LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NHÂN VIÊN .5
1.1. Khái niệm vai trò tạo động lực làm việc: .5
1.1.1. Khái niệm và bản chất của động lực: . 5
1.1.2. Sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động:. 7
1.1.3. Quá trình tạo động lực lao động: . 10
1.2. Các học thuyết về tạo động lực: .11
1.2.1. Thuyết các cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow:. 11
1.2.2. Học thuyết về hệ thống hai yếu tố (Frederic Herzberg): . 13
1.2.3. Thuyết X và thuyết Y của Doughlas McGregor: . 14
1.2.4. Thuyết Z của William Ouchi:. 17
1.2.5. Học thuyết về sự kỳ vọng (Victor Vroom): . 18
1.2.6. Quan điểm của Hackman và Oldham:. 20
1.2.7. Ứng dụng các học thuyết vào thực tiễn quản lý nhân sự:. 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động:.21
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp:. 22
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về công việc:. 25
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân: . 27
1.3.4. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:. 28
1.4. Mô hình nghiên cứu:.30
1.5. Các phương pháp tạo động lực lao động: .32
1.5.1. Xây dựng định mức lao động, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc
133 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên tại công ty tnhh một thành viên quản lý đường sắt Hà Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Tài chính, kế toán
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 44
theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra việc thanh toán các chế độ chính sách cho
CBCNV theo quy định của Nhà nước; Kiểm tra, giám sát việc mua sắm nguyên,
nhiên, vật liệu, việc mua sắm TSCĐ, công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất.
* Nhiệm vụ:
Tham gia xây dựng quy chế hoạch toán tài chính của Công ty trình duyệt
ĐSVN, kế hoạch quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt, dự toán thu chi tài
chính của Công ty; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc thanh
toán thu hồi các nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc thanh
toán công nợ, điều hoà vốn, quản lý các nguồn vốn, các quỹ theo quy định của
Nhà nước và của Đường sắt VN; Phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng
đắn thực trạng về hoạt động, kết quả, hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình
sản xuất kinh doanh. Phát hiện những lãng phí, những việc làm kém hiệu quả ảnh
hưởng đến kết quả.
* Quyền hạn:
Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ và các phòng ban, các đơn vị
trong công ty cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác hạch toán kế
toán; Được kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính của Công ty. Tham gia tổ
chức thanh lý, nhượng bán, cho thuê, thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật
và của Đường sắt VN.
i. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Hành chính tổng hợp:
* Chức năng:
Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, quan hệ đón tiếp giao
dịch phục vụ SXKD của Công ty, quản lý sử dụng nhà ở, điện nước, văn phòng
phẩm; Tham mưu cho lãnh đạo công tác thi đua khen thưởng, quân sự, bảo vệ trật
tự, phòng chống cháy nổ trong cơ quan và các đơn vị.
* Nhiệm vụ:
Tham mưu cho giám đốc Tổ chức các phong trào thi đua trong Công ty.
Tổng hợp toàn diện và báo cáo kịp thời kết quả nhiệm vụ SXKD đời sống xã hội
trong công ty lên cấp trên; Công tác quân sự, bảo vệ trật tự nội vụ, phòng chống
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 45
cháy nổ ở cơ quan và các đơn vị trong công ty; Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà
ở, nhà làm việc, điện nước thuộc phạm vi toàn Công ty; Quản lý cấp phát sử dụng
các loại giấy tờ cho CBCNV Công ty dùng đi quan hệ giao dịch. Quản lý, cấp
phát, sử dụng giấy đi tàu việc riêng theo đúng chế độ hiện hành, quản lý sử dụng
con dấu của Công ty, xí nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước, của công ty
* Quyền hạn:
Được thừa lệnh Giám đốc ký các giấy tờ mang tính giao dịch Hành chính,
giấy đi đường cho CBCNV; Ký các thông báo hành chính, thông báo kết luận cuộc
họp lưu hành nội bộ. Quản lý và sử dụng con dấu của Công ty; Được quyền kiểm
tra các hộ hiện đang sử dụng nhà ở, điện, nước của Công ty đề nghị Lãnh đạo
Công ty xử lý nếu phát hiện các hộ đó vi phạm quy định về sử dụng nhà ở, điện,
nước.
k. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Y tế:
* Chức năng:
Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức thực hiện về công tác
chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh phòng chống dịch và các hoạt động y tế
khác cho CBCNV trong Công ty.
* Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch về các mặt hoạt động y tế, tham gia lập kế hoạch chi phí về
lĩnh vực y tế, kế hoạch đầu tư mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế. Kế hoạch phòng
chống dịch và các kế hoạch khác liên quan để Ban Giám đốc quyết định, chỉ đạo,
kiểm tra hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt; Tổ chức khám chữa
bệnh quỹ BHYT và chữa bệnh thông thường cho CBCNV trong Công ty. Tham
gia chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện sơ cấp cứu hành khách đi tàu khi có yêu cầu
và khi có tai nạn giao thông đường sắt xẩy ra trong khu vực; Phối hợp với trung
tâm y tế đường sắt để thực hiện khám, phát hiện bệnh và quản lý bệnh nghề
nghiệp, quản lý môi trường lao động, quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của Công ty,
khám quản lý sức khoẻ các chức danh có liên quan trực tiếp để an toàn chạy tàu;
Phối hợp chặt chẽ với trung y tế đường sắt và các tổ chức y tế trong khu vực ( y tế
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 46
địa phương, y tế GTVT) để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra
giám sát bảo vệ môi trường, An toàn thực phẩm; Tổ chức sơ cấp cứu tai nạn, ốm
đau đột xuất, thực hiện công tác bảo vệ sức khoẻ lao động nữ, công tác dân số kế
hoạch hoá gia đình, quản lý và tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và quản
lý sức khoẻ đối với CBCNV của Công ty.
* Quyền hạn:
Được quyền kiểm tra các cơ sở sản xuất trong đơn vị về việc đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động, bảo đảm môi trường lao động, môi trường công cộng, về
công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động của an
toàn viên, vệ sinh viên trong lĩnh vực y tế. Kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ
lao dộng,chống nóng, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch của CBCNV đơn vị và của
các đơn vị đường sắt khác khi có yêu cầu; Được làm việc trực tiếp với cơ quan y tế
cấp trên, y tế địa phương, y tế trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao
m. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cung đường, Cầu, Chắn:
* Chức năng:
Thực hiện công tác duy tu sửa chữa cầu, đường, hầm, nhà và các công
trình kiến trúc, thiết bị khác của đường sắt do giám đốc công ty giao nhiệm vụ.
Tham mưu, báo cáo khối lượng công việc thực hiện và cần sửa chữa hàng tháng,
quí cho Giám đốc Công ty và phòng Kỹ thuật để có biện pháp chỉ đạo kịp thời
*Nhiệm vụ:
Hoàn thành kế hoạch duy tu sửa chữa cầu, đường, hầm nhà và các công
trình kiến trúc, thiết bị khác của đường sắt do giám đốc giao trong tháng, quí. Đảm
bảo chất lượng và an toàn chạy tàu; Kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật, công tác
duy tu xây dựng cơ bản trong phạm vi lý trình của đơn vị mình quản lý; Báo cáo
thường xuyên tiến độ và chất lượng thi công các công trình cho Phòng kế hoạch và
Phòng Kỹ thuật.
* Quyền hạn:
Được quyền giám sát kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật cầu, đường, hầm,
nhà và các công trình kiến trúc, thiết bị khác của đường sắt trong phạm vi đơn vị
mình quản lý.
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 47
* Trách nhiệm:
Cung đường, Cầu, Hầm đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty, sự chỉ
đạo nghiệp vụ kỹ thuật của các phòng ban liên quan Chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công tác quản lý và chất lượng kỹ thuật, an toàn chạy tàu, an toàn công
trình đường sắt thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý.
n. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội duy tu đường sắt:
Đội duy tu đường sắt có chức năng và trách nhiệm quản lý CBCNV trong
đội, quản lý, giám sát, chỉ đạo các đơn vị duy tu đường, chắn; các tổ gác chắn, các
tổ tuần đường trên suốt chiều dài quản lý của đội, thường xuyên đảm bảo tốt chất
lượng đường sắt, giữ vững tốc độ chạy tàu, chạy tàu an toàn, chạy tầu êm thuận,
ATLĐ, PCCN
o. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội máy thi công:
Quản lý, tổ chức sản xuất, hoàn thành kế hoạch và khối lượng kỹ thuật công
trình và an toàn về mọi mặt. Chịu trách nhiệm về con người mọi CBCNV của đội
trong phạm vi quản lý hành chính; Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, hồ sơ bản vẽ thiết
kế công trình mà công ty giao. Nghiên cứu tỉ mỉ rõ ràng chính xác các kế hoạch và
hồ sơ thiết kế; Lên kế hoạch và chủ động triển khai phương án thi công tối ưu, phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị; Phân công các bộ phận sản xuất (tổ
trưởng) phụ trách nhóm. Theo dõi sát sao tiến độ sản xuất của đơn vị.
p. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Xí nghiệp dịch vụ vật liệu xây dựng và
xây lắp công trình:
Xí nghiệp dịch vụ vật liệu xây dựng và xây lắp công trình thuộc Công ty
TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Hà Ninh. Xí nghiệp chịu sự lãnh đạo
toàn diện của Giám đốc Công ty, chịu sự giám sát kiểm tra theo chức năng quản lý
chuyên môn của các phòng nghiệp vụ Công ty.
Xí nghiệp được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, được phép
kinh doanh các ngành nghề:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, kết cấu thép, vật tư phụ
kiện đường sắt và các sản phẩm cơ khí;
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 48
- Xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp, công trình thuỷ lợi,
công trình dân dụng, trang trí nội ngoại thất công trình;
- Đào đắp, san lấp tạo mặt bằng;
- Cho thuê mặt bằng kho bãi;
2.2. Tổng quan về tình hình nhân lực của Công ty:
Bảng 2.2: Kết cấu lao động của công ty giai đoan 2008-2012.
NĂM (Tính đến 31/12)
TT CHỈ TIÊU
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số lao động 790 783 775 765 750
- Lao động định biên 775 765 763 751 739
- Hợp đồng có xác định
1
thời hạn dưới 12 tháng
15 18 12 14 11
Thống kê theo chức danh
- Ban giám đốc 3 3 3 3 3
-Trưởng phòng nghiệp vụ 7 7 7 7 7
- Phó phòng nghiệp vụ 8 8 8 9 9
- Giám đốc XN 0 0 0 1 1
- Phó Giám đốc XN 0 0 0 1 1
- Đội trưởng 5 5 5 5 5
2
- Cung trưởng 23 23 23 23 23
Thống kê theo trình độ
- Đại học 55 73 89 97 112
- Cao đẳng, trung cấp 147 138 141 150 156
- Sơ cấp 248 251 255 275 292
- Trình độ khác 340 321 290 243 190
3
Thống kê theo tuổi
- Trên 50 tuổi 43
- Từ 40 tuổi-50 tuổi 175
- Từ 30 tuổi-40 tuổi 206
4
- Dưới 30 tuổi 326
Thống kê theo giới tính
- Nam 565 549 540 513 502 5
- Nữ 225 234 235 252 248
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động)
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 49
Trong 5 năm gần đây, lực lượng lao động của Công ty đã có những thay đổi
theo xu hướng giảm dần. So với năm 2008, đến năm 2012 số lao động của Công ty
giảm 40 người. Sự giảm sụt trên chủ yếu tại các đơn vị sản xuất trực tiếp ( như các
Cung đường, Cung cầu, Đội máy thi công).
2.2.1. Kết cấu nhân lực:
2.2.1.1. Kết cấu nhân lực theo độ tuổi:
Bảng 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi.
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Từ 20-30 365 43.5 43.5 43.5
Từ 31-40 206 27.5 27.5 71.0
Từ 41-50 175 23.3 23.3 94.3
Trên 50 43 5.7 5.7 100.0
Valid
Total 750 100.0 100.0
Hình 2.2: Sơ đồ biểu diễn kết cấu lao động theo độ tuổi.
Từ bảng 2.3 và hình 2.2, số lượng nhân viên ở độ tuổi từ 25 – 40 chiếm 71%.
Do đặc thù ngành nghề là quản lý, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, trực tiếp đảm
bảo an toàn chạy tàu nên đây là độ tuổi quan trọng, đóng góp lớn cho việc hoàn
thành kế hoạch sản xuất.
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 50
2.2.1.2. Kết cấu nhân lực theo giới tính:
Bảng 2.4. Kết cấu lao động theo giới tính
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Nam 502 67 67 67
Nữ 248 33 33 100Valid
Total 750 100 100
Hình 2.3: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu. lao động theo giới tính
Từ bảng 2.4 và hình 2.3 trên ta thấy tỉ lệ nam giới chiếm 2/3 tổng số nhân
viên của công ty. Số lượng nhân viên nam chủ yếu làm việc tại các đơn vị với công
việc chính là duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt. 1/3 còn lại là nữ giới, số
nhân viên này làm việc tại các bộ phận gác chắn, văn phòng, cấp dưỡng tại các đơn
vị.
