Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên

MỤC LỤC

Đặt vấn đề . 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu .

1.1. Sơ lược về giải phẫu, mô học, sinh lý học và cơ chế tràn dịch màng phổi do lao.3

1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của TDMP do lao . 7

Chương 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu . 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 18

2.3. Phương pháp nghiên cứu . 18

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 18

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu . 23

2.6. Vật liệu nghiên cứu . 23

2.7. Xử lý số liệu . 23

Chương 3: Kết quả nghiên cứu