MỤC LỤC
MỞ ĐẦU __________________________________________________________ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT _______________ 10
1.1. Các khái niệm về tai biến và trượt lở đất ________________________________ 10
1.2. Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu trượt lở _____________________ 12
1.3. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới và ở Việt Nam __________________________ 16
1.3.1. Nghiên cứu trượt lở trên Thế giới ______________________________________ 16
1.3.2. Nghiên cứu trượt lở ở Việt Nam _______________________________________ 17
1.4. Phương pháp và quá trình nghiên cứu __________________________________ 19
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ____________________________________________ 19
1.4.2. Quá trình nghiên cứu _______________________________________________ 20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN
TRƯỢT LỞ ĐẤT ________________________________________________________ 21
2.1. Các yếu tố chủ yếu quyết định quá trình trượt lở.__________________________ 21
2.2. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thành phần__________________________ 22
2.2.1. Lớp yếu tố địa hình _________________________________________________ 26
2.2.2. Lượng mưa( lượng mưa trung bình năm) ________________________________ 27
2.2.3. Độ bền của đất đá __________________________________________________ 28
2.2.4. Mức độ phong hóa__________________________________________________ 29
2.2.5. Khoảng cách tới đứt gãy hoạt động. ____________________________________ 30
2.2.6. Mức độ chia cắt ngang địa hình _______________________________________ 31
2.2.7. Lớp phủ thực vật ___________________________________________________ 32
2.2.8. Đường giao thông __________________________________________________ 32
2.2.9. Vai trò của con người._______________________________________________ 34
CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN TRƯỢT
LỞ ĐẤT HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA ___________________________________ 36
3.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu trượt lở _______________________________ 36
3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ____________ 38
100 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở huyện bắc yên, tỉnh sơn la với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám - Gis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1993); Chung and Fabbri (2001), v.v.
Đáng kể đến là các mô hình nghiên cứu trượt lở điển hình của trường ITC
(Hà Lan), trên cơ sở mã nguồn của phần mềm ILWIS, được thể hiện bằng mô hình
GISIZ, xây dựng trên quan điểm tiếp cận địa lý - địa mạo; mô hình SINMAP lại
được xây dựng theo quan điểm địa chất công trình
Các nghiên cứu tập trung nghiên cứu cơ chế, vận động, tác động, phân vùng,
cảnh báo, các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và các công nghệ mới ứng dụng
trong việc nghiên cứu như GIS, viễn thám:
Định lượng và phân vùng tai biến trượt lở đất cho vùng núi (D.
Anbalagan, 1992),
Mô hình vật lý về dòng bùn nông do trượt lở đất ở phạm vi lưu vực
(Bathurst J. C., Burton A., 1998),
Đặc trưng của trượt lở đất và áp dụng GIS để mô phỏng tính bất ổn định
độ dốc vùng Lantau, Hong Kong (F.C. Dai, F.C. Lee, 2002),
Phân vùng ngưỡng mưa – trợ giúp đánh giá tai biến trượt lở đất (Crosta
G., 1998),
Ước lượng tai biến trượt lở đất gây ra do mưa thời gian thực (Liritano G.
Và nnk, 1998),
Định lượng tai biến trượt lở đất – tổng quan về công nghệ hiện tại và ứng
dụng để nghiên cứu ở các tỷ lệ khác nhau cho miền trung Italia (Fausto G. Và nnk,
1999),
Trượt lở đất và mối tương quan với tham số mưa – tiếp cận theo công
nghệ GIS và viễn thám (D.P. Kanungo, S. Sarkar, 2006), ứng dụng GIS phân vùng
tai biến trượt lở đất (C.J. van Westen, 1993),
1.3.2. Nghiên cứu trượt lở ở Việt Nam
Tai biến trượt lở đất ở Việt Nam cũng mới được quan tâm nghiên cứu từ
những năm 1990. Viện Địa chất, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
18
Nam), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Viện Địa chất Khoáng sản,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Mỏ
Địa chất,...là những trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu lĩnh vực này.