2.2.1.3. Kết cấu nhân lực theo trình độ học vấn:
Bảng 2.5: Kết cấu lao động theo trình độ học vấn.
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Đại học 112 15 15 15
CĐ, TC
Sơ cấp
156
292
21
39
21
39
36
75
Trình độ
khác
190 25 25 100.0
Valid
Total 750 100.0 100.0
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 51
Hình 2.4: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo học vấn.
Từ bảng 2.5 và hình 2.4, ta thấy số lượng nhân viên có trình độ đại học
chiếm 15%, lực lượng này tập trung tại khối phòng ban chuyên môn, một số làm
công tác quản lý tại các Cung, Đội dưới hiện trường. Số lượng nhân viên có trình độ
cao đẳng, trung cấp và trình độ khác chiếm 85% làm việc trực tiếp tại các đơn vị
sản xuất.
2.2.1.4. Kết cấu nhân lực theo thời gian làm việc:
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo thời gian làm việc.
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Dưới 1
năm
37 4.9 4.9 4.9
1-3 năm 179 23.9 23.9 28.8
3-5 năm 206 27.5 27.5 56.3
Trên 5 năm 328 43.7 43.7 100
Valid
Total 750 100 100
Hình 2.5: Sơ đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo học vấn.
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 52
Từ bảng 2.6 và hình 2.5- Sơ đồ biểu diễn ta thấy số lượng lao động có thời
gian làm việc trên 5 năm chiếm 43.7%, từ 3-5 năm chiếm 24.7%, 1-3 năm chiếm
23.9% và dưới 1 năm là 4.9%. Tỉ lệ lao động có thời gian làm việc dưới 1 năm là
số nhân viên mới trẻ, mới được tuyển dụng thay thế lực lượng lao động nghỉ chế
độ và chuyển công tác. Tỉ lệ này thấp vì hiện nay ngành đường sắt không được
kỳ vọng và hấp dẫn với người lao động.
2.2.2. Sự biến động nhân lực của Công ty trong 5 năm (2008-2012):
Trong 5 năm ( 2008-2012), Công ty TNHH 1 thành viên quản lý đường sắt
Hà Ninh đã có nhiều sự thay đổi cả về tổ chức ( Chuyển đổi sang mô hình công ty
TNHH 1 thành viên- QĐ số 707/QĐ-ĐS ngày 29/6/2010 của Đường sắt Việt Nam;
Sát- nhập các phòng ban; Thành lập và giải thể một số đơn vị sản xuất) cũng như
về lực lượng lao động ( Chuyển công tác; Chấm dứt hợp đồng lao động).
Sự sụt giảm nghiêm trọng về lực lượng lao động đã và đang gây ra rất nhiều
khó khăn trong hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất cũng như của công ty (
Năng suất, chất lượng lao động giảm; kế hoạch sản xuất luôn bị động do thiếu nhân
lực dẫn đến không hoàn thành). Trước thực trạng đó, Công ty đang từng bước cố
gắng xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm động viên, khích lệ cán bộ nhân
viên trong toàn công. Các chính sách này đã bước đầu có tác dụng đối với động lực
làm việc của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc áp
dụng các chính sách này đã xuất hiện những bật cập như: thiếu đồng bộ, thiếu
nghiên tính khoa học, chỉ mang tính thời điểm và chưa đánh giá một cách đầy đủ
nên chưa phát huy tác dụng nhiều đến động lực làm việc của toàn bộ cán bộ nhân
viên. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến động lực làm việc của cán bộ, công
nhân viên. Biểu hiện tiêu cực nhất là số lượng lao động thường xuyên có sự biến
động và có xu hướng rời bỏ Công ty ngày càng nhiều. Cụ thể thể hiện qua bảng
tổng hợp sau:
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 53
Bảng 2.7: Tổng hợp tăng/giảm lao động giai đoạn 2008-2012.
