MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 2: Tổng quan tài liệu 4
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 4
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 4
2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới 6
2.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa châu Á 6
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Việt Nam 8
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 13
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên 13
2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 13
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 14
2.2.1.3. Nhu cầu thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15
2.2.1.4. Hiện trạng sản xuất hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15
2.2.2.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển hoa, cây
cảnh Thái Nguyên. 17
2.2.2.1. Thuận lợi 17
2.2.2.2. Khó khăn 17
2.2.2.3. Định hướng phát triển hoa Thái Nguyên trong tương lai 18
2.2.3. Những nghiên cứu chung về cây hoa đồng tiền 18
2.2.3.1. Nguồn gốc 18
2.2.3.2. Phân loại 19
2.2.4. Giới thiệu các giống, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng của
cây hoa đồng tiền
19
2.2.4.1. Đặc điểm thực vật học 20
2.2.4.2. Giá trị sử dụng 20
2.2.5. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa đồng tiền 21
2.2.5.1. Yêu cầu sinh thái 21
2.2.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng 22
2.2.6. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 23
2.2.6.1. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền đất 23
2.2.6.2. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 27
2.2.7. Các nghiên cứu về giống hoa 29
2.2.8. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 31
2.2.8.1.Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng 35
2.2.8.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá 35
2.2.9 Đặc điểm một số phân dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản
xuất hoa 36
Chương 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 38
3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38
3.2.1. Nội dung nghiên cứu 38
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41
3.2.3.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng của hoa thí nghiệm 41
3.2.3.2. Theo dõi tình hình phát triển của hoa thí nghiệm 41
3.2.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về nằng suất, chất lượng hoa 41
3.2.3.4. Theo dõi thành phần, mức độ sâu bệnh hại 42
3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu 42
Chương 4: Kết quả và thảo luận 43
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên 43
4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
khả năng cho năng suất, chất lượng của một số giống hoa đồng
tiền Hà Lan
45
4.2.1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 45
4.2.2. Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của
các giống hoa thí nghiệm 46
4.2.3. Động thái ra lá và tốc độ ra lá của các giống hoa thí nghiệm 50
4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền thí nghiệm 54
4.2.5. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của các giống hoa
đồng tiền thí nghiệm 56
4.2.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đồng tiền thí nghiệm 59
4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt
đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan 62
4.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến đến các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển chủ yếu của hoa Salan 62
4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của
giống hoa Salan 64
4.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh
của giống hoa Salan 67
4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách đến năng suất, chất lượng giống
hoa Salan 69
4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sâu bệnh hại hoa
Salan 72
4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón
lá đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất
lượng hoa đồng tiền Salan 74
4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển chủ yếu của giống hoa Salan 74
4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa
Salan 76
4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống
hoa Salan 80
4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng giống
hoa Salan 82
4.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại hoa Salan 85
4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm 87
Chương 5: Kết luận đề nghị 89
5.1. Kết luận 89
5.2. Đề nghị 89
Tài liệu tham khảo 90
Phụ lục 93
110 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm giảm hiệu lực của phân bón dẫn
đến giảm năng suất, phẩm chất của cây trồng. Do đó việc cung cấp Mg cho
cây trồng thông qua con đường bón phân qua lá là rất cần thiết.
2.2.7.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Lý đã sử dụng kích phát tố của Công ty
Thiên Nông và đi đến kết luận: việc sử dụng phân bón lá này với liều lượng
1g thuốc pha với 1lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi
đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại lên cành
giâm, cứ 3-5 ngày phun 1 lần, có thể đảm bảo 80-90% số cây ra rễ, với thời
gian rút ngắn so với đối chứng 3-4 ngày. Phương pháp này được áp dụng hiệu
quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè (Nguyễn thị Kim Lý, Nguyễn
Xuân Linh) [14].
Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Nông hóa- Thổ nhưỡng (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa công bố phân bón lá FID, không chỉ
có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có thể bổ sung iốt cho
con người thông qua lượng iốt hòa tan trong cây. Qua thử nghiệm chế
phẩm này cho kết quả khả quan trên các loại đất phù sa sông Hồng ở Hà
Nội, Hà Tây, đất bạc mầu ở Sóc Sơn (Hà Nội), đất đỏ vàng ở Hòa Bình,
đất Badan ở Buôn Mê Thuột…Phân bón lá FID đều làm tăng lượng iốt và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
năng suất đáng kể. Cụ thể năng suất lúa tăng 13%, đậu tương tăng 15%,
rau muống 23%, đậu côve tăng 25%, rau xà lách tăng từ 21-25%, cải đông
dư tăng 13%. Hàm lượng iốt ở lúa tăng lên 3 lần, cải Đông dư tăng 1,5
lần, xà lách 3 lần, đậu côve 4-5 lần [27].
Theo nghiên cứu của Lê thị Phương Thảo: sử dụng các loại phân bón lá
cho chè Shan giâm cành đều có ảnh hưởng tốt và có hiệu quả kinh tế cao
trong đó loại phân thích hợp nhất là phân Pepnac P làm cho cây con có bộ lá,
thân, rễ, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 91,5%, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,5%, giảm
được giá thành và tăng được lãi xuất [22].
2.2.8. Đặc điểm một số phân dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản xuất hoa
* Phân bón lá Thiên Nông:
- Thành phần: 20% đạm nitơ (N)
10% lân (P2O5)
10% kali (K2O) và các nguyên tố vi lượng khác.
- Sử dụng: trong canh tác nhỏ, dùng 100g pha với 20 lít nước sạch phun
lên cành lá hoa, 10 ngày phun nhắc lại 1 lần.
Bón phân qua lá bằng cách hòa tan phân này với nước để phun xịt lên lá
cây, chất phân tinh khiết, hấp thu nhanh hiệu quả cao.
Sử dụng phân Thiên Nông không gây ô nhiễm môi trường đất
- Tác dụng: sử dụng phân bón lá Thiên Nông giúp cho cây vươn cao
nhanh, lá xanh mướt, rễ cây phát triển dài giúp cây hút chất dinh dưỡng mầu
mỡ trong đất tốt hơn.
- Chú ý khi sử dụng:
+ Khi cây được 4-5 lá mới sử dụng phân bón lá
+ Tránh phun xịt trực tiếp lên hoa, trái non
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
+ Chỉ nên phun vào chiều mát khi ánh nắng đã dịu.
* Phân bón lá Trung Quốc
- Tỷ lệ: 20:20:20
- Thành phần: N(20%): NO3-N(5,97%); NH4-N(3,92%); Ure- N(10,1%)
P2O5 (20%)
K2O (20%)
- Sử dụng:
+ Pha 1g thuốc với 1 lít nước, liều lượng dùng 20-30lít cho 1 sào bắc bộ
+ Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun ướt đều mặt lá, cứ 10 ngày
phun nhắc lại 1 lần.
(Trích ghi trên bao bì sản phẩm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Chương 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 05 giống hoa đồng tiền Hà Lan được nhập nội từ Trung Quốc
1. Giống Salan
2. Giống Hoàng kim thời đại
3. Giống Linh long
4. Giống bạch mã vương
5. Giống Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC)
(là giống đã được trồng nhiều ở các vùng trồng hoa của Thái Nguyên)
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Địa điểm, thời gian và điều kiện tiến hành thí nghiệm:
- Địa điểm thí nghiệm: tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2006 -8/2007
3.2. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng
của một số giống hoa đồng tiền Hà Lan nhập nội tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số mật độ khoảng cách đến năng suất,
chất lượng giống hoa đồng tiền được tuyển chọn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá đến năng suất, chất
lượng giống hoa đồng tiền được tuyển chọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo kiểu ngẫu nhiên hòa chỉnh
(CRD) 3 công thức 3 lần nhắc lại của Đỗ Thị Ngọc Oanh - Hoàng Văn Phụ.
