Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Xây dựng công cụ đối soát, phân loại thửa đất trên cơ sở đối chiếu giữa thửa đất trên bản đồ địa chính chính quy so với thửa đất tương ứng trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính hiện có. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp GCN để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:

- Thửa đất loại a: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất được ghi nhận trong GCN khác với trên bản đồ địa chính: 285 thửa.

- Thửa đất loại b: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng đã biến động thông tin thuộc tính: 467 thửa.

- Thửa đất loại c: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đã bị biến động tách, hợp thửa nhưng chưa cập nhật lên bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL: 322 thửa.

* Trường hợp thửa đất đã được cấp GCN trên nền bản đồ cũ sẽ được xác định thông qua việc chồng xếp với bản đồ địa chính chính quy để nhập vào cơ sở dữ liệu phục vụ việc thực hiện cấp đổi GCN khi có nhu cầu hoặc khi có biến động;

 

doc24 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng quan về CSDL, dữ liệu địa chính và CSDL địa chính, thực trạng xây dựng và quản lý CSDL địa chính. - Nghiên cứu quy trình xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính từ nguồn dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính đã có bằng phần mềm ViLIS. - Thu thập tài liệu, số liệu về bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. - Phân tích, đánh giá số liệu, thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các số liệu về tình hình sử dụng đất tại địa phương. - Đánh giá hiệu quả đối với công tác xây dựng và quản lý CSDL địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu; phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý; phương pháp thực nghiệm. Bố cục luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan cơ sở dữ liệu địa chính Chương 2: Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính Chương 3: Đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Theo thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần hồ sơ địa chính: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính; Bản lưu Giấy chứng nhận Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng các CSDL thành phần khác. Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan. Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam Do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1989, trong điều kiện hầu hết các địa phương chưa đo vẽ bản đồ địa chính, tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính rất chậm, nên kết quả cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính hiện nay chủ yếu phải sử dụng các loại bản đồ giải thửa đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg, bản vẽ trích đo thửa đất Việc ứng dụng công nghệ trong việc lập hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính) theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đã được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh. Song phần lớn các tỉnh thực hiện còn ít, chủ yếu ở quy mô làm điểm một số xã, huyện do còn nhiều bất cập về thiết bị, năng lực công nghệ, đặc biệt chưa có phần mềm hoàn chỉnh. Việc áp dụng phần mềm ở các địa phương không thống nhất, mỗi tỉnh sử dụng một phần mềm khác nhau, thậm chí một số tỉnh còn có sự khác nhau phần mềm giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Đa số các địa phương đã sử dụng công nghệ để lập hồ sơ địa chính nhưng chưa được kết nối tự động giữa các cấp; thậm chí nhiều địa phương chỉ được khai thác sử dụng ở một cơ quan nơi đã thực hiện mà chưa sao cho các cấp sử dụng. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên vào cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cũng chưa được thực hiện đầy đủ, không thống nhất giữa các cấp Hiện trạng phần mềm xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính Hiện nay nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, lưu trữ, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, nhưng công nghệ khác nhau gây khó khăn cho công tác tổng hợp và lưu trữ thông tin. Phần mềm xây dựng bản đồ địa chính: FAMIS, eMap, TMVmap, CESMAP, CADAS. Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu: CiLIS, ELIS, ViLIS, TMV.LIS. Huyện Hiệp Hòa đã lựa chọn phần mềm ViLIS để xây dựng CSDL địa chính. Sau gần hai năm thực hiện, CSDL địa chính đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu địa chính Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh Đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính: - Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh - Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Huyện Hiệp Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên theo kiểm kê đất đai năm 2010 là 20.305,98 ha (chiếm 5,25 % diện tích toàn tỉnh), có dân số 213.095 khẩu, số hộ là 51.329 hộ (theo số liệu điều tra của Trung tâm dân số KHHGĐ huyện Hiệp Hòa 6 tháng đầu năm 2010), mật độ dân số 1049 người/ km2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính Năm 2010 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Hiệp Hòa đã được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính mới và đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo mới và đo đạc chỉnh lý 100% diện tích đất trên địa bàn huyện. Huyện Hiệp Hòa với tổng diện tích 20.305,98 ha, có 454.615 thửa đất nằm trên 1.420 tờ bản đồ được lưu trữ ở định dạng Microstation và được chuyển vào hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ViLIS vào năm 2013 theo dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa. Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Cấp huyện: Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã được lập và đang trong quá trình phê duyệt đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. - Cấp xã: Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã lập cho 23/26 xã, quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã giai đoạn 2005 - 2015 đang được tiến hành cho 23/26 xã, riêng thị trấn Thắng và 2 xã còn lại đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch đô thị đến năm 2025. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tháng 6 năm 2015 như sau: Bảng 3.1 Thống kê kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa: STT Tên xã, thị trấn Tổng số thửa đất Đất Nông Nghiệp Đất ở Số thửa cần cấp Số thửa đã cấp GCN Số GCN đã cấp Số thửa cần cấp Số thửa đãcấp GCN Số GCN đã cấp 1 Bắc Lý 19.414 8.546 3.214 1534 4.771 2.789 2.789 2 Đồng Tân 5.215 2.774 922 799 776 696 696 3 Thanh Vân 14.295 9.160 3.981 2871 1.295 1.222 1.222 4 Hoàng Vân 15.615 9.377 4.336 1598 1.779 1.171 1.171 5 Thái Sơn 7.572 3.357 1.011 768 1.690 1.225 1.225 6 Đức Thắng 23.830 15.529 8.129 2389 4.156 3.693 3.693 7 Thị Trấn Thắng 2.916 1.915 698 500 1.755 1.535 1.535 8 Hoàng Thanh 10.329 3.996 1.058 567 3.209 1.911 1.911 9 Hoàng Lương 13.793 8.245 1.168 599 1.621 1.510 1.510 10 Ngọc Sơn 14.450 6.548 1.993 1009 3.019 2.727 2.727 11 Lương Phong 29.550 18.193 9.918 2418 3.629 3.458 3.458 12 Đoan Bái 27.490 16.344 7.278 2509 3.370 2.690 2.690 13 Đông Lỗ 15.523 6.118 2.602 1302 3.698 3.181 3.181 14 Danh Thắng 16.428 10.092 5.696 2653 2.857 2.707 2.707 15 Thường Thắng 12.389 7.967 3.621 1800 2.044 1.482 1.482 16 Hòa Sơn 8.690 3.430 2.129 1768 1.393 1.190 1.190 17 Quang Minh 14.667 9.036 4.016 1651 1.682 1.053 1.053 18 Đại Thành 15.048 10.770 6.598 2067 1.177 935 935 19 Hợp Thịnh 21.803 14.497 7.014 2763 3.246 2.461 2.461 20 Mai Trung 31.780 17.924 9.561 2112 4.939 3.674 3.674 21 Xuân Cẩm 31.340 19.286 9.079 2234 3.707 2.409 2.409 22 Hương Lâm 24.086 13.146 6.118 1234 4.005 2.417 2.417 23 Mai Đình 22.026 12.125 3.032 987 3.464 2.467 2.467 24 Châu Minh 28.610 18.686 7.574 986 2.628 1.619 1.619 25 Hoàng An 13.522 7.749 3.165 695 1.904 1.517 1.517 26 Hùng Sơn 14.234 9.426 4718 430 1.243 1.138 1.138 Tổng 454.615 264.236 118.629 90.128 69.057 52.877 52.877 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Hàng năm huyện chỉ đạo thống kê đất đai ở cấp xã và toàn huyện. Nhìn chung chất lượng kiểm kê, thống kê đất đai đã được nâng cao. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế. Thực trạng phần mềm quản lý đất đai tại Phòng tài nguyên huyện Hiệp Hòa Hiện nay tại phòng TNMT huyện Hiệp Hòa và VPĐK QSD đất đang sử dụng các loại phần mềm: Bảng 3.2 Thống kê thực trạng hệ thống phần mềm quản lý đất đai tại phòng TNMT Hiệp Hòa TT Tên phần mềm Nguồn gốc Mục đích sử dụng Hiệu quả 1 Microstation Dowload trên internet Biên tập bản đồ Tốt 2 CADDB Chưa sử dụng 3 Famis Biên tập bản đồ Tốt 4 Các phần mềm Hệ thống thông tin đất đai (LIS): ViLIS 2.0 Được cấp Xây dựng cơ sở dữ liệu Tốt 5 Phần mềm TK05 Được cấp Thống kê đất đai Tốt 6 MS Word Dowload trên internet Xây dựng văn bản Tốt 7 MS Excel Dowload Xây dựng văn bản Tốt Mô hình tổ chức CSDL tại huyện Hiệp Hòa Theo thông tư 04/2013/ TT-BTNMT, ngày 24 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Sau khi khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng cũng như quy mô của tỉnh Bắc Giang, mô hình được lựa chọn là mô hình tập trung. Cụ thể mô hình được mô tả như sau: Theo mô hình này CSDL đất đai trong phạm vi mỗi tỉnh sẽ được tập trung tại cấp tỉnh (toàn bộ dữ liệu địa chính của tỉnh sẽ được tập trung trong một CSDL duy nhất). Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh truy cập vào CSDL địa chính thông qua mạng WAN. Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thông qua hạ tầng mạng (WAN/Internet) sẽ truy cập vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đất cấp tỉnh. UBND cấp xã và các cơ quan khác có liên quan truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh để khai thác thông tin. Nội dung CSDL đất đai Huyện Hiệp Hòa Hiện nay dữ liệu đất đai của huyện Hiệp Hòa chủ yếu là dữ liệu địa chính và dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu hiện trạng sử dụng đất có thể tổng hợp từ dữ liệu địa chính, dữ liệu giá đất hiện nay chỉ là bảng giá đất hàng năm do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành. Vì vậy dự án chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu quy hoạch (hai nội dung chủ yếu của CSDL quản lý đất đai). CSDL quản lý đất đai Huyện Hiệp Hòa được thiết kế kế là một CSDL thống nhất, tích hợp, hoàn thiện, lưu trữ, quản lý đầy đủ nội dung thông tin, dữ liệu, có thể khai thác sử dụng cho nhiều mục đích của các nghiệp vụ quản lý đất đai thông qua các phân hệ phần mềm được triển khai xây dựng. CSDL đất đai Huyện Hiệp Hòa được thiết kế phù hợp nội dung của Chuẩn dữ liệu địa chính được quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010. Theo đó, CSDL đất đai huyện được thiết kế gồm các nhóm dữ liệu chính sau: Nhóm dữ liệu về chủ sử dụng đất; - Nhóm dữ liệu về thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản trên đất; - Nhóm dữ liệu về quyền; - Nhóm dữ liệu về giao thông; - Nhóm dữ liệu về thủy hệ;- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới; - Nhóm dữ liệu về điểm khống chế; - Nhóm dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất; - Nhóm dữ liệu về Địa danh và ghi chú; Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Dữ liệu không gian theo chuẩn Kiểm tra, đối soát Thu nhận, chuẩn hoá Kiểm tra Dữ liệu bản đồ địa chính Hồ sơ địa chính Thu nhận, chuẩn hoá TƯ LIỆU KHÁC Thu nhận bổ sung thông tin Liên kết CSDL không gian và CSDL thuộc tính CSDL ĐỊA CHÍNH Kiểm tra Dữ liệu thuộc tính theo chuẩn CSDL không gian địa chính CSDL thuộc tính địa chính ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG Các bước thực hiện và kết quả ứng dụng thực nghiệm ViLIS vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu( lấy