Các nghiên cứu đã kết luận trong những năm gần đây tại các tỉnh miền núi
phía Bắc, dạng tai biến này diễn ra ngày càng nguy hiểm hơn với 12/16 tỉnh nằm
trong vùng có nguy cơ trượt – lở cao. Theo hướng này, phải kể đến các công trình:
Nghiên cứu tai biến trượt lở tại các điểm dân cư vùng thủy điện Hòa
Bình (Bùi Khôi Hùng, 1992),
Nghiên cứu nguy cơ trượt lở ở miền núi Bắc Bộ và giải pháp phòng
tránh (Nguyễn Quốc Thành và nnk, 2005),
HNghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở khu vực các tỉnh miền núi phía
Bắc và các giải pháp phòng tránh (Lê Thị Nghinh và nnk, 2003),
Nghiên cứu tai biến trượt lở ở Việt Nam (Dự án UNDP/VIE/97/2002),
Tai biến trượt lở ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (Nguyễn Trọng Yêm
và nnk, 2002),
Nghiên cứu và dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình (Nguyễn
Ngọc Thạch, 2003),
Đánh giá tai biến địa chất các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình
đến Phú Yên (Trần Tân Văn và nnk, 2003). Một số công trình khác tập trung nghiên
cứu tính chu kỳ của trượt lở đất tai biến tổng hợp nghiên cứu tính chất chu kỳ của
hiên tượng dịch chuyển các khối đất đá ở một số nơi thuộc miền núi Bắc Bộ
(Nguyễn Quốc Thành và nnk 2005),
Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất các tỉnh
Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi Bắc Bộ (Trần Trọng Huệ và nnk, 2005).
Một hướng nghiên cứu hiện nay đang được phát triển, có vai trò hỗ trợ hiệu
quả trong phân tích và đánh giá tai biến là ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý
(GIS) và viễn thám, cũng như sử dụng các mô hình thực nghiệm. Có thể phân biệt
hai nhóm phương pháp, mô hình nghiên cứu trượt lở:
- Nhóm phương pháp vật lý dựa trên các phương trình toán lý mô phỏng
bản chất vật lý của quá trình trượt;
19
- Nhóm phương pháp thống kê dựa trên quan hệ thống kê giữa các điểm
trượt lở và các yếu tố được cho là nguyên nhân gây nên trượt lở (Nguyễn Ngọc
Thạch và nnk, 1998), ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) nghiên
cứu dự báo trượt lở đất vùng hồ thủy điện Sơn La trong đó dựa trên cơ sở phương
pháp chuyên gia trong GIS để đánh giá các lớp thông tin ảnh hưởng đến trượt lở và
ứng dụng công nghệ viễn thám để phân tích các yếu tố dạng tuyến.
Từ năm 2004 đến nay, tập thể các nhà khoa học Địa lý thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội đã công bố nhiều công trình áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong
nghiên cứu tai biến nói chung và tai biến trượt lở đất nói riêng (Chu Văn Ngợi,
Nguyễn Văn Đức,...). Trong đó tích hợp các thông tinh về cấu trúc địa chất, địa mạo
và lớp phủ được trình bày là cơ sở quan trọng cho việc giảm thiểu tai biến do trượt
lở đất trên nhiều khu vực nghiên cứu. Qua các công trình này các tác giả đã thống
nhất quan điểm đánh giá tai biến trượt lở đất bằng GIS và viễn thám trên cơ sở địa
mạo và địa lý tổng hợp.
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám- GIS” áp dụng theo phương pháp,
mô hình nghiên cứu thuộc nhóm thứ hai, đó là: phương pháp thống kê dựa trên quan
hệ thống kê giữa các điểm trượt lở và các yếu tố gây nên trượt lở, áp dụng phương
pháp GIS để đánh giá trọng số cho các lớp thông tin ảnh hưởng đến trượt lở và ứng
dụng công nghệ viễn thám để phân tích các yếu tố.
1.4. Phương pháp và quá trình nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Có hai nhóm phương pháp, mô hình nghiên cứu trượt lở chính là:
Nhóm phương pháp vật lý, địa chất công trình: dựa trên các phương trình
toán lý và các thông số địa chất công trình đo đạc quan trắc trên sườn dốc (các
thông số về lực, tính chất cơ lý của đất đá...), mô phỏng bản chất vật lý của quá
trình trượt ;
Nhóm phương pháp thống kê dựa trên quan hệ thống kê giữa các điểm trượt
lở và các yếu tố được cho là nguyên nhân gây nên trượt lở. Với cách tiếp cận này,
trượt trọng lực được xem như một hàm của nhiều tham số, trong đó có nhiều tham
số thuộc về tự nhiên như điều kiện địa chất, địa mạo, vỏ phong hoá, chế độ thuỷ
văn, lớp phủ thực vật Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân thuộc về nhân tác
20
như: bạt taluy để mở đường, sự phá rừng làm nương rẫy Những tác động đó có
xu thế làm giảm lực kháng cắt của các khối vật chất, dẫn đến sự tăng lực tiếp tuyến,
gây ra trượt lở.
