Luận án Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù tại Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN.8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .21

1.1.3. Những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án kế thừa.27

1.1.4. Những vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu trong luận án.28

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.29

1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu .29

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.29

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON

NGƯỜI TRONG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ .31

2.1. Khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con người trong thi hành

hình phạt tù.31

2.1.1. Khái niệm quyền con người trong thi hành hình phạt tù .31

2.1.2. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.35

2.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.40

2.3 Cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.47

2.3.1 Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù .47

2.3.2 Đối tượng, phạm vi bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.50

2.3.3 Phương thức bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.50

2.4 Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.57

2.4.1 Ý nghĩa chính trị.57

2.4.2. Ý nghĩa xã hội .57

2.4.3. Ý nghĩa pháp lý .58

2.4.4. Ý nghĩa quốc tế .59

pdf194 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ khi tiếp nhận khiếu nại của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải chuyển ngay khiếu nại cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để thụ lý giải quyết (Điều 184 Luật Thi hành án hình sự năm 2019). Căn cứ vào phân tích về nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân trong các văn kiện quốc tế ở Phần 1, những quy định của pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự tương thích nhất định. Việc ghi nhận của pháp luật hướng tới việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu khiếu nại cũng như chất lượng giải quyết khiếu nại của phạm nhân. Tham khảo với pháp luật một số quốc gia khác như: Điều 21 Luật Quản giáo Nam Phi; Điều 20 Luật Nhà tù Malawi thì quy định của pháp luật Việt Nam khá tương đồng ở việc ghi nhận quyền của phạm nhân cũng như xây dựng các cơ chế để phạm nhân có thể thực hiện quyền của mình [150]. Tóm lại, về cơ bản các tiêu chí pháp lý quốc tế đã được nội luật hóa trong các quy định pháp luật của Việt Nam như Hiến pháp, Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc nội luật hóa thể hiện trách nhiệm chủ động của Nhà nước trong việc ghi nhận, tạo cơ chế bảo đảm, thực hiện các quyền con người, nâng cao nhận thức về quyền con người trong thi hành hình phạt tù. 3.1.2.2. Quy định về phương thức bảo đảm quyền con người của phạm nhân 79 Thứ nhất, quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự Trước đây, khi chưa có Luật Thi hành án hình sự năm 2010, hệ thống tổ chức thi hành án được quy định tại Điều 257 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và chưa có hệ thống các cơ quan quản lý đầu mối một cách thống nhất. Việc phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa các cấp, các cơ quan chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Điều này dẫn đến những tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện chế định thi hành án phạt tù. Hệ thống tổ chức Cơ quan thi hành án hình sự ra đời và được quy định chi tiết, cụ thể tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được quy định rõ ràng, đảm bảo việc quản lý tập trung, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát giáo dục người chấp hành án. Đây được xem là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp của nhà nước Việt Nam. Phát huy tinh thần đó, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 tiếp tục ghi nhận các quy định về hệ thống tổ chức thi hành án, theo đó, tổ chức thi hành án hình phạt tù bao gồm: (i) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự: (Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng) Theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/03/2018 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, hoạt động thi hành án hình sự được giao cho hai Cục nghiệp vụ mới là Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dưỡng bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng. Chức năng, nhiệm vụ vẫn được tiến hành như quy định trước đây. Theo đó, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự; chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; tổng kết công tác thi hành án hình sự; kiểm tra công tác thi hành án; quyết định đưa người chấp hành án đến nơi chấp hành án; trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án hình sự; thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng giao. Để bảo đảm cho công tác thi hành án phạt tù được thực hiện kịp thời, đầy đủ, 80 thống nhất, nghiêm minh và có hiệu quả trong phạm vi cả nước và khắc phục tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, Điều 194 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định chi tiết quyền hạn, nhiệm vụ của Chính phủ trong việc quản lý hoạt động thi hành án như sau: “Thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước; Chỉ đạo các cơ quan của chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự; phối hợp với tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự; định kỳ hằng năm báo cáo với chính phủ về công tác thi hành án hình sự”. Đồng thời, Điều 195 quy định Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự; Điều 196 quy định Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân. Đổi mới nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ quan thi hành hình phạt tù đặt ra yêu cầu hoàn thiện mô hình tổ chức, thống nhất quản lý công tác thi hành án, nâng cao chất lượng cán bộ. Trước yêu cầu của sự nghiệp cải cách hoạt động tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, hiện nay, công tác thi hành án đang được giao cho nhiều bộ ngành. Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quản lý, thi hành án hình sự do Bộ Công an quản lý. Điều này vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án. Ở góc độ cá nhân, tác giả cho rằng chỉ khi giao cho lực lượng vũ trang quản lý đối tượng phạm nhân thì mới đảm bảo được hiệu quả và thể hiện tính cưỡng chế pháp luật hình sự. Điều 195 Luật Thi hành án hình sự quy định Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự. Hoạt động thi hành án hình sự là một hoạt động khó khăn, phức tạp, đòi hỏi vừa kết hợp giữa biện pháp cưỡng chế và thuyết phục giáo dục. Từ trước đến nay, hoạt động tổ chức và quản lý thi hành án hình sự vẫn được Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng vũ trang nhân dân. Căn cứ vào Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, trong đó Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng và đến nay Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức 81 của Bộ Công an khẳng định lại điều đó một lần nữa. Hoạt động thi hành án hình sự vẫn tiếp tục được giao cho hai Cục nghiệp vụ mới thuộc Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý thống nhất. Hoạt động thi hành án hình sự nếu được giao cho Bộ Tư pháp quản lý sẽ đảm bảo thống nhất một đầu mối quản lý thi hành án hình sự. Đồng thời việc tách bạch giữa giam giữ cải tạo trong công tác thi hành án và hoạt động tố tụng thì quyền và lợi ích của người chấp hành án sẽ được bảo đảm hơn. Việc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tố tụng, hạn chế tình trạng sử dụng bức cung, nhục hình hay hành vi cố tình xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với phạm nhân. Ngoài ra, thi hành án phạt tù ngoài việc cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường xã hội, thực hiện mục đích hình phạt còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo, giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, từ đó hoàn lương trở thành người có ích cho xã hội. Thực tiễn đã chứng minh, có rất nhiều người sau khi chấp hành án xong, thay vì trở thành người tốt, người lương thiện thì họ lại trở nên lầm lì hơn, hung hãn hơn. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn nên nếu như trong giáo dục không khéo léo, mềm mỏng thì mục tiêu thứ hai rất khó để có thể thực hiện. Vì vậy, nếu giao cho Bộ Tư pháp quản lý hệ thống các cơ sở giam giữ thì sẽ tạo ra cơ chế mở thông thoáng hơn so với cơ chế khép kín của hệ thống do Bộ Công an trực tiếp quản lý. Trong tương lai, chúng ta có thể đề cập đến việc giao cho Bộ Tư pháp, nhưng nhất thiết việc đó phải tính toán rất cẩn thận và cần được xây dựng lộ trình kỹ lưỡng để triển khai được trên thực tế. (ii) Cơ quan thi hành án hình phạt tù: (Trại giam, Trại tạm giam cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được quy định chi tiết tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam, trại tạm giam quy định chi tiết tại Điều 17, Điều 18 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Theo đó, nhiệm vụ tiếp nhận và tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là nhiệm vụ trọng tâm. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tiếp nhận người chấp hành án và thực hiện các nhiệm vụ sau: Kiểm tra thông tin, xác định đúng người chấp hành án; lập biên bản giao nhận người chấp hành án; kiểm tra người chấp hành án, 82 kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo khi đưa vào buồng giam; kiểm tra khám sức khỏe; phổ biến nội quy cho phạm nhân (Điều 28 Luật Thi hành án hình sự năm 2019). Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân đã quy định rõ, phạm nhân phải được giam giữ trong buồng giam theo quy định, khi ra khỏi buồng giam phải có lệnh của giám thị trại giam. Căn cứ vào số lượng phạm nhân, tính chất tội phạm, mức án, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, đặc điểm nhân thân và yêu cầu nghiệp vụ, phạm nhân được phân loại để phục vụ việc quản lý, giam giữ. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Việc phân loại phạm nhân sẽ hỗ trợ cho việc cá thể hóa các biện pháp giáo dục để có thể áp dụng một cách có hiệu quả nhất đối với từng đối tượng. Trong quá trình giam giữ, phạm nhân được bảo đảm các chế độ về ăn, mặc, ở, sinh hoạt; chế độ học tập, học nghề, lao động; hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách báo, nghe đài... được bảo đảm về các chế độ thăm gặp, nhận quà, chăm sóc y tế Quyền con người của phạm nhân được bảo đảm trước hết thông qua việc ghi nhận về quyền, vậy nên, để có thể bảo đảm trên thực tế thì đòi hỏi cấp thiết việc tổ chức các quyền này được thực hiện đúng đủ và nghiêm túc. Qua việc phân tích trên cho thấy, hệ thống các cơ quan thi hành hình phạt tù được phân định khá rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần bảo đảm cho công tác thi hành hình phạt tù được tiến hành thuận lợi mà không bị chồng chéo, mâu thuẫn. Chính việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự là cơ chế hữu hiệu trong việc thực hiện quyền con người của phạm nhân. Thứ hai, quy định về tổ chức đội ngũ cán bộ thi hành hình phạt tù Qua các thời kỳ phát triển hệ thống cơ quan tư pháp, hệ thống quản lý thi hành án hình sự hình thành và phát triển phục vụ kịp thời, có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án. Hệ thống cơ quan thi hành án ra đời, xây dựng theo hướng chuyên trách từ khi có Luật Thi hành án hình sự năm 2010, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán không tập trung về quản lý và tổ chức thi hành. Hiện nay, hoạt động thi hành án phạt tù đang được giao cho Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, các cơ quan chuyên trách được thành lập và kiện toàn ở các cấp. Tuy nhiên, tổ chức biên chế và quyền hạn của các cá nhân, cơ quan thi hành án phạt tù chưa tương xứng với trách nhiệm, phạm vi quản lý được giao. Điều 17 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, quy định tổ chức bộ máy quản lý 83 của trại giam gồm có: Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân, viên chức. Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ. Trước tình hình số lượng phạm nhân ngày càng tăng nhanh, số lượng biên chế cho lực lượng quản lý và trực tiếp thi hành án còn thiếu về số lượng, chất lượng, cán bộ còn hạn chế về trình độ. Điều 170 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định Nhà nước bảo đảm biên chế, cán bộ cần thiết cho các cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự. Người làm công tác thi hành án hình sự phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thứ ba, quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành hình phạt tù Trong hoạt động thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, hoạt động kiểm soát được thiết lập trên cơ sở cùng giám sát của những chủ thể liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án, bao gồm giám sát của các cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án các cấp và kiểm sát của cơ quan Viện kiểm sát, các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan dân cử Trong nội dung này tác giả tập trung phân tích cơ chế bảo đảm quyền con người thông qua các hoạt động sau: (i) Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết các nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Ngay trong hoạt động của mình, các cơ quan phải có trách nhiệm thanh kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thi hành án. Điều 195 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định: “Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc kiểm tra, thanh tra trong công tác thi hành án hình sự”. Theo đó, hoạt động thanh tra được thực hiện bởi cơ quan thanh tra của Bộ Công an và cơ quan thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dưỡng bắt buộc, trường giáo dưỡng. Hàng năm, các đoàn công tác được lập ra để tiến hành kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện việc tuân thủ pháp luật của các hoạt động cũng như việc bảo đảm 84 chế độ, chính sách cho phạm nhân. Kết quả của hoạt động thanh tra là bảo đảm các chủ thể có liên quan trong công tác giám sát giáo dục người chấp hành án tuân thủ các quy định pháp luật về thi hành án phạt tù; kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm quyền con người của phạm nhân; đưa ra các kiến nghị về