Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen của pneumocystis jirovecii gây viêm phổi trên bệnh nhân HIV / AIDS

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tổng quan về HIV 3

1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 4

1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới 4

1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 6

1.3. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS 7

1.3.1. Khái nhiệm nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS 7

1.3.2. Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS 9

1.4. Đặc điểm viêm phổi do PJ trên bệnh nhân HIV/AIDS 19

1.4.1. Đặc điểm vi sinh vật học của pneumocystis jirovecii 19

1.4.2. Đặc điểm hệ genome của Pneumocystis jirovecii 21

1.4.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhiễm trùng do Pneumocystis jirovecii 22

1.4.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi do Pneumocystis jirovecii 24

1.4.5. Dịch tễ học của viêm phổi Pneumocystis jirovecii ở bệnh nhân HIV/AIDS 28

1.4.6. Cơ chế bệnh sinh của viêm phổi do Pneumocystis jirovecii 29

1.4.7. Điều trị viêm phổi do Pneumocystis jirovecii ở bệnh nhân HIV/AIDS 31

1.5. Đặc điểm di truyền học của Pneumocystis jirovecii 32

1.6. Các phương pháp chẩn đoán Pneumocystis jirovecii 34

1.6.1. X-quang phổi 35

1.6.2. Nhuộm soi 35

1.6.3. Phương pháp miễn dịch 35

1.6.4. Phương pháp sinh học phân tử 37

1.7. Một số nghiên cứu về PJ trên bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 38

1.7.1. Trên thế giới 38

1.7.2. Tại Việt Nam 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 42

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 42

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 43

2.2.2. Thời gian nghiên cứu 43

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 43

2.3.3. Quy trình nghiên cứu 44

2.4. Nội dung nghiên cứu 45

2.4.1. Các nội dung nghiên cứu của mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do PJ ở bệnh nhân HIV/AIDS 45

docx177 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen của pneumocystis jirovecii gây viêm phổi trên bệnh nhân HIV / AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AE 1X. Sử dụng micropipette hút 8 -10 µl sản phẩm PCR trộn đều với 2 µl loading dye và cho hỗn hợp này vào các giếng trên bản gel, với các giếng có thể tích lớn hơn có thể điện di 20 µl sản phẩm PCR. Điện di với hiệu điện thế 110V, cường độ dòng điện 100 mA trong thời gian 30 phút. Các mẫu thực nghiệm được điện di song song cùng với chứng âm và dương. Luôn có thang ADN chuẩn để đối chiếu kết quả khi đọc. + Nhuộm ADN và đọc kết quả Bản gel sau khi điện di được ngâm trong dung dịch Gel red 1% pha trong nước cất (trong 5 phút) (hoặc bổ sung ngay ở khâu chuẩn bị gel), sau đó vớt bản gel ra ngâm vào nước cất 10 phút để rửa thạch. Sau khi nhuộm, các vạch ADN trên bản gel sẽ phát sáng dưới ánh đèn cực tím. Đọc kết quả điện di trên hệ thống máy GelDoc (BioRad), chụp ảnh bằng thiết bị và phần mềm chuyên dụng và lưu trong máy tính. Hình 2.