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và khả
năng cho năng suất, chất lượng của một số giống hoa đồng tiền Hà Lan.
Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống hoa đồng tiền Hà Lan được nhập nội
từ Trung Quốc.
1. Giống Salan (G1)
2. Giống Hoàng kim thời đại (G2)
3. Giống Linh long (G3)
4. Giống Bạch mã vương (G4)
5. Giống Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC) (G5)
+ Thí nghiệm được bố trí trên nền đất phù sa.
+ Diện tích ô thí nghiệm: 5m2 /1ô
+ Khoảng cách: 30x30cm.
Với khoảng cách này số cây trên 1ô thí nghiệm là 27 cây, thí nghiệm
gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, tổng số cây thí nghiệm 405 cây. Mỗi nhắc
lại của 1 công thức theo dõi 5 cây, tổng số cây theo dõi trong thí nghiệm là
75 cây.
+ Sơ đồ thí nghiệm:
NL1 G1 G2 G3 G4 G5
NL2 G2 G3 G4 G5 G1
NL3 G3 G4 G5 G1 G2
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt
đến sinh trưởng và phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của
giống hoa Salan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 công thức
3 lần nhắc lại
Công thức 1 (CT1): 30x30 cm (ĐC)
Công thức 2 (CT2): 40x30 cm
Công thức 3 (CT3): 20x30
Mỗi công thức có diện tích 5m2, thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần
nhắc lại tổng số diện tích thí nghiệm 45 m2. Mỗi nhắc lại của 1 công thức theo
dõi 5 cây tổng số cây theo dõi 45 cây.
- Thời gian nghiên cứu : năm 2007
- Sơ đồ thí nghiệm:
NL1 CT1 CT2 CT3
NL2 CT3 CT1 CT2
NL3 CT2 CT3 CT1
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá
đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng hoa
đồng tiền Salan.
Vật liệu thí nghiệm gồm:
+ Giống hoa đồng tiền Salan
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1 (CT1): Không phun (ĐC)
Công thức 2 (CT2): Phân bón lá Trung Quốc ( PBL. TQ)
Công thức 3 (CT3): Phân bón lá Thiên Nông (PBL.TN)
- Mỗi công thức có diện tích 5m2 , 3 công thức 3 lần nhắc lại, tổng diện
tích là 45m2, mỗi công thức theo dõi 5 cây, tổng số cây theo dõi 45 cây
- Khoảng cách 30x30cm (27 cây/ô 5m2)
- Thời gian nghiên cứu năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
+ Sơ đồ thí nghiệm:
NL1 PBL.TQ PBL.TN ĐC
NL2 ĐC PBL.TQ PBL.TN
NL3 PBL.TN ĐC PBL.TQ
- Chăm sóc, bón phân: theo quy trình kỹ thuật trồng hoa đồng tiền của
Đặng Văn Đông. Chế phẩm phân bón lá phun đều trên mặt lá vào buổi sáng
hoặc chiều mát cách 10 ngày phun nhắc lại 1 lần.
- Phương pháp theo dõi: đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu
- Phương pháp sử lý số liệu: sử lý thống kê theo IRRISTAT
3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.2.3.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng
(10 ngày theo dõi 1 lần, mỗi lần nhắc lại chọn 5 cây theo dõi các chỉ tiêu sau):
- Theo dõi động thái ra lá của cây (số lá/cây): đếm những lá có cuống lá
và phiến lá hoàn chỉnh (2cm).
- Theo dõi động đẻ nhánh của cây.
3.2.3.2. Theo dõi tình hình phát triển
- Theo dõi ngày ra nụ đầu tiên
- Theo dõi từ trồng đến ra lá mới 50%, nụ 50%, đẻ nhánh 50% ra
hoa 50%.