ban hành văn bản pháp luật phù hợp hoặc đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực thi về công tác thi hành hình phạt tù. (ii) Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù thông qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát: Kiểm sát hoạt động thi hành hình phạt tù là chức năng hiến định của Viện kiểm sát với mục đích bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thi hành án phạt tù, bảo vệ các quyền con người của người chấp hành án đã được pháp luật ghi nhận. Đây là một hoạt động quan trọng trong hoạt động thi hành án, được thực hiện bởi chủ thể là cơ quan Viện kiểm sát. Các hoạt động kiểm sát được điều chỉnh bởi một số quy định của pháp luật có liên quan về thi hành hình phạt tù như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Quy chế công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự (ban hành theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Chỉ thị số 01/CT-VKKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành Kiểm sát nhân dân. Kiểm sát thi hành án hình sự là một trong những chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, nội dung này được quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 28 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014; Điều 7, Điều 167, Điều 168, Điều 169 Luật Thi hành án hình sự năm 2019; Quy chế công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự nhằm đảm bảo trong thi hành án phạt tù, quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của phạm nhân phải được mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và bảo vệ. Mọi bản án có hiệu lực phải được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi vi phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù phải được kịp thời phát hiện và xử lý. Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất trong công tác kiểm sát hoạt động thi hành hình phạt tù là bảo đảm quyền con người, các quyền và lợi ích của người chấp hành án. Việc ghi nhận mục tiêu hoạt động đó của Viện kiểm sát thể hiện rõ nét trong các quy định pháp luật, cụ thể hóa quy định Hiến pháp năm 2013 cũng như sự tương thích với các tiêu chí pháp lý quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát tiến hành kiểm tra mức độ tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền của các cá nhân có liên 85 quan trực tiếp. Cụ thể: Kiểm sát việc ra quyết định thi hành, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án; kiểm sát việc thi hành các bản án phạt tù trên thực tế; kiểm sát việc tổ chức giam giữ, kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân; kiểm sát việc đảm bảo chế độ ăn mặc, ở, sinh hoạt, chế độ chăm sóc y tế; kiểm sát việc thực hiện cho phạm nhân gặp gỡ thân nhân Những quyền này được quy định tại các văn bản như: Luật Thi hành án hình sự năm 2019; Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 của Bộ Công an quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân; Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/01/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề phạm nhân trong các trại giam; Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BCA-BYT ngày 09/8/2010 của Bộ Công an, Bộ Y tế hướng dẫn việc khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục, học sinh trường giáo dưỡng Căn cứ mục đích của hoạt động kiểm sát có thể thấy, phạm vi kiểm sát hoạt động thi hành án bao gồm: + Phát hiện các vi phạm pháp luật trong thi hành hình phạt tù: Theo quy định tại khoản 2, Điều 167 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự thì việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp thông qua việc tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất và việc thực hiện chế độ giam giữ tại các trại giam, trại tạm giam, kiểm tra trên hồ sơ giấy tờ như hồ sơ phạm nhân, kế hoạch hoạt động giám sát giáo dục, kế hoạch dạy học, dạy nghề, báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm về hoạt động thi hành án và việc chấp hành, điều hành ở các trại giam Viện kiểm sát có thể giám sát bằng việc trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam. Kết quả của việc kiểm tra nhằm mục đích phát hiện và nắm bắt kịp thời các vi phạm trong hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân. Ngoài ra, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ đề nghị miễn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án trong một số trường hợp luật định; tham gia các cuộc họp xét miễn giảm của tòa và thực hiện quyền kháng nghị với các quyết định của Tòa án nếu thấy không có căn cứ và trái pháp luật, đồng thời, trực tiếp tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của người chấp hành án trong quá trình giám sát, giáo dục. 86 + Yêu cầu khắc phục và xử lý vi phạm trong thi