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR từ các mẫu dương tính với PJ. Giếng M là thang ADN chuẩn, giếng từ 1 đến 7 tương ứng với các mẫu bệnh phẩm từ 1 đến 7, kích thước sản phẩm PCR trên gel agarose là khoảng 350 bp. *Nguồn: kết quả điện di sản phẩm PCR của bệnh nhân từ 1 đến 7. Kỹ thuật đo nồng độ ADN của sản phẩm PCR Sử dụng máy Bio photometer (Đức) Tube chứng: 50ml dung dịch PBS hoặc nước cất Tube mẫu: 5 ml sản phẩm PCR + 45 ml dung dịch PBS hoặc nước cất Đo ở bước sóng 260 nm: 1 đơn vị = 50 mg/ml Đọc kết quả: Lượng ADN có trong mẫu (mg/ml) x10x103/103(ml) = nanogam (ng)/ml (x10: Độ pha loãng 10 lần, x103/103: đổi đơn vị từ mg/ml sang ng/ml) Kỹ thuật giải trình tự gen + Thực hiện phản ứng PCR cho giải trình tự gen: Sử dụng bộ kít BigDye® Terminator v3.1 sequencing Kit (Mỹ), pha mix theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Thành phần phản ứng: Thành phần Thể tích (µl) Big Dye® Terminator (Ready mix) Big Dye® Terminator (5X buffer) Primer (sử dụng cả primer F và R) ADN template (sản phẩm PCR đã tinh sạch) Nước khử ion 4,0 2,0 1,0 2,0 11,0 Tổng thể tích phản ứng 20,0 + Chứng dương: (1 ống) Thành phần phản ứng bao gồm: Thành phần Thể tích (µl) Big Dye® Terminator (Ready mix) Big Dye® Terminator (5X buffer) Primer M13F Vector pGEM-3Zf Nước khử ion 4,0 2,0 1,0 1,0 12,0 Tổng thể tích phản ứng 20,0 + Chu kỳ nhiệt: Bước nhiệt Thời gian 96 oC 96 oC 50 oC 60 oC 4 oC 1 phút 10 giây 5 giây 4 phút Duy trì 25 chu kỳ + Tinh sạch sản phẩm: Sử dụng kit BigDye® X Terminator Purification Kit (Mỹ) để tinh sạch: - Cho vào mỗi ống PCR sequencing có thể tích 20 ml (sản phẩm PCR dùng cho bước giải trình tự nucleotide) 2 dung dịch sau: SAM TM Solution: 90 ml (nếu có tủa thì ủ 37oC/10 phút, sau đó vortex đều trước khi dùng). X TerminatorTM Solution (Big Dye X): 20 ml (trước khi dùng phải vortex thật kỹ). Sau khi cho 2 dung dịch trên vào ống, đặt trên máy, lắc đều trong 30 phút. Ly tâm 1000 vòng trong 2 phút. - Cho hỗn dịch trên vào từng giếng trên GeneAmpđ 96-Well microtiter plate 20 ml, đặt đĩa trên máy sequencer và tiến hành chạy. + Trong quá trình giải trình tự, cần sử dụng chất chuẩn (standard) để kiểm tra quá trình sequencing. Sử dụng bộ kít Big Dye® Terminator v1.1/Matrix Standard Kit: Pha 170-200 ml Hi-DiTM Formamide vào 1 ống Matrix Standard và vortex đều. Ủ ở 95 oC trong 2 phút, chuyển ngay vào khay đá. Cho vào giếng chứng 20 ml. Kết quả sequence thu được từ máy ABI PRISM 3130 (Mỹ) đạt yêu cầu khi các bước sóng của từng loại nucleotide (A - bước sóng màu xanh da trời, C – bước sóng màu xanh lá cây, G – bước sóng màu xanh dương, T – bước sóng màu đỏ) rõ nét, không chồng lấn. Trình tự nucleotide của các gen sẽ được phân tích bằng phần mềm ATGC 7.2 và đối chiếu với các trình tự chuẩn trên ngân hàng dữ liệu gen NBCI (Genbank) để tìm sự biến đổi trên từng gen. Hình 2.2. Kết quả giải trình tự gen ITS1 của mẫu PJ có mã bệnh phẩm 26 *Nguồn: Hình ảnh giải trình tự gen của bệnh phẩm số 26 Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm phân tử của PJ Phân tích đặc điểm phân tử của các chủng PJ trong nghiên cứu dựa trên cơ sở sự biến đổi trình tự nucleotide của các locus nằm trên ty thể theo các nghiên cứu trước đây của các tác giả Maitte C và cộng sự [74], Hauser P và cộng sự [98], Esteves F và cộng sự [99], Cotas M và cộng sự [100]. Các trình tự của 08 locus được so sánh với các trình tự gốc để tìm đột biến, các trình tự gốc có mã Genbank: U07220 (ITS1), AF320344 (CYB), M58605 (mt26S), L13615 (26S), AF146753 (SOD), AF170964 (β-TUB), AY628435 (DHPS), và AF090368 (DHFR). Locus mt26S: Xác định các đột biến nucleotide của mt26S tại các vị trí: 54-57, 85, 248, và 288. So sánh các vị trí đột biến này với các kiểu gen đã được công bố như 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.