 1931. Handbook. Fl. Ceyl. 6, suppl. 4; N. T. Ban, 1984. Fl. Taynguyen. Enum. 40; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 304; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 13. Tên đồng danh: Guatteria cordata Dun. 1817. Monogr. Anon. 129. tab. 30. Uvaria macrophylla Roxb. [1814. Hort. Bengal. 43, nom. nud.] ex Wall. 1830. Pl. As. Rar. 2. tab. 122; Roxb. 1832. Fl. Ind. ed. 2 (by Carrey), 2: 663; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 50; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 63; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 201. Tên khác: Bồ quả lá to. Đặc điểm: Dây leo thân gỗ. Cành non có lông tơ. Lá lớn, cỡ 14-30 x 10-16cm, biến đổi từ tròn đến bầu dục hoặc thuôn, chóp lá có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim, mặt trên (trừ gân chính) nhẵn, mặt dưới (nhất là trên các gân) có lông gân bên 16-23 đôi, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 7-10mm, có lông tơ. Hoa mọc đơn độc hoặc Trảng miên chay Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Xã Tân Lập Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Loài hiện diện 43 nhóm hợp 2-3 chiếc; cuống hoa dài 1-2cm, có lá bắc nhỏ ở gốc, nụ hở. Lá đài hợp ở gốc thành đấu, mặt ngoài có lông tơ. Cánh hoa hình trái xoan, 2 x 1,3cm, thường hợp nhau ở gốc, cả 2 mặt đều có lông. Nhị lép nhiều, xếp thành 1-2 vòng ở phía ngoài; nhị dài 4-5mm, không có chỉ nhị; mào trung đới hình thìa hoặc hình lưỡi rộng bằng bao phấn. Lá noãn nhiều, hơi ngắn hơn nhị; bầu có lông rậm. Đế hoa hình trụ. Phân quả thuôn, cỡ 2-4 x 1-1,5cm, không có lông; cuống phân quả dày 1- 1,5mm. Sinh học: Cây ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 7-8. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, từ vùng thấp đến độ cao 900m. Hình 3.20. Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston 1- cành mang hoa; 2- cánh ngoài; 3- cánh trong; 4- đài; 5- nhị; 6- nhuỵ; 7- trái Người vẽ: Lê Thị Song An 44 Hình 3.21. Hình thái loài Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston A: dạng sống; B: trái; C: hoa; D: cành; E: cánh hoa ngoài; F: cánh hoa trong; G: bộ nhị và nhuỵ; H: lá; I: đài; J: nhuỵ; K: nhị; L: bầu nhuỵ chẻ dọc Ghi chú: hình J,K,L chụp dưới kính hiển vi soi nổi. A L K J I H G F E D C B 45 Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này phân bố ở Đa Ha, Cầu Khỉ, Lò Gò, Tà Nốt, Suối Lớn, trảng Tân Thanh. Theo các tài liệu khác, loài còn phân bố ở Hà Tây (Ba Vì), Quảng Trị, Gia Lai (Măng Giang), Lâm Đồng (Đà Lạt), Đồng Nai (Biên Hoà, Bảo Chánh), An Giang (Châu Đốc), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Hòn Thơm, Thổ Chu). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xri Lanka, Indônêxia [2]. Công dụng: Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho. Thường dùng trị: khó tiêu, đầy bụng, ỉa chảy, phong thấp, lưng gối mỏi, chấn thương. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc phơi khô tán bột dùng rịt. Đồng bào Tày thường dùng lá làm men chế rượu [4]. Hình 3.22. Sinh thái và phân bố của loài Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện Trảng miên chay Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Xã Tân Lập Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Loài hiện diện 46 3.1.6. Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem – Chuối con chông Roxb. [1814, Hort. Beng. 43, nom. nud.] ex Hornem, 1819. Hort. Hafn. Suppl. 140; Wall. 1830. Pl. As. Rar. 2, tab. 121; Roxb. 1832. Fl. Ind. Ed. 2 (by Carrey), 2: 665; Sincl. 