Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TỪ ĐẤT KHI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 5

1.1. Vai trò của đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

1.1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

1.1.2. Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam 7

1.1.3. Địa tô và quan hệ lợi ích kinh tế- xã hội đối với Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi 9

1.2. Các chính sách của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý phần giá trị tăng thêm từ đất khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển 13

1.2.1. Các văn bản luật 13

1.2.2. Các văn bản dưới luật 15

1.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về việc chia sẻ lợi ích từ đất 16

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 16

1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore 22

Chương 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TỪ ĐẤT KHÔNG DO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT MANG LẠI TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 25

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 25

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 25

2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Việt Trì 27

 

doc78 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố cũng đã thực hiện chế độ “một cửa” phục vụ việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập sổ mục kê và sổ địa chính; thực hiện đầy đủ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã được cán bộ chuyên môn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đai và hợp tình hợp lý. Khó khăn hiện nay về vấn đề quản lý đất đai trên địa bàn là thành phố vẫn còn 4 xã chưa hoàn thành việc việc cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính chính quy (Hy Cương, Chu Hóa, Tân Đức, Kim Đức) nên gặp khó khăn trong công tác kiểm tra số liệu và rà soát tại thực địa. Tuy vẫn còn khó khăn như vậy, song từ việc làm tốt công tác thu thập số liệu của các xã, phường, nên việc quản lý nhà nước về đất đai tại các xã, phường đã dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở đã được tăng cường. Các tập thể và cá nhân trên địa bàn thành phố đã dần sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, tận dụng được nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội từ tài nguyên đất. Đánh giá chung * Thuận lợi: Thành phố Việt Trì có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế: là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và phía Bắc của đồng bằng sông Hồng; là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Hải Phòng với các tỉnh phía tây- Đông Bắc Bộ và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, của tỉnh Phú Thọ. Hơn nữa, thành phố cũng có một cơ sở hạ tầng vững chắc đã được hình thành lâu dài và ngày càng được củng cố phát triển. Những điều kiện như vậy tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của thành phố hiện tại và trong tương lai. * Khó khăn: Hiện nay, thành phố Việt Trì còn tồn tại một số khó khăn sau: Thứ nhất: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở nhiều điểm dân cư còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ hoặc quá cũ gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và đời sống của người dân. Thứ hai: Nhiều dự án triển khai trên địa bàn còn chậm tiến độ so với kế hoạch do vướng mắc ở công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư gây nhiều bức xúc cho người dân. Thứ ba: Vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Điều này xuất phát từ việc phối hợp thiếu chặt chẽ giữa chính quyền và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. 2.2. Tình hình thu hồi đất phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Biến động đất đai cho mục tiêu đô thị hóa giai đoạn 2000-2010 * Giai đoạn 2000-2005: Trong giai đoạn 2000-2005 diện tích đất đai của thành phố có sự biến động lớn về loại đất và mục đích sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên diện tích tự nhiên. Nguyên nhân chính của quá trình này là các kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh như các hạ tầng về giao thông, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thi, các khu dịch vụ công cộng Cụ thể biến động diện tích các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp: trong giai đoạn 2000 - 2005, đất nông nghiệp của thành phố đã giảm 627,57 ha; diện tích này phần lớn được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (xây