LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.ix
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.vi
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1. Tính cấp thiết. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4
1.1. Tổng quan về môi trường lao động. 4
1.1.1. Môi trường . 4
1.1.2. Môi trường lao động . 7
1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động [30] . 8
1.1.4. Khái niệm về tiếng ồn . 10
1.1.5. Ô nhiễm tiếng ồn. 10
1.1.6. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. . 12
1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động đến sức
khỏe người lao động. 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 18
77 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gưỡng nghe vì các nguyên nhân sau: [2]
17
- Sự chấn thương âm học: Những âm thanh có cường độ rất mạnh hoặc
tiếng nổ có thể gây thủng màng nhĩ, tổn thương ba xương nhỏ trong tai và phá
huỷ các tế bào thần kinh thính giác hoặc các tổ chức xung quanh. Với mức
tiếng ồn khoảng 140 dB sẽ gây chấn thương âm học cho tai.
- Bệnh điếc nghề nghiệp: Việc tiếp xúc với tiếng ồn nhiều năm có thể
dẫn đến bệnh điếc nghề nghiêp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mỗi
ngày người công nhân tiếp xúc 8 giờ với tiếng ồn thì cơ quan thính giác của
họ sẽ:
Với mức ồn từ: 90 - 100 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 10 - 20 năm
làm việc.
Với mức ồn từ: 100 - 105 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 10 năm làm việc.
Với mức ồn > 105 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 5 năm làm việc.
Bệnh điếc nghề nghiệp được phát triển dần dần và có thể có các biểu
hiện, triệu chứng lâm sàng chia thành 4 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn khởi đầu: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ù tai, cảm thấy
nghe kém sau ca làm việc. Đo thính lực sau ngày làm việc sẽ thấy có sự suy
giảm thính lực ở tần số 4.000 Hz.
+ Giai đoạn tiềm tàng: Thời kỳ này kéo dài từ 5 - 7 năm tuỳ thuộc vào
sức đề kháng của tai. Đo thính lực thấy có khuyết hình chữ V rõ rệt ở tần số
4.000, đỉnh có thể tới 50 - 60 dB.
+ Giai đoạn cuối của quá trình tiềm tàng: Thời kỳ này kéo dài từ 10-15
năm. Đo thính lực thấy khuyết hình chữ V đã mở rộng đến vùng tần số 2.000.
Nói chuyện bị ảnh hưởng.
+ Giai đoạn điếc rõ rệt: Giai đoạn này bệnh nhân bị ù tai, tiếng nói to
cũng khó nghe. Khuyết hình chữ V đã mở rộng đến cả vùng tần số 1.000, 500,
250 Hz.
18
Cường độ tiếng ồn tối thiểu có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với thính
giác con người phụ thuộc vào tần số tiếng ồn. Đối với sóng âm tần số (2000-
4000)[Hz] thì tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ lúc cường độ tiếng ồn đạt 80dB;
đối với tần số cao hơn, (5000-6000)[Hz] thì bắt đầu từ 60dB. Cường độ tiếng
ồn lớn hơn 70dB thì không còn nghe tiếng đối thoại và mọi thông tin bằng âm
thanh của con người trở nên vô hiệu.
Đối với con người, tiếng ồn có thể gây ra tác dụng: mỏi thính lực, đau
tai, mất trạng thái cân bằng, giật mình mất ngủ, ngủ chập chờn, loét dạ dày,
tăng huyết áp, hay cáu gắt, giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm,
đầu óc mất tập trung, rối loạn cơ bắp,...
Tiếng ồn có thể gây ra những dạng tai nạn lao động:
Gây điếc nghề nghiệp, đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc không
đối xứng, và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc vối tiếng ồn.