NĂM
T
T
DANH
MỤC
ĐVT
2008 2009
Tăng
/giảm 2010
Tăng
/giảm
201
1
Tăng
/giảm 2012
Tăng
/giảm
Tổng số
lao động người 790 783 -7 775 -8 765 -10 750 -15
1
Lao động
trực tiếp người 715 712 -3 711 -1 693 -18 668 -25
2
Lao động
gián tiếp người 75 71 -4 64 -7 72 +8 82 +10
(Nguồn: Tổ chức- Lao động )
Bảng 2.8: Tổng hợp cán bộ công nhân viên rời khỏi công ty giai đoan 2008-2012
NĂM
SỐ
LƯỢNG
VỊ TRÍ TẠI CÔNG TY NƠI ĐẾN
2008 0
* Lao động gián tiếp
Trưởng phòng Kỹ thuật Ban ATGT- ĐSVN
Trưởng phòng quản lý đường
ngang Ban Dự án ATGT- ĐSVN
Nhân viên Phòng Tài chính- kế
toán Công ty may Youngone
Nhân viên Phòng Tài chính- kế
toán
Ban QL khu công nghiệp
NĐ
* Lao động trực tiếp
Cung trưởng-CĐ Chợ Tía - Bậc 7/7 Công ty QLĐS Hà Hải
Cung trưởng-CĐ Thường Tín-Bậc
7/7 Lao động tự do
2009 7
Công nhân bậc 5/7 ( 1 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
2010 8 * Lao động gián tiếp
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 54
Phó phòng Tài chính- kế toán Công ty PV OIL Nam Định
Phó phòng Kế hoạch- vật tư Ban QLDA- Cục ĐSVN
Nhân viên Phòng Kế hoạch- vật tư UB ATGT Quốc gia
Phó phòng Y tế Công ty QLĐS Hà Hải
Nhân viên phòng Kỹ thuật Ban QLCSHT- ĐSVN
Phó phòng Tổ chức- lao động
Ban Tổ chức lao động-
ĐSVN
Nhân viên phòng Hành chính ĐSVN
* Lao động trực tiếp
Công nhân - Bậc7/7 ( 1 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
* Lao động trực tiếp
Công nhân - Bậc1/7 ( 3 người) Chấm dứt hợp đồng
Công nhân - Bậc 2/7 ( 4 người) Chấm dứt hợp đồng
Công nhân - Bậc 3/7 ( 2 người) Công ty XD Xuân Trường
Công nhân - Bậc 4/7 ( 2 người)
Công ty XD Thi Sơn- Hà
Nam
Công nhân - Bậc 5/7 ( 2 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
Công nhân - Bậc 6/7 ( 2 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
2011 18
Công nhân - Bậc 7/7 ( 3 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
* Lao động trực tiếp
Cung phó-CĐ Chợ Tía -Bậc 5/7 Công ty XDCT Hà Nội
Công nhân - Bậc 1/7 ( 1 người) Công ty XM Bỉm Sơn
Công nhân - Bậc 2/7 ( 4 người) Công ty Duyên Hà
Công nhân - Bậc 3/7 ( 2 người) Lao động tự do
Công nhân - Bậc 4/7 ( 2 người) Khu công nghiệp Quất Động
Công nhân - Bậc 5/7 ( 5 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
Công nhân - Bậc 6/7 ( 6 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
2012 25
Công nhân - Bậc 7/7 ( 4 người) Nghỉ hưu trước thời hạn
(Nguồn: Phòng tổ chức- lao động)
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 55
Nhìn vào số lượng nhân lực rời khỏi công ty, ta thấy tại Công ty TNHH một
thành viên quản lý đường sắt Hà Ninh không phải là nơi mà CBCNV - những người
có năng lực muốn ở lại làm việc.
+ Tại khối quản lý (Phòng ban): Đã có 11 người rời khỏi các phòng ban của
công ty. Một số cán bộ chủ chốt đã tìm cho mình nơi làm việc mới thích hợp hơn.
Trong số cán bộ chủ chốt chuyển đi, đa số làm việc trong môi trường tích cực có
nhiều điều kiện khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến.
+ Khối trực tiếp sản xuất: Trong 5 năm qua, nguồn nhân lực khối này giảm
đáng kể (47 người) và xu hướng này ngày càng gia tăng. Sự sụt giảm này chủ yếu là
lực lượng lao động nam có trình độ tay nghề và bậc thợ cao trong hệ sản xuất trực
tiếp ( Bậc 6; 6;7- Công nhân duy tu sửa chữa cầu đường). Điều đáng quan ngại là số
công nhân lao động này xin chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra khá nhiều. Một
phần chuyển đến các công ty, doanh nghiệp khác đóng tại các địa phương, một phần
xin nghỉ chế độ hưu trước thời hạnĐây đang là một thách thức lớn của doanh
nghiệp vì các đối tượng rời khỏi công ty phần lớn là lao động chủ chốt tại các Cung,
Đội sản xuất dọc tuyến từ Thường Tín đến Đồng Giao. Điều này tác động tiêu cực
tới năng suất, chất lượng của lực lượng lao động và việc hoàn thành kế hoạch sản
xuất của toàn công ty.
