Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến ở chó mèo tại phòng khám thú y Hanvet và biện pháp phòng trị

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục viết tắt . v

Danh mục bảng . vi

Danh mục hình .viii

Danh mục biểu đồ . ix

Phần 1. Mở đầu . 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 2

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu . 3

2.1. Một số bệnh ngoại ký sinh trùng trên thú cảnh . 3

2.1.1. Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) . 4

2.1.2. Ghẻ Sarcoptes . 8

2.1.3. Bệnh ghẻ tai ở chó, mèo . 10

2.1.4. Bọ chét . 13

2.1.5. Ve chó . 15

2.2. Sơ lược về cấu tạo và sinh lý da . 17

2.2.1. Cấu tạo da . 17

2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da . 19

2.2.3. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó, mèo. . 21

2.3. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý tai . 21

2.3.1. Giải phẫu . 21

2.3.2. Sinh lý . 22

2.4. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố hà nội . 22

Phần 3. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu . 25

3.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu . 25

pdf73 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến ở chó mèo tại phòng khám thú y Hanvet và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp Page 22 giữa được nối với mặt sau của cổ họng của thính giác hoặc ống Eustachian, ống này cho phép không khí từ cổ họng để vượt qua trong và ngoài của tai giữa, giúp giữ cho tai giữa áp lực bình thường. Tai giữa được nối với tai trong qua cửa sổ hình bầu dục, nằm chống lại xương bàn đạp. Tai trong nằm trong xương thái dương giống như đá của hộp sọ, gồm 2 phần tiền đình và ốc tai. Tiền đình gồm 3 ống bán nguyệt chịu trách nhiệm cho việc duy trì sự cân bằng. Ốc tai chứa các dây thần kinh truyền các xung điện và trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý thông tin. 2.3.2. Sinh lý Tai ngoài: Vành tai hứng lấy và định hướng âm thanh. ống tai đưa sóng âm đến màng nhĩ Tai giữa: Dẫn truyền âm thanh, biến thế và bảo vệ tai trong. Màng nhĩ biến sóng âm thành rung động cơ học, truyền cho các xương búa - đe - bàn đạp, rồi truyền tiếp vào tai trong. Tai trong: Chức năng nghe và giữa thăng bằng. 2.4. TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Về vị trí địa lý: Thành Phố Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 (427 m), Thiên Trù (378 m),... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: - Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. - Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. - Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. - Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Về khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Về dân số: Theo tổng cục thống kê năm 2015 trên 7 triệu người. Về kinh tế xã hội: Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than,... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam. Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 lần so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành. Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% Kinh tế Hà Nội năm 2014 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,6%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 9,3%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 9,8%,... Tình hình chăn nuôi:Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước. Thống kê đến giữa năm 2014, đàn trâu bò của thành phố đạt 150.801 con; lợn 1.566.368 con; chó, mèo 453.564 con; gia cầm 20.507.599 con. Hiện nay kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó đất nông nghiệp của một số các Quận thuộc thành phố Hà Nội giảm, một số người dân không có nghề chuyên môn, nguy cơ không có việc làm tăng cao, chăn nuôi là cách lựa chọn tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn. Nhận thức được vấn đề này, thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại chất lượng trong đó có chăn nuôi chó, mèo. Nhưng vì điều kiện, người dân nuôi chó để giữ nhà, mèo để bắt chuột hoặc làm cảnh, để giải trí là chính. Tuy nhiên, có một số ngưòi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển chăn nuôi chó mèo. Những năm gần đây Số lượng đàn chó mèo tăng cao, theo thống kê đến giữa năm 2014 đàn chó, mèo là 453.564 con. Công tác thú y thành phố Hà Nội: Do lực lượng thú y còn mỏng, công tác tổ chức thực hiện chưa hợp lý nên công tác phòng và chống dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại như chưa theo dõi được hết các ca bệnh, việc giám sát và quản lý dịch bệnh thiếu triệt để. Do đó các đàn chó, mèo có nguy cơ lây mắc các bệnh truyền mắc và ký sinh trùng vẫn còn nhiều. