Trước khi vào bể xử lý sinh học hiếu khí bể Aeroten, nước thải sẽ qua bể thiếu khí Anoxic để xử lý Nitơ có trong nước thải. Nước thải ở bể lắng thứ cấp tuần hoàn một phần bùn về bể này đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình xử lý sinh học. Bể Anoxic ngoài tác dụng khử Nitơ có trong nước thải còn là bể đệm quá trình sinh học hiếu khí, bùn hoạt tính và dinh dưỡng sẽ được đưa trộn đều làm tăng hoạt tính của bùn tạo tăng hiệu quả cho quá trình xử lý sinh học.
Nước thải từ bể Anoxic được bổ xung thêm chất dinh dưỡng và khuấy trộn đều với bùn tuần hoàn tiếp tục được dẫn sang bể xử lý sinh học hiếu khí bể Aerotank, tại bể hiếu khí có lắp hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn ở đáy bể nhằm cung cấp đủ Oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật và trộn đều nước thải với bùn hoạt tính. Trong bể này các phản ứng sinh hoá: Vi sinh vật hiếu khí sử dụng Oxy để oxy hoá các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải.
79 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc trưng của dòng thải và đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không xảy ra hiện tượng đứt dòng.
Sông Cấm có chiều dài 39 km bắt nguồn từ vùng núi Nghi Kiều và đổ ra biển Đông tại Cửa Lò. Hiện nay, tại khu vực thượng nguồn, chất lượng nước còn tương đối sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Cấm là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu vực dân cư xung quanh, nước thải công nghiệp của KCN Nam Cấm, nước thải làng nghề, vùng nuôi trồng thủy sản... Chất lượng nước sông tại khu vực hạ lưu đang có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ do nước thải của các làng nghề chế biến thủy hải sản, vùng nuôi trồng thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền, bến cảng, bến cá Nghi Tân, Nghi Hải...
Về khả năng sử dụng nước: Khu vực thượng nguồn sông Cấm tới gần khu vực hợp lưu giữa sông Kẻ Gai và sông Cấm, chất lượng nước còn tương đối tốt. Nước ở đây có thể sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp vào cả 2 mùa mưa và mùa khô khi có các biện pháp xử lý phù hợp. Khu vực từ đoạn hợp lưu với sông Kẻ Gai về tới vùng cửa sông chất lượng nước trở nên xấu hơn do dòng sông phải tiếp nhận nhiều nguồn thải từ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Nước sông từ đoạn hợp lưu sông Kẻ Gai tới cống thải của KCN Nam Cấm vào 2 mùa có thể sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp và giao thông thủy vào cả 2 mùa. Nước sông từ cầu Cấm tới vùng cửa sông chỉ phù hợp với mục đích giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản nước lợ khi có xử lý phù hợp.
b) Đặc điểm kinh tế của khu vực nghiên cứu
Huyện Nghi Lộc có tốc độ tăng trưởng khá, GTGT năm 2005 đạt 284 tỷ đồng tăng 1,7 lần so với năm 2000 và đến năm 2012 đạt 985 tỷ đồng tăng 3,4 lần so với năm 2005 (tính theo giá so sánh). Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GTGT đã tăng mạnh từ 19,7% năm 2000 lên 33,5% năm 2012, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 21,1% năm 2000 lên 30,9% năm 2012 và tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư giảm từ 58,2% năm 2000 xuống 35,6% năm 2012. Có thể xem xét quy mô tăng trưởng theo thông báo về “tình hình kinh tế, xã hội, Quốc phòng an ninh năm 2013” của UBND huyện Nghi Lộc như sau:
- Ngành nông - lâm - thủy sản: có giá trị xuất (GTSX) tăng trưởng ổn định qua các năm. Thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2005, khai thác đá xây dựng chủ yếu ở các xã Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Yên, đến năm 2012 sản lượng khai thác đạt hơn 43.000m3; gạch nung được sản xuất ở Nghi Hưng, Nghi Hoa, Nghi Vạn và một số xã như Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Lâm,... đạt 42,7 triệu viên,...do các Công ty cổ phần và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện.
