LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.5
1.1.1 Khái niệm chung về vốn.5
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 6
1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 9
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 15
1.2.2 Vai trò của việc đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động SXKD của DN 18
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 19
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 21
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi 21
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 23
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn 24
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. 26
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN 26
1.4.1 Yếu tố khách quan 26
1.4.2 Yếu tố chủ quan 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI PPC 33
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 33
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 33
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 36
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 44
2.2. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 50
2.2.1 Về tài sản: 50
2.2.2 Về nguồn vốn: 51
2.2.3 Về doanh thu bán hàng điện năng sản xuất 51
2.2.4 Về doanh thu hoạt động tài chính 51
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của PPC trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc làm mát, nước lò và các nhu cầu khác. Nước cấp vào lò là nước đã được xử lý đảm bảo các yêu cầu về độ tinh khiết câp cho lò hơi.
PPC với 02 dây chuyền sản xuất điện trong đó Dây chuyền 2 công nghệ hiện đại, tiên tiến, công suất lớn vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, Dây chuyện 1 mặc dù đã vận hành lâu khấu hao đã hết thiết bị bền bỉ, công suất khả dụng vẫn đạt yêu cầu đã đóng góp sản lượng điện lên tới trên 126 tỷ kWh cho hệ thống điện Quốc gia góp phần phát triển kinh tế đất nước, tăng trưởng GDP trong suốt những năm qua (Chi tiết tại hình 2.7 phía dưới để rõ thêm đóng góp sản lượng điện cho phát triển đất nước kể từ khi nhà máy đưa vào sản xuất).
SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA PPC TỪ 1983 ĐẾN NAY
Hình 2.7: Sản lượng điện sản xuất của PPC từ năm 1983 đến 2017
(Nguồn www.ppc.evn.vn và có bổ sung theo từng năm)
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
PPC hiện có 12 đơn vị, được chia làm 02 khối gồm khối các phòng ban nghiệp vụ, khối các Phân xưởng vận hành trực tiếp sản xuất điện và Ban quản lý dự án nâng cấp cải tạo Dây chuyền 1..
Tổng số Cán bộ công nhân viên của Công ty tại thời điểm 31/12/2017 là 1.210 người, trong đó:
- Lãnh đạo Công ty: 05 người;
- Cán bộ đoàn thể: 03 người;
- Khối các phòng: 316 người, bao gồm:
+ Lao động gián tiếp: 109 người;
+ Lao động phục vụ: 207 người;
- Khối các phân xưởng: 886 người.
Về trình độ:
- Đại học và sau Đại học: 346 người; chiếm 28,59% tổng số lao động;
- Cao đẳng và Trung cấp nghề: 331 người; chiếm 27,35% tổng số lao động;
- Công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề: 457 người; chiếm 37,78% tổng số lao động;
- Lao động phổ thông: 76 người; chiếm 6,28% tổng số lao động.
(Nguồn: Báo cáo lao động việc làm năm 2017 gửi Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương - Phòng Tổ chức Lao động Công ty)
Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
(Nguồn: Mô hình tổ chức và định biên lao động PPC – Phòng Tổ chức lao động Công ty)
Với mô hình tổ chức của Công ty tại hình 2-8 phía trên được làm rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
2.1.3.1 Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, trong những trường hợp đặc biệt có thể có những phiên Đại hội cổ đông bất thường để quyết định những vấn đề lớn, hệ trong của daonh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông theo quy định phải phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (trừ trường hợp đặc biệt không quá sáu tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính nhưng phải công bố thông tin lý do lùi Đại hội).
Đại hội đồng cổ đông thường niên, quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, SXKD, đầu tư phát triển...và những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệt thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.
2.1.3.2 Hội đồng Quản trị
Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. HĐQT có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty, trên cơ sở các định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình SXKD của Công ty.
HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty, để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
2.1.3.3 Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình. Ban Kiểm soát thay mặt cổ đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; Kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập và thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty
2.1.3.4 Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là lãnh đạo cao nhất của Ban điều hành, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và HĐQT, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho TGĐ là các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.
(Nguồn: Trích điều lệ của PPC đã sửa đổi theo Thông tư 95/2017TT-BTC thông qua tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2018).
2.1.3.5 Các phòng chức năng:
Văn phòng Công ty: Là một đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong Công ty. Có chức năng tham mưu cho TGĐ và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác hành chính, văn thư - lưu trữ, đối ngoại, quản trị, pháp chế, quản lý chất lượng theo ISO, tuyên truyền và các công tác phục vụ tổng hợp khác như: Công tác y tế Doanh nghiệp, nấu ăn giữa ca, chăm sóc cây cảnh, công trình phúc lợi công cộngcủa PPC.