để tìm kiểu gen cho các chủng PJ trong nghiên cứu này. Locus 26S rDNA: Các vị trí đột biến cần phân tích tại nucleotide số 3, 78, 212, 296 và 305 và so sánh với các kiểu gen đã biết như 1, 2, 3, 4, 5, Locus ITS1: Xác định các đột biến nucleotide của ITS1 tại các vị trí: 2, 8-10, 11, 17, 22, 46-47, 54-62, 71-72, 111-113. So sánh các vị trí đột biến này với các kiểu gen đã được công bố như A,A1, A2, A3, A4, A5, B, B1, B2, B3, B4, B5, B6. Locus β-TUB: Có 3 vị trí đột biến cần phân tích là các nucleotide số 24, 282 và 327. Các kiểu gen đã được xác định gồm β-TUB1, β-TUB2, β-TUB3, β-TUB4, β-TUB5. Locus SOD: Vị trí đột biến cần phân tích cho locus SOD là tại vị trí 110 và 215 trên trình tự nucleotide, các kiểu gen đã công bố bao gồm SOD1, SOD2, SOD3, SOD4, SOD5. Locus CYB: Với locus CYB, tiến hành phân tích các vị trí đột biến trên trình tự nucleotide tại: 279, 348, 516, 547, 566 và 838. So sánh với các kiểu gen đã được công bố như CYB1, CYB2, CYB3, CYB4, CYB5. Locus DHPS: Trên locus này, các điểm đột biến cần phân tích bao gồm vị trí 55, 57, 165, 171 và so sánh với kiểu gen hoang dã (Wild type) để tìm đặc điểm kiểu gen của PJ. Locus DHFR: Các vị trí cần phân tích bao gồm 312 và 381 trên trình tự nucleotide của locus DHFR. 2.4.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm kiểu gen của PJ với lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS Các yếu tố liên quan với đặc điểm lâm sàng + Liên quan giữa đặc điểm sốt với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ gây bệnh ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện sốt. + Liên quan giữa thời gian sốt với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen đặc trưng cho thời gian sốt 7 ngày. + Liên quan giữa suy hô hấp với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ gây bệnh ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp. + Liên quan giữa giới tính bệnh nhân với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen đặc trưng với giới tính nam và nữ. Các yếu tố liên quan với đặc điểm cận lâm sàng + Liên quan giữa số lượng CD4 với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ gây bệnh ở nhóm bệnh nhân có mức suy giảm CD4 100 TB/ml. + Liên quan giữa số lượng CD4+ với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ gây bệnh ở nhóm bệnh nhân có mức CRP 5 mg. + Liên quan giữa tổn thương phổi với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ gây bệnh ở nhóm bệnh nhân có và không có tổn thương phổi. + Liên quan giữa kết quả điều trị với kiểu gen của PJ: Tìm kiểu gen của chủng PJ với kết quả điều trị đáp ứng và tử vong. Nhập, quản lý và xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 14.0 - Phân tích số liệu dùng thống kê mô tả: biến định lượng mô tả giá trị ᵡ trung bình, biến định tính mô tả bằng giá trị phần trăm. Sự khác biệt giữa các nhóm được phân tích theo khi bình phương (χ²) sử dụng phương pháp thống kê suy luận hồi quy logistic đơn biến và đa biến (xác định yếu tố yếu tố liên quan tới viêm phổi trên bệnh nhân). Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng. Đạo đức trong nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sâu về đặc tính phân tử và các yếu tố lâm sàng cận lâm sàng nhắm đem lại cho các bác sĩ hiểu sâu về PJ để điều trị, phòng bệnh và cứu sống được nhiều người bệnh, đồng thời nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp, các tác giả và các đề tài nghiên cứu sau này. Các kỹ thuật chẩn đoán đều là kỹ thuật cơ bản nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, đồng thời được bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu mới tiến hành thu thập số liệu. Trong quá trình nghiên cứu nếu bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu thì sẽ loại bệnh nhân đó ra khỏi nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu được hội đồng đạo đức của bộ môn Nội hô hấp, Học viện Quân Y xét duyệt và thông qua Tính mới và đóng góp của đề tài - Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành tại miền Bắc, sử dụng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm để lấy bệnh phẩm dịch rửa phế quản phế nang (Branchoalveola Lavage – BAL) ở đường hô hấp dưới và sử dụng các kỹ thuật PCR, Realtime PCR, giải trình tự gen để chẩn đoán, xác định và phân tích đặc điểm sinh học phân tử của loài nấm PJ trong viêm phổi ở bệnh nhân HIV/AIDS. Xét nghiệm được thực hiện tại các phòng xét nghiệm của khoa Vi sinh – Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương với phương tiện hiện đại được đại học Oxford (Vương quốc Anh) thiết kế, tài trợ và đã đạt chuẩn ISO 15189:2014 và ISO 9001:2012 - Lần đầu tiên xác định được đặc điểm phân tử của các chủng PJ gây bệnh tại Việt Nam, trong đó có nhiều kiểu gen mới được tìm thấy. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Từ năm 2014 đến 2017 có 31 ca viêm phổi do pneumocystis jirovecii đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong tổng số 309 bệnh nhân HIV/AIDS có biểu hiện viêm phổi nhập viện được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân này sau khi được nghe giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu đã được làm nội soi phế quản ống mềm để lấy bệnh phẩm dịch rửa phế quản và đánh giá tổn thương. Bệnh phẩm dịch rửa phế quản sau đó được gửi lên phòng xét nghiệm vi sinh để tiến hành tìm các căn nguyên loại trừ như: lao, nấm, vi khuẩn, vi rút, CMV và phòng xét nghiệm sinh học phân tử để tìm PJ. Có 31 mẫu dịch rửa phế quản cho kết quả dương tính đơn thuần với PJ và đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu, lựa chọn các bệnh nhân tương ứng vào nghiên cứu và tiến hành thu thập các thông tin lâm sàng, các kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh và chẩn đoán hình ảnh vào bệnh án mẫu đã thiết kế riêng cho nghiên cứu. Mặt khác, các mẫu dịch phế quản dương tính với PJ một lần nữa được khẳng định lại bằng kỹ thuật PCR conventional, sau đó tiến hành giải trình tự 08 locus và tiến hành phân tích đặc điểm kiểu gen của 31 chủng PJ. Toàn bộ thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đặc điểm phân tử được nhập vào phần mềm Stata phiên bản 14.0 và tiến hành xử lý số liệu để mô tả: 1) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi viêm phổi do Pneumocystis jirovecii ở bệnh nhân HIV/AIDS, 2) đặc điểm kiểu gen của Pneumocystis jirovecii và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do Pneumocystis jirovecii ở bệnh nhân HIV/AIDS. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do PJ ở bệnh nhân HIV/AIDS 3.1.