Các khu công nghiệp đã được phát triển: hiện tại có 03 KCN đóng trong địa bàn huyện. 01 KCN do tỉnh quản lý là KCN Nam Cấm và 02 KCN do huyện quản lý là KCN Trường Thạch và KCN Đồng Trộ Nghi Phong. Các ngành nghề khuyến khích đầu tư trong 02 KCN huyện là sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí, dệt, may, chế biến lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Ngành dịch vụ: giá trị sản xuất của ngành Dịch vụ hàng năm đã có những tăng trưởng đáng kể như năm 2000 đạt 131 tỷ đồng, năm 2005 đạt 186 tỷ đồng năm 2006 đạt 239 tỷ đồng và năm 2012 đạt 399 tỷ đồng.
c) Đặc điểm xã hội của khu vực nghiên cứu
- Về giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện phát triển cả về quy mô và chất lượng. Toàn huyện đã khép kín được hệ thống trường lớp, hiện có 96 trường học (30 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 28 trường THCS, 05 trường THPT công lập và 01 trường THPT dân lập); 1 trung tâm GDTX, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị, 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và 30 trung tâm học tập cộng đồng ở 30 xã thị trấn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy học.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em đã được nâng lên. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng triển khai thực hiện. Đề án nâng cao y đức bước đầu thực hiện có hiệu quả. Các cơ sở y tế được xây dựng mới và nâng cấp, đến nay 30/30 số xã, thị trấn đã có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, 28/30 xã, thị trấn có bác sỹ; có 22/30 xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 73%; số giường bệnh không kể giường trạm y tế xã/vạn dân đạt 5,7 giường (tỉnh 13,3 giường).
Văn hóa - thể thao
Phát triển ngành văn hoá - thông tin theo hướng gắn với các vấn đề xã hội, các nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm. Chất lượng và đời sống văn hoá của nhân dân được nâng lên. Đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin - thể thao từng bước được các ngành, các cấp chăm lo xây dựng, tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn.
Quốc phòng - an ninh
Quốc phòng - an ninh được tăng cường, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “3 yên, 3 giảm" [21].
3.1.2. Kết quả điều tra về cấu trúc của KCN Nam Cấm
Khu công nghiệp Nam Cấm được thành lập theo quyết định số 3759/QĐ –UB-CN ngày 03/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An với quy mô diện tích là 327,83 ha và được quy hoạch thành 3 tiểu khu riêng biệt:
- Khu A: Tổng diện tích là 93,68 ha vốn là cánh đồng canh tác lúa, trồng cói và một số lò gạch thủ công của dân cư xã Nghi Thuận. Hiện tại quy hoạch các ngành nghềlắp ráp chế tạo ôtô, máy công cụ, luyện kim, cán thép, chế biến nông lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác: Công ty TNHH Châu Tiến, Công ty TNHH Hương Liệu.
- Khu B: Tổng diện tích là 82,1 ha, từ quốc lộ 1A kéo dài về phía Đông đến tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hiện tại quy hoạch các ngành nghề chế biến thực phẩm đồ uống như sản xuất bia: Công ty CP Bia Hà Nội – Nghệ An.
- Khu C: Tổng diện tích là 154,75 ha, bắt đầu từ phía Đông tuyến đường sắt Bắc - Nam kéo dài đến khu đất dân cư của xã Nghi Quang và nằm dọc 2 bên đường tỉnh lộ Nam Cấm. Hiện tại quy hoạch các loại hình công nghiệp nặng và mức độc hại cao như : công nghiệp hoá chất, phân bón, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng: Công ty TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An, Công ty TNHH Liên Hiệp - Nghệ An, Công ty CP Minh Thái Sơn, Công ty CP khóang sản Á Châu, Công ty TNHH thương mại VIC, Công ty CP Công Dụng Hóa, Công ty CP ván nhân tạo Việt Trung, Công ty CP khoáng sản Miền Trung, Công ty CP chế biến tùng hương Việt Nam, Công ty CP gỗ Xứ Nghệ, Công ty CP chế biến và kinh doanh lâm sản PHIPHICO, Công ty CP bột đá vôi trắng siêu mịn Nghệ An, Công ty TNHH nhựa thiếu niên Tiền Phong Miền Trung, Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam, Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung.