1955. Gard. Bull. Singapore, 14(2): 202, fig. 6 et 8D; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 26, fig. 10; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 305. Tên đồng danh: Unona grandiflora DC. 1824. Prodr. 1: 90. Uvaria purpurea Blume, 1825. Bijdr. 11; id. 1830. Fl. Jav. Anon. 13, tab. 1 et 13A; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 48; Ast. 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 63; Back. & Bakh. F. 1963. Fl. Jav.1: 103; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.):14. Uvaria platypetala Champ. ex Benth. 1851. Kew Journ. Bot. 3: 257. Tên khác: Bù dẻ tía. Đặc điểm: Dây leo thân gỗ, dài 8-10m. Cành non có lông tơ màu vàng nâu. Lá thuôn hình trứng ngược, cỡ (11)13-19(24) x (3)5-7(10)cm, chóp lá có mũi ngắn, gốc tròn hoặc hơi hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rậm; gân bên khoảng 13-20 đôi, rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 4-5mm. Hoa thường mọc đơn độc; cuống hoa dài 1-2cm, có 2 lá bắc dạng lá lớn (cỡ 2,5-3,5 x 2-3cm). Đài bao kín nụ hoa. Lá đài mỏng, hình trái xoan hay hình tròn, đường kính 2cm, mặt ngoài có lông ngắn. Cánh hoa rời, màu đỏ tía, hình trái xoan, cỡ 3-4 x 2cm, cả 2 mặt đều có lông. Nhị dài 7- 10mm, đôi khi có lông ở mép bao phấn; mào trung đới hình lưỡi, rất nhỏ. Noãn 20- 30. Đế hoa lồi hình bán cầu, đôi khi hơi lõm ở đỉnh. Phân quả hình trụ, dài 4-6cm, rộng 1-1,5cm, có lông tơ màu vàng nâu; cuống phân quả dài 1-2cm; vỏ quả dày (tới 1-2mm). Hạt màu vàng hơi nâu, nhẵn. Sinh học: Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300m. Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này chỉ thấy ở Căn cứ chính phủ, Suối Lớn. 47 Ngoài ra, loài này còn phân bố ở Thanh Hoá, Quảng Bình (Bố Trạch, Ba Rền), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Sông Hai Nhánh), Đà Nẵng (Tourane)., Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Khánh Hoà (Hòn Tre), Đồng Nai (Biên Hoà). Còn có ở Ấn Độ (Calcutta), Mianma, Trung Quốc (Quảng Tây, Hồng Kông, Hải Nam), Xri Lanka, Malaixia, Inđônêxia (Java) [2]. Công dụng: Thịt quả màu vàng sáng, ăn được. Các loài cầy giông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị người ta gọi tên là chuối con chông [4]. Hình 3.23. Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem 1- cành mang hoa; 2-cánh hoa; 3- đài; 4- nhị; 5- nhuỵ; Người vẽ: Lê Thị Song An 5 4 3 2 1 48 Hình 3.24. Hình thái loài Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem A: dạng sống; B: cành lá; C: hoa; D, E: cánh hoa; F: đài; G: lá; H: nhị; I: nhuỵ; J: nhuỵ chẻ dọc Ghi chú: hình H,I, J chụp dưới kính hiển vi soi nổi. J I H G F E D C B A 49 Hình 3.25. Sinh thái và phân bố của loài Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện 3.1.7. Uvaria micrantha (A. DC.) Hook.f. & Thoms. – Kỳ hương Hook. F. & Thoms. 1855. Fl. Ind. 1: 103; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 54; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 64; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 201; id. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 306; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 14. Tên đồng danh: Guatteria micrantha A. DC. 1832. Mem. Anon. 42; Wall. 1832. Cat. n0 6449. Cyathostemma micranthum (Miq.) sincl. 1955. Gard. Bull. Singapore, 14(2): 225. Polyalthia fruticans A. DC. 1832. Mem. Anon. 42.- Anaxagorea sumatrana Miq. 1861. Fl. Ind. Bat. 382. - Uvaria sumatrana (Miq.) Kurz, 1870. Andam. Repor. 29, non Hook. F. & Thoms. (1855). Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Xã Tân Lập Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Loài hiện diện 50 Cyathostemma sumatrana (Miq.) Boerl. 