MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.3
1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái .3
1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng .3
1.1.2. Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái đối với con người và sự phát triển
kinh tế xã hội.6
1.1.3. Sinh kế 5 xã vùng đệm (VQGXT) phụ thuộc vào ĐNN.8
1.1.4. Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái .10
1.2. Sử dụng tài nguyên phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. .14
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19
2.1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.19
2.2. Phương pháp điều tra xã hội .19
2.3. Phương pháp kế thừa.19
2.4. Phương pháp chuyên gia.20
2.5. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường (Đánh giá hệ sinh thái).20
2.5.1. Khái niệm tổng giá trị kinh tế:.21
2.5.2. Các phương pháp tính giá trị kinh tế trong luận văn .23
2.6. Phân tích chức năng.25
2.6.1. Chức năng sản xuất/dịch vụ cung cấp.26
2.6.2. Chức năng điều tiết/các dịch vụ điều tiết .26
2.6.3. Chức năng hỗ trợ/các dịch vụ hỗ trợ.26
2.6.4. Chức năng thông tin/dịch vụ văn hóa.262.7. Phân tích các chủ thể liên quan.27
2.8. Phương pháp phân tích tổng hợp: .28
2.9. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý: .28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ.29
3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã
hội khu vực nghiên cứu .29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .29
3.1.2. Lịch sử hình thành, hiện trạng sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên và các
vấn đề tồn tại ở Vườn quốc gia Xuân Thủy.35
3.1.2.1. Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thủy .35
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN.36
3.1.2.3. Tác động của tự nhiên và nhân tạo đến môi trường, sinh thái VQGXT .37
3.1.2.4. Thực trạng quản lý tài nguyên môi trường ở vùng lõi VQGXT .41
3.1.3. Đặc điểm xã hội của 5 xã thuộc vùng đệm.42
3.1.4. Các sinh kế chính của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy.43
3.1.4.1. Nông nghiệp trồng lúa:.44
3.1.4.2. Phát triển kinh tế biển.44
3.1.4.3. Thương mại dịch vụ .46
3.1.4.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.46
3.2. Hiện trạng các HST và dịch vụ hệ sinh thái ở VQGXT.47
3.2.1. HST Rừng ngập mặn ven biển.48
3.2.1.1. Đặc tính rừng ngập mặn .48
3.2.1.2. Hiện trạng quản lý.503.2.1.3. Các loại hình dịch vụ:.51
3.2.2. HST nước mặn nuôi trồng thủy sản (Đầm nuôi tôm) .56
3.2.2.1. Đặc tính của các đầm nuôi tôm.56
3.2.2.2. Hiện trạng quản lý.58
3.2.2.3. Các dịch vụ: .58
3.2.3. HST Bãi bồi ngập triều.59
3.2.3.1. Đặc tính của bãi bồi ngập triều .59
3.2.3.2. Hiện trạng quản lý ở các diện tích này.62
3.2.3.3. Các dịch vụ .63
3.2.4. HST Cồn cát.64
3.2.4.1. Đặc tính của cồn cát .64
3.2.4.2. Hiện trạng quản lý.65
3.2.4.3. Các dịch vụ .66
3.2.5. HST các kênh rạch (lạch triều, sông, biển) .66
3.2.5.1. Đặc điểm thủy văn các lạch triều, sông, biển .66
3.2.5.2. Hiện trạng quản lý.67
3.2.5.3. Các dịch vụ .67
3.3. Giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái.68
3.3.1. Sản lượng tôm.68
3.3.2. Giá trị nuôi cua.71
3.3.3. Giá trị sản xuất rong câu.72
3.3.4. Sản lượng ngao.73
3.3.5. Đánh bắt cá .743.3.6. Thu gom thực phẩm (khai thác thủ công) .75
3.3.7. Mật ong.77
3.3.8. Giá trị phòng hộ đê biển .79
3.3.9. Du lịch sinh thái .81
3.3.7. Đánh giá giá trị kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái đối với sinh kế người
dân vùng đệm .83
3.3.7.1. Giá trị kinh tế tổng cộng.83
3.3.7.2. Lợi ích của các chủ thể liên quan.84
3.3.7.3. Thảo luận về kết quả .85
3.4. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường .86
3.4.1. Phát triển các phương tiện sinh kế khác nhau .86
3.4.2. Đổi mới phương thức nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm.87
3.4.3. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường.88
3.4.4. Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của VQG trong các chương trình
giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân.88
3.4.5. Mở rộng diện tích VQGXT .89
3.4.6. Các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai .89
120 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lượng cá thể đánh bắt được.