KCN Nam Cấm bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng từ 03/8/2005 và bước vào hoạt động chính thức với các nhà máy/xí nghiệp đầu tiên là Nhà máy bột đá vôi trắng siêu mịn của Công ty TNHH Liên HIệp; Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty CP đồ gỗ Nghệ An; Nhà máy bột đá trắng siêu mịn của Công ty khoáng sản Nghệ An
Các ngành nghề được đầu tư chủ yếu là cán thép, luyện kim, chế tạo cơ khí, sản xuất hoá chất, phân bón, chế biến gỗ, bột đá siêu mịn, chế biến hải sản, thức ăn gia súc và sản xuất hàng tiêu dùng khác.
Nước thải từ các nhà máy sản xuất được thải ra môi trường ngoài nhờ hệ thống mương thu gom nước thải của KCN là cạnh hàng rào của mỗi nhà máy. Hệ thống thu gom là hệ thống nổi và hở. Tại khu A, nước thải còn đổ trực tiếp ra mương dọc đường Quốc Lộ 1A. Tại khu B và khu C, nước thải được dẫn theo mương thu gom hở trong KCN rồi đổ vào Bara Cầu Kiệt cách KCN 500m hưởng về đường đi Cửa Lò. Lưu lượng thải tối đa của KCN là 1500 m3/ngày,đêm. Nước thải tại Bara Cầu kiệt không có mùi hôi khó chịu và đánh giá cảm quan có thể chấp nhận được.
Bản đồ bố trí các cơ sở sản xuất trong KCN được trình bày trong phụ lục 2.
(Phụ lục Autocat)
3.2. Kết quả khảo sát về hoạt động sản xuất và xử lý nước thải
Từ khi thành lập đến nay, Khu công nghiệp Nam Cấm đã thu hút được 42 nhà đầu tư vào Khu công nghiệp với các ngành nghề chính như: chế biến thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất đồ uống và một số ngành khác. Trong số 42 cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện tại mới chỉ có 19 cơ sở đang được phép hoạt động và được tổng hợp vào phụ lục 3.
Để thuận tiện cho việc kiểm soát ô nhiễm, đánh giá dòng thải và đề xuất sơ đồ HTXLNT tập trung phù hợp, mục 3.2 sẽ được đánh giá phân loại theo nhóm ngành.
3.2.1. Ngành chế biến thực phẩm
a) Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An
Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An sản xuất theo quy trình công nghệ như mô tả trong hình 3.1 dưới đây.
Gạo
Cân
Tàng trữ gạo
Cân
Sàng
Nghiền
Hồ hóa
Malt
Cân
Tàng trữ Malt
Cân
Sàng
Lên men
Hạ nhiệt
Lắng cặn
Lọc hèm
Đun sôi
Đường hóa
Lọc bia
Tàng trữ bia
Đóng gói
Lưu kho
Nghiền
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia
Nước thải từ nhà máy bia gồm có: nước thải sinh hoạt của công nhân viên, nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình vệ sinh nồi nấu, bồn lên men, lọc khung bản, lọc tinh bia, rửa chai lọ, phòng thí nghiệm
Hiện tại, Nhà máy đã áp dụng một số biện pháp sử dụng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nước như:
Thu hồi nước làm mát nhanh để sử dụng lại làm nước nấu, nước cấp nồi hơi, hệ thống vệ sinh CIP, rửa chai và thanh trùng.
