Luận văn Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái khu vực Tây nam huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI 5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 5

1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hệ thống sử dụng đất đai 9

1.2.1. Hệ thống sử dụng đất đai 9

1.2.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững 11

1.2.3. Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO 12

1.3. Xác lập về hệ mô hình kinh tế sinh thái 17

1.3.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái 17

1.3.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái 19

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ - SINH THÁI 24

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 24

2.1.1. Vị trí địa lý 24

2.1.2. Địa chất - địa hình 25

2.1.3. Khí hậu 25

2.1.4. Thuỷ văn 26

2.1.5. Các nguồn tài nguyên 26

2.1.6 Thực trạng môi trường 32

2.1.7. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33

 

docx120 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái khu vực Tây nam huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 30%; nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 23%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá và đời sống. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của khu vực không đồng đều giữa ba khu vực kinh tế. Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chậm nhất là khu vực nông - lâm - thuỷ sản. Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, tăng từ 11,00 triệu đồng năm 2010 lên 22,4 triệu đồng năm 2014 (giá thực tế). Tình hình tăng trưởng kinh tế của khu vực được thể hiện qua bảng 2.4. 2.2.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 22% năm 2010 lên 23,70% năm 2014; công nghiệp và xây dựng cơ bản giảm nhẹ từ 42% năm 2010 xuống 41,60% năm 2014; thương mại và dịch vụ giảm từ 36% năm 2010 xuống còn 34,70% năm 2014. Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông lâm - thuỷ sản 22,00 32,60 29,40 26,50 23,70 Công nghiệp - XD 42,00 34,50 37,40 40,00 41,60 Thương mại - dịch vụ 36,00 32,90 33,20 33,50 34,70 (Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội – ANQP năm 2010 – 2014) Như vậy, ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đã giảm nhanh trong giai đoạn 2010 - 2014, trong khi đó nông lâm – thủy sản cơ bản đã có bước tiến rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện năm 2010 là 13,3%, năm 2014 đạt 12,1%. (Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực được thể hiện qua bảng 2.5). Như vậy, đến năm 2014, tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn khu vực là không đồng đều, trong đó: nông nghiệp là 23,70%; công nghiệp - xây dựng là 41,60%; thương mại - dịch vụ là 34,70%. 2.2.7. Việc làm và thu nhập Số người trong độ tuổi lao động của khu vực đến năm 2014 là 51.035 người, chiếm 57% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 47,70%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 27,50%, lao động thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 24,80% tổng số lao động của khu vực. Tình hình lao động, việc làm của khu vực nghiên cứu năm 2014 như sau: - Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,4%. - Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn 87,8%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 28,6%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 21,0%. Từ tình hình lao động và việc làm như trên, khu vực tây nam và các khu vực còn lại trong huyện Chương Mỹ đã được huyện đã đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong huyện như sau: - Phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ. - Thu nhập bình quân đầu người của huyện đang dần từng bước nâng lên qua các năm. Tăng từ 11,0 triệu đồng/năm 2010 lên 22,4 triệu đồng/năm 2014 và mục tiêu thu nhập bình quân năm 2015 là 25,3triệu đồng/năm Trong những năm tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn. Để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ quy hoạch của thành phố đã được phê duyệt, thời gian tới những đức tính cần cù, truyền thống hiếu học cần phải phát huy mạnh để chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng lên. Thể lực và trí lực của nguồn nhân lực phải có những bước tiến nhanh nhằm có đủ năng lực thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2.8. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực a. Những lợi thế - Do có đường Hồ Chí Minh và đường Quốc lộ 6 chạy qua và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện cho khu vực này tiếp xúc và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến. - Tình hình kinh tế tại khu vực đã có sự phát triển đồng đều trên toàn bộ các xã nghiên cứu; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ trung bình của cả nước, giá trị tăng thêm bình quân tăng 10%. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng với xu thế chung của đất nước: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Những năm trở lại đây, ngànhcông nghiệp và dịch vụ có bước khởi sắc góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. - Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh và đồng bộ trong mấy năm trở lại đây nên có có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. - Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, khu vực phía Tây Nam của huyện đang trở thành nơi thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài địa phương để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp – một thế mạnh của khu vực từ trước đến nay. b. Những khó khăn - Tuy kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã được nâng lên, song với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn yếu nên chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn. Hệ thống tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng quá lâu, công nghệ lạc hậu. Đường trục huyện, hệ thống điện dùng cho sinh hoạt còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Nước dùng cho sinh hoạt ở tại khu vực còn nhiều khó khăn. - Tỷ lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ tăng dân số còn cao, trong khi đó đất đai dành cho sản xuất ngày càng ít đi do lấy vào các khu đô thị, khu công nghiệp; lao động nhàn rỗi nhiều nhưng chưa được đào tạo nghề và chủ yếu là làm thủ công nên năng suất lao động thấp, do đó đã tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm. - Nguồn lao động của khu vực dồi dào nhưng trình độ văn hoá thấp, lao động có tay nghề ít, đặc biệt thiếu lao động có quản lý, có kinh nghiệm và trình độ cao, lao động làm kinh tế giỏi. Hàng năm số lao động không có việc làm khoảng 5%, thiếu việc làm khoảng 30% tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp. Lao động thủ công tập trung vào một số nghề như mây tre đan xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, nghề mộc v.v Như vậy về lao động thủ công thì khu vực đủ sức đáp ứng nhưng lao động kỹ thuật cần có kế hoạch đào tạo lâu dài. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa nhiều, có nhiều nơi còn bảo thủ. Sản phẩm làm ra chất lượng vẫn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường kém trong khi đó thiếu vốn đầu tư. Đó là những mâu thuẫn cần được giải quyết. - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã tuy có chuyển biến tốt nhưng còn chậm và chưa vững chắc, hầu như các xã trong vùng chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm năng lao động. chưa khôi phục được các ngành nghề truyền thống, chưa có sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương. - Đời sống dân trí dần được tăng lên song do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc còn tồn tại ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh xã hội. - Đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt có năng lực quản lý và trình độchuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu không đổi mới thì việc điều hành cơ chế quản lý mới sẽ rất khó khăn và bị cản trở. 2.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực 2.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất Theo số liệu điều tra, tổng diện tích tự nhiên khu vực tây nam huyện Chương Mỹ là 9509,29 ha, bình quân diện tích tự nhiêu trên đầu người 1098,6 m2/ đầu người. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được thể hiện qua bảng 2.6 + Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 6430,04 ha, chiếm 67,6% diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp có diện tích 2.642,60 ha chiếm 27,79% diện tích tự nhiên; + Đất chưa sử dụng có diện tích 436.64 ha chiếm 4.59% diện tích tự nhiên Trên địa bàn khu vực phân ra các nhóm đối tượng sử dụng đất chính là: Hộ gia đình, cá nhân, UBND xã, các tổ chức kinh tế, các tổ chức nước ngoài và liên doanh, các tổ chức khác và cộng đồng dân cư. Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 khu vực nghiên cứu STT Chỉ tiêu Mã đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 9,509.29 100.00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 6,430.04 67.62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5,422.45 57.02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3,667.45 38.57 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3,079.97 32.39 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 587.49 6.18 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,754.99 18.46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 254.08 3.95 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 36.92 0.57 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 217.16 3.38 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 585.15 6.15 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 168.36 1.77 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 2,642.60 27.79 2.1 Đất ở OCT 441.84 6.87 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 441.84 6.87 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 0.00 0.00 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1,525.95 23.73 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4.68 0.05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 351.63 3.70 2.2.3 Đất an ninh CAN 7.90 0.08 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 241.18 2.54 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 103.30 1.09 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 817.26 8.59 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14.78 0.16 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 11.53 0.12 