Phòng Tổ chức - Lao động: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho TGĐ Công ty và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng - kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động
Phòng Kế hoạch - Vật tư: Là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp tham mưu cho TGĐ Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tham gia thị trường điện; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu ; công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh và công tác khác của Công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của doanh nghiệp nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của công ty của công ty theo đúng quy định của Nhà nước và điều lệ Công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, tài chính theo đúng các quy định về kế toán - tài chính do Nhà nước ban hành.
Phòng Kỹ thuật: Là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc TGĐ Công ty chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong quản lý vận hành sản xuất và sửa chữa máy móc, thiết bị của Công ty; thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị; xây dựng phương thức và xác định các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị; công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của Công ty.
Phòng An toàn: Là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc TGĐ Công ty chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, môi trường của Công ty.
Phòng Bảo vệ - Cứu hỏa: Có chức năng giúp TGĐ Công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong Công ty và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác cứu hoả, công tác tự vệ quân sự địa phương của Công ty
2.1.3.6 Các phân xưởng sản xuất:
Gồm các phân xưởng vận hành sản xuất, là các đơn vị chủ quản thiết bị, quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền công nghệ chính và các thiết bị phụ trợ của nhà máy; Lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị trong phạm vi đơn vị quản lý.
Khối sản xuất gồm 6 phân xưởng: Phân xưởng Vận hành 1; Phân xưởng Vận hành 2; Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt; Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu; Phân xưởng Hoá; Phân xưởng Phụ trợ.
Phân xưởng Vận hành 1
Phân xưởng vận hành 1 là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị thuộc Dây chuyền 1 gồm các hạng mục chính như sau: Lò hơi, tua bin bao gồm cả thiết bị chính và phụ, các thiết bị thuỷ lực gồm: Trạm bơm tuần hoàn trạm bơm sản xuất - cứu hoả, trạm bơm nước sinh hoạt, trạm bơm nước thải sinh hoạt, trạm xử lý nước thải nhiễm dầu, quản lý kênh đập hệ thống hồ thải xỉ của Công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty
Phân xưởng Vận hành 2
Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của PPC trực tiếp quản lý vận hành toàn bộ các hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện số 2 (Dây chuyền 2). Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty
Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt
Là đơn vị trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ quản lý thiết bị, vận hành toàn bộ thiết bị điện, kiểm nhiệt của dây chuyền 1. Đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế theo đúng phương thức sản xuất điện của Công ty.
Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu
Là đơn vị trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ quản lý thiết bị, vận hành toàn bộ thiết bị cung cấp nhiên liệu của dây chuyền 1 bao gồm các thiết bị: cẩu bốc xếp than, hệ thống băng tải, máy cấp, quang lật toa, thiết bị đường sắt, xe ủi than, các kho than 1 và 2.
Tham gia vào việc lấy mẫu than nhập phục vụ việc thí nghiêm kiểm tra và đo kiểm tiếp nhận than.
Phân xưởng Hoá
Quản lý, vận hành toàn bộ thiết bị Hoá dây chuyền 1 như: Hệ thống xử lý nước, các phòng thí nghiệm, tham gia vào kiểm soát chất lượng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất điện của Công ty.
Phân xưởng Phụ trợ
Khai thác tro bay, xỉ than, thu gom thạch cao phát sinh trong quá trình sản xuất điện tập trung lại để thực hiện bán cho các nhà mua hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm thải của nhà máy nhiệt điện.
(Nguồn: Trích tài liệu – Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2015 của PPC phần chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng trong Công ty).
2.1.3.7 Ban Quản lý Dự án nâng cấp DC1
Ban QLDA là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, được thành lập theo Quyết định số 5403/QĐ-PPC-HĐQT ngày 01/10/2015 của HĐQT Công ty.
Ban QLDA có chức năng thay mặt chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) trực tiếp quản lý, thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp thiết bị Dây chuyền 1 của PPC trong các khâu từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa các tổ máy vào khai thác sử dụng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của Công ty.
Ngoài ra, PPC còn có các tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác có nhiệm vụ phụ trách các hoạt động của Đảng, hoạt động Công đoàn, các hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của Công ty. Góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ SXKD và các nhiệm vụ khác của PPC.
