Để lượng giá khả năng lưu trữ cacbon và hấp thụ CO2 của cỏ biển tại
khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng giá tín chỉ cacbon dự báo đến
năm 2030 của Societe Generale là 60 Euro (tương đương với 67 USD).
Kết quả cho thấy, giá trị phụ thuộc vào từng loài cỏ và khả năng lưu trữ
của chúng (bảng 3.16). Ở cỏ Lá dừa Enhalus acoroides tại đầm Nại là
3.067 USD/ha, trong khi cỏ Xoan (Halophila ovalis) ở đầm Thị Nại chỉ
đạt 72 USD/ha (bảng 3.16).
Với diện tích phân bố lên tới 1.655 ha của loài cỏ Lươn nhật Zostera
japonica, cùng với hàm lượng cacbon hữu cơ tương đối cao (32,7 –
39,4%). Theo đó, giá trị từ việc quy đổi tín chỉ cacbon hữu cơ lưu trữ ở
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là cao nhất, khoảng 2,2 triệu USD.
Tổng giá trị hấp thụ CO2 của cỏ biển tại ba đầm phá trong nghiên cứu
này đạt được là 2.561.263 USD, tương đương với khoảng 59 tỷ VNĐ.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ có thể xác định được lượng
cacbon hữu cơ có trong sinh khối cỏ biển, chưa đánh giá được lượng
cacbon hữu cơ được cho là rất lớn có trong lớp trầm tích bên dưới các
thảm cỏ biển. Nhưng qua đây có thể thấy, nếu thực hiện được việc quy
đổi và bán tín chỉ cacbon ở mỗi đơn vị diện tích cỏ biển (hecta) sẽ mang
lại thu nhập cho cộng đồng tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm Thị
Nại và đầm Nại lần lượt là: 20,8 triệu đồng/ha, 3,2 triệu đồng/ha và 9,8
triệu đồng/ha; trung bình là 19 triệu đồng/ha. So với các giá trị sử dụng
trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp khác mà hệ sinh thái cỏ biển mang
lại, thì giá trị hấp thụ và lưu trữ cacbon của chúng là tương đối cao
31 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng ở một số đầm phá tiêu biểu khu vực miền trung Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2) sang cacbon dioxit (CO2 = 44).
6
+ Xác định giá trị của trữ lượng cacbon (lượng giá khả năng hấp thụ CO2)
theo tài liệu của IPCC năm 2006, với công thức:
T(USD) = trữ lượng CO2 (tấn/ha) x giá (USD/tấn theo giá thị trường)
2.3.5. Thành lập sơ đồ phân bố cỏ biển
Trong luận án, tác giả kế thừa một số dữ liệu GIS để biên tập bản sơ đồ
phân bố cỏ biển.
2.3.6. Phân tích số liệu
Sử dụng các phầm mềm chuyện dụng Microsoft Excel với công cụ
phân tích thống kê ANOVA và phần mềm thống kê SPSS.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài cỏ biển và một số đặc điểm hình thái
3.1.1. Thành phần loài
Xác định được tổng cộng 09 loài thuộc 6 chi, 4 họ tại 3 khu vực nghiên
cứu, trong tổng số 15 loài cỏ biển đã biết của Việt Nam. Trong đó, đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai có 6 loài, đầm Thị Nại có 7 loài, và đầm Nại có
6 loài, thành phần loài khác nhau ở các đầm phá khác nhau (bảng 3.1).
Phát hiện bổ sung cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis cho thành phần loài
cỏ biển tại đầm Cầu Hai (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai), cỏ Xoan lớn
Halophila major cho thành phần loài cỏ biển tại đầm Nại.
Hệ số tương đồng Sorresson giữa các quần xã cao nhất tại đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai và đầm Thị Nại đạt 0,92.
Bảng 3.1. Hiện trạng thành phần loài tại 3 vùng nghiên cứu
STT Tên taxon Tên Việt Nam
Phân bố thành phần loài
TG-CH Thị Nại Nại
TN ĐB TN ĐB TN ĐB
Họ Hydrocharitaceae Juss.- Họ Thủy thảo
Chi Enhalus L.C. Rich.
