Luận văn Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn

MỤC LỤC.1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.6

DANH MỤC BẢNG BIỂU .7

DANH MỤC HÌNH VẼ .8

MỞ ĐẦU .9

1. Lí do chọn đề tài .9

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.10

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.14

5. Phương pháp nghiên cứu.14

6. Bố cục của luận văn .15

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH . 16

1.1. Tính thời vụ du lịch.16

1.1.1. Khái niệm.16

1.1.2. Bản chất .17

1.1.3. Đặc điểm .19

1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành tính thời vụ du lịch.22

1.2.1. Yếu tố mang tính tự nhiên .23

1.2.2. Yếu tố mang tính kinh tế - xã hội .24

1.2.3. Yếu tố mang tính tổ chức - kỹ thuật .27

1.2.4. Các yếu tố khác.28

1.3. Tác động của tính thời vụ du lịch đến cung du lịch .30

1.3.1. Tác động đến công tác tổ chức quản lý .30

1.3.2. Tác động đến hiệu quả kinh doanh.30

1.3.3. Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch.32

1.3.4. Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch.33

1.4. Một số phương hướng và biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của tính

thời vụ lên hoạt động du lịch.33

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình đề cập đến sự ảnh hƣởng của thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Sầm Sơn. Cũng chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể về nguồn gốc, bản chất, những ảnh hƣởng do tính thời vụ mang lại và giải pháp giảm thiểu tính thời vụ của du lịch tại Sầm Sơn một cách hệ thống nhƣ mục tiêu luận văn tác giả đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích Mục đích của đề tài nhằm làm rõ những ảnh hƣởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động du lịch Sầm Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch Sầm Sơn. 14  Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tính thời vụ và các giải pháp giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại một điểm đến. - Đánh giá thực trạng sự tác động tiêu cực của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn. - Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Tính thời vụ du lịch và ảnh hƣởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn.  Phạm vi - Phạm vi về nội dung: Tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động du lịch ở cả cung và cầu du lịch. Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch (có nghĩa chỉ nghiên cứu tác động đến cung du lịch, không đi sâu nghiên cứu đến khía cạnh tính thời vụ du lịch tác động lên cầu du lịch). - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài đƣợc giới hạn từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng:  Phƣơng pháp thu thập số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tiếp câṇ hê ̣thống lý thuyết về tính thời vụ trong du lịch, các thông tin liên quan đến đề tài đƣợc thu thập từ sách tham khảo; kết quả nghiên cứu đề tài khoa học; bài viết đăng trên báo, tạp chí, giáo trình... của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Những thông tin thu nhận đƣợc từ 15 các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: + Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Đây là phƣơng pháp chủ đạo, từ việc nghiên cứu, khảo sát thực địa sẽ giúp cho tác giả luận văn có đƣợc các số liệu chi tiết, cụ thể, khoa học, tƣờng minh, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề khoa học trong luận văn. Thời gian đi thực tế sẽ đƣợc tác giả tiến hành vào hai thời điểm: Mùa cao điểm (từ tháng 5 - 7) và mùa thấp điểm (tháng 11, 12). + Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Cách thức triển khai trong quá trình đi nghiên cứu thực tế, tác giả sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu đến các đối tƣợng: Cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sầm Sơn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; Ban Văn hóa các phƣờng, xã thuộc thị xã Sầm Sơn và khách du lịch tại Sầm Sơn. + Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phân tích, tổng hợp nhằm để luận giải các vấn đề trong nghiên cứu một cách khoa học, logic, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp liên ngành trong nghiên cứu: Văn hóa học, Du lịch học, Kinh tế học, Tâm lý học...  