Tóm tắt Luận án Pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Các tiêu chí của pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng

đất đối với Nhà nước

Thứ nhất, pháp luật về NVTC của NSDĐ đất phải minh bạch, công khai.

Thứ hai, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm công bằng, bình

đẳng giữa những người sử dụng đất.

Thứ ba, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải ổn định.

Thứ tư, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm nội dung đơn giản, dễ

hiểu, công thức tính dễ áp dụng để đạt được sự chấp nhận rộng rãi của

người dân.

Thứ năm, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm yếu tố phát triển

bền vững.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả hành thu tài chính đất đai trên phạm vi cả nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định hiện hành về nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước, gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Về không gian: nghiên cứu việc thực hiện pháp luật trên phạm vi cả nước; Về thời gian: Do quyết toán ngân sách Nhà nước được thực hiện chậm hơn so với năm hành thu khoảng hai (02) năm, nên số liệu thu ngân sách từ đất được sử dụng trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp luật học so sánh. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước để rút ra những kết luận, nhận định tổng quát; làm cơ sở cho xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện. - Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án nhằm trình bày các nội dung, vấn đề theo một bố cục hợp lý, gắn kết. 6 - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương trong luận án để luận giải các vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. - Phương pháp luật học so sánh được sử dụng vào chương 2 và chương 4 của luận án. Trên cơ sở quy định của các quốc gia trên thế giới về NVTC của chủ đất đối với Nhà nước, luận án rút ra những điểm tương đồng, khác biệt, so sánh để đánh giá được những ưu, nhược điểm của pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước ở Việt Nam; trên cơ sở đó xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật. 5. Những điểm mới của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan đến NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước, với sự nghiên cứu độc lập và nghiêm túc, luận án có những đóng góp khoa học sau đây: - Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và xây dựng một cách hệ thống những vấn đề lý luận về nghĩa vụ tài chính và lý luận pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. Các lý thuyết kinh tế về địa tô của K. Mark, lý thuyết về đánh thuế đất đai của Adam Smith và Henry Goerge được phân tích để luận giải cơ sở thu, cơ sở hình thành nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, luận án còn làm rõ đặc điểm, cơ cấu nội dung pháp luật, tiêu chí, nguồn của pháp luật và các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. Dựa trên cơ sở lý thuyết, luận án đề xuất cơ sở xây dựng cấu trúc nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ, xác định nội hàm thuật ngữ “thu tài chính từ đất” trong pháp luật hiện hành, làm cơ sở xây dựng quy định các khoản thu cụ thể. - Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước. Dựa trên xây 7 dựng cấu trúc nội dung pháp luật NVTC của NSDĐ, luận án đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí đất đai. Một trong những điểm mới của luận án chính là cách thức tiếp cận thực trạng pháp luật về các khoản thu từ đất mà NSDĐ phải nộp. Luận án phân tích quy định theo cơ cấu nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ mà luận án đã xây dựng ở phần lý luận. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) và lệ phí đất đai phải được làm rõ theo cơ cấu: thời điểm phát sinh nghĩa vụ, phạm vi nghĩa vụ (mức nộp, giá đất, cách xác định), cơ sở thu, thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ, thủ tục thực hiện, chính sách miễn giảm... Từ thực trạng thực hiện pháp luật nêu trên, luận án chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước: (i) quy định về các loại nghĩa vụ tài chính cụ thể vẫn chưa bao quát hết các cơ sở thu, chưa bảo đảm tính ổn định, minh bạch, công bằng và thực tiễn hành thu vẫn tồn tại nhiều gian lận, thất thoát; (ii) thất thoát tiền sử dụng đất do quy định về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất còn bất cập; (iii) thất thoát tiền thuê đất do công tác quản lý đất đai lỏng lẻo và thiếu quy định điều chỉnh; (iv) thuế thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ hiện nay có cơ sở thuế không thống nhất giữa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế thu nhập cá nhân; (v) quy định về NVTC của NSDĐ chưa điều chỉnh kịp thời những sản phẩm BĐS mới phát sinh trên thị trường hiện nay. - Thứ ba, luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước, phù