1 Enhalus acoroides (L.f) Royle cỏ Lá dừa +++ +++
Chi Thalassia Banks ex Koenig
2 Thalassia hemprichii (Ehrenb. ex Solms) Asch. cỏ Vích + + + +
Chi Halophila Du petit Thouars
7
3 Halophila beccarii Ascherson cỏ Nàn ++ ++ + +
4 Halophila ovalis (R. Br.) Hooker f. cỏ Xoan + ++ + + ++ ++
5 Halophila major (Zoll.) Miquel cỏ Xoan lớn +
Họ Ruppiaceae Horaninov - Họ cỏ Kim
Chi Ruppia Linnaeus
6 Ruppia maritima Linnaeus cỏ Kim biển ++ ++ ++ ++ + +
Họ Zosteraceae Domortier - Họ cỏ Lươn
Chi Zostera Linnaeus
7 Zostera japonica Ascherson & Graebner
cỏ Lươn
nhật +++ +++ ++ ++
Họ Cymodoceaceae N. Taylor - Họ cỏ Kiệu
Chi Halodule Endlicher
8 Halodule pinifolia (Miki) den Hartog cỏ Hẹ tròn + + ++ ++ + +
9 Halodule uninervis (Forssk.) Ascherson cỏ Hẹ ba răng + + +
Tổng số loài theo mùa 6 5 7 7 6 6
Tổng số loài 6 7 6
Chú giải: (+): Ít; (++): Nhiều; (+++): Rất nhiều; TG-CH: Tam Giang-Cầu Hai; TN: mùa gió tây nam (mùa
mưa), ĐB: mùa gió Đông Bắc (mùa khô).
3.1.2. Khóa định loại cho các taxon
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thành phần loài, chúng tôi đã xây dựng
được khóa định loại cho 4 họ, 6 chi và 9 loài cỏ biển như sau:
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC HỌ THUỘC BỘ HYDROCHARITALES
1a. Lá được phân biệt thành bẹ lá và phiến lá, không có lưỡi bẹ ................2
1b. Lá được phân biệt thành bẹ lá và phiến lá, có lưỡi bẹ............................3
2a. Hoa đơn tính khác hoặc cùng gốc, nằm trong một bao hoa................
.........................................................................................Hydrocharitaceae
2b. Hoa đơn tính cùng gốc, không nằm trong một bao hoa .....Ruppiaceae
3a. Phiến lá có một gân ở giữa, không có tế bào tanin............Zosteraceae
3b. Phiến lá có ba gân dọc rõ ràng, nhiều tế bào tanin.....Cymodoceaceae
8
HỌ HYDROCHARITACEAE Juss. 1789, Gen. Pl. 67; nom. cons.
Typus: Hydrocharis L.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC CHI THUỘC HỌ HYDROCHARITACEAE
1a. Cây rất thô ráp với một thân bò ngầm to dày. Bẹ lá dai, với nhiều sợi
dai tối màu trên bẹ lá rất dai............................................................ Enhalus
1b. Cây thô ráp vừa phải với thân bò ngầm mảnh mai. Bẹ lá không dai, với
nhiều sợi lông mềm mịn.............................................................................. 2
2a. Chồi lá phát sinh từ các đốt thành các thân đứng, sẹo lá trên mỗi đốt.
Lá chét, dài, có các gân chạy song song.......................................Thalassia
2b. Chồi lá phát sinh ở mỗi đốt trên thân bò mảnh nhỏ, không có sẹo lá.
Lá thường oval, mọc theo cặp, gân ngang, số ít song song........Halophila
CHI ENHALUS L. C. Richard. 1812. Mem. Inst. Paris 12(2): 64, 71, 74.
Type species: Enhalus koenigi Rich. (=E. acoroides (L. f.) Royle).
Loài Enhalus acoroides (L.f.) Royle, 1839; Phamh., 1993; N.V.Tien,
2002; N.T. Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
_Stratoides acoroides L.f., 1781;_Enhalus koenigi Rich., 1812;
_Valisneria sphaerocarpa Blanco., 1937; _Enhalus marinus Griff., 1951.
Tên Việt Nam: cỏ Lá dừa, Cọ biển, Chân diêm (hình 3.1).
Mô tả: Dạng cây lâu năm. Thân bò hình trụ, màu nâu đen, đường kính
thân từ 1,5 - 1,8 cm bao bởi rất nhiều lông đen, cứng. Rễ không phân
nhánh, màu trắng, đường kính 1,5 – 5 mm, dài từ 8 - 20 cm. Lá dài từ 30 -
150 cm, chiều rộng lá cỏ 1,2 – 1,8 cm, đỉnh lá thon và tròn có các gân song
song, hai bên viền lá có 2 sợi gân dài, v.v.
Loc.class.: Habitat inter Insulas Zeylonicas, König. Lectotypus:
[illustration in] Rumphius. 1750. Herb. Amboin. 6: 179, t. 75, fig. 2.
3
Hình 3.1. Cỏ Lá dừa Enhalus acoroides – 1. hình thái các cơ quan; 2. hình
dạng cây ; 3. dạng sống
9
CHI THALASSIA Banks ex Konig., 1805
Leccotype species: Thalassia testudium Banks & Sol. ex Koenig
(designated by Rydberg, 1909. Fl. N. Amer. 17: 73).
Loài Thalassia hemprichii (Ehrenb.) Aschers, 1871; Phamh., 1961;
Ernani G. Menez, R.C. Phillips, Hil. P. Calumpong, 1983; Phamh.,
1993; N.V.Tien, 2002; N. T. Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
_Schizotheca Ehrenb., 1834.
Tên Việt Nam: cỏ Vích, cỏ Bò biển, Dương thảo (hình 3.2).