1.4.2. Quá trình nghiên cứu
Để xác định quy trình nghiên cứu, đề tài đã dựa vào phương pháp nghiên
cứu của các tác giả sau: Colecchia (1978), Brabb (1984), A. Hansen (1984), Ivarnes
(1984), Hartlen và Viberg (1988), Lambe và Whiman (1969), Chowdury (1978,
1984), Hock và Bray (1981), Graham (1984), Bromhead (1986), Anderson và
Vichards (1987). Đặc biệt, quy trình nghiên cứu của C.S.Van Westen (1993) tại
trường Đại học quốc tế về nghiên cứu từ khoảng không và các khoa học trái đất
(ITC) – Hà Lan: “Application of Geographic information systems to landshde
Hazard zonation”. Đề án này có sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO, UNDP và tổ chức
kinh tế Châu Âu.
Quy trình nghiên cứu bao gồm 5 bước như sau:
Các bước nghiên cứu Nội dung chi tiết của công việc
A. Nghiên cứu sự phân bố Lập bản đồ trong đó thể hiện các kiểu và diện
phân bố của các loại hình trượt lở
B. Phân tích định tính Trực tiếp hoặc bán trực tiếp phân tích mối quan hệ
của trượt lở với các bản đồ hợp phần đặc biệt là
bản đồ địa mạo, dựa vào kinh nghiệm của các nhà
khoa học Địa lý - Địa chất.
C. Phân tích thống kê Các phương pháp gián tiếp để phân tích thống kê
nhằm thu được các thông số dự báo đối với
chuyển động khối cho các lớp bản đồ hợp phần.
D. Phân tích xác định Phương pháp gián tiếp để tính toán các tham số
liên quan đến trượt lở và tích hợp thông tin để dự
báo.
E. Phân tích tần số xuất hiện
của trượt lở
Phương pháp gián tiếp, phân tích các số liệu thống
kê về khí tượng thủy văn nhằm xác định được các
gía trị ngưỡng liên quan đến tần số xuất hiện trượt
lở.
21
3. CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN
TRƯỢT LỞ ĐẤT
2.1. Các yếu tố chủ yếu quyết định quá trình trượt lở.
Dịch chuyển trượt phát sinh do tác động của trọng lực và các lực khác, khi
thành phần lực gây trượt (lực T) vượt quá độ bền của đất đá nói chung (lực giữ G),
thì khi đó ổn định của mái dốc hoặc sườn dốc bị phá huỷ. Lúc này F (hệ số ổn định)
của mái dốc nhỏ hơn 1. Hệ số ổn định trượt F là tỷ số giữa tổng lực giữ và tổng lực
gây trượt của một khối trượt. Như vậy quá trình trượt xảy ra chỉ khi có sự tăng hoặc
giảm tương đối giữa lực kéo trượt và lực giữ trượt (hình 2.1).
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn các lực tác động lên một khối trượt
(theo VD. Lomtadze)[12]
Khối trượt
22
Trong đó:
P: Trọng lực
G: Lực giữ trượt
T: Lực kéo trượt
v : Thể tích [m3]
γ: Khối lượng thể tích đất [T/m3]
Khối trượt
α: Góc dốc [độ]
Dtđ: áp lực nước thủy động [T/m2]
f = tgϕ: Hệ số góc ma sát trong
C: Lực kết dính [T/m2]
L: Chiều dài cung trượt đơn vị [m]
Khi: F > 1: An toàn
F = 1: Cân bằng động
F < 1: Mất an toàn
Từ công thức ta thấy, góc dốc đóng vai trò quan trọng nhất, nó quan hệ trực
tiếp đến sự thay đổi hệ số ổn định. Khi góc dốc bằng 0, hệ số ổn định bằng dương
vô cực, như vậy quá trình trượt lở không xảy ra. Đóng vai trò quan trọng thứ hai là
lượng mưa, nước mưa ngấm xuống đất làm tăng khối lượng thể tích, suy yếu độ
bền của đất đá, đồng thời làm tăng áp lực nước thuỷ động và thuỷ tĩnh bên trong
khối trượt. Tiếp đến là thành phần của đất đá với độ bền của chính chúng và mực
nước ngầm. Quá trình phong hoá; mức độ dập vỡ, nứt nẻ; sự phân dị và chia cắt
địa hình phản ánh mức độ bị phá hủy của đất đá, làm suy giảm độ bền kháng cắt
của đất đá. Lớp phủ thực vật đóng vai trò cản trở các tác nhân phá họai đất đá xâm
nhập xuống dưới sâu.
Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của khu vực nghiên cứu, những yếu tố chủ yếu
quyết định T - L đã được lựa chọ là:
Độ dốc sườn, lượng mưa, địa chất, địa mạo, thuỷ văn, các kiểu vỏ phong hoá
(thổ nhưỡng), khoảng cách tới đứt gãy, giao thông, rừng, lớp phủ thực vật, hiện
trạng sử dụng đất.
2.2. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thành phần
Trong thực tế, đơn vị tự nhiên bao gồm rất nhiều lớp, vì vậy phải xác định
được những lớp thông tin cần thiết nhất, có quyết định nhất đối với việc gây tai biến
trượt lở.
23
Việc xác định ảnh hưởng của mỗi yếu tố quyết định trượt lở hay là phân cấp
ảnh hưởng của các bộ phận của mỗi yếu tố dựa trên tính chất của các bộ phận của
mỗi yếu tố đó, và dựa vào sự phát triển của trượt lở trên từng bộ phận của yếu tố, ở
đây là mật độ của các điểm trượt lở.
Với cách tiếp cận và phân tích về cấu trúc và nguyên nhân dẫn đến sự suy
yếu lực chịu tải của đất đá khu vực xảy ra trượt, có thể xác định được các lớp thông
tin cần thiết để nghiên cứu và xử lý, bao gồm:
Trọng lực: cung cấp lực trượt cho khối trượt trên cơ sở tương tác
giữa khối lượng của khối trượt và trọng lực .Khối lượng càng lớn lực tác dụng càng
lớn.
Hình 2.2. Hình minh họa tác động của trọng lực
Độ dốc: theo quy luật chung, độ dốc có liên hệ tỉ lệ thuận với trượt lở.
Khi độ dốc > 600, đổ lở là dạng phổ biến hơn cả.
Hình 2.3. Một số hình ảnh về ảnh hưởng của độ dốc với trượt lở
(Nguồn: thực địa tại Bắc Yên, tỉnh Sơn La 3-2014)
24
Độ ẩm của đất đá: Khi độ ẩm tăng đến mức độ giới hạn sẽ làm suy
yếu tính chịu tải của đất đá thì trượt lở xuất hiện và gia tăng tỷ lệ thuận với sự tăng
độ ẩm, đặc biệt khi có gương nước ngầm xuất hiện ở trên bề mặt địa hình.
Tính chất cơ lý của đất đá: các lớp đất có độ chịu tải thấp thì trượt lở
gia tăng.
Ví dụ: sét, bột, đất mùn giàu hữu cơ, vật liệu tơi xốp (tuff núi lửa hay các
loại vỏ phong hóa có độ rỗng cao ...).
Hình 2.4. Hình minh họa tính chất cơ lý của đá tác động đến kiểu trượt lở [7]
Cấu trúc của đá: Sự trượt lở hoặc đổ lở gia tăng khi đá bị nứt nẻ
nhiều, hoặc mặt dốc trùng với mặt phân lớp của đá. Ngược lại, khi hướng dốc của
đất ngược hoặc vuông góc với hướng dốc địa hình thì trượt trọng lực có xu thế giảm
đi.
Địa hình: là lớp thông tin chung, song cũng có thể lựa chọn những
đơn vị địa hình là chỉ thị trực tiếp cho những vùng có khả năng gây trượt lở hoặc đổ
lở. Đó là những khe rãnh xâm thực, các thung lũng hình chữ V, các bề mặt sườn,
các tích tụ chân sườn hoặc các thềm sông, bãi bồi. Các đơn vị địa hình đó vừa là
dấu hiệu song cũng vừa là cơ sở để giúp kiểm tra việc phân tích xử lý thông tin.