hợp với mục tiêu cải cách tài chính đất đai và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện 8 nay: (i) xây dựng các loại nghĩa vụ tài chính có cơ sở thu là giá trị tăng thêm từ đất bằng công cụ thuế, bổ sung thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm; (ii) bổ sung chế tài trong trường hợp chậm xác định NVTC; (iii) hoàn thiện quy định về thủ tục cho thuê đất để quy định thống nhất thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất; (iv) hoàn thiện quy định đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua đấu giá theo hướng xác định theo từng năm tài chính; (v) các giải pháp tránh thất thoát tiền thuê đất; (vi) thuế sử dụng đất cần quy định thuế suất ở mức hợp lý hơn, phù hợp với cơ sở thu; (vii) thống nhất quy định cơ sở thuế của thuế thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ của cá nhân và doanh nghiệp là như nhau theo hướng đánh trên thu nhập ròng để bảo đảm nhất quán với bản chất thuế này; (viii) hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính và hình thức thanh toán trong giao dịch đất đai. Những giải pháp luận án đưa ra bao quát từ cơ sở thu đến thủ tục thực hiện, từ quy định chung đến quy định cụ thể. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề từ cơ sở lý thuyết, lý luận đến thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước. Luận án đã tổng hợp, vận dụng các lý thuyết của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển như lý thuyết kinh tế về địa tô, lý thuyết về đánh thuế đất đai để luận giải cơ sở hình thành NVTC đất đai của NSDĐ. Cơ sở lý luận cho pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước cũng được luận án làm rõ. Những nghiên cứu về mặt lý luận của luận án có thể góp phần giúp các nhà nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí của NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước khi sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013. Thứ hai, về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước của 9 luận án đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc, khoảng trống trong điều chỉnh pháp luật hiện nay. Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về NVTC đối của NSDĐ với Nhà nước; gợi mở cho các nhà lập pháp tham khảo như một quan điểm đề xuất sửa đổi Luật đất đai năm 2013. 7. Cơ cấu của luận án Luận án gồm có: Phần mở đầu; Bốn chương; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo; Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án Chương 2: Lý luận về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và về pháp luật nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Chương 3: Thực trạng pháp luật và đánh giá việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Tác giả chia thành những nhóm công trình nghiên cứu sau: Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến những vấn đề lý luận nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của người sử dụng đất 10 Nhóm thứ hai: Các công trình khoa học liên quan đến thực trạng pháp luật nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước 1.2. Những nội dung nghiên cứu liên quan đƣợc luận án kế thừa Thứ nhất, những nội dung liên quan đến cơ sở lý luận nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước được luận án kế thừa Một là, luận án đã tiếp thu cơ sở lý thuyết kinh tế về địa tô, lý thuyết về đánh thuế đất đai của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển K.Mark, Henry George. Đây là cơ sở cho việc thực hiện quyền kinh tế đối với đất đai của chủ sở hữu đất. Hai là, pháp luật về NVTC của NSDĐ là công cụ quan trọng để thực hiện công bằng trong tiếp cận đất đai, động viên về mặt kinh tế giữa các chủ sử dụng đất. Các công trình này đã giúp luận án có được những nhận thức cơ bản về vai trò của tài chính đất đai trong quản lý đất đai trong thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Ba là, các quốc gia với các hình thức sở hữu đất khác Việt Nam đã có những chính sách tài chính đất đai khác nhau nhưng tựu trung đều đánh trên giá trị đất và giá trị tăng thêm từ đất. Các nghiên cứu này cũng gợi mở cho luận án những thông tin cần thiết để so sánh đối chiếu với Việt Nam và đánh giá vấn đề một cách toàn diện. Thứ hai, những nội dung liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất với Nhà nước được luận án kế thừa Một là, giá trị tăng thêm từ đất khi khả năng sinh lợi tăng được thể hiện bằng giá trị tính thành tiền. Mọi giá trị tăng thêm từ đất sẽ thuộc về Nhà nước sau khi trừ đi phần giá trị thuộc về NSDĐ. Đây chính là nguồn 11 thu ngân sách Nhà nước, được phân phối trở lại cho toàn xã hội thông qua pháp luật về tài chính, ngân sách. Hai là, quy định thu tiền sử dụng đất cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay góp phần tăng thu ngân sách, quản lý đất đai hiệu quả; nhưng việc sử dụng công cụ điều tiết