MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 3
1.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh 7
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 10
1.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh 17
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU18
2.1. Điều kiện tự nhiên 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Địa hình 18
2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng 20
2.1.4. Khí hậu thuỷ văn 20
2.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng 22
2.2. Tình hình dân sinh kinh tế 26
Chương 3 - MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 27
3.1.1. Về lý luận 27
3.1.2. Về thực tiễn 27
3.2. Giới hạn nghiên cứu 27
3.2.1. Giới hạn về khu vực nghiên cứu 27
3.2.2. Giới hạn về đối tượng và thời gian nghiên cứu 27
3.2.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 28
3.3. Nội dung nghiên cứu 28
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành 28
3.3.2. Một số đặc điểm cấu trúc ngang 28
3.3.3. Một số đặc điểm cấu trúc đứng 28
3.3.4. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ngang ngực 28
3.3.5. Một số đặc điểm tái sinh 28
3.4. Để xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.29
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
3.5.1. Phương pháp luận 29
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 29
3.5.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 34
Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1. Các đặc trƣng của TTV hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh họcMê Linh40
4.1.1 Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau nương rẫy 41
4.1.2. Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau khai thác kiệt 44
4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái 48
4.2.1. Chỉ số IVI và công thức tổ thành sinh thái trong quần hợp cây gỗ 49
4.2.2. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây 59
4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ 61
4.2.4. Đặc điểm cấu trúc tầng phiến 62
4.3. Một số đặc điểm cấu trúc ngang 63
4.3.1. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện 63
4.3.2. Sự phân bố số loài cây theo cấp đường kính 66
4.3.3. Sự phân bố số cây theo cấp đường kính 67
4.4. Một số đặc điểm cấu trúc đứng 69
4.4.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao 69
4.4.2. Phân bố loài theo cấp chiều cao 72
4.5. Quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây 73
4.6. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong hai trạng thái TTV 77
4.6.1. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh 78
4.6.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh 79
4.6.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 81
Chương 5 - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân thảo đa dạng chủ
yếu thuộc về các họ sau: họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Rau răm (Polygonaceae).
Những đại diện chiếm ưu thế gồm: Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ rác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
(Microstegium ciliatum), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lào
(Eupatorium odoratum), Cỏ nghể (Polygonum hydropiper),... Bên cạnh đó còn
phải kể đến các loài dây leo trong họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Dây
khế (Connaraceae), họ Lá lốt (Piperaceae), như: Bìm bìm (Merremia
hederacea), Dây mật (Derris elliptica), Bàm bàm dây (Entada phaseoloides),
Kim cang (Smilax corbularia), Dây khế (Rourea minor), Lá lốt rừng (Piper
lolot)...
Hình 4.2 - Ảnh TTV sau NR đã phục hồi tự nhiên được 9 - 10 năm
4.1.2. Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK
Đây là trạng thái được phân bố ở độ cao trên 300 m so với mặt thủy chuẩn,
độ dốc từ 300 - 350. Khởi nguyên của trạng thái này là rừng nguyên sinh bị khai
thác kiệt, sau đó được phục hồi tự nhiên trong khoảng thời gian từ 9 – 11 năm,
độ tàn che của tán rừng từ 90 - 95%, kết quả được thể hiện ở hình 4.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Hình 4.3 - Đồ thị đường tổng góp loài trên diện tích của TTV sau KTK
Từ hình 4.3 chúng tôi nhận thấy, số loài cây gỗ tăng lên khi tăng số lượng
OTC nhưng sự tăng về số loài ở đây không giống như trạng thái TTV thứ sinh
phục hồi TN sau nương rẫy.
