Luận văn Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

Phần 1: Mở Đầu 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Mục đích của đề tài 2

1.4. ý nghĩa của đề tài 2

Phần 2: Tổng quan tài liệu 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1. Giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở gia súc nhai lại 3

2.1.2. Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại 12

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25

2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở nước ngoài 25

2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế trong nước 27

Phần 3: Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 29

3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 29

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 29

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29

3.2.2. Thời gian nghiên cứu 29

3.3. Nội dung nghiên cứu 29

3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 29

3.3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 30

3.3.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trị trên thực địa và đề xuất quy trình phòng trị 30

3.4. Phương pháp nghiên cứu 30

3.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 30

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò 32

3.4.3. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trị trên thực địa 34

3.5. Phương pháp xử lý số liệu 35

3.5.1. Một số công thức tính toán 35

3.5.2. Các tham số thống kê 35

Phần 4: Kết quả và thảo luận 37

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở huyện Phú Bình 37

4.1.1. Xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 37

4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã thuộc huyện Phú Bình 40

4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò 45

4.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo loại gia súc 46

4.2. xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế 47

4.2.1. Hiệu quả của biện pháp ủ nhiệt sinh học phân trâu, bò để diệt trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế 47

4.2.2. Hiệu quả diệt trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế của thuốc sát trùng 51

4.2.3. Hiệu quả của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò 56

4.3. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho bò ở huyện Phú Bình 58