của thị trường sơ cấp, phân phối trực tiếp (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) là không phù hợp. Ba là, chính sách thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất chưa thực hiện điều tiết có hiệu quả đối với giá trị tăng thêm từ đất không do NSDĐ tạo ra. Bốn là, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về NVTC của NSDĐ tồn tại vấn đề trốn và tránh NVTC, giá đất trong xác định NVTC của NSDĐ chưa phù hợp với giá trị thị trường của đất. Các kết quả nghiên cứu này được luận án sử dụng để viện dẫn và minh chứng khi phân tích và giải thích, lập luận hay nêu quan điểm của chính luận án như một ý kiến đồng thuận hay trái chiều. Thứ ba, những nội dung liên quan đến các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước được luận án kế thừa. Một là, các nghiên cứu đều đề xuất giá đất trong tính giao, thuê, thuế đất là giá đất trên thị trường, tránh tình trạng thất thu ngân sách từ đất. Các nghiên cứu thường tập trung sâu vào nguyên tắc và phương pháp xác định giá đất để nhằm đạt được một mức giá tiệm cận giá thị trường. Những giải pháp của các nghiên cứu trên có giá trị rất lớn đối với luận án trong việc xác định hướng hoàn thiện chính sách giá đất. Theo đó, luận án sẽ không hoàn thiện chính sách giá đất theo hướng tập trung vào nguyên tắc và phương pháp định giá. 12 Hai là, có những nghiên cứu đưa ra đề xuất xây dựng thuế tài sản đánh đối với đất. Từ góc độ khoa học luật và cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, luận án vẫn tiếp thu những quan điểm của cơ quan xây dựng dự thảo Luật thuế tài sản để xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. Ba là, có 02 nghiên cứu đề xuất xây dựng thuế chuyển mục đích sử dụng đất thay cho thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích. Đây cũng là một gợi mở cho luận án trong phát triển ý tưởng để hoàn thiện pháp luật về NVTC của NSDĐ ở Việt Nam hiện nay. 1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất là về mặt lý luận, luận án phải tiếp tục nghiên cứu các nội dung còn bỏ ngỏ liên quan đến cơ sở lý luận gồm: (i) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước; (ii) Khái niệm, đặc điểm pháp luật về NVTC của NSDĐ; (iii) Các nguyên tắc, tiêu chí của pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước; (iv) Cơ cấu nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước; (v) Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước và (vi) Nguồn luật của pháp luật về NVTC của NSDĐ. Thứ hai là về thực trạng pháp luật, luận án phải làm rõ thực trạng pháp luật về các khoản thu từ đất mà NSDĐ phải nộp theo cơ cấu nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ được luận án xây dựng ở phần cơ sở lý luận: thời điểm phát sinh nghĩa vụ, phạm vi nghĩa vụ (mức nộp, giá đất, cách xác định), cơ sở thu, thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ, thủ tục thực hiện, chính sách miễn giảm... Thứ ba là về kiến nghị hoàn thiện pháp luật, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện: 13 Một là, kiến nghị hoàn thiện quy định chung về tài chính đất đai trong Luật đất đai do nội hàm tài chính đất đai gồm các khoản thu cụ thể nào thì chưa có nghiên cứu nào làm rõ. Hai là, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật đối với từng loại NVTC cụ thể dựa trên những bất cập còn tồn tại theo hai nhóm: (i) Sửa đổi những quy định hiện hành về nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí đất đai; (ii) Căn cứ cơ sở thu NVTC, đề xuất bổ sung khoản thu mới và điều chỉnh khoản thu không phù hợp. Chƣơng 2 LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VỀ PHÁP LUẬT NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC 2.1. Lý luận về nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất đối với Nhà nƣớc 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm người sử dụng đất Xuất phát từ chế độ sở hữu đất đai, NSDĐ trong chế độ đa sở hữu và NSDĐ trong chế độ đơn sở hữu sẽ có địa vị pháp lý khác nhau. Ở Việt Nam, NSDĐ là các chủ thể được Nhà nước dự liệu cho phép tham gia vào quan hệ sử dụng đất. Chỉ khi các chủ thể này bằng hành vi của chính mình tham gia vào quan hệ sử dụng đất thì mới làm phát sinh nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong đó có NVTC. Người sử dụng đất có các đặc điểm: (i) là chủ thể được đại diện chủ sở hữu đất trao quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất; (ii) không đồng thời là người sở hữu đất; (iii) không có quyền định đoạt đất đai, quyền này chỉ thuộc về chủ sở hữu; (iv) quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất do Nhà nước quy định. 14 2.1.2 Khái niệm tài chính đất đai và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Tài chính về đất đai trong pháp luật Việt Nam hiện nay chính là tài chính công về đất đai, hoàn toàn không có tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân về đất. Đây cũng chính là cơ sở làm hình thành nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của NSDĐ là việc NSDĐ phải trả tiền cho nhà nước dưới các hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ giao dịch quyền sử dụng đất, phí và lệ phí đất đai. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của NSDĐ là loại nghĩa vụ luật định và chỉ phát sinh với NSDĐ, không phải là nghĩa vụ của chủ thể quản lý. 2.1.3 Cơ sở hình thành nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước * Lý thuyết kinh tế về địa tô Khái quát lý luận địa tô của C.Mác để luận giải cơ sở hình thành chính sách tài chính công về đất đai nói chung và nghĩa vụ tài chính của NSDĐ nói riêng trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất mà đại diện thực hiện quyền là Nhà nước. Nhà nước độc quyền phân phối đất trong thị trường sơ cấp thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất và làm hình thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. * Lý thuyết về thuế khóa của Adam Smith và Henry Goerge Adam Smith đã đưa ra bốn châm ngôn về thuế, được sử dụng để xây dựng quyền thu thuế nói chung của Nhà nước. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm cung về đất bị cố định, đường cung về đất không co giãn, Henry George đã chỉ ra mức thuế đối với đất đai cố định không làm thay 15 đổi mức địa tô mà NSDĐ phải trả. Các chủ đất sẽ chịu đánh thuế vào đất đai cố định còn chính phủ sẽ thu được phần tô kinh tế thuần túy. 2.1.4 Đặc điểm nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước - Thứ nhất, NVTC của NSDĐ đất đối với Nhà nước là loại nghĩa vụ luật định. - Thứ hai, NVTC của NSDĐ đất đối với Nhà nước được thực hiện bằng tiền với một thủ tục chặt chẽ do Nhà nước quy định. - Thứ ba, NVTC của NSDĐ đất đối với Nhà nước là một bộ phận của các khoản thu tài chính từ đất của Nhà nước. 2.1.5 Vai trò của nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước trong quản lý đất đai Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất góp phần thực hiện công bằng trong tiếp cận đất đai và phân bổ hợp lý lợi ích giữa Nhà nước và NSDĐ; là công cụ quan trọng để quản lý đất đai và điều tiết thị trường bất động sản, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là cơ sở bảo đảm quyền thu lợi của Nhà nước đối với tài sản công và tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định cho ngân sách Nhà nước. 2.2. Lý luận pháp luật về nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất đối với Nhà nƣớc 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định và thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ giao dịch quyền sử dụng đất, lệ phí đất đai. Có thể khái quát pháp luật về NVTC của NSDĐ gồm các nhóm chủ 16 yếu sau: (i) nhóm các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ trả tiền của NSDĐ dựa trên cơ sở thu là giá trị đất khi xác lập quyền sử dụng đất; (ii) nhóm các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ trả tiền của NSDĐ dựa trên cơ sở thu là giá trị tăng thêm và giá trị đất đai đang sử dụng. Pháp luật về NVTC của NSDĐ có các đặc điểm: (i) tính chất hành chính và quyền lực công; (ii) bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật đất đai còn có sự điều chỉnh của pháp luật về thuế; (iii) được xây dựng theo hướng bảo đảm quyền kinh tế của chủ sở hữu đất, vừa bảo đảm lợi ích của NSDĐ. 2.2.2. Các tiêu chí của pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Thứ nhất, pháp luật về NVTC của NSDĐ đất phải minh bạch, công khai. Thứ hai, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa những người sử dụng đất. Thứ ba, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải ổn định. Thứ tư, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm nội dung đơn giản, dễ hiểu, công thức tính dễ áp dụng để đạt được sự chấp nhận rộng rãi của người dân. Thứ năm, pháp luật về NVTC của NSDĐ phải bảo đảm yếu tố phát triển bền vững. 2.2.3. Cơ cấu về nội dung của pháp luật về về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Thứ nhất, cơ sở thu của NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước Thứ hai, phạm vi NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước Thứ ba, thời điểm phát sinh NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước Thứ tư, thời điểm đến hạn thực hiện NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước Thứ năm, thủ tục thực hiện NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước 2.2.4 Nguồn luật của pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước 17 Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với nhà nước bao gồm văn bản luật, nghị định, thông tư và quyết định của Uỷ ban nhân dân. Thứ hai, án lệ là một trong những nguồn tiềm năng trong tương lai cho các quan hệ pháp luật này chứ chưa phải là một nguồn luật thực định. Thứ ba, các văn bản hướng dẫn nội bộ ngành không được chính thức thừa nhận nhưng là một nguồn điều chỉnh quan trọng đối với các quan hệ về pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật về về nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất đối với Nhà nƣớc Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước bao gồm: sở hữu đất đai, thực trạng pháp luật giá đất, thị trường quyền sử dụng đất phi chính thức, quan hệ quản lý đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, ý thức pháp luật của người dân và vấn đề hội nhập quốc tế. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất đối với Nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay Căn cứ cơ cấu nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước, thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính được trình bày, phân tích theo từng loại NVTC cụ thể gồm: (i) thực trạng các quy định về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất; (ii) thực trạng các quy định về nghĩa vụ nộp tiền thuê đất; (iii) thực trạng các quy định về nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất; (iv) thực trạng các quy định về về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và (v) thực trạng các quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí đất 18 đai. Thực trạng pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót, bất cập sau: Thứ nhất, về nội hàm thuật ngữ “nghĩa vụ tài chính” đối với nhà nước của người sử dụng đất trong pháp luật hiện hành cần được quy định rõ và phù hợp với nội dung thu tài chính về đất đai. Thứ hai, quy định về NVTC thu trên phần giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của NSDĐ mang lại vẫn còn bất cập. Thứ ba, quy định về các loại NVTC cụ thể vẫn chưa bao quát hết các cơ sở thu, tồn tại nhiều gian lận, thất thoát. 3.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của ngƣời sử dụng đất đối với Nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay 3.2.1 Tình hình thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3.2.1.1 Kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế và lệ phí đất đai Theo số liệu thu ngân sách từ đất của Bộ Tài chính, kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giai đoạn 2013 -2018 chiếm tỉ trọng lớn trên tổng thu từ đất, tăng mạnh từ sau năm 2014. Trung bình mỗi năm thu tiền sử dụng đất đạt 88.568 tỉ đồng, chiếm khoảng 70,5% tổng thu ngân sách từ đất. Thu tiền thuê đất trung bình mỗi năm đạt 17.299 tỉ đồng, chiếm khoảng 13,8% tổng thu từ đất đai. Kết qủa thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong các năm từ 2013 đến 2018 chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1.500 tỉ đồng. Thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm khoảng 0,06% tổng thu từ đất. So với thu nội địa, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ trên dưới 0.19%, thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS trung bình mỗi năm thu được 13.299,8 tỉ, chiếm khoảng 13,6% tổng thu từ đất. Kết quả thu như trên đặt ra một vấn đề trong cơ cấu thu ngân sách từ đất. Các khoản thu có cơ sở thu ổn định, bền vững như thuế sử dụng đất lại có mức động viên thấp. Các khoản thu có cơ sở thu không bền vững, thậm chí thu một lần lại có mức động viên cao. 19 3.2.1.2 Người sử dụng đất thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước NSDĐ thực hiện pháp luật chủ yếu dưới hình thức tuân thủ và thi hành pháp luật. Không tuân thủ pháp luật về NVTC của NSDĐ thường biểu hiện ở dạng trốn và tránh nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế về đất đai. Ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng NSDĐ trốn và tránh thực hiện NVTC đối với Nhà nước. Đồng thời, việc thi hành pháp luật của NSDĐ dù mang tính chủ động hơn, nhưng hiệu quả vẫn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của họ. 3.2.1.3 Cơ quan quản lý đất đai và cơ quan thuế thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Căn cứ để xác lập NVTC sẽ do cơ quan quản lý đất đai ban hành, lập như quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định công nhận QSDĐ, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, biên bản bàn giao đất, phiếu chuyển thông tin địa chính. Trên cơ sở thông tin địa chính, cơ quan thuế sẽ xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế và lệ phí về đất đai. Kết quả thu từ đất luôn tăng trong những năm gần đây cho thấy dấu hiệu tích cực từ hoạt động áp dụng pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan này vẫn còn một số bất cập. 3.2.2 Đánh giá việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước 3.2.2.1 Những kết quả tích cực trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước Việc thực thi pháp luật về NVTC của NSDĐ đã đạt được những thành tựu nhất định về mặt kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phap_luat_ve_nghia_vu_tai_chinh_cua_nguoi_su.pdf
Tài liệu liên quan