1899. Icon. Bogor. 1(3): 171, tab. 58, non Scheff. (1871). - Popowia nitida King, 1892. Journ. As. Soc. Beng. 61. 2: 92 (341). Tên khác: Bù dẻ (Bồ quả) hoa nhỏ. Đặc điểm: Dây leo thân gỗ, dài 15-20m. Cành non có lông tơ. Lá hình mác, cỡ 6-12 x 2-3,5cm, chóp nhọn, gốc lá tròn, cả 2 mặt đều không có lông; gân bên không rõ; cuống lá dài 3mm. Hoa mọc đơn độc hoặc hợp 2-3 chiếc, đối diện với lá hoặc không hiếm khi ở đỉnh cành; cuống hoa dài 3-4mm (8-9mm khi thành quả), ở gốc mang 1 lá bắc lớn cỡ 5 x 3mm; nụ hoa hở. Lá đài rời, hình tròn, đường kính gần 2,5mm. Cánh hoa hình trái xoan, dài 3-4mm, rộng 2-3mm. Nhị dài gần 1mm, không có nhị lép; mào trung đới hình đĩa. Lá noãn nhiều, dài gần 1,5mm; bầu có lông trên các sườn. Noãn 3-5 (6-8 theo Finet. & Gagnepain, 1907). Đế hoa hình nón, nhọn đầu, đường kính rộng cỡ 2mm. Phân quả hình trái xoan có eo xiên so với cuống, không có lông, cỡ 7-10 x 5-6mm; cuống phân quả dài 1cm; vỏ quả khoảng 1mm. Hạt màu vàng nhạt, nhẵn. Sinh học: Cây ra hoa tháng 1-4, có quả tháng 6-9. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300m. Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này phân bố rộng, gặp rất nhiều nơi trong vườn như Đa Ha, Cầu Khỉ, Lò Gò, Suối Lớn, trảng Tân Thanh, Thông Tấn Xã, Tà Nốt. Ngoài ra theo các tài liệu khác, loài này còn gặp ở Quảng Bình (Bố Trạch, Ba Rền), Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Đồng Nai (Xuân Lộc, Bảo Chánh, Chứa Chan), Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa), Tp. Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Sài Gòn), An Giang (Châu Đốc), Kiên giang (Phú quốc, Thổ Chu). Còn có ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Andamans, Malaixia [2]. Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Lò Gò – Xa Mát và ghi nhận vùng phân bố mới cho loài này ở Vườn Quốc Gia. 51 Hình 3.26. Uvaria micrantha (A. DC.) Hook. f. & Thoms. 1- cành mang hoa; 2-trái; 3- đài; 4-cánh ngoài; 5- cánh trong; 6- nhị; 7- nhuỵ; 8-phân quả chẻ dọc Người vẽ: Lê Thị Song An 1 2 8 6 3 4 5 7 52 Hình 3.27. Hình thái loài Uvaria micrantha (A. DC.) Hook. f. & Thoms. A: dạng sống; B: cành; C: hoa; D, E: cánh hoa ngoài; F, G: cánh hoa trong; H: đài; I: bộ nhị và nhuỵ; J: nhị; K: nhuỵ; L: lá; M: quả chín; N: phân quả; O: phân quả chẻ dọc Ghi chú: hình J,K chụp dưới kính hiển vi soi nổi. O N M L K F J I H G E D C B A 53 Công dụng: Vỏ thân dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi [4]. Hình 3.28. Sinh thái và phân bố của loài Uvaria micrantha (A. DC.) Hook. F. & Thoms. Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện 3.1.8. Uvaria rufa Blume – Bù dẻ hoa đỏ Blume, 1830. Fl. Ja. Anon. 19, tab. 4 et 13C; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 51; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 64; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 201; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 23; N. T. Ban, 1984. Fl. Taynguyen. Enum,40; S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 10; Phamh. 1991. Ilustr. Fl. Vietn. 1: 308; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 14. Tên đồng danh: Uvaria astrosticta Miq. 1861. Fl. Ind. Bat. Suppl. 370. Uvaria ridleyi King, 1892. Journ. As. Soc. Beng. 61. 2: 23(268); id. 1893. Ann. Roy. Bot. Gard. Calcutt. 4: 23, tab. 24B. Uvaria branderhorstii Burk. in Lorentz, 1911. Nov. Guin. 8: 427. Tên khác: Bồ quả hoe, Dây dủ dẻ. Trảng miên chay Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_7487627329_1838_1869293.pdf
Tài liệu liên quan