2.2. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Qua tổng hợp số liệu thời kỳ nghiên cứu từ năm 2013 đến hết năm 2017 kết quả hoạt động SXKD của PPC được khái quát cơ bản như sau:
2.2.1 Về tài sản:
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của PPC từ 2013 đến 2017
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
I- TÀI SẢN
11,958.36
11,410.32
11,159.03
10,725.11
7,548.45
1. TS ngắn hạn
7,223.29
7,431.13
5,883.13
5,935.59
3,585.59
2. Tài sản dài hạn
4,735.07
3,979.19
5,275.90
4,789.52
3,962.86
II- NGUỒN VỐN
11,958.36
11,410.32
11,159.03
10,725.11
7,548.45
1. Nợ phải trả
6,436.36
5,610.62
5,277.75
5,352.30
2,071.50
- Nợ ngắn hạn
1,432.18
1,528.11
1,266.47
1,526.84
1,564.98
- Nợ dài hạn
5,004.18
4,082.51
4,011.28
3,825.46
506.52
2. VCSH
5,522.00
5,799.70
5,881.27
5,372.81
5,476.94
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).
Nhìn vào bảng 2.2, cho thấy tổng tài sản giảm dần từ cuối năm 2013 đến cuối năm 2017 từ 11.958 tỷ đồng (năm 2013) xuống còn 7.548 tỷ đồng (năm 2017). Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc trên đó là hai dây chuyền sản xuất điện của Công ty đã hết khấu hao vào năm 2015 (đối với Dây chuyền 1) và năm 2017 (đối với Dây chuyền 2), do vậy tài sản dài hạn đầu tư cho xây dựng lắp đặt máy móc, thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất điện,...của Công ty giảm sâu. Giá trị khấu hao TSCĐ giảm từ 685 tỷ đồng (năm 2013) xuống còn 36 tỷ đồng (năm 2017). Ngoài ra năm 2017, Công ty thực hiện quyết định quản trị tài chính là thu hẹp các khoản đầu tư ngoài, tận dụng các nguồn tiền nhàn rỗi, phối hợp với các cơ quan cấp trên, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, EVN để thực hiện việc trả nợ trước thời hạn khoản vốn vay ODA theo thỏa thuận giữa 02 chính phủ Việt Nam – Nhật Bản đầu tư dự án Nhiệt điện Phả Lại 2 với tổng giá trị trả trước là 15 tỷ JPY (đồng Yên Nhật) với giá trị quy đổi là 3.090 tỷ VNĐ, do vậy năm 2017 giá trị tài sản ngắn hạn giảm chỉ còn 3.586 tỷ đồng (giảm 3.638 tỷ đồng so với năm 2013).
2.2.2 Về nguồn vốn:
Cũng qua bảng 2.2, trong những năm qua cơ cấu nguồn vốn của PPC có nhiều biến động. Vào năm 2013 vốn chủ sở hữu chiếm 46,18% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2017 VCSH đã tăng đáng trong tỷ lệ và chiếm 72.56% tổng nguồn vốn. Giá trị nợ phải trả, đặc biệt là nợ dài hạn giảm rất nhiều do đã trả nợ trước khoản vay ODA xây dựng Dây chuyền 2, điều này làm cho tính thanh khoản (Hệ số thanh toán nhanh) của Công ty thay đổi theo hướng tích cực.Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2017 số dư khoản vay ngoại tệ nguồn vốn ODA của cho dự án Dây chuyền 2 bằng đồng JPY của Công ty chỉ còn 4.7 tỷ JPY với tỷ giá quy đổi trị giá tương đương 950 tỷ VN đồng.
2.2.3 Về doanh thu bán hàng điện năng sản xuất
Từ năm 2013 tới nay, hoạt động sản xuất điện năng của Công ty được duy trì ổn định. Sản lượng điện sản xuất hàng năm phụ thuộc vào huy động của thị trường điện.
Theo bảng 2.3 dưới, Doanh thu hoạt động sản xuất điện hàng năm của PPC luôn ổn định ở mức xấp xỉ 6.000 đến 7.500 tỷ đồng tùy vào từng năm và phụ thuộc vào sản lượng điện PPC sản xuất được bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.2.4 Về doanh thu hoạt động tài chính
Cũng từ số liệu tại bảng 2.3 dưới, Doanh thu từ hoạt động tài chính đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của PPC, do chính sách tài chính và tài sản ngắn hạn đầu tư chủ yếu là gửi ở các tổ chức tín dụng (Ngân hàng) với lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm dần qua các năm lãi suất bình quân chỉ là 5-6%/năm. Do vậy, doanh thu hoạt động tài chính giảm dần. Lãi tiền gửi năm 2013 đạt 425,3 tỷ đồng, năm 2014 đạt 373,85 tỷ đồng thấp hơn năm 2013 là 51,45 tỷ đồng, tới năm 2017, lãi tiền gửi chỉ đạt 288,44 tỷ đồng thấp hơn 136,86 tỷ đồng so với năm 2013.
Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá khoản vay ngoại tệ đồng JPY là rất lớn tới kết quả hoạt động tài chính nói riêng và kết quả SXKD của Công ty. Với hai năm 2013 và 2014, doanh thu từ hoạt động tài chính cao lên tới 1.626,63 tỷ đồng (năm 2013) và 1.057 tỷ đồng (năm 2014) trong đó có tới 1.161 tỷ đồng (năm 2013) và 590 tỷ đồng (năm 2014) là khoản lãi do chênh lệch tỷ giá (JPY/VNĐ) đánh giá lại khoản vay ngoại tệ bằng đồng JPY đối với dự án Nhiệt điện Phả Lại 2. Trong khi đó, năm 2015 lại ghi nhận khoản mục này là lỗ 284 tỷ đồng, năm 2016 là lỗ 206 tỷ đồng và năm 2017 là lỗ 137 tỷ đồng.
Bảng 2.3. Kết quả SXKD của PPC từ 2013 đến 2017
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
1. Doanh thu bán hàng và CC dịch vụ
6.525,43
7.426,59
7.556,42
5.865,84
6.235,98
2. Khoản giảm trừ
-
-
-
-
-
3. Doanh thu thuần về BH &CC dịch vụ
6.525,43
7.426,59
7.556,42
5.865,84
6.235,98
4. Giá vốn hàng bán
5.544,04
6.972,11
6.623,77
5.397,63
5.445,27
5. Lợi nhuận gộp về BH & CC dịch vụ
981.39
454.48
932.65
468.21
790.71
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.626,63
1.057,02
424,39
531,26
412,27
7. Chi phí tài chính
234,45
142,22
733,02
253,58
119,94
Trong đó: Chi phí lãi vay
155,07
138,84
120,23
125,36
72,13
8. Chi phí bán hàng
-
-
-
-
-
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
79,30
86,92
86,13
87,34
80,67
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
2.294,27
1.282,35
537,88
658,55
1.002,37
11. Thu nhập khác
8,79
21,19
21,24
3,14
10,17
12. Chi phí khác
6,29
12,81
0,92
4,17
9,34
13. Lợi nhuận khác
2,50
8,38
20,32
-1,03
0,85
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
2.296,77
1.290,73
558,10
657,52
1.003,20
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
429,10
241,69
35,68
58,55
149,20
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
175,08
-
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
1.692,60
1.049,04
522,51
598,97
854,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).
2.2.5 Về kết quả kinh doanh:
Cũng từ bảng 2.3 bên trên, nhận thấy lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất điện hàng năm không ổn định và đồng đều giữa các năm, năm 2013 sản lượng điện sản xuất cao (trung bình 6,0 tỷ kWh) đơn giá bán điện bình quân cao, do vậy, doanh thu từ hoạt động điện năm 2013 cao, ngoài ra, năm 2013 Công ty đã không thực hiện công tác sửa chữa lớn TSCĐ do vậy lợi nhuận gộp đạt 981.39 tỷ đồng; Tới năm 2014 mặc dù mức sản lượng sản xuất tương đương năm 2013, tuy nhiên, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lên tới gần 400 tỷ đồng cho lên lợi nhuận gộp năm 2014 giảm mạnh chỉ đạt 454,48 tỷ đồng. Hai năm 2015 và 2017, sản lượng điện Qc được giao cao do vậy, lợi nhuận từ hoạt động điện tốt hơn. Năm 2016, sản lượng điện Qc được giao thấp, 6 tháng đầu năm 2016, Dây chuyền 1 của Công ty chạy phát điện trong tình trạng chưa ký được hợp đồng điện năm 2016 và Qc=0, giá bán điện bình quân thấp hơn các năm trước (chỉ đạt 1.231,58 đồng/kWh so với >1.300 đồng/kWh các năm), do vậy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất điện năm 2016 thấp.
