MỤC LỤC
MỤC LỤC . i
CHỮ CÁI VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG. v
DANH MỤC HÌNH VẼ. vi
SƠ ĐỒ. vii
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Nội dung nghiên cứu . 4
4. Cấu trúc luận văn. 4
CHƯƠNG 1 . 5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 5
1.1. Tổng quan về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu
địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai . 5
1.1.1. Khái niệm về dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai và thành phần dữ liệu đất
đai.5
1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu, Cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
và thành phần cơ sở dữ liệu đất đai: .6
1.2. Chuẩn hóa dữ liệu đất đai . 8
1.2.1. Tổng quan về công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai.8
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai .9
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội.10
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu đất đai.10
1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 14
1.3.1. Quan điểm tiếp cận.14
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu .15ii
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 15
1.4.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu .15
1.4.2. Phạm vi khoa học.16
CHƯƠNG 2 . 17
THƯC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
LONG AN. 17
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu. 17
2.1.1. Vị trí địa lý.17
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội.18
2.2. Thực trạng dữ liệu về địa chính và công tác chuẩn hóa dữ liệu địa
chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở huyện Châu Thành, tỉnh Long
An . 23
85 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa vào vận hành và cập nhật thường xuyên CSDL này. Đồng thời, Bộ Tài nguyên
và Môi trường cũng đã ban hành một số văn bản tạo hành lang pháp lý cho việc xây
dựng CSDL đất đai tại các địa phương trong thời gian này:
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/8/2007 về ”Hướng dẫn
việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”;
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT, ban hành ngày 04/10/2010 qui định kỹ
thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT, ban hành ngày 24/4/2013 qui định về
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thông tư 18/2013/TT-BTNMT, ban hành ngày 18/7/2013 qui định Định
mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Hiện nay, Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 Luật đất đai,
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2014, lần đầu tiên Luật đất đai đã dành một chương gồm 5
điều (từ Điều 120-124) qui định cụ thể về nội dung, thành phần Hệ thống thông tin
đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai. Đồng thời, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về hồ sơ địa chính đã qui định
cụ thể theo từng nhóm dữ liệu (về thửa đất, về người, về quyền, về tài sản, về tình
trạng pháp lý, về sự thay đổi trong quá trình sử dụng, quản lý).
29
Các qui định này là những tiêu chuẩn trong việc xác định nội dung các nhóm
dữ liệu thuộc tính, các lớp đối tượng không gian trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì hiện tại các địa phương sẽ phải tiến
hành phân loại, tách, lọc các đối tượng trên hồ sơ địa chính, chuyển sang dạng số và
chuẩn hóa tất cả các dữ liệu thuộc tính, dữ liệu không gian của mỗi thửa đất để
chuyển vào cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã.
2.3.2. Yếu tố quy định kỹ thuật, đánh giá chất lượng sản phẩm liên quan đến
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Các sản phẩm liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về nội dung thông tin quy định trong danh
mục đối tượng địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính; (việc đánh giá chất lượng dữ
liệu địa chính được thực hiện theo quy định tại thông tư số 24/2014/TT-BTNMT,
ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về hồ sơ địa chính và
thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính).
- Hạng mục và mức độ kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư số 17/2010/TT-BTNMT quy định về chuẩn dữ liệu địa chính.
2.3.3. Yếu tố chính sách (sự thay đổi luật đất đai và các văn bản dưới luật
qua các thời kỳ liên quan đến việc sử dụng đất)
Chính sách là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực đang hoạt
động. Nó đóng vai trò trong việc quản lý và định hướng cho sự phát triển của các
lĩnh vực đó.
Đối với lĩnh vực quản lý đất đai, đã có rất nhiều các văn bản pháp luật đã
được ban hành để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước cũng như của
ngành quản lý đất đai. Hiện tại, có những văn bản còn hiệu lực nhưng cũng có
những văn bản đã hết hiệu lực. Cũng chính điều này đã làm phát sinh rất nhiều các
dữ liệu đất đai qua các thời kỳ khác nhau. Cùng một loại dữ liệu thì thông tin cũng
khác nhau do các quy định đưa ra khác nhau ở mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, đối với công
tác chuẩn hóa đất đai thì các nguồn dữ liệu trên đều sẽ được xem xét đến khi tiến
30
hành chuẩn hóa vì các nguồn dữ liệu đất đai trong quá khứ một mặt sẽ được sử
dụng để quản lý, mặt khác sẽ phục vụ việc tra cứu, kiểm tra.