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 PHẦN 3. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cúu Chó và mèo có triệu chứng bệnh ngoài da và bệnh lý ở tai thuộc các giống chó và mèo nuôi tại Hà Nội ở mọi lứa tuổi khác nhau được đưa đến khám, điều trị tại phòng khám thú y trên địa bàn Hà Nội 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu + Dụng cụ nghiên cứu: Dao cạo, lam kính, lam men, dầu soi kính, kính hiển vi, đèn soi tai, đèn soi da, găng tay, cân, máy ảnh, bông ngoáy tai. + Thuốc Doramectin, thuốc nhỏ gáy Advocate, thuốc nhỏ tai 3.1.3. Địa điểm Phòng khám thú y công ty Hanvet tại các địa điểm: số 88 đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội 3.1.4. Thời gian Từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2015 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ngoại ký sinh trên chó mèo tại phòng khám thú y Hanvet -Xác định tỷ lệ mắc ngoại ký sinh trùng và bệnh do chúng gây ra trên chó mèo nuôi mang đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Hanvet. - Xác định tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo lứa tuổi so với tổng số mắc. - Xác định tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo giống so với tổng số mắc. - Xác định tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo tính biệt so với tổng số mắc. - Xác định tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo kiểu lông so với tổng số mắc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Xác định tỷ lệ chó mèo mắc ngoại ký sinh trùng theo mùa vụ so với tổng số mắc 3.2.2. Phòng trị bệnh Trị bệnh: Dựa vào kết quả của các tác giả đã nghiên cứu các phác đồ điều trị bệnh ngoại ký sinh trên thú cảnh có hiệu quả, kết hợp với phác đồ đang được sử dụng để điều trị tại phòng khám để điều trị chó mèo bị mắc ngoại ký sinh trùng. Phòng bệnh: đề xuất một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp xác định bệnh và căn bệnh 3.3.1.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin Khi chó, mèo đem đến khám, điều trị và sử dụng các dịch vụ của phòng khám thú y Hanvet (chăm sóc sắc đep, cắt móng cắt, nhuộm lông,) chúng tôi theo dõi và ghi chép đầy đủ các thông tin cần nghiên cứu vào sổ khám bệnh bao gồm số bệnh án, giống chó, nguồn gốc, tính biệt, độ tuổi, cân nặng, triệu chứng điển hình Tổng hợp và thống kê lại số liệu thông qua bệnh án. Lấy mẫu nghiên cứu dựa trên phương pháp chọn mẫu cả khối (cluster sampling): ở đây ta chọn tất cả các mẫu thuộc nhóm bệnh ngoại ký sinh trùng 3.3.1.2. Khám lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm Khám lâm sàng: kiểm tra, quan sát các triệu chứng lâm sàng của chó và mèo có biểu hiện như gãi ngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông, mùi hôi tanh, đóng vảy, da có vảy gầu, da nổi mẩn, tai có mùi hôi, tai bẩn Lấy mẫu: Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh cho đến khi rớm máu, lấy mẫu ngẫu nhiên tại 2 – 3 điểm trên cơ thể. Mẫu da cạo được phết đều lên phiến kính để kiểm tra. Sử dụng đèn soi tai, soi vào sâu trong tai chó mèo sẽ phát hiện ghẻ tai đang di chuyển, chất bẩn trong tai đen.. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 3.3.2. Phân nhóm chó mèo nghiên cứu 3.3.2.1. Phân nhóm chó mèo theo giống Theo Jiongxin Liu et al (2012), dựa vào đặc điểm sinh học của chó, các giống chó được phân loại dựa vào tài liệu phân loại giống chó. Chúng tôi tiến hành phân loại các ca bệnh thành 2 nhóm chó, mèo nội và chó, mèo ngoại. Chó nội (chó ta): gồm chó mực, chó vện là các giống chó thuần chủng tồn tại từ lâu đời và gắn bó với đời sống người Việt từ nông thôn đến thành thị như chó Bắc Hà, chó Lài (Dingo Đông Dương), H’mông cộc đuôi, đặc biệt là chó Phú Quốc, các trường hợp chó là con lai giữa chó nội và chó ngoại và được