Luận văn Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai

Những địa danh phản ánh vềnông, lâm, ngưnghiệp, vềcông nghiệp, thương

nghiệp cho thấy hoạt động kinh tế ở Đồng Nai khá phát triển.

Có phần khác với các đô thị ởHà Nội, Huếhay Hội An các đô thị ởmiền

Nam tuy bước đầu hình thành mang tính chất là trung tâm chính trị- hành chính -

quân sựnhưng không thểthiếu yếu tốlà trung tâm kinh tế. Có thểnói tính chất chủ

yếu của đô thịNam Bộlà thương mại và dịch vụ, là những “đô thịsông nước” với

các bến - chợnổi tiếng, có hàng hóa phong phú, có sựgiao lưu trao đổi buôn bán

tấp nập [141].

Cù lao Phốtừng là một trong những trung tâm thương nghiệp nổi tiếng của đất

Đồng Nai, trong đó không thểkhông kể đến vai trò quan trọng của lưu dân người

Hoa. Một hoạt động kinh tếchính tại cảng thịnày trong giai đoạn mới hình thành đó

là hoạt động thủcông nghiệp,nổi bật nhất là nghềlàm gốm. Hiện nay, ở Đồng Nai,

chủyếu là thành phốBiên Hòa vẫn còn lưu giữnhiều địa danh phản ánh các ngành

nghềtruyền thống, và nhiều ngành nghềkhác từng một thời “làm mưa làm gió” cả

một vùng Nam Bộ: rạch Lò Gốm (BH), bến Đá (BH), chợChiếu (BH); hay chợBến

Cá (VC), chợBến Gỗ(LT)