dựng các khu công nghiệp, công trình hạ tầng, khu đô thị.), một số ít được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản (chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa 1 vụ) và đất nông nghiệp khác. - Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 3.091,2 ha năm 2000 lên 3.765,94 ha vào năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 722,71 ha), chiếm đa số diện tích này là đất sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công cộng. Diện tích đất ở đô thị tăng một cách đáng kể trong khi đó diện tích đất ở nông thôn lại giảm 26,71 ha do thu hồi để xây dựng công trình hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công cộng. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của thành phố năm 2005 là 198,14 ha, giảm so với năm 2000 là 47,17 ha do chuyển mục đích sang đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp. * Giai đoạn 2005-2010: Thực hiện nghị định số: 133/2006/NĐ-CP, ngày 10 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tự nhiên của thành phố tăng thêm 4.049,33ha do nhập thêm 03 xã Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình của huyện Lâm Thao, 02 xã Hùng Lô, Kim Đức của huyện Phù Ninh và xã Tân Đức của huyện Ba Vì. Do vậy các loại đất trên địa bàn thành phố đều có sự biến động lớn, cụ thể như sau: - Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố năm 2010 tăng 2.157,97 ha nguyên nhân chính là do việc điều chỉnh địa giới hành chính. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1.747,13 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 784,97 ha chủ yếu là đất trồng lúa và hoa mầu, đất trồng cây lâu năm tăng 962,97 ha. Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng do mở rộng địa giới hành chính và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2005- 2010 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.768,11 ha chủ yếu tăng đất ở nông thôn (343,31 ha) và tăng đất chuyên dùng (988,15 ha) do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ phát triển đô thị. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng tăng 123,25 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 97,3ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 25,95 ha. Diện tích tăng lên chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính thành phố. Như vậy, trong giai đoạn 2000- 2010 việc sát nhập thêm 06 xã thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh và Ba Vì đã làm tổng diện tích tự nhiên của thành phố có sự thay đổi lớn kéo theo sự thay đổi diện tích của tất cả các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên chủ yếu là do các xã mới sát nhập với thành phố Việt Trì có diện tích đất nông nghiệp cao, người dân ở những xã này vẫn chủ yếu sinh sống bằng trồng lúa và hoa mầu. Các đơn vị hành chính cũ trên địa bàn thành phố có sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đất đai, diện tích đất nông nghiệp hầu như đã được chuyển mục đích thành đất phi nông nghiệp, điều này lý giải diện tích đất phi nông nghiệp tăng cao trong giai đoạn này (2.442,85 ha). Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2000 - 2010 việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất nhìn chung phù hợp với xu thế biến động sử dụng đất nói chung và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua một diện tích lớn đất nông nghiệp đã bị chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, một lượng lớn người dân đã mất đi tư liệu sản xuất chính của mình. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải có những chính sách hỗ trợ giải quyết vấn đề công ăn việc làm, ổn định đời sống cho những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Bảng 2.2: Biến động các loại đất giai đoạn 2000 – 2010 của thành phố Việt Trì Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Năm Biến động Tăng (+), giảm (-) 2000 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 7.125,78 11.175,11 +4.049,33 1 Đất nông nghiệp 3789,27 5.319,67 +1.530,4 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3422,41 4.531,47 +1109,06 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2547,03 2.841,49 +294,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 875,38 1.689,98 +814,6 1.2 Đất lâm nghiệp 102,35 471,20 +368,85 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 264,51 306,79 +42,28 1.4 Đất nông nghiệp khác 10,21 +10,21 2 Đất phi nông nghiệp 3091,2 5.534,05 +2.442,85 2.1 Đất ở 686,59 1.109,91 +423,32 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 326,64 643,24 +316,6 2.1.2 Đất ở tại đô thị 359,95 466,67 +106,81 2.2 Đất chuyên dùng 1377,29 3.088,15 +1.710,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,06 9,90 +1,84 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,02 100,28 +34,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 892,99 1.211,46 +318,47 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 60,25 14,36 -45,89 3 Đất chưa sử dụng 245,31 321,39 +76,08 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 165,12 222,84 +57,72 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 80,19 98,55 +18,36 Nguồn: Phòng TNMT thành phố Việt Trì 2.2.2. Nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu đô thị hóa đến năm 2015 Mục tiêu chiến lược của Thành phố trong những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững đi đối với việc phát triển văn hóa- xã hội nhanh, mạnh, hài hòa. Khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế, tích cực huy động mọi nguồn lực tập trung thực hiện 2 khâu đột phá: phát triển nhanh kết cấu hạ tầng then chốt và đẩy mạnh dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2015. * Du lịch- dịch vụ: Việt Trì có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành dịch vụ - du lịch, nhất là dịch vụ du lịch gắn với yếu tố tâm linh tìm về cội nguồn: Khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia Đền Hùng, khu ngã ba sông Bạch Hạc- Bến Gót, khu di tích khảo cổ Làng Cả, Gò Mun Ngoài ra còn một số địa điểm phát triển du lịch tâm linh khác như: Đình Lâu Thượng, Đền Tam Giang, Đình Hùng Lô, Đình Hy Cương nhiều đình chùa có giá trị thẩm mỹ, thể hiện văn hoá bản sắc dân tộc trên khắp địa bàn của thành phố. Quỹ đất cần cho phát triển du lịch- dịch vụ trong thời gian sắp tới khoảng 1000-1200ha, trong đó diện tích là đất chuyên dùng khoảng 300 ha, còn lại là diện tích đất có rừng đặc dụng sinh thái, đất có mặt nước sinh thái. * Công nghiệp – TTCN: Việt Trì có thể khai thác tốt nguồn lực tại chỗ cho việc phát triển ngành Công nghiệp vật liệu xây dựng: Đó là mỏ Sét gạch ngói tại Bạch Hạc, Thuỵ Vân; cát xây dựng tại Dữu Lâu...đây là nguồn cát sỏi ở sông Lô với trữ lượng, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra Việt Trì còn có thể phát triển tốt các ngành công nghiệp truyền thống như: Giấy sợi, hoá chất, phân bón, chế biến nông-lâm sản, thực phẩm, bia rượu nước giải khát, công nghiệp dệt, may mặc, da giầy, lắp ráp điện tử. Quỹ đất cần cho phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2015 là khoảng 400 ha, chủ yếu là phát triển các cụm công nghiệp nhỏ như Bạch Hạc, cụm CN-TTCN- Làng nghề Phượng Lâu, Vân Phú * Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: Phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt theo quy hoạch được duyệt. Chú trọng phát triển giao thông đường bộ (cả giao thông hướng ngoại và giao thông nội thành), đường sông và đường sắt; hệ thống kho tàng, bến bãi; - Giao thông ngoại thị: đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy phía Bắc thành phố; điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ số 2 giai đoạn qua thành phố; điều chỉnh hướng tuyến đường quốc lộ 32C; xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe khách liên tỉnh; cải tạo, nâng cấp cầu Việt Trì; xây dựng mới cầu qua sông Lô; mở rộng các trục đường, cửa ngõ ra vào thành phố. - Giao thông nội thị: cải tạo, nâng cấp hệ thống đường hiện có, kết hợp xây dựng mới các tuyến đường theo quy hoạch tạo thành mạng lưới đường liên hoàn, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; xây dựng hệ thống điểm đỗ xe (giao thông tĩnh), đảm bảo diện tích bãi đỗ khoảng 2,5% quỹ đất xây dựng đô thị. * Xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư. Nâng cấp, chỉnh trang khu đô thị trong thành phố cũ; xây dựng thêm 5 khu mới với diện tích 1113ha: Khu đô thị phía Tây Nam (810 ha); khu đô thị mới phía Đông (318 ha); khu đô thị phường Bạch Hạc (180 ha); khu đô thị mới phía Đông Bắc (160 ha) và khu đô thị mới phía Nam thành phố (183 ha). Như vậy, để phục vụ việc phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015 thành phố Việt Trì cần khoảng hơn 2.000 ha đất phải chuyển mục đích sử dụng. Đây là một diện tích khá lớn nên đòi hỏi cần có sự nỗ lực của toàn thể nhân dân cùng như các cấp bộ Đảng, chính quyền trong thành phố. 2.3. Thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, tái định cư cho người có đất