Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ xuân và thu đông năm 2007 tại Thái Nguyên

MỤC LỤC

Mở đầu. . . . 1

1. Đặt vấn đề . . . 1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. . .3

2.1. Mục đích . . . 3

2.2. Yêu cầu . . . 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . . .5

1.2. Các loại giống ngô . . .6

1.2.1.Giống ngô thụ phấn tự do . . 6

1.2.2.Giống ngô lai . . . 8

1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước .11

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới. 11

1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam . . 16

1.3.3.Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên . . 22

1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và trong nước .23

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới . . 23

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam . . 25

Chương 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU . . . 28

2.1. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm . .28

2.1.1. Vật liệu thí nghiệm . . . 28

2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm . . 29

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu . .29

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . . . 29

2.2.2. Thời gian nghiên cứu . . . 30

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . . 30

2.3.1. Nội dung . . . 30

2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm . 30

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . . 31

2.3.4. Thu thập số liệu . . . 35

2.4.3. Phân tích số liệu . . . 35

Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN. . 36

3.1. Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm, .36

3.1.1. Nhiệt độ . . . 37

3.2.2. Độ ẩm không khí . . . 39

3.1.3. Lượng mưa . . . 39

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ

Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên . .41

3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng . . 43

3.2.2. Tốc độ sinh trưởng. . . . 47

3.3. Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ xuân và vụ thu

đông 2007. . . . 49

3.3.1. Chiều cao cây của các tổ hợp lai. . . 49

3.3.2. Độ cao đóng bắp của các tổ hợp lai. . . 51

3.3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá. . . 54

3.4. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai. . .54

3.4.1. Sâu đục thân . . . . 59

3.4.2. Rệp cờ. . . . 59

3.4.3. Bệnh khô vằn. . . . 60

3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các t ổ hợp lai .61

3.5.1. Trạng thái cây. . . . 62

3.5.2. Trạng thái bắp. . . . 62

3.5.3. Độ bao bắp. . . . 62

3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. . .63

3.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất. . . 64

3.6.2. Năng suất của các giố ng ngô thí nghiệm. . . 69

3.7. Kết quả trình diễn 2 tổ hợp ngô lai . . . .72

3.7.1. Giống, địa điểm và qui mô trình diễn . . 72

3.7.3. Đánh giá một số chỉ tiêu của các tổ hợp ngô lai trình diễn. . 73

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ. . . 72

1. Kết luận. . . .74

2. Đề nghị. . . .74

TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . 75

pdf86 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ xuân và thu đông năm 2007 tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cả nước. Như vậy, chương trình chọn tạo giống ngô Việt Nam đã từng bước phát triển từ giống lai không quy ước đến lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Những thành tích đó đã đưa sản xuất ngô Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở Châu Á. Một loạt các giống lai do Việt Nam chọn tạo đã được trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Cùng với việc mở rộng diện tích được trồng bằng giống lai thì các biện pháp kĩ thuật canh tác như thời vụ, mật độ, phân bón cũng được nghiên cứu và được và áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Đặc biệt, công trình nghiên cứu trồng ngô trên nền đất ướt, đã làm tăng diện tích trồng ngô Việt Nam rất nhanh ở giai đoạn 1985 - 1990. Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở Viện Nghiên cứu Ngô đã ngày càng hoàn thiện và đã chọn ra hơn 10 dòng đơn bội kép, bước đầu đánh giá là rất có triển vọng, đã sử dụng kỹ thuật tạo dòng đơn bội kép. Đặc biệt từ năm 2002, Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới công nghệ sinh học vùng ngô Châu Á nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào tạo giống với 3 nội dung chính là: (1) Phân tích đa dạng di truyền tập đoàn nguyên liệu, phân nhóm Ưu thế lai, (2) chuyển gen O- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 paque 2 quy định tính trạng ngô chất lượng cao vào ngô thường, (3) xây dựng bản đồ gen chịu hạn. Bước đầu chương trình này hoạt động có kết quả khả quan và được AMBIONET đánh giá cao, đã tiến hành phân tích đa dạng tập đoàn dòng của Viện ngô bằng kỹ thuật SSR. Như vậy, để sản xuất ngô Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt năng suất trung bình của thế giới, việc quan trọng nhất là tăng cường thu thập các nguồn nguyên vật liệu phù hợp, kết hợp chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại với truyền thống, đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để phát huy tối đa tiềm năng của giống, chọn tạo giống chống chịu phục vụ cho các vùng khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 2.1.1. Vật liệu thí nghiệm Vật liệu thí nghiệm được bố trí gồm 11 tổ hợp lai triển vọng do Viện nghiên cứu ngô cung cấp và 2 giống đối chứng. - 11 tổ hợp ngô lai hiện chưa được công nhận, nhưng được khảo nghiệm tại một số tỉnh như: Hà Tây, Nghệ An, Phú Thọ… - Giống C-919, được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất rộng từ năm 1999 (Trương Đích và cộng sự, 2003)[13] được sử dụng phổ biến các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng ở miền Bắc vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Thu Đông từ 110 - 115 ngày. Chiều cao cây 200 - 220 cm, chiều cao đóng bắp 90 - 100 cm, năng suất trung bình 70 - 80 tạ/ha. Chịu rét, chịu úng, chống đổ tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ (Phạm Đồng Quảng, 2005)[5]. - Giống NK-66, được công nhận năm 2005, được sử dụng phổ biến các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng ở miền Bắc vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Thu Đông từ 110 - 115 ngày. Chiều cao cây 200 - 220 cm, chiều cao đóng bắp 90 - 100 cm, năng suất trung bình 80 - 90 tạ/ha. Chịu rét, chống đổ tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Bảng 2.1. Nguồn gốc các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông tại Thái Nguyên 2007 Stt Tên tổ hợp Đặc điểm các tổ hợp ngô lai Cơ quan 1 BB-1 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 2 BB-2 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 3 BB-3 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 4 LS-07-17 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 5 LS-07-19 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 6 LS-07-20 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 7 LS-07-22 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 8 LS-07-23 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 9 LS-07-24 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 10 LS-07-25 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 11 KK-144 Lai đơn (A x B) Viện nghiên cứu ngô 12 C-919 (ĐC) Lai đơn (A x B) Công ty Monsanto Thái Lan 13 NK-66 (ĐC) Lai đơn (A x B) Công ty Syngenta Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD - Randomized Complete Block Design) (Đỗ Ngọc Oanh và cộng sự, 2004)[4]. Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần nhắc lại, diện tích ô 14 m 2 (dài 5 m, rộng 2,8 m). Sơ đồ thí nghiệm Băng bảo vệ I 1 13 6 8 4 9 12 2 5 7 10 3 11 II 3 5 10 1 2 13 7 4 8 11 9 12 6 II 13 9 2 12 8 1 5 10 11 3 6 4 7 Băng bảo vệ Ghi chú: CT1: BB-1 CT2: BB-2 CT3: BB-3 CT4: LS-07-17 CT5: LS-07-19 CT6: LS-07-20 CT7: LS-07-22 CT8: LS-07-23 CT9: LS-07-24 CT10: LS-07-25 CT11: KK-144 CT12: C-919 (ĐC1) CT13: NK-66(ĐC2) 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Tại khu thí nghiệm cây trồng cạn - Trường ĐHNL Thái Nguyên. - Mô hình trình diễn tổ hợp lai có triển vọng được thực hiện tại xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. B ă n g b ả o vệ B ă n g b ả o v ệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân và vụ thu đông năm 2007. - Vụ xuân, ngày gieo : 21/2/07 - Vụ thu đông gieo : 22/8/07 - Trình diễn tổ hợp ngô mới có triển vọng 01 vụ: Vụ xuân 2008 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung - Nghiên cứu các đặc tính sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai trong vụ xuân và vụ thu đông 2007 tại trường ĐHNL Thái Nguyên. - Xây dựng mô hình trình diễn các tổ hợp ngô lai có triển vọng. 2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm - Quy trình và kỹ thuật áp dụng: Theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô và (Qui phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10 TCL 14, 2005)[6]. + Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha + Khoảng cách: 70 cm x 25 cm - Phân bón: + Phân hữu cơ: Phân vi sinh 2,0 tấn/1ha + Phân vô cơ: 150N: 90P2O5: 90K2O. Tương đương với lượng phân: Đạm urê: 321,89 kg/ha Supe lân: 527,14 kg/ha Kaliclorua: 150kg/ ha - Phương pháp bón: + Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe + Bón thúc: Chia làm 3 lần Lần 1: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O, khi cây có 3 -> 5 lá, kết hợp vun đá chân cho ngô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Lần 2: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 -> 9 lá, kết hợp vun cao thành luống. Lần 3: Bón trước trỗ 10 -> 15 ngày (lúc ngô xoáy nõn), bón nốt lượng còn lại. - Chăm sóc: + Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng. + Mọc- 3 lá: Dặm cây thường xuyên, kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ. + Khi ngô có 3 - 5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1. + Khi ngô 7- 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ. + Trước trỗ 10 - 15 ngày: Bón thúc lần cuối. + Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, ngô xoáy nõn (trước khi trỗ cờ 10-15 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (sau khi trỗ cờ 10-15 ngày). Cần tưới đồng đều. - Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen. 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu, được áp dụng theo hướng dẫn của (CYMYT, 1995)[1], Viện nghiên cứu ngô, (Qui phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10 TCL 14, 2005)[6]. Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 2 hàng giữa. * Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển - Ngày trỗ cờ: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 - Ngày tung phấn: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô đã tung phấn. - Ngày phun râu: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô có râu dài ra ngoài lá bi 2 - 3 cm. - Ngày chín sinh lý: ghi số ngày từ khi gieo đến khi có 70% số bắp/ô có chân hạt đen. * Các chỉ tiêu về hình thái: - Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên (đo 10 cây/ô). - Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng(10 cây mẫu /ô cùng cây đo chiều cao). - Đo chiều cao cây và chiều cao đóng bắp: Sau phun râu 2 tuần. - Số lá/cây: Đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng, để xác định chính xác đánh dấu các lá 3, 6, 10 của 10 cây/ô. - Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/hàng ở từng công thức với 3 lần nhắc lại, tiến hành đo ở thời kỳ chín sữa. Đo chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá: Diện tích lá (m 2 ) = Dài x rộng x 0,75 CSDTL (m 2 lá/m 2 đất) = DTL/Cây x số cây/m 2 - Tốc độ tăng trưởng của cây. + Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày. + Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô), + Cách tính: .Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày = 1 1 t h h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 .Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày = 12 12 tt hh h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày) . Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày. - Trạng thái cây: Xác định khi lá cây còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ, căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ đổ gãy, thiệt hại do côn trùng theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 tốt nhất - điểm 5 xấu ) - Trạng thái bắp: sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém ) - Độ bao bắp: Đánh giá trước khi thu hoạch 1 - 2 tuần theo thang điểm 1 - 5 + Điểm 1: Rất tốt, lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp + Điểm 2: Tốt, lá bi dài che kín đầu bắp. + Điểm 3: trung bình, lá bi không che kín đầu bắp, hở đầu bắp. + Điểm 4: Lá bi không che kín đầu bắp, hở hạt. + Điểm 5: bao bắp rất kém, hở hạt nhiều. * Chỉ tiêu về tính chống chịu: - Đổ rễ (%): Ghi số cây nghiêng 1 góc 30 o so với chiều thẳng đứng của cây, theo dõi vào thời kỳ cuối thu hoạch - Gãy thân (Điểm): Theo dõi vào thời kỳ cuối (trước thu hoạch), ghi số cây gãy dưới bắp. Tốt: <5 % cây gãy Khá: 5-15% cây gãy T,bình: 16-30% cây gãy Kém: 31-50% cây gãy Rất kém: >51% cây gãy 1 2 3 4 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 * Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh: - Sâu đục thân Ostrinia