Tác dụng tiếng ồn lâu ngày làm các cơ quan chức phận của cơ thể mất
cân bằng, gây suy nhược cơ thể, hạn chế lưu thông máu, tai ù, căng thẳng đầu
óc, giảm khả năng lao động và sự tập trung chú ý, từ đó là nguyên nhân gây
tai nạn lao động.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động đã có
nhiều tác giả nghiên cứu như Roger.P Hamernik, Robert (1988); đã thấy rõ
tiếng ồn gây tác động xấu lên các hệ cơ quan như tiêu hóa, thần kinh tim
mạch và đặc biệt tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ giảm sức nghe, dẫn đến điếc
do tiếng ồn.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cho thấy, điều kiện
lao động rủi ro, có hại đã góp phần gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế
giới, cụ thể: 16% số người bị tổn thương thính lực, 37% số người bị bệnh đau
19
lưng, 11% số người bị bệnh hen xuyễn, 10% số người bị thương tật, 9% số
người bị ung thư và 2% số người bị bệnh bạch cầu. [8]
Ở một số nước công nghiệp phát triển do ảnh hưởng của tiếng ồn chiếm
52% trong tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp. Ở Tiệp Khắc: điếc nghề
nghiệp chiếm 3,9% , Liên Xô: tỷ lệ điếc nghề nghiệp dao động từ 41 – 72%,
Anh: 38,6% công nhân tán rive giảm sức nghe, Úc, từ 2001-2002 có 10,5%-
12% công nhân tiếp xúc với tiếng ồn vượt qua tiêu chuẩn. (Nguyễn Quang
Khanh và cộng sự năm 2003) [12]
Theo Rey 1974 cho biết 60% công nhân công nghiệp kim loại tiếp xúc với
tiếng ồn trên 95dBA, bị mất nghe 25dBA ở tần số 500; 1000; và 2000 Hz;
Octahkobur 1980 cho thấy tiếng ồn ở 85dBA tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 3%;
90%dBA tỷ lệ điếc là 10% và 110dBA tỷ lệ điếc là 34%, Martin 1975 xác
nhận nguy cơ mất khả năng nghe do tiếng ồn từ 90dBA trở lên (Nguyễn
Quang Khanh và cộng sự năm 2003) [12]
Theo báo cáo của Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp(
NIOSH): có khoảng 22 triệu người lao động Mỹ với tiếng ồn vượt qua tiêu
chuẩn.[23]
Theo Cục An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA), điếc nghề nghiệp
đã được liệt kê là một trong những mối quan tâm sức khỏe nghề nghiệp phổ
biến nhất ở Mỹ trong hơn 25 năm. Năm 2004, Cục Thống kê Lao động đã báo
cáo rằng gần 125 000 công nhân bị mất thính lực vĩnh viễn. Riêng năm 2009,
BLS báo cáo có hơn 21 000 trường hợp mất thính lực. [24]
Theo nghiên cứu mất thính lực trong nghành công nghiệp gỗ ở Nepal, có
125 người công nhân tham gia, tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở số công nhân này là
26,5%. Mức độ tiếng ồn tương đương cho dao động từ 71,2-93,3 dBA.[25]
20
Viện quốc gia về sức khỏe thợ mỏ (NIMH) đã tiến hành nghiên cứu điếc
nghề nghiệp trong các mỏ khác nhau. Tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở số công nhân
là 12,8%. [26]
Ở Hàn Quốc, tình đến năm 2009, bệnh điếc nghề nghiệp là bệnh chiếm
tỷ lệ cao nhất, chiếm 94,8% .[27]
Ở Trung Quốc, tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp ở công nhân các nghành
công nghiệp khác nhau bao gồm sản xuất, dệt may, đường sắt là 12%, 15%,
49,2%. Tỷ lệ điếc nghề nghiệp tăng khi thời gian tiếp xúc tăng. [28]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam việc nghiên cứu thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công
nhân trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, phòng
không không quân của nhiều tác giả đã được công bố.
Theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế, trong giai đoạn 2006 –
2011, vẫn còn 14,26% số mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép (giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ này là 19,6%). Các yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt
tiêu chuẩn cho phép cao nhất là ồn (22,16%), phóng xạ (20%) và ánh sáng
(15,28%), bụi (11,3%).
Theo tác giả Dương Công Hoành của Trung tâm y tế đường sắt tiếng
ồn của đầu máy hơi nước và diezen của tàu hỏa giao động từ 90-101dBA.
Về thính lực đã điều tra trên 669 công nhân tài xế và phó tài xế của xe hỏa
ở xí nghiệp đầu máy hà nội đã phát hiện 9,27% số người có biểu đồ dạng
điếc. [11]
Theo tác giả Hà Lan Phương(2008) đã nghiên cứu điều tra tỷ lệ mắc
bệnh nghề nghiệp trong công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cho thấy tỷ lệ vượt
tiêu chuẩn cho phép là 75% vượt TCCP từ 1-23%. [13]
Theo tác giả Nguyễn Quang Khanh (2003) [12] đã nghiên cứu tiếng ồn
và tình hình sức nghe của công nhân tại xí nghiệp sửa chữa máy bay và thiết
21
bị chuyên dụng cho thấy đa số các vị trí lao động xí nghiệp tiếng ồn đêu vượt
mức giới hạn cho phép.
Theo Lê Văn Trung, Nguyễn Thị Toán, năm 1992 (Nguyễn Quang
Khanh và cộng sự năm 2003) [12] đã nghiên cứu trong ngành sản xuất xi
măng và ngành giấy cho thấy người công nhân phải tiếp xúc tiếng ồn 100-
104dBA.
Theo “ Đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của
công nhân tại một nhà máy lắp ráp ô tô ở Vĩnh Phúc” (Nguyễn Quang Khanh
và cộng sự năm 2003) [12] cho thấy có 2/4 khu vực (64,6% công nhân làm
việc) có độ ồn cao vượt mức cho phép của Bộ Y tế ( trên 85dB). 2/4 khu vực
còn lại đạt yêu cầu (dưới 85dB); tỷ lệ điếc chung là 39,05%; trong đó điếc
nghề nghiệp là 17,7% - (bị một hoặc hai tai). Tỷ lệ điếc này không khác nhau
ở các khu vực sản xuất. Điếc nghề nghiệp tăng lên theo thâm niên công tác:
Tỷ lệ nghe kém ở người thâm niên dưới 5 năm so với trên 5 năm là 34,1% và
48,0%. Qua nghiên cứu này, họ cho thấy rằng tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở nhà
máy trên cũng cao tương tự như một số nhà máy lắp ráp ô tô khác.
Theo nghiên cứu về “Mức độ Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn ở một số nhà
máy tại TP Hồ Chí Minh” đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ôn và điếc nghề
nghiệp trong 2 năm 2006-2007 [7] cho thấy : Năm 2006 có 2051/10400
(20,08%) mẫu đo vượt tiêu chuẩn của Bộ y tế (> 85dBA); năm 2007 thì có
1675/9769 (17,15%) mẫu đo vượt tiêu chuẩn. Qua đây, ta thấy rằng số lượng
mẫu vượt khá cao, chiếm tỷ lệ 17% - 20%, như vậy cứ đo 5 điểm có người lao
động thì có 1 điểm vượt mức cho phép. Khám phát hiện điếc nghề nghiệp do
tiếng ồn là công việc dài hơi, nhiều công đoạn từ khi khám tầm soát, sau đó nếu