3.2.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa thí nghiệm
- Đếm số hoa trên khóm (hoa/khóm), mỗi nhắc lại theo dõi 5 cây
- Đo chiều dài cuống hoa (cm): đo từ cuống hoa đến cổ bông, mỗi nhắc
lại theo dõi 5 bông.
- Đo đường kính hoa (cm): dùng thước đo khi hoa nở hoàn chỉnh (mỗi
nhắc lại đo 5 bông)
- Số cánh hoa/bông (mỗi nhắc lại đếm 5 bông).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
- Theo dõi độ bền hoa cắt: tính từ khi cắt hoa cắm trong lọ nước sạch
mỗi ngày thay nước 1 lần đến khi hoa tàn, xác định số ngày hoa tồn tại (nở,
héo, tàn), mỗi nhắc lại theo dõi 5 bông
- Theo dõi độ bền hoa tự nhiên: tính từ khi hoa nở đến khi hoa tàn, mỗi
nhắc lại theo dõi 5 bông
3.2.3.4. Theo dõi thành phần, mức độ sâu, bệnh hại
Theo dõi tỷ lệ sâu bệnh hại, đếm số cây bị bệnh ở từng thời điểm xuất
hiện bệnh, thời điểm xuất hiện các loại sâu.
( phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, 1997,1999,2002 của Viện Bảo Vệ
Thực Vật)
Số cây bị hại
Tỷ lệ cây bị hại (%) = x 100
Tổng số cây điều tra
3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý, vẽ biểu đồ bằng phần
mềm Excel. Số liệu được sử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên
khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến
tháng 10), nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C, lượng mưa trong mùa này
chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau [33].
Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất, chất
lượng của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây hoa đồng tiền nói riêng.
Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết, khí hậu của
tỉnh Thái Nguyên được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết, khí hậu năm 2006- 2007
tại thành phố Thái Nguyên
Tháng
Nhiệt độ
TB (
o
C)
Ẩm độ
TB
(%)
Lƣợng
mƣa (mm)
số ngày
mƣa
số giờ
nắng
10/2006 26,7 82 83,1 6 112
11/2006 23,7 79 87,3 7 122
12/2006 16,6 78 6,3 5 71
1/2007 16,2 71 2,1 5 55
2/2007 21,6 82 39,1 9 54
3/2007 20,7 90 85,7 18 13
4/2007 22,9 84 135,4 12 70
5/2007 26,7 77 160,2 14 161
6/2007 29,4 80 238,1 13 191
7/2007 29,6 80 317,2 16 205
8/2007 28,5 84 120,8 18 153
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đồng tiền. Nhiệt độ nằm
trong khoảng thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt, năng suất cao mà còn góp phần làm cho mầu sắc hoa đẹp, nhiệt độ
thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa từ 15-25oC. Qua
bảng 4.1 ta thấy các tháng trồng hoa từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ nằm
trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển, riêng
tháng 10 có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối thích, chúng tôi tiến hành che lưới
đen để giảm nhiệt, cũng như bổ xung lượng nước tưới thường xuyên đảm bảo
cho cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
Ẩm độ: cùng với nhiệt độ, ẩm độ là yếu tố quan trọng đối với sự sinh
trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiên. Ẩm độ của các tháng khá phù hợp
với hoa đồng tiền từ tháng 10-2 nhưng sang tháng 3 ẩm độ không khí quá cao
làm phát sinh bệnh rất nhiều đặc biệt là bện thối gốc, bệnh đốm lá phát sinh,
phát triển mạnh ở thời điểm này.
Lượng mưa, giữa các tháng không đều, nhiều về mùa hè ít về mùa
đông, cụ thể tháng 12 lượng mưa ít không đủ đáp ứng nhu cầu của cây vì
vậy để cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt chúng tôi đã tiến hành tưới nước
cho cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt nên cây vẫn sinh trưởng, phát triển
bình thường, nhưng đến tháng 3,4 lượng mưa cao làm phát sinh phát triển
nhiều sâu bệnh hại. Các tháng còn lại đều thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây.
Ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên cây
đồng tiền không ưa ánh sáng trực xạ nên về mùa hè tháng 3, tháng 4 khi
cường độ ánh sáng cao chúng tôi tiến hành che lưới đen để giảm bớt cường độ
chiếu sáng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và khả
năng cho năng suất, phẩm chất của một số giống hoa đồng tiền
Hà Lan
4.2.1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền
Đặc điểm thực vật học của cây trồng nói chung và của hoa đồng tiền
nói riêng là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa các chủng, các giống với
nhau. Trong 5 giống hoa đồng tiến hành thí nghiệm, mỗi giống có một đặc
điểm riêng, một mầu sắc riêng, một sức hấp dẫn riêng mà thông qua đặc điểm
thực vật học ta có thể phân biệt được.
Qua quan sát, đo đếm các chỉ tiêu đặc điểm thực vật học của các giống
thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.2: Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
Chỉ tiêu
Giống
Lá Hoa
Mầu
lá
Phiến
lá
Phân
thùy
Loại
hoa
Mầu
săc
Nhị
hoa
Hình dạng
1. Sa lan
Xanh
thẫm
Dày,
nhỏ
Sâu
Kép,
trung
bình
Phớt
hồng
Đen
Cánh xếp
dầy, cánh
mỏng
2.Hoàng
Kim thời đại
Xanh
nhạt
Mỏng
nhỏ
Trung
bình
Kép,
trung
bình
Vàng
đậm
Xanh
Cánh xếp
dày, cánh
dày
3.Linh long
Xanh
nhạt
Mỏng,
nhỏ
Trung
bình
Kép, to
Phấn
hồng
Đen
Cánh xếp
dày, cánh
mỏng
4.Bạch mã
vương
Xanh
thẫm
Dày,
to
Nông Kép, to Trắng Đen
Cánh xếp
dày, cánh
dày
5.Nhiệt đới
thảo nguyên
Xanh
thẫm
Dày,
to
Sâu Kép, to
Đỏ
đậm
Đen
Cánh xếp
thưa, cánh
dầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Qua bảng 4.2 ta thấy: mỗi giống hoa khác nhau có những đặc trưng
riêng thể hiện những nét rất cơ bản của từng giống, về đặc điểm: mầu lá,
phiến lá và sự phân thùy. Giống Hoàng kim thời đại và Linh long, lá có mầu
xanh nhạt, phiến lá mỏng nhỏ, phân thùy trung bình, các giống còn lại lá đều
có mầu xanh thẫm, phiến lá dày, phân thùy sâu, trừ Bạch mã vương phân thùy
nông. Kích thước và mầu sắc lá phần nào ảnh hưởng đến khả năng quang hợp
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tạo ra những bông hoa có chất lượng tốt,
thông thường những lá cây có mầu xanh thẫm khả năng quang hợp mạnh hơn
những lá có mầu xanh nhạt. Ngoài hai giống Hoàng kim thời đại và Linh long
các giống còn lại đều có lá màu xanh thẫm.
Mầu sắc, đặc điểm của hoa là đặc điểm rõ nhất để phân biệt các giống,
là một trong các yếu tố quan trọng tác động nhất đến thị hiếu thẩm mỹ của
người tiêu dùng. Cả 5 giống thí nghiệm đều có mầu sắc hoa rất đẹp mắt từ
mầu trắng tới mầu hồng rồi đến mầu đỏ, tùy vào sở thích của người chơi hoa
mà giống này ưu việt hơn giống kia và ngược lại. Một trong những yếu tố
không thể không nhắc tới đó là cánh hoa, có thể khẳng định hình dáng của
bông hoa nói chung đặc biệt là hoa đồng tiền phần lớn được quyết định bởi sự
xắp xếp các cánh hoa, tất cả các giống hoa thí nghiệm đều có cánh hoa dày
riêng chỉ có giống Salan và Linh long là cánh hoa mỏng nhưng đổi lại chúng
lại có các cánh hoa xếp dày, trồng đan xen vào nhau trông rất đẹp mắt.