- Ban quản lý VQG do có điểm xuất phát từ ngành lâm nghiệp nên không có
thẩm quyền xử lý vi phạm về Luật Thuỷ sản và Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ những
vụ vi phạm mang tính huỷ diệt như: dùng xung điện hoặc hoá chất độc hại, Ban
quản lý mới có thể bắt quả tang trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Bởi vậy, việc
khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực có diễn biến rất phức tạp và rất khó kiểm
42
soát.
- Ngoài lực lượng dân ở vùng đệm (trên 45.000 người) còn rất nhiều người ở
các vùng phụ cận kiếm kế sinh nhai bằng cách khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên
ở vùng lõi của VQG, sinh kế ở VQG trở thành nguồn sống chính của người nghèo.
Điều này, dẫn đến sự suy giảm về cả số lượng và chất lượng của nguồn lợi
thủy sản kéo theo sự suy giảm chung của tài nguyên và môi trường ở khu vực. Việc
khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, thậm chí có cả các hình thức mang tính huỷ
diệt nguồn lợi sẽ tạo nguy cơ làm mất đi cân bằng sinh thái. Như vậy, sẽ khó có thể
thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên nhiên ở VQGXT, đồng thời ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống của cộng đồng ngư dân ở vùng đệm, do họ đã lựa chọn sinh kế
không bền vững.
- Thời gian gần đây, đã có nỗ lực phối hợp hành động khá tích cực giữa
VQGXT với chính quyền các cấp ở địa phương và một số tổ chức Phi chính phủ để
xây dựng và tổ chức thực thi thể chế quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn
lợi thủy sản, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời
thoả mãn lợi ích lâu dài của các thế hệ con cháu mai sau. Tuy nhiên, còn rất nhiều
việc cần phải được giải quyết thoả đáng mới có thể đạt được mục tiêu đã lựa chọn.
Do đặc thù của vùng cửa sông ven biển nên toàn bộ diện tích của khu bảo tồn
thiên nhiên ĐNN Xuân Thủy đều thuộc diện bảo vệ và không phân thành các phân
khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác.
3.1.3. Đặc điểm xã hội của 5 xã thuộc vùng đệm
*Dân số và mật độ dân số:
Năm xã vùng đệm VQGXT có 45.967 người, 11.464 hộ với tổng diện tích tự
nhiên là 38,66 km2 (theo số liệu thống kê của các xã năm 2002).Thực tế cho thấy số
người trung bình trong một hộ hơi thấp, bình quân 4 người/hộ. Rất ít số hộ có 9-10
người và có 4 thế hệ sống chung một mái nhà. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng
đều, trung bình 1.189 người/km2. Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331
người/km2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023 người/km2.
43
* Tôn giáo và dân tộc:
Khu vực 5 xã vùng đệm VQGXT là nơi sinh sống chủ yếu của người
kinh.Tỷ lệ dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41%, nhưng phân bố trong các xã
không đồng đều.Trong đó Giao Thiện chiếm: 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc
71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. Hiện nay trên địa bàn 5 xã có 23 nhà thờ
lớn nhỏ. Riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ xứ có Linh mục (xứ Phú Thọ).
* Cơ cấu Lao Động:
Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là 23.412 người, chiếm
50,7% dân số.Trong đó lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Trung bình
mỗi hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động.
* Cơ cấu ngành nghề:
Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông
nghiệp, chiếm 78,6% số lao động,còn lại là các ngành nghề khác như: thương mại
dịch vụ 2%, công nghệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm
16,2% số lao động.
Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16-44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dân số, trong
đó có khoảng 52% là lao đông nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động
khai thác tài nguyên ở khu vực VQGXT. Vào những ngày nông nhàn thì số lao
động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn
đến tài nguyên môi trường ở khu vực VQGXT. Nguyên nhân một phần là do không
có ngành nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống,
mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của VQGXT
đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm.
