Môc lôc
Nội dung Tr ang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu v
Danh mục các biểu đồ và đồ thị v
Danh mục các chữ viết tắt vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính c ấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài: 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn 4
1.1.2. Một số đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Bắc Giang 10
1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn 11
1.1.4. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn đực 13
1.1.5. Sinh lý sinh dục ở lợn cái 23
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch 25
1.1.7 Ảnh hưởng của mùa vụ và môi trường pha chế tới sức hoạt động của tinh trùng26
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngo ài nước 33
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 37
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối t ượng và vật liệu nghiê n cứu 42
2.1.1. Đối tư ợng nghiên cứu 42
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 42
2.2. Địa điểm và thời gian nghiê n cứu 43
2.3. Nội dung nghiên cứu 43
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của l ợn đực giống 43
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái giống Móng Cái khi được phối giống bằng tinh dịch của các lợn đực giống kiểm tra44
2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trư ởng của đàn lợn con sinh ra khi cho phối giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra với lợn cái giống Móng Cái44
2.4. Phương pháp nghiên c ứu 44
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 44
2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 49
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của
đàn lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa và từ khi cai sữa đến 56 ngày51
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 52
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Kết quả đ ánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang53
3.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chất lư ợng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra53
3.1.2 Tổng hợp chất lượng tinh dịch của 3 giống lợn đực giống kiểm tra 58
3.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu thể tích, hoạt lực,
nồng độ và VAC của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang61
3.1.4. Sức số ng và thời gian sống c ủa tinh trùng lợn trong môi trường TH5 66
3.2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu khả năng sinh sản c ủa nái giống
Móng Cái khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra67
3.3 Kết quả theo dõi khả năng sinh tr ưởng của đàn lợn con đã sinh ra từ
các công thức lai72
3.3.1 Sinh trư ởng tích luỹ của lợn con 72
3.3.2 Sinh trư ởng tương đối 75
3.3.3 Sinh trưởng tuyệt đối 76
3.3.4 Tiêu tốn thức ăn / 1 kg lợn lúc cai sữa và 1 kg tăng khối lượng từ cai
sữa đến 56 ngày tuổi78
3.3.5 Chi phí thức ăn / kg lợn cai sữa và kg tăng khối lượng từ lúc cai sữa
đến 56 ngày tuổi 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Đề nghị 85
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ Đư ỢC CÔNG BỐ86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai LY và L19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt và CS (1994) [50] đã thông báo về kết
quả nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x
MC) có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con
9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1;
10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC) có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như tăng trọng
731gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 47,3%.
Trong khi đó ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương ứng là 618; 3,3 và
48. Nguyễn Hải Quân và CS (1994) [39] đã nghiên cứu lai kinh tế giữa lợn
đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt thành tích
cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB) của Đinh
Văn Chỉnh (1993) [14] cho thấy: tăng trọng trong thời gian kiểm tra
629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu con
lai (Yorkshire x Pietrain) x Yorkshire của Lê Thanh Hải (1995) )[23]cho thấy,
con lai đạt mức tăng trọng 537,04g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/kg tăng
trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng lợn đực lai (ngoại x ngoại) và lợn cái
lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [23] nghiên cứu và cho
thấy lợn lai D x (Y x L) đạt 567g/ngày, tiêu tốn 3,24kg/kg tăng trọng, tỷ lệ
nạc 58%. Đồng thời nhiều tác giả cũng nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi lợn
ngoại cho thấy lãi suất/ con đạt 288.000đ ở lợn lai 3 giống, 232.000đ ở lợn lai
2 giống và 208.000đ ở lợn thuần.
Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, dùng lợn đực Đại bạch cho
phối giống với lợn nái Móng Cái cho số con sơ sinh còn sống để lại nuôi, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
con còn sống đến 60 ngày tuổi tương ứng là: 10,7 và 9,69 con/lứa. Khối lượng
sơ sinh/ ổ và 60 ngày/ ổ là: 7,17kg và 63,6kg và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
đạt 72,2%. Tuy nhiên các công thức lai trên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng của người tiêu dùng, nên trong các năm vừa qua các nhà khoa học
đã nghiên cứu cho lai tạo các giống lợn ngoại như công thức lai 3 máu, 4 máu
đã tạo ra các tổ hợp có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng
nạc hiện nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1907, Ivanov đã thụ tinh nhân tạo thành công trên nhiều loài gia
súc và chính ông là người đưa ra một số lý luận cơ bản đặt nền móng cho
ngành khoa học thụ tinh nhân tạo. Ông cho rằng quá trình thụ tinh là sự kết
hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Ông bác bỏ quan niệm
chỉ có phản xạ tính dục mới có quá trình thụ tinh và cho rằng không cần chất
tiết của tuyến sinh dục phụ, tinh trùng vẫn có khả năng thụ thai (Nếu tinh
trùng đã thành thục). Ông còn cho rằng tinh trùng có thể bảo tồn và vận
chuyển đi xa. (Trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47].