4.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò trước thử nghiệm 58

4.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 2 tháng thử nghiệm 62

4.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 4 tháng thử nghiệm 64

4.3.4. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 67

Phần 5: Kết luận và đề nghị 68

5.1. Kết luận 68

5.1.1. Kết luận về đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở huyện Phú Bình 68

5.1.2. Kết luận về hiệu quả của một số biện pháp phòng trị GXDMK 68

5.2. Đề nghị 68

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích phòng bệnh thì nên tẩy cho cả đàn gia súc vì có thể có những gia súc đang mang mầm bệnh nhưng chưa phát hiện được; tốt nhất nên tẩy giun vào mùa xuân (tháng 3 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 9); khi tẩy phải nhốt gia sóc trong chuồng 3 - 5 ngày để tập trung phân ủ diệt mầm bệnh; sau 15 - 20 ngày kiểm tra để đánh giá hiệu quả của thuốc. Để phòng chống bệnh giun xoăn dạ múi khế có hiệu quả, đồng thời với việc tẩy giun phải sử dụng các biện pháp sau: - Chuồng nuôi gia súc phải giữ sạch sẽ, khô ráo, vì đây là nơi tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh. - Bãi chăn thả có ý nghĩa lớn trong việc phòng chống bệnh giun sán vì động vật bị nhiễm bệnh giun sán chủ yếu ở bãi chăn. Bãi chăn Èm thấp, có nước là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của giun sán. Vì vậy nên chăn thả gia súc ở các bãi cỏ khô ráo. Nếu có điều kiện, nên sử dụng luân canh, luân phiên đồng cỏ trong chăn nuôi để giảm bớt các bệnh giun sán. - Xử lý phân gia súc để diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế, làm môi trường sạch hơn. Hàng ngày dọn phân và rác ở chuồng nuôi tập trung vào một nơi, vun thành đống (cao và rộng 1,5 - 2m), đắp đất kín dày 20 - 30 cm, để sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 - 700C sẽ làm chết trứng và Êu trùng. Có thể cho thêm tro bếp, vôi và lá xanh vào để tăng thêm nhiệt độ đống ủ. - Đảm bảo nguồn thức ăn đủ về số lượng và chất lượng. Tốt nhất nên dùng các loại cỏ trồng trên cạn, xa nơi chăn thả và chuồng nuôi làm thức ăn cho gia súc. Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin, nguyên tố vi lượng. - Cho gia súc uống nguồn nước sạch. Các tác giả Skrjabin K.I (1963) [27];Trịnh Văn Thịnh (1963) [20]; Soulsby (1982) [34]; Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [22]; Phan Địch Lân và cs (1989) [14]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7]; Urquhart và cs (1996) [36]; Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [9] đều thống nhất áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: - Định kỳ dùng thuốc tẩy giun. - Tập trung phân để ủ diệt trứng và Êu trùng giun. - Không chăn thả súc vật nhai lại ở những bãi chăn Èm thấp. - Không cho súc vật nhai lại uống nước vũng tù có nhiều Êu trùng gây nhiễm. - Thực hiện chăn thả luân phiên đồng cỏ để phòng bệnh. Trong các biện pháp trên, biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Phenothiazin - mét trong những thuốc có tác dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy cả giun non - được khuyên là nên dùng để tẩy mang tính chất phòng bệnh cho gia sóc nhai lại. Trong thời gian chăn thả, mỗi ngày cho uống thuốc một lần để phòng bệnh. Có thể dùng thuốc theo tỷ lệ: Phenothiazin 10 phần, bột gạo 20 phần, bột xương 10 phần, muối ăn 60 phần. Ngoài ra, có thể thêm một số nguyên tố vi lượng nh­ đồng, coban, iot... Trộn lẫn những thứ trên, cho thêm một Ýt nước cháo, làm thành viên, phơi khô, cho vào máng ăn, để súc vật tự gặm (chú ý là nếu viên thuốc bị Èm ướt, súc vật ăn quá nhiều có thể bị trúng độc). Ngoài ra, người ta còn tiêm vắcxin chế từ Êu trùng giun xoăn thuộc họ Trichostrongylidae đã được làm giảm độc bằng chiếu tia X để phòng bệnh cũng cho hiệu quả tốt (Jarret, 1959). 