Máy thu rác thô
(SC01 - 01/01)
Bể thu gom
(TK 100)
Bể lắng LAMEN
(TK - 103)
Bể lắng II
(TK -105)
Bể AEROTANK
(TK - 104)
Máy thu rác tinh
(SC01 - 01/02)
Bể UASB
(TK - 102 - A/B)
Bể điều hòa
(TK - 101)
Chôn lấp
Máy Thổi Khí
(ARS-01-02-03/03)
Bể khử trùng
(TK -106)
Hồ sinh học (5000m3)
Máy ép bùn băng tải
Bể xử lý bùn
(TK - 107)
Bể tích bùn
(TK - 107)
Hồ sinh học
(5000m3)
Hồ sinh học (1000m3)
Hóa chất Chlorine
NaOH/HCl
Bùn dư
Bùn tuần hoàn
Bùn tuần hoàn
Nguồn tiếp nhận đầu ra
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia
- Lắp đặt hệ thống vệ sinh trong thiết bị (CIP): tiết kiệm nước, hóa chất, có khả năng tận thu tái sử dụng hóa chất tẩy rửa và nước, đảm bảo yêu cầu vệ sinh cao của dây chuyền; có khả năng sử dụng các hóa chất hiệu quả cao, thân thiện môi trường.
- Sử dụng hệ thống vòi phun cao áp: đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu tốn ít nước, chỉ sử dụng khi cần thiết, tránh chảy nước lãng phí; sử dụng vòi phun định lượng cao áp cho vệ sinh các thiết bị vận tải, két chứa chai.
Do nước thải của nhà máy sản xuất bia có đặc trưng là hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học ở dạng tan và không tan khá cao, nên hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) do Nhà máy xây dựng (như sơ đồ trong hình 3.2 ở trên) đã xử lý khá tốt các chất ô nhiễm.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Nhà máy Bia HN - NA
TT
Thông số
Phương pháp
Đơn vị
Kết quả
QCVN 40:2011/BTNMT
(Cột B)
1
pH
TCVN 6492:2011
-
8,03
5,5 - 9
2
Màu
TCVN6185:2008
Pt/Co
88
150
3
BOD5
TCVN:6001-1:2008
mg/l
10,4
50
4
COD
Thiết bị Hach 8000
mg/l
31
150
5
TSS
TCVN: 6625:2000
mg/l
< 10
100
6
Tổng N
So màu, Hach 10071
mg/l
30
40
7
Tổng P
So màu, Hach 8190
mg/l
2,56
6
8
Tổng Coliform
Thiết bị Hach 10029
MPN/100ml
23800
5000
Kết quả phân tích nước thải sau HTXL cho thấy: so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, các thông số ô nhiễm quan trắc đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định; Trừ tổng Coliform vượt 4.76 lần (mặc dù đã được khử trùng trước khi đi vào hệ thống hồ sinh học) và nếu so với cột A của cùng quy chuẩn thì các thông số độ màu và tổng nitơ vẫn vượt ≥ 1,5 lần (88 và 30 so với QCVN 40:2011 tương ứng là 50 Pt-Co và 20 mgN/l). Điều này cho thấy nguồn nước là không an toàn khi đổ trực tiếp vào dòng thải chung và cần phải đưa vào các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hơn để giảm thiểu các chỉ tiêu này.
b) Nhà máy chế biến bột cá Minh Thái Sơn
Nhà máy chế biến bột cá Minh Thái Sơn thực hiện quá trình sản xuất theo sơ đồ khối hình 3.3 dưới đây.
Nguyên liệu
Máy hấp, sấy
Máy sàng
Máy nghiền bột
Buồng trộn
Đóng bao
Lưu kho
Hình 3.3. Công nghệ sản xuất bột cá
Theo quy trình này cá nguyên liệu được sơ chế làm sạch các tạp chất, qua hệ thống cấp liệu vào máy hấp chín và máy sấy có đảo trộn bằng dòng không khí để xé nhỏ và làm bay hơi nước trong cá. Mùi hôi từ nguyên liệu và hơi nước trong nồi hấp và lò sấy được hấp thụ vào nước lạnh nước và được đưa vào HTXLNT. Cá sau sấy khô được sàng máy để loại bỏ những mảnh nguyên liệu quá to và đưa vào máy nghiền mịn. Tiếp theo bột mịn cá được trộn đều trong buồng trộn để rồi qua máy đóng bao tự động. Sản phẩm được lưu kho và xuất xưởng bằng xe tải.