3.1.4. Các sinh kế chính của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy
Nhìn chung cơ cấu ngành nghề kinh tế các xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ
khá đơn giản. Các hoạt động kinh tế chính trong vùng bao gồm: sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, tiểu thủ
44
công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong vùng không có ngành nghề cổ truyền
đặc sắc.
3.1.4.1. Nông nghiệp trồng lúa:
Đây là nghề có thu nhập thấp, trong vùng không có ngành nghề thủ công hay
công nghiệp, nên hầu hết người dân sống chủ yếu vào khai thác tài nguyên thủy
sinh ĐNN và các dịch vụ cũng nảy sinh từ đây. Khu vực trồng lúa thuộc 5 xã vùng
đệm. Lúa được trồng thành 2 vụ: vụ đông xuân từ tháng giêng đến tháng 5 và vụ hè
thu từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Tuy điều kiện tự nhiên thuận lợi, năng
suất ổn định nhưng diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên việc phát triển nông
nghiệp trồng lúa nước không cho năng suất cao dẫn đến thu nhập thấp.
3.1.4.2. Phát triển kinh tế biển
Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng đã được xác
định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nông, lâm, thuỷ hải sản. Toàn
bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực nuôi
trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai
thác tự nhiên 48,5%. Nhiều hợp tác xã đã thành lập hợp tác xã khai thác và chế biến
thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.
Trong 5 xã vùng đệm thì xã Giao Hải, Giao Xuân phát triển nền kinh tế biển
bằng khai thác thủy hải sản, Giao Thiện và Giao An hoạt động nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn, xã Giao Lạc phát triển mạnh về nuôi ngao
giống.
*Khai thác thủy hải sản thủ công:
Đối tượng làm nghề này chủ yếu là người nghèo từ các xã trong khu vực
vùng đệm và một số xã lân cận làm theo mùa vụ và vào lúc nông nhàn, thu nhập
ngày công tương đối khá nhưng không ổn định. Họ khai thác tất cả các loại thủy hải
sản để bán và sử dụng trong gia đình. Đặc biệt, mùa khai thác ngao giống thu hút
một lượng lớn lao động tập trung tại khu vực các bãi bồi. Công cụ khai thác chủ yếu
45
là thủ công và rất đa dạng như: bằng tay, cuốc, cào.... Hiện tượng sử dụng trã điện
đánh bắt thủy hải sản trong bãi bồi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khu vực khai thác là ven
biển, lạch sông và các bãi bồi phía ngoài đê. Đây là công việc giản đơn, không cần
vốn đầu tư, có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên nguồn
lợi thủy sản đã bị suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây; đồng thời diện tích hoạt
động khai thác tự do bị giảm mạnh do xu hướng phát triển của đầm tôm và vây
vạng. Đây là sinh kế được nhiều người dân biển lựa chọn, tuy nhiên việc khai thác
cần phải được quy hoạch và có những quy chế để người dân tham gia vừa khai thác,
vừa bảo vệ, không khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
*Khai thác thủy sản/đi biển
Hình thức khai thác chủ yếu đánh bắt thủy sản ven bờ, quy mô tàu thuyền
nhỏ và vừa; vẫn còn hiện tượng sử dụng phương pháp hủy diệt (xung điện, hóa
chất,...) Bến tàu đánh cá chính thuộc địa phận đê biển xã Giao Hải, và đây cũng là
xã phát triển nghề đánh cá ven bờ mạnh nhất trong khu vực. Khu vực đánh bắt ở các
lạch sông trong vùng lõi và ven bờ biển của VQG. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,
kinh phí đầu tư ít, nguồn lao động dồi dào nên đã thu hút số lượng lớn lao động
khoảng 520 lao động (các tàu thuyền chủ yếu thuộc xã Giao Hải) (Phỏng vấn). Khai
thác thủy sản ven bờ phù hợp với tiềm năng thủy sản của địa phương, khả năng kinh
tế và kinh nghiệm của người dân. Trong tương lai cần phải nâng cao tính tổ chức
của ngư dân nhằm bảo vệ tài nguyên thủy sản và hợp tác làm sinh kế.