nubilalis: Tính (%) số cây bị sâu đục thân dưới bắp (đếm số lỗ đục trên thân cây) vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ). < 5% số cây, số bắp bị sâu 5-<15% số cây, bắp bị sâu 15-<25% số cây, bắp bị sâu 25-<35% số cây, bắp bị sâu 35-<50% số cây, bắp bị sâu 1 2 3 4 5 - Rệp cờ: Tính (%) số cây bị hại/ô, chủ yếu theo dõi vào giai đoạn trỗ cờ - Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%): tính % số cây bị hại/ô, theo dõi vào thời kỳ trỗ cờ Tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100 * Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất : - Đếm tổng số cây, đếm tổng số bắp, cân khối lượng bắp của 2 hàng thu hoạch (kg) - Số bắp/cây = Tổng số bắp của 2 hàng giữa Tổng số cây của 2 hàng giữa - Cân khối lượng bắp, cân khối lượng hạt của 10 bắp mẫu (kg) - Chiều dài bắp (cm): Được đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất. - Đường kính bắp (cm): Được đo ở phần giữa bắp. - Số hàng trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. - Số hạt trên hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. (Các chỉ tiêu chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng/bắp, số hạt/hàng được xác định trên 10 bắp mẫu). - Khối lượng 1000 hạt (gam) ở độ ẩm thu hoạch đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu được M1, M2 nếu hiệu số giữa 2 lần cân (mẫu nặng trừ mẫu nhẹ) không chênh lệch quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì P1000 hạt = M1 + M2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 - Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%) M1000 (14%) = Mhạt tươi x (100 - A 0 ) 100 - 14 - Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A 0 ) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản. - Năng suất lý thuyết NSLT(tạ/ha) = Số cây/m 2 x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000 10,000 M1000 : Khối lượng 1000 hạt (g) - Năng suất thực thu: NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A 0 )x 100 Sô x (100 - 14) Trong đó: Tỉ lệ hạt/bắp(%) = Mhạt 10 bắp x 100 M10 bắp A 0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản. M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm M10 bắp:: khối lượng 10 bắp thí nghiệm Sô: diện tích ô thí nghiệm (14m 2 ) 2.3.4. Thu thập số liệu Thu thập số liệu bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa… trong thời gian tiến hành thí nghiệm. 2.3.5. Phân tích số liệu - Các số liệu chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ tiêu sâu bệnh… được xử lý trên bảng tính Excel. - Số liệu về năng suất của các giống được xử lý thống kê trên máy tính theo phần mềm Vienngo version 2.0 và Excel đang được Viện nghiên cứu ngô sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Chƣơng 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm Yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, lượng mưa... có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cây trồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá, tới quá trình sinh trưởng - phát triển của cây. Sự biểu hiện về kiểu hình bên ngoài chính là tác động giữa kiểu gen với điều kiện ngoại cảnh, qua đó giúp ta biết được sự thích ứng của các giống với điều kiện ngoại cảnh. Mỗi giống có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khác nhau. Vì vậy trước khi đưa một giống cây trồng mới vào sản xuất tại một vùng nào đó thì cần nghiên cứu xem điều kiện thời tiết khí hậu có phù hợp với giống đó hay không. Ngô là cây trồng ưa khí hậu ấm áp và lượng mưa điều hoà. Mặc dù có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái nhưng cây ngô cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… Theo dõi diễn biến của thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm cho ta biết được sự tác động của các yếu tố này lên đời sống của cây ngô, từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Diễn biến thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái nguyên trong thời gian thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.1 và Hình 3.1. Bảng 3.1 : Diễn biến thời tiết năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu Vụ Xuân Vụ Thu Đông T2 T3 T4 T5 T6 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2007 Nhiệt độ (0C) 21,1 20,7 22,9 26,7 29,4 28,5 26,8 25,4 20,3 19,5 Ẩm độ (%) 83 90 82 77 80 84 84 80 75 84 Lượng mưa (mm) 39,1 85,7 135,4 160,2 238,1 120,8 273,3 45,7 9,9 23,8 Năm 2008 Nhiệt độ (0C) 13,5 20,8 24,0 26,5 28,1 Ẩm độ (%) 77,0 86,0 87 80,0 