Có thể chia nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai theo sự thay đổi luật
đất đai và các văn bản dưới luật từ năm 1945 đến nay thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987: Chưa có Luật đất đai;
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993: Thực hiện theo Luật Đất đai 1987;
Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003: Thực hiện theo Luật Đất đai 1993;
Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 6/2014: Thực hiện theo Luật Đất đai 2003;
Giai đoạn từ năm tháng 7/2014 đến nay: Thực hiện theo Luật Đất đai 2013.
* Giai đoạn chưa có Luật đất đai (từ năm 1945 đến ngày 07-01-1988)
Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà (1945-1975) và thời kỳ đầu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam
từ khi thống nhất đất nước cho đến khi bắt đầu đổi mới (1976- 1987). Đặc trưng cơ
bản của chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: khai hoang, vỡ hoá, tận dụng
diện tích đất đai để sản xuất nông nghiệp; tịch thu ruộng đất của thực dân, việt gian,
địa chủ, phong kiến chia cho dân nghèo; chia ruộng đất vắng chủ cho nông dân.
Giai đoạn này tuy chưa có Luật đất đai nhưng đã có nhiều văn bản pháp quy để điều
chỉnh các quan hệ về ruộng đất với nội dung cơ bản là ngày càng tăng cường công
tác quản lý đất đai. Đồng thời cũng đã sơ khai quy định các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai.
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1987 (từ 08-01-1988 đến 14-10-1993)
Luật Đất đai 1987 khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý và vẫn giữ 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai nhưng có
hoàn thiện hơn.
Luật Đất đai 1987 quy định phân chia toàn bộ quỹ đất đai của Việt Nam
thành 5 loại là: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng,
đất chưa sử dụng. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ
quyền sở hữu của Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài.
Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới,
vừa tuyên bố xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ
chế đó khi soạn luật; do đó đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc tính thuế trong giao
31
dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị;
chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung
sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; chính sách
tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất; chưa có những điều chỉnh
thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ, trong việc thay đổi
quy hoạch, thay đổi kết cấu hộ nông dân trong nông thôn; mới tập trung chủ yếu
vào việc xử lý đối với đất nông - lâm nghiệp; chưa cho phép người sử dụng đất dịch
chuyển sử dụng đất (Nguyễn Đức Khả, 2003).
Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và
đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa
phương.
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993 (từ15-10-1993 đến 30-6-2004)
Sau giai đoạn bắt đầu đổi mới (từ1986-1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều
quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa
đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong
đó quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 17), "Nhà nước thống nhất quản
lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả" (Điều 18). Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn
diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của
Luật Đất đai 1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật
Đất đai 1993.
Từ khi có Luật Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai năm 1998 và 2001; ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND
tỉnh Long An ban hành một số văn bản nhằm thể chế hoá chính sách của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở đó UBND huyện
Châu Thành đã thực thi các văn bản của tỉnh. Trong thời gian này Tổng cục Địa
chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đầu tư xây dựng và bàn giao lưới
địa chính cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, ngành đã thực hiện
công tác đo đạc lập bản đồ địa chính cho các xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo
công nghệ số trong đó có huyện Châu Thành. Tuy nhiên, bản đồ địa chính được
32
thành lập chủ yếu ở tỷ lệ 1/5000 bằng phương pháp chụp ảnh hàng không, hệ tọa độ
HN-72. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của huyện Châu Thành lúc này chỉ
mới dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số (*.DWG và
Microsoft Office).
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ 01-7-2004 đến 01-7-2013)
Trong các vấn đề đổi mới của Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993
vấn đề đổi mới vềnội dung quản lý nhà nước về đất đai là lớn nhất. Luật đất đai lần
này đã sửa đổi, bổ sung các nội dung quản lý nhà nước về đất đai cho đầy đủvà
hoàn thiện hơn. Sau một giai đoạn đổi mới, nền kinh tế của chúng ta phát triển rất
nhanh, đất nước ta bắt đầu chuyển sang một thời kỳ mới - tiến vào công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Để khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai 1993, đồng thời
tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ về đất đai trong thời kỳ bắt đầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại kỳ họp thứ4, Khoá XI, Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai lần thứ ba vào ngày 26 tháng
11 năm 2003 -đó là Luật Đất đai 2003.