Nước thải sản xuất bột cá được phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nước làm mát và nước từ bộ phận xử lý khí thải. Đặc trưng của nước thải chế biến bột cá là có nồng độ chất hữu cơ khá cao, phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị Lượng SS cũng khá lớn do nhiều mảnh vụn của nguyên liệu còn bám lại trên máy nghiền, nhưng lại rất dễ lắng, nên dễ dàng loại bỏ bằng lắng sơ cấp. Tuy nhiên do đây đều là những chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi xú uế và làm phát triển nhanh, mạnh các vi sinh vật gây bệnh cũng như trứng giun sán (là nhân tố lây bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp tính ), nên cần được xử lý ngay sau khi thải. Nhà máy cũng đã được yêu cầu và đã có HTXLNT như sơ đồ trong hình 3.4 dưới đây.
Hố thu gom
Bể cân bằng
Bể UASB
Thải ra kênh
Bể Arotank
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến bột cá
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Nhà máy Minh Thái Sơn.
TT
Thông
số
Phương pháp
Đơn vị
Kết quả
QCVN 11:2008/BTNMT
(Cột B)
1
pH
TCVN 6492:2011
-
7,8
5,5 - 9
2
TSS
TCVN: 6625:2000
mg/l
40
100
3
BOD5
TCVN:6001-1:2008
mg/l
63
50
4
COD
Thiết bị Hach 8000
mg/l
100
80
5
Amoni
TCVN:6179-1:1996
mg/l
16
20
6
Tổng dầu mỡ
SMEWW 5520C:2005
mg/l
<10
20
7
Tổng Coliform
TCVN:6187-1:2009
MPN/100ml
2500
5000
Nhà máy cũng đã áp dụng biện pháp tiết kiệm nước bằng cách sử dụng lại nước làm mát để vệ sinh nhà xưởng, lau dọn các thiết bị và được chứa tại hồ để chờ tái quay vòng sử dụng tiếp.
Kết quả phân tích nước thải sau xử lý trên bảng 3.2 cho thấy HTXLNT của Nhà máy chế biến bột cá Minh Thái Sơn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với tác nhân gây ô nhiễm chính trong dòng thải lỏng; cụ thể: BOD5 vượt 1.26 lần (63 mg O2/L) , COD vượt 1.25 lần (100 mg O2/L) so với QCVN 11:2008/BTNMT cột B - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. Nếu so với các QCVN 2011, TCVN 2005 về nước thải công nghiệp thì nồng độ amoni đều lớn hơn 1,6 lần cột B. Để giảm tác động xấu đến môi trường nhận, Nhà máy cần phải bổ sung/thay thế bằng các biện pháp xử lý tiên tiến hơn có khả năng loại bỏ tốt các chất ô nhiễm này.
3.2.2. Ngành chế biến khoáng sản
Ngành chế biến khoáng sản tại Khu công nghiệp Nam Cấm gồm có:
- 03 nhà máy chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn của Công ty CP bột đá vôi trắng siêu mịn Nghệ An, Công ty CP khoáng sản Á Châu và Công ty TNHH Liên Hiệp – Nghệ An,
- 02 nhà máy chế biến đá vôi trắng của Công ty CP khoáng sản Miền Trung và Công ty khoáng sản OMYA,
- 03 nhà máy chế biến đá ốp lát và/hoặc sản xuất bột là các đơn vị: Công ty TNHH Hương Liệu sản xuất bột đá, đá ốp lát, Tổng công ty CP thương mại xây dựng chế biến đá ốp lát và Công ty TNHH Châu Tiến sản xuất bột đá, bột đá trắng, bột bả tường.
Do các cơ sở này có công nghệ sản xuất và tính chất nước thải tương tự nhau, nên trong luận văn chọn một đại diện để nghiên cứu công nghệ sản xuất và xử lý nước thải là Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn thuộc Công ty Cổ phần khoáng sản Á Châu. Công nghệ sản xuất của Nhà máy được thể hiện bằng sơ đồ trong hình 3.5 dưới đây.