4.2.2. Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng phát triển chủ yếu của các
giống hoa thí nghiệm
Tỷ lệ sống của các giống thí nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: nhiệt
độ, ẩm độ, chất lượng cây giống…Để có tỷ lệ cây sống cao chúng ta cần tạo
điều kiện tốt nhất về nhiệt độ ẩm độ cho cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Căn cứ vào tỷ lệ sống của các giống hoa thí nghiệm cho phép ta đánh
giá được khả năng sinh trưởng, phát triển ban đầu của giống, từ đó lựa chọn
được các giống có tỷ lệ sống cao là tiền đề thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất của cây.
Quá trình sinh trưởng, phát triển là một quá trình mà cây trồng phản
ứng lại với điều kiện sống của chúng cũng như phản ánh khả năng thích nghi
của chúng với điều kiện ngoại cảnh của vùng thí nghiệm.
Qua theo dõi tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các
giống hoa đồng tiền thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển chủ yếu
của giống hoa thí nghiệm
Giống
Thời gian từ sau trồng đến ……(ngày)
Hồi xanh
100%
Ra lá mới
50%
Ra nụ
50%
Đẻ nhánh
50%
Nở hoa
50%
Tỷ lệ
sống(%)
G1 9 20 50 64 78 100
G2 9 23 70 75 93 100
G3 9 24 63 80 87 100
G4 10 19 59 30 80 100
G5(ĐC) 9 20 53 65 73 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Biểu đồ 4.1: Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển chủ yếu
của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Hồi xanh Ra lá mới Ra nụ Đẻ nhánh Nở hoa
G1
G2
G3
G4
G5(ĐC)
Qua bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ sống của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
đều có tỷ lệ sống cao và đều đạt 100% điều đó chứng tỏ các giống hoa đồng
tiền Hà Lan thí nghiệm có khả năng thích nghi cao với điều kiện vùng thí
nghiệm, một phần do cây giống đều là cây nuôi cấy mô, khỏe, sạch bệnh, bên
cạnh đó thí nghiệm được tiến hành vào vụ đông xuân là thời điểm thích hợp
cho cây hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển.
Qua biểu đồ 4.1 ta thấy: giai đoạn từ khi trồng đến khi cây 20 ngày
tuổi, không có sự khác biệt rõ giữa các giống hoa đồng tiền thí nghiệm về giai
đoạn hồi xanh 100%, dao động từ (9-10 ngày) và giai đoạn ra lá mới 50%
cũng không có sự khác biệt rõ rệt giữa các giống dao động từ (19-24 ngày),
trong đó giống Bạch mã vương có giai đoạn ra lá mới sớm nhất (19 ngày),
giống Linh long có giai đoạn này diễn ra muộn nhất (24 ngày).
Tuy nhiên sang giai đoạn ra nụ 50% bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt giữa
các giống, điều này cho thấy các giống bắt đầu biểu hiện những đặc tính riêng
của mình. Trong đó giống Salan và Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC) có thời gian
N
g
ày
s
au
t
rồ
n
g
(n
g
ày
)
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
từ khi trồng đến giai đoạn ra nụ 50% ngắn nhất (Salan: 50 ngày; Nhiệt đới
thảo nguyên (ĐC): 53 ngày); các giống còn lại dao động từ 63-70 ngày, giống
Hoàng kim thời đại có thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ 50% dài nhất (70
ngày), dài hơn công thức đối chứng 17 ngày. Theo dõi thời gian ra nụ của các
giống khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong trồng trọt, giúp chúng ta xác
định được thời điểm cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát
triển, đây là thời kỳ rất nhậy cảm của cây hoa, cây cần rất nhiều dinh dưỡng
để nuôi dưỡng nụ, từ đó làm cơ sở đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp để
cây cho nhiều hoa, hoa to, chất lượng hoa đẹp góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế trên một đơn vị đất.