2.3. Đo lường sự hài lòng của nhân viên:
2.3.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích:
2.3.1.1. Các yếu tố động viên nhân viên:
Đề tài tham khảo một số yếu tố trong nghiên cứu của Wiley C, các yếu tố
khác trong nghiên cứu của Vijaya Mani. Đây là nghiên cứu trong thời gian gần đây
tại Ấn Độ- một nước Nam Á, có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam và nghiên
cứu của Công ty Navigos Search- một công ty hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực
tuyển dụng nhân viên cấp cao. Bên cạnh đó, với những ý kiến tham khảo từ nhân
viên, ta đưa ra được 9 yếu tố với trọng số của chúng như sau:
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 56
Bảng 2.9: 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên của Công ty TNHH
một thành viên quản lý đường sắt Hà Ninh.
STT Các yếu tố đem lại sự hài lòng của nhân viên Tỷ trọng (%)
1 Sự căng thẳng (S) 9.40
2 Đồng nghiệp (J) 16.90
3 Mối quan hệ với cấp trên (SR) 11.40
4 Cơ hội học tập/phát triển kỹ năng (T) 10.20
5 Chính sách và đãi ngộ nhân viên (EB) 5.50
6 Quyền tự chủ trong công việc (Jo) 15.90
7 Mức lương và thưởng (C) 17.00
8 Giá trị và sự công nhận (EV) 4.50
9 Hình ảnh của Công ty (Co) 9.20
Ö ESI = 0.094S + 0.169J + 0.114SR + 0.102T + 0.055EB + 0.159Jo + 0.17C +
0.045EV + 0.092Co.
S – sự căng thẳng; J – Đồng nghiệp và môi trường làm việc; SR – Mối quan
hệ với cấp trên; T – Đào tạo/cơ hội thăng tiến/phát triển kỹ năng; EB – Chính sách
và đãi ngộ nhân viên; Jo – Quyền tự chủ trong công việc; C – Lương và thưởng; EV
– giá trị và sự công nhận; Co – Hình ảnh của công ty.
2.3.1.2. Phương pháp phân tích:
Dựa trên 9 yếu tố được đưa ra, ta tiến hành phân tích với dữ liệu từ những
bảng câu hỏi thu thập được.
a. Công cụ sử dụng:
Sử dụng bảng câu hỏi để xác định những yếu tố động viên nhân viên Công ty
Quản lý đường sắt Hà Ninh. Bảng câu hỏi gồm 30 câu hỏi, diễn tả 9 yếu tố mang
lại sự hài lòng của nhân viên, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ như sau:
+ Rất không đồng ý;
+ Không đồng ý;
+ Bình thường;
+ Đồng ý;
+ Rất đồng ý.
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 57
Đồng thời bảng câu hỏi được dùng để đánh giá cũng như tìm hiểu sâu hơn về
mức độ hài lòng của nhân viên tại công ty.
b. Mẫu điều tra:
+ Số phiếu phát ra : 115 phiếu.
+ Số phiếu thu về : 98 phiếu.
+ Số phiếu đạt yêu cầu : 98 phiếu.
2.3.2. Phân tích mức độ hài lòng của nhân viên công ty.
2.3.2.1. Căng thẳng trong công việc:
Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của nhân viên về vấn đề căng thẳng trong công việc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Rất không đồng ý 25 25.5 25.5 25.5
Không đồng ý 38 38.8 38.8 64.3
Bình thường 25 25.5 25.5 89.8
Đồng ý 4 4.1 4.1 93.9
Rất đồng ý 6 6.1 6.1 100.0
Valid
Total 98 100.0 100.0
Hình 2.6: Biểu diễn mức độ hài lòng của nhân viên về sự căng thẳng trong công việc
Mức độ hài lòng
26%
39%
26%
6%4%
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng ý
Từ bảng 2.10 và hình 2.6 ở trên ta thấy: Có 10.2% số nhân viên cảm thấy
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 58
không phải chịu áp lực trong công việc, 64.3% luôn phải chịu áp lực và 25.5% cảm
thấy bình thường.