pdf250 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a danh Vĩnh Long, Long An, “long” là “thịnh vượng” [54, tr.136]. Trong địa bạ Biên Hòa (1836), chữ “long” được viết bằng chữ Hán mang nghĩa “thịnh vượng”, còn “thành” là “thành công”. Hơn nữa, quá trình tìm hiểu trên sách báo và đi thực tế, chúng tôi nhận thấy ở vùng này trước đây không có cái thành nào. Vì vậy, Long Thành phải được hiểu là “thành công và thịnh vượng” chứ không phải là “thành rồng”. d. TRẤN BIÊN - BIÊN HÒA Địa danh Biên Hòa ngày nay có xuất xứ từ tên của dinh Trấn Biên (huyện Phước Long) được thành lập vào năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn kinh lược xứ Đàng Trong. Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hòa. Năm 1832, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1976, ba tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy nhập lại thành tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, Biên Hòa là một thành phố loại II thuộc tỉnh Đồng Nai, với 23 phường: An Bình, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hoà, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng và 3 xã: Hiệp Hòa, Hóa An, Tân Hạnh. Tác giả Lương Văn Lựu đã giải thích địa danh Trấn Biên và trấn Biên Hòa trong cuốn [71], tập 2 như sau: Dinh Trấn Biên vào năm Kỷ tỵ (1629) nguyên là phủ Phú Yên, cương thổ cuối cùng của Đại Việt, giáp phía nam là nước Chiêm Thành. Năm 1679, dân ta chiếm đất Đông Phố của Thủy Chân Lạp. Chúa Hiền Thái Tông Hiếu triết Hoàng đế Nguyễn Phước Tần sắp đặt lại địa hạt hành chính và chia đất Đông Phố ra làm hai dinh, trong số có Trấn Biên. Dinh là một căn cứ lãnh thổ, theo binh chế cũ, gồm lối 500 người. Trấn Biên có nghĩa là trấn của biên cương (giáp cận Thủy chân lạp quốc). Chữ “Biên” xuất phát từ đó và được lấy đặt tên cho cương thổ miền Đông Nam Việt. Còn về địa danh trấn Biên Hòa thì sau 24 năm (từ năm 1778 đến năm 1802) chống Tây Sơn, Nguyễn Vương Phúc Ánh thống nhất sơn hà, xưng đế hiệu là Gia Long, tổ chức lại nền hành chính quốc gia. Nhà vua chia địa giới hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn ra làm nhiều trấn nữa. Nguyễn Vương đặt lại tên là “Biên Hòa” với ý nghĩa: Trấn Biên, một doanh trấn ở biên cương sau thời binh biến nhiễu nhương tao loạn, được phục hồi tình trạng an hòa thái lạc. Về sau, người Pháp gọi là “PORTE DE LA PAIX”. Biên Hòa được chính thức xưng danh kể từ đó, trên phương diện chính trị và hành chính [tr.3-4]. Nói tóm lại thì Trấn Biên có nghĩa là trấn của biên cương. Còn Biên Hòa có liên quan đến chữ “Biên” trong địa danh trên, nghĩa là một trấn ở ven biên cương nay được thái lạc, an hòa. Nếu nói ngắn gọn thì Biên Hòa là hòa bình ở biên giới. 4.1.2. Một số địa danh có nguồn gốc ý nghĩa đang còn tranh cãi a. CHỨA CHAN Núi thuộc thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc. Núi Chứa Chan cao 836m với chùa Bửu Quang (thường gọi là chùa Gia Lào) trên gần đỉnh núi là điểm du lịch thu hút nhiều du khách, vì vậy, người ta còn gọi tên núi là Gia Lào. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “...Núi Chứa Chan có thế núi chót vót, trông xuống khe Da Lao, chỗ giáp giới của hai huyện Long Khánh và Phước Binh có nhiều mây song gỗ lạt, lưng núi có động đá và giếng đá...” [89, tr.50]. Tên núi gắn liền với một truyền thuyết sau: Vào thế kỷ XVII, có một viên quan người Việt tên là Việt Hùng trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông đã bị bắt cùng vợ của mình. Sau đó ông bị giam lỏng trên núi này, còn vợ ông có nhan sắc nên bị vua Khmer bắt ép làm vợ lẻ dù hắn biết bà đang mang thai. Bà hạ sinh một bé gái, khi lớn lên bà đã kể cho con nghe tất cả sự thật. Cô gái quyết tâm đi tìm cha ruột cùng một người hầu cận và họ đã tương phùng, hai cha con bị lính truy đuổi ráo riết. Trong lúc hoảng loạn, cả ba đã gieo mình xuống thung lũng tự vẫn. Để tưởng nhớ họ, trong chùa Gia Lào có tạc ba pho tượng gọi là: ông Vàng, cô Bạc, cậu Chì. Câu chuyện làm cho mọi người đều cảm thấy xót xa nên ngọn núi này mang tên là núi Chứa Chan. Một giả thiết khác cho rằng: Ngày xưa vùng đất này có nhiều cảnh đẹp nên tiên trên trời thường hay xuống đây du ngoạn. Một hôm có một nàng tiên vì quá say mê cảnh đẹp nên không kịp bay về trời và đã bị đày ở lại trần gian. Trong thời gian ở lại trần gian nàng tiên đã gặp và yêu một chàng tiều phu, tình cảm của họ ngày càng gắn bó. Thế nhưng lúc này nàng tiên đã hết hạn bị đày và phải quay về trời trong khi chuyện tình của họ vẫn chưa đi đến đâu. Hai người vì nhớ nhau nên đã khóc rất nhiều, nước mắt của họ hòa quyện vào nhau tạo thành dòng nước gây ngập lụt cả vùng cho nên người dân địa phương mới gọi núi này là núi Chứa Chan như tình cảm của họ. Tiếng Việt có từ chứa chan với nghĩa: 1. Có nhiều đến mức tràn ra. Nước mắt chứa chan. 2. Có nhiều, chứa đầy (nói về tình cảnh). Hy vọng chứa chan [85, tr.191]. Cả hai giả thuyết trên ít nhiều đều có liên quan đến nghĩa của từ chứa chan này. Tuy nhiên, hai giả thuyết này nghe không ổn. Cách lý giải có tính thuyết phục hơn là của tác giả Lê Trung Hoa: trong tiếng Chăm, từ chỉ núi là “chơk” và “chơk chan” là núi non [105]. Đồng thời người Chăm cũng dùng một từ của các ngôn ngữ Ê Đê và Gia Rai là “chư”, và gọi núi Chứa Chan là “Chư Chan” (theo TS. Phú Văn Hẳn, người Chăm). Người Chăm cũng dùng từ ghép “chư chăn” để chỉ ngọn núi mà chúng ta gọi là “Chứa Chan”. Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh ghi: Chử Chân (hay Chứa Chan). Có lẽ Chử Chân là biến thể của Chư Chan. Chan (hay Chăn, Chân) trong tiếng Chăm hiện nay đã mất nghĩa, có thể vốn là tên người, tên cây, tên thú… Từ “Chư Chăn” chuyển thành Chứa Chan là hiện tượng mà chúng tôi gọi là mượn âm, tức là từ ngữ nước ngoài khi được người Việt du nhập vào tiếng Việt mà có ngữ âm na ná như từ ngữ tiếng Việt thì chúng khoác chiếc áo ngữ âm của từ ngữ tiếng Việt. Vài thí dụ tương tự: đèo Rury (tên của một kỹ sư người Pháp có công làm đèo này) thành đèo Rù Rì; huyện Ksach (tiếng Khmer, nghĩa là “cát”) thành Kế Sách (Sóc Trăng); cái bừa cào mượn tên con bồ cào thành cái bồ cào; tỉnh Kampot của nước Campuchia được người Việt gọi thành tỉnh Cần Vọt (mượn âm (gàu) cần vọt, phương tiện lấy nước từ giếng sâu)… [52, tr.132-134]. Trong địa danh Đồng Nai cũng có hiện tượng mượn âm, giống như trường hợp địa danh La Ngà (sông) trình bày ở phần dưới. Hơn nữa địa bàn Đồng Nai xưa kia và hiện nay cũng có nhiều người Chăm sinh sống. Vì vậy, cách lý giải của Lê Trung Hoa nghe hợp lý nhất. Như vậy thì rất có thể địa danh Chứa Chan bắt nguồn từ từ tổ Chư Chan của người Chăm. Chư là núi, Chan chưa rõ nghĩa. Chư Chan gần âm với chứa chan của tiếng Việt nên người Việt đã mượn âm của từ này. b. LA NGÀ Tên sông thuộc huyện Định Quán. La Ngà là sông nhánh chảy qua các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, đổ vào sông Đồng Nai ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dài 272 km. Tên sông có hai cách lý giải. Thứ nhất, La Ngà có nguồn gốc từ tiếng Kơho, vì sông này có dòng chảy băng qua các vùng cư trú của đồng bào Kơho. Vào mùa hạ, sông khô nước, lòng sông nổi lên nhiều đá