hành hình phạt tù: Trong hoạt động giám sát của mình, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án ra các quyết định thi hành án, quyết định trả tự do, kháng nghị hành vi vi phạm của các cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án phạt tù; kiến nghị yêu cầu các cơ quan, tổ chức chấm dứt hành vi, khắc phục các vi phạm trong hoạt động giám sát giáo dục phạm nhân; xử lý hành vi vi phạm pháp luật thông qua việc khởi tố hoặc yêu cầu các cơ quan khởi tố vụ án khi phát hiện sự việc xẩy ra có dấu hiệu tội phạm... Ngoài ra, trong quá trình thực hiện việc giám sát, nếu phát hiện có vi phạm hoặc nguy cơ vi phạm có thể xảy ra, Viện kiểm sát còn có thể kiến nghị đến các cơ quan thi hành án yêu cầu khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật, cũng như có các biện pháp xử lý đối với cá nhân vi phạm. Có thể thấy, việc quy định thẩm quyền kiểm sát như trên là khá chặt chẽ và rõ ràng. Tuy nhiên, nếu qua hoạt động kiểm sát phát hiện có vi phạm pháp luật xảy ra, Viện kiểm sát chỉ có quyền kháng nghị hoặc kiến nghị để yêu cầu chủ thể vi phạm thực hiện đúng quy định, khắc phục vi phạm chứ không có quyền trực tiếp can thiệp vào hoạt động của chủ thể bị kiểm sát. Vì thế nếu như sau khi có kiến nghị hay kháng nghị mà vi phạm không được xử lý triệt để và khắc phục kịp thời hoặc kháng nghị, kiến nghị đó không được chấp nhận bởi cơ quan thi hành án hình sự thì hoạt động này thực sự không kiểm soát được tính hiệu quả và triệt để khi thực hiện. (iii) Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội: Theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp trong việc tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động thi hành án phạt tù, trên cơ sở đó, Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan thi hành án, giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động thi hành án phạt tù nói riêng. Đồng thời nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền, thì các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật. 87 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Điều 6 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 chỉ rõ, các cơ quan có nhiệm vụ giám sát hoạt động thi hành án là Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Giám sát của các cơ quan này đối với công tác thi hành hình phạt tù cũng là một trong những cơ chế để đảm bảo dân chủ và quyền con người. Cơ chế giám sát được xây dựng dựa trên việc sử dụng quyền lực nhà nước để theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan thi hành án phạt tù. Nội dung kiểm soát tập trung vào việc thực hiện pháp luật trong việc giám sát giáo dục người chấp hành án cũng như giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thi hành hình phạt tù Quốc hội có chức năng giám sát tối cao với hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan thi hành án phạt tù. Chức năng này được quy định cụ thể trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, việc giám sát được thực hiện thông qua các hình thức cụ thể sau: + Xem xét các báo cáo của chính phủ, thẩm tra báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án phạt tù. + Giám sát việc thực hiện Luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, các cơ quan ngang bộ liên quan đến hoạt động thi hành hình phạt tù. Giám sát thi hành hình phạt tù còn được thực hiện thông qua báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước Quốc hội về công tác thi hành án hình sự, giúp cho người dân có thể thực hiện quyền giám sát việc bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Các quy định về giám sát, kiểm tra trên cho thấy, hoạt động của các cơ quan theo quy định pháp luật đã hướng đến việc bảo đảm quyền con người, tôn trọng nhân phẩm, danh dự cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án trong thi hành hình phạt tù, phù hợp với tinh thần, phương hướng cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tuy nhiên chỉ quy định một cách chung chung về hoạt động giám sát, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, mà chưa có những cơ chế cụ thể về phạm vi, cách thức để có thể thực hiện việc giám sát hoạt động thi hành án phạt tù trên thực tế. Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền giám sát và thực hiện phản biện, trong đó có giám sát hoạt động tố tụng, giam giữ. Trong trường hợp phát hiện có sai phạm xảy ra 88 thì các cơ quan này có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị theo quy định pháp luật... Trên thực tế, tổ chức này thường phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành kiểm tra, rà soát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tố tụng mà không có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_thi_hanh_hinh_phat_tu.pdf
Tài liệu liên quan