Số lượng nhân viên không phải chịu áp lực trong công việc hiện tại đang làm
việc tại khối văn phòng ( bộ phận hành chính + y tế) và cấp dưỡng tại các đơn vị
dọc tuyến. Công việc họ đang làm chủ yếu là công việc bổ trợ. Số lượng còn lại làm
việc trong các bộ phận chủ chốt như các phòng Kỹ thuật, Kế hoạch, Quản lý đường
ngang, các đơn vị sản xuất trực tiếp đảm bảo an toànvới khối lượng công việc
lớn, quan trọng nên thường xuyên phải chịu nhiều áp lực.
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đồng ý của nhân viên
về căng thẳng trong công việc.
Rất không
đồng ý
Không đồng
ý
Bình
thường
Đồng ý Rất đồng ý
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
Phù hợp
với khả
năng
26 26,5 36 36,7 20 20,4 11 11,2 5 5,1
Công việc
hấp dẫn
45 45,9 24 24,5 11 11,2 12 12,2 6 6,1
Không
phải chịu
áp lực
công việc
25 25,5 38 38,8 25 25,5 4 4,1 6 6,1
Từ bảng 2.11, có 26.5% nhân viên phải đảm nhiệm các công việc không phù
hợp với khả năng so với 11.2% đồng ý, 45.9% cảm thấy công việc không hấp dẫn
trong khi đó 12.2% có ý kiến ngược lại và 4.1% phải chịu áp lực trong công việc so
với 38.8% không đồng ý.
Để làm tăng sự hài lòng của nhân viên, công ty cần phải bố trí, sắp xếp công
việc hợp lý phù hợp với năng lực, các yếu tố vùng miền và gia đình, làm giảm áp
lực công việc, tăng sự hấp dẫn của công việc đối với nhân viên.
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 59
2.3.2.2. Môi trường làm việc, cơ sở vật chất và mối quan hệ với đồng nghiệp:
Bảng 2.12. Biểu đồ biểu diễn mức độ đồng ý đối với môi trường làm việc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Rất không đồng ý
Không đồng ý
21
27
21.4
27.6
21.4
27.6
21.4
49.0
Bình thường 26 26.5 26.5 75.5
Đồng ý 15 15.3 15.3 90.8
Rất đồng ý 9 9.2 9.2 100.0
Valid
Total 98 100.0 100.0
Môi trường làm việc
21%
28%
27%
15%
09%
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng ý
Hình 2.7: Biểu diễn mức độ đồng ý với mối trường làm việc
Từ bảng 2.13 và hình 2.7 ta thấy 49.0% nhân viên không đồng ý về môi
trường làm việc, cơ sở vật chất của công ty, 24.5 % đồng ý, 26.5% nhận xét là bình
thường. Môi trường làm việc, cơ sở vật chất của công ty chưa thật sự tích cực và
đáp ứng được yêu cầu của công việc là do đặc thù quản lý theo chiều dài đường sắt,
các đơn vị trải dài qua nhiều địa phương. Bên cạnh đó là nguồn ngân sách được cấp
hạn hẹp, chưa thể đáp ứng ngay tại cùng thời điểm.
Những người được hỏi cho rằng việc hiếm khi Công ty tổ chức các hoạt động
văn hóa như: văn nghệ, thể thao, dã ngoại, liên hoan, giao lưu tại Công ty và các
đơn vị dọc tuyến. Điều này càng khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và giảm đi
đáng kể tính gắn kết của tập thể.
Kết quả điều tra ta thấy môi trường làm việc tại Công ty không thực sự tạo
Luận văn Th.S QTKD Trường đại học BKHN
HV: Dương Tuấn Nghĩa MSHV: CA120402 60
điều kiện tốt để nhân viên làm việc, các hoạt động tập thể hiếm khi được tổ chức.
Việc quy tụ nhân viên tạo nên một tập thể đoàn kết, thống nhất đang là điều mong
muốn của toàn bộ cán bộ, công nhân viên toàn Công ty.
Bảng 2.13. Mức độ đồng ý về mối quan hệ với đồng nghiệp
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng ý
21
23
30
13
11
21.4
23.5
30.6
13.3
11.2
21.4
23.5
30.6
13.3
11.2
21.4
44.9
75.5
88.8
100.0
Valid
Total 98 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273527_7989_1951523.pdf