Đá Nguyên liệu
Bãi chứa
Tuyển chọn
nguyên liệu
Rửa
Silo
Nghiền thô
Silo chứa
Nghiền tinh
Tuyển
Đóng bao
Hình 3.5. Công nghệ sản xuất của Nhà máy chế biến bột đá
Đá nguyên liệu từ mỏ được tập trung tại bãi chứa để phân loại và tuyển lựa. Đá không đạt tiêu chuẩn được tập trung lại và bán cho các cơ sở sản xuất gạch. Đá đạt tiêu chuẩn sản xuất được rửa sạch bụi bám trên bề mặt trước khi đưa vào máy nghiền thô, rồi được tuyển lựa lại qua cấp liệu rung để đưa vào nghiền hàm, nghiền búa. Sau khi sàng rung lấy các hạt có kích thước ≤ 3 mm vào silo chứa liệu để cấp cho máy nghiền siêu mịn, hạt có kích thước > 3 mm đưa về máy nghiền búa để nghiền lại. Máy nghiền siêu mịn sử dụng công nghệ nghiền bi khô tới cỡ hạt nhất định tùy thuộc vào năng suất nạp liệu vào máy nghiền và yêu cầu về sản phẩm. Tiếp theo được đưa tới máy phân ly bằng quạt hút thông qua hệ thống đường ống khí và phân cỡ hạt theo yêu cầu bằng luồn khí phân ly. Sản phẩm sau đó được chuyển tới silo chứa, đóng bao và đưa đi tiêu thụ. Trong quá trình sản xuất, nước thải của nhà máy được xử lý theo sơ đồ hình 3.6 sau:
Nước mưa chảy tràn qua bãi chứa nguyên liệu và nước rửa đá sau khi xử lý tại nguồn
Nước thải sinh hoạt
sau khi xử lý tại nguồn
Nước thải chứa dầu sau khi xử lý tại nguồn
Hệ thống thoát nước KCN
Hệ thống thoát nước thải trong khuôn viên nhà máy
Tái sử dụng
Mương thoát nước
Sông Cấm
Hình 3.6. Công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến bột đá
Thuyết minh quy trình xử lý: HTXLNT của Nhà máy được tách thành ba dòng thải riêng biệt trước khi đưa vào mương thoát nước chung của KCN, đó là:
- Nước thải sinh hoạt được xử lý tại chỗ bằng bể tự hoại cải tiến sau đó cho qua bể lắng cát trước khi chảy vào hệ thống thoát nước thải của nhà máy.
- Nước thải có chứa dầu mỡ chủ yếu phát sinh tại công đoạn sửa chữa, bảo dưỡng một số máy móc, thiết bị. Lượng nước thải này phát sinh không thường xuyên và thường có khối lượng không lớn (20 lít/ngày) được dẫn qua bể tách dầu có dung tích 1 m3 trước khi thải vào mương thoát nước thải của Nhà máy.
- Nước mưa chảy tràn qua bãi chứa nguyên liệu và nước rửa nguyên liệu được để lắng thu hồi nước trong quay vòng tái sử dụng nước rửa.
