Luận văn Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm hà, tỉnh Quảng Ninh

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.iv

DANH MỤC HÌNH .vi

MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT.1

2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.1

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN.2

5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA.3

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ

CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN HUYỆN ĐẦM HÀ.4

1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến hƣớng nghiên cứu của luận văn 4

1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên.10

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.10

1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với các hoạt động phát triển kinh tế, sử

dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.12

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .14

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu .14

1.3.2. Phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu .15

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.17

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN

HUYỆN ĐẦM HÀ.19

2.1. Vị trí địa lý .19

2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.22

2.2.1. Điều kiện tự nhiên.22

2.2.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên.35

2.2.3. Các quá trình tai biến thiên nhiên .40

2.3. Dân cƣ và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên huyện Đầm Hà.41

pdf131 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm hà, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a A.A. Grigoriev và M.I. Buduko: tRK .1,0/ Trong đó: R: Tổng lượng mưa trung bình năm (mm/năm); t : Tổng tích ôn (0C) Nhƣ vậy, huyện Đầm Hà có hệ số K = 3,02; mùa mƣa kéo dài từ tháng V-X, có mùa đông lạnh với 1 tháng có nhiệt độ trung bình dƣới 180C nên đất liền chỉ có duy nhất 1 kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm ướt, có một mùa đông lạnh Đối với khu vực ven biển và đảo ven bờ, mặc dù không có kết quả đo đạc cụ thể nhƣng chủ yếu chịu tác động của sóng biển nên đƣợc xác định là kiểu cảnh quan hải dương nhiệt đới ẩm ướt, có mùa đông lạnh. a) Kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm ướt, có một mùa đông lạnh: Kiểu cảnh quan này có chế độ mƣa thu - đông (từ tháng V - X) với 1 mùa đông lạnh do chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc. Trong kiểu cảnh quan đƣợc phân chia thành 2 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan với 41 loại cảnh quan. - Lớp cảnh quan núi: bao gồm khu vực đồi núi, chiếm 55,0 % diện tích tự nhiên lãnh thổ, chủ yếu là các dạng địa hình có nguồn gốc bóc mòn, phân bố ở khu vực phía tây bắc của huyện với độ cao trung bình > 100 m. Cân bằng nhiệt ẩm của khu vực phụ thuộc chặt chẽ vào sự tƣơng tác giữa đại khí hậu và yếu tố đại địa hình lãnh thổ và luôn bị thiếu hụt vì chức năng chủ yếu của lớp cảnh quan này là cung cấp vật chất cho các lớp cảnh quan đồng bằng bên dƣới. Các quá trình địa mạo chủ yếu là quá trình trọng lực, quá trình di chuyển của các khối đá (trƣợt lở, trƣợt chảy và trƣợt trôi), 49 phổ biến hơn cả là trƣợt lở đất, các quá trình tạo ra bởi nƣớc chảy đã phá vỡ vật chất rắn thành các vật liệu vỡ vụn có kích thƣớc khác nhau. Dựa trên tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên, lớp cảnh