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 76.46 0.80 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 156.77 1.65 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 415.27 4.37 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00 0.00 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 436.64 4.59 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 7.40 0.08 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 242.32 2.55 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 186.92 1.97 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ) 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp biến động sử dụng đất nông nghiệp a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Theo số liệu kiểm kê đất đai đầu năm 2015, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được phân bổ như ở bảng 2.7. Qua bảng 2.7, nhận thấy: - Tổng diện tích khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên là 9509,29 ha; Đất nông nghiệp có diện tích 6430,04 ha, chiếm 67,6% diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp là 5,422.45 ha, chiếm 57,02 % diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 254.08 ha, chiếm 2,67 % diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản 585.15 ha, chiếm 6,15% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác chỉ có 168.36ha, chiếm 1,77 % diện tích tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp: + Diện tích đất trồng lúa chiếm 47,90 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 57,04 ha + Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chiếm 9.14% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 587,49 ha + Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 27,29 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 1754,99 ha + Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,95 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 254.08 ha + Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 9,10 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 585,15 ha + Diện tích đất trồng nông nghiệp khác chiếm 2,62 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp tại khu vực đang được tổ chức sử dụng khá triệt để với việc đa dạng hóa các loại cây trồng. Tuy nhiên quy mô phổ biến trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất hàng hóa phát triển với tốc đô chậm, năng suất và nông sản chưa cao, sức cạnh tran còn thấp. Trong khi đó phát triển công nghiệp và xây dựng đồ thị đang gây sức ép lớn về giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho nông dân. Chính những điều này đã tác động rất lớn đến việc sử dụng đất cũng như xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 của khu vực TT Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 6,430.04 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5,422.45 84.33 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3,667.45 57.04 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3,079.97 47.90 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 587.49 9.14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,754.99 27.29 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 254.08 3.95 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 36.92 0.57 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 217.16 3.38 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 585.15 9.10 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 168.36 2.62 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) b. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 -2014 * Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 Từ số liệu báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chương Mỹ năm 2010 và năm 2014, trong giai đoạn năm 2010 – 2014, trên địa bàn khu vực Tây Nam huyện Chương Mỹ, tổng diện tích tự nhiên tăng 143.77 ha, nguyên nhân tăng khi kiểm kê giữa năm 2010 và năm 2014 là do sai số đo đạc, trước kia đo bằng tay, sau khi dồn điền đổi thửa được đo lại bằng máy nên tổng diện tích tự nhiên tăng lên. Do đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng 1029,51 ha. Tình hình biến động đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 2.8 Bảng 2.8: Tình hình biến động đất nông nghiệp tại khu vực giai đoạn 2010 – 2014 TT Loại đất Mã đất Diện tích năm 2010 (ha) Diện tích năm 2014 (ha) Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 9365.52 9,509.29 143.77 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 5400.53 6,430.04 1,029.51 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4932.95 5,422.45 489.50 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3590.84 3,667.45 76.61 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3203.56 3,079.97 -123.59 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 387.28 587.49 200.21 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1342.11 1,754.99 412.88 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 229.84 254.08 24.24 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 91.02 36.92 -54.10 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 138.82 217.16 78.34 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0.00 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 216.12 585.15 369.03 1.4 Đất