đẻ tại Việt Nam chúng tôi tạm ghép vào giống chó nội Chó ngoại (chó tây): là những giống chó có nguồn gốc ngoại nhập từ các nước khác như giống chó Fox, Chihuahua, Akita, Bulldog, Dobermann, còn các trường hợp chó là con lai là những chó giống chó ngoại với nhau và đẻ tại Việt Nam chúng tôi ghép chúng vào giống chó ngoại. Mèo nội (mèo ta): là những giống mèo thuần tồn tại lâu đời tại Việt Nam như mèo tam thể, mèo mướp, mèo nhị thể, mèo đen các trường hợp mèo là mèo lai giữa mèo ngoại và mèo nội và được sinh tại Việt Nam chúng tôi ghép vào nhóm mèo nội, Mèo ngoại (mèo tây): là những giống mèo nhập ngoại từ các nước khác như mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo Ba Tư mặt tịt, mèo Nga các trường hợp mèo là mèo lai giữa các giống mèo ngoại với nhau và đẻ tại Việt Nam thì chúng tôi ghép vào các giống mèo ngoại. 3.3.1.3. Xét nghiệm, chẩn đoán Xét nghiệm: sử dụng phương pháp soi tươi, quan sát trạng thái sống cảu tế bào. Mẫu sau khi lấy được soi dưới kính hiển vi vật kính 10 để tìm ký sinh trùng Demodex sp. và Sarcoptes sp.. Chẩn đoán: chẩn đoán căn bệnh dựa trên hình thái của ký sinh trùng Demodex canis và Sarcoptes sp theo mô tả của Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996). 3.3.2.2. Phân nhóm chó mèo theo kiểu lông Theo Jiongxin Liu et al (2012), dựa vào đặc điểm sinh học của chó, các nhóm lông chó được phân loại dựa vào tài liệu phân loại giống chó. Chúng tôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 tiến hành phân loại các ca bệnh thành 2 nhóm chó, mèo lông ngắn và chó, mèo lông dài. Chó lông ngắn: gồm những con chó có độ dài của lông phủ ngắn hơn 2cm và lông thường mượt và áp sát vào da, thường gặp ở chó thuộc giống Fox, Dobermann, Phú Quốc, Bully, Bull Terrier, Bull Dog... Chó lông dài: gồm những con chó có độ dài của lông phủ dài hơn 2cm thường xù, quăn và phải chăm sóc tắm chải thường xuyên chẳng hạn như Poodle, Fox sóc, Akita, Alaska,... Mèo lông ngắn: gồm những con mèo có độ dài của lông phủ ngắn hơn 2cm, lông thường mượt và thưa, sợi lông nặng và áp sát vào da, thường là các con mèo thuộc giống mèo ta như mèo đen, mèo nhị thể, các con mèo thuộc giống mèo xiêm, Mèo lông dài: gồm những con mèo có độ dài của lông phủ dài hơn 2cm, lông thường dày và thưa, lông xù bông thường là các con mèo thuộc các giống mèo ngoại như mèo Ba Tư, mèo Ạnh lông dài, mèo Exotic, mèo Scottish,. 3.3.2.3. Phân nhóm chó mèo theo mùa Chúng tôi dựa vào thời tiết, khí hậu của thành phố Hà Nội để chia thành các mốc thời gian trong quá trình nghiên cứu. Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Vì vậy, chúng tôi chia thành các mốc thời gian nghiên cứu như sau: + Mùa Xuân: Từ tháng 1đến hết tháng 3. + Mùa Hạ: Từ tháng 4 đến hết tháng 6. + Mùa Thu: Từ tháng 7 đến hết tháng 9. + Mùa Đông: Từ tháng 10 đến hết tháng 12. 3.3.2.4. Phân nhóm chó mèo theo lứa tuổi Chúng tôi phân chó mèo nghiên cứu thành 3 nhóm lứa tuổi như sau: + Dưới 6 tháng tuổi. + Từ 6 tháng đến 1 tuổi. + Trên 1 tuổi. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Chó và mèo dưới 6 tháng tuổi là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với chúng. Tất cả giai đoạn khó khăn đều xảy ra trong khoảng lứa tuổi này bắt đầu từ việc tập ăn thức ăn đặc, sau đó đến cai sữa, tách đàn tách mẹ đổi chủ đồng nghĩa với việc thay đổi hoàn toàn môi trường sống, thay răng, tiêm phòng Chó và mèo trên 6 tháng và dưới 1 tuổi là khoảng thời gian bắt đầu ổn định, chúng bắt đầu động dục và có những gia đình cho lấy giống trong khoảng thời gian này. Trong khoảng thời gian này, trong cơ thể chúng có sự thay đổi mạnh về các tuyến nội tiết, và khi động dục hay đã phối giống sức đề kháng cũng thay đổi. Chó mèo trên 1 tuổi hầu như đã phát triển hoàn thiện, sức đề kháng của cơ thể cũng tốt nhất. 3.3.3. Phương phápxử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm máy tính để xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến từng trường hợp cụ thể. Sử dụng chương trình Excel, Minitab để xử lý thống kê. Sự sai khác chỉ có ý nghĩa khi P<0,05. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ BỆNH N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_dich_te_cua_ngoai_ky_sin.pdf
Tài liệu liên quan