Amantea năm 1914 đã dùng âm đạo giả để lấy tinh cho gia súc. Những
năm gần đây ở nhiều nước đã nghiên cứu và ứng dụng thụ tinh cho bò, trâu, cừu.
Từ năm 1930 Liên Xô là nước đầu tiên nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn,
Mokenzie (1931-1937) lần đầu tiên kiểm tra tinh dịch lợn. Năm 1932,
Milovanop đã nghiên cứu môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch. Và chính ông là
người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu môi trường tổng hợp INRA.
Ở châu Âu, Coronel (1953) Mauleon, Glower và Marin (1954), Glower
(1955), Milovanov (1957) nghiên cứu phương pháp kiểm tra tinh dịch lợn.
C.Polge (1956), Suidelis (Nam Tư) và Aamdal (Na Uy) năm 1957 cũng
nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch lợn. Đặc biệt C.Polge, Aamdal đã dùng âm
đạo giả ngắn để lấy tinh dịch cho lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Trong năm 1970, Milovanov và các nhà nghiên cứu thụ tinh nhân tạo
cho lợn ở Liên Xô đã dẫn tinh cho 1.500.000 con lợn nái có kết quả bằng thụ
tinh nhân tạo.
Smidt (1965) đã nghiên cứu sâu hơn về thụ tinh nhân tạo cho lợn, như
tuổi của đực giống dùng vào thụ tinh nhân tạo chỉ nên từ 1-5 tuổi. Mỗi tuần
chỉ nên lấy tinh từ 2 đến 3 lần, bội số pha loãng tinh dịch phụ thuộc vào nồng
độ tinh dịch. Nhiệt độ bảo tồn tinh dịch từ 15-180C và cũng có thể làm lạnh
suống 5 đến 100C. Liều tinh dẫn một lần cho lợn nái từ 50 đến 100ml.
Từ những năm 1970 trở lại đây, công tác nghiên cứu và ứng dụng thụ
tinh nhân tạo cho lợn đã được nghiên cứu sâu hơn, nhiều tác giả ở Anh, Pháp
đã nghiên cứu về sinh hoá học của tinh dịch, về sự chuyển động của tinh trùng,
đặc biệt là việc nghiên cứu phương pháp bảo tồn tinh dịch ở nhiệt độ thấp bằng
Nitơ lỏng - 1960C. Smidt lần đầu tiên đã dùng tinh dịch lợn được ướp lạnh ở
nhiệt độ - 1960C để dẫn tinh cho lợn nái và bước đầu thu được kết quả.
Các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, Đức, nhất là Liên Xô đã
coi biện pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn là một khâu quan trọng để cải tạo
giống, thúc đẩy tiến bộ di truyền cho thế hệ sau.
Những chỉ tiêu mà công ty Clayton-Agri-Marketing, Inc (Mỹ) (Although
GC, 1997) [61] sử dụng để đánh giá tinh dịch lợn gồm có: sức hoạt động
>70%, tổng số tinh trùng tiến thẳng > 15tỷ/ 1 lần xuất tinh, tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình < 20% là tinh dich của lợn đực được dùng trong thụ tinh nhân tạo.
Theo tài liệu của Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47].
Trong nhiều thập kỷ qua trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành
công nhiều tiến bộ kĩ thuật và đã mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính
trạng năng suất, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng thịt, tăng khối
lượng đạt 700 -900 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ: 2,3 -
2,6kg thức ăn, độ dày mỡ lưng từ 1-1,5 cm, tỷ lệ nạc từ 55-57%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Theo kết quả nghiên cứu một số tác giả ngoài nước thì khả năng sản
xuất của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy, đối với giống thuần L, Y, D và H
thì không có ưu thế lai ở đời con, nhưng tỷ lệ thụ thai ở D và H cao, đạt tương
đương nhau là 85,0%, trong khi đó Y, L đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%,
độ dày mỡ lưng đạt cao nhất ở lợn L là 1,25cm và thấp nhất ở H (1,00cm),
tiêu tốn thức ăn đạt cao nhất ở lợn L là 3,4 kg và thấp hơn ở giống Y và D là
(3,33 và 3,35), thấp nhất ở giống H (3,30kg).
Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời
con là rất cao, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng
cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg
còn D x Y là 3,27 kg.
Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống H x (Y x D), D x (H x Y) và Y x (D x H)
ưu thế lai ở đời con là tương đương nhau 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D
x H) là 85% và thấp ở H x (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương
đương nhau, ở H x (YxD) là 1,1cm; lợn Dx (H x Y) là 1,6 cm và Y x (D x H) là
1,19 cm; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng tương ứng ở các giống là 3,26;
3,27; 3,28kg.
Các nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ và Canada...đã sử dụng
các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như: L, Y, D. H. Các
nước này thường dùng lợn nái lai từ 2 giống lợn, sau đó cho phối giống với
lợn đực giống thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm.
Hiện nay Mỹ đã sử dụng "Hình tháp di truyền truyền thống" và mô
hình "Hình tháp di truyền cải tiến" để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với
mô hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) thường là lợn nái
Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Y thuần chủng ở
đàn ông bà. Lợn nái Y ở đàn ông bà (GP) được phối với lợn đực L để sản xuất
ra lợn bố mẹ (P) là F1 (LY). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
dùng nái F1 phối với lợn đực cuối cùng như H hoặc D để sản xuất ra lợn lai
thương phẩm ba máu:
Đực H x cái F1 (LY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [H (LY)]
Đực D x cái F1 (LxY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [D (LxY)].
Năng xuất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các
giống phối hợp với nhau, Bereskin Stele (1986) [62] cho biết, với công thức lai
thuận nghịch giữa 2 giống D và L, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn
D hay L thuần, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái L thấp hơn so với
tổ hợp lai đực L với cái D. Stoikov và CS (1996) [73] thông báo kết quả về khả
năng sinh sản của giống lợn L và Y có nguồn gốc khác nhau, đối với Y của
nước Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Y của Thụy Điển 10,6 con/ổ, của Ba Lan
và của Anh là 9,8 con/ổ. Lợn Landrace của Bungari đẻ 10 con/ổ, của Bỉ là 8,5
con/ổ, (Pavlik, 1989) [68].
Về con lai giữa D và L cho thấy, tăng khối lượng trung bình 804
g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là
51,86%, độ dày mỡ lưng là 2,23cm. Ở Anh, sau nhiều năm nghiên cứu công
ty PIC không những chỉ sử dụng nái lai mà còn sử dụng cả đực lai để tạo con
lai thương phẩm có 4 đến 5 giống.
Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu như Liên Xô cũ, Hungari, Đức...
đã làm tăng số lượng lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-16%, tỷ lệ nuôi sống
đến khi cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần, khả năng nuôi thịt tốt
hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25-30 ngày khi đạt khối lượng giết mổ
100kg. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và CTV (1978)[59] đã chứng
minh, lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ
béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn. Các tác
giả cũng nhận xét, lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao
hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm được 28 kg thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con so với lợn nuôi thuần,
lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh cao hơn 7,2% so với
lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ đó tác giả đã đi đến kết
luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời gian nuôi
thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơp so với nhóm lợn thuần.
Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới
đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia nên năng suất sinh
sản và chất lượng thịt đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt Hoa Kỳ, Anh,
Australia… đã sử dụng đực giống lai nên đã thu được những thành công lớn
đóng vai trò quyết định trong chăn nuôi lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn đực: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 12 con lợn đực
giống, trong đó:
Lợn đực giống Landrace thuần (Ký hiệu: L): 04 con
Lợn đực giống lai (Landrace x Yorkshire) (Ký hiệu: LY): 04 con
Lợn đực giống lai dòng L19 (Ký hiệu: L19): 04 con
Tất cả lợn đực giống đưa vào thí nghiệm đã được đảm bảo các yếu tố
như: đồng đều về tuổi và khối lượng, có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi
dưỡng như nhau của một cán bộ kỹ thuật, một cán bộ kỹ thuật chuyên khai
thác và pha chế tinh dịch sau khi khai thác của lợn đực giống kiểm tra.