Trong trạng thái này, ở tầng cây cao có 50 loài thuộc 38 chi và 24 họ. Các
loài chiếm phần lớn về số lượng cây gỗ chủ yếu thuộc các họ: Họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Xoan
(Meliaceae), họ Máu chó (Myristicaceae). Những loài cây ưa sáng mọc nhanh,
đời sống ngắn, chất lượng gỗ kém đã không còn tham gia vào cấu trúc tầng cây
cao mà thay vào đó là các loài cây có đời sống dài và tầm vóc lớn như: Dẻ
(Castanopsis indica), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Sau sau (Liquidambar
formosana), Vàng anh (Saraca dives), Thừng mực lông (Wrightia tomentosa),
Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Lọ
nồi (Hydnocarpus kurzii), Thị ba ngòi (Diospyros bangoiensis), Dung
(Symplocos laurina), Trám chim (Canarium tonkinense), Đỏm lông (Bridelia
monoica), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Mạy tèo (Streblus macrophyllus),
Lát xoan (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Cà lồ
(Caryodaphnopsis tonkinensis), Ngát (Gironniera subaequalis)... được phân bố
vào tầng tán chính của rừng.
0
10
20
30
40
50
60
400 800 1200 1600 2000
DiÖn tÝch « tiªu chuÈn (m2)
Sè
loµ
i c©
y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Các loài ƣu thế ở tầng cây cao bao gồm:
Máu chó lá nhỏ (Knema globularia) + Vàng anh (Saraca dives) + Thị ba
ngòi (Diospyros bangoiensis)
Tầng cây nhỡ có tổng góp là 33 loài tập chung vào một số loài cây chủ
yếu, trong tương lai một số loài trong số chúng sẽ tham gia vào tầng tán chính
của rừng.
Các loài ƣu thế ở tầng cây nhỡ bao gồm:
Vàng anh (Saraca dives) + Chẹo trắng (Engelhardtia spicata) + Lọ nồi
(Hydnocarpus kurzii) + Trọng đũa (Ardisia crenata) + Ngái (Ficus hispida) +
Dung (Symplocos laurina)
Thành phần cây bụi không còn các loài ưa sáng, chủ yếu là: Sừng dê
(Strophanthus divaricatus), Lấu rừng (Psychotria silvestris), Trà (Camellia
sinensis), Đơn nem (Maesa perlarius),...
Thảm tươi có độ dày rậm Soc, thành phần chủ yếu là một số loài cỏ như:
Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ chè vè
(Miscanthus floridulus), Cói lông (Cyperus pilosus), Ngọc nữ (Clerodendrum
tonkinensis), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Guột (Dicranopteris
linearis),... mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ.
Dây leo, bụi trườn chủ yếu gồm các loài: Mâm sôi lá xẻ (Rubus
alcaefolius), Kim cang (Smilax corbularia), Dây mật (Derris elliptica), Dây
sống rắn (Acacia harmandiana), Móng bò (Bauhinia cardinalis), Tiết dê
(Cissampelos pareira), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa),... có số lượng ít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Hình 4.4 - Ảnh TTV sau KTK đã phục hồi tự nhiên được 9 - 11 năm
Như vậy, các đối tượng nghiên cứu trên có thành phần loài phong phú và đa
dạng, thông tin về thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm đã nói lên hiện trạng
và giai đoạn đang phục hồi. Điểm chung cho cả 2 trạng thái TTV nghiên cứu
hiện nay:
+ Trong thành phần loài cây gỗ, ngoài những loài cây ưu sáng mọc nhanh,
tuổi thọ ngắn, tầm vóc nhỏ còn có xuất hiện một số loài nửa chịu bóng có đời
sống dài đạt kích thước cây gỗ lớn, những loài này sẽ hình thành nên những ưu
hợp trong tương lai, nguồn gốc có thể từ nguồn hạt giống tại chỗ hoặc từ nơi
khác mang đến. Vai trò của các loài ưa sáng định cư là tạo điều kiện sinh thái
cho các loài nửa chịu bóng của rừng nguyên sinh phục hồi trở lại.
+ Có thể thấy rằng khi thời gian phục hồi rừng tăng lên, độ tàn che của rừng
có sự thay đổi nếu những loài cây có đời sống ngắn tầm vóc nhỏ đồng thời cũng
là những loài cây ưa sáng mọc nhanh không vượt khỏi tầng rừng chính sẽ bị đào
thải ra khỏi quần xã để nhường chỗ cho các loài cây chịu bóng hoặc nửa chịu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
bóng dưới tán rừng tái sinh phát triển, thành phần loài cây có đời sống dài xuất
hiện, tạo lập một hoàn cảnh rừng mới tiến đến sự ổn định tương đối.
Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên theo hướng
diễn thế đi lên của mỗi một trạng thái thì có sự khác biệt rõ giữa TTV thứ sinh
phục hồi TN sau NR và TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK như sau :
+ Đối với trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR do được hình thành
trên đất đã bị thoái hoá nên trong quần hợp cây gỗ có sự hỗn hợp giữa cây tiên
phong ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn chất lượng gỗ kém cùng với một số
loài cây tiên phong định cư đời sống dài, nguồn giống được mang đến nhờ các
loài chim thú hoặc nguồn hạt giống còn sót lại trong đất.
+ Đối với TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK, trạng thái này được phục
hồi trên đất tốt, nhiều dinh dưỡng tầng đất dầy. Ở quần hệ này trong tầng cây
cao xuất hiện một số cây có đường kính lớn do không đủ kích thước và phẩm
chất vào thời điểm khai thác còn sót lại cho đến nay. Mặt khác, theo thời gian
trong quần xã có một số loài cây thành thục ra hoa kết quả đã bổ sung thêm
nguồn hạt cho tái sinh; những loài cây tuổi thọ ngắn đã dần dần bị chết; các loài
cây ưa sáng có tầm vóc nhỏ đang dần bị đào thải do sự che bóng của các loài cây
có tầm vóc lớn hơn nên đã hình thành TTV có cấu trúc rừng không đều tuổi.
4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái
Thường cấu trúc tổ thành loài của rừng được tính dựa vào trữ lượng gỗ của
các loài cây gỗ. Tuy nhiên cách tính này làm cho công thức tổ thành loài thiên
về thể hiện tiềm năng kinh tế của rừng chứ không thể hiện vai trò của các loài
cây gỗ trong hệ sinh thái rừng. Ví dụ, nếu trên 1 ha rừng với tổng trữ lượng gỗ là
100 m
3
có 10 cây gỗ lớn mọc thành đám và mỗi cây có thể tích là 2 m3 thì loài
này đã chiếm 2 trong tổng số 10 đơn vị của công thức tổ thành, trong khi có thể
một loài khác có số lượng cá thể gấp nhiều lần, phân bố đồng đều, có vai trò lớn
trong hệ sinh thái rừng (tạo vi khí hậu, tham gia vào mạng thức ăn, sản xuất ra
sản phẩm sơ cấp thực) nhưng vì đường kính và chiều cao không lớn nên tổng thể
tích ít và không được tham gia vào công thức tổ thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Để phục vụ mục đích đánh giá vai trò sinh thái của các loài cây gỗ trong hệ
sinh thái rừng, đề tài sử dụng chỉ số IVI (Importance Value Index) để xác định
công thức tổ thành sinh thái. Chỉ số này đã được Curtis và McIntosh (1951) đề
xuất. Là giá trị trung bình của các chỉ số về độ ưu thế (tính theo diện tích mặt cắt
thân ở độ cao 1,3 m), độ phong phú (tính theo mật độ cá thể) và tần số xuất hiện
(thể hiện mức độ phân bố đồng đều trên lô rừng), chỉ số IVI cho phép đánh giá
mức độ quan trọng sinh thái của mỗi loài cây gỗ trong một hệ sinh thái rừng. Về
bản chất, chỉ số IVI có ý nghĩa sinh thái sâu sắc.
Để làm rõ đặc điểm của thảm thực vật trong các trạng thái rừng được
nghiên cứu, chúng tôi đi vào phân tích chỉ số mức độ quan trọng IVI. Chỉ số này
đánh giá tổng hợp độ phong phú, tần số xuất hiện và độ ưu thế của mỗi loài cây
gỗ, chính vì vậy nó đánh giá vai trò sinh thái của loài trong quá trình hình thành
nên các kiểu thảm trên. Chúng tôi chỉ lấy số liệu thống kê cây gỗ có h > 1,3 m
để tính mật độ, sự đa dạng thành phần loài cây gỗ và sự tham gia của chúng vào
cấu trúc từng tầng.