*Nuôi tôm
Hình thức nuôi tôm của người dân là quảng canh, kết hợp nuôi tôm với các
loại thủy sản khác như cua biển, rau câu. Trong những năm gần đây, nuôi tôm hiệu
quả thấp, nhiều hộ bị thua lỗ. Khu vực nuôi tôm tập trung chủ yếu tại Bãi Trong,
Cồn Ngạn và một phần Cồn Lu thuộc địa bàn hành chính của 2 xã Giao An và Giao
Thiện, thu hút khoảng 300 lao động (Phỏng vấn). Diện tích nuôi tôm lớn. Nhưng
yếu tố tự nhiên như thời tiết, môi trường nước có nhiều biến động nên người nuôi
tôm chưa lựa chọn được mô hình phù hợp, hệ thống thủy lợi chưa phù hợp, chưa áp
dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp, sản lượng không ổn định. Vì vậy cần
46
xây dựng mô hình chuẩn, áp dụng khoa học kỹ thuật để hạn chế tác động xấu của
biến động môi trường và phát huy hình thức nuôi quảng canh thân thiện với môi
trường.
*Nuôi vạng
Nuôi nhuyễn thể hiện nay chiếm hơn 800 ha vùng bãi triều. Có nhiều hộ thu
khá từ việc nuôi trồng và khai thác ngao vạng, nhưng không ổn định. Hiện nay
nhiều diện tích trên thực tế đã trở nên không phù hợp cho nuôi ngao nhưng con
người cố tình thay đổi địa hình để canh tác. Tỷ lệ sống giảm; thời gian nuôi trồng
kéo dài gấp 3 lần (3-4 năm để có được ngao thương phẩm); sản lượng và kích cỡ
nhỏ hơn; chất lượng và hình thức sản phẩm ngao kém đi. Khu vực nuôi ngao tập
trung chủ yếu tại các bãi bồi thuộc 2 xã Giao Lạc, Giao Xuân và một phần bãi bồi
thuộc xã Giao Hải. Số lượng lao động tham gia khoảng 1100 lao động, với thu nhập
bình quân 65 triệu đồng/người/năm (phỏng vấn). Tuy nhiên năng suất ngao không
ổn định, chưa có thương hiệu, phát triển không có quy hoạch. Để đảm bảo việc nuôi
trồng và khai thác bền vững, một quy hoạch tổng thể và quy chế đồng quản lý cho
khu vực nuôi trồng nhuyễn thể cần phải được xây dựng. Áp dụng khoa học kỹ thuật
để nâng cao hiệu quả sản xuất và chủ động con giống.
3.1.4.3. Thương mại dịch vụ
Trong khu vực ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có,
trong khi đó hoạt động thương mại ngoài quốc doanh trong những năm qua đã có
những bước phát triển khả quan. Tuy là ngành mới được hội nhập vào trong các
ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng lưới thương mại dịch vụ trong các
xã vùng đệm phát triển cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh. Phương thức hoạt
động cũng khá đa dạng như trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, mua bán các
vận dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân và các khách du lịch đến thăm quan.
3.1.4.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các ngành nghề trong khu vực các xã vùng đệm chủ yếu là các ngành nghề
truyền thống, ngành chế biến nông sản, thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa. Nhịp độ
47
tăng trưởng hàng năm khá cao, đạt 118,3 % kế hoạch.
Thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn các xã chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Theo số liệu báo cáo của
phòng thống kê các xã, trong năm 2002, tổng giá trị hàng hoá sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp khối tư nhân chiếm hơn 80%.
Nhìn chung, ngành tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, cơ sở vật chất còn
yếu kém, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm làm ra mang hàm
lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tỷ trọng trong cơ cấu
kinh tế còn quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 5 %. Tuy nhiên cũng đã góp phần quan
trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động và khai thác các nguồn
lực của địa phương.
3.2. Hiện trạng các HST và dịch vụ hệ sinh thái ở VQGXT
Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và hệ thực động vật hiện hữu
có thể phân loại các HST tự nhiên ở VQGXT thành 5 HST đặc trưng, mỗi HST có
đặc điểm riêng về thủy sinh, thực, động vật.