làm muối LMU 0 0.00 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 21.62 168.36 146.74 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) Biến động giữa các nhóm đất nông nghiệp khá đồng đều: tăng diện tích nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp, trong đó tăng diện tích đất trồng cây hàng năm khác, còn diện tích trồng lúa giảm mạnh; đất lâm nghiệp có tăng nhưng tăng ít; diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng mạnh (bảng 2.8). Cụ thể: Đối với đất trồng cây hàng năm tăng 76,61 ha, trong đó: + Diện tích đất lúa giảm 123,59 ha + Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 200.21 ha + Diện tích trồng cây lâu năm: tăng 412,88 ha + Đất lâm nghiệp tăng 24,24 ha + Đất nuôi trồng thủy sản tăng 369,03 ha + Đất nông nghiệp khác tăng 146,74 ha * Xu hướng biến động đất nông nghiệp Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực có xu hướng tăng (tăng chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản), bình quân mỗi năm tăng 205.9 ha, tuy nhiên diện tích tăng là do sai số đo đạc, còn thực tế diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp và giảm mạnh trong các năm gần đây do chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nông nghiệp Bảng 2.9: Xu hướng biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 TT Loại đất Mã đất Tăng (+) giảm (-) Tăng (+) giảm (-) trung bình năm 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 1,029.51 205.9 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 489.5 97.9 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 76.61 15.32 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA -123.59 -24.72 1.1.1.2 Đất trồng cây hàn HN khác HNK 200.21 40.04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 412.88 82.58 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 24.24 4.85 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX -54.1 -10.82 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 78.34 15.67 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 369.03 73.81 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 146.74 29.35 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) Trong giai đoạn vừa qua, diện tích đất lúa đã giảm bình quân mỗi năm là 24,72 ha. Phần lớn diện tích đất lúa giảm do chuyển đổi sang đất cụm công nghiệp, một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đối với khu vực tây nam huyện Chương Mỹ với đặc thù là vùng đồi gò nên có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả có giá trị cao. Từ năm 2012 cho đến nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong khu vực đã đạt được ha sang các mô hình chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, sản xuất rau an toàn, trang trại tổng hợp Do đặc thù về địa hình là khu đồi gò nên việc sản xuất lúa không đem lại hiệu quả kinh tế, mặt khác khu vực cũng là nơi cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu cho khu vực nội thành Hà Nội, vì vậy trong giai đoạn 2010 đến hết năm 2014 diện tích trồng cây hàng năm tăng. Cây hàng năm sản xuất chủ yếu là rau an toàn, ngô, khoai tây, khoai lang, đậu tương, lạc, sắnTrong những năm gần đây diện tích trồng hoa và cây cảnh có xu hướng tăng nhanh. Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng trung bình năm là 82,58 ha. Đây là xu thế chung cho sản xuất nông nghiệp tại các vùng đồi gò. Tại khu vực đã dần hình thành nên những vùng cây ăn quả tập trung. Các loại cây ăn quả được người dân trồng chủ yếu và đem lại hiệu quả kinh tế là: Bưởi Diễn, chanh đào, cam Canh Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm tăng 73,81 ha. Trên địa bàn cũng hình thành các mô hình sản xuất điển hình như Lúa – cá – vịt (xuất hiện nhiều ở xã Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ) tại các vùng đất trũng, mô hình lúa – cá hoặc ao – chuồng. 2.3.3.Tình hình quản lý đất nông nghiệp: Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 -2014, đất nông nghiệp tại khu vực Tây Nam bị giảm sút do chuyển sang mục đích như đất ở, đất cụm công nghiệp, đất giao thông. Hầu hết diện tích đất nông nghiệp có năng suất cao, thuận tiện đi lại bị chuyển sang đất phi nông nghiệp. Số liệu về diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 có tăng thực chất chỉ là do sai số đo đạc. Đất nông nghiệp tại khu vực đang có xu hướng suy giảm diện tích đất lúa do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chuyên canh các loại rau màu, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả và phát triển mô hình trang trại tổng hợp (vườn – ao – chuồng) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu thế trên cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần phải được quan tâm sát sao của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả. * Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn khu vực nghiên cứu: - Những thành tựu đạt được: + Thực hiện chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước và các quy định của thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, UBND huyện Chương Mỹ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến nay khu vực tây nam đã cơ bản dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình đạt 96,7 %, chỉ còn một số thôn thuộc xã Thanh