Mô tả: Đường kính thân bò 3 – 5 mm. Lóng dài 4 – 7 mm. Mỗi đốt mọc
ra 1 rễ với nhiều lông tơ, đường kính 1,5 mm, một số có đầu rễ nhọn. Thân
đứng từ mỗi đốt với khoảng cách 5 – 33 lóng, với 3 hay 4 lá. Lá dài 10 –
40 cm, rộng 4 – 11 mm, có 7 - 17 gân dọc nối với gần mép lá ở khoảng
cách 1 mm. Bẹ lá dài 3 – 7 cm, v.v.
Loc.class.: Eritrea: Massouar. Ehrenberg, C.G., Typus: #s.n. (LT: BM;
IT: LE).
1 2 3
Hình 3.2. Cỏ Vích Thalassia hemprichii – 1,2. dạng cây và đầu lá; 3. dạng sống
CHI HALOPHILA Thouars. 1806. Gen. Nov. Madag. 2: 2.
Type species: Halophila madagascariensis Steudel (=H. ovalis (R. Br.)
Hook. f.), validated by Doty and Stone. 1967.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI HALOPHILA
1a. Phiến lá hình kim, không gân ngang, 3 gân dọc....... Halophila beccarii
1b. Phiến lá hình oval hoặc hình trứng, có các đôi gân ngang............2
2a. Phiến lá dài từ 10 - 12 mm, rộng 7 – 9 mm, có 12 – 16 đôi gân ngang
tạo thành góc 45 – 550 so với gân chính....Halophila ovalis
2b. Phiến lá dài từ 15 – 18 mm, rộng 9 – 12 mm, có 16 – 18 đôi gân
ngang tạo thành góc 60 – 750 so với gân chính.....Halophila major
Loài Halophila beccarii Ascherson, 1871; Phamh., 1993; N.V.Tien, 2002;
N. T. Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
10
Tên Việt Nam: cỏ Nàn, cỏ Nàn nàn (hình 3.3).
Mô tả: Thân bò với lóng dài 1 – 2 cm. Thân đứng 1 – 1,5 cm có 6 - 10
lá. Lá dài 2 - 3 cm, rộng 0,2 - 0,4 cm, cuống lá dài 1,5 – 2 cm, viền lá nhẵn
không có răng cưa, không có gân ngang, có 3 gân dọc suốt đỉnh với gân
giữa nổi bật. Bẹ 3 – 4 mm. Gốc lá có 2 vảy nhỏ, rễ không phân nhánh, mỗi
đốt có 1 rễ, v.v.
Loc.class.: Indonesia: Borneo: Sarawak, near mouth of Bintula River.
Typus: Beccari 3666 (IT: S).
1 2 3
Hình 3.3. Cỏ Nàn Halophila beccarii – 1.dạng cây; 2.dạng lá, 3.dạng sống
Loài Halophila ovalis (R.Br.) Hook. f., 1858; Phamh., 1993; N.V.Tien,
2002; N. T. Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010
_Caulinia ovalis R. Brown, 1810;_Kernera ovalis Schult., 1829;
_Halophila madagascariensis Steud., 1840;_Diplanthera indica Steud.,
1840;_Diplanthera sp. Griff., 1851;_Lemnopsis major Zoll., 1851;
_Halophila major (Zoll.) Miq., 1855;_Halophila euphlebia Makino,
1912; _Halophila linearis den Hartog, 1957_Halophila hawaiina Doty
and Stone., 1966;_Halophila australis Doty and Stone., 1966.
Tên Việt Nam: cỏ Xoan, cỏ Cánh gián, cỏ Đồng tiền (hình 3.4).
Mô tả: Dạng cây thân bò ít năm, đường kính 1,5 - 2mm. Lóng thân dài
tới 10 cm. Rễ mọc từ đốt, mỗi đốt có 1 - 2 rễ, trên rễ có nhiều lông dính
cát. Thân đứng ít phát triển, lá hình trái xoan mọc thành cặp, cuống lá dài 1
– 4,5 cm, phiến lá hơi trong suốt, dài 10 – 12 mm, rộng 7 - 9 mm. Viền lá
nhẵn, đỉnh lá tròn, có 12 - 16 đôi gân ngang tạo thành một góc 45 - 600 so
với gân giữa. Gốc cuống lá có 2 vảy mỏng, trong suốt
Loc.class.: Australia: Tasmania. Typus: R. Brown 5816 (BM).
11
3
Hình 3.4. Cỏ Xoan Halophila ovalis; 1. dạng cây; 2. dạng lá; 3. dạng sống
Loài Halophila major (Zoll.) Miq., 1855; X.V.Nguyen, et al., 2013.
_Lemnopsis major Zoll., 1854; _Halophila ovalis var. major (Zoll.)
Ascher., 1868;_Halophila euphlebia Mak., 1912.
Tên Việt Nam: Cỏ Xoan lớn (hình 3.5).