Toàn bộ lượng nước thải của Nhà máy tính trung bình là 62 m3/ngày.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích dòng thải lỏng của cơ sở chế biến bột đá trước khi ra mương dẫn nước thải chung của KCN
Thông số
Phương pháp
Đơn vị
Kết quả KSAC*
Kết quả LHNA*
Kết quả CT*
QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B)
pH
TCVN 6492:2011
-
7,2
7,0
7,0
5,5 - 9
Màu
TCVN6185:2008
Pt/Co
127
65
132
150
BOD5
TCVN:6001-1:2008
mg/l
12
15
10
50
COD
Thiết bị Hach 8000
mg/l
27
41
25
150
TSS
TCVN: 6625:2000
mg/l
77
59,3
85
100
Tổng N
So màu, Hach 10071
mg/l
10,3
21
11,3
40
Tổng P
So màu, Hach 8190
mg/l
3,2
2,7
3,6
6
Tổng Coliform
Thiết bị Hach 10029
MPN/100ml
250
1000
350
5000
* KSAC-Công ty CP khoáng sản Á Châu, LHNA-Công ty TNHH Liên Hiệp-Nghệ An, CT-Công ty TNHH Châu Tiến
Kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy nước thải chế biến khoáng sản (sản xuất bột đá) chỉ cần tách dầu mỡ và để lắng cặn là đạt loại B, QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp. Tuy vậy, độ màu vẫn rất cao (65, 127, 132 Pt-Co) nếu so với cột A của QCVN 40:2011 và cao hơn nhiều cả cột B của TCVN 5945:2005; tương tự hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng khá cao (59, 77, 85 mg/L) so với cột A của QCVN 40:2011 (cột A – 50 mg/L). Như vậy trong những KCN như Nam Cấm có nhiều nhà máy sản xuất loại này sẽ làm tăng mạnh thải lượng SS và độ màu đối với thủy vực tiếp nhận, nên cũng rất cần phải yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn thải.
3.2.3. Ngành chế biến lâm sản
Ngành chế biến lâm sản tại Khu công nghiệp Nam Cấm gồm có: Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy thuộc Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Nghệ An, Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ nhân tạo thuộc Công ty CP Công Dụng Hóa, Xưởng sơ chế và cất trữ nguyên liệu gỗ thuộc Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung, Nhà máy chế biến gỗ Vinh thuộc Công ty CP gỗ Xứ Nghệ; Nhà máy chế biến và sản xuất gỗ xuất khẩu thuộc Công ty CP chế biến và kinh doanh lâm sản PHIHICO.
a) Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy Nghệ An
Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy Nghệ An sử dụng nguyên liệu là gỗ lóng (loại cây đã lột vỏ, dài 2m, có đường kính lớn hơn 5cm, sạch không dính bùn đất) của các loại cây như keo, bạch đàn được thu mua từ các khu vực trồng cây lâm nghiệp về bãi chứa nguyên liệu của nhà máy. Do yêu cầu về sản phẩm đầu ra, gỗ lóng nguyên liệu được cưa, chẻ để đảm bảo kích thước phù hợp đưa vào máy chặt mảnh. Công đoạn này công nhân sử dụng máy cưa mâm, cưa xích để thực hiện việc cưa, chẻ gỗ cho đảm bảo kích thước phù hợp. Sau khi cưa, chẻ gỗ lóng phù hợp với kích thước máy chặt, nguyên liệu được đưa vào máy chặt mảnh ra sản phẩm có kích thước dài (3 – 5) cm, dày 2mm. Sau đó được đưa qua bộ phận sàng lọc để loại bỏ các xơ dăm, mùn dăm (phế liệu từ công đoạn này chiếm khoảng 2% nguyên liệu đầu vào). Các loại xơ dăm có kích thước chưa phù hợp được đưa về lại máy chặt mảnh để tiếp tục băm chặt cho phù hợp với nhu cầu. Xơ dăm còn lại không phù hợp với nhu cầu thành phẩm được công nhân thu lượm để bán cho đơn vị làm ván Okal gần nhà máy. Sau khi sàng lọc, phân loại sản phẩm, dăm gỗ được đưa ra sân bê tông. Tại đây, dăm gỗ được được máy ủi, máy nén lu lèn, ép nén để giảm thể tích. Sau đó, sản phẩm được đóng vào container chuyên dùng để đưa đi tiêu thụ.
Dây chuyền công nghệ được mô tả vắn tắt theo sơ đồ hình 3.7 dưới đây.