4.2.1. Chỉ số IVI và công thức tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ
Danniel marmillod (1958) cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI > 5% là
những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) [60] trong
một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để
xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả
những loài và cá thể loài cây gỗ ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của hai trạng
thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên có chỉ số IVI > 5%.
Kết quả được thể hiện ở các bảng 4.1 - 4.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 4.1 – Tổng số loài và loài ưu thế sinh thái ở hai TTV
Trạng thái TTV Số loài Số loài có
IVI > 5%
Tên loài cây có IVI > 5%
1. Sau NR
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
58
67
05
03
- Máu chó lá nhỏ, Dẻ gai, Sau sau,
Trám chim, Thầu tấu.
- Trám chim, Re, Sau sau.
2. Sau KTK
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
50
33
03
06
- Máu chó lá nhỏ, Vàng anh, Thị
núi.
- Vàng anh, Chẹo, Lọ nồi, Trọng
đũa, Ngái, Dung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 4.2 – Kết quả các loài cây gỗ có chỉ số IVI > 5% ở hai TTV
Trạng thái
TTV
Tên loài Tên khoa học Số cây Chỉ số
IVI%
1. Sau NR
+ Tầng cây
cao
+ Tầng cây
nhỡ
Máu chó lá nhỏ
Dẻ gai
Sau sau
Trám chim
Thầu tấu
Trám chim
Re
Sau sau
Knema globularia
Castanopsis indica
Liquidambar formosana
Canarium tonkinense
Aporosa dioica
Canarium tonkinense
Cinnamomum sp.
Liquidambar formosana
210
158
131
143
120
533
353
326
10,45
8,64
7,85
6,76
6,14
7,50
5,68
5,35
2. Sau KTK
+ Tầng cây
cao
+ Tầng cây
nhỡ
Máu chó lá nhỏ
Vàng anh
Thị ba ngòi
Vàng anh
Chẹo trắng
Lọ nồi
Trọng đũa
Ngái
Dung
Knema globularia
Saraca dives
Diospyros bangoiensis
Saraca dives
Engelhardtia spicata
Hydnocarpus kurzii
Ardisia crenata
Ficus hispida
Symplocos laurina
140
170
95
240
140
120
60
80
80
7,54
5,39
5,34
11,12
9,90
7,57
5,68
5,11
5,02
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
* Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR
Bảng 4.3 - Tổ thành, mật độ tầng cây cao TTV sau NR
TT Loài cây
N
(c/ha)
N%
D1.3
(cm)
HVN
(m)
G
(m
2
/ha)
G% IVI%
1 Máu chó lá nhỏ 210
12,96
10,47
8,06
1,73
15,81 10,45
2 Dẻ gai
158
9,75
9,75
7,23
1,18
10,78 8,64
3 Sau sau
131
8,08
10,41
7,89
1,12
10,23 7,85
4
Trám chim
143
8,82
8,53
6,49
0,82
7,49 6,76
5 Thầu tấu
120
7,40
9,71
6,63
0,88
8,04 6,14
5 loài có IVI > 5% 762
47,01
9,77 7,26 5,73 52,35 39,84
53 loài khác có
IVI < 5%
858
52,99 8,83 6,97 5,21 47,65 60,16
1620 100 9,30 7,11 10,94 100 100
Trong tầng cây cao của TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR tổng số 58 loài
với 5 loài có chỉ số IVI > 5% chiếm 39,84% tổng chỉ số mức độ quan trọng IVI
trong quần xã, trong đó: Máu chó lá nhỏ (Knema globularia) là loài có mật độ
cá thể cao nhất 210 cây/ha, chỉ số IVI lớn nhất 10,454%; tiếp theo Dẻ gai
(Castanopsis indica) với mật độ 158 cây/ha, chỉ số IVI đạt 8,64%; Sau sau
(Liquidamba formosana) có mật độ 131 cây/ha, chỉ số IVI đạt 7,85%; Trám
chim (Canarium tonkinense) có mật độ 143 cây/ha, chỉ số IVI đạt 6,76%; cuối
cùng Thầu tấu (Aporosa dioica) có mật độ 120 cây/ha với chỉ số IVI đạt 6,14%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Còn lại 53 loài khác có chỉ số IVI < 5% với mật độ 858 cây/ha chiếm
60,16% tổng mức độ quan trọng, trong đó có một số loài như: Kháo (Machilus
spp.), Lá nến (Macaranga denticulata), Giền đỏ (Xylopia vielana), Bồ đề
(Styrax tonkinensis), Sòi tía (Sapium discolor), Bưởi bung (Acronychia
pedunculata), Lành ngạnh nam bộ (Cratoxylum cochinchinense), Lọ nghẹ (Olea
dioica), Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata),… có số lượng cá thể từ 8 – 32 cá
thể/loài trên 1 ha.