- Giai đoạn từ trồng đến đẻ nhánh 50% giữa các giống có sự khác nhau
rõ rệt, ta thấy giống Bạch mã vương có thời gian này ngắn nhất (30 ngày)
ngắn hơn Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC) 15 ngày, giống Salan và giống Nhiệt
đới thảo nguyên (ĐC) có giai đoạn này tương đương nhau (Salan: 64 ngày;
Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC): 65 ngày) các giống còn lại đều có thời gian từ
trồng đến khi đẻ nhánh 50% dài hơn đối chứng từ 6-10 ngày. Theo dõi thời
gian đẻ nhánh có ý nghĩa rất lớn, đây là giai đoạn mà cây cần rất nhiều dinh
dưỡng, đồng thời là giai đoạn phát sinh nhiều sâu bệnh hại do bộ lá lớn, do đó
các nhà trồng hoa cần bổ xung dinh dưỡng kịp thời để cây nuôi dưỡng nhánh,
đồng thời có biện pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hợp lý kịp thời.
- Thời gian từ trồng đến nở hoa 50% cũng có sự khác nhau giữa các
giống thí nghiệm. Trong đó giống Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC) có thời gian
nở hoa sớm nhất (73 ngày), tiếp đó đến giống Salan (78 ngày) các giống
còn lại đều có thời gian từ trồng đến nở hoa 50% dài hơn đối chứng, dài
nhất là giống Hoàng kim thời đại (93 ngày), các giống còn lại dao động
trong khoảng (78-87 ngày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Dựa vào các giai đoạn kể trên, qua so sánh giữa các giống với nhau và
với giống đối chứng chúng ta thấy giống Salan có các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển luôn luôn sớm hơn các giống còn lại, mặc dù giai đoạn đẻ nhánh
diễn ra chậm hơn Bạch mã vương, tuy nhiên lại cho hoa trước giống Bạch mã
vương, do vậy đây là yếu tố quan trọng mà các nhà chọn giống đặc biệt quan
tâm vì rút ngắn được thời gian sinh trưởng, sớm cho thu nhập là mục tiêu
hàng đầu mà các nhà chọn giống quan tâm. Đồng thời thông qua việc nghiên
cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây giúp ta có thể chủ động bố
trí trồng rải vụ, trồng nhiều giống cây có sự chênh lệch lớn về thời gian sinh
trưởng. Hơn nữa thông qua việc nghiên cứu các giai đoạn trên chúng ta có thể
chủ động điều khiển được thời gian ra hoa vào đúng những dịp lễ tết quan
trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
4.2.3. Động thái ra lá và tốc độ ra lá các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
Lá là bộ phận quan trọng của cây trồng, chúng được ví như những "nhà
máy" chuyên làm nhiệm vụ sản xuất, tổng hợp và vận chuyển các chất dinh
dưỡng cho mọi nhu cầu của cây, chính vì thế thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá
trên cây đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng. Thời gian ra
lá, tốc độ ra lá quyết định đến quá trình được cung cấp dinh dưỡng của cây,
nếu tốc độ ra lá nhanh, bộ lá sớm ổn định, nguồn dinh dưỡng được cung cấp
sớm giúp cho cây đó sinh trưởng nhanh, còn số lá trên cây lại quyết định khối
lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp nhiều hay ít, chính vì thế lá là cơ
quan rất quan trọng đối với tất cả các loại cây trồng.