quan núi đƣợc phân chia thành 4 phụ lớp: + Phụ lớp cảnh quan núi trung bình (>750 m): nằm ở vị trí đầu nguồn ở độ cao trên 750 m, phân bố ở phía tây bắc của huyện với diện tích tƣơng đối nhỏ. Quá trình địa mạo chủ yếu là quá trình rửa trôi bề mặt, quá trình xâm thực có tiềm năng mạnh. Lớp phủ thực vật là rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm kết hợp với sự tích lũy mùn trong đất góp phần hình thành loại đất mùn trên núi cao. Do đó, phụ lớp này có chức năng phòng hộ là chủ yếu và cần đƣợc bảo tồn thảm thực vật và đa dạng sinh học. Phụ lớp cảnh quan núi trung bình gồm 2 loại cảnh quan: Rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (N1) và Rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (N2). Hai loại cảnh quan đƣợc phân bố rải rác ở các bề mặt đỉnh có độ cao trên 750m thuộc hai xã Quảng An và Quảng Lâm. Do thảm thực vật nguyên sinh chiếm ƣu thế và ít chịu tác động nhân sinh nên thích hợp cho phát triển rừng phòng hộ. + Phụ lớp cảnh quan núi thấp (200 - 750 m): chủ yếu thuộc khu vực xã Quảng Lâm, với độ dốc trên 250, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi cát bột kết, cát kết dạng quarzit và đá phiến sét với các loại đất Ha, Fa, Fs thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Do có độ dốc lớn nên các quá trình địa mạo chủ yếu là trƣợt lở khối, trƣợt trôi, trƣợt chảy và xói mòn theo dòng chảy mặt. Thảm thực vật chủ yếu là rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới, đặc biệt khu vực phía tây bắc xã Quảng An chủ yếu là rừng trồng sản xuất kết hợp với chức năng phòng hộ. Phụ lớp cảnh quan này bao gồm 5 loại cảnh quan:N3, N4, N5, N6, N7. Trong đó, các loại cảnh quan N3, N4, N5 đƣợc đặc trƣng bởi thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên các loại đất Ha, Fa, Fs phân bố ở các sƣờn bóc mòn có độ dốc trên 250 thuộc thôn Mào Sán Cáo, Sam Lục, thôn 10 (xã Quảng An), và bản Lý Phủi, một phần nhỏ thôn Sẹc Lống Mìn (xã Quảng Lâm) nên thích hợp cho mục đích phòng hộ. Các loại cảnh quan N6 và N7 trên các sƣờn bóc mòn có độ dốc trên 250 với thảm rừng trồng (các loại cây chủ yếu là bạch đàn, keo) kết hợp với loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất nên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ kết hợp với sản xuất. 50 + Phụ lớp cảnh quan đồi cao (100 - 200 m): Phụ lớp cảnh quan này chủ yếu là địa hình đồi bóc mòn có độ cao trung bình 100 - 200 m thuộc khu vực xã Quảng Lâm, Quảng An và phần nhỏ của xã Dực Yên. Quá trình địa mạo chủ yếu là trƣợt lở vỏ phong hóa và rửa trôi bề mặt, loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng trồng sản xuất với các loại cây chính là keo, bạch đàn, thông và cây công nghiệp lâu năm (quế). Trong phụ lớp cảnh quan này bao gồm 7 loại cảnh quan từ D8 - D14. Trong đó, loại cảnh quan D9 phân bố ở khu vực xã Quảng An với thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm phân bố ở thôn Nà Cáng với mục đích phát triển rừng tự nhiên sản xuất. Các loại cảnh quan D10 phân bố ở lƣu vực hồ nƣớc Đầm Hà Động, D12 phân bố ở xã Quảng An, D13 phân bố ở bản Siềng Lống, xã Quảng Lâm (tiếp giáp với xã Tân Bình) có thảm rừng trồng chiếm ƣu thế. Ngoài ra, các loại cảnh quan D8, D11, D14 phân bố ở các bản Bình Hồ, Thanh Y, bản Lý Khoái (xã Quảng Lâm) đƣợc đặc trƣng bởi thảm cây công nghiệp lâu năm (quế), đây là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân trong bản. + Phụ lớp cảnh quan đồi thấp (20 - 100 m): Phụ lớp cảnh quan này chủ yếu là địa hình đồi thấp, gò đồi thấp bóc mòn, bề mặt tích tụ eluvi - proluvi. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực đồi núi xuống lớp cảnh quan đồng bằng. Quá trình địa mạo chủ yếu là rửa trôi theo sƣờn dốc và tích tụ dƣới chân sƣờn. Phụ lớp này thuận lợi cho phát triển sản xuất với thảm thực vật nhân tác đóng vai trò quan trọng nhƣ: rừng trồng, lúa và hoa màu. Đặc biệt, phụ lớp cảnh quan này còn tồn tại hệ sinh thái vƣờn Cò cần đƣợc bảo tồn. Phụ lớp này bao gồm 16 loại cảnh quan phân bố trên các dạng địa hình khác nhau: Các loại cảnh quan D15, D17, D18, D20, D21, D24, D26 đƣợc phân bố trên các dạng địa hình đồi thấp và các gò đồi thoải thuộc các xã Dực Yên, Tân Bình, Đại Bình, Tân Lập, Quảng Lợi đƣợc đặc trƣng bởi thảm rừng trồng (keo, bạch đàn) trên địa hình thoát nƣớc tốt phát triển trên các loại đất Fs, Fq, Fe, Fp. Loại cảnh quan D16 phân bố ở khu vực núi Hứa thuộc thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình. Trong loại cảnh quan này tồn tại hệ sinh thái vƣờn cò với thảm thực vật rừng trồng chiếm ƣu thế. Khu vực này là nơi tập trung của hàng nghìn con cò với nhiều chủng loại khác nhau do đó, đây là loại cảnh quan đƣợc ƣu tiên cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. 51 Loại cảnh quan D19 và D28 phát triển trên địa hình gò đồi thoải và bề mặt tích tụ Deluvi - proluvi đƣợc đặc trƣng bởi đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất với thảm thực vật là cây công nghiệp lâu năm. Loại cảnh quan D22, D23, D27, D29, D30 phân bố trên các gò đồi thấp bóc mòn thuộc khu vực xã Quảng Lợi, Quảng Tân (D23, D22, D27), các bề mặt tích tụ deluvi - proluvi tại xã Tân Bình (D29), và các dạng địa hình dòng chảy sông suối xâm thực tích tụ. Các loại cảnh quan này đƣợc đặc trƣng bởi thảm thực vật cây trồng nông nghiệp lúa nƣớc và hoa màu và các loại đấtt Fs, Fe, Fl, Pb. Trong đó các loại cảnh quan D22, D23, D27 chủ yếu đƣợc sử dụng trồng các loại hoa màu còn các cảnh quan D29 và D30 chủ yếu trồng lúa, đặc biệt cảnh quan D30 tại một số khu vực còn thực hiện mô hình xen canh lúa - cá - Lớp cảnh quan đồng bằng: đƣợc phân bố ở phía đông nam lãnh thổ, chiếm 21,5% diện tích tự nhiên. Lớp cảnh quan đồng bằng đƣợc đặc trƣng bởi quá trình tích tụ vật chất, do dòng chảy mang xuống từ lớp cảnh quan núi phía trên. Địa hình bẳng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nƣớc dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc cƣ trú và sản xuất của con ngƣời. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực bị ảnh hƣởng nhiều của lũ lụt gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hƣởng mạnh đến tính mùa vụ trong sản xuất của ngƣời dân. Bên cạnh đó, dải đồng bằng phía ngoài còn chịu tác động mạnh mẽ của biển và là nơi có tính nhạy cảm cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Lớp cảnh quan này chỉ có 1 phụ lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ sông biển + Phụ lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ sông biển (4 - 20m): Phân bố trên các độ cao trung bình từ 4 - 20 m, với địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình 00 - 3 0, đƣợc đặc trƣng bởi quá trình tích tụ mạnh và rửa trôi bề mặt yếu. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực đồi núi với cảnh quan ven biển. Do chịu ảnh hƣởng của 2 quá trình sông - biển nên thổ nhƣỡng chủ yếu là các loại đất phù sa, đất glay, đất mặn, đất phèn tiềm tàng. Thảm thực vật chủ yếu là lúa nƣớc và hoa màu, vƣờn tạp trong khu dân cƣ (thực vật trong khu dân cƣ). Phụ lớp này bao gồm 11 loại cảnh quan. Trong đó, các loại cảnh quan DB31, DB33, DB34, DB36, DB37, DB38, DB39, DB40 phân bố trên địa hình đồng bằng thềm tích tụ sôn biển và bãi bồi sông đƣợc hình thành trên các loại đất Pf, Fs, X, Pc, Xg, Mn, Pb, Sp2 với lớp phủ thực vật là cây trồng nông nghiệp là lúa và hoa màu. Các loại cảnh quan này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực của địa phƣơng. Các dạng cảnh quan BD32 và DB35 là các khu vực quần cƣ tập trung với thảm thực vật trong khu dân cƣ chiếm ƣu thế (chủ yếu là vƣờn tạp),phân 52 bố ở khu vực thị trân Đầm Hà, Quảng Lợi, xã Tân Bình, Tân Lập. Loại cảnh quan DB 41 chính là đầm nuôi tôm trong đê thuộc xã Đầm Hà với thảm thực vật thủy sinh nƣớc mặn, lợ chiếm ƣu thế. b) Kiểu cảnh quan hải dương nhiệt đới ẩm ướt, có mùa đông lạnh - Lớp cảnh quan ven biển và đảo ven bờ: là lớp cảnh quan đặc biệt chiếm 23,5% tổng diện tích cảnh quan, bao gồm khu vực biển ven bờ và các đảo ven bờ có nguồn gốc phát sinh khác nhau, diện tích khác nhau. Tuy nhiên lớp cảnh quan này có điều kiện tự nhiên đối đồng nhất, chủ yếu là sự tƣơng tác giữa biển và lớp không khí bên trên. Lớp cảnh quan này có những chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế đặc thù, đặc biệt là các đảo với 2 phụ lớp sau: + Phụ lớp cảnh quan ngập nước thủy triều ( < 2m): Khu vực này thuộc địa phận các xã ven biển Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập và Đại Bình. Phụ lớp này chịu tác động trực tiếp của thủy triều nên quá trình địa mạo chủ yếu là tích tụ và xói lở bờ. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển, thực vật thủy sinh trong đầm thủy sản nƣớc lợ và cát biển không có thực vật. Trong phụ lớp cảnh quan này, gồm có 3 loại cảnh quan: Loại cảnh quan BD42 với thảm thực vật thủy sinh nƣớc mặt, lợ trên đất mặn sú vẹt, đƣớc đƣợc phân bố xen kẽ với thảm rừng ngập mặn ven biển. Đây chính là nơi lý tƣởng để phát triển các mô hình nuôi tôm ven biển Loại cảnh quan BD43 với thảm thực vật rừng ngập mặn trên đất mặn sú vẹt đƣớc đƣợc phân bố dọc khu vực ven biển huyện Đầm Hà thuộc địa phận của 4 xã Tân Bình, Đầm Hà và Tân Lập, Đại Bình. Loại cảnh quan này có chức năng chính là phòng hộ ven biển, giảm thiểu tác động của sóng đối với bờ biển. Loại cảnh quan BD44 - Đất cát không có thực vật phát triển trên đất cát biển, chịu ảnh hƣởng của thủy triều và nằm tiếp giáp với rừng ngập mặn. + Phụ lớp cảnh quan đảo ven bờ: phụ lớp này gồm nhiều dạng địa hình khác nhau nhƣng có chung điều kiện môi trƣờng biển đồng nhất, trong đó có 2 đảo có ngƣời dân sinh sống là đảo Đá Dựng và đảo Vạn Vƣợc. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ven đảo, rừng kín thƣờng xanh trên các đảo và đất cát không có thực vật. Phụ lớp này gồm 4 loại cảnh quan: Loại cảnh quan BD45 - rừng ngập mặn trên đất mặn sú vẹt đƣớc phân bố men theo một số đảo nhƣ khu vực núi Cuống 53 Học viên: Chu Thị Nguyệt Ánh GV. Hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần Hình 2. 9: Bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 54 55 Hình 2. 