Một số loài như: Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Trâm lá chụm ba
(Syzygium formosum), Sung rừng quả nhỏ (Ficus lacor), Rè núi (Machilus
oreophyla), Sơn (Toxicodendron succedanea), Muối (Rhus chinensis), Máu chó
lá to (Knema pierrei), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Súm lông (Eurya
ciliata), Nhọc sần (Polyalthia consanguinea),... có số lượng cá thể dao động
trong khoảng từ 1 – 6 cá thể/loài trên 1 ha.
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái ở
tầng cây cao của trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR như sau:
Công thức tổ thành sinh thái:
10,45Mc + 8,64Dg + 7,85Ss + 6,76Tra + 6,14Th
Trong tầng cây nhỡ tổng số 67 loài nhưng chỉ có 3 loài có IVI > 5% tham
gia vào công thức tổ thành với tổng số cá thể là 1212 cây/ha chiếm 83,64% tổng
số cây đã điều tra. Ba loài này có tổng chỉ số mức độ quan trọng IVI đạt 18,53%,
trong đó: Trám chim (Canarium tonkinense) có mật độ lớn nhất đạt 533 cây/ha,
chỉ số IVI đạt 7,50%; Re (Cinnamomum sp.) có mật độ 353 cây/ha với chỉ số
IVI đạt 5,68%; cuối cùng Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 326 cây/ha,
chỉ số IVI đạt 5,35%.
Còn lại 64 loài khác có chỉ số IVI < 5%, tổng số cây là 236 cây/ha chiếm
16,36% tổng số cây đã điều tra như: Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Thầu tấu
(Aporosa dioica), Giền đỏ (Xylopia vielana), Máu chó lá nhỏ (Knema
globularia), Rè núi (Machilus oreophyla), Lá nến (Macaranga denticulata),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Bảng 4.4 - Tổ thành, mật độ tầng cây nhỡ TTV sau NR
TT Loài cây
N
(c/ha)
N%
D1.3
(cm)
HVN
(m)
G
(m
2
/ha)
G% IVI%
1 Trám chim 533
36,80
3,33
3,80
0,46
8,51 7,50
2 Re
353
24,37
3,75
3,51
0,39
7,22 5,68
3 Sau sau
326
22,51
3,83
3,53
0,37
6,85 5,35
3 loài có IVI > 5% 1212
83,68
3,63 3,61 1,22 22,58 18,53
64 loài khác có
IVI < 5%
236
16,32 3,44 3,80 4,20 77,42 81,47
1448 100 3,52 3,70 5,40 100 100
Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Muối (Rhus chinensis), Thị lông đỏ
(Diospyros eriantha), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Kháo lá nhỏ (Machilus
oreophyla),... có mật độ từ 7 - 48 cây/ha.