dữ liệu ví dụ xã Mai Đình – huyện Hiệp Hòa) Thu thập tài liệu: - Bản đồ địa chính chính quy: 77 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định đạng .dgn( 30 tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000; 44 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000) - Bản lưu GCN: 1636 GCN; sổ địa chính: 2 quyển; sổ cấp giấy chứng nhận: 1 quyển. - Tài liệu, số liệu kê khai: đăng ký cấp mới( 1220 hồ sơ), cấp đổi( 1685 hồ sơ), đăng ký biến động: 406 hồ sơ Phân loại và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có Xây dựng công cụ đối soát, phân loại thửa đất trên cơ sở đối chiếu giữa thửa đất trên bản đồ địa chính chính quy so với thửa đất tương ứng trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính hiện có. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp GCN để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau: - Thửa đất loại a: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất được ghi nhận trong GCN khác với trên bản đồ địa chính: 285 thửa. - Thửa đất loại b: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng đã biến động thông tin thuộc tính: 467 thửa. - Thửa đất loại c: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đã bị biến động tách, hợp thửa nhưng chưa cập nhật lên bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL: 322 thửa. * Trường hợp thửa đất đã được cấp GCN trên nền bản đồ cũ sẽ được xác định thông qua việc chồng xếp với bản đồ địa chính chính quy để nhập vào cơ sở dữ liệu phục vụ việc thực hiện cấp đổi GCN khi có nhu cầu hoặc khi có biến động; - Thửa đất loại d: Các thửa đất chưa được cấp GCN: 7048 thửa. Chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính từ bản đồ địa chính BĐĐC tỉnh Bắc Giang được xây dựng với múi chiếu 30, kinh tuyến trục 107000’ Kiểm tra chuẩn hệ quy chiếu Dữ liệu xã Mai Đình được chuẩn hóa Dữ liệu bản đồ xã Mai Đình khi đưa vào phần mềm VILIS Xây dựng CSDL thuộc tính địa chính xã Mai Đình Đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai trước khi sử dụng phần mềm ViLIS + Kết quả thực hiện bằng phương pháp thủ công Quy trình quản lý bằng thủ công: Kết quả giải quyết hồ sơ bằng phương pháp thủ công Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2002 1212 568 2003 2001 994 2004 1891 893 Biểu đồ thể hiện kết quả giải quyết hồ sơ Kết quả thực hiện bằng phần mềm Microstation-Famis + Quy trình quản lý + thống kê lượng hồ sơ giải quyết  Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2010 2134 639 2011 1845 621 2012 1660 581 + Biểu đồ kết quả giải quyết hồ sơ Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai khi sử dụng phần mềm ViLIS + Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL đất đai Huyện Hiệp Hòa Hiệu quả sử dụng hệ thống Vilis tại huyện Hiệp Hòa + Lượng hồ sơ giải quyết: bình quân 300 - 350 hồ sơ/tháng. + Thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất chỉ từ 4-6 ngày nếu số lượng hồ sơ giao dịch ít và 6-7 ngày nếu số lượng nhiều + Thủ tục đăng ký thế chấp chỉ thực hiện trong 1 ngày. Thống kê giải quyết hồ sơ bằng phần mềm Vilis Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2014 3715 711 T1-T6/2015 2004 453 Biểu đồ thể hiện kết quả giải quyết hồ sơ Phiếu điều tra ý kiến cán bộ sử dụng phần mềm ViLIS tốt hơn như trước khó hơn 10 2 4 Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ trên phần mềm ViLIS Song song với quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang cũng tiến hành công tác này ở Thành phố Bắc Giang. Để có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả đạt được tại thành phố Bắc Giang khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Thực trạng quản lý đất đai tại thành phố Bắc Giang TP Bắc Giang là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Tỉnh và là đô thị hạt nhân trong hệ thống các đô thị của tỉnh, có vị trí thuận lợi về giao thông cách Thủ đô Hà Nội 50km theo quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng chạy qua.  