Mô tả: Dạng cây thân bò ít năm, đường kính 1,5 – 2 mm. Lóng thân dài
1 - 5 cm. Rễ mọc từ đốt, mỗi đốt có 1 - 2 rễ, trên rễ có nhiều lông dính cát.
Thân đứng ngắn, lá hình trái xoan mọc thành cặp, cuống lá dài 1 – 4,5 cm,
viền lá nhẵn, đỉnh lá tròn, chiều rộng lá 9 – 12 mm, chiều dài lá 15 – 18
mm, gân ngang 16 – 18 (25) tạo thành góc 60 – 750 so với gân chính.
Khoảng cách gân quanh lá tới mép lá 0,20 – 0,25 mm, v.v.
Loc.class. Indonesia: Sumbawa: Kambing. Lectotype: H. Zollinger
3430.
1 2 3
Hình 3.5. Cỏ Xoan lớn Halophila major; 1. dạng cây, 2. đầu lá, 3. dạng sống
HỌ RUPPIACEAE Horaninov., 1834.
Typus: Ruppia L.
CHI RUPPIA L., 1753.
Type species: Ruppia maritima L.
Loài Ruppia maritima Linnaeus, 1753; Phamh., 1993; N.V.Tien, et al.,
2002; N. T. Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
12
_Ruppia maritima subsp. rostellata Aschers. & Graeb.; _Ruppia maritima
var. rostrata J. Agardh;_Ruppia rostellata W. D. J. Koch ex Reichenbach.,
_Buccaferrea cirrhosa Petagna, 1787; _Ruppia cirrhosa Grande, 1918.
Tên Việt Nam: cỏ Kim biển (hình 3.6).
Mô tả: Thân bò thon dài, phân nhánh dày đặc, dài đến 35 cm hoặc hơn.
Bẹ lá 2 – 10 mm, phiến lá dạng sợi dẹp dài 6 – 10 cm, rộng 0,5 - 0,8 mm.
Cụm hoa gồm 2 bông, cuống dạng sợi; bao phấn hình bầu dục; lá noãn 4-6.
Quả mọc thành cụm 4 - 6 quả trên một cuống dài 2 cm.
Loc.class.: Habitat in Europae maritimis. Lectotypus: Micheli. 1729.
Nov. Pl. Gen. t. 35. (designated by Jacobs & Brock. 1982. Aquatic Bot.
14: 329).
1 2 3
Hình 3.6. Cỏ Kim biển Ruppia maritima
1. dạng cây, 2. cụm quả, 3. dạng sống
HỌ ZOSTERACEAE Domortier. 1829. Anal. Fam. Pl. 65, 66; nom. cons.
Typus: Zostera L. 1753
CHI ZOSTERA L. 1753. Sp. Ed. 1: 986.
Type species: Zostera marina L.
Loài Zostera japonica Aschers., Graebn., 1907 ; N.V.Tien, 2002; N. T.
Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
_Zostera nana Mertens ex Roth., 1868; _Nanozostera japonica (Ascherson
& Graebner) Tomlinson & Posluszny, 2010.
Tên Việt Nam: cỏ Lươn nhật (hình 3.7).
Mô tả: Thân bò chia đốt, đường kính 0,5 – 1,5 mm, lóng dài 0,5 – 3 cm,
đốt có nhiều rễ. Bẹ lá mở dài 2 - 10 cm, lá dài 5 - 35 cm, rộng 1 - 2 mm,
rìa lá màng 0,5 mm; gân dọc 3 cái, đỉnh lá tù, lá già có khía giống gân ở
giữa. Mọc trên nền đáy cát bùn, bùn cát. Hiếm khi thấy hoa.
13
Loc.class.: Japan: Honshu: Miyadzu, fr., October 1901s. Typus: U.
Faurie 4889. (HT: P; IT: UC).
1 2 3
Hình 3.7. Cỏ Lươn nhật Zostera japonica – 1. dạng cây, 2. đầu lá, 3. dạng sống
HỌ CYMODOCEACEAE N. Taylor. 1909. in A. Amer. Fl. 17: 31.
Typus: Cymodocea Konig, 1805.
CHI HALODULE Endl. 1841. Gen. Pl. Suppl. 1: 1368.
Type species: Diplanthera tridentata Steinheil (=H. uninervis
(Forssk.) Archerson).
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI HALODULE
1a. Đỉnh lá có 3 răng rõ ràng. Lá rộng 0,8 – 1,4 mm.Halodule uninervis
1b. Đỉnh tù hoặc tròn. Lá rộng 0,5 – 0,8 mm...Halodule pinifolia
Loài Halodule uninervis (Forssk.) Aschers., 1882; Ernani G. Menez, R.C.
Phillips, Hil. P. Calumpong, 1983; Phamh., 1993; N.V.Tien, 2002; N. T.
Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
_Zostera uninervis Forssk., 1775;_Diplanthera tridentate Steinheil., 1883;
_Diplanthera madagascariensis Steud., 1840;_Ruppia sp. Zoll.,
1854;_Halodule austrais Miq., 1855;_Halodule tridentate F. v. M.,
1882;_Diplanthera uninervis Aschers., 1897; F. N. Williams., 1904;
Phamh., 1961.
Tên Việt Nam: cỏ Hẹ, cỏ Hẹ ba răng (hình 3.8).
Mô tả: Thân cỏ nhỏ, đường kính 0,5 - 0,8 mm, lóng thân dài 2,5 – 3 cm,
vảy lá hình elip và màng. Lá hẹp, tuyến tính dài 4 – 11 cm, rộng 0,8 mm -
1,4 mm, có 3 gân với gân giữa nổi bật. Phiến lá dần thu hẹp về đỉnh, răng
bên dễ thấy, đỉnh lá có 3 răng. Bẹ lá 2 – 3 cm, v.v.
14
Loc.class.: Type: Yemen: near Al Mukha: Mocha. Typus: Forsskål (no
material found).
1 2 3
Hình 3.8. Cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis
1. hình dạng cây, 2. đầu lá, 3. dạng sống
Loài Halodule pinifolia den Hartog, 1964; Ernani G. Menez, R.C.
Phillips, Hil. P. Calumpong, 1983; Phamh., 1993; N.V.Tien, 2002; N. T.
Do, 2005; Wang, Q. et al., 2010.
_Diplanthera pinifolia Miki. 1932. Bot. Mag. Tokyo 46: 787.
Tên Việt Nam: cỏ Hẹ, cỏ Hẹ tròn (hình 3.9).
Mô tả: Thân bò nhỏ, đường kính 1 mm, lóng thân dài 1 - 3 cm, vảy lá
hình trứng, có màng. Lá hẹp tuyến tính, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 0,8 mm,
có 3 gân dễ thấy. Răng bên không rõ ràng, đỉnh bị cắt cụt hoặc tù tròn. Bẹ
lá 1 – 1,5 cm, v.v.
Loc.class.: China: Taiwan: Takao, 16 Dec 1925. Typus: S. Miki s.n.
1 2 3
Hình 3.9. Cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia
1. dạng cây, 2. đầu lá, 3. dạng sống
3.1.3. Biến động thành phần loài cỏ biển
3.1.1.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
15
Xác định được 6 loài cỏ biển thuộc 4 chi, 4 họ. Cỏ Lươn nhật Zostera
japonica là loài chiếm ưu thế. Bổ sung loài cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis,
nâng tổng số loài cỏ biển được xác định từ trước tới này tại đây từ 6 lên 7 loài,
không gặp cỏ Xoan nhỏ Halophila minor.
3.1.1.2. Đầm Thị Nại
Có 7 loài so với 6 loài được biết trước đây, thuộc 5 chi, 4 họ. Không tìm
thấy cỏ Vích Thalassia hemprichii ở khu vực cửa đầm, thay vào đó là cỏ
Hẹ tròn Halodule pinifolia lại là loài chiếm ưu thế.
3.1.1.3. Đầm Nại
Có 6 loài so với 5 loài đã biết trước đây,thuộc 5 chi, 3 họ. Cỏ Lá dừa
Enhalus acoroides là loài chiếm ưu thế. Bổ sung cỏ Xoan lớn Halophila
major cho thành phần loài cỏ biển tại đây.
* Đặc biệt, cỏ Nàn Halophila beccarii là loài nằm trong “Danh lục đỏ -
Red list” của IUCN-2010 [123], là loài dễ bị tổn thương và có nguy cơ
tuyệt chủng (Vulnerable B2ab(iii)c(ii,iii) ver 3.1), đều có ở 03 đầm, nhiều
nhất là đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
3.2. Các đặc trưng phân bố của cỏ biển
3.2.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Diện tích phân bố cỏ biển vào thời kỳ 1996 – 2010 có xu hướng giảm
mạnh, năm 1996 diện tích các thảm cỏ biển tại đây là 2.200 ha (N.V. Tiến,
2004), năm 2003 là 1.200 ha (IMOLA, 2007), năm 2010 còn lại 1.000 ha
(C.V. Luong, 2012). Đến nay, diện tích này cỏ biển đã tăng lên đáng kể,
vào khoảng 2.037 ha (hình 3.11).
Hình 3.11. Hiện trạng và biến động phân bố của cỏ biển
tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
16
3.2.2. Đầm Thị Nại
Qua thống kê và kết hợp phân tích vệ tinh của nghiên cứu này cho thấy,
tổng diện tích cỏ biển tại đầm Thị Nại vào khoảng 180 ha (hình 12). Trong
khi, theo N.H. Đại (1999), N.V. Tiến (2008), N.X. Hòa (2011) thì diện tích
cỏ biển tại đây vào những năm 2010 có khoảng 200 - 215 ha.