Mật độ sông suối: thông số chỉ sự phân cắt ngang của địa hình, là
thông số giúp ta xác định được một cách gián tiếp tiềm năng xảy ra trượt lở.
25
Hệ thống đứt gãy: là các đới có liên quan tới nhiều vấn đề của khoa
học trái đất, đặc biệt là việc nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản, nước ngầm vì đó là hệ
thống kênh dẫn và lưu giữ chúng. Đối với trượt lở, đứt gãy sẽ tạo nên các đới suy
yếu về tính chất cơ lý của đất đá. Vì vậy, hai thông số về đới xung quanh của đứt
gãy và mật độ đứt gãy sẽ là hai lớp thông tin cần thiết trong nghiên cứu trượt lở.
Lớp phủ thực vật: nhiều nghiên cứu đã khẳng định: thực vật có khả
năng chống trượt lở. Trong từng thảm thực vật mà cấu trúc bộ rễ có khác nhau, cây
có bộ rễ lớn, ăn sâu sẽ có khả năng củng cố sự chịu tải của đất nơi sinh sống. Các bộ
rễ như vậy phổ biến ở kiểu thảm rừng thường xanh lá rộng hoặc tre nứa. Thảm rừng
càng dày thì khả năng chống trượt lở càng cao.
Hình 2.5. Mô hình chung về cây và bộ rễ
Thành phần thạch học: Các loại đá khác nhau thì tính chất cơ lý
khác nhau và khả năng chống chịu với trượt lở cũng khác nhau. Các đá cấu tạo
khối, cấu trúc chặt thì ít khi bị trượt lở. Tuy nhiên, đối với đá dạng khối, hiện tượng
đổ lở dễ xảy ra khi độ dốc lớn, đặc biệt là đối với đá vôi nứt nẻ.
Lượng mưa: Đây là thông số rất quan trọng liên quan đến trượt lở và
đổ lở. Thông thường, cường độ trượt lở gia tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa, đặc biệt
là với cường độ mưa trận.
26
Hình 2.6. Hình ảnh thực địa tại Bắc Yên, tỉnh Sơn La (3-2014)
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trượt lở đất được mô tả trong hình 2.7
Hình 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến trượt lở [7]
2.2.1. Lớp yếu tố địa hình
Đặc trưng cho lớp yếu tố địa hình chi phối quá trình trượt lở chính là độ dốc
sườn. Độ dốc địa hình có vai trò quyết định tới sự hình thành và phát triển trượt lở.
Khi góc dốc bằng 0, như vậy sẽ không có trượt.
27
Các bản đồ độ dốc của sườn được xây dựng theo các bản đồ địa hình (có
đường đồng mức). Cần phải thành lập thang phân cấp độ dốc, thang này được thành
lập dựa vào tương quan thay đổi giữa độ dốc và hệ số ổn định trượt. Tương quan
này được xác lập khi các đại lượng khác trong tính F giữ nguyên chỉ để cho độ dốc
thay đổi, kết quả cho ta có đồ thị biểu diễn sự thay đổi của hệ số ổn định trượt F
theo độ dốc. Sự thay đổi đột ngột hệ số góc của đồ thị chính là biên các cấp độ dốc
cần xác định. Sau đó dựa vào tỷ lệ nằm ngang trên bản đồ để phân biệt các khu vực
với độ dốc phải tìm.
Bảng 2.1. Bảng phân cấp độ dốc (0) (theo bảng phân cấp độ dốc áp dụng cho tai
biến khu vực Tây Bắc của Ts. Nguyễn Quốc Khánh [10]
STT Độ dốc
1 00 – 50
2 50 – 150
3 150 – 300
4 300 – 450
5 Trên 450
2.2.2. Lượng mưa( lượng mưa trung bình năm)
Lượng mưa là thông số rất quan trọng quyết định đến quá trình trượt lở đất.
Nước mưa ngấm xuống khối trượt một mặt làm tăng tải trọng của khối đất đá trên
sườn dốc, làm giảm độ bền của đất đá. Mặt khác, còn tạo thành dòng ngầm sinh ra
áp lực nước thủy động và thủy tĩnh kết quả làm lực gây trượt tăng một cách đáng
kể. Cường độ trượt lở đất gia tang tỷ lệ thuận với lượng mưa, đặc biệt là với cường
độ mưa trận. Từ số liệu mưa trung bình năm theo thống kê của UBND huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La kết hợp với bản đồ lượng mưa trung bình năm thuộc atlats quốc
gia cho phép xây dựng bản đồ lượng mưa trung bình năm của khu vực nghiên cứu.