10: Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà 56 Loại cảnh quan BD46 - Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới trên các đảo phát triển trên đất vàng nhạt trên đá cát, đƣợc phân bố ở các đảo ven bờ nhƣ đảo Vạn Vƣợc, đảo Đá Dựng, Núi Cuống. Loại cảnh quan này có chức năng phòng hộ biển, đảo - Loại cảnh quan BD47 - Đất cát không có thực vật phát triển trên đất cát biển, chủ yếu phân bố ở ven các đảo ven bờ. - Loại cảnh quan BD48 - Mặt nƣớc biển ven bờ 2.5.2.2. Động lực mùa của cảnh quan Động lực mùa của cảnh quan có thể đƣợc hiểu là nhịp điệu mùa của cảnh quan là sự thay đổi trạng thái của cảnh quan theo thời gian trong năm. Động lực mùa của cảnh quan bị chi phối chủ yếu bởi chế độ nhiệt ẩm, tức là nền nhiệt ẩm là cơ sở của mọi quá trình tự nhiên theo mùa. Trong nhịp điệu mùa, mối quan hệ nhiệt, ẩm đƣợc thể hiện rõ nhất qua mối tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ. Trong đó, các chỉ tiêu về tháng mƣa (P>100 mm), tháng khô (P<2T), tháng hạn (P<T) của Gaussen - Walter đƣợc đánh giá là quan trọng hơn tổng lƣợng mƣa năm [8]. Trên cơ sở phân tích chỉ số nhiệt - ẩm K và mối tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ trung bình tháng trong năm của huyện Đầm Hà cho thấy: Mùa mƣa kéo dài từ tháng V- X, mùa chuyển tiếp từ III- IV, mùa khô kéo dài từ tháng XI năm trƣớc - II năm sau (Bảng 2.4). - Mùa mưa hạ thu: Mùa mƣa tại huyện Đầm Hà bắt đầu từ tháng V - X do chịu ảnh hƣởng của gió Nam và Đông Nam mang theo hơi nƣớc từ biển vào. Lƣợng mƣa trong thời kỳ này khoảng 250 mm, chiếm 86,7% tổng lƣợng mƣa năm. Đồng thời, đây cũng là thời gian có nền nhiệt cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình tháng trong thời kỳ này đạt 26,40C, trong đó nhiệt độ cao nhất đạt 28,3 0C. Mặc dù nhiệt độ khá cao nhƣng do lƣợng ẩm đƣợc bù đắp liên tục nên lƣợng bốc hơi không nhiều. Thời gian này, các tháng đều có chỉ số nhiệt ẩm K > 3,00. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, tuy nhiên các thiên tai do bão và áp thấp nhiệt đới cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến khu vực ven biển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ven biển. 57 Bảng 2. 4: Mối tương quan giữa lượng mưa và nhiệt độ huyện Đầm Hà T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lƣợng mƣa (mm/thán g) (P) 39 40 59 97 250 422 527 453 295 176 63 28 Nhiệt độ (T) 13.1 15.7 16.1 22.3 25.4 27.8 28.6 28 27 23.6 21.8 15.6 Nhận xét P>2T; P<100 mm P>2T; P<100 mm P>2T; P<100mm P>2T; P<100 mm mƣa mƣa mƣa mƣa mƣa mƣa P>2T P<100 mm P<2T K = R/ (0,1.t) 0.96 0.85 1.18 1.44 3.18 5.06 5.94 5.21 3.64) 3.41 0.96 0.68 Bảng 2. 5: Phân cấp chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm K [8] Giá trị K = R/ (0,1.t) Mức độ khô - ẩm < 1,00 Khô 1 - 1,5 Hơi khô 1,51 - 2 Hơi ẩm 2,01 - 3 Ẩm >3 Ẩm Ƣớt 58 Hình 2. 11: Nhịp điệu mùa cảnh quan huyện Đầm Hà Mùa khô: bắt đầu từ tháng XI - II, trong thời kỳ này huyện chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc gây nên thời tiết khô, lạnh, nền nhiệt thấp. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng I với 13,1 0C. Tổng lƣợng mƣa trong thời kỳ này đạt 175 mm, chỉ chiếm 7,3 % tổng lƣợng mƣa năm. Trong khi đó, thời tiết khô, hanh góp phần làm tăng lƣợng bốc hơi, cũng có nghĩa chỉ số khô hạn sẽ cao hơn. Trong giai đoạn này, chỉ số nhiệt ẩm K < 1, do đó đây là thời kỳ lạnh và khô, xen lẫn những ngày ẩm khi gió mùa đông bắc tràn về. Cây trồng trong thời kỳ này chủ yếu là các loại cây ƣa khô nhƣ đỗ, lạc, củ đậu, Mùa chuyển tiếp: Mùa chuyển tiếp nằm trong khoảng tháng III - IV của năm, trong thời gian này cả nền nhiệt và lƣợng mƣa đều tăng đáng kể, đồng thời ảnh hƣởng của gió mùa cũng giảm dần nên thời tiết bớt khô, hanh. Hệ số nhiệt ẩm K của các tháng dao động từ 1, 18 - 1,44. 