có nghi ngờ sẽ được đo thính lực hoàn chỉnh kết hợp với yếu tố tiền sử, bệnh sử,
khám lâm sàng cùng với kiểm tra môi trường lao động, từ đó có chẩn đoán xác
định. Kế tiếp làm các thủ tục đưa ra Hội đồng Giám định Y khoa để người lao
22
động hưởng các quyền lợi theo chế độ. Với tỷ lệ rất thấp khi so sánh số lượng
người lao động được phát hiện giảm thính lực với số lượng được chẩn đoán xác
định điếc nghề nghiệp khoảng 10%. Và tỷ lệ người lao động được đưa ra Hội
đồng Giám định Y khoa còn rất thấp hơn nữa, khoảng 5%
Bảng 1.2: Mức độ điếc nghề nghiệp ở một số nhà máy tại thành phố
Hồ Chí Minh [7]
Khám điếc nghề nghiệp Năm 2006 Năm 2007
Tổng số khám 12884 10056
Giảm thính lực 807 (6%) 1158%
Chẩn đoán xác định 71 (0,5%) 171 (1,5%)
Giám định 42 (0,3%) 86 (0,8%)
Nghiên cứu hồi cứu kết quả đo môi trường lao động của tác giả Nguyễn
Đặng Quốc Chấn và cộng sự năm 2003 cho 628 cơ sở sản xuất và kết quả
khám bệnh điếc nghề nghiệp (BĐNN) cho 9240 người lao động làm việc
trong các cơ sở sản xuất thời gian thực hiện:từ tháng 12/2002 đến 12/2003,
được ghi nhận như sau: Về kết quả tiếng ồn vượt mức cho phép (>85dB) có tỷ
lệ như sau: cơ sở quốc doanh: 31,08%, nước ngoài: 23,71%, liên doanh:
34,05%, cổ phần: 44,32%, tư nhân: 31,94%. Về kết quả BĐNN của công
nhân làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao, phát hiện 370 công nhân có
dấu hiệu giảm thính lực 66 công nhân được chẩn đoán xác định bị bệnh điếc
nghề nghiệp, Bệnh điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao theo các ngành nghề sau:
dệt may: 34,4%, nhà máy thép: 22,6%, xí nghiệp in: 16,1%. Ngoài ra còn có
các ngành nghề khác của các cơ sở xí nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề
nghiệp cao như: nhà máy bia, công ty nước giải khát có đóng chai 6,8%, nhà
máy thủy tinh 5,5%, xí nghiệp sơn 2%.
Theo nghiên cứu “ Ô nhiễm do tiếng ồn giảm thính lực, điếc nghề nghiệp
trong công nhân cơ khí ô tô tại Huế” năm 2006 [9] cho thấy người lao động
23
của Công ty cổ phần cơ khí ô tố thống nhất Huế thường xuyên tiếp xúc với
tiếng ồn tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép cao( 72,7%), tình trạng giảm thính lực
nghề nghiệp ở người lao động khá phổ biến (33,1%), tiếng ồn trong lao động,
cơ khí ô tô, thính lực.
Kết quả khảo sát trên 259 công nhân được khám và đo điếc nghề nghiệp
tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM trong năm 2011 được báo cáo tại hội
nghị khoa học bệnh viện ngày 2012 đa số công nhân được chuyển đến khám
điếc nghề nghiệp là thợ đứng máy, thợ bảo trì máy, làm việc ở môi trường
tiếng ồn thường xuyên trên 85dBA, mỗi ngày tiếp xúc tám tiếng. Trong
44/259 công nhân (chiếm tỉ lệ 17%) được xác định điếc nghề nghiệp đều có
thời gian tiếp xúc tiếng ồn ít nhất một năm. Đặc biệt, thời gian tiếp xúc tiếng
ồn càng lâu tỉ lệ bị điếc nghề nghiệp càng cao.