- Lợn nái: Lợn nái giống Móng Cái ở lứa đẻ thứ 4 - 5 cho phối giống
bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra: Sử dụng 12 lợn nái giống Móng
Cái cho mỗi nhóm lợn đực giống và tất cả lợn nái đưa vào thí nghiệm được
phối giống với lợn đực giống bằng thụ tinh nhân tạo.
- Lợn con: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với tất cả đàn con lai
sinh ra từ các lợn đực giống kiểm tra khi được phối giống với đàn nái giống
Móng Cái.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Môi trường được sử dụng để pha loãng và bảo tồn tinh dịch là môi
trường TH5 có công thức ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Thành phần môi trường TH5
Thành phần Công thức Đơn vị tính Số lượng
Nước cất H2O ml 1000
Glucoza C6H12O6 gam 40,70
Natricitrat Na3C6H5O7.5H2O gam 6,00
Natribicacbonat NaHCO3 gam 1,25
TrilonB C10H14C8Na2N2 gam 1,25
Kaliclorua KCl gam 0,42
Tetraciline gam 0,05
- Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: Kính hiển vi, tủ bảo ôn, hộp xốp cách
nhiệt, tủ sấy, bình hút ẩm, cân phân tích, cân kỹ thuật, buồng đếm Newbauer,
nhiệt kế, giấy quỳ để đo độ pH, thuốc nhuộm Eosin5%, nước muối 1% và 3%,
ống hút bạch cầu, cốc đong định mức, đũa thuỷ tinh, phiến kính, lam kính…
+ Bộ đồ thụ tinh nhân tạo cho lợn
+ Cân và sổ sách nghi chép theo dõi quá trình thí nghiệm
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần giống
chăn nuôi Bắc Giang và 30 hộ nông dân chăn nuôi lợn nái giống Móng Cái tại
4 xã và thị trấn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thời gian nghiên cứu: 13 tháng từ 1/5/2007 đến 30/5/2008.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống
- Nghiên cứu chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Landrace (L), lợn
đực giống lai LY và lợn đực giống lai dòng L19.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu phẩm chất
tinh dịch bao gồm thể tích (V), hoạt lực (A), nồng độ (C) và VAC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Nghiên cứu hiệu quả của môi trường pha chế đến chỉ tiêu hoạt lực,
qua thời gian bảo quản 12 giờ, 24 giờ, 34 giờ, 35giờ, 36 giờ... đến thời điểm
mà A = 0,5.
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái giống Móng Cái khi được
phối giống bằng tinh dịch của các lợn đực giống kiểm tra
2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn con sinh ra khi cho phối
giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra với lợn cái giống Móng Cái
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực
giống kiểm tra
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu chất lượng tinh dịch của lợn đực giống
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực
Lợn đực giống được đảm bảo đồng đều về các yếu tố như tuổi sử dụng,
khối lượng, thức ăn, chăm sóc và nuôi dưỡng. Cụ thể như sau:
+ Thức ăn: thức ăn nuôi lợn đực giống là thức ăn hỗn hợp có hàm
lượng protein 14-15%, năng lượng trao đổi 2900 - 3.000Kcal/kg thức ăn.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng: Theo quy trình chăn nuôi của Công ty cổ phần
giống chăn nuôi Bắc Giang. Mçi ngµy cho lîn ®ùc gièng ¨n 2 b÷a (s¸ng
chiÒu), l•îng thøc ¨n tõ 2,5-2,6 kg/con/ngµy (mïa hÌ cho ¨n b×nh qu©n
2,2 kg/con/ngµy, mïa ®«ng cho ¨ n 2,8-3,0 kg/con/ngµy).
+ Chế độ sử dụng: Lợn đực trong thời gian thí nghiệm được bố trí 3
ngày lấy tinh một lần, thời gian khai thác tinh lúc sáng sớm. Mùa hè từ 4 giờ
đến 4 giờ 30, mùa đông từ 4 giờ 30 - 5 giờ. Việc khai thác tinh đều thông qua
nhảy giá (giá nhảy được đúc bằng xi măng) và khai thác tinh bằng tay.