Hình 3.12. Phân bố cỏ biển đầm Thị Nại Hình 3.13. Phân bố cỏ biển đầm Nại
3.2.3. Đầm Nại
Dựa vào số liệu khảo sát thực địa và tính toán, ước tính, khu vực đầm
Nại có khoảng 90 ha cỏ biển (hình 13). Phát hiện thêm 02 khu vực có cỏ
biển phân bố, với hàng chục hecta tại khu vực phía Tây Nam cầu Trị Thủy
và trong các đầm nuôi cầu Đồng Khánh. So với tài liệu của Nguyễn Trọng
Nho (1994) và Đặng Ngọc Thanh (2003), những năm 2000 ở đây chỉ có
nhiều nhất khoảng 60 ha cỏ biển.
3.3. Độ phủ và mật độ chồi của cỏ biển
3.3.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Cỏ Lươn nhật Zostera japonica là loài chiếm ưu thế và cũng là loài có
mật độ chồi và độ phủ trung bình cao nhất với 9.905 ± 550 chồi/m2, 75%,
ở cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia đạt 6.010 ± 722 chồi/m2, 50%, và thấp
nhất đối với cỏ Kim biển Ruppia maritima với 1.112 ± 309 chồi/m2.
17
So sánh mật độ chồi từ năm 2009 đến năm 2017, thấy có sự biến động
khác nhau giữa các loài khác nhau. Năm 2009, mật độ chồi loài cỏ Lươn
nhật Zostera japonica trung bình đạt 8.550 chồi/m2, nhưng đến năm 2016
là 9.905 ± 550 chồi/m2, tăng 1,15 lần.
3.3.2. Đầm Thị Nại
Cỏ biển tại Thị Nại chủ yếu phân bố trên nền đáy bùn cát và cát bùn
dọc theo vùng nước nông ven bờ trong các ao đìa nuôi thủy sản và trên
các cồn nổi như ở phía tây nam cầu Thị Nại, khu vực cửa sông Hà
Thanh với độ phủ từ 25 – 90%. Loài cỏ Lươn nhật Zostera japonica
chiếm ưu thế và có độ phủ từ 31 – 75%, đạt 3.051 ± 907 chồi/m2, cỏ Hẹ
tròn Halodule pinifolia từ 20 - 60%, đạt 350 – 1500 chồi/m2. Các loài cỏ
Xoan Halophila ovalis và cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis phân bố
thưa thớt, riêng loài cỏ Nàn Halophila beccarii chỉ gặp vào mùa mưa.
3.3.3. Đầm Nại
Độ phủ của cỏ biển giao động từ 50% đến 80%, đặc biệt tại các điểm
ven bờ đầm độ phủ cỏ biển lên đến 100%. Khu vực có độ phủ thấp nhất là
tại thảm cỏ Enhalus acoroides ở ven bờ Trị Thủy (25%), độ phủ trung
bình vào khoảng 65%, đạt 150 ± 5 chồi/m2.
3.4. Đặc trưng định lượng của cỏ biển
3.4.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Các chỉ số định lượng ở cỏ Lươn nhật biến đổi mạnh theo không gian
(khu vực phân bố) và thời gian (mùa). Kết quả cho thấy mùa khô thích
hợp cho cỏ Lươn nhật Zostera japonica sinh trưởng và phát triển. Mật
độ, chiều dài và sinh khối trung bình lần lượt đạt 9.905 ± 550 chồi/m2,
20,71 ± 2,15 cm, 1.779,1 ± 305,5 g.khô/m2.
Mùa khô cũng thích hợp cho cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia sinh trưởng
và phát triển. Chỉ số định lượng trung bình lần lượt đạt 6.010 ± 722
chồi/m2, 12,02 ± 1,5 cm, 831,3 ± 155,3 g.khô/m2.
Mùa vụ không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cỏ
Xoan Halophila ovalis. Chỉ số định lượng trung bình lần lượt đạt 3.407 ±
843 chồi/m2, 3,48 ± 0,2 cm, 256,6 ± 34,7 g.khô/m2.
Cỏ Nàn Halophila beccarri có 5.725 ± 434 chồi/m2, 3,34 ± 0,1 cm,
206,6 ± 17,6 g.khô/m2. Sinh khối cao hơn khá nhiều so với 57,7 g.khô/m2
trong nghiên cứu của N.V. Tiến (2006).
18
Cỏ Kim biển Ruppia maritima phân bố chủ yếu trong đầm nước lợ. Chỉ
số định lượng trung bình đạt 1.112 ± 309 chồi/m2, 56,2 ± 12,8 cm, 1.963,8
± 18,0 g.khô/m2.
Lần đầu tiên được thu mẫu loài cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis tại
Cầu Hai (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai) và bước đầu có những phân tích
định lượng về chúng. Sinh khối cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis có giá
trị định lượng lần lượt là 1.200 ± 125 chồi/m2, 12,4 ± 1,5 cm và 294,05 ±
27,8 g.khô/m2
Đánh giá tương quan các chỉ số cho thấy, mật độ chồi là yếu tố ảnh
hưởng mạnh tới sinh khối hơn là chiều dài thân cỏ với R2 = 0,87 (r =
0,92) và R2 = 0,55 (r = 0,74) (hình 3.15). Đồng thời, tỷ lệ SKT/SKD
cũng cho thấy, vào mùa khô (1,92) cỏ phát triển tốt hơn mùa mưa (1,07).