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại PPC
Với thời gian xem xét từ năm 2013 đến năm 2017 sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giới thiệu tại Chương 1 để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của PPC như sau:
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi
2.3.1.1 Phân tích vốn chủ sở hữu
Bảng 2.4. Giá trị vốn chủ sở hữu qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Diễn giải
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Cổ phiếu quỹ
- 125.60
- 125.60
- 125.60
- 125.60
- 87.40
Đầu tư phát triển
271.34
365.06
487.84
541.67
539.64
LN sau thuế chưa PP
1,844.28
2,028.27
2,099.55
1,534.25
1,579.40
Vốn chủ sở hữu
5,522.00
5,799.70
5,881.27
5,372.81
5,476.94
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).
Do đặc thù của Nhà máy điện có tổng tài sản rất lớn lên nguồn VCSH của PPC có trị số lớn và VCSH trong những năm gần đây luôn ở trị số xấp xỉ 5.500 tỷ VNĐ.
Thông qua bảng 2.3 cho thấy các đặc trưng chủ yếu về VCSH của PPC như sau:
- Thứ nhất, Công ty không phát hành cổ phần mới: Trong 5 năm qua Công ty đã không thực hiện phát hành cổ phần để huy động vốn từ bên ngoài. Đồng thời, lượng cổ phiếu quỹ của Công ty không thay đổi (từ năm 2013-2016) chỉ đến năm 2017, Công ty thực hiện bán bớt 2,5 triệu cổ phiếu quỹ bằng phương thức giao dịch khớp lệnh trực tiếp trên thị trường chứng khoán với mức giá bình quân là 20.300 đồng/CP, đồng thời, ghi nhận giá trị thặng dư là 11,7 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu quỹ ghi nhận giảm từ 125,6 tỷ đồng xuống còn 87,4 tỷ đồng (cuối năm 2017).
- Thứ hai, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và giá trị vốn chủ sở hữu không biến động nhiều sau kết thúc mỗi năm tài chính.
2.3.1.2 Phân tích Nợ phải trả
Qua bảng 2.5 phía dưới cho thấy tính từ năm 2016 trở về trước, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao với giá trị khá lớn, chủ đạo trong tổng nguồn vốn của PPC. Nợ phải trả chủ yếu là do khoản vay ODA cho Dây chuyền 2 bằng ngoại tệ đồng JPY đã tác động lớn tới tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của PPC. Năm 2017, Công ty thực hiện Quyết định quản trị tài chính là trả trước khoản nợ vay ngoại tệ bằng JPY với tổng giá trị trả trước là 15 tỷ JPY dẫn đến tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của PPC thay đổi một cách đáng kể. Tính đến năm 2017 Nợ phải trả của Công ty đã giảm đáng kể trong đó tỷ trọng lớn là nợ ngắn hạn có giá trị lên tới 1,564.98 tỷ đồng trong khi đó nợ dài hạn chỉ là 506.53 tỷ đồng.
Bảng 2.5 Cơ cấu nợ phải trả của PPC từ 2013-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Diễn giải
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Nợ phải trả
6,436.36
5,610.62
5,277.75
5,352.30
2,071.50
- Nợ ngắn hạn
1,432.18
1,528.11
1,266.47
1,526.84
1,564.98
- Nợ dài hạn
5,004.18
4,082.51
4,011.29
3,825.46
506.53
Vốn chủ sở hữu
5,522.00
5,799.70
5,881.27
5,372.81
5,476.94
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).
2.3.1.3 Phân tích hiệu quả SXKD với các Công ty cùng ngành đã niêm yết
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu so sánh với các Công ty cùng ngành Nhiệt điện năm 2017
TTT
Chỉ tiêu
ĐVT
Phả Lại
Hải Phòng
Nhơn Trạch 2
Ninh Bình
Bà Rịa
1
Tổng tài sản cuối năm
Tỷ đ
7.548,45
15.154,54
9.964,11
394,74
2.974,48
2
Vốn chủ sở hữu cuối năm
Tỷ đ
5.476,94
5.185,61
4.985,22
273,05
1.121,55
3
Nợ phải trả
Tỷ đ
2.071,50
9.968,93
4.978,88
121,70
1.852,93
4
Doanh thu thuần
Tỷ đ
6.525,43
7.426,59
7.556,42
5.865,84
6.235,98
5
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đ
853,99
395,60
810,41
37,88
92,15
6
Vòng quay tài sản
Vòng
0,83
0,60
0,68
1,78
0,82
7
Hệ số nợ trên tổng tài sản
%
27,44
65,78
49,97
30,83
62,29
8
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH ROE)
%
15,59
7,63
16,25
13,87
8,20
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính kiểm toán của các Công ty niêm yết trên sàn giào dịch chứng khoán HNX, HOSE năm 2017).