Các chỉ tiêu đánh giá:
Tiến hành theo dõi, kiểm tra và nghiên cứu các chỉ tiêu sau:
- Thể tích tinh dịch V (ml)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Hoạt lực của tinh trùng (A)
- Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml)
- Chỉ tiêu tổng hợp (VAC, tỷ)
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%)
+ Phương pháp kiểm tra: sau khi khai thác tinh, tiến hành kiểm tra các
chỉ tiêu như V (ml); A;C; VAC…
+ Kiểm tra vào hai giai đoạn: mùa hè và mùa đông. Mỗi mùa kiểm tra
trong 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra 10 lần/một đực kiểm tra.
+ So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu phẩm chất tinh dịch giữa các lợn đực
giống và giữa các mùa trong năm.
Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch như sau:
Thể tích tinh dịch (V, ml): Thể tích tinh dịch là lượng tinh dịch của
lợn đực trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Thể tích tinh dịch
được xác định bằng cốc đong, có phân định mức ml, trên miệng đặt 3-4 lớp
vải gạc đã khử trùng để lọc chất keo nhầy trước khi tinh dịch chảy vào cốc
trên mặt phẳng nằm ngang. Đọc kết quả ở mặt cong dưới.
Hoạt lực của tinh trùng (A): Kiểm tra ngay sau khi tinh dịch vừa lấy
ra khỏi cơ thể lợn đực giống trong vòng 5-10 phút, ở nhiệt độ 38-40
0
C trên
kính hiển vi quang học (PZ0 - WARSZAWA - Made in Poland) có độ phóng
đại 500 lần.
Dùng đũa thuỷ tinh sạch, lấy một giọt tinh nguyên đặt trên phiến kính
sạch và ấm (30 - 35
0
C). Dùng 1 lá kính khô sạch, đậy lên giọt tinh dịch sao cho
giọt tinh dịch được giàn đều ra 4 cạnh của lá kính, đặt tiêu bản lên kính hiển vi
để đếm với độ phóng đại 500 lần. Trong khi kiểm tra, tiêu bản được sưởi ấm ở
38- 40
0
C (dùng hòm sưởi ấm hoặc hệ thống sưởi ấm lắp trên mâm kính hiển
vi). Tiến hành ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng có trong vi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Hoạt lực tinh trùng được xác định theo thang điểm của MilôvalốpV.K.
Bảng thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng như sau:
Hoạt
lực (A)
1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1
% TT tiến
thẳng
95-100 85-95 75-85 65-75 55-65 45-55 35-45 25-35 15-25 5-15
Nồng độ tinh trùng (C, 10
6
/ml): Được xác định bằng phương pháp
trực tiếp đếm tinh trùng hiện diện đã pha loãng trong buồng đếm hồng bạch
cầu. Sử dụng phương pháp trực tiếp bằng buồng đếm Newbauer. Cách tiến
hành như sau:
+ Dùng lá kính khô sạch của buồng đếm lắp lên mặt buồng đếm.
+ Dùng ống hút bạch cầu (khô và sạch) hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau
đó hút tiếp dung dịch NaCL 3% (để giết chết tinh trùng) đến vạch 11. Trong
quá trình hút tinh dịch hoặc NaCL 3% cần chú ý sao cho không gây hiện
tượng sủi bọt trong ống pha loãng bạch cầu (nếu có bọt, phải rửa sạch, sấy
khô trước khi tiếp tục) đảo nhẹ 3-4 lần trong ống hút. Như vậy tinh dịch được
pha loãng 20 lần. Sau đó bỏ vài giọt đi (khoảng 4-5 giọt) rồi nhỏ hỗn hợp này
vào buồng đếm. Lưu ý: chỉ cần đặt miệng của ống hút bạch cầu vào mép của
lam kính ở khu vực buồng đếm, hỗn hợp tinh dịch sẽ được hút vào đầy trong
buồng đếm. Đặt buồng đếm lên kính hiển vi có độ phóng đại 125 lần. Đếm
tinh trùng có trong 80 ô bé nhất hay 5 ô nhỡ (4 ô ở 4 góc và 1ô ở giữa). Mỗi ô
bé có diện tích1/400mm
2
và sâu 1/10mm.
Nguyên tắc đếm: Đếm tinh trùng theo đầu. Đếm tinh trùng lần lượt theo
hàng, hết hàng nọ đến hàng kia theo hình chữ chi. Không đếm lặp lại và
không bỏ sót. Những tinh trùng nằm trên cạnh ô nhỡ chỉ đếm hai cạnh
(thường là cạnh trên và cạnh phải). Chỉ đếm số tinh trùng có trong 80 ô con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Kết quả được tính theo công thức: C = n.10
6
Trong đó: C: Là nồng độ tinh trùng (10
6
/ml)
n: Là số lượng tinh trùng đếm được
10
6
: Là chỉ số quy đổi C về 1ml tinh nguyên
Như vậy 1 tinh trùng đếm được đại điện cho 1 triệu tinh trùng trong 1
ml tinh nguyên.