Hình 3.15. Tương quan định lượng cỏ
Zostera japonica đầm Tam Giang – Cầu Hai
Hình 3.19. Tương quan định lượng cỏ
Zostera japonica tại đầm Thị Nại
3.4.2. Đầm Thị Nại
Các chỉ tiêu định lượng của cỏ biển tại đầm Thị Nại có chiều hướng suy
giảm khi so sánh với các tài liệu và nghiên cứu trước đây, như N.V.Tiến và
cộng sự (2004, 2002, 2006, 2008).
Có sự thay đổi rõ rệt về sinh khối và mật độ chồi cỏ theo mùa, sinh
khối của cỏ Lươn nhật Zostera japonica vào mùa khô cao hơn mùa mưa.
Mật độ, chiều dài và sinh khối trung bình lần lượt đạt 3.051 ± 907
chồi/m2, 22,87 ± 1,5 cm và 228,03 ± 32,69 g.khô/m2.
Cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia lần lượt đạt 907 ± 322 chồi/m2, 9,10 ±
1,15 cm và 81,42 ± 18,56 g.khô/m2. Nhìn chung, các chỉ số định lượng
thấp hơn so với cỏ Hẹ ở Tam Giang – Cầu Hai.
Cỏ Xoan Halophila ovalis phân bố tập trung phía Đông Bắc đầm Thị
Nại, các chỉ số định lượng lần lượt đạt 505 ± 32 chồi/m2, 3,12 ± 0,07 cm
và 141,21 ± 7,80 g.khô/m2.
19
Cỏ Nàn Halophila beccarri phân bố thưa thớt (5 - 25%) và chỉ gặp trong
mùa mưa. Các chỉ số định lượng lần lượt đạt 156 ± 11 chồi/m2, chiều dài
đạt 3,40 ± 0,25 cm và 23,57 ± 1,52 g.khô/m2.
Cỏ Kim biển Ruppia maritima chủ yếu có mặt trong các đầm nuôi thủy
sản, nhiều nhất tại các đầm nuôi khu vực Cồn Chim. Các chỉ số định lượng
lần lượt đạt 964 ± 67 chồi/m2, 42,37 ± 12,1 cm và 812,33 ± 21,95
g.khô/m2.
Cỏ Hẹ ba răng Halophila uninervis có mật độ chồi đạt 925 ± 33 chồi/m2,
chiều dài là 9,7 ± 0,8 cm và sinh khối đạt 393,0 ± 26,7 g.khô/m2.
Cỏ Vích Thalassia hemprichii phân bố trong phạm vi hẹp ở vùng cửa
đầm, nơi có độ mặn nước biển cao và ổn định trong năm. Với mật độ
chồi thấp nhất nhưng có sinh khối khá cao (86 ± 11 chồi/m2 với 156,06
± 48,17 g.khô/m2).
Với R2 = 0,69 (r = 0,83) cho thấy có tương quan mạnh giữa mật độ và
sinh khối ở cỏ Lươn nhật Zostera japonica tại đầm Thị Nại (hình 3.19).
3.4.3. Đầm Nại
Cỏ Lá dừa Enhalus acoroides có mật độ chồi đạt 150 ± 5 chồi/m2, chiều
dài trung bình đạt 84,23 ± 9,85 cm, sinh khối trung bình đạt 2791,4 ±
145,1 g.khô/m2 (sinh khối cao hơn hầu hết các vùng khác như vụng Cù
Mông – Phú Yên, động Bà Thìn - Cam Ranh, Kiên Giang), hơn 2,4 lần
sinh khối cỏ Lá dừa Enhalus acoroides trên thế giới (464,4 g.khô/m2), hơn
1,5 lần so với cỏ biển ở vùng biển Papua New Guinea với 773,6 g.khô/m2
(hình 3.20) (N.V. Tiến, 2006; N.H. Đại, 2002; C. M. Duarte, 1999;
Brouns, 1997)
Có mối tương quan khá chặt chẽ (r=0,75) giữa mật độ chồi và sinh khối
ở loài cỏ Lá dừa Enhalus acoroides (hình 3.21).
Hình 3.20. Biểu đồ so sánh sinh lượng
của cỏ Enhalus acoroides tại đầm Nại
Hình 3.21. Tương quan sinh khối và mật
độ chồi cỏ Enhalus acoroides ở đầm Nại
20
Cỏ Vích Thalassia hemprichii tại đầm Nại có mật độ chồi không cao,
đạt 112 ± 17 chồi/m2, chiều dài 18,22 ± 2,2 cm, sinh khối đạt 353,7 ±
48,7 g.khô/m2.