Một số loài như: Đỏm lông (Bridelia monoica), Sẻn hôi (Zanthoxylum
rhetsa), Thôi ba (Alangium chinense), Đơn nem (Maesa perlarius), Nhọc sần
(Polyalthia consanguinea), Sâng (Pometia pinnata), Sơn (Toxicodendron
succedanea), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica), Thầu tấu (Aporosa dioica),
Trọng đũa (Ardisia crenata), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Súm lông
(Eurya ciliata),... có mật độ từ 1 - 5 cây/ha.
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái ở
tầng cây nhỡ của trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR như sau:
Công thức tổ thành sinh thái: 7,50Trc + 5,68R + 5,35Ss
Như vậy, ở tầng cây cao tổng số chỉ số mức độ quan trọng của các loài
tham gia vào công thức tổ thành sinh thái đạt 39,84%. Tổng chỉ số mức độ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
trọng của các loài tham gia vào công thức tổ thành sinh thái ở tầng cây nhỡ thấp
hơn nhiều chỉ đạt 18,53%. Có thể nói, ưu thế sinh thái còn thấp so với giá trị cực
đại là 100%. Thêm vào đó, không có loài nào có chỉ số mức độ quan trọng cao,
Máu chó (Knema globularia) là loài có IVI cao nhất cũng chỉ đạt 10,45%.
* Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK
Bảng 4.5 - Tổ thành, mật độ tầng cây cao TTV sau KTK
TT Loài cây
N
(c/ha)
N%
D1.3
(cm)
HVN
(m)
G
(m
2
/ha)
G% IVI%
1 Máu chó 140
8,77
16,26
8,31
2,90
10,23 7,54
2 Vàng anh
170
10,65
14,08
8,38
2,64
9,31 5,39
3 Thị ba ngòi
95
5,95
15,27
10,21
1,74
6,13 5,34
3 loài có IVI > 5% 405
25,37
15,20 8,96 7,28 25,67 18,27
47 loài khác có
IVI < 5%
1190
74,63 15,05 9,37 21,06 77,33 81,73
1595 100 15,12 9,16 28,34 100 100
Trong trạng thái này tầng cây cao có 50 loài, mật độ 405 cây/ha chiếm
25,39% tổng số cây đã điều tra. Có 3 loài đạt chỉ số mức độ quan trọng IVI >
5% tham gia vào công thức tổ thành chiếm 18,27% trong tổng số mức độ quan
trọng của tất cả các loài trong đó: Máu chó lá nhỏ (Knema globularia) có mật độ
140 cây/ha, chỉ số IVI đạt cao nhất 7,54%; tiếp theo Vàng anh (Saraca dives)
mật độ 170 cây/ha có chỉ số IVI đạt 5,39%; cuối cùng Thị ba ngòi (Diospyros
bangoiensis) có mật độ 95 cây/ha, chỉ số IVI đạt 5,34%.
Còn lại 47 loài khác có chỉ số IVI < 5% với mật độ 1190 cây/ha chiếm
74,61% toàn bộ số cây đã điều tra chiếm 81,73% tổng chỉ số mức độ quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
IVI gồm các loài như: Đỏm lông (Bridelia monoica), Lòng mức trái to (Wrightia
laevis), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Bứa lá nhỏ (Garcinia
oblongifolia), Nắm cơm (Kadsura coccinea), Phay (Duabanga grandiflora),
Ngâu tàu (Aglaia odorata), Nóng (Saurauia tristyla), Dung (Symplocos laurina),
Vàng anh (Saraca dives), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Trâm lá chụm ba
(Syzygium formosum), Trà (Camellia sinensis),... có mật độ từ 3 – 19 cây/ha.
Một số loài như: Sòi tía (Sapium discolor), Thàn mát (Millettia
ichthyochtona), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Gội bang (Aglaia oligophylla),
Giền đỏ (Xylopia vielana), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Cúc đại mộc
(Vernonia arborea), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Vù hương
(Cinnamomum balansae), Trám trắng (Canarium album), Lát xoan
(Choerospondias axillaris),... có mật độ từ 1 - 2 cây/ha.