Chỉ tiêu tổng hợp (VAC, tỷ): Cách xác định tổng số tinh trùng tiến
thẳng trong một lần xuất tinh (VAC), nó được tính bằng tích của 3 chỉ tiêu:
Thể tích (V), sức hoạt động của tinh trùng(A) và nồng độ (C), là chỉ tiêu đánh
giá tổng hợp nhất để đánh giá phẩm chất của tinh dịch, chỉ tiêu này càng cao,
phẩm chất tinh dịch càng tốt, thời gian bảo tồn tinh dịch càng dài.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có
hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường. Cách xác định tỷ lệ kỳ
hình như sau:
Nhỏ một giọt tinh nguyên lên phiến kính khô sạch đã tẩy mỡ. Nếu tinh
dịch đặc, có thể pha loãng bằng vài ba giọt dung dịch nước sinh lý 0,85%,
dùng đầu đũa thuỷ tinh sạch trộn đều hỗn hợp này. Dùng cạnh của phiến kính
khác (hoặc lam kính) phiết nhẹ giọt tinh dịch để dàn mỏng ra trên phiến kính
(đẩy nhẹ 1 lần đều tay, không chà xát đẩy tới kéo lui nhiều lượt).
Để cho lớp tinh dịch tự khô trong không khí, sau khi tinh dịch đã khô,
hơ qua ngọn lửa đèn cồn. Sau đó dùng thuốc nhuộm bằng xanh metylen để
nhỏ đều lên mặt lớp tinh dịch đã khô, đợi cho thuốc nhuộm ngấm (mùa hè 5-7
phút, mùa đông từ 10- 15 phút). Dùng nước cất rửa sạch tiêu bản, để tiêu bản
tự khô hoặc hơ lên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa lên kính hiển vi quan sát với độ
phóng đại 500 lần. Lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản, đếm N tinh số trùng
kỳ hình và số tinh trùng không kỳ hình rồi xác định số tinh trùng kỳ hình và
tính theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
n
K(%)= –––––––––––– x 100
N
Trong đó K (%): Là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
n: Số tinh trùng kỳ hình đếm được
N: Tổng số tinh trùng kỳ hình và không kỳ hình đếm
được
2.4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch
lợn (V, A, C và V.A. C)
+ Phương pháp kiểm tra: Sau khi khai thác tinh, tiến hành kiểm tra các
chỉ tiêu V; A; C và VAC…
+ Số lần khai thác: Tiến hành kiểm tra vào hai mùa (Mùa Đông và mùa
Hè), mỗi mùa kiểm tra trong 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra 10 lần/ một đực kiểm
tra trong môi trường pha chế bảo tồn để có kết quả đánh giá về chỉ tiêu trên.
+ So sánh các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch giữa các lợn đực và
giữa các mùa trong năm.
2.4.1.3. Xác định hiệu quả bảo tồn tinh dịch (t5 và Sa5) trong môi trường TH5
Bảo tồn tinh dịch lợn trong tủ bảo ôn duy trì ở nhiệt độ 17 - 18
0
C để
bảo tồn tinh dịch sau khi đã pha vào môi trường TH5. Hàng ngày khi kiểm tra
tinh dịch phải kiểm tra nhiệt độ bảo tồn trong tủ bảo ôn luôn duy trì ở nhiệt độ
17 - 18
0
C.
Phương pháp bảo tồn tinh dịch lợn: bằng phương pháp hạ nhiệt độ
chậm. Tinh dịch sau khi pha loãng vào môi trường TH5 ở nhiệt độ 35
0
C giữ
nguyên trong điều kiện đó 30 phút, sau đó tinh địch được bảo tồn trong điều
kiện hạ nhiệt độ chậm, cứ sau 1 giờ hạ xuống 6
0
C như vậy ở nhiệt độ 17 -
18
0
C thì cứ sau 3 giờ (3 lần hạ nhiệt độ), sẽ hạ được nhiệt độ bảo tồn và giữ
nhiệt độ ở đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Mỗi lô thí nghiệm cần đặt 5 mẫu tinh dịch giống hệt nhau (mỗi mẫu tinh
dịch có dung tích 30 ml). Các lọ tinh dịch được đặt trong phương tiện bảo
quản để khi lấy tinh dịch ra kiểm tra, tinh dịch ít bị sốc và tránh nhiễm khuẩn.