Phƣơng pháp xử lý số liệu: Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, phần mềm excel đƣợc sử dụng để cập nhật, tính toán tỷ lệ % và điểm số từ rút ra những kết luận về nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng. Chương 1. Cơ sở lý luận về tính thời vụ du lịch Chương 2. Khảo sát tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn Chương 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn. 16 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH 1.1. Tính thời vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, đƣợc xem là ngành kinh doanh dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch không chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tôn vinh, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Du lịch thƣờng bị tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố đã mang đến tính thời vụ gây nên những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du lịch đang là vấn đề đƣợc các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này quan tâm. Từ thực tiễn có thể thấy, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu rõ nét, phụ thuộc vào thời gian. Cụ thể có những thời điểm hầu nhƣ không có khách, ngƣợc lại có những thời điểm dòng khách đổ về quá nhiều, vƣợt qua sức chứa của điểm đến. Hiện tƣợng có hoạt động du lịch lặp lại đều đặn vào một số thời điểm trong năm đƣợc gọi là thời vụ du lịch [32, tr.121]. Khái niệm thời vụ du lịch đã có rất nhiều tác giả đề cập: Tính thời vụ du lịch là sự dao động, lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch xảy ra dƣới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch [8, tr.99]. Mặc dù nội dung, thuật ngữ sử dụng có điểm khác nhau, nhƣng có thể nhận thấy điểm chung trong các khái niệm đó là: - Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dƣới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. 17 - Tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nƣớc là tập hợp và là sự tác động tƣơng hỗ giữa các dao động theo mùa của “cung” và “cầu” của các loại hình du lịch đƣợc kinh doanh tại đó. - Tính thời vụ du lịch còn đƣợc hiểu là sự mất cân đối về không gian trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, thể hiện trên một số phƣơng diện nhƣ: số lƣợng khách, chi tiêu của du khách, các phƣơng tiện giao thông, nguồn nhân lực, sức hấp dẫn. 1.1.2. Bản chất - Trên thực tế tính thời vụ du lịch của mỗi trung tâm du lịch nhất định và ở mỗi quốc gia là tập hợp các dao động theo mùa giữa cung và cầu trong quá trình tổ chức các loại hình du lịch. Sự khác biệt của thời gian tác động và các chỉ số về sự xuất hiện của mỗi loại là nguyên nhân dẫn đến sự dao động trong toàn bộ các hoạt động du lịch. - Bản chất của tính thời vụ du lịch, nhƣ tên của nó, liên quan đến biến đổi thƣờng xuyên và định kỳ theo thời gian của các hiện tƣợng tự nhiên, đặc biệt là các yếu tố thuộc về khí hậu và các mùa trong năm bao gồm: nhiệt độ không khí, nhiệt độ nƣớc, ánh sáng mặt trời, lƣợng mƣa, thời tiết cực đoan, độ ẩm, gió và vị trí địa lý (ven biển, trên núi cao, đô thị) và các điều kiện kinh tế - xã hội (thói quen, thời gian rỗi, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, thu nhập...) - Thời gian của mùa du lịch chính, không phải là đại lƣợng bất biến mà có sự thay đổi. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + Phụ thuộc vào tính chất và xu hƣớng phát triển của hoạt động du lịch. Ví dụ, về tình hình phát triển của tính thời vụ du lịch tại châu Âu. Cuối thế kỉ XX, ở châu Âu mùa đông kéo dài, nên giới quý tộc xem đây là mùa giải trí chính, mùa hè ngắn hơn là mùa chữa bệnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động du lịch đã phát triển thêm loại hình du lịch nghỉ ngơi vào mùa hè ở vùng núi. Sau năm 1910, khi khu nghỉ biển ở Địa Trung Hải hình thành thì việc đến đó nghỉ biển mùa hè trở thành mốt thời thƣợng ở châu Âu lúc bấy giờ. Tiếp đến là sự phát 18 triển của các môn thể thao mùa đông, cùng với hoạt động du lịch mùa đông ra đời nhƣng chủ yếu ở các khu vực núi. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch sau đại chiến thế giới lần thứ 2, đã làm tăng nhanh số lƣợng khách du lịch thuộc tầng lớp trung lƣu đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt khu nghỉ biển ở Nam Âu. Ngoài các loại hình du lịch nhƣ: nghỉ dƣỡng biển (mùa hè), nghỉ dƣỡng núi, du lịch chữa bệnh, thể thao (mùa đông), đã có các loại hình du lịch mới đƣợc hình thành, nhƣ du lịch hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát.... Những loại hình du lịch này chủ yếu hoạt động vào mùa thu và mùa xuân. + Phụ thuộc vào sở thích đi du lịch của du khách (lựa chọn kì nghỉ để tắm nắng, leo núi, hay trƣợt tuyết). Ví dụ, một khu nghỉ mát bãi biển đƣợc ƣa thích bởi những du khách muốn tận hƣởng ánh nắng mặt trời và thể thao dƣới nƣớc. Trong khi đó, một khu nghỉ mát trƣợt tuyết đƣợc ƣa chuộng bởi những ngƣời trƣợt tuyết hoặc du khách đang mong muốn xem phong cảnh tuyết tuyệt đẹp. Các biến thể trong các yếu tố tự nhiên có nghĩa là vùng có tiềm năng và nguồn lực du lịch theo mùa khác nhau. Việc xác định thời vụ của từng loại hình du lịch đƣợc thực hiện dễ hơn, vì sự dao động ở mỗi một loại hình du lịch thƣờng chỉ diễn ra một lần trong năm. - Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch ở đó. Các mùa vụ du lịch là do nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lƣợng cầu khác nhau, đó là các thời vụ (hay mùa trong du lịch): + Mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cƣờng độ tiếp nhận khách du lịch lớn nhất. + Trƣớc mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cƣờng độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trƣớc mùa du lịch chính. + Sau mùa vụ du lịch là: khoảng thời gian có cƣờng độ thấp hơn mùa chính xảy ra sau mùa du lịch chính. + Trái mùa du lịch (mùa chết) là: khoảng thời gian có cƣờng độ thu hút khách du lịch thấp nhất. 19 Lƣợng du khách tăng dần ở thời kỳ đầu mùa, đạt đỉnh ở mùa chính, lƣợng khách giảm dần ở thời kỳ cuối vụ. Thời gian còn lại trong năm đƣợc gọi là ngoài mùa, ở một số nƣớc ngƣời ta gọi là mùa chết. Mùa vụ du lịch của một điểm du lịch càng ngắn thì tính thời vụ của điểm du lịch đó càng cao và ngƣợc lại. Ở các nƣớc du lịch phát triển, thời vụ du lịch thƣờng kéo dài hơn. Cƣờng độ du lịch giữa mùa chính so với thời kỳ trƣớc và sau thể hiện yếu hơn. Với các nƣớc hoặc vùng du lịch mới phát triển, mùa du lịch thƣờng ngắn và cƣờng độ du lịch thể hiện rõ nét hơn. 1.1.3. Đặc điểm Thời vụ trong du lịch là một hiện tƣợng phổ biến khách quan, nó tồn tại ở tất cả các nƣớc, các vùng có hoạt động du lịch. Ở các nƣớc khác nhau, các vùng khác nhau có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch phát triển ở đó. Thời gian, cƣờng độ, độ dài của thời vụ du lịch không phải là bất biến, chúng là đại lƣợng thay đổi dƣới sự tác động của nhiều yếu tố nhƣ đã nêu ở phần bản chất của thời vụ (mục 1.1.2). Tính thời vụ du lịch có các đặc điểm sau: - Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch Trên cơ sở lý luận căn bản, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch đảm bảo đƣợc cƣờng độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (lƣợng khách và doanh thu luôn giữ đƣợc mức ổn định), thì tại vùng đó không tồn tại tính thời vụ. Tuy vậy, có nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo đƣợc cƣờng độ hoạt động đều đặn trong năm dẫn đến tồn tại tính thời vụ trong hoạt động du lịch. - Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó Tùy vào tài nguyên du lịch tại một nƣớc hoặc một vùng du lịch mà có loại hình du lịch nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch vào mùa hè hoặc mùa đông. Ví dụ, các vùng biển nhƣ Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò của Việt Nam chỉ kinh doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ 20 là mùa hè. Tại một số khu nghỉ mát biển có nhiều nguồn nƣớc khoáng giá trị, phát triển mạnh cả 2 loại hình du lịch: nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh vào mùa đông, tạo thành 2 mùa vụ du lịch ở đó. Một số vùng núi ở châu Âu nhƣ Áo, Pháp, đồng thời phát triển 2 mùa vụ du lịch chính, mùa hè leo núi nghỉ dƣỡng chữa bệnh, mùa đông trƣợt tuyết. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau Các loại hình du lịch đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên và việc tạo ra tính thời vụ trong du lịch cũng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố tự nhiên này. Ví dụ nhƣ du lịch nghỉ biển (mùa hè), du lịch trƣợt tuyết (mùa đông) bao giờ cũng có mùa vụ ngắn hơn và cƣờng độ mạnh hơn so với du lịch chữa bệnh thƣờng có mùa dài hơn và cƣờng độ mùa chính yếu hơn. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch Cùng kinh doanh một loại hình du lịch với các điều kiện về tài nguyên du lịch tƣơng đối nhƣ nhau nhƣng tại các nƣớc, vùng, cơ sở kinh doanh du lịch, có kinh nghiệm kinh doanh du lịch tốt hơn thì thời vụ du lịch thƣờng kéo dài hơn và cƣờng độ của mùa du lịch yếu hơn, ngƣợc lại mùa du lịch ngắn hơn, cƣờng độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn tại các nƣớc, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chƣa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chƣa tốt). Ở các nƣớc du lịch phát triển thông thƣờng mùa du lịch dài hơn và cƣờng độ mùa du lịch chính yếu hơn, tại đó mùa du lịch ngắn hơn nhƣng diễn ra với cƣờng độ mạnh hơn. - Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh Thời vụ chính (mùa chính) là thời gian mà ở đó cƣờng độ lớn nhất, thời kì có cƣờng độ nhỏ hơn, trƣớc mùa chính gọi là thời vụ trƣớc mùa, sau mùa chính là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm gọi là ngoài mùa. Tại một số quốc gia, vùng, 21 chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu, thời gian ngoài mùa chính gọi là “mùa chết”.Ví dụ, tại Sầm Sơn, thời gian tắm biển đẹp nhất và đón lƣợng khách du lịch đông nhất trong năm vào tháng 6,7,8. Đây cũng là thời gian nóng nhất trong năm, là thời điểm sinh viên, học sinh đƣợc nghỉ hè, nhu cầu đi du lịch biển tăng đột biến. Nhƣ vậy đây là thời điểm Sầm Sơn có cƣờng độ thời vụ lớn nhất, là mùa du lịch chính. Vào tháng 4, 5, 9, 10 nƣớc biển tƣơng đối ấm vẫn có thể tắm biển, nên vẫn có du khách đến nghỉ dƣỡng vào trƣớc và sau mùa, các tháng còn lại trong năm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là những tháng ngoài mùa hay gọi là mùa chết, gần nhƣ toàn bộ Sầm Sơn ngừng hoạt động, các doanh nghiệp, các hộ gia đình kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn dùng khoảng thời gian “mùa chết” để cải thiện hạ tầng, cơ sở vật chất thiết bị, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ khách du lịch để chào đón một mùa cao điểm tiếp theo. - Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào: + Cơ cấu của khách đến vùng du lịch: Tại những trung tâm dành cho khách du lịch là thanh, thiếu niên thƣờng có mùa ngắn hơn, sôi động với cƣờng độ mạnh hơn so với những khu vực đón khách trung niên. Bởi đó là dịp đối tƣợng khách du lịch này đƣợc nghỉ hè sau những tháng học tập vất vả, hoặc những dịp nghỉ lễ ngắn ngày, học thƣờng đi theo đoàn hội, gây ra sự tăng đột biến về khách du lịch tại các điểm đến. Sau khi kết thúc các kì nghỉ lƣợng khách tại các điểm đến giảm đi nhanh chóng. + Số lƣợng các cơ sở lƣu trú chính: Ở những địa điểm có nhiều cơ sở lƣu trú chính nhƣ hotel, motel... thì mùa du lịch kéo dài, cƣờng độ mùa chính yếu hơn so với những nơi có nhiều nhà trọ, camping. Tại những nơi có cơ sở lƣu trú chính thì việc đầu tƣ và bảo dƣỡng tốn kém hơn nên các nhà kinh doanh phải tìm ra các biện pháp kéo dài thời vụ hơn so với những nơi có cơ sở lƣu trú là nhà trọ, camping linh hoạt, ít kinh phí. - Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam: Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Rất nhiều địa phƣơng lựa chọn du lịch để quy hoạch, đầu tƣ nhƣng phần lớn các địa 22 phƣơng khi quy hoạch, tổ chức các hoạt động du lịch phải đối mặt với thực tế về tính thời vụ. Tính thời vụ du lịch Việt Nam có những đặc điểm: - Việt Nam là một nƣớc có tài nguyên du lịch thích hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm. Trong