Bảng 3.1:Các HST và diện tích của chúng ở VQG
Các HST Vùng lõi (ha)
Vùng đệm
(ha)
Tổng cộng
(ha)
HST Rừng ngập mặn 1.589 1.082 2.671
Đầm nuôi tôm 182 1.891 2.073
HST đất ngập triều 596 669 1.265
Cồn cát và rừng phi lao 733 2 735
Lạch triều, sông, biển 4.000 1.407 5.407
Tổng cộng (ha) 7.100 5.051 12.151
48
Hình 3.2:Bản đồ các hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy
3.2.1. HST Rừng ngập mặn ven biển
3.2.1.1. Đặc tính rừng ngập mặn
Hệ sinh thái RNM ở VQGXT có diện tích khoảng 2.670 ha, được phân bố ở
khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn và Bãi Trong. Rừng phát triển từ các cây rừng ngập
mặn trên đất phù sa, thường xuyên bị ngập lụt trong thủy triều (Trung tâm Kinh tế
môi trường tại Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006).
a. Rừng ngập mặn ở vùng lõi
Rừng ngập mặn vùng lõi nằm ở phía bắc Cồn Lu tiếp giáp với cửa sông Ba
Lạt và ở phía trong Cồn Ngạn nằm ngoài đê Vành Lược. RNM VQGXT có nguồn
gốc là rừng trang (Kandelia obovata). Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới
49
thì người dân địa phương lại trồng các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo
vệ đê. Trước đây, cây rừng ngập mặn được phân bố ở bãi bồi ngoài đê. Tuy nhiên,
dưới áp lực của khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia tăng dân số và các chính sách,
rừng đã bị ảnh hưởng lớn. Từ năm 1960 đến năm 1988, rừng ngập mặn đã bị cắt
giảm để chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm. Đến năm 1992, với nguồn vốn từ
chương trình 327 của Chính phủ và quỹ từ Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch 1997-2002
rừng ngập mặn đã được trồng lại (Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c).
Ở những nơi được bảo vệ tốt như rừng trồng ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ,
sau một thời gian khi cốt đất được nâng lên, có nhiều loài đến định cư như sú, đâng,
vẹt dù, mắm biển (Ae.corniculatum, Rhizophora stylosa, Bruguiera gymnorrhiza,
Avicennia marina). Còn dọc theo bờ sông, các bãi ven cồn, bần chua (S.caseolaris)
tái sinh tự nhiên tạo ra kiểu rừng hỗn giao giữa trang trồng và các cây ngập mặn
hoang dại.
Hình 3.3:Rừng ngập mặn ở VQGXT
Ở VQG quan sát thấy 2 kiểu quần xã chính:
- Quần xã sú + bần + mắm + ô rô (Aegiceras corniculatum + Sonneratia
caseolaris + Avicennia marina + Acanthus ilicifolius) phân bố tại phía bắc vườn,
các loài cây này mọc hỗn giao xen kẽ nhau chia thành 3 tầng rõ rệt: tầng vượt tán là
các cây bần, mọc rải rác dọc đường biên vươn lên khỏi tán rừng, cao 8-10m, phát
50
tán nhanh có nhiều khả năng chiếm ưu thế trong tương lai của VQG. Tầng cây
chính là tầng ưu thế sinh thái gồm 2 loại cây trang (K. obovata) và sú
(Ae.corniculatum). Xen giữa 2 loài trên là mắm biển (A.marina) được nước triều
phát tán đến nhưng nhờ sức cạnh tranh tốt nên cũng vươn lên tầng tán. Ở những nơi
đất cao thì cóc kèn (Derris trifoliata) dựa vào các cây gỗ leo lên đỉnh tầng tán, đôi
khi che phủ cả các tán khác.
- Quần xã rừng trồng trang (Kandelia obovata) – sú (Aegiceras
corniculatum): sau 14 năm trồng và được bảo vệ, cây có độ cao trung bình 4-5m
phân bố ở phía nam VQG Xuân Thuỷ. Rừng có 2 tầng, cây trang trồng (K.obovata)
cùng với sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh tự nhiên chiếm ưu thế ở tầng trên,
tầng dưới là ô rô (Acanthus ilicifolius) và cói (Cyperus malaccensis).
b. Rừng ngập mặn ở vùng đệm
Rừng này nằm bên trong đê Vành Lược ở Cồn Ngạn và Bãi Trong, rừng
trồng trang (Kandelia obovata) được bảo vệ với kinh phí từ Hội Chữ thập đỏ Đan
Mạch từ năm1997-2002. Từ năm 2000 đến năm 2003, đâng (Rhizophora stylosa) và
bần chua (Sonneratia caseolaris) được trồng hỗn giao với trang (Kandelia obovata).