Qua theo dõi động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 4.4: Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
Đơn vị: lá/cây
Giốn
g
Số ngày sau trồng
10 20 30 40 60 80 100 120 140 160 170 180
G1
4,
9
5,
8 6,.9 8,3
10,
5
13,
9
18,
1
23,
5
28,
3
34,
5
38,
3
42,
3
G2
4,
7
5,
7 6,9 8,2
10,
1
12,
2
17,
3
23,
4
27,
6
33,
6
36,
4
39,
9
G3
6,
2
7,
2 8,3 9,6
11,
5
13,
5
16,
2
20,
2
24,
9
29,
9
32,
3
34,
6
G4
5,
2
7,
8
10,
9
13,
1
17,
7
25,
1
35,
0
48,
9
54,
9
60,
7
63,
2
63,
0
G5
5,
5
6,
6 7,5 8,9
10,
9
13,
3
15,
8
20,
0
23,
7
28,
5
30,
6
33,
2
CV%
5,
6
12,
2 8,8
LSD05
0,
6 7,6 8,6
Qua kết quả bảng 4.4 cho ta thấy: số lá trên cây tăng dần theo thời gian
sinh trưởng của cây, ngay từ giai đoạn 10 ngày các giống khác nhau đã cho số
lá trên cây khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này chưa rõ rệt, nhưng đến
những giai đoạn sau sự khác biệt này trở nên rõ rệt, ở giai đoạn 120 ngày số lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
của giống Salan và giống Hoàng kim thời đại tương có số lá/cây tương đương
nhau (23,4-23,5lá/cây) lớn hơn giống Linh long và Nhiệt đới thảo nguyên
(ĐC) 3 lá/cây chắc chắn ở mức độ 95%, đặc biệt giống Bạch mã vương có
động thái ra lá ở giai đoạn này mạnh nhất sau 120 ngày số lá/ cây đạt 48,9 lá
cao gấp 2 lần các giống còn lại.
Đến giai đoạn 180 ngày sau trồng giống Bạch mã vương vẫn cho số lá
trên cây cao hơn các giống khác, tuy nhiên so với chính bản thân giống thì lại
giảm 0,2 lá/cây. Sở dĩ giai đoạn này số lá/cây của giống Bạch mã vương
giảm, là do khả năng chống chịu với sâu bệnh hại kém, ở giai đoạn này do
mưa nhiều, ẩm độ không khí cao đã phát sinh bệnh thối gốc, khả năng chống
chịu với bệnh này của giống kém nên một số cây theo dõi chết làm cho số
lá/cây của giống giảm. Các giống còn lại đều tăng và cao hơn so với giống
đối chứng trong đó giống Salan đạt 42,3 lá/cây cao hơn so với Nhiệt đới thảo
nguyên (ĐC) 8,9 lá/cây chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống Hoàng kim
thời đại (39,9 lá/cây), giống Linh long (34,6 lá/cây) đều cho số lá trên cây
cao hơn giống Nhiệt đới thảo nguyên (ĐC), giống Nhiệt đới thảo nguyên
(ĐC) chỉ đạt (33,2 lá/cây).
Để thấy rõ được diễn biến động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền
thí nghiệm qua từng giai đoạn khác nhau, thông qua bảng động thái ra lá cho
phép ta tính được tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm, được thể hiện qua
bảng 4.5 và biểu đồ 4.2
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
Đơn vị: lá/10 ngày
Giống
Số ngày sau trồng
10- 20- 40- 60- 80- 100- 120- 140- 150- 160- 170-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
20 30 50 70 90 110 130 150 160 170 180
G1 0,9 1,1 1,0 1,4 1,8 3,0 2,4 3,1 3,1 3,8 4,0
G2 1,0 1,2 0,7 0,8 2,1 3,0 1,7 2,6 3,4 2,8 3,5
G3 1,0 1,1 1,1 1,2 1,3 1,5 2,1 3,0 2,0 2,4 2.3
G4 2,6 3,1 2,0 2,6 4,4 8,1 3,0 3,6 2,2 2,5 -0,2
G5-ĐC 1,1 0,9 0,8 1,4 0,9 2,0 1,9 2,4 2,4 2,1 2,6
Biểu đồ 4.2: Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm
Qua kết quả b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên.pdf