cuội đen trắng lấp lánh dưới ánh mặt trời giống như một bãi phơi hạt mè màu trắng đen. Trong tiếng Kơho, Lơnga có nghĩa là hạt mè (vừng) [96, tr.164]. Vì thế, người Kơho đặt tên con sông này là sông Lơnga - sông Hạt Mè. Người Việt phiên âm thành La Ngà. Theo cách hiểu thứ hai, La Ngà ở thế kỷ 19 [89] được viết là Là Ngà. Là Ngà cũng là tên một loại tre. Âm gốc của địa danh này là Laghna [117, tr.54] hay Đa R’Nga, Đa R’Gna, chưa rõ nghĩa. Vậy người Việt đã mượn tên tre (Là Ngà) để phiên âm địa danh Laghna, sau đọc chệch thành La Ngà. Ngoài ra, trong quyển [9, tr.46] có đoạn: “Chiến thắng Là Ngà (1/3/1948) mãi mãi là niềm tự hào của quê hương Xuân Lộc. Sau này, đại đội 6, đứa con thân yêu của đồng bào Xuân Lộc được vinh dự mang tên là đại đội La Nha. La Nha là theo cách đọc của Pháp, vì họ không nói được hai chữ Là Ngà”. Tác giả Vương Hồng Sển cũng cho rằng là ngà là tên một loại tre, một thứ như tre lồ ồ, mọc nhiều tại vùng này [92, tr.440]. Theo trên, có hai cách lý giải về địa danh La Ngà: 1. La Ngà gốc Kơho Lơnga, nghĩa là “hạt mè” vì ở lòng sông có nhiều viên đá trắng đen như hạt mè 2. Do gốc Kơho Laghna hay Đa R’Nga, Đa R’Gna, chưa rõ nghĩa, được khoác tên tre la ngà hoặc là ngà vì gần âm. Cách thứ hai thuyết phục hơn. c. PHỐ Đây là một cù lao nằm giữa sông Đồng Nai, thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, có diện tích 6,6 km2. Tại đây, trong cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, người Hoa đã xây dựng thành một khu thương mại sầm uất. Tên chính thức trên bản đồ hành chính hiện nay của cù lao này là Hiệp Hòa. Tuy nhiên, nhân dân vẫn thường gọi là cù lao Phố như một thói quen. Thật ra, cù lao Phố còn có nhiều tên gọi khác như Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Đại Phố hay Nông Nại Đại Phố. Thứ nhất, tên Đại Phố là tên gọi của nhóm người Hoa để chỉ một thành phố buôn bán lớn, giống như tên Mỹ Tho đại phố mà nhóm Dương Ngạn Địch lập nên [8, tr.80-81]. Nông Nại Đại Phố tức là “Phố lớn của xứ Đồng Nai”. Đồng Nai âm theo tiếng Quảng Đông là Nông Nại, do họ không phát âm được chữ “Đ” trong địa danh Đồng Nai. Thứ hai, gọi là Cù Châu “bởi địa thế cù lao uốn mình khoanh duỗi hình như con cù bông giỡn nước, nên có tên như vậy” [41, tr.28]. Vương Hồng Sển cũng ghi: “Gọi là Cù Châu bởi đuôi cù lao tựa đuôi chim công, và mình uốn khúc như vóc rồng thêm có bông hoa trên lưng, gọi Hoa cù” [92, tr.272]. Thứ ba, gọi là Đông Phố hay Giản Phố? Gia Định thành thông chí có viết: “Cù lao này nguyên có tên là Giản Phố châu, nhưng do chữ giản và chữ đông tự dạng trông rất dễ lầm nên có lẽ đã bị đọc lầm” [41, tr.28]. Thái Văn Kiểm ghi như sau: “Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1658. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố, đúng ra là Giãn Phố vì hai chữ Đông và Giãn viết theo chữ Hán hơi giống nhau. Về sau, nơi này đã được triều đình Huế giao cho bọn người Trung Hoa gốc Quảng Tây di cư theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình đến khai khẩn và lập nghiệp năm 1679 tại cù lao Phố, sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ” [65, tr.24]. Một ý kiến khác cho rằng Đông Phố hay Giản Phố mà nhà Nguyễn nói đến trước khi chỉ định cho nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở là một vùng rộng lớn bao gồm cả Đồng Nai và Gia Định. Cho đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược vùng đất phía Nam, chính thức sáp nhập đất Đông Phố vào bản đồ Việt Nam, thì Đông Phố bao gồm cả Sài Gòn và Đồng Nai. Đến thế kỷ XIX, Đông Phố vẫn còn nghĩa rộng