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở nước ngoài Bệnh giun xoăn dạ múi khế phổ biến khắp các nước trên thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác hại của bệnh này, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng và trị cho gia sóc nhai lại. Theo Soulsby E.J.L (1982) [34], nhìn chung sự phát triển của các loài giun xoăn họ Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ở ngoài ngoại cảnh) phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở nước Anh, Êu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm trong 2 tuần, nhưng thường thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu trong thời gian đồng cỏ ô nhiễm. Trâu, bò nhiễm giun vào tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiễm nhiều và nặng hơn ở những tháng mùa Hè Êm và Èm. Wharton D.A (1982) [38] báo cáo rằng, Êu trùng Trichostrongylus colubriformis phát triển qua 4 - 6 ngày ở nhiệt độ 270C thành Êu trùng gây nhiễm. Nhiệt độ tối thiểu để Êu trùng có thể tồn tại là 10 – 150C. Chúng phát triển nhanh nhất trong mùa Hè, Êu trùng không thể sống được ở nhiệt độ cao và thấp quá. Hoste H. và Chartier C. (1993) [28] đã làm thí nghiệm về ảnh hưởng của giun xoăn dạ múi khế đến khả năng sản xuất sữa của dê. 48 con dê ở tháng thứ 2 của thời kỳ sản xuất sữa được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 được gây nhiễm 5.000 Êu trùng Haemonchus và 2.000 Êu trùng Trichostrongylus. Nhóm 2 không gây nhiễm giun. Các số liệu về ký sinh trùng, về huyết học, về sữa được thu thập 2 tuần 1 lần trong vòng 5 tháng. Tình trạng cơ thể dê được cho điểm qua mỗi thời điểm tương ứng. Kết quả là nhóm dê 1 đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Giun xoăn gây bệnh và làm giảm lượng sữa của dê nhóm 1 từ 2,5 - 10% so với nhóm đối chứng. Tác giả cũng phát hiện ra ảnh hưởng khác nhau của giun đến lượng sữa của những dê cho sữa cao và những dê cho sữa thấp: với 6 con dê cho sữa cao ở thời điểm đầu thí nghiệm, lượng sữa giảm từ 13 đến 25,1% và dê gầy đi. Còn 6 dê có lượng sữa thấp ở thời điểm đầu thí nghiệm thì lượng sữa giảm Ýt hơn (mặc dù gây nhiễm Êu trùng giun với số lượng như nhau). Theo những số liệu về ký sinh trùng học và bệnh lý học, tác giả kết luận: những dê cho lượng sữa cao khả năng chống lại ký sinh trùng kém hơn và chịu tác động gây bệnh nghiêm trọng hơn những dê cho lượng sữa thấp. Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh giun sán ở gia sóc nhai lại nhỏ, Teklye - Bekele (1993) [35] cho biết, giun tròn đường tiêu hoá, giun phổi và sán lá gan là những giun sán ký sinh chủ yếu ở gia sóc nhai lại nhỏ tại những vùng sinh thái khác nhau ở vùng Saharan - Châu Phi. Tỷ lệ lây nhiễm và tần số xuất hiện cao đối với các loài H. contortus, Oes. columbianum, Trichostrongylus sp., Cooperia sp., trong mùa mưa. Bệnh giun xoăn do vậy trở nên nghiêm trọng ở những vùng Èm, nửa Èm và vùng trung du - miền núi của châu Phi. Để biết sự phân bố giun xoăn theo mùa, Wahab - A - Rahman đã đếm số lượng trứng giun ở phân dê tại các trang trại ở Penang (Malaysia). Tác giả thấy giun xuất hiện cao điểm ở những tháng có lượng mưa cao (những nhân tố khác như nhiệt độ, độ Èm thay đổi rất Ýt trong suốt thời gian nghiên cứu). Môi trường nhiệt đới Èm ở vùng này rất thuận lợi cho sự phát triển của giun Trichostrongylus, Haemonchus và một số giun ký sinh ở ruột (Oesophagostomum, Bunostomum). Trong đó, giống Haemonchus là phổ biến nhất ở cả 2 trang trại (Wahab - A - Rahman, 1995 [37]). Những nơi tập trung vật nuôi và các đồng cỏ là những nơi có tỷ lệ nhiễm cao. Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, chiến lược kiểm soát các loài giun đường ruột của súc vật nhai lại cần được tiến hành để bảo vệ và tăng số lượng đàn trong các tháng mùa hè Èm ướt; đồng thời điều trị bệnh giun sán ở những vật nuôi trưởng thành và dưới 1 năm tuổi vào cuối mùa hè và đầu mùa đông để vật nuôi có thể không bị nhiễm giun, hoặc tỷ lệ nhiễm tối thiểu trong các tháng mùa đông và mùa hè (Joshi B. R., 1996 [31]). Tiếp theo những công trình nghiên cứu trên, Joshi B. R. và Jacobs D. E. (1997) [32] tiếp tục nghiên cứu về dịch tễ học của sự lây nhiễm giun tròn đường ruột ở cừu và dê. Hai tác giả cho biết: ở Nepal có khoảng 65% số cừu và 35% số dê được chăn thả cùng đàn. Chúng luôn được di chuyển nơi chăn thả theo mùa. Về mùa đông và những tháng hè khô ráo, đàn dê cừu gặm cỏ ở các vùng rừng hoang, dưới thung lòng. Trong những tháng mùa hè có mưa, chúng lại được chăn thả trên những đồng cỏ cao của dãy núi Himalaya. Sau 1 năm nghiên cứu thấy tỷ lệ lây nhiễm trong năm thấp, trừ các tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). Khu vực chăn thả xung quanh Kharka và những đồng cỏ trên núi là những ổ bệnh chính. Loài Trichostrongylus spp. và Osrertagia spp. có khả năng sống cao hơn các loài khác. Loài Haemonchus contortus dễ bị nhiễm vào các tháng đầu mùa hè. Khả năng nhiễm bệnh đối với từng loài tuỳ thuộc vào mùa và vị trí đồng cỏ. Ở những đồng cỏ cao hơn mặt nước biển 2.300 m thì dê, cừu dễ bị lây nhiễm cả 3 loài giun trên. Ở độ cao 2.300 - 3.500 m thì dê, cừu dễ nhiễm bệnh giun Trichostrongylus và Ostertagia. Ở độ cao hơn nữa chỉ thấy mắc bệnh do giun Ostertagia. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế trong nước Nước ta có điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi cho trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế phát triển. Giun xoăn dạ múi khế thường nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nước ta. Chính vì vậy, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế. Phan Địch Lân và cs (1996) [16] cho biết, bệnh giun xoăn dạ múi khế phân bố rất rộng, các cơ sở chăn nuôi ở miền núi, trung du, đồng bằng có tỷ lệ nhiễm từ 30,7 - 100%. Trần Minh Châu (1996) [2] đã dùng một trong các thuốc sau để tẩy giun xoăn dạ múi khế: - Phenothiazin: Liều 0,1 - 0,2 g/kg TT trâu, bò. Thuốc không tan trong nước, có thể hòa lẫn cháo cho ăn. Không cần bắt con vật nhịn ăn trước mà chỉ cần nhịn ăn 3 giê sau khi uống thuốc. - Dung dịch CuSo41%: Liều 2 - 5 ml/kg TT. Ngoài ra có thể dùng các thuốc sau đây để tẩy tất cả các loài giun trong dạ dày trâu, bò: + Menbenvet : Liều 100 mg/kg TT + Ivermectin : Liều 0,2 mg/ kg TT + Hanmectin : Liều 0,8 - 1,2ml/kg TT + Vimectin : Liều 1 ml/14- 16kg TT Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và Phan Địch Lân (2000) [10] trên 748 dê từ 1- 4 năm tuổi ở 4 tỉnh miền núi cho thấy: Qua mổ khám, dê nhiễm giun xoăn họ Trichostrongylidae rất cao tỷ lệ 71,79% và cường độ từ 3 - 798 giun/dê. XÐt nghiệm phân của 2050 dê từ 1 tháng đến 24 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm giun xoăn 74,63%. Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2000) [1] đã nghiên cứu và thấy trứng 4 loài giun xoăn là: Cooperia, Haemonchus, Trichostrongylus và Oesophagostomum trong phân bò của xã Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội. Trong đó, nhiễm chủ yếu là Cooperia, sau đó là Haemonchus. Vô Thu - Đông có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn cao nhất là 74,2 - 77,5%. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Văn Quang (2002) [15] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun xoăn ở dê trong vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân. Theo Nguyễn Đức Tân và cs (2004) [19], tùy từng vùng sinh thái mà một số ký sinh trùng thường gặp phổ biến ở nơi này nhưng lại hiếm gặp ở nơi khác và ngược lại. Qua điều tra 708 bê tại 5 địa điểm thuộc 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên và Đắc Lắc, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tương đối cao: cầu trùng 56,78% giun lươn 13,42%, sán lá gan 14,41%, sán lá dạ cỏ 30,79%, giun xoăn dạ múi khế 27,54%. Nguyễn Văn Diên và cs (2006) [3] đã kiểm tra 179 mẫu phân bò thu thập từ 3 địa điểm của Đắc Lắc và thu thập mẫu giun sán qua mổ khám 29 bò, đã xác định được 16 loài giun sán ký sinh đường tiêu hóa của bò trong đó có 11 loài ký sinh ở dạ cỏ, 1 loài ở dạ múi khế (Haemonchus contortus), 2 loài ký sinh ở ruột non, 1 loài ở ruột già (Oesphagostomum radiatum) và 1 loài ở gan. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn của bò qua mổ khám là 48,21%, với 31 - 1105 giun/bò. Phần 3 Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của trâu, bò, bê, nghé. - Trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế. - Nguyên liệu ủ nhiệt sinh học (phân trâu, bò, lá xanh, tro bếp, vôi bột). - Dung dịch nước nuối NaCl bão hòa, kính hiển vi quang học gắn máy ảnh và màn hình, buồng đếm Mc. Master, máy ly tâm, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm khác. - Thuốc phòng, trị giun xoăn dạ múi khế: Vimectin, Bivermectin 0,25%, Magnidazole Force. - Thuốc sát trùng chuồng trại: OXIDAN. TCA, MD OXIDE A.D.C. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Địa phương triển khai đề tài: xã Điềm Thôy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Nga My thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Địa điểm thử nghiệm biện pháp phòng trị: xã Điềm Thôy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Nga My thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu - Từ 25/ 08/ 2008 đến 08/ 02/ 2009. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 3.3.1.1. Xác định phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 3.3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã thuộc huyện Phú Bình 3.3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò 3.3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo loại gia súc (trâu hoặc bò) 3.3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.3.2.1. Hiệu quả của biện pháp ủ phân nhiệt sinh học diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế 3.3.2.2. Hiệu quả của biện pháp dùng thuốc sát trùng diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế 3.3.2.3. Hiệu lực của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.3.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trị trên thực địa và đề xuất quy trình phòng trị 3.3.3.1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò ở lô thử nghiệm và lô đối chứng trước khi thử nghiệm 3.3.3.2. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của lô thử nghiệm và lô đối chứng sau 2 tháng thử nghiệm 3.3.3.3. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của lô thử nghiệm và lô đối chứng sau 4 tháng thử nghiệm 3.3.3.4. Bước đầu đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 3.4.1.1. Phương pháp xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò - Nuôi cấy trứng giun xoăn dạ múi khế nở thành Êu trùng và phát triển thành Êu trùng cảm nhiễm. - Phân ly Êu trùng cảm nhiễm theo phương pháp Baerman. - Căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của Êu trùng cảm nhiễm để định loại theo Skrjabin K.I và Petrov A.M. (1963), Nguyễn Thị Lê (1996). 3.4.1.2. Phương pháp xác định tuổi trâu, bò Kết hợp xem răng và hỏi chủ gia súc để xác định tuổi trâu, bò. Trâu, bò có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm, hàm trên không có răng cửa. Căn cứ vào 3 thời kỳ: mọc răng, thay răng và mòn răng để xác định tuổi trâu, bò nh­ sau. + Đối với trâu: Nghé mới đẻ sau 1 tuần có 2 đôi răng cửa sữa giữa, 2-3 tháng sau có đủ 8 răng cửa sữa. Khi đạt tới tuổi nhất định thì răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh cửu. Trình tự thay các răng cửa hàm dưới của trâu như sau: - Trâu 3 tuổi thay 2 răng cửa sữa giữa. - Trâu 4 tuổi thay 2 răng cửa sữa cạnh. - Trâu 5 tuổi thay 2 răng cửa sữa áp góc. - Trâu 6 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và có đủ 8 răng cửa vĩnh viễn. - Trâu 7 tuổi tất cả các răng cửa đều mòn, 2 răng cửa giữa có vết mòn dài. - Trâu 8 tuổi có 2 răng cửa giữa mòn hình chữ nhật, 2 răng cửa cạnh mòn hình vệt dài. - Trâu 9 tuổi có 2 răng cửa giữa mòn hình gần vuông. - Trâu 10 tuổi có 2 răng cửa mòn hình tròn. + Đối với bò: Bê mới đẻ có 2-3 đôi răng cửa sữa giữa, sau 20 ngày có đủ 8 răng cửa sữa. Trình tự thay các răng cửa hàm dưới của bò nhanh hơn so với trâu: - Bò 2 tuổi thay 2 răng cửa sữa giữa. - Bò 3 tuổi thay 2 răng cửa sữa cạnh. - Bò 4 tuổi thay 2 răng cửa sữa áp góc. - Bò 5 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và có đủ 8 răng cửa vĩnh viễn. - Bò 10 tuổi có 2 răng cửa mòn hình chữ nhật. Trâu, bò nghiên cứu ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên được phân ra theo 5 lứa tuổi: - Sơ sinh - 1 năm tuổi - Trên 1 năm - 2 năm tuổi - Trên 2 năm - 5 năm tuổi - Trên 5 năm - 8 năm tuổi - Trên 8 năm tuổi 3.4.1.3. Phương pháp thu thập mẫu và xét nghiệm mẫu phân trâu, bò * Phương pháp thu thập mẫu phân trâu, bò. - Thu thập ngẫu nhiên phân của trâu, bò nuôi tại trại và nông hộ. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật vào buổi sáng sớm, để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: loại gia súc (trâu, bò), địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của trâu, bò (nếu có). Những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài. Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố cần xác định có liên quan đến đặc điểm dịch tễ để lấy mẫu cho tương đối đồng đều về các yếu tố khác. - MÉu được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm được bảo quản ở nhiệt độ 2- 40C, không quá 3 ngày. * Phương pháp xét nghiệm mẫu: - Xét nghiệm trứng bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. - Xét nghiệm Êu trùng bằng phương pháp lắng cặn. 3.4.1.4. Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã, trại thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên * Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm: Xét nghiệm tất cả mẫu phân thu thập bằng phương pháp Fulleborn. Những mẫu phân phát hiện thấy có trứng giun xoăn dạ múi khế được đánh giá là nhiễm giun tròn này. Những mẫu phân không phát hiện thấy trứng được đánh giá là không nhiễm. * Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế: cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế được xác định bằng số lượng trứng giun/gam phân (đếm trên buồng đếm Mc.Master), căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của trâu, bò để quy định cường độ nhiễm như sau: ≤500 trứng/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ (+). >500 - 800 trứng/gam phân: cường độ nhiễm trung bình (++). >800 - 1000 trứng/gam phân: cường độ nhiễm nặng (+++). >1000 trứng/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng (++++). 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò 3.4.2.1. Xác định hiệu quả của biện pháp ủ phân nhiệt sinh học * Bố trí thí nghiệm: Bố trí 1 đống ủ nổi và 1 hố ủ chìm, hố ủ có kích thước 1 x 1 x 1m, đống ủ có kích thước đáy là 1,2 m, cao 1m, bên ngoài đống ủ và phía trên mặt hố ủ được trát bùn dầy 5 - 7 cm. * Nguyên liệu và công thức ủ: Được thực hiện theo tài liệu của Phạm Văn Khuê và cs (1996) [7], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9]. * Theo dõi tác dụng diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế bằng phương pháp ủ phân. - Trộn đÒu khoảng 500- 1000 gam phân trâu, bò có trứng giun xoăn dạ múi khế (đạt tới trên 1000 trứng/gam phân) với nguyên liệu ủ (theo công thức). Cho vào mỗi túi vải nhỏ có dây nilon buộc miệng túi khoảng 5- 10 gam hỗn hợp vừa trộn. Đặt những mẫu này vào các vị trí khác nhau trong đống (hố) ủ (xung quanh và trung tâm), đầu dây nilon thò ra ngoài lớp bùn trát để có thể lấy ra dễ dàng và không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong đống (hố) ủ. - Hàng ngày dùng nhiệt kế 100oC theo dõi nhiệt độ đống (hố) ủ và lấy 1 tói ra xét nghiệm tìm trứng giun xoăn dạ múi khế. Đếm số trứng giun/3 vi trường, đếm số trứng giun chết/3 vi trường. Từ đó tính được tỷ lệ và thời gian trứng giun chết trong phân ủ. - Đối với Êu trùng cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế tiến hành theo phương pháp tương tự (sau khi đã nuôi cho trứng nở thành Êu trùng và Êu trùng phát triển thành Êu trùng cảm nhiễm trong các mẫu phân có cường độ nhiễm trên 1000 trứng/gam phân). 3.4.2.2. Phương pháp xác định tác dụng diệt trứng và Êu trùng cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế của một số thuốc sát trùng * Bố trí thí nghiệm - Những mẫu phân nhiễm giun xoăn dạ múi khế được dàn đều trong 5 khay men (4 khay thử nghiệm và 1 khay đối chứng) thành lớp dày 0,3- 0,5 cm. Phun thuốc sát trùng vào lớp phân trong khay men thử nghiệm theo liều lượng hướng dẫn 1 lần duy nhất. Mỗi ngày lấy khoảng 1-2 gam phân trong khay men thử nghiệm và đối chứng xét nghiệm để xác định tác dụng diệt trứng giun xoăn dạ múi khế của thuốc sát trùng. - Cũng bố trí nh­ trên để xác định tác dụng diệt Êu trùng cảm nhiễm trong các mẫu phân của thuốc sát trùng. 3.4.2.3. Hiệu quả của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò Chọn mét số những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế với cường độ trung bình và nặng, không nhiễm các loại giun sán khác. Dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Theo dõi số trứng/gam phân trước khi dùng thuốc và sau dùng thuốc 15 ngày. Từ đó đánh giá hiệu quả tẩy giun xoăn dạ múi khế ở bê, nghé. 3.4.3. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trị trên thực địa - Nội dung này được thực hiện ở một số địa phương - huyện Phú Bình. 3.4.3.1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò trước khi thử nghiệm - Bò trước khi thử nghiệm được kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm theo các phương pháp đã nêu ở mục 3.4.1. 3.4.3.2. Phương pháp bố trí thử nghiệm - Bò được bố trí thành 2 lô gồm: Lô thử nghiệm và lô đối chứng tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thó y, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Lô thử nghiệm được áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế sau khi đã xác định là có hiệu quả (nh­ mục 3.4.2). + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng giun xoăn dạ múi khế cho bò. + Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng và Êu trùng. + Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại và xung quanh chuồng. + Vệ sinh bãi chăn thả, thức ăn và nước uống cho bò. 3.4.3.3. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò sau 2 tháng thử nghiệm - Sau 2 tháng thử nghiệm, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ở lô thử nghiệm và lô đối chứng theo phương pháp đã trình bày ở mục 3.4.1. - Bước đầu đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh đã áp dụng. 3.4.3.4. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò sau 4 tháng thử nghiệm - Sau 4 tháng thử nghiệm, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ở lô thử nghiệm và lô đối chứng theo phương pháp đã trình bày ở mục 3.4.1. - Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh đã áp dụng. 3.4.3.5. Bước đầu đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò - Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và hiệu quả của biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế, đề xuất quy trình phòng, trị bệnh cho trâu, bò. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Một số công thức tính toán Số liệu thu được được tính toán bằng các công thức thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng học. Số trâu, bò nhiễm - Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra Số trâu, bò nhiễm ở mỗi địa điểm - Tỷ lệ nhiễm theo địa điểm (%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra ở địa điểm đó Số trâu, bò nhiễm ở từng lứa tuổi - Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi(%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra ở từng lứa tuổi Số trâu, bò nhiễm ở mỗi cường độ - Tỷ lệ cường độ nhiễm(%)= x 100 Tổng số trâu, bò nhiễm Số trâu, bò sạch trứng sau khi dùng thuốc - Tỷ lệ hiệu lực của thuốc(%) = x 100 Số trâu, bò dùng thuốc 3.5.2. Các tham số thống kê Số liệu thu được về các tính trạng định lượng được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [19] và trên phần mềm Excel 2000. - Sè trung bình: (với i = 1n, n>30) (với i = 1n, n30) Sai số của số trung bình: (Với n30) (Với n > 30) - Độ lệch tiêu chuẩn: (n ≤ 30) (n > 30) - Trong đó: : Sè trung bình cộng : Giá trị của biến số n : Dung lượng mẫu : Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn trung bình Phần 4 Kết quả và thảo luận 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở huyện Phú Bình 4.1.1. Xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Chúng tôi đã trực tiếp thu thập và kiểm tra các mẫu phân trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã nuôi cấy và phân lập được Êu trùng, quan sát hình thái cấu tạo, kích thước, số lượng vỏ, số lượng tế bào ruột của Êu trùng có sức gây bệnh và căn cứ vào khóa định loài của Skrjabin K.I và cs (1963) [27]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] để xác định thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình Ký hiệu loại Êu trùng Sè Êu trùng theo dõi Kích thước Số vá Êu trùng Số tế bào ruột Chiều dài mót đuôi (mm) Kết luận loài giun Dài (mm) Rộng (mm) L1 16 0,844 ± 0,0006 0,020 ± 0,0004 2 30 - 32 0,025 ± 0,0005 Trichostrongylus sp. L2 14 0,747 ± 0,004 0,031 ± 0,0004 2 28 - 30 0,081± 0,0006 Haemonchus contortus L3 15 1,127 ± 0,0055 0,028 ± 0,0005 2 42 - 44 0,294 ± 0,0005 Nematodirrus sp. L4 12 0,881 ± 0,0009 0,028 ± 0,0005 2 32 - 34 0,094 ± 0,0007 Cooperia sp. L5 14 0,588 ± 0,0003 0,023 ± 0,0005 1 16 - 18 0,068 ± 0,0004 Mecistocirrus digitatus Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Có 5 loại Êu trùng giun xoăn dạ múi khế trong các mẫu phân trâu, bò thu thập từ các hộ gia đình và trại chăn nuôi thuộc huyện Phú Bình. Quan sát hình thái, cấu tạo của Êu trùng có sức gây bệnh và dựa vào khóa định loài của của Skrjabin K.I và cs (1963) [27]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] chúng tôi có nhận xét như sau: Êu trùng L1 mà chúng tôi quan sát được có hình thái, kích thước, số vỏ, số tế bào ruột tương ứng với ấu trùng của giun Trichostrongylus sp. mà trong khóa định loài đã mô tả. Cũng căn cứ vào khóa định loài này, ấu trùng L2 là Êu trùng của loài Haemonchus contortus; Êu trùng L3 là Êu trùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 242.doc
Tài liệu liên quan