Tổng lượng mưa năm từ 1300 - >2000 mm, lượng mưa phân bố không đều theo
không gian và thời gian Lượng mưa bình quân 1.500 mm/năm, mưa chủ yếu vào
tháng 6,7,8 và 9, chiếm 85%. Nghiên cứu theo tình hình thực tế và tiến hành thống
28
kê các giá trị nội suy toàn huyện, tác giả chia thành 5 cấp các giá trị tương ứng với
mức độ tác động của nó đến tai biến trượt lở đất khác nhau từ thấp đến rất cao. Các
bước tiến hành sẽ được thực hiện trong chương 3.
Bảng 2.2. Bảng phân cấp ảnh hưởng của lượng mưa trung bình năm đến quá
trình trượt lở đất
Cấp ảnh hưởng Lượng mưa Tb năm (mm/năm)
1 <1300
2 1301 – 1500
3 1501 – 1900
4 1901 – 2000
5 > 2000
2.2.3. Độ bền của đất đá
Độ bền của đất đá là yếu tố cơ bản phát sinh trượt. Nếu độ bền kháng cắt quá
yếu thì ở trạng thái tự nhiên trên sườn dốc dưới tác động của trọng lực dịch chuyển
trượt vẫn xảy ra. Trên địa bàn huyện Bắc Yên có một số loại đất chính sau (Kế thừa
lài liệu và bản dồ thổ nhuỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000):
- Đất phù sa ngòi suối (Py): diện tích khoảng 220 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ
0,2% diện tích tự nhiên. Nằm ở địa hình thấp dọc theo ven sông, suối. Loại đất này
ít gây ảnh hương tới quá trình trượt lở.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): diện tích khoảng 32.980 ha,
chiếm 30% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao. Độ dốc
phô biến từ 20-30%, tầng đất dày thường 50-100 cm. Loại đất này có thành phần
lớn là sét. Đây là một điều kiện gây ra nguy cơ trượt lở rất cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 31.880 ha, chiếm khoảng
29% diện tích tự nhiên, phần bố trên địa hình dồi núi cao lừ 600 - 1000 m. Độ dốc
thường trên 25%. Tầng đất mỏng, phổ biến từ 30- 50 cm. Đây là loại đất chứa thành
phần sét cao có mức độ tác động mạnh đến trượt lở.
29
- Đất vàng đỏ trên đá Macma axít (Fa): diện tích 16.500 ha, chiếm
khoảng 15% diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình núi cao từ 400-600 m. Độ dốc
phổ biến từ 20- 25%. Tầng dầy mỏng thường từ 30-70 cm. Loại đất này được đánh
giá ở mức trượt lở cao.
- Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến set (Hs): diện tích khoảng 11.000 ha,
chiếm 10% diện tích tự nhiên. Phân bổ trên khu vực núi cao trên 1000 m. Loại đất
này chỉ có ý nghĩa về lâm sinh.
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm
7% diện tích tự nhiên. Phân bố trên khu vực núi cao trên 1000 m.
Ngoài ra còn một số loại đất có diện tích 9.600 ha, chiếm tỷ lệ 8,7% so với
diện tích tự nhiên như: đất dốc tụ (D), đất nâu đỏ trên dá vôi (Fv). Tương quan giữa
các nhóm đất đá và sự xuất hiện trượt cho phép xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở
thành phần chỉ tính tới yếu tố nhóm đất đá. Mỗi một nhóm đất đá tương ứng với
một cấp độ trượt. Tầng dầy của đất càng lớn và thành phần cơ giới chứa càng nhiều
sét thì tiềm năng trượt lở càng cao. Các tính chất của vật liệu liên quan mật thiết
nhất tới sự ổn định của sườn dốc là ma sát, lực gắn kết và tỉ trọng của đất đá.