là cả vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tên Đông Phố vẫn thường dùng để chỉ cù lao Phố nằm trong vùng rộng lớn nói trên, nhất là từ sau khi nơi đây đã trở thành một trung tâm kinh tế trù phú, một trung tâm thượng mại và giao dịch quốc tế của Đông Nam Bộ (tức sau năm 1698) [8, tr.80-81]. Tự vị tiếng Việt miền Nam có đoạn: “Năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), có bọn khách thương gốc Phước Kiến, cầm đầu là Lý Văn Quang đến ở Đại Phố, hiệp đảng hơn ba trăm người, xưng là Giản phố Đại vương. Về sau nhìn lầm đọc Đông Phố Đại vương khiến đến nay cũng không sửa sai lại được, (cũng như trên đất Nam Vang, từ đời Đường đã có tên là Giản Phố Trại, đọc giọng Trung Quốc là Kam Pu tchai, cho đến nay họ mới xưng Quốc hiệu là Kằm Bù Chia chớ không có gì lạ)” [92, tr.272-273]. Mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng hiện nay, cái tên cù lao Phố lại thông dụng nhất. Và theo chúng tôi, Phố là một từ Hán Việt nghĩa là “khu buôn bán đông đúc”. d. TRẢNG BOM Tên một huyện của tỉnh Đồng Nai thành lập tháng 8-2003, được tách ra từ huyện Thống Nhất, gồm một thị trấn Trảng Bom và 16 xã. Có ý kiến cho rằng danh từ Trảng Bom phải chăng từ tiếng Pháp Transport (vận chuyển) lâu ngày đọc trại thành? Vì nhà máy BIF (1907) lập riêng 2 nhánh đường sắt từ ga Biên Hòa đến nhà máy và từ ga Trảng Bom đến Bến Nôm. Nhà máy này sản xuất mặt hàng xuất khẩu là gỗ xẻ, đồ mộc… Sau còn sản xuất thêm rượu và cao su [7, tr.14-15]. Một cách lý giải thú vị khác là vào lúc chiến tranh, quân đội Mĩ đã dùng máy bay B52 oanh tạc vùng đất này. Bom sau khi nổ tạo thành những hố lớn, gọi là chảng bom mà đọc trại đi là trảng bom. Từ đó tên gọi Trảng Bom đã trở thành đơn vị hành chính nơi đây. Theo chúng tôi, Trảng Bom hay Trảng Bôm là trảng có trồng nhiều cây bom. Trong Đất Việt trời Nam có đoạn: “… Trảng Bôm (Trảng là một cái đồi bằng phẳng và rộng rãi, plateau) có trồng nhiều cây chum-bao lom, đọc trạnh thành bom, sinh ra một thứ dầu gọi là chaulmougra, dùng để trị phong hủi” [65, tr.24]. Bùi Đức Tịnh cũng viết: “Trảng là chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng… Ở Thủ Dầu Một có Trảng Bom, được gọi như thế có lẽ vì ngày xưa gần trảng có cây bom; theo một bô lão, cây bom nay không còn nữa, là một loại cây mà con tê giác thích ăn lá” [110, tr.22]. Ý kiến này có thể đúng vì các lý do sau: 1. Có người từng nói với chúng tôi là đã thấy cây bom ở vùng Thủ Đức (TP. HCM); 2. Ở Phú Yên, Vĩnh Long có địa danh Cây Bôm (Cây Bôm trong từ điển này, có lẽ nói chệch); 3. Loại địa danh “Trảng + tên cây” khá phổ biến ở Nam Bộ: Trảng Bàng (cỏ bàng), Trảng Lớn,… 4.1.3. Một số địa danh là truyền thuyết, sự tích a. BỬU LONG Bửu Long là tên của một phường đồng thời cũng là tên một khu du lịch nổi tiếng thuộc thành phố Biên Hòa. Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 héc ta. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt nước biển. Theo các nhà khoa học thì núi đá Bửu Long có cách nay từ 100-150 triệu năm, do tác động của những biến đổi về khí hậu nên bị bào mòn theo năm tháng, vô tình tạo thành những kiểu dáng đẹp, kích thích trí tưởng tượng của người đời. Truyền thuyết kể rằng: cách nay gần 400 năm, nơi đây còn là rừng núi hoang vu, lác đác dăm mái nhà tranh. Một hôm có một vị sư đến ngoạn du vùng núi rừng thâm u, thanh vắng này. Ông dừng chân ngắm cảnh và cảm thấy lưu luyến với cảnh sắc nơi này. Ông quyết định ở lại và dựng lên một ngôi chùa nhỏ để tu niệm Phật và đặt tên là Bửu Phong tự. Ông tự xưng là Bửu Phong thiền sư. Mỗi ngày tiếng mõ sớm chuông chiều vang lên mời gọi dân chúng các nơi tụ tập về sinh sống đông dần lên, nhà sư mới khai sinh cho địa danh này là Bửu Long (Bửu có nghĩa là quý, Long là rồng). Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: núi Long Ẩn ở phía nam huyện Phước Chánh 15 dặm, đất đá lộn nhau, cây cối xanh tốt, hình núi uốn cong và cao đẹp, dưới có đá thủy tinh. Núi nầy làm hậu binh cho Văn Miếu. Bửu Phong ở phía nam huyện Phước Chánh 13 dặm, phía Tây dòm xuống sông lớn, làm hậu vệ cho núi Long Ẩn. Trên có chùa Bửu Phong, khói mây man mác, cây cối um tùm, là thắng cảnh thú nhất trong tỉnh hạt. Khi xưa, có sư tăng hiệu Bửu Phong hòa thượng lập chùa trên núi, nên gọi là núi Bửu Phong” [89, tr.43]. Đến đời nhà Nguyễn trung hưng, thôn sở tại mang tên là Bình Định Điện. Ngọn núi được thôn dân gọi tắt là núi Bình Điện. Đến thời Pháp thuộc, Bình Điện chỉ còn là một ấp và trọn vùng được nâng lên thành một làng, mang danh Bửu Long, xuất xứ từ hình thể Long bàn, ẩn trong chỏm núi Bửu Phong. Ngọn núi Chùa này lại được người phương xa gọi bằng thôn danh Bửu Long, theo tên làng (không phân biệt với núi lấy đá Long Ẩn - người sở tại gọi nôm na là núi Lò Gạch - phân nửa thuộc ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Dân tụ về càng đông, xóm Bửu Long thành lập mở thành ấp Bửu Long rồi xã Bửu Long… Mãi gần 150 năm sau, một thầy địa lý đến thăm vùng đất này cho biết đây là nơi rồng ẩn (Long Ẩn). Ông giải thích rằng: chùa Bửu Phong tọa lạc trên trái châu của rồng (tức núi Bình Điện), núi kế bên hướng về trái châu là núi Long Ẩn hiện nay. Rồng uốn khúc qua bên kia sông (Tân Ba) vòng qua mả chú Hỏa cuộn về núi Châu Thới là đuôi rồng. Rồng ẩn mình trong lòng đất, có khúc ẩn, khúc hiện. Cuốn Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, ghi rằng: “Biên Hòa xuất xứ từ cốt rồng nằm, tư thế đất giống con rồng nằm quay đầu về hướng Bắc. Rồng đây là rồng quý, phần đầu là một vị trí tôn nghiêm, được quý trọng xem như một bửu vật, xưa được lấy làm hậu binh cho Văn miếu tại thôn Tân Lại, thờ Đức Khổng Phu Tử và các á thánh văn thần. Địa danh “Bửu Long” xuất phát từ khung cảnh này” [71, tr.200]. Nói tóm lại, từ tên chùa Bửu Phong, có tên núi Bửu Phong. Sau đó, người phương xa gọi ngọn núi ấy theo tên làng là núi Bửu Long. b. CÁT TIÊN Vườn quốc gia, nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Năm 1998, ba khu vực này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Vườn rộng 71.920 ha, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều động thực vật quý hiếm. Cho đến nay, cổ dân Cát Tiên vẫn là chín buôn người Mạ, hai buôn của người S’tiêng. Theo huyền thoại của đồng bào dân tộc S’tiêng, sông Đồng Nai chảy qua khu vực Nam Cát Tiên này có tên là Dak Yang (dòng sông của Trời). Hàng năm đúng vào ngày lễ cúng Yang, 12 nàng tiên mới được phép xuống tắm một lần, nơi bãi cát trên thác Trời. Để ngăn không cho con người phá đàn con của mình, ông trời vây dưới giếng thác nước gọi là thác Hòn Đá Dựng. Bãi cát do các nàng tiên ngọc ngà xuống tắm gọi là bãi cát Tiên. Vì thế rừng Nam Cát Tiên còn có một tên gọi đầy đủ hơn là Nam Bãi Cát Tiên. Còn người Mạ - chủ nhân lâu đời của vùng đất này lại lưu truyền truyền thuyết: Một bữa nọ, chàng thợ săn người Mạ giương cung bắn vào khối hình trụ màu trắng lấp lánh, nước ào ra, ầm ầm đuổi theo chàng. Thần giận dữ tung dòng nước cuồn cuộn đuổi theo chàng thợ săn. Chàng thợ săn hoảng loạn chạy miết, chàng chạy nhanh nước thành thác ghềnh, chạy chậm nước thành bàu, dừng lại nước ứ dưới chân thành