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy trong tổng số 31 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu thì nữ giới chỉ chiếm 25,8% trong khi đó nam giới chiếm 74,2% . Bảng 3.1. Đặc điểm độ tuổi của nhóm bệnh nhân (n=31) Đặc điểm Nam (n,%) Nữ (n,%) Tổng (n,%) Tuổi <30 tuổi 4(17,39) 1(12,5) 5(16,13) 30 - 40 tuổi 13(56,52) 5(62,5) 18(58,06) >40 tuổi 6(26,09) 2(25,0) 8(25,81) p 0.938 Trung bình (SD) 38,1(10,43) 37,3(9,0) 37,9(9,94) Ít tuổi nhất 20 26 20 Nhiều tuổi nhất 59 56 59 Nhận xét: Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất (cả nam và nữ), chỉ chiếm 16,13%. Trong khi đó độ tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,06%. Độ tuổi trên 40 có tỷ lệ 25,81%. Kết quả phân tích thấy rằng tuổi trung bình của giới nam là 38,1 tuổi (cao tuổi nhất là 59 và ít tuổi nhất là 20), tuổi trung bình của giới nữ là 37,3 tuổi (tuổi cao nhất là 56 và thấp nhất là 26). Tuổi trung bình của cả hai giới là 37,9 tuổi. Bảng 3.2. Phân bố vùng địa lý của nhóm bệnh nhân (n=31) Khu vực Nam Nữ Tổng n % n % n % Thành thị 16 69,57 5 62,5 21 67,74 Nông thôn 7 30,43 3 37,5 10 32,26 p 0,713 Nhận xét: Về phân bố vùng địa lý, trong số 31 bệnh nhân có 21 người sinh sống vở vùng thành thị chiếm 67,57%, chỉ có 10 bệnh nhân ở khu vực nông thông chiếm 32,26%. Bảng 3.3. Đường lây truyền HIV của nhóm bệnh nhân (n=31) Đường lây Nam Nữ Tổng n % n % n % Tình dục 17 73,91 4 50,0 21 67,74 TCMT* 1 4,35 0 0,0 1 3,23 TD# + TCMT 2 8,70 0 0,0 2 6,46 Không rõ 3 13,04 4 50,0 7 22,58 p 0,162 * TCMT: tiêm chích ma túy # TD: tình dục Nhận xét: Về đường lây truyền, kết quả ở bảng 3.3 cho thấy lây truyền HIV trong nhóm bệnh nhân qua đường tình dục là phổ biến nhất 67,74%, lây truyền qua đường tiêm chích ma túy 3,22%, Lây truyền qua tình dục và tiêm chích ma túy 6,46%, không rõ đường lây 22,58%. Bảng 3.4. Sự tiếp cận điều trị ARV của nhóm bệnh nhân (n=31) Điều trị ARV Nam Nữ Tổng n % n % n % Không 17 73,91 7 87,50 24 77,42 Ngắt quãng 1 4,35 0 0 1 3,22 Đầy đủ 5 21,74 1 12,50 6 19,35 p 0.687 Nhận xét: Số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong nghiên cứu được điều trị thuốc kháng vi rút ARV đầy đủ là rất thấp, chỉ chiếm 19,35%. Trong khi đó số bệnh nhân không được điều trị ARV chiếm tới 77,42% và một tỷ lệ nhỏ 3,22% có điều trị ARV nhưng ngắt quãng. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do PJ ở bệnh nhân HIV/AIDS 3.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng Biểu đồ 3.2. Lý do vào viện của bệnh nhân Nhận xét: Lý do nhập viện của bệnh nhân chủ yếu là sốt, khó thở. Trong đó nguyên nhân sốt đơn thuần 41,93%, khó thở đơn thuần 6,45%. Biểu hiện sốt và khó thở 45,16%. Có 1 trường hợp nhập viện do chuyển tuyến 3,22%. Bảng 3.5. Đặc điểm sốt của nhóm bệnh nhân (n=31) Đặc điểm sốt Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Sốt Có 27 87,09 Không 4 12,90 Thời gian sốt trước nhập viện < 5 ngày 2 7,41 5-10 ngày 8 29,63 >10 ngày 17 62,96 Nhiệt độ sốt < 38 độ 8 25,81 >38 độ 23 74,19 Trung bình 38,9 ± 0,9 Thấp nhất 37,5 Cao nhất 41,0 Tính chất sốt Thành cơn 7 25,92 Thành cơn, rét 2 7,41 Liên tục 4 14,82 Sốt nóng 10 37,04 Sốt rét 4 14,81 Thời gian hết sốt sau nhập viện ≤ 7 ngày 6 22,22 8-21 ngày 14 51,85 > 21 ngày 7 25,92 Nhận xét: Đặc điểm sốt của nhóm bệnh nhân cho thấy có 27 (87,09%) bệnh nhân có biểu hiện sốt, chỉ có 4 (12,9%) bệnh nhân không thấy có sốt, trong đó có tới 17 (62,96%) ca sốt trên 10 ngày trước thời điểm nhập viện, 8 (29,63%) ca sốt từ 5-10 ngày và 2 (7,41%) ca sốt dưới 5 ngày. Nhiệt độ sốt trung bình là 38,9 độ, nhiệt độ thấp nhất là 37,5 độ và cao nhất là 41 độ. Bệnh nhân có nhiều thể sốt khác nhau, trong đó sốt nóng chiếm đa số 37,04%, sốt thành cơn 25,92%, sốt liên tục, sốt rét 14,82% và sốt thành cơn + rét có 7,41%. Thời gian hết sốt trong quá trình nằm viện của bệnh nhân chủ yếu là từ 8-21 ngày 51,85% có 25,92% ca sốt kéo dài trên 21 ngày và chỉ có 22,22% ca sốt dưới 7 ngày. Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng của nhóm bệnh nhân (n=31) Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Ho Có 22 70,97 Không 9 29,03 Đờm Đờm trắng 10 32,25 Trắng đục 1 3,22 Đờm vàng 1 3,22 Không 19 61,29 Nôn Buồn nôn 0 0 Không buồn nôn 31 100 Đau ngực Có đau 8 25,80 Không đau 23 74,19 Nhận xét: Một số đặc điểm triệu chứng cơ năng như: Ho là triệu chứng thường gặp với 70.97%, không ho 29,03%; Đờm có 12 ca (38,71%), trong đó 10 (32,25%) ca có đờm trắng, đờm đục và vàng có 2 (6,44) ca, 19 (61,29%) bệnh nhân không có đờm; Không có trường hợp nào có biểu hiện buồn nôn; trong khi đó có 8 (25,80%) ca biểu hiện đau ngực. Bảng 3.7. Đặc điểm toàn trạng và hô hấp của nhóm bệnh nhân (n=31) Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Toàn trạng Hôn mê 1 3,23 Tỉnh táo 27 87,09 Tỉnh táo, mệt 2 6,45 Ý thức chậm 1 3,23 Glasgow <15 2 6,45 >15 29 93,55 Tím tái Có 13 41,93 Không 18 58,06 spO2 Bình thường (>95%) 4 12,90 Suy hô hấp độ I (90-95%) 15 48,38 Suy hô hấp độ II (< 90%) 12 38,71 Khó thở Có 15 48,39 Không 16 51,61 Nhịp thở <16 0 0 18-20 8 25,81 >20 23 74,19 Ran phổi Có 14 45,16 Không 17 54,84 Loại ran Không 17 54,84 Nổ 5 16,13 Ẩm 3 9,68 Ẩm, nổ, ngáy 1 3,23 Ẩm + nổ 5 16,13 Vị trí ran Không 17 54,84 Hai phổi 9 29,03 Phổi phải 1 3,22 Phổi trái 1 3,22 Đáy phổi 1 3,22 Rải rác 2 6,44 Nhận xét: Đặc điểm cơ năng khác của nhóm bệnh nhân cho thấy hầu hết bệnh nhân tỉnh táo (87,09%), chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiện ý thức chậm và 1 bệnh nhân hôn mê. Có 93,55% bệnh nhân có chỉ số Glasgow > 15 và có 41,93% bệnh nhân có biểu hiện tím tái, trong khi đó nồng độ spO2 trong máu của bệnh nhân có 12 (38,71%) trường hợp 95%. Có 48,39% số bệnh nhân biểu hiện khó thở. Về đặc điểm ran phổi khi khám cho bệnh nhân cho thấy trong số bệnh nhân thì có 45,16% trường hợp có ran phổi, các loại ran bao gồm ran ẩm, ran nổ, ran ngáy. Vị trí ran phổi thường gặp nhất là ở hai phổi 29,03%, tiếp đến là phổi phải, rải rác 6,44%, rốn hai phổi và đáy phổi 3,22%. Bảng 3.8. Các đặc điểm khác của bệnh nhân nghiên cứu (n=31) Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Gan to Không 0 0 Có 31 100 Lách to Không 0 0 Có 31 100 Hạch ngoại vi Có 2 6,45 Không 29 93,55 Ban trên da Có 0 0 Không 31 100 Nhịp tim <70 1 3,23 70-80 10 32,26 80-90 7 22,58 >90 13 41,94 Huyết áp tối đa Cao: > 140 0 0 Bình thường: 90-140 31 100 Thấp: < 90 0 0 Huyết áp tối thiểu Cao: > 90 1 3,23 Bình thường: 60 - 90 30 96,77 Thấp: < 60 0 0 Nhận xét: Các đặc điểm lâm sàng khác như, không có trường hợp nào gan lách to, có 645% có hạch ngoại vi, có 41,94% bệnh nhân có nhịp tim > 90 nhịp/phút. Không có bệnh nhân nào có biểu hiện tăng huyết áp. 3.1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu Kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa, miễn dịch Bảng 3.9. Chỉ số xét nghiệm huyết học của nhóm bệnh nhân (n=31) Chỉ số huyết học Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Bạch cầu (10^6/L) ≥ 10.000 6 19,35 < 10.000 25 80,65 Bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 70% 18 58,06 < 70% 13 41,94 Bạch cầu lympho ≥ 20% 11 35,48 < 20% 20 64,52 Hemoglobin (g/L) > 110 17 54,84 90 - 110 8 25,81 < 90 6 19,35 