Tình hình cấp GCN QSD đất tại TP Bắc Giang Tính đến tháng 6 năm 2015: - Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp: 44.385 GCN,với 47406 thửa đất trên tổng số 89862 thửa cần cấp, đạt 52,7%. - Tổng diện tích đã được cấp: 4368,56 ha. Trong đó: + Đất ở: 32.797 GCN, với 32.797 thửa trên tổng số 49.764 thửa cần cấp, diện tích 1866,46 ha, đạt 65,9%. + Đất nông nghiệp: 11.588 GCN, với 14.609 thửa trên tổng số 40.098 thửa cần cấp, diện tích 2502,1 ha , đạt 36,4%. Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai trước khi sử dụng phần mềm Vilis tại TP Bắc Giang + Số lượng hồ sơ giải quyết bằng thủ công tại TP Bắc Giang Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2003 1679 694 2004 2009 754 2005 1911 680 + Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ bằng thủ công tại TP Bắc Giang - Số lượng hồ sơ giải quyết bằng phần mềm Microstation-famis tại TP Bắc Giang Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2010 1682 512 2011 1905 567 2012 2214 564 Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ trên phần mềm Microstation-famis Số lượng hồ sơ giải quyết bằng hệ thống ViLIS tại TP Bắc Giang Năm Số lượng hồ sơ giải quyết Số lượng hồ sơ tồn đọng 2014 3499 681 6/2015 2511 457 Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ trên phần mềm ViLIS tại TP Bắc Giang So sánh quy trình trước và sau khi sử dụng phần mềm ViLIS Quy trình làm việc trước khi sử dụng phần mềm ViLIS Quy trình làm việc trên phần mềm ViLIS Thủ công Microstation-Famis Ưu điểm Ưu điểm Ưu điểm - Không cần cán bộ có trình độ chuyên môn tin học - Chi phí đầu tư thấp. Khuyết điểm - Thời gian thực hiện rất chậm. - Cần nhiều cán bộ quản lý. - Việc cập nhật thông tin biến động bản đồ khó khăn. - Khó khăn trong công tác quản lý - Xây dựng được cơ sở dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. - Tạo các HSĐC như: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, Giấy chứng nhận.. - Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất, in GCNQSDĐ, thống kê đất đai... Khuyết điểm - Chưa tạo được các loại sổ như: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ biến động đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận... - Chưa có hệ thống bảo mật tốt. - Cần phải liên kết các phần mềm với nhau, thiếu sự thống nhất, giải quyết công việc phải trải qua nhiều công đoạn, tốn thời gian và phức tạp. - Giao diện thân thiện với người sử dụng, đặc biệt với cán bộ địa chính cấp cơ sở, các thanh công cụ được bổ sung tạo cho người sử dụng có thể tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng với hệ thống. - Các công cụ tìm kiếm được hoàn chỉnh, đa tiêu chí, được xây dựng thông minh khi tra cứu, mềm dẻo khi thao tác. - Tính bảo mật cở sở dữ liệu cao. - Khả năng xử lý nhanh, mạnh, tiết kiệm được thời gian. - Chương trình phân ra nhiều nhóm chức năng rất thuận tiện cho việc truy xuất, cập nhật thông tin nhanh chóng. - Toàn bộ thông tin về đất đai: BĐĐC, HSĐC,... đều được ViLIS quản lý trong một cơ sở dữ liệu duy nhất. - Phần mềm có khả năng liên kết chặt chẽ với phần mềm Famis trong xây dựng và quản lý BĐ ĐC số. - Các bước thực hiện việc xử lý trên phần mềm theo một cách trình tự cụ thể, có hệ thống, ...vv..Từ đó giúp cho người sử dụng nâng cao chuyên môn. Khuyết điểm - Chi phí để hoàn thiện cơ sở dữ liệu và phần mềm cao. - Khả năng thao tác trên cơ sở dữ liệu thì tốt, nhưng khả năng đo vẽ, thành lập bản đồ thì chưa thực hiện được, còn phải phụ thuộc vào phần mềm khác. - Phần mềm chuyên về quản lý, không chuyên về đồ họa. So sánh hiệu quả công tác quản lý đất đai trước và sau khi xây dựng CSDL địa chính huyện Hiệp Hòa Công tác quản lý HSĐC, cấp GCN QSD đất trước khi dùng ViLIS Công tác quản lý HSĐC, cấp GCN QSD đất khi dùng ViLIS Thủ công Microstation-Famis - Số lượng hồ sơ giải quyết: từ 100 - 150 hồ sơ/tháng. - Tỉ lệ phần trăm hồ sơ được giải quyết từ 66.81% – 68.09 %. - Thời gian thực hiện thủ tục tục tách thửa chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho: 15-20 ngày - Số lượng hồ sơ giải quyết trung bình: từ 150 - 200 hồ sơ/ tháng. - Tỉ lệ phần trăm hồ sơ được giải quyết từ 74,07% - 76,96%. - Thời gian thực hiện thủ tục tục tách thửa chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho: 10-15 ngày - Số lượng hồ sơ giải quyết trung bình: 250 - 300 hồ sơ/tháng. - Tỉ lệ phần trăm hồ sơ được giải quyết từ 81.56% - 83.94%. - Thời gian thực hiện thủ tục tục tách thửa chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho: 5-6 ngày nếu số lượng hồ sơ giao dịch ít và 7-8 ngày nếu số lượng nhiều. So sánh hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang Kết quả đạt được tại huyện Hiệp Hòa Kết quả đạt được tại thành phố Bắc Giang - Số lượng hồ sơ giải quyết: từ 150 - 200 hồ sơ/ tháng tăng lên 300 - 350 hồ sơ/tháng. - Tỉ lệ phần trăm hồ sơ được giải quyết: từ 74.07% - 76.96% tăng lên 81.56% - 83.94%. - Thời gian thực hiện thủ tục tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho: 5-6 ngày nếu số lượng hồ sơ giao dịch ít và 7-8 ngày nếu số lượng nhiều. - Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp chỉ thực hiện trong 1 ngày. - Số lượng hồ sơ giải quyết: từ 150-200/ tháng tăng lên 300-400 hồ sơ/tháng. - Tỉ lệ phần trăm hồ sơ được giải quyết: từ 76,06% - 79,7% tăng lên 83,71%-84,6%. - Thời gian thực hiện thủ tục tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho: 6-7 ngày nếu số lượng hồ sơ giao dịch ít và 8-9 ngày nếu số lượng nhiều. - Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp chỉ thực hiện trong 1 ngày. Qua sự so sánh trên, chúng ta nhận thấy việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, tương đương với thành phố Bắc Giang, một thành phố có khá nhiều giao dịch về đất đai. Khó khăn phát sinh trong quá trình xây dựng CSDL địa chính huyện Hiệp Hòa - Thành phần hồ sơ lưu trữ không tập trung: Quyết định, hóa đơn thực hiện nghĩa vụ tài chính . lưu riêng rẽ nên mất thời gian để ghép lại cùng bộ hồ sơ do đó để tìm được dữ liệu tốt nhất và chính xác nhất gặp nhiều khó khăn. - Khó khăn trong việc thay đổi tư duy, thói quen làm việc của cán bộ địa phương (chuyển từ cách làm việc thủ công sang làm việc trên phần mềm) - Về phần mềm: hệ thống phần mềm ViLIS các thanh công cụ chỉnh sửa bản đồ còn khó khăn. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác CSDL địa chính - Tập huấn kỹ năng, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ phòng tài nguyên môi trường, cán bộ địa chính xã, thị trấn về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai thống nhất các cấp tại địa phương. - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân về các hình thức tra cứu, cung cấp thông tin đất đai qua hệ thống internet, qua tin nhắn SMS... - Hoàn thiện hệ thống phần mềm ViLIS đáp ứng yêu cầu công việc quản lý dữ liệu đất đai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc xây dựng CSDL địa chính nhắm hiện đại hóa hệ thống công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, phường đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Phục vụ đắc lực tác nghiệp chuyên môn như đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch...được thực hiện chính xác, rút ngắn thời gian. Thông tin đất đai được truy vấn, khai thác đơn giản, thuận tiện làm tăng hiệu quả công việc. Thay đổi cách điều hành công việc hành chính theo phương pháp hiện đại, phát hiện và làm chuẩn hóa kết quả giải quyết công việc của cán bộ cấp dưới, tăng cường tư duy và năng lực cán bộ. Bên cạnh đó, xây dựng CSDL địa chính tạo một công cụ hỗ trợ cho người quản lý, người sử dụng trong việc khai thác, sử dụng các thông tin thửa đất đã có được nhanh c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_1002_7614_1869960.doc
Tài liệu liên quan