2.5.3. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan Chức năng cảnh quan đƣợc phân biệt chức năng tự nhiên và chức năng xã hội (đầy đủ là chức năng kinh tế - xã hội - môi trƣờng). Trong nội dung ở mục này luận văn trình bày chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội của cảnh quan huyện Đầm Hà. 1. Tiểu vùng rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm Tiểu vùng gồm cảnh quan:N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, D8, D9, D10 Tiểu vùng có diện tích là 10736,72 ha, chiếm 25,91% tổng diện tích tự nhiên, nằm ở phía tây bắc huyện Đầm Hà, bao gồm một phần của xã Quảng An, Quảng Lâm độ cao trung bình > 200m với đỉnh cao nhất 1.135m, các dãy núi kéo dài theo phƣơng tây bắc-đông nam và đông bắc-tây nam. Mức độ phân cắt địa hình khá lớn, mạnh dần về phía nam chuyển dần từ phía núi ra phía biển. Sƣờn dốc, độ dốc trung bình trên 25 o . Khu vực đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến sét, cát kết quaczit thuộc hệ tầng Bình Liêu, ngoài ra còn xen kẽ các dạng nhịp đá phiến sét, thạch anh thuộc hệ tầng Tấn Mài. Hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu chạy theo hƣớng đông bắc-Tây Nam và đổ xuống sông Bình Hồ, các sông trong tiểu vùng có độ dốc lớn, gấp khúc và ngắn. Sông Bình Hồ có diện tích lớn nhất trong tiểu vùng là nguồn nƣớc chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp hai xã Quảng An, Quảng Lâm. Trong tiểu vùng, đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn, đất đƣợc hình thành trên các sản phẩm phong hóa 59 của loại đá macma trung tính và biến chất. Loại đất này thích hợp cho phát triển rừng và một số cây ăn quả lâu năm. Hiện tại, tiểu vùng này đƣợc sử dụng chủ yếu để phát triển rừng tự nhiên, rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm (quế, hồi). Rừng tự nhiên chỉ còn tồn tại ở các khu vực núi trung bình và phần phía tây bắc của xã Quảng Lâm, còn khu vực xã Quảng An chủ yếu là rừng trồng kết với phòng hộ Với các đặc điểm trên, khả năng bào mòn và vận chuyển vận chất tại tiểu vùng này khá mạnh làm cho lớp vỏ thổ nhƣỡng và vỏ phong hóa mỏng hơn, cân bằng vận chất không ổn định. Chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội của tiểu vùng: phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, phát triển nông, lâm nghiệp (Bảng 2.6) 2.Tiểu vùng nông thôn và nông lâm nghiệp gò đồi Dực Yên - Quảng Lợi (gồm cảnh quan: D11,D12, D13,D14, D18,D19, D20,D21, D22,D23, D24,D28, D29, D30) Tiểu vùng là khu vực chuyển tiếp từ miền núi thấp phía bắc xuống đồng bằng phía nam bao gồm một phần diện tích của xã Quảng An, Quảng Lâm, Dực Yên, Quảng Lợi, Tân Bình với diện tích 7786,45 ha, chiếm 18,79% diện tích lãnh thổ. Đặc điểm địa chất của vùng chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quarzit màu xám sang thuộc hệ tầng Hà Cối. Độ dốc địa hình có sự phân hóa: khu vực thung lũng độ dốc địa hình không lớn, chỉ vào khoảng 5-80, khu vực đồi có độ dốc lớn hơn thay đổi từ 15-250. Mức độ chia cắt địa hình so với các tiểu vùng khác trong huyện không lớn, chủ yếu là các sông và một số hồ nhỏ. Thổ nhƣỡng chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đá biến chất, đất