Bình, Hoàng Văn Thụ vẫn chưa dồn điền đổi thửa xong. Thành công của công tác dồn điền đổi thửa khắc phục manh mún từ bình quân 7-9 thửa nay còn phần lớn từ 1 đến 2 thửa. Sau khi dồn điền đổi thửa đã gần như cơ bản trên địa bàn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn. + Việc thành công trong công tác dồn điền đổi thửa tạo được các vùng canh tác chuyên canh trong nông nghiệp tạo điều kiện cho các hộ nông dân tập trung sản xuất thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng đều, năm sau cao hơn năm trước, bình quân cả năm 2014 đạt 64,7 tạ/ha; từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. - Những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn ghiên cứu + Công tác quản lý đất đai của một số xã còn buông lỏng, chưa kiên quyết xử lý các đối tượng tự ý chuyển đổi khi chưa được phê duyệt, + Một số tiểu ban thiếu dân chủ, công khai quy hoạch các khu chuyển đổi, tự ý nhận hoặc chỉ đạo người thân nhận diện tích vào các khu chuyển đổi gây thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. + Do trình độ quản lý của Ban quản trị các HTX nông nghiệp còn hạn chế, dẫn đến việc chia ruộng còn nhiều khúc mắc dẫn đến các hộ dân nhận diện tích tăng hoặc giảm nhiều so với diện tích được giao theo Nghị định 64/CP và các xã có hệ số K+ và K vẫn còn đang lúng túng với số diện tích được giao mới. + Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nên việc lập phương án chuyển đổi trở lên rất khó khăn, do đó việc phê duyệt phương án cho các hộ còn chậm. Người dân thiếu hiểu biết trong pháp luật và hiểu nhầm về việc thực hiện trong công tác chuyển đổi, các hộ đã tự ý chuyển đổi mà không xin phép. + Sau khi dồn điền đổi thửa, việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ trên địa bàn chưa thực hiện dẫn đến người dân gặp khó khăn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. + Luật đất đai năm 2013 ra đời với các văn bản dưới luật đi vào đời sống đã thay đổi một số nội dung về chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp.Tuy nhiên việc nắm bắt và tiếp cận với văn bản mới để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân vẫn chưa triệt để dẫn đến việc áp dụng các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp cho người dân còn hạn chế, gây khó khăn cho quá trình sản xuất cũng như quản lý khiến người dân vốn đã không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu 3.1.1. Lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 1. Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đất Từ thực tế các bản đồ đất đai tại địa phương, kết hợp với điều tra khảo sát và đánh giá chất lượng đất, đã xác định được các chỉ tiêu cơ bản thành lập bản đồ thổ nhưỡng: - Đơn vị phụ đất (G): Đơn vị phụ đất trong đánh giá đất theo tiêu chuẩn FAO-UNESCO đã phản ánh đầy đủ tổng hợp nhiều yếu tố, là yếu tố khái quát được đặc tính chung của một khoanh đất: các chí tiêu về lý hóa tính cơ bản và khả năng sử dụng, mức độ dinh dưỡng của loại đất. Từ những khái quát về đặc tính chung của một khoanh đất thì đơn vị phụ đất cho biết hướng sử dụng và khả năng cải tạo với mức độ thích hợp cao, thấp một cách tương đối. Đất nông nghiệp của khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ có 4 nhóm đất chính và chia thành 7 đơn vị phụ đất. Bao gồm: 1. Đất phù sa không được bồi, chua (Pe) 2. Đất phù sa glây (Pg); 3. Đầm lầy (J); 4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B); 5. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs); 6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); 7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI) Các đơn vị phụ đất ký hiệu từ G1 đến G7. - Thành phần cơ giới đất (T): Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất vật lý của đất có ảnh hưởng đến điều kiện phát triển rễ, độ phì đất và độ xói mòn; quyết định cơ bản lựa chọn thích hợp cơ cấu từng loại cây trồng (màu, cây công nghiệp ngắn ngày hay lúa nước), các phương thức canh tác, làm đất, giữ nước, phân bón Phân cấp đất theo thành phần cơ giới (bảng 3.1). Bảng 3.1: Phân cấp đất theo thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu Thành phần cơ giới Phân loại đất theo thành phần cơ giới Tỷ lệ cấp hạt (%) Cát Sét Thịt nhẹ Cát pha thịt 70 - 90 ≤ 15 Thịt pha cát 43 - 85 ≤ 20 Thịt 23 - 52 7 - 27 Thịt trung bình Thịt pha limon ≤ 50 ≤ 27 Limon ≤ 20 ≤ 12 Thịt pha sét và cát 45 - 80 20 - 35 Thịt nặng Thịt pha sét 20 - 45 27 - 40 Thịt pha sét và limon ≤ 20 27 - 40 Sét pha cát 45 - 65 35 - 55 Nguồn: GEE G.W. and BAUDER J.W. (2006) [27] 2. Các chỉ tiêu về chế độ tưới và tiêu nước - Chế độ tưới, chế độ tiêu: Là yếu tố quyết định việc bố trí cây trồng, khả năng thâm canh tăng vụ. Căn cứ vào tình hình thực tế tại các vùng, các xã kết hợp với các báo cáo của Xí nghiệp đầu tư và phát triển thủy lợi huyện Chương Mỹ, đã phân cấp được chế độ tưới nước và chế độ tiêu nước như sau: * Chế độ tưới (I) Căn cứ vào thực trạng mức độ phân hóa chế độ tưới nước nông nghiệp của khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ, phân cấp chế độ tưới (bảng 3.2). Bảng 3.2: Phân cấp chế độ tưới nước khu vực tây nam huyện C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluanvanthacsi_dinhdangword_140_6478_1869824.docx
Tài liệu liên quan