bị thu hồi phục vụ các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị 2.3.1. Thực trạng thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị Trong hơn 10 năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra một cách mạnh mẽ đã dẫn đến một phần lớn diện tích đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố bị thu hẹp nhanh chóng để nhường chỗ lại cho các khu đô thị, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.... Có thể nói, sau khi Quyết định 1570/QĐ- UBND ngày 09/6/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Việt Trì đến năm 2020” được ban hành với mục tiêu là “Xây dựng thành phố Việt Trì thực sự trở thành trung tâm động lực kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng, là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội” thì tốc độ đô thị hóa của thành phố đã diễn ra một cách chóng mặt. Hàng chục dự án xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng đã được triển khai trên địa bàn, điều này đã gây ra sự biến động mạnh mẽ về diện tích của các loại đất trên địa bàn thành phố. Bảng 2.3: Thực trạng thu hồi đất trên địa bàn Thành phố qua các năm STT Diễn giải Đơn vị tính Năm 2009 2010 4/2011 1 Đất nông nghiệp Ha 208.03 194.2 45.4 2 Đất thổ cư Ha 28.17 28.2 5.34 3 Số hộ bị ảnh hưởng Hộ 10419 8948 1498 Nguồn: Ban bồi thường, GPMB thành phố Việt Trì Năm 2009, toàn thành phố có 239,57 ha đất bị thu hồi, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,83% (208,03 ha), đất thổ cư chiếm 11,76% (28,17 ha), còn lại là đất giao thông thủy lợi và đất khác (chiếm 1,41%). Có 10.419 hộ bị ảnh hưởng, có 91 hộ được nhận đất tái định cư. Năm 2010 đã có 227,7 ha đất bị thu hồi, trong đó đất nông nghiệp là 194,2 ha (chiếm 85,3%), đất thổ cư là 28,2 ha (chiếm 12,4%), đất giao thông, thủy lợi là 0,62 ha (chiếm 0,2%), đất khác là 4,6 ha (chiếm 2,1%), đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 8.948 hộ dân trong toàn Thành phố. Có 561 hộ đủ điều kiện tái định cư nhưng năm 2010 mới chỉ có 131 hộ nhận đất tái định cư. Tổng số tiền bồi thường được duyệt là 575,35 tỷ đồng, trong đó bồi thường về đất là 169 tỷ đồng, bồi thường về tài sản là 269,24 tỷ đồng, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi là 127,6 tỷ đồng. Tính đến tháng 4 năm 2011, đã có 51,74 ha đất bị thu hồi trong đó đất nông nghiệp là 45,4ha, đất thổ cư là 5,34 ha, các loại đất khác còn lại là 1 ha. Có 1498 hộ bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế của thành phố. Số hộ được tái định cư là 28 hộ. Thành phố đã tổ chức chi trả cho 865 hộ với tổng số tiền hơn 53 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê tại bảng 2.3 cho thấy, diện tích đất thu hồi phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm hơn 80%). Việc thu hồi đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập, đời sống cũng như việc làm của người dân, đặc biệt là người dân chuyên sản xuất nông nghiệp. Theo các quyết định của UBND thành phố thì tổng số diện tích phải thu hồi để phục vụ các dự án là 834,3 ha (4/2011). Hiện nay các dự án phát triển mới chỉ thu hồi được 679,14 ha đất (chiếm 81,4%) trên toàn địa bàn Thành phố; diện tích chưa thu hồi là: 155,16 ha, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chủ yếu là do người dân không chịu trao trả mặt bằng cho nhà đầu tư vì tiền bồi thường quá thấp. Bảng 2.4: Một số dự án đang triển khai trên địa bàn Thành phố STT Tên dự án Diện tích thu hồi theo QĐ (ha) Năm bắt đầu thực hiện dự án Diện tích đã thu hồi (ha) 1 Xây dựng đường Nguyễn Du 37,37 2004 27,75 2 Xây dựng tuyến đường giao thông số 1 rừng Quốc gia Đền Hùng 24,47 2004 18,61 3 Xây dựng khu đô thị và dịch vụ thương mại Minh Phương 47,45 2004 47,45 4 Xây dựng trường Đại học Hùng Vương thuộc địa bàn Vân Phú, Nông Trang, Dữu Lâu 95,70 2003 24,20 5 Đường Hòa Phong kéo dài 26,52 2007 19,15 6 Điều chỉnh tuyến quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì 27,87 2009 22,93 7 Xây dựng đường Thụy Vân, Thanh Đình, Chu Hóa, thành phố Việt Trì 28,32 2009 22,61 8 Mở rộng, kéo dài trục đường hành lễ Khu di tích Đền Hùng đến đường sắt Hà Nội-Lào Cai 13,62 2010 11,65 9 Quy hoạch đất ở dân cư bãi Hạ Bạn, Minh Nông 15,70 2010 8,56 10 Đường Nguyễn Tất Thành 62,59 2008 62,59 11 Khu du lịch Văn Lang 86,80 2008 40,93 12 Quảng trường Hùng Vương và TTDV Việt Trì 32,00 2007 32,00 Nguồn: Ban quản lý dự án thành phố Việt Trì 2.3.2. Bồi thường, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi Tính đến tháng 