giai đoạn hiện nay, động cơ và mục đích đi du lịch tại Việt Nam của du khách là rất khác nhau. + Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là mục đích nghỉ dƣỡng, nghỉ biển, tham quan lễ hội, thời gian đi du lịch thƣờng là dịp đầu năm và các tháng hè. + Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh, tham quan, tìm hiểu, thời gian đi chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. + Luồng khách du lịch nội địa chiếm ƣu thế so với khách du lịch quốc tế. + Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cƣờng độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh, các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau,bởi nó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau; cấu trúc, đặc điểm của các loại luồng khách. + Sức hấp dẫn của hệ thống di sản văn hóa, với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Các dự án đầu tƣ, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế tập trung chính vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, tết cổ truyền, đã đem đến sự tò mò, mong muốn đƣợc khám phá, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa, con ngƣời Việt Nam của phần đa khách quốc tế.. Các thƣơng gia nƣớc ngoài thƣờng dành thời gian hè để đi đu lịch nghỉ dƣỡng với gia đình, ngƣời thân ở những nơi nổi tiếng. Họ chỉ đến Việt Nam sau thời điểm hè đồng thời do thời tiết Việt Nam trong các tháng 7, 8, 9 thƣờng có bão, gió mùa. 1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành tính thời vụ du lịch Thời vụ du lịch hình thành do nhiều nguyên nhân đa dạng (về bản chất và hƣớng ảnh hƣởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tâm lý... Trong đó, một số yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến cung du lịch, một số đến cầu, một số khác tác động đến cả cung và cầu du lịch. Tính thời vụ trong du lịch đã 23 gây ra nhiều khó khăn do việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch cần phải có sự đầu tƣ nghiên cứu tỉ mỉ những yếu tố quyết định tính thời vụ du lịch, từ đó chỉ ra những yếu tố quyết định ảnh hƣởng tính thời vụ du lịch. Định ra hƣớng tác động của từng yếu tố lên cung, cầu, cả cung và cầu trong du lịch. Xác định mức độ tác động của từng yếu tố và ảnh hƣởng tổng hợp của từng yếu tố. Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến tính thời vụ du lịch Các yếu tố quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Yếu tố tự nhiên Yếu tố kinh tế xã hội Yếu tố tổ chức kỹ thuật Các yếu tố khác 1.2.1. Yếu tố mang tính tự nhiên Khí hậu là một trong những yếu tố thuộc về tự nhiên và là yếu tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thay đổi khí hậu theo mùa làm thay đổi hoạt động du lịch trong năm. Thƣờng thì khí hậu tác động đến cả cung và cầu du lịch. Mức độ tác động của khí hậu đến thời vụ du lịch ở từng vùng là khác nhau. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên yếu tố này chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch, ở vùng khí hậu hàn đới yếu tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch. Hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của yếu tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh. Các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao leo núi thì khí hậu, tài nguyên du lịch ảnh hƣởng chủ yếu đến cầu du lịch. Vùng biển thƣờng thu hút khách du lịch vào mùa hè, vùng núi cao có điều kiện phát triển du lịch vào mùa đông. Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu nhƣ Độ dài của thời vụ du lịch Cầu du lịch Cung du lịch 24 cƣờng độ ánh nắng, độ ẩm, cƣờng độ và hƣớng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm khác nhƣ độ sâu bờ biển, kích thƣớc của bãi tắm... quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm, phơi nắng của du khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy nhiên, giới hạn đó luôn có sự dao động do phụ thuộc vào đòi hỏi của du khách và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch. Ví dụ đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nƣớc biển phù hợp để tắm là từ 15-16ºC nên mùa du