Trong năm 1995, nhiều cây trang (Kandelia obovata) bị chết do thiếu nước ngọt và
phù sa từ sông Hồng, do bị chặn bởi đập Vọp cũng như do sự phát triển của hàu.
Với hệ thống thủy lợi mới được xây dựng trong Cồn Ngạn và hệ thống thoát nước
Cái Sinh trong xã Giao Lạc, điều kiện tự nhiên ở cuối Cồn Ngạn đã được cải thiện
(Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).
3.2.1.2. Hiện trạng quản lý
a. Rừng ngập mặn ở vùng lõi
RNM vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban
quản lý VQGXT. Các hoạt động khai thác gỗ, đánh bắt hủy diệt, săn bắn chim và
động vật có vú bị nghiêm cấm hoàn toàn. Ban quản lý VQG kiểm soát nghiêm ngặt
các hoạt động du lịch, khai thác thủy sản bằng thủ công, không gây tác động và làm
suy giảm môi trường tự nhiên. Ngoài ra chất lượng môi trường nước cũng được
51
quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển tốt của tất cả các loài thực vật, thủy sản
và động vật hoang dã (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2008).
b. Rừng ngập mặn ở vùng đệm
Nằm trong vùng đệm, rừng này thuộc quyền quản lý của Ủy ban các xã và
hạt kiểm lâm huyện Giao Thủy. Ngoài ra Ban quản lý VQGXT cũng tham gia bảo
vệ (Phỏng vấn chuyên gia).
3.2.1.3. Các loại hình dịch vụ:
a. Dịch vụ cung cấp
Rừng ngập mặn không chỉ chỉ cung cấp các sản phẩm tự nhiên mà còn là môi
trường sống cho nhiều loài thủy sản và là nguồn cung cấp mật ong.
Các sản phẩm thủy sản
RNM đã trở thành không thể thiếu đối với sinh kế người dân địa phương
trong vùng đệm. Đây là môi trường sống cho nhiều loài có giá trị và nhu cầu tiêu
thụ cao tại địa phương cũng như trên thị trường nội địa. Hoạt động khai thác nguồn
lợi tự nhiên rất phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là hình thức khai thác thủ công
sử dụng các công cụ thô sơ (cuốc, thuổng, cào) trong khu vực RNM. Những
người tham gia khai thác thủy sản thủ công có đến 70% là phụ nữ trong các xã vùng
đệm VQG. Hằng ngày, những người phụ nữ này đều đặn đạp xe tới bìa rừng, sau đó
đi bộ len lỏi dưới những tán rừng ngập mặn để tìm kiếm từng loại thủy sản. Các loài
đánh bắt được chủ yếu là là tôm (Metapenaeus Ensis, Penaeus monodon, Penaeus
merguiensis), cua (Scylla serrata, Portunus trituberulatus), cá (Bostrichthys
sinensis), ốc và loài hai mảnh vỏ (Solen gouldii, Hiatula diphos) (Ban Quản lý
VQGXT, 2008). Thu nhập trung bình có thể lên đến 200-300 nghìn
đồng/ngày/người (Phỏng vấn).
Mật ong
Vào tháng 4-5-6 hàng năm khi hoa RNM nở, VQGXT là khu vực thu hút đối
với người nuôi ong từ nhiều vùng trong cả nước. Hoa trang (Kandelia obovata) và
52
hoa sú (Aegiceras corniculatum) là nguồn cung cấp mật ong có giá trị kinh tế cao.
Theo Ban quản lý VQGXT có 12 nhóm nuôi ong, người phụ trách chính chủ yếu
đến từ Lục Ngạn – Bắc Giang và Xuân Trường – Nam Định với số lượng từ 150-
450 đàn/nhóm. Hàng nghìn đàn ong được được đặt trên những con đê hoặc dưới tán
rừng phi lao gần RNM để tránh ánh sáng mặt trời. Hết giai đoạn hoa rừng nở,
những đàn ong lại được mang vào đất liền để nuôi bằng hoa các loại cây ăn quả như
nhãn, vải, cam.(Phỏng vấn).