Ngay sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, Chỉ thị số 05/2004/CT-
TTg ngày 09/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai
năm 2003 về kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai ban hành theo Quyết định số
25/2005/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Long An, UBND huyện
đã được UBND tỉnh Long An đầu tư đo đạc nâng tỷ lệ bản đồ bằng phương pháp đo
đạc trực tiếp và đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn toàn huyện.
Với hệ thống bản đồ địa chính số chính qui phủ trùm toàn huyện đã góp phần
rất tốt cho công tác quản lý đất đai, làm cơ sở cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận
QSDĐ; giải quyết tranh chấp đất đai; giao và thu hồi đất; kiểm kê đất đai, xây dựng
bản đồ HTSDĐ và các loại bản đồ chuyên đề khác; làm cơ sở xây dựng hệ thống
thông tin đất đai và hệ thống thông tin địa lý v.v... Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính của huyện Châu Thành thời gian này cũng chỉ mới dừng lại ở việc
lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số (*.Dgn và Famis - Caddb) cho riêng
từng xã trên địa bàn huyện mà chưa kết nối dữ liệu không gian địa chính và thuộc
tính địa chính trên cùng một hệ thống tạo thành cơ sở dữ liệu địa chính được tổ
33
chức, quản lý ở cấp huyện, chưa cập nhật biến động thường xuyên kịp thời, chưa
trao đổi phân phối, quản lý, tổng hợp và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu địa chính giữa
cấp huyện và cấp tỉnh; khai thác sử dụng hiệu quả một cách hiệu quả, chính xác.
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2013 (từ 01-7-2013 đến nay)
Hiện nay, Luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 Luật đất đai đã
qui định cụ thể về nội dung, thành phần Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu
đất đai. Đồng thời thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định về hồ sơ địa chính đã qui định cụ thể theo từng
nhóm dữ liệu, qui định trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất
đai, khảng định giá trị pháp lý của những thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Đông thời trước Luật này cũng đã có một
số văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai được ban hành làm cơ sở pháp lý cho
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai như thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định
kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, thông tư 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai .v.v. Những văn bản này cũng sẽ làm cơ sở pháp lý cho
việc chuẩn hóa các nguồn dữ liệu đất đai phức tạp hiện nay để đưa về một khuôn
dạng dữ liệu thống nhất trong cả nước.
2.3.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu
đất đai.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cũng như chất
lượng của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện nay. Cụ thể là:
- Các thiết bị máy móc ngày càng được cải tiến, hiện đại và ngày càng được
tự động hóa nhiều hơn thay thế các lao động chân tay của con người giúp tiết kiệm
thời gian, chi phí vật tư, chi phí nhân công; khả năng lưu trữ, tốc độ xử lý thông tin
của các thiết bị công nghệ cũng không ngừng được nâng cao để có thể xử lý các dữ
liệu lớn, phức tạp; các qui trình công nghệ ngày càng được hoàn thiện, các sản
phẩm được tạo ra trong từng công đoạn được kiểm soát chặt chẽ, tạo ra hiệu quả,
năng suất, chất lượng ngày càng cao.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để lưu trữ, xử lý thông tin của
một khối lượng dữ liệu đất đai khổng lồ, phức tạp, ngày nay nhiều hệ thống phần
34
mềm tin học được xây dựng để thành lập, quản lý, hỗ trợ xử lý dữ liệu về đất đai
ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dạng hơn. Các công cụ tin học này giúp xử lý
khối lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian nhỏ mà vẫn đảm bảo được sự
chính xác, đầy đủ đối với các yêu cầu xử lý.
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được
coi trọng, trong đó việc đào tạo nguồn lược con người trong thời ký công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngày càng được quan tâm, đầu tư, nhất là việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên có ngày càng có nhiều chuyên gia trong lĩnh
vực quản lý đất đai có kiến thức toàn diện về công nghệ, chuyên ngành, điều này
giúp thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chuẩn hóa dữ liệu
đất đai nói riêng, quản lý đất đai nói chung được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
35
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN
3.1. Những căn cứ và nguyên tắc cho xây dựng CSDL địa chính huyện Châu
Thành
3.1.1. Các căn cứ pháp lý
Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Tài
nguyên và Môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Chỉ thị số 1474/CTT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai.
Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500,
1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000.
Quyết định số 10/2008/TT-BTNMT ngày 18/1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_de_xuat_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong.pdf