hồ lớn. Đang đuổi bắt, thần nước và chàng đi săn bỗng giật mình dừng lại trước cảnh trên các bãi cát vàng óng ả, các thiên tiên đang khoả thân đùa nghịch trên bãi cát, họ còn vào rừng hái quả, hái lộc. Họ như bị chôn chân tại chỗ và dòng nước cứ thế tuôn trào thành sông Đồng Nai. Bên bờ suối hươu nai đang gặm những cọng cỏ non, bầy công xoè đuôi múa như thi thố sắc đẹp sặc sỡ với nắng sớm. Cả vùng được ướp trong hương của bàu sen trắng. Hàng trăm loài chim ríu rít chao liệng... Từ đó, vùng thượng nguồn của dòng sông - nơi các nàng tiên tắm có tên gọi Cát Tiên. Vườn quốc gia Cát Tiên ngày nay ra đời từ huyền thoại xa xưa ấy [111, tr.290]. Theo ý kiến của chúng tôi thì Cát Tiên có lẽ âm gốc là Các Tiên. Theo cách nghĩ của người xưa, đây là nơi các vị tiên ở, rồi bị nói và viết sai chính tả, giống như Các Lái (đã giải thích ở trên), Các Bà, Các Ông bị nói và viết chệch thành Cát Lái, Cát Bà, Cát Ông. Hiện tượng lẫn lộn hai phụ âm cuối “c” và “t” đã có nhiều tiền lệ, chẳng hạn: quần cộc - quần cụt; mắt mỏ (xưa) - mắc mỏ (nay); gấp rúc - gấp rút… c. ĐÁ BÀN Suối, thuộc huyện Tân Phú. Địa điểm Đá Bàn hiện nay nằm trong địa phận của lâm trường Tân Phú. Nơi đây còn những hòn đá nằm rải rác trên bờ của một con suối. Trên những hòn đá có in những vết tích của bàn tay khổng lồ - gắn liền với chuyện tích về một buổi chiểu tối khi dân làng đang chia thịt thú rừng, bỗng nhiên trời sụp tối và trời như đè sập lên mặt đất. Trong cơn nguy khốn đó, người khổng lồ K’-Yút đã ra tay chống đỡ để trời đất không nhập làm một. Vì đứng chống đỡ lâu mà tay của người khổng lồ in vào những hòn đá còn lưu vết tích cho đến ngày nay [115, tr.233]. d. THỀ Suối ở xã Bảo Bình, huyện Xuân Lộc. Tên con suối này dựa vào một sự tích của đồng bào Chơro, đó là sự tích suối Thề. Có người đàn bà nghèo địu con trên lưng đi làm nương rẫy. Một hôm bà đi thuốc cá ở một dòng suối nhỏ, để con ngồi chơi trên bờ suối. Cá chết, nổi lên, bà lượm cho vào gùi. Khi gùi cá gần đầy, bà định lần vào bờ thì mò đụng xác con mình. Bà kêu gào khóc thảm thiết và nhìn lên trời thề rằng “Yàng ơi, ta thề là không bao giờ ăn cá ở con suối nầy nữa”. Từ đó con suối này mang tên suối Thề. đ. THOÁT Y Hang Thoát Y thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Sở dĩ hang mang tên này là vì theo truyền thuyết, hang có ba cửa, mỗi cửa có hai con cá sấu lớn, vẩy mốc trắng, mắt xanh lè canh giữ. Khi bước vào hang phải hoàn toàn khỏa thân và chỉ được mang theo một ngọn đuốc bằng tre, nứa. Người nào mang trong tim tình yêu chung thủy và thành tâm cầu xin điều tốt lành mới có thể tìm được đường ra khỏi hang, bằng không sẽ làm mồi cho thú dữ. Ngoài cửa hang có bàu nước trong như ngọc, dưới đáy là cát trắng trộn lẫn những vảy vàng, vảy bạc. Khi rời bàu nước, cơ thể sẽ trở nên tuyệt đẹp bởi được “đính” nhiều vảy vàng, vảy bạc mỏng mảnh, sáng lấp lánh [137]. 4.2. Giá trị phản ánh hiện thực Trong một bài viết, tác giả Thái Hoàng đã nêu ý nghĩa của tên làng như sau: 1. Tên làng phản ánh cảnh trí thiên nhiên, đặc sản của địa phương; 2. Tên làng phản ánh mối quan hệ xã hội, quá trình hình thành và xây dựng quê hương; 3. Tên làng phản ánh những biến động xã hội, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ đối với nhân dân địa phương [55, tr.54-60]. Tác giả Lê Trung Hoa đã dành hẳn một chương trong tác phẩm của mình để nói về giá trị phản ánh hiện thực của địa danh ở thành phố. Theo tác giả thì một trong những giá trị to lớn của địa danh là phản ánh rõ nét hiện thực khách quan ở thời điểm và địa điểm nó ra