Ở huyện Giao Thuỷ, câu lạc bộ những người nuôi ong trong vùng đệm được
thành lập năm 2003 với mục đích chia sẻ kỹ thuật. Hiện nay, câu lạc bộ này đã có
11 thành viên, bảy ở xã Giao An và bốn xã Giao Thiện (Phỏng vấn).
b. Dịch vụ điều tiết
Bảo vệ đê
Mazda và nnk. (2007) đã nghiên cứu về vai trò của rừng trồng trang
(Kandelia obovata) trong việc bảo vệ vùng ven biển huyện Thụy Hải, tỉnh Thái
Bình. Vành bao của rừng ngập mặn 6 năm tuổi với chiều dài là 1,5 km có thể làm
giảm độ cao của sóng biển từ 1m còn 0,05 m khi tới bờ. Rừng ngập mặn mật độ cao
cũng góp phần giảm bớt năng lượng sóng ngay cả khi mực nước dâng cao.
Năm 2005, cơn bão số 7 đã trực tiếp đổ bộ vào huyện Giao Thủy, tuy nhiên
RNM đã có chức năng chắn sóng, bảo vệ đê biển không bị phá vỡ. Trong khi đó,
huyện Hải Hậu chỉ có 40 ha rừng ngập mặn, đê bị hư hỏng nghiêm trọng với tổng
chiều dài 1.000 m, thiệt hại lên đến trên 14 triệu USD.
Ngoài ra rừng ngập mặn cũng có thể bảo vệ công trình xây dựng, cơ sở hạ
tầng và khu dân cư khỏi sóng, gió và bão (Phan Nguyên Hồng và nnk, 1999). Cây
rừng ngập mặn với bộ rễ rộng có thể làm chậm dòng chảy của nước, tạm thời lưu
trữ nước mưa, tạo điều kiện cho nước ngấm vào đất.
Giữ đất và chống xói mòn
53
Hệ thống rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật
tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho
trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có
hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm
tích lắng đọng. Hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển 60÷70m
(Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006).
Làm sạch nước
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có khả năng làm sạch nước bởi các loài cây rừng
ngập mặn và các vi sinh vật sống trong đất và nước thủy triều. Cây RNM có thể lấy
các khoáng chất từ đất và nước. Chất độc và các chất gây ô nhiễm như kim loại
nặng, thuốc trừ sâu ... từ khu vực công nghiệp, khu dân cư và diện tích lúa được giải
phóng và hòa tan vào nước hoặc lắng đọng xuống phía dưới, chúng có thể được lọc
bởi các loài cây rừng ngập mặn và đất để trở thành các hợp chất ít gây tác hại đến
con người. Tuy nhiên, khả năng này bị hạn chế, do đó, rừng ngập mặn không thể
hoàn toàn giải quyết vấn đề ô nhiễm.
c. Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ nuôi dưỡng
Rừng ngập mặn là nơi cung cấp đất cũng như nơi nuôi dưỡng cho nhiều loài
như tôm, cua, các loài hai mảnh vỏ... Chúng đẻ trứng ở rừng ngập mặn và rừng nuôi
dưỡng ấu trùng. Ở một độ tuổi nhất định, chúng sẽ di chuyển ra biển và sau đó trở
lại vào rừng trong mùa sinh sản để bắt đầu một chu kỳ sống mới (Phan Nguyên
Hồng và nnk, 2005; Phan Văn Trị, 2006). Bên cạnh đó, các loài thủy sản và chất
hữu cơ của rừng ngập mặn cũng là nguồn thức ăn cho các sinh vật biển (Sở Tài
nguyên và Môi trường Nam Định, 2004; Vũ Trung Tạng, 2004).
Các loài di cư
VQGXT là nơi sinh sống quan trọng của các loài chim di cư trong khu vực
châu thổ sông Hồng (Danh mục các vùng chim quan trọng tại Việt Nam; Phan
54
Nguyên Hồng và nnk, 2007c). Dựa trên điều tra sơ bộ của Tổ chức sinh vật chim
thế giới (2006), (Phan Nguyên Hồng và nnk, 2007c). Có 150 loài chim di cư được
tìm thấy ở VQGXT, năm trong số đó được liệt kê trong Sách Đỏ của IUCN và Việt
Nam (Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c; CMS, 2003).