Theo tác giả Hồ Xuân Vũ và cộng sự (2009) đã nghiên cứu tình hình ô
nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động ở Công ty hữu hạn xi
măng Luks Việt Nam – Hương Trà, Thừa Thiên Huế năm 2009 cho thấy tỷ lệ
ô nhiễm tiếng ồn tại các khu vực là 57,6%. Và tỷ lệ giảm thính lực ở người
lao động là 12,8%. [22]
1.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất
1.3.1. Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn
Đây là biện pháp chủ động, tích cực, giảm tận gốc nguồn ồn. Có thể
giảm tiếng ồn ngay từ nguồn phát sinh bằng cách thay đổi dây chuyền công
nghệ, máy móc, thiết bị cũ, có mức tiếng ồn cao bằng dây chuyền công nghệ,
máy móc, thiết bị mới, tiên tiến có mức tiếng ồn thấp hơn. Đối với hệ thống
thiết bị, máy cũ có thể giảm mức tiếng ồn bằng các biện pháp như:
- Biện pháp công nghệ: thay đổi qui trình công nghệ, vật liệu. Thí dụ: thay
một số chi tiết có độ chính xác chưa cao, bị mòn, rơ..., thay bánh răng thẳng bằng
bánh răng nghiêng, thay các chi tiết kim loại bằng các chi tiết phi kim loại...
24
Biện pháp cô lập nguồn ồn: trang bị thêm cho thiết bị vỏ bao cách âm,
cabin cách âm để cô lập nguồn ồn. Biện pháp này đem lại hiệu quả cao khi áp
dụng với các động cơ, máy phát điện, máy nén khí...
Biện pháp cách rung: thiết kế bệ giảm rung, gối giảm rung cho thiết bị
nhằm giảm tiếng ồn sinh ra do rung động. Biện pháp này áp dụng đối với hệ
máy bơm, quạt cao áp, máy giặt công suất lớn...
Gắn thêm ống giảm âm cho thiết bị khí nén, quạt cao áp...
Đối với hệ thống thông gió, nên thay loại quạt có mức tiếng ồn thấp hơn,
cần tính toán, thiết kế để vận tốc lưu chuyển khí trong hệ thống đường ống
tương đối thấp (v < 5 m/s), xử lý bề mặt bên trong hệ thống đường ống bằng
các vật liệu hấp thụ âm và lắp thêm bộ tiêu âm cho hệ thống thông gió.
Đối hệ thống băng chuyền, cần giảm đến tối thiểu chiều cao rơi của sản
phẩm, nên dùng thiết bị chuyền tải bằng băng chuyền thay vì bằng trục lăn.
Hình 1.1. Kết cấu giảm ồn tại nguồn của máy khoan khí nén Trung Quốc
S7655 với nắp đậy khe thải khí nén thông thường (a) và mẫu nắp đậy có xử
lý tiêu âm (b) kết hợp tay cầm giảm rung do viện BHLĐ thiết kế, chế tạo.
25
1.3.2. Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền
Trên địa bàn vùng, cũng như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực
nhà máy, xí nghiệp... có thể áp dụng biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan
truyền như:
- Biện pháp sử dụng màn chắn âm.
- Biện pháp hấp thụ âm trong gian sản xuất.
- Biện pháp cách âm.
- Biện pháp sử dụng cabin cách âm, bao cách âm...
- Biện pháp trồng các dải cây xanh dày cành, lá vừa tạo cảnh quan, đảm
bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng
ồn đến khu vực cần yên tĩnh hơn.
1.3.3. Giảm tiếng ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân và tổ chức lao động
khoa học
a. Biện pháp giảm ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân
Không phải với mọi vị trí lao động có thể áp dụng các biện pháp kiểm
soát tiếng ồn như đã trình bày ở trên (do tính chất lưu động của công việc, do
luôn cần phải điều khiển, vận hành qui trình sản xuất...) thì người ta sử dụng
các phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn.
Đối với một số thiết bị như máy khoan đá, khoan than, máy tán rivê, máy
rèn, máy đột dập, máy cưa... thì việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân
là thuận tiện và kinh tế hơn cả. Các phương tiện cá nhân chống ồn gồm có:
nút tai, bao tai, mũ chống ồn. Các loại bao tai chống ồn của Mỹ, Nhật, Đức,...
có thể giảm mức ồn ở tần số cao từ 20 - 30 dBA.