đời. Những phản ánh ấy được thể hiện qua các mặt lịch sử, khảo cổ, địa lý, kinh tế, dân tộc, kiến trúc và ngôn ngữ [50, tr.128]. Còn Nguyễn Kiên Trường thì quan niệm “Nói đặc điểm phản ánh hiện thực chính là nói tới ý nghĩa của các thành tố, của từng địa danh và hệ thống các địa danh… còn đặc điểm về hiện thực trong tâm lý văn hóa con người thì việc “giải mã” là rất khó khăn, nhất là đối với địa danh cổ. Do đó, chúng tôi thấy cần phải phân chia hiện thực (mà địa danh phản ánh) ra hai loại sau: a) Hiện thực (khách thể) tồn tại quanh ta với các đối tượng địa - vật lí vô tri vô giác. b) Hiện thực trong tâm hồn, tư tưởng con người sống ở mỗi thời đại” [122, tr.91]. Rõ ràng, nghiên cứu về những giá trị phản ánh hiện thực của địa danh là một công việc thú vị và không kém phần quan trọng. Bởi vì qua đó, ta có thể tìm ra những ý nghĩa được phản ánh thông qua địa danh. Địa danh ở Đồng Nai gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con người nơi đây, vì vậy, nó cũng thể hiện rõ nét những giá trị phản ánh hiện thực qua các mặt sau: 4.2.1. Phản ánh lịch sử a. K. A. Chetkarev cho rằng địa danh là những cứ liệu rất quan trọng, có thể phục vụ cho quá trình nghiên cứu lịch sử di trú của các dân tộc (cf. Nguyễn Tấn Anh) [4, tr.144]. Thật vậy, những cái tên như núi Gò Mọi (VC), rạch Mọi, gò Mả Mọi (VC)… minh chứng cho sự có mặt từ rất lâu của các đồng bào dân tộc thiểu số phương Nam. Gia Định thành thông chí viết rằng lúc ấy địa đầu Gia Định là Mọi Xoài và Đồng Nai (tức là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân của đất nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất [41, tr.109]. Và như đã nói ở chương một, hai cuốn sách [38] và [89] đều có đề cập đến nhóm cộng đồng các dân tộc ít người này. Trong nhóm “Mọi”, “Man sách” được nhắc đến ở đây có nhóm cư dân Chơro, Mạ - một trong những cư dân bản địa của vùng Đồng Nai. b. Địa danh ở Đồng Nai còn phản ánh các giai đoạn, biến cố về các sự kiện lịch sử của dân tộc và trên địa bàn. Đó là một con đường mang tên 30 tháng 4 ở Biên Hòa được đặt để kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, hay con đường ghi lại sự kiện lịch sử nhân dân nổi lên giành độc lập - đường Cách Mạng Tháng Tám (BH)… Ngã ba Thái Lan (LT) là nơi mà trong thập niên 1960, có quân đội Thái Lan đóng gần đây. Có địa danh núi Đầu Tây (TXLK) là do khoảng năm 1936, đồng bào dân tộc Chơro ở Suối Tre (An Lộc) đã nổi dậy đấu tranh, bắt và chặt đầu một tên Pháp gian ác Đờ-Lăng-Xoa đến cướp đất đuổi dân mở rộng đồn điền cao su An Lộc. Sau đó, đồng bào đã đem đầu tên Tây này cắm bên trên một ngọn núi nhỏ sau làng Cấp Rang để cảnh cáo bọn giặc và đặt tên núi là Đầu Tây [9, tr.19]. c. Nhiều nhân vật lịch sử của địa phương từng sinh sống trên vùng đất Đồng Nai đã đi vào địa danh. Bên cạnh khá nhiều địa danh mang yếu tố ông, bà, thầy như vàm Bà Lồ (BH), sông Ông Mai (NT), rạch Thầy Kiềng (BH)… là những cái tên mà hễ nhắc đến, người Đồng Nai nào cũng cảm thấy tự hào đó là đường Nguyễn Hữu Cảnh (BH), đường Trịnh Hoài Đức (BH), đường Huỳnh Văn Nghệ (BH), đường Dương Tử Giang (BH)… 4.2.2. Phản ánh về mặt địa lý a. Qua 63 con sông, 147 con suối, 58 con rạch và hàng loạt những bàu, hồ, tắt, kênh… chúng ta biết được những tính chất, đặc điểm của dòng nước ở vùng Đồng Nai. Chẳng hạn tính chất “trong” gồm có sông Nước Trong (LT), rạch Nước Trong (NT), bàu Nước Trong (ĐQ)…; tính chất “đục” thì có suối Đục (LT), suối Đục (ĐQ), suối Phèn (LT)…; tính chất “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH010.pdf
Tài liệu liên quan