biến đổi do trồng lúa nƣớc. Các mô hình trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn quy mô gia trại là hƣớng phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn vùng đồi của huyện. Bên cạnh đó, khu vực hồ chứa nƣớc Đầm Hà Động có cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể định hƣớng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái tại đây. Chức năng chính của tiểu vùng là phòng hộ, điều tiết và lƣu giữ nguồn nƣớc,chức năng phát triển sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng. Bảng 2. 6: Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà Tiểu vùng Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ % S Đặc điểm Chức năng 60 Tiểu vùng rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm N1,N2, N3,N4, N5,N6, N7,D8, D9,D10 10736,72 25,91 - Địa hình núi thấp và núi trung bình, xen lẫn đồi cao; - Cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến sét, cát kết quaczit thuộc hệ tầng Bình Liêu; - Quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt chiếm ƣu thế. - Phòng hộ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học - Trồng rừng kinh tế kết hợp với phòng hộ - Khu vực đồi cao có chức năng phát triển kinh tế nông nghiệp Tiểu vùng nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực Yên - Quảng Lợi D11,D12, D13, D14, D18,D19, D20,D21, D22,D23, D24,D28, D29, D30 7786.45 18,79 - Địa hình đồi và gò đồi thoải - Cấu tạo bới cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quarzit màu xám sáng thuộc hệ tầng Hà Cối - Quá trình rửa trôi bề mặt, xâm thực - tích tụ chiếm ƣu thế - Rừng phòng hộ kết hợp với phát triển nông, lâm nghiệp sinh thái - Xây dựng nông thôn mới vùng hồ - Điều tiết và lƣu giữ nguồn nƣớc - Phát triển du lịch sinh thái hồ Tiểu vùng cảnh quan quần cƣ nông thôn và nông nghiệp Tân Lập - Đầm Hà D15,D16, D17, D25,D26, D27, BD31- BD41 4971,48 12 - Địa hình bằng phăng, có nguồn gốc tích tụ sông, biển, xen kẽ một số đồi sót và gò đồi thoải - Lớp phủ thực vật nhân tác đóng vai trò chủ yếu - Tiếp nhận dòng chảy và vật chất từ các tiểu vùng đồi, núi - Phát triển nông nghiệp và nông thôn mới vùng đồng bằng - Phòng hộ và bảo vệ đa dạng sinh học khu vực núi Hứa Tiểu vùng đất ngập nƣớc và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình BD42 - BD48 17946,75 43.31 - Có các dạng địa hình khác nhau: đảo và địa hình biển - Có điều kiện môi trƣờng đồng nhất, chịu tác động trực tiếp bởi sóng - Tiếp nhận vật chất từ cảnh quan phía trên, vận chuyển vật chất do dòng triều và dòng chảy ven bờ - Bảo tồn đa dạng sinh học đảo - Phát triển du lịch biển, đảo - Phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ 61 (3) Tiểu vùng cảnh quan quần cư nông thôn và nông nghiệp Tân Lập - Đầm Hà (gồm các loại cảnh quan: D15,D16, D17,D25,D26,D27, BD31- BD41) Tiểu vùng bao gồm xã Đại Bình, xã Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà, xã Tân Lập, Quảng Tân một phần xã Quảng Lợi và Dực Yên với diện tích 4971,48ha, chiếm 12% diện tích toàn huyện. Nằm trên nền địa chất thành phần chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết, sét kết thuộc hệ tầng Tiêu Giao cùng với cát, cuội, hạt nhỏ thuộc trầm tích Đệ Tứ. Địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thoải có độ dốc dƣới 80, có nhiều sông suối nhƣ sông Đầm Hà, sông Mƣơng Trƣờng, sông Khe Mắm. Nƣớc sông trong tiểu vùng chịu ảnh hƣởng xâm nhập mặn, và có xu hƣớng tăng về diện tích trong một số năm gần đây. Thổ nhƣỡng của tiểu vùng phân hóa tƣơng đối đa dạng, bao gồm đất phù sa không đƣợc bồi chua, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, ngoài ra còn có các loại đất khác nhƣ đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi cho trồng lúa nƣớc. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của tiểu vùng với các loại cây trồng nhƣ lúa, rau, quả vụ đông, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các mô hình hệ kinh tế sinh thái theo hƣớng VAC thuần túy hoặc các mô hình đƣợc cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đây cũng là khu vực tập trung đông dân cƣ với quần cƣ nông thôn và quần cƣ đô thị nông nghiệp - thị trấn Đầm Hà. Chức năng chính của tiểu vùng là chức năng sản xuất, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. (4) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình (gồm các cảnh quan: BD42, BD43, BD44, BD45, BD46, BD47, BD48) Tiểu vùng này bao gồm toàn bộ các đảo lớn nhỏ của huyện trong đó các đảo lớn nhất nhƣ Vạn Vƣợc, đảo Đá Dựng và phần rìa ven biển chủ yếu của một số xã nhƣ Tân Bình, Đầm Hà, Đại Bình, Tân Lập chiếm 43,31% diện tích lãnh thổ. Dải ven biển nằm trên nền địa chất thành phần chủ yếu là cát, bột, sét, di tích thực vật dày từ 1m đến 2m, thổ nhƣỡng chủ yếu là đất cát biển ven sông và đất mặn sú, vẹt. Bề mặt tƣơng đối bằng phẳng. Địa hình khu vực ven biển bị chia cắt bởi một số cửa sông lớn nhƣ sông Chùa Sâu, sông Tài Gián, sông Đầm Hà. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ở ven biển, trên các đảo có rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ ven các đảo. Các hoạt động phát triển chủ yếu trong tiểu vùng là rừng ngập mặn nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tận dụng bãi triều để nuôi trồng thủy hải sản theo 62 hƣớng thâm canh hoặc bán thâm canh kết hợp với rừng ngập mặn. Ngoài ra, đã có định hƣớng phát triển du lịch sinh thái trên các đảo nhằm thu hút khách thăm quan. Theo kế hoạch dự án đầu tiên sẽ đƣợc triển khai thực hiện trên đảo Đá Dựng, đây là đảo có tiềm năng nhất về giá trị thẩm mỹ bãi biển cũng nhƣ độ đa dạng sinh học các loài thực vật trên đảo. 63 Hình 2. 12: Bản đồ các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 64 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 1. Cảnh quan huyện Đầm Hà đƣợc nghiên cứu và xem xét dƣới hai góc độ: Phân hóa theo kiểu và phân hóa theo khu vực (phân vùng cảnh quan). Lãnh thổ huyện Đầm Hà đƣợc phân thành: 2 kiểu cảnh quan/ 3 lớp/ 7 phụ lớp/48 loại cảnh quan, nằm trong 4 tiểu vùng cảnh quan: (I) Tiểu vùng cảnh quan rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm (II) Tiểu vùng cảnh quan nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực Yên - Quảng Lợi (III) Tiểu vùng quần cư nông thôn và nông nghiệpTân Lập - Đầm Hà (IV) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình 2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tự nhiên các đơn vị cảnh quan, động lực mùa cảnh quan và các tiểu vùng là căn cứ xác định chức năng kinh tế - xã hội của cảnh quan. Đây là cơ sở khoa học để điều chỉnh và quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên đất, nƣớc, rừng trong mỗi tiểu vùng gắn với các không gian cụ thể của mỗi loại cảnh quan, 65 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_chuthinguyetanh_2013_4222_1869409.pdf
Tài liệu liên quan