Tiểu cầu (10^9/L) < 150 2 6,45 150 – 300 18 58,06 > 300 11 35,48 Máu lắng 1h (mm) >10 24 96,00 ≤10 1 4,00 Máu lắng 2h (mm) >20 24 96,00 ≤20 1 4,00 Nhận xét: Về chỉ số xét nghiệm huyết học của nhóm bệnh nhân, kết quả phân tích thấy rằng 80,65% số bệnh nhân có chỉ số bạch cầu bình thường (70%) chiếm 58,06 % bệnh nhân và bạch cầu lympho tăng (> 20%) 35,48% bệnh nhân. Có 54,84% bệnh nhân có huyết sắc tố > 110(g/L), chỉ có 19,35% 300 (10^9/L)) và 6,45% dưới mức bình thường ( 10 và 2h > 20. Đặc điểm số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân Biểu đồ 3.3. Đặc điểm số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân Nhận xét: Trong tổng số 31 trường hợp nhiễm HIV/AIDS bị mắc viêm phổi doPJ thì có tới 83,88% số bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 rất thấp 100 tế bào/ml. Bảng 3.10. Đặc điểm tải lượng HIV của bệnh nhân (n=10) Tải lượng vi rút Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) < 102 copies/ml 0 0 102 – 103 copies/ml 0 0 > 103 copies/ml 10 32,25 Không làm tải lượng 21 67,74 Tổng 31 100 Nhận xét: Trong số 10 bệnh nhân trong bệnh án có ghi nhận làm xét nghiệm đếm tải lượng vi rút HIV, kết quả xét nghiệm cho thấy cả 10 bệnh nhân này đều có tải lượng vi rút > 103 copies/ml. Số bệnh nhân không có xét nghiệm tải lượng vi rút là 67,74%. Biểu đồ 3.4. Chỉ số xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C của bệnh nhân Nhận xét: Xét nghiệm định lượng CRP cho thấy có 51,61% số bệnh nhân (16 ca) có chỉ số CRP tăng ở mức 40-200 mg/l, đây là chỉ số gợi ý bệnh nhân đang có viêm hoặc có nhiễm trùng đang hoạt động và 12,90% bệnh nhân có mức tăng CPR > 200 mg/l. Chỉ có 22,58% số ca có mức tăng CRP từ 6-40 mg/l thường gặp trong nhiễm trùng nhẹ và nhiễm vi rút và 12,9% không tăng CRP. Bảng 3.11. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa của bệnh nhân (n=31) Chỉ số sinh hóa Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Na+ < 130 16 51,61 135-145 15 48,39 > 150 0 0 K+ < 3,5 11 35,48 3,5-5 19 61,29 > 5 1 3,22 Cl- < 98 20 64,52 98-106 11 35,48 > 106 0 0 GOT < 37 6 19,35 > 37 25 80,65 GPT < 40 12 38,71 > 40 19 61,29 Ure < 2,5 3 9,68 2,5-7,5 24 77,42 > 7,5 4 12,90 Creatinin < 44 1 3,22 44-122 29 93,55 > 122 1 3,22 %PT < 70 8 25,81 70-140 23 74,19 > 140 0 0 Fibrinogen < 2 1 3,22 2-4 10 32,26 > 4 20 64,52 Albumin < 35 18 58,06 35-50 13 41,94 > 50 0 0 Nhận xét: Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa cho thấy có 48,39% số bệnh nhân có nồng độ Na+ bình thường và 51,61% ca biểu hiện hạ Na+, không có trường hợp tăng Na+. Có 61,29% bệnh nhân ở ngưỡng K+ bình thường, có 3,22% trường hợp tăng và 35,48% ca giảm K+, trong khi đó ở chỉ số Cl- thì có 64,52% bệnh nhân giảm, 35,48% ca bình thường và không có bệnh nhân nào tăng chỉ số Cl-. Bệnh nhân có tỷ lệ tăng enzyme gan cao, trong đó có 80,65% tăng AST và 61,29% tăng ALT, tuy nhiên 77,42% có chỉ số ure ở mức bình thường. Có 93,55% và 74,19% số bệnh nhân mang chỉ số creatinin và %PT ở mức bình thường, tuy nhiên có tới 64,52% bệnh nhân có dấu hiệu tăng fibrinogen, chỉ có 32,26% trường hợp ở mức fibrinogen bình thường. Chỉ có 41,94% số bệnh nhân có mức albumin bình thường từ 35-50 g/l trong khi đó 58,06 ca có biểu hiện hạ albumin ( 50g/l. Kết quả chẩn đoán hình ảnh và nội soi phế quản Bảng 3.12. Đặc điểm tổn thương phổi trên phim cắt lớp vi tính (n=31) Loại tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tổn