83,0 Lượng mưa (mm) 18,4 24,6 129,7 120,8 238,8 (Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Thành phố Thái Nguyên năm 2007, 2008) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 0 50 100 150 200 250 300 T2 T3 T4 T5 T6 T8 T9 T10 T11 T12 Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Th¸ng Hình 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên, năm 2007 3.1.1. Nhiệt độ Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Theo Velecan (1956) để hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín, cây ngô cần tổng nhiệt độ từ 1700 -> 3700 0 C (vì ngô là cây C4), tuy nhiên nhu cầu nhiệt độ của cây ngô thay đổi tuỳ thuộc vào giống và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. Kết quả nghiên cứu của Lưu Trọng Nguyên (1965) ở Trung Quốc cho thấy tổng nhiệt độ cần thiết cho hoạt động của các giống ngô chín sớm là 2000 - 2200 0 C, các giống chín trung bình là 2300 - 2600 0 C, các giống chín muộn là 2500 - 2800 0 C. Nhu cầu về nhiệt độ của cây ngô còn thể hiện ở các giới hạn nhiệt độ tối cao, tối thấp và tối ưu. Kulesov N.N (1955) và LaKusKin V.L (1953) cho rằng nhiệt độ tối thấp cho giai đoạn nảy mầm hạt ngô từ 8 - 10 0 C, để hạt ngô mọc bình thường, nhiệt độ cần tối thiểu là 12 - 14 0 C, nhiệt độ ở 15 0 C bắt đầu ảnh hưởng đến tung phấn, phun râu, thụ tinh N h iệ t đ ộ , ẩm đ ộ , lư ợ n g m ư a Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm cải lương giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CYMMYT): Ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 24 - 30 0 C, nếu nhiệt độ trên 38 0 C sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng, phát triển, trường hợp nhiệt độ tăng lên đạt 45 0 C, hạt phấn và râu ngô có thể bị chết. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới quá trình quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, đặc biệt là thời kỳ nảy mầm và ra hoa. Để ngô sinh trưởng phát triển tốt yêu cầu nhiệt độ ở giai đoạn mọc mầm là 25 - 33 0 C, giai đoạn thụ phấn là 18 - 20 0 C, giai đoạn chín tích luỹ vật chất vào hạt yêu cầu nhiệt độ là 22 - 24 0 C. Qua bảng 3.1 chúng ta thấy nhiệt độ trong vụ Xuân 2007 dao động 20,7 - 29,4 0 C, trong đó tháng 2 và 3 có nhiệt độ 21,1 0 C và 20,7 0 C ảnh hưởng cho giai đoạn mọc và cây con, làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. Từ tháng 4 trở đi nhiệt độ tăng nhanh, trên 22,9 0 C phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đến giai đoạn trỗ cờ nhiệt độ 29,4 0 C không ảnh hưởng lớn đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu. Ở vụ Thu Đông nhiệt độ giảm dần dao động từ 28,5 0 C xuống 19,5 0 C, trong đó tháng 8, 9, 10 nhiệt độ 28,5 0 C, 26,8 0 C, 25,4 0 C rất thích hợp cho giai đoạn mọc và phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô, tháng 11, 12 nhiệt độ giảm xuống (20,3 -> 19,5 0 C) đây là giai đoạn chín, ngô đang tích luỹ vật chất vào hạt do vậy thời gian chín sinh lý của các giống đều bị kéo dài. Nhìn chung: Vụ Xuân giai đoạn mọc và cây con nhiệt độ thấp làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. Vụ Thu Đông nhiệt độ tương đối thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, giai đoạn chín nhiệt độ thấp ảnh hưởng sự tích luỹ vật chất vào hạt do vậy thời gian chín sinh lý của các giống đều bị kéo dài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 3.2.2. Độ ẩm không khí Ẩm độ không khí và ẩm độ đất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) đã xác định ở độ ẩm không khí 70 - 85% và ẩm độ đất 70 - 80% thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô. Tuỳ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô yêu cầu lượng ẩm độ khác nhau: giai đoạn trỗ cờ, tung phấn - phun râu yêu cầu ẩm độ lớn khoảng 75 -> 80%, các giai đoạn khác ẩm độ yêu cầu thấp hơn. Trong thời gian thí nghiệm đối với cả vụ Xuân và vụ Thu Đông ẩm độ không khí dao động từ 75% đến 90% khá thích hợp cho các giống ngô sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của ngô. 3.1.3. Lượng mưa Nước là yếu tố quan trọng trong đời sống của cây trồng. Cây ngô có nhu cầu về nước rất lớn, Kieselbach (theo Wallace và Bresman) đã chỉ ra rằng ở bang Nebrasca, một cây ngô phát triển, bốc hơi và thoát hơi nước trong một ngày nóng từ 2 - 4 lít nước. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngô đã hút và thoát hàng ngày 18 tấn nước/ha hay khoảng 1800 tấn nước/ha trong cả giai đoạn sinh trưởng phát triển, tương đương lượng mưa khoảng 175mm. Cũng theo tác giả này lượng nước tiêu tốn còn phụ thuộc vào sản lượng nó sinh ra, để đạt 3800kg/ha cần một lượng mưa 287,5mm, để đạt 6300kg/ha cần lượng mưa 486 - 616mm. Nhu cầu về nước còn thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, theo Wolfe, 1927 (Shaw R.H,1997) thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40 - 44% trọng lượng hạt ban đầu và hạt ngô mọc nhanh nhất khi ẩm độ đất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng, hạt không nảy mầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa tối đa đồng ruộng, khi độ ẩm đất đạt 100% thì sự nảy mầm chậm do sự thiếu ôxy. Lượng mưa quyết định nhiều đến năng suất, chất lượng ngô: thiếu nước trong thời kỳ cây còn nhỏ, đặc biệt trong thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô . Nếu thiếu nước trầm trọng có thể gây mất mùa trắng, ngược lại nếu lượng mưa quá lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, đặc biệt trong thời kỳ thụ phấn, thụ tinh. Qua bảng 3.1 chúng ta nhận thấy vụ Xuân 2007, lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 6 biến động từ 39,1mm - 238,1mm và cao nhất là tháng 6. Tháng 2 và tháng 3 lượng mưa chỉ đạt 39,1mm đến 85,7mm do vậy ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn mọc mầm và giai đoạn cây con, làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. Từ tháng 4 lượng mưa tăng dần thuận lợi cho giai đoạn cây sinh trưởng mạnh và xoáy nõn, giai đoạn tung phấn, phun râu vào đầu tháng 5 lượng mưa tương đối phù hợp. Tháng 6 lượng mưa nhiều (238,1mm) ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch. Vụ Thu Đông lượng mưa ở các tháng có sự chênh lệch lớn từ tháng 8 đến tháng 12 lượng mưa giảm dần từ 120,8mm xuống còn 9,9mm. Tháng 8, tháng 9 lượng mưa đạt 120,8 - 273,3mm phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô, tháng 10 và tháng 11 cây ngô đang trong thời kỳ cần nhiều nước thì lượng mưa lại rất ít (lượng mưa chỉ đạt 9,9 ->45,7mm) do đó đã ảnh hưởng đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu, làm giảm năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng không đồng đều, nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây ngô. Vụ Xuân tháng 2, tháng 3 lượng mưa thấp nên ảnh hưởng sự nảy mầm và giai đoạn cây còn nhỏ, tháng 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 mưa nhiều gây khó khăn cho thu hoạch. Vụ Thu Đông tháng 10, tháng 11 mưa ít ảnh hưởng đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu và năng suất của các giống ngô thí nghiệm. 3.2. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời nhau. Chúng thường xen kẽ nhau trong một chu kỳ sống của sinh vật. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số nhánh, số lượng rễ… Phát triển là sự thay đổi về chất bên trong tế bào, mô, cơ quan, dẫn đến thay đổi về hình thái, chức năng của chúng. Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve) và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt). - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ khi phun râu đến khi ngô chín sinh lý. Giai đoạn này gắn liền với sự phát triển của hạt ngô, từ lúc hình thành hạt đến khi chín sinh lý. Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô giúp cho việc đánh giá giống chín sớm, chín muộn làm cơ sở bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý. Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Bảng 3.2: Thời gian sinh trƣởng và các giai đoạn phát dục của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên Đơn vị: ngày Tổ hợp lai Vụ Xuân Vụ Thu Đông Thời gian từ gieo đến… (ngày) Thời gian từ gieo đến… (ngày) Trỗ cờ Tung phấn Phun râu K/c TP-PR Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu K/c TP-PR Chín SL BB-1 75 77 80 3 126 55 57 60 3 114 BB-2 74 76 81 5 124 56 58 61 3 112 BB-3 78 80 81 1 125 58 60 61 1 113 LS-07-17 77 79 80 1 124 57 59 60 1 112 LS-07-19 76 78 78 0 123 56 58 58 0 109 LS-07-20 79 81 82 1 125 59 61 62 1 112 LS-07-22 75 77 77 0 123 55 57 57 0 110 LS-07-23 77 79 80 1 122 57 59 60 1 110 LS-07-24 79 81 83 2 128 59 61 62 1 115 LS-07-25 77 79 82 3 125 57 59 62 3 113 KK-144 78 80 81 1 124 58 60 61 1 111 C-919 (ĐC1) 74 76 77 1 121 54 56 57 1 109 NK-66 (ĐC2) 76 78 79 1 123 56 58 59 1 110 CV% 1,20 1,19 1,08 - 0,64 1,82 1,2 2,11 - 0,89 LSD0,05 1,44 1,45 1,34 - 1,24 1,74 1,4 1,97 - 1,54 LSD0,01 1,95 1,97 1,82 - 1,68 2,36 1,9 2,67 - 2,09 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên.pdf