26
Hình 1.2. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn
b. Biện pháp giảm tiếng ồn bằng tổ chức lao động khoa học
Định kỳ tổ chức khám bệnh điếc nghề nghiệp: Bên cạnh các biện pháp kỹ
thuật trên, cần tổ chức khám bệnh điếc nghề nghiệp định kỳ cho người lao động
nhằm phát hiện sớm những người mắc bệnh cũng như mức độ bệnh để các nhà
quản lý, các bác sỹ có kế hoạch, biện pháp chữa trị kịp thời, có hiệu quả.
Hạn chế thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cao: Giảm thời gian tiếp xúc với
tiếng ồn cao bằng cách thay đổi, luân phiên vị trí làm việc cũng là một biện
pháp được áp dụng nhằm bảo vệ sức nghe của người lao động.
Giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của tiếng ồn: Thông qua các lớp
huấn luyện định kỳ về ATVSLĐ hàng năm, người sử dụng lao động, cũng
như người lao động sẽ nâng cao nhận thức về tác hại của tiếng ồn trong sản
xuất, đồng thời cũng nắm vững được một số biện pháp tối thiểu nhằm tự bảo
vệ thính lực của mình trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất, đặc
biệt trong môi trường lao động có mức tiếng ồn cao.
27
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Tiếng ồn tại các phân xưởng của công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.
- Công nhân làm việc tại công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh
Tuyên Quang
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016
2.2.2. Địa điểm
- Tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Sơ lược về Công ty cổ phần xi măng Tân Quang
- Vị trí địa lý
- Tính chất và quy mô hoạt động
- Qui trình công nghệ
- Hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực công ty
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại
công ty cổ phần xi măng Tân Quang.
- Đánh giá cường độ tiếng ồn tại các vị trí công nhân làm việc của công
nhân: Vị trí, số lượng mẫu ồn tại các phân xưởng của công ty.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động
Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe công nhân
làm việc tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang.
- Hiện trạng mức độ tác động của tiếng ồn và khả năng thính lực của
công nhân qua điều tra phỏng vấn
28
- Đánh giá sức khỏe công nhân trên kết quả khám sức khỏe định kỳ và
kết quả đo thính lực của công nhân công ty.
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao
động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần
xi măng Tân Quang.
- Giải pháp quản lý
- Giải pháp công nghệ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang thông
qua báo cáo quan trắc môi hiện trạng môi trường Công ty cổ phần xi măng
Tân Quang.
- Thu thập thông tin, cơ cấu tổ chức, qui trình công nghệ tại Công ty cổ
phần xi măng Tân Quang
2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
2.4.2.1. Phỏng vấn công nhân
- Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn những nội dung đề tài quan tâm dưới
2 dạng câu hỏi đóng và mở.
- Phỏng vấn công nhân trực tiếp làm việc tại 03 phân xưởng chính của
nhà máy, tổng số 215 công nhân được phỏng vấn, bao gồm:
+ Phân xưởng thành phẩm: 58 công nhân
+ Phân xưởng clinker: 66 công nhân
+ Phân xưởng cơ điện: 81 công nhân
+ Văn phòng công ty: 10 công nhân
- Phương pháp lựa chọn: tại các phân xưởng lựa chọn công nhân lao
động trực tiếp, khu văn phòng lựa chọn ngẫu nhiên.
- Phương pháp phỏng vấn: theo phiếu với bộ câu hỏi sẵn
29
2.4.2.2. Phương pháp xác định độ ồn
- Đo cường độ tiếng ồn bằng máy đo độ ồn có phân tích giải tần số hãng
Cirrus Research PLC (Anh).
Hình 2.1. Máy đo cường độ tiếng ồn có phân tích giải tần
- Đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi
trường - Bộ Y tế. Điều kiện đo: Trong khi mọi hoạt động công ty và môi
trường xung quanh đang diễn ra bình thường.