Những kết quả trên cho thấy, loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái ở
tầng cây cao của trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK như sau:
Công thức tổ thành sinh thái: 7,54Mc + 5,39Va + 5,34THn
Tầng cây nhỡ có 33 loài, trong đó có 6 loài có chỉ số IVI > 5% với tổng số
cá thể đạt 720 cây/ha chiếm 53,73% tổng số cây đã điều tra, cụ thể như sau:
Vàng anh (Saraca dives) có mật độ lớn nhất 240 cây/ha, chỉ số IVI đạt cao nhất
11,12%; Trà (Camellia sinensis) có mật độ 140 cây/ha, chỉ số IVI đạt 8,90%;
tiếp đến là Lọ nồi (Hydnocarpus kurzii) có mật độ 120 cây/ha, chỉ số IVI đạt
7,57%; Trọng đũa (Ardisia crenata) có mật độ 60 cây/ha, chỉ số IVI đạt 5,68%;
cuối cùng Ngái (Ficus hispida) và Dung (Symplocos laurina) có mật độ 80
cây/ha với chỉ số IVI tương ứng 5,11% và 5,02%.
Còn lại 27 loài khác có chỉ số IVI < 5% với tổng số cá thể 620 cây/ha
chiếm 46,27% toàn bộ số cây đã điều tra. Ngoài ra nhiều loài khác có mật độ cá
thể từ 1 - 4 cây/ha như: Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Thị ba ngòi
(Diospyros bangoiensis, Chòi mòi (Antidesma ghasembilla), Chay bắc bộ
(Artocarpus tonkinensis), Mạy tèo (Streblus macrophyllus)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 4.6 - Tổ thành, mật độ tầng cây nhỡ TTV sau KTK
TT Loài cây
N
(c/ha)
N%
D1.3
(cm)
HVN
(m)
G
(m
2
/ha)
G% IVI%
1 Vàng anh 240
17,90
3,31
3,18
0,20
13,4 11,12
2 Chẹo
140
10,44
3,78
3,39
0,15
10,06 8,90
3 Lọ nồi
120
8,95
2,61
2,70
0,06
4,02 7,57
4 Trọng đũa
60
4,47 3,55
3,97
0,06
4,02 5,68
5 Ngái
80
5,97 2,56
2,83
0,04
2,68 5,11
6
Dung
80
5,97 4,41 3,53 0,12 8,05 5,02
6 loài có IVI > 5% 720
53,7
3,37 3,26 0,63 42,23 43,40
27 loài khác có
IVI < 5%
620
46,3 3,86 3,82 0,86 57,77 56,60
1340 100 3,61 3,54 1,49 100 100
Xăng mả răng cưa (Carallia suffruticosa), Sụ lưỡi mác (Phoebe
lanceolata), Cúc đại mộc (Vernonia arborea), Đỏm lông (Bridelia monoica),
Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Bứa lá nhỏ (Garcinia oblongifolia), Lấu
rừng (Psychotria silvestris), Cánh kiến (Mallotus philippinensis), Gội bang
(Aglaia oligophylla), Phay (Duabanga grandiflora),...
Những kết quả trên cho thấy, loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái ở
tầng cây nhỡ của trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK như sau:
Công thức tổ thành sinh thái:
11,12Va + 8,90Tr + 7,57Ln + 5,68Trđ + 5,11Ng + 5,02Dg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Qua công thức tổ thành chúng ta thấy rằng không còn thấy xuất hiện những
loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh, đời sống ngắn tham gia công thức tổ thành
trong trạng thái này mà thay vào đó là những loài mới như: Vàng anh (Saraca
dives), Gội bang (Aglaia oligophylla), Lọ nồi (Hydnocarpus kurzii), Mạy tèo
(Streblus macrophyllus), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Dung (Symplocos
laurina),… có sức sống dài hơn và có vai trò quan trọng trong việc tạo lập hoàn
cảnh mới ổn định hơn.