Kiểm tra đánh giá hoạt lực tinh trùng trong quá trình bảo tồn: Sau khi
khai thác và pha tinh dịch. Hàng ngày định kỳ kiểm tra sức hoạt động (A) của
tinh trùng vào vào các thời điểm trước khi pha loãng tinh dịch, lúc ngay sau
khi pha môi trường TH5, 12giờ, 24 giờ, 34giờ, 35giờ, 36giờ...
và thời gian khi
mà hoạt lực A = 0,5 sau đó tính t5 và Sa5.
+ Thời gian sống của tinh trùng đến khi A= 0,5 là t5
+ Chỉ số tuyệt đối về sức sống của tinh trùng đến khi còn A= 0,5 là Sa5
Sức sống tuyệt đối của tinh trùng tính theo công thức tổng quát:
Sa= at = a1t1 + a2t2 +.... + antn
Trong đó: Sa là chỉ số tuyệt đối của sức sống tinh trùng
a là sức hoạt động thực tế của tinh trùng ở thời gian tại các thời điểm
kiểm tra.
t là thời gian (giờ) giữa 2 lần kiểm tra khi tinh trùng có sức hoạt động là
a và ®•îc tính theo công thức:
Tn+1- Tn-1
t = ––––––––––
2
Trong đó: t: Thời gian tinh trùng có sức hoạt động là a
Tn+1: Thời gian bảo tồn tinh dịch tính đến lần kiểm tra sau
Tn-1: Thời gian bảo tồn tinh dịch ở lần kiểm tra trước đó
2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Sử dụng phương pháp phân lô so sánh: Chúng tôi đã tiến hành chọn
đàn lợn nái của các hộ nông dân chăn nuôi thuộc 4 xã và thị trấn huyện Lục
Nam, sử dụng để phối giống với các lợn đực giống kiểm tra bằng phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
pháp thụ tinh nhân tạo mỗi con 3 liều, tinh lợn được đựng vào lọ thuỷ tinh có
dung tích 30 ml, có từ 1.057,5 - 1.261,4 triệu tinh trùng tiến thẳng/ liều, lợn
nái đưa vào thí nghiệm đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về giống, tuổi, lứa
đẻ, khối lượng và khả năng sinh sản. Cụ thể như sau:
Giống lợn đều là giống lợn Móng Cái, ở lứa đẻ thứ 4 - 5, có khối lượng
bình quân từ 90 - 100kg/con, khả năng sinh sản tốt, đã đẻ ở lứa trước khi thí
nghiệm từ 10 - 14 con/lứa.
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: lợn nái Móng Cái được nuôi bằng thức
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Khi lợn nái được phối giống có chửa tháng thứ nhất,
tháng thứ hai và tháng thứ 3, cho ăn mỗi ngày là 1,3kg TAHH/con/ngày.
Trong 1 kg thức ăn có từ 2.800 - 2.900 Kcal ME và hàm lượng Protein là
14%. Giai đoạn chửa kỳ hai, cho ăn 1,6kg/con/ngày. Lợn nái sau khi đẻ xong,
cho ăn tăng dần đến ngày thứ 4 sau đó cho ăn trung bình là 2,5 kg thức
ăn/ngày với loại thức ăn dành cho lợn nái nuôi con (trong 1 kg thức ăn có
3000 Kcal ME, 15% protein).
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ thụ thai (%):được tính bằng công thức
số con lợn nái phối giống có chửa
Tỷ lệ thụ thai (%) = ––––––––––––––––––––––––––––––– x 100
số lợn nái được phối giống
- Số con đẻ ra/lứa (con): đếm tổng số con đẻ ra của một lứa đẻ. Tính
trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm
- Số con còn sống để lại nuôi (con): Đếm số con còn sống để lại nuôi
sau 24 giờ (loại trừ những con quá bé, khuyết tật).
- Số con sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (con).
- Tỷ lệ nuôi sống đến 21, 42 và 56 ngày tuổi (%) được tính bằng công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Số con còn sống ở thời điểm xác định
Tỷ lệ nuôi sống (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100
Số con còn sống để lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc302.pdf