Cỏ Xoan Halophila ovalis có mật độ chồi đạt 1.116 ± 336 chồi/m2, chiều
dài là 2,52 ± 0,18 cm, với sinh khối đạt 116,1 ± 34,4 g.khô/m2; kết quả này
cao hơn một số nghiên cứu ở các khu vực khác tại Việt Nam (N.V. Tiến,
2006).
Cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia chỉ tìm thấy tại khu vực cầu Đồng Nha,
có mật độ chồi đạt 525 ± 35 chồi/m2, chiều dài là 17,75 ± 3,98 cm và sinh
khối đạt 125,7 ± 2,4 g.khô/m2.
Cỏ Xoan lớn Halophila major có chỉ số định lượng lần lượt là 975 ± 113
chồi/m2, 3,21 ± 0,13 cm, và 175,3 ± 47,5 g.khô/m2.
Cỏ Kim biển Ruppia maritima có chỉ số định lượng thấp so với các
vùng nghiên cứu khác, lần lượt là 557 ± 12 chồi/m2, 58,32 ± 12,55 cm
và 765,2 ± 128,1 g.khô/m2.
3.4.4. Tỷ lệ sinh khối trên và dưới của cỏ biển
Nghiên cứu về tỷ lệ sinh khối trên và dưới mặt đất (SKT/SKT) là một
yếu tố để đánh giá được sức khỏe và hướng sinh trưởng của cỏ biển
(Dumbauld, 2003).
Tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỷ lệ SKT/SKD trung bình ở các
loài là 1,01, cao nhất ở cỏ Lươn nhật Zostera japonica với 1,5; thấp nhất ở
loài cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis với tỷ lệ SKT/SKT là 0,6 (hình
3.23).
Tại đầm Thị Nại, tỷ lệ SKT/SKD trung bình các loài là 1,46, cao nhất ở
loài cỏ Kim biển Ruppia maritima với 1,95; thấp nhất ở cỏ Nàn Halophila
beccarii với 0,77 (hình 3.24). Đáng chú ý, kết quả tỷ lệ SKT/SKD của cỏ
Ruppia maritima cho thấy có sự ngọt hóa ở nơi chúng phân bố.
Hình 3.23. Tỷ lệ
SKT/SKD các loài cỏ biển
tại Tam Giang – Cầu Hai
Hình 3.24. Tỷ lệ
SKT/SKD giữa các loài cỏ
biển đầm Thị Nại
Hình 3.25. Tỷ lệ
SKT/SKD ở các loài cỏ
biển đầm Nại
21
Tại đầm Nại, tỷ lệ SKT/SKD các loài cỏ biển là 0,84; loài cỏ Lá dừa
Enhalus acoroides là 0,75; cỏ Vích Thalassia hemprichii là 1,0 và thấp
nhất ở loài cỏ Kim biển Ruppia maritima với 0,48 (hình 3.25). Kết quả cho
thấy, các loài cỏ biển ở đầm Nại phát triển nghiêng về thân rễ.
3.5. Khả năng lưu trữ cacbon của cỏ biển
3.5.1. Trữ lượng cỏ biển
Để tính trữ lượng cỏ biển thì sinh khối (Biomass), diện tích phân bố
(Square) và độ phủ (Coverage) là các thông số tối thiểu cần có. Riêng về
diện tích phân bố với tỷ lệ lấp đầy, ta sử dụng diện tích phân bố hiện có kết
hợp với độ phủ của mỗi bãi cỏ sẽ thu được diện tích thực tế mà cỏ biển bao
phủ hoàn toàn (100%) là 1.276,3 ha. Từ đó, ước tính trữ lượng cỏ biển ở
03 đầm lần lượt là: tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 10.153,7 tấn.khô,
tại đầm Thị Nại có 132,1 tấn.khô và đầm Nại có 281,1 tấn.khô.
Nếu đem kết quả trên và hệ số quy đổi mặc định là 0,47 của IPCC
(2006) để quy đổi thành Corg, kết quả tính toán tương ứng với 4.966,4
tấn.Corg, tương đương 18.226,7 tấn.CO2 đã được hấp thụ.
3.5.2. Khả năng lưu trữ và hấp thụ cacbon của cỏ biển
Kết quả phân tích hàm lượng cacbon hữu cơ (%OC) trong cỏ biển ở 03
đầm được tổng hợp tại bảng 3.16 và trình bày cụ thể như sau:
Bảng 3.16. Trữ lượng cacbon hữu cơ trong cỏ biển và giá trị quy đổi
Địa
điểm Trạm
Diện
tích
(ha)
Loài
Sinh khối
trung bình
(g.khô/m2)
Hàm
lượng
cacbon
(%OC)
Trữ
lượng
cacbon
(tấn)
Lượng CO2
quy đổi
(tấn)
Giá trị quy
đổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_quan_xa_co_bien_va_kha_n.pdf