Tại bảng 2.6, sử dụng dữ liệu của các Công ty đã niêm yết hoạt động trong ngành nhiệt điện, tiến hành so sánh giữa PPC với 02 Công ty có quy mô lớn tương đồng là Nhiệt điện Hải Phòng; Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 và 02 Công ty có quy mô nhỏ hơn là Công ty Nhiệt điện Bà Rịa; Công ty Nhiệt điện Ninh Bình, từ số liệu của bảng nhận thấy:
- Xét về quy mô dây chuyền sản xuất điện, PPC chỉ xếp sau Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng về quy mô công suất phát điện.
Xét về doanh thu, PPC lớn gấp 4 lần Công ty Nhiệt điện Bà Rịa và lớn gấp 10 lần Công ty Nhiệt điện Ninh Bình có danh thu xấp xỉ với Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 và kém hơn so với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Công ty Nhiệt điện Phả Lại trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế Quốc gia.
- Xét về rủi ro tài chính, PPC có rủi ro tài chính thấp nhất: PPC có hệ số nợ trên tổng tài sản chỉ là 27,44% thấp hơn rất nhiều so với Nhiệt điện Hải Phòng (65,78%; Nhiệt điện Bà Rịa 62,29%; Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 49,97%) đây là một lợi thế lớn của Công ty thể hiện là Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao không chịu áp lực và lệ thuộc nhiều vào khoản nợ phải trả (Đặc biệt khi khoản nợ có yếu tố vay nợ bằng ngoại tệ chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá như Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 khi tỷ giá giữa VNĐ và những ngoại tệ trong rổ tiền tệ Quốc tế có xu hướng thay đổi bất lợi và tăng so với đồng Việt Nam (USD, EURO; JPY, CNY).
- Xét về hiệu quả kinh doanh, PPC có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất cao (15,59%) tương đương với doanh nghiệp kinh doanh cùng nghành nghề là Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (16,25%) đây là chỉ số đánh giá Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của các Cổ đông.
2.3.1.4 Phân tích giá thành sản xuất điện của PPC với các DN cùng ngành
Nhìn vào bảng 2.7 nhận thấy: So với các Công ty trong ngành nhiệt điện, PPC có chi phí sản xuất điện thấp hơn do nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã vận hành khai thác lâu năm chi phí cố định thấp và Nhà máy đặt tại vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu chính là than nên tiết kiệm đựợc chi phí vận chuyển và dây chuyền 1 với công suất 440MW hiện đã khấu hao hết TSCĐ. So với các Công ty sản xuất thủy điện, các Công ty nhiệt điện sẽ kém có lợi thế về chi phí sản xuất hơn do chi phí nguyên liệu đầu vào (than, dầu, khí) có giá thành cao và có xu hướng tăng giá còn các Công ty thủy điện dựa vào nguồn nước tự nhiên để phát điện.
Bảng 2.7 Giá thành sản xuất điện năm 2017 của PPC với các nhà máy điện khác có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán
Chỉ tiêu
Thủy điện
Nhiệt điện
Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Thác Bà
Phả Lại
Ninh Bình
Bà Rịa
Nhơn Trạch II
Sản lượng (triệu kWh)
666,65
350,00
5.622,85
326,79
1.695,63
5,499
Giá thành sản xuất (VND/kWh)
275,06
395,47
1.064,42
1.877,81
1.076,91
1.235,46
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của các Công ty niêm yết trên sàn HNX, sàn HOSE năm 2017)
2.3.1.5 Phân tích doanh thu bán hàng của PPC
Từ bảng 2.8, cho thấy PPC hoạt động trong một thị trường điện có mức độ cạnh tranh thấp và là ngành chịu sự điều tiết của Nhà nước và bên mua hàng hóa duy nhất là Công ty mua bán điện thuộc EVN. Trong những năm gần đây do nền kinh tế vĩ mô có những tính toán điều chỉnh chưa hợp lý liên quan đến nghành điện do đó mức độ cạnh tranh của thị trường điện thấp, cơ cấu sản phẩm điện không cân đối khi cung điện năng trong nhiều thời điểm, giai đoạn lớn hơn cầu điện năng. Từ 01/01/2012, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh nhưng do quy mô, tính chất, mối quan hệ cung cầu,...v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_hieu_qua_su_dung_von_cua_ppc_trong_giai.doc