Trong thời gian mùa đông (tháng mười một và tháng mười hai), VQGXT trở
thành nơi cư trú quan trọng cho các loài chim từ Siberia, Hàn Quốc và Bắc Trung
Quốc bay về phía nam để tránh rét. Đây là nơi các loài chim nghỉ ngơi và để tích
lũy năng lượng cho hành trình dài (Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c). Một số loài
như loại cò thìa (Platalea minor) ở lại trong mùa đông (từ tháng chín đến tháng tư
của năm sau) ở VQGXT. Số lượng cá thể các loài này xuất hiện trong vườn có thể
chiếm đến 20% tất cả các cá thể trên thế giới (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam
Định, 2004; Phan Nguyên Hồng và nnk, 2007c). Chúng tìm kiếm thức ăn ở những
đầm lầy, bãi bồi ngập triều và đầm nuôi tôm và nghỉ ngơi trên cồn cát hoặc bờ bao
xung quanh đầm nuôi tôm (Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2004).
Dịch vụ trú ẩn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong VQGXT cung cấp không gian sống cho
nhiều loài ngụ cư và di cư.
Có sáu loài rắn hiếm trong khu vực, rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn
cạp nia bắc (Bungarus multicinctus), rắn sọc dưa (Elaphe radiate), rắn hổ đất (Naja
Naja), rắn ráo (Ptyas korros) và rắn ráo trâu (Ptyas mucosus). Bốn trong số đó nằm
trong Sách Đỏ Việt Nam (ba trong số chúng đang bị đe dọa tiệt chủng và các loại
khác thì được xếp vào loại dễ bị tổn thương), tất cả sáu loài này đều không được
phép hoặc hạn chế khai thác và sử dụng, được viết trong Nghị định số 48/2002/NĐ-
CP (Phan Nguyên Hồng and nnk, 2007c).
Hơn nữa, có 11 loài chim được liệt kê là bị đe dọa, dễ bị tổn thương và gần
bị đe dọa ở quy mô toàn cầu (IUCN, 1996 được trích dẫn trong Phan Nguyên Hồng
và nnk, 2007c).
55
Bảng 3.2:Danh sách 11 loại chim hiếm VQGXT
STT Tên chung Tên Latinh
Chim di
cư
IUCN
Sách đỏ
Việt
Nam
1 Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer x EN R
2
Choắt chân màng lớn
Limnodromus
semipalmatus
NT
3 Re mỏ thìa
Eurynorhynchus
pygmeus
x EN
4 Chim te te đầu xanh Vanellus cinereus LC
5 Mòng bể mỏ ngắn Larus saundersi x VU R
6 Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes x VU
7 Cò quắm đầu đen
Threskiornis
melanocephalus
NT
8 Cò thìa Platalea minor x EN R
9 Bồ nông chân xám
Pelecanus
philippensis
VU R
10 Giang sen
Mycteria
leucocephala
NT R
11 Thiên đường đuôi đen
Terpsiphone
atrocaudata
NT
Lưu ý: IUCN 1996: EN - nguy cấp, VU – sắp nguy cấp, NT – Sắp bị đe dọa,
LC - Ít quan tâm. Sách đỏ Việt Nam: R-Hiếm
(Nguồn: Phan Nguyên Hồng và nnk., 2007c)
d. Dịch vụ văn hóa
Du lịch sinh thái
Với sự phong phú của các loài và đa dạng môi trường sống, VQGXT đang
phát triển du lịch sinh thái và trong tương lai, hoạt động này có thể trở thành một
nguồn tài chính bền vững cho VQG ( Phan Nguyên Hồng và nnk, 2007b). Hiện nay,
có ba chương trình phục vụ khách du lịch đó là du thuyền dọc sông, xem chim và
tham quan văn hóa. Du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại những thời
56
điểm khác nhau. Du khách trong nước (chủ yếu là sinh viên hoặc cán bộ tham gia
các hội nghị tham gia trong VQGXT) thường đi du lịch trên thuyền dọc sông trong
thời gian mùa hè. Với khách nước ngoài chủ yếu thích xem chim trong thời gian từ
tháng chín đến tháng ba vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn khi các loài chim tìm
kiếm thức ăn. Năm 2012 có 550 người nước ngoài và 10607 khách du lịch trong
nước đến đây tham quan (Nhóm quản lý du lịch VQGXT). Trong tương lai, những
con số này có thể cao hơn khi xây dự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_66_7805_6022_1874188.pdf