thương phổi Có 27 87,10 Không 4 12,90 Vị trí tổn thương phổi Không 4 12,90 Lan tỏa 23 74,19 Thùy trên phổi phải 1 3,22 Thùy trên phổi trái 1 3,22 Phổi phải 0 0 Phổi trái 1 3,22 Rải rác 1 3,22 Tính chất tổn thương Nốt mờ,đám mờ Nốt mờ 23 74,19 Đám mờ 2 6,45 không 6 19,35 Dạng lưới Có 27 87,10 Không 4 12,90 Kính mờ Có 21 67,74 không 10 32,26 Đông đặc thùy phổi Có 5 16,13 Không 26 83,87 Nhận xét: Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính của bệnh nhân cho thấy có 87,10% bệnh nhân biểu hiện tổn thương phổi và 12,90% bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương phổi. Vị trí tổn thương phổi chủ yếu là dạng lan tỏa (74,19%), tiếp đến là thùy trên phổi phải, thùy trên phổi trái, rải rác và phổi trái mỗi vị trí có 1 (3,22%) bệnh nhân. Về tính chất tổn thương, có 74,19% số bệnh nhân có nốt mờ, 6,45% số ca có đám mờ, tổn thương kẽ dạng lưới 87,10% bệnh nhân. Hình ảnh kính mờ xuất hiện ở 67,74% bệnh nhân và chỉ có 16,13% ca biểu hiện đông đặc thùy phổi. Bảng 3.13. Một số đặc điểm khác trên phim cắt lớp vi tính (n=31) Loại tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tràn khí màng phổi Có 1 3,22 Không 30 96,77 Tràn dịch màng phổi Có 4 12,90 Không 27 87,10 Vị trí tràn dịch Phổi phải 1 3,22 Phổi trái 1 3,22 Hai phổi 2 6,45 Không có 27 87,10 Tràn dịch màng tim Có 0 0 Không 31 100 Áp xe phổi Có 0 0 Không 31 100 Nhận xét: Hình ảnh phim cắt lớp vi tính cũng cho thấy có tới 96,77% bệnh nhân không có tràn khí màng phổi và tràn dịch màng phổi, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhỏ với 3,22% ca có tràn khí màng phổi và 12,90% ca có tràn dịch màng phổi, vị trí tràn dịch ở cả hai phổi, phổi trái và phổi phải. Không thấy có bệnh nhân biểu hiện áp xe phổi và tràn dịch màng tim. Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương phổi trên phim X quang (n=31) Loại tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tổn thương phổi Có 21 67,74 Không 10 32,25 Vị trí tổn thương phổi Không 10 32,25 Lan tỏa 17 54,83 Thùy trên phổi phải 1 3,22 Thùy trên phổi trái 1 3,22 Phổi phải 0 0,00 Phổi trái 1 3,22 Rải rác 1 3,22 Tính chất tổn thương Nốt mờ, đám mờ Có 17 54,83 Đám mờ 2 6,45 không 12 38,70 Dạng lưới Có 19 61,29 Không 12 38,70 Dầy phế huyết quản Có 21 67,74 không 10 32,25 Đông đặc thùy phổi Có 5 16,12 Không 26 83,88 Tràn dịch màng phổi Có Phổi phải 1 12,90 Phổi trái 1 Hai bên 2 Không 27 87,10 Tràn khí màng phổi Có 1 3,23 Không 30 96,77 Nhận xét: Kết quả chụp phim phim X quang của bệnh nhân cho thấy có 67,74 % có tổn thương trên phim chụp trong khi trên cắt lớp vi tính là 87,10%. bệnh nhân biểu hiện tổn thương phổi. Vị trí tổn thương phổi chủ yếu là dạng lan tỏa (54,83%), tiếp đến là thùy trên phổi phải, thùy trên phổi trái, rải rác và phổi trái mỗi vị trí có 1 (3,22%) bệnh nhân. Về tính chất tổn thương, có 54,83% số bệnh nhân có nốt mờ, 6,45% số ca có đám mờ, 61,29% bệnh nhân có tổn thương kẽ dạng lưới. dầy phế huyết quản 67,74% bệnh nhân và chỉ có 16,12% ca biểu hiện đông đặc thùy phổi. Tràn dịch màng phổi 12,90% trường hợp, Tràn khí màng phổi 3,23% trường hợp. Biểu đồ 3.5. Kết quả nội soi phế quản ống mềm của bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét: Kết quả nội soi phế quản như sau: 64,51% bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương phế quản, trong đó có tới 16,12% bệnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_kieu_gen.docx
Tài liệu liên quan