Gỗ lóng nhập kho
Máy chặt mảnh
Sàng lọc
Sân chứa dăm
Tiêu thụ
Cưa, chẻ gỗ lớn
Xơ dăm
Bụi gỗ
- Tiếng ồn
Làm chất đốt
Bụi gỗ
- Tiếng ồn
Mùn dăm
Bụi dăm
- Xơ dăm
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy
Nhìn chung, đây là loại hình hoạt động sản xuất đơn giản, không dùng đến nước và bất cứ loại hóa chất nào nên không có nước thải sản xuất. Nước thải từ Nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Nước thải sinh hoạt được thu gom về bể tự hoại để xử lý; nước mưa chảy tràn được thu gom tại các hố ga rồi dẫn về mương thoát chung của Khu công nghiệp.
Kết quả phân tích nước thải của nhà máy trước khi ra mương dẫn nước thải chung của KCN (bảng 3.4) cho thấy các thông số ô nhiễm được phân tích đều đạt QCVN 40:2011 cột B và cả cột A.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải trước khi thải ra môi trường của nhà máy nguyên liệu giấy Nghệ An
TT
Thông số
phân tích
Phương pháp
Đơn vị
Kết quả
QCVN 40:2011/BTNMT
(Cột B)
1
pH
TCVN 6492:2011
-
6,8
5,5 - 9
2
Màu
TCVN6185:2008
Pt/Co
32
150
3
BOD5
TCVN:6001-1:2008
mg/l
11
50
4
COD
Thiết bị Hach 8000
mg/l
28.7
150
5
TSS
TCVN: 6625:2000
mg/l
36
100
6
Tổng N
So màu, Hach 10071
mg/l
17
40
7
Tổng P
So màu, Hach 8190
mg/l
3
6
8
Tổng Coliform
Thiết bị Hach 10029
MPN/100ml
2300
5000
b) Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu
Hai nhà máy là Nhà máy chế biến gỗ Vinh thuộc Công ty CP gỗ Xứ Nghệ và Nhà máy chế biến và sản xuất gỗ xuất khẩu thuộc Công ty CP chế biến và kinh doanh lâm sản PHIHICO đều có công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu là gỗ lóng và xử lý nước thải tương tự nhau. Dây chuyền công nghệ sản xuất được thể hiện trong sơ đồ hình 3.8 và được mô tả như quy trình sản xuất của Nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy Nghệ An ở phần a, tiểu mục 3.2.3 ở trên.
Gỗ lóng tại bãi chứa
Cưa, xẻ gỗ lớn
Máy chặt mảnh
Sàng lọc
Sân chứa dăm
Tiêu thụ
Xơ dăm
Mùn dăm
Làm chất đốt
Bụi gỗ
- Tiếng ồn
Bụi gỗ
- Tiếng ồn
Bụi dăm- Xơ dăm
Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ sản xuất gỗ
Nước từ bãi chứa
nguyên liệu
Nước từ sân
chứa dăm
Hệ thống thoát nước khu vực
Bể lắng 1
Bể lắng 2
Bể chứa bùn
Nước từ quá trình mài lưỡi cưa, lưỡi băm dăm
Bể lắng 3
Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất gỗ
Nước thải phát sinh từ quá trình mài lưỡi cưa, lưỡi băm dăm chứa các chất lơ lửng, kim loại nặng, được xử lý theo sơ đồ hình 3.9 ở trên.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh, dầu mỡ ... được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại và theo hệ thống thải chung của KCN ra nguồn nhận bên ngoài.
c) Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ nhân tạo
Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ nhân tạo thuộc Công ty CP Công Dụng Hóa, Xưởng sơ chế và cất trữ nguyên liệu gỗ thuộc Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung và Nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF thuộc Công ty CP ván nhân tạo Việt Trung đều có công nghệ sản xuất tương tự nhau được trình bày trong hình 3.10.
Gỗ đã
băm dăm
Hấp
Nghiền sợi
Sấy khô
Rải thảm
Ép nóng
Hậu xử lý
Đánh bóng
Thành phẩm
Hình 3.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất gỗ nhân tạo
Nước thải của các nhà máy này bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất được phát sinh từ lò hơi, nước làm mát hệ thống ... Loại nước thải này chứa nhiều cặn lơ lửng, dẫu mỡ bôi trơn máy và nhựa gỗ nguyên liệu, được xử lý bằng các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_246_5738_1869887.doc