Như vậy, ở tầng cây cao trong trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau
KTK, tổng số chỉ số mức độ quan trọng IVI của các loài tham gia vào công thức
tổ thành sinh thái chỉ đạt 18,27% thấp hơn so với giá trị này trong trạng thái
TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR 39,84%. Ở tầng cây nhỡ tổng số chỉ số mức
độ quan trọng IVI của các loài tham gia vào công thức tổ thành sinh thái đạt
43,4% cao hơn nhiều so với giá trị này trong trạng thái TTV thứ sinh phục hồi
TN sau NR 18,53%. Cũng như trong trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau
NR, ở đây chỉ số IVI lớn nhất thuộc về Vàng anh (Saraca dives) trong tầng cây
nhỡ cũng chỉ đạt 11,12%.
Như vậy, từ việc phân tích kết quả điều tra hai trạng thái rừng có thể rút
ra những nhận xét như sau
+ Các loài cây gỗ đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh, độ tàn
che từ 0,6 - 0,8; thành phần loài cây gỗ ở hai trạng thái có sự sai khác không
nhiều dù vậy trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK đã có sự xuất hiện
một số loài mới như: Chẹo trắng (Engelhardtia spicata), Vàng anh (Saraca
dives), Lọ nồi (Hydnocarpus kurzii), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Dung
(Symplocos laurina),… Những loài này tuy không phải thuộc vào nhóm loài gỗ
quý có giá trị nhưng đây là những loài cây định cư hình thành nên hệ sinh thái
rừng thứ sinh đặc trưng ổn định, tạo điều kiện cho những loài cây gỗ rừng già có
môi trường phù hợp để du nhập vào phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
+ Cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên đều chưa thể hiện ưu
thế sinh thái cao, tổng số chỉ số mức độ quan trọng IVI của các loài tham gia vào
công thức tổ thành ở cả tầng cây cao và tầng cây nhỡ đều dưới 50%. Trong trạng
thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK, tổng số chỉ số mức độ quan trọng IVI
của các loài tham gia vào công thức tổ thành ở tầng cây nhỡ (43,40%) cao hơn
giá trị này ở tầng cây cao (18,27%) điều đó cho thấy môi trường rừng ở đây
trong tương lai gần sẽ ổn định hơn so với hiện nay.
+ Việc nghiên cứu đặc điểm tổ thành sinh thái (hay chỉ số mức độ quan
trọng IVI) ở các tầng trong thảm thực vật cho thấy một mô hình thay thế loài trong
quá trình diễn thế đi lên theo thời gian. Sự thay thế loài là một đặc điểm quan trọng
của quá trình tái sinh, phục hồi tự nhiên ở các TTV rừng thứ sinh. Kết quả của sự
thay thế loài làm thay đổi cấu trúc tổ thành, mật độ cá thể, quan hệ giữa các loài
trong quần thụ và hoàn cảnh sinh thái của từng thời gian phục hồi. Vào thời gian
đầu, sự có mặt của thảm cỏ, cây bụi và lớp cây gỗ ưa sáng đầu tiên đã tạo lập tiểu
hoàn cảnh mới, đó là điều kiện thuận lợi cho những cây ưa sáng mọc nhanh sinh
trưởng phát triển như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga
denticulata), Kháo (Machilus spp.), Thầu tấu (Aporosa dioica), Lấu rừng
(Psychotria silvestris), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata),... Đến giai đoạn sau này
khi hoàn cảnh rừng đã được cải thiện xuất hiện một số loài cây chịu bóng thời gian
đầu xuất hiện như: Máu chó (Knema spp.), Trám chim (Canarium tonkinense),
Trám trắng (Canarium album), Thừng mực lông (Wrightia tomentosa), Bứa lá nhỏ
(Garcinia oblongifolia), Sau sau (Liquidambar formosana), Dung (Symplocos
laurina), Dẻ gai (Castanopsis indica). Do vậy, thời gian phục hồi rừng tăng thì mật
độ và tổ thành loài cây gỗ có xu hướng tiến dần tới sự ổn định để tạo lập một hoàn
cảnh rừng gần giống với rừng khí hậu ban đầu.
4.2.2. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây
Sự thay đổi thành phần loài giữa các nhóm cây tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dac diem cau truc cac trang thai tham thuc vat.pdf