2.2.4. Mức độ phong hóa
Phong hóa là quá trình biến đổi đá theo thời gian. Độ bền của đá giảm đáng
kể sau khi bị phong hóa. Kiểu vỏ phong hóa quyết định chiều dày và tổ hợp khoáng
vật đi kèm. Trên các sườn dốc mà lớp vỏ phong hóa càng dày, mức độ phong hóa
càng triệt để thì khả năng trượt càng lớn. Nhóm khoáng vật sét của sản phẩm phong
hóa quyết định tính chất đối với nước của lớp vỏ phong hóa.
Trong nội dung luận văn tác giả sử dụng tầng dày của lớp thổ nhưỡng để
đánh giá nguy cơ trượt lở
Bảng 2.3. Bảng chỉ tiêu cơ lý đá biến đổi theo mức độ phong hóa[12]
STT Mẫu
TN
Tên đá Dung
trọng
(TN) ó
(g/cm3)
Tỷ trọng
∆ (g/cm3)
Hệ số
rỗng ồ
Độ lỗ
rỗng
n(%)
Cờng độ
kháng
nén khô
(KG/cm2
)
1 np13 Cát sạn kết 2.50 2.79 0.116 10.4 167.5
2 np23 Cát kết 2.59 2.81 0.110 10.1 180.0
3 np33 Bột kết 2.48 2.75 0.119 10.8 160.3
30
4
np14
Cát sạn kết phong
hóa
2.24 2.68 0.196 16.4 69.0
5
np2 4
Cát kết phong hóa
2.22 2.63 0.200 17.0 65.0
6
np3 4
Sét kết phong hóa
2.20 2.60 0.210 17.5 63.0
7
np15
Cát sạn kết phong
hóa
2.18 2.65 0.216 17.7 35.2
8
np25
Cát kết phong hóa
mạnh
2.20 2.68 0.218 17.7 34.0
9
np35
Bột kết phong hóa
mạnh
2.15 2.61 0.200 17.0 32.3
10
np45
Sét kết phong hóa
mạnh
2.17 2.63 0.250 18.1 31.5
2.2.5. Khoảng cách tới đứt gãy hoạt động.
Đứt gãy hoạt động thể hiện mức độ hoạt đông địa chấn của khu vực hoặc
mức độ linh động của nền đất. Các rung động của hoạt động địa chấn gây nên hiệu
ứng tissotropia làm giảm một cách cơ bản lực kết dính C và góc ma sát trong của
đất. Để thể hiện một cách dễ dàng vị trí tương đối của điểm khảo sát trong khuôn
khổ của hoạt động địa chấn khu vực, chúng tôi đã phân ra điểm khảo sát nằm trên
đứt gãy hoạt động và điểm khảo sát nằm bên ngoài đứt gãy hoạt động với một
khoảng cách xác định. Khoảng cách này được xác định bằng cách xây dựng các
vùng ảnh hưởng (buffer zones) với sự hỗ trợ của công cụ GIS.
31
Hình 2.8. Dữ liệu đứt gãy huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
2.2.6. Mức độ chia cắt ngang địa hình
Chiều rộng của sườn dốc được thể hiện qua chỉ số phân cắt ngang địa hình.
Cũng như mức độ dập vỡ, nứt nẻ, mức độ chia cắt ngang địa hình phản ánh tính liên
tục, mức độ liền khối của đất đá. Các đặc tính định lượng của sự phân cắt ngang địa
32
hình phụ thuộc vào tỷ lệ và chức năng của bản đồ. Thông thường người ta thường
dùng chỉ số độ dài của mạng lưới thuỷ văn trên diện tích 1 km2 được quy định như
giá trị trung bình hoặc theo lưu vực sông. Khi tính chỉ số này người ta thường dùng
công thức:
l= L / P
Trong đó: l- là độ dài chung của mạng lưới xâm thực tính theo km phù hợp
với giá trị bình quân trong giới hạn diện tích P.
L là độ dài chung của mạng lưới xâm thực trong giới hạn diện tích đó.
P là diện tích mà trong đó độ dài của mạng lưới xâm thực được đo đạc.
2.2.7. Lớp phủ thực vật
Lớp phủ thực vật có vai trò làm tăng độ ổn định cho mái dốc nhờ tác dụng cơ
học của rễ cây liên kết các thành phần của đất và điều hòa sự thay đổi đột ngột độ
ẩm của đất trong mái dốc. Tỉ lệ che phủ của thảm thực vật bảo vệ đất khỏi quá trình
trượt lở. Thảm thực vật còn có tác dụng điều tiết dòng chảy, chuyển một phần nước
mặt thành nước ngầm.