lịch có thể kéo dài hơn. Với du khách ở vùng khác, nhiệt độ thích hợp để tắm biển phải từ 20-25ºC, vì thế mùa du lịch cũng bị ngắn lại. Nhƣ vậy, giới hạn của mùa du lịch đƣợc xác định bởi yếu tố khí hậu và phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của du khách với những tiêu chuẩn, mục đích sử dụng tài nguyên du lịch khác nhau. Đối với các loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch công vụ... ít chịu ảnh hƣởng của khí hậu, có nghĩa khí hậu tác động rất ít hoặc không trực tiếp đến tài nguyên du lịch, do vậy chất lƣợng tài nguyên du lịch nhân văn không thay đổi qua thời gian nhƣ tƣợng, viện bảo tàng. Đối với các loại hình du lịch trên, khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp tới cầu du lịch nhƣng không khắt khe nhƣ với du lịch nghỉ biển. Tuy nhiên, du khách vẫn thƣờng chọn thời điểm thời tiết thích hợp (mùa xuân, mùa thu, mùa hè) để đi du lịch, dẫn đến cƣờng độ khách sẽ tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm. Nhƣ vậy, yếu tố tự nhiên mà cụ thể là khí hậu có vai trò lớn đối với thời vụ du lịch. Khí hậu quyết định điều kiện phù hợp cho một chuyến du lịch nghỉ núi, nghỉ biển, còn đối với các loại hình du lịch khác khí hậu đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng tài nguyên du lịch theo thời gian. 1.2.2. Yếu tố mang tính kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cƣ phân bổ không đồng đều làm ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch. Chỉ khi có thời gian rỗi, con ngƣời mới có thể đi du lịch. Tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thƣờng đƣợc xét từ hai khía cạnh: 25 - Thứ nhất, thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm. Nếu thời gian nghỉ phép ngắn, du khách thƣờng đi du lịch một lần trong năm và thời gian chính vụ là xu hƣớng đƣợc lựa chọn nhiều, cƣờng độ du lịch sẽ tăng cao vào mùa chính. Ngƣợc lại, khi quỹ thời gian nghỉ phép dài ngày, du khách sẽ lựa chọn đi du lịch nhiều lần trong một năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cƣờng độ du lịch ở mùa chính, thu hút nhu cầu ngoài mùa. Sự gia tăng thời gian nhàn rỗi là yếu tố góp phần làm giảm cƣờng độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống. Việc phân bổ thời gian sử dụng phép trong năm của các công nhân viên chức cũng ảnh hƣởng đến tính thời vụ du lịch. Tại một số quốc gia, quy định thời gian nghỉ phép cho nhân viên ở những thời điểm nhất định trong năm, điều này góp phần tạo nên sự tập trung nhu cầu vào một số thời điểm nhất định, gây nên tính thời vụ trong nhu cầu du lịch, tuy nhiên trên thực tế thì điều này không tác động nhiều. Một số đối tƣợng nhƣ cán bộ giáo viên trong trƣờng học nghỉ hè hoặc nghỉ đông, nông dân thƣờng đi du lịch vào những tháng không bận công việc đồng áng... điều này góp phần tạo nên sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính. - Thứ hai, thời gian nghỉ học của các trƣờng học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và phụ huynh, điều này có vai trò trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 6 - 15. Ví dụ, kì nghỉ phép của học sinh ở Hà Lan là 75 ngày, Tây Ban Nha là 120 ngày, Italia là 152 ngày. Ở Việt Nam, kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên trùng với mùa du lịch biển nên đã làm tăng cƣờng độ mùa du lịch chính. Ngƣợc lại, đối tƣợng hƣu trí số lƣợng này càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, họ có thể đi du lịch bất kì thời gian nào trong năm nếu có điều kiện kinh tế, vì thế đây là lực lƣợng làm giảm cƣờng độ mùa du lịch chính. 1.2.2.2. Phong tục tập quán Dƣới tác động của các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán đƣợc hình thành qua thời gian, dần trở thành lâu đời và có giá trị trong đời sống cộng đồng dân cƣ các vùng, miền với những mầu sắc khác nhau, mang tính độc đáo, hấp 26 dẫn riêng. Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi cũng sẽ tạo thêm nhiều phong tục, tập quán mới bên cạnh những phong tục xƣa đƣợc cộng đồng tôn trọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004703_1_1159_2002791.pdf
Tài liệu liên quan