- Số lượng mẫu: 84 mẫu, với tần suất lấy mẫu 3 lần/vị trí. Thời gian từ
tháng 10 /2015 - tháng 3/2016.
(Lấy mẫu tại 03 phân xưởng sản xuất chính của nhà máy, các phòng ban
phụ trợ, khu văn phòng, khu vực ngoài nhà máy)
2.4.2.3. Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn:
Kế thừa các số liệu đo môi trường lao động và kết quả khám bệnh nghề
nghiệp cho công nhân Công ty xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang các
năm 2013, 2014, 2015.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Thống kê theo phương pháp hiện hành
- Số liệu được so sánh với các tiêu chuẩn và qui chuẩn:
30
+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 và TCVN 3985 - 1999, Âm học – Mức ồn cho phép tại các
vị trí làm việc.
+ QCVN 26:2010/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ban
hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Vẽ biểu đồ trình bày số liệu bằng Microsoft Word, Microsoft Excel.
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang
3.1.1. Vị trí địa lý của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên
Quang
Nhà máy xi măng Tân Quang tại Xóm 8 của xã Tràng Đà, Thành phố
Tuyên Quang. Nằm gần đường tỉnh lộ ĐT185 (đoạn Tuyên Quang đi Chiêm
Hóa) và sông Lô. Nhà máy cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng
2km theo đường chim bay. Khu vực dự án có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh lộ ĐT185.
- Phía Đông Nam giáp khu dân cư.
- Phía Tây Nam giáp sông Lô.
- Phía Tây Bắc giáp đồi keo của khu vực.
Hình 3.1. Nhà máy xi măng Tân Quang
32
Đây là vị trí thuận lợi cho việc phát triển nhà máy với các điều kiện như
gần hai nguồn nguyên liệu chính là đất sét và đá vôi, vị trí giao thông thuận
lợi cả về đường bộ và đường thủy trong tương lai. Tuy nhiên với vị trí tương
đối gần các khu vực dân cư thuộc thành phố Tuyên Quang nhà máy có thể
gây tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân các khu
vực xung quanh nhà máy.
3.1.2. Tính chất và quy mô hoạt động của Nhà máy xi măng Tân Quang
tỉnh Tuyên Quang
Nhà máy xi măng Tân Quang được xây dựng theo chấp thuận tại Công
văn số 879/CP-CN ngày 25/6/2004 của Chính phủ về cho phép đầu tư dự án
xi măng Tuyên Quang. Nằm trong Quy hoạch điều chỉnh phát triển công
nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã
được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày
15/5/2005.
Nhà máy xi măng Tân Quang được xây dựng trên tổng diện tích khoảng
38ha với công suất thiết kế 2500 tấn clinke/ngày. Tổng vốn đầu tư dự án là
1.284.141.793.000 đồng (Một nghìn hai trăm tám mươi tư tỷ một trăm bốn
mươi mốt triệu bảy trăm chín mươi ba ngàn đồng).
Công nghệ sản xuất được lựa chọn và áp dụng cho nhà máy xi măng Tân
Quang - VVMI là công nghệ sản xuất theo phương pháp khô hiện đại, với hệ
thống lò quay có tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng Cyclon, có buồng
phân hủy, mức độ tự động hóa cao, các thiết bị hiện đại sẽ được áp dụng để
đảm bảo sản xuất ổn định, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đạt hiệu
quả kinh tế và ít gây ô nhiễm môi trường.