Huyện Bắc Yên là huyện có diện tích đất rừng và rừng khá lớn, chiếm 69,1%
diện tích nông nghiệp vả chiếm 36,07% diện tích đất tự nhiên, đất đai phù hợp với
nhiều loại cây, rừng của huyện Bắc Yên có vai trò của rừng phòng hộ và cỏ khả
năng phát triển rừng. Hiện nay độ che phủ của rừng thấp, đạt 42%, trong đó rừng gỗ
lá rộng còn 31.537.9 ha, trữ lượng gỗ khoảng 461.100 m3, còn lại là rừng hỗn giao,
rừng tre là 7.702,6 ha nằm dọc 2 bờ sông Đà, rửng trồng còn trên 4.000 ha, chủ yếu
của dự án 219 dự án 747 và 661. Hiện trạng rừng tại đấy đảm bảo cho nguy cơ
phòng tránh trượt lở cao.
2.2.8. Đường giao thông
Mạng lưới giao thông huyện Bắc Yên thời gian qua phát triển khá nhanh,
một số tuyến đường đã được nhựa hóa như Quốc lộ 37, tỉnh lộ 112, các tuyến nội
thị, các tuyến huyện lộ đã được thông tuyến. Các tuyến đường huyện, xã ô tô đi
được được đầu tư xây dựng chủ yếu trong những năm gần đây, do đó nhiều tuyến
mặt đường chưa ổn định dễ gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Mật độ đường
giao thông tăng nhanh kèm theo đó là tác động của con người vào lớp phủ thực vật
cũng như chất lượng đất. Theo tình hình thực địa thì hiện trạng 2 bên taluy của
đường giao thông có độ dốc cao gây khả năng trượt lở mạnh gây nguy hiểm cho
33
cuộc sống người dân. Do đó tác giả đã đưa yếu tố giao thông vào đánh giá với lớp
thông tin là khoảng cách đến tim đường ( bufer của đường ).
Hình 2.9. Dữ liệu giao thông huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
34
2.2.9. Vai trò của con người.
Tồng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện: 110.371 ha, trong đó đất đang sử
dụng là 81.185,67 ha, chiếm 73,6% diện tích tự nhiên, được sử dụng vào các mục
đích sau:
Diện tích đất sử dụng bình quân đầu người 1,1ha/ người, trong nông nghiệp
là 1,02ha/ người. Như vậy so với huyện khác trong tỉnh tỷ lệ này khá cao và đặc biệt
là gấp hơn 2 lần so với đồng bằng sông Hồng ( 360m2/người), điều đó phù hợp với
điều kiện thực tế của huyện, chủ yếu là so với các huyện khác trong tỉnh diện tích
đất canh tác của huyện có độ dốc cao do đó việc tăng trưởng giá trị và sản lượng
trong nông nghiệp tỷ lệ thuận với việc tăng nhanh diện tích, mặt khác do diện tích
đất bằng phẳng đã được khai thác triệt để để canh tác lúa nước, song rất nhỏ 190 ha,
chiếm 0,17 % diện tích đất tự nhiên, còn lại 950 ha diện tích lúa nước là diện tích
tận dụng khai thác đất đồi dốc để khai hoang ruộng bậc thang; diện tích rừng và các
cây trồng khác đều canh tác trên đất đồi có độ dốc cao, bên cạnh đó việc khai thác
sử dụng tài nguyên lãng phí, chưa hiệu quả là một trong những vấn đề bức xúc đặt
ra trên quan điểm phát triển bền vững trong thời gian tới.
Hình 2.10. Hình ảnh nương rẫy ( thực địa Bắc Yên, tỉnh Sơn La 3-2014)
Diện tích đất chưa sử dụng còn 45.463 ha chiếm 41,2% diện tích tự nhiên.
Như vậy diện tích đất chưa sử dụng còn khá song chủ yếu là đất dốc.
Trong nghiên cứu, phân tích các nhân tố phát sinh trượt lở đất thì hiện trạng
sử dụng đất được xem xét ở khía cạnh ảnh hưởng của lớp phủ thực vật. Các tính
chất ăn sâu, ăn ngang của rễ, mật độ lớp phủ là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_vuduytien_2014_3026_1869507.pdf