4/2011 trên địa bàn thành phố Việt Trì đã có 81 dự án đầu tư với diện tích dự kiến thu hồi là 839.3 ha, chủ yếu là từ thu hồi đất nông nghiệp. Các dự án hầu hết đã có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tuy nhiên diện tích bồi thường, giải phóng mặt bằng xong mới đạt 679.14 ha, chiếm 81.4% diện tích phải bồi thường, giải phóng mặt bằng. Diện tích chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng là 155.16 (chiếm 18.6%). Có đến 20.865 hộ dân bị ảnh hưởng và phải được bồi thường, nhưng mới có 17.331 hộ nhận tiền bồi thường, còn 3.534 hộ vẫn chưa nhận tiền bồi thường. Tổng số kinh phí bồi thường được duyệt là 1147.75 tỷ đồng, trong đó: đã chi trả bồi thường về đất là 319.01 tỷ đồng, bồi thường về tài sản là 282.87 tỷ đồng, hỗ trợ là 184.03 tỷ đồng, chưa chi trả bồi thường là 349.36 tỷ đồng. Nhìn chung, thời gian qua đại bộ phận nhân dân Thành phố đã ý thức được chủ trương công nghiệp hóa, đô thị hóa nên đã đồng tình và ủng hộ việc thu hồi đất của Nhà nước. Kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố trong những năm qua đã có những bước tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn như các hộ có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng, tình trạng các hộ tiếp tục kinh doanh, sản xuất trên đất đã giải tỏa vẫn xảy ra, thực tế trên địa bàn thành phố vẫn còn một diện tích đất khá lớn của các dự án chưa giải phóng xong mặt bằng. Nguyên nhân của các khó khăn trên là do những vướng mắc của người dân khi bị thu hồi đất để GPMB còn chưa được giải quyết triệt để; vấn đề giải quyết lao động, việc làm chưa được các cấp, các ngành quan tâm cụ thể; một số doanh nghiệp do nôn nóng hoàn thành giải phóng mặt bằng nên tự nâng giá bồi thường, hỗ trợ vượt quá mức quy định của UBND tỉnh nên gây sự phản ứng và so bì về giá cả trong dân. Bảng 2.5: Kết quả bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Việt Trì (Tính đến 4/2011) STT Hạng mục Đơn vị Kết quả Tỷ lệ % 1 Tổng số dự án đầu tư, trong đó: dự án 81 100 - Đã có phương án bồi thường 60 74.07 + Bồi thường xong 45 75 + Chưa bồi thường xong 15 25 - Chưa có phương án bồi thường 21 25.93 2 Tổng diện tích đất thu hồi ha 834.3 100 - Đã có phương án bồi thường 679.14 81.4 + Bồi thường xong 505.2 74.39 + Chưa bồi thường xong 173.94 25.61 - Chưa có phương án bồi thường 155.16 18.6 3 Tổng số hộ được bồi thường, trong đó: hộ 20.865 100 + Số hộ đã nhận tiền bồi thường 17.331 83.06 + Số hộ chưa nhận tiền bồi thường 3.534 16.94 4 Tổng số hộ tái định cư hộ 680 5 Tổng số kinh phí bồi thường được duyệt Tỷ 1147.75 100 + Đã chi trả bồi thường 798.39 69.56 - Bồi thường về đất 319.01 39.96 - Bồi thường về tài sản 282.87 35.43 - Hỗ trợ 184.03 23.05 + Chưa chi trả bồi thường 349.36 30.44 Nguồn: Ban bồi thường GPMB thành phố Việt Trì Khi thu hồi đất có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân. Có thể đền bù bằng tiền hoặc đền bù bằng đất. Tuy nhiên, phương án bồi thường bằng tiền chiếm ưu thế hơn cả, với 20.865 hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất thì chỉ có 680 hộ chọn TĐC, còn lại đều nhận bồi thường bằng tiền. Nguyên nhân một phần là do tình trạng các khu TĐC có chất lượng xây dựng kém, thiếu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh như sân chơi, y tế, trường học, chợ thậm chí không có, ảnh hướng tới tâm lý và môi trường sống tại các khu TĐC. Việc chủ đầu tư chỉ xây dựng các công trình khu TĐC, sau đó bàn giao cho các cơ quan chính quyền quản lý, vận hành nên gần như không còn trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình sử dụng, chưa đáp ứng được mục tiêu đối với khu TĐC là phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. * Đánh giá chung vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng có một số bất cập. Thứ nhất, giá bồi thường theo phương án giải phóng mặt bằng thì thấp trong khi giá chuyển nhượng, cho thuê đất cao, thậm chí cao gấp nhiều lần khiến người dân so sánh, trì hoãn trao trả đất cho chủ dự án. Thứ hai, bảng giá đất hàng năm của UBND tỉnh ban hành thiếu thực tế không phát huy hiệu quả. Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất với giá thấp (theo bảng giá Nhà nước) nhưng lại bán sản phẩm, đất có hạ tầng theo giá thị trường để có chênh lệch lớn. Vấn đề là phải hình thành được bảng giá sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường là điều cần phải làm. 2.3.3. Đối với hỗ trợ ổn định đời sống và giải quyết việc làm Ngoài các khoản bồi thường về đất và giá trị tài sản trên đất, tỉnh Phú Thọ còn có các khoản hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi như: hỗ trợ thuê nhà, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ di chuyển Tuy nhiên các khoản hỗ trợ thường được tính cho từng m2 đất bị thu hồi và được trả bằng tiền mặt. Các khoản hỗ trợ chính là: hỗ trợ di chuyển từ 2.200.000đ/hộ đến 3.600.000đ/hộ; hỗ trợ tiền thuê nhà từ 120.000đ đến 144.000đ/khẩu/tháng; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm 2.000.000đ/người/khóa. Để đẩy nhanh tiến độ GPMB nhiều doanh nghiệp hứa hẹn với người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn, bảo đảm hơn hoặc có những cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc tại doanh nghiệp tuy nhiên, khi dự án đi vào hoạt động lao động có đất bị thu hồi phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng bởi hạn chế về tuổi tác cũng như trình độ tay nghề lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người dân luôn luôn xung đột với nhau. Như vậy, việc thu hồi đất của người dân phục vụ phát triển đô thị như hiện nay của thành phố chỉ đạt được mục tiêu GPMB, giao đất cho nhà đầu tư nhưng thiếu tính bền vững dẫn đến hệ lụy sau khi thu hồi đất, GPMB rất nặng nề nhất là đối với các khu vực thuần nông. Tiền nhận được do chi trả bồi thường, hỗ trợ GPMB được người dân sử dụng chủ yếu vào mục đích xây nhà, mua sắm trang thiết bị trong khi tư liệu sản xuất không còn, nghề mới không có đã làm một bộ phận dân cư bị nghèo đi do bị thu hồi đất. Để đảm bảo lợi ích lâu dài, bền vững ngoài việc các doanh nghiệp phải sử dụng lao động có đất bị thu hồi, nhà nước chỉ trả tiền phần bồi thường bằng đất còn giữ lại các khoản hỗ trợ về ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp dưới hình thức ghi sổ tiết kiệm dùng để chi trả trực tiếp vào việc đóng học phí cho con em họ sau khi vào học tại các trường Đại học, cao đẳng, trường dạy nghề. Đây là giải pháp hiệu quả vừa kiểm soát được tiền bồi thường, hỗ trợ đối với người dân nhưng đồng thời chung tay cùng Chính phủ đảm bảo an sinh xã hội. 2.4. Thực trạng công tác điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng mạnh, trong những năm qua thành phố Việt Trì đã triển khai nhiều dự án nhằm mục đích phát triển đô thị, điều này đã đưa giá trị sử dụng đất tăng lên nhanh chóng, tạo ra giá trị tăng thêm từ đất. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay tại các dự án giá đất bồi thường rất thấp, sau khi bồi thường, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xong thì giá đất tại dự án và các khu vực liền kề lại tăng cao gấp nhiều lần, tỉ số chênh lệch địa tô rất lớn; đa số lợi nhuận thuộc về nhà đầu tư, còn Nhà nước và người dân có đất đều chịu thiệt, nhất là người dân có đất bị thu hồi, người đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển đô thị lại không còn đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định để đảm bảo cuộc sống. 2.4.1. Điều tiết lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi Việt Trì cũng như các thành phố đang phát triển khác trên toàn quốc, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thì việc chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là một điều tất yếu. Trong những năm qua, có rất nhiều dự án được triển khai trên địa bàn thành phố, hàng trăm hecta đất của người dân bị thu hồi phục vụ cho các dự án, phục vụ cho việc phát triển thành phố nói riêng và của đất nước nói chung. Tuy nhiên việc người dân nhận được lợi ích từ việc phát triển này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Có thể nói rằng, người dân chỉ duy nhất được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngoài ra không có bất cứ khoản thu nhập nào khác từ dự án mà chính họ là người bị thu hồi đất. Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành đã mang lại nhiều lợi ích chính đáng cho người có đất bị thu hồi, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất lớn sẽ có những khó khăn hơn khi triển khai thực hiện dự án do giá bồi thường cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư cho dù tiền bồi thường sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất, giao đất theo quy định. Bảng 2.6: Tiền bồi thường và hỗ trợ cho người dân (một số dự án của thành phố việt trì) Số TT Dự án Diện tích thu hồi (ha) Tiền bồi thường và hỗ trợ (tỷ đồng/ha) 1 Dự án đường Nguyễn Du 37.37 0.53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_757_1844_1869670.doc
Tài liệu liên quan