Lợi thế của Công ty là hệ thống dây chuyền công nghệ lò quay khép kín,
các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hóa và tự động hóa hoàn toàn. Từ
phòng điều khiển trung tâm thông qua các máy tính điện tử, thiết bị vi xử lý,
hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn chỉ báo thể hiện tình trạng của thiết bị
và hệ thống camera quan sát, giúp người vận hành nhanh chóng phát hiện sự
33
cố, kịp thời xử lý, điều khiển hoạt động toàn bộ hệ thống thiết bị nên quá trình
sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, hiệu suất hoạt động của máy móc đạt công
suất thiết kế. Các công đoạn chính của dây chuyền công nghệ sản xuất xi
măng của nhà máy gồm 19 công đoạn và được cấu trúc như sau:
Bảng 3.1. Các công đoạn sản xuất chính của nhà máy xi măng
Tân Quang tỉnh Tuyên Quang
Stt Số hiệu công đoạn Tên công đoạn
1 Công đoạn 111 Đập đá vôi
2 Công đoạn 221 Đập sét tiếp nhận than và phụ gia
3 Công đoạn 223 Kho tổng hợp
4 Công đoạn 234 Tồn trữ và đánh đống đá vôi
5 Công đoạn 241 Liệu thô và xử lý khí thải
6 Công đoạn 242 Định lượng nghiền liệu
7 Công đoạn 243 Silo bột liệu thô
8 Công đoạn 251 Hệ thống nung (tháp trao đổi nhiệt)
9 Công đoạn 255 Hệ thống nung lò
10 Công đoạn 256 Hệ thống nung (đầu ra lò)
11 Công đoạn 262 Chứa và vận chuyển Clinker
12 Công đoạn 271 Đập thạch cao và tiếp nhận phụ gia
13 Công đoạn 281 Nghiền xi măng
14 Công đoạn 282 Định lượng xi măng
15 Công đoạn 284 Silo xi măng
16 Công đoạn 285 Đóng bao và xuất xi măng
17 Công đoạn 601 Chuẩn bị than bột
18 Công đoạn 710 Cung cấp khí nén
19 Công đoạn 622 Trạm cấp dầu
34
Bên cạnh đó Công ty đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường để kiểm soát
bụi và hạn chế nguyên nhiên liệu thất thoát theo khói ra ngoài... giải pháp này
Công ty có thể tiết kiệm chi phí lên tới vài chục tỷ đồng/năm.
Bảng 3.2. Hệ thống các máy móc, thiết bị chính trong dây truyền sản xuất
xi măng của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang
STT Tên thiết bị
1 Máy đập búa LPC 20.18 (máy đập đá vôi)
2 Máy đập sét xung kích CJФ 1100×1200
3
Máy nghiền con lăn kiểu đứng HRM 3400 D (máy nghiền
nguyên liệu)
4 Hệ thống tháp trao đổi nhiệt
5 Hệ thống lò quay Ф 4.0×60
6 Hệ thống ghi và làm nguội Clinker
7 Máy nghiền đứng HRM 1900 M (máy nghiền than)
8 Máy đập phụ gia
9 Máy cán ép
10 Hệ thống máy nghiền xi măng 4.2×13m
11 Máy đóng bao 8 vòi BHYW-8
12 Máy Xúc lật ZL 50C: 02 cái
13 Trạm biến áp 110/6KV
14 Trạm bơm nước
15 Trạm khí nén
Năm 2013, Công ty đã sản xuất, tiêu thụ 750.000 tấn xi măng, clinker,
doanh thu đạt trên 659 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm, tăng 5% so với năm
2012, nộp ngân sách nhà nước trên 24 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao
động đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng, tăng 19% so với năm 2012. Đặc biệt,
Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả trong từng khâu sản xuất như sử
dụng thích hợp các loại vỏ bao cho các khách hàng khác nhau, tiết kiệm được
35
4,7 tỷ đồng; giảm tiêu hao thạch cao xuống 70% so với định mức; giảm 10%
tiêu hao nhiên liệu than (trên 17 tỷ đồng) đây là những nhân tố quyết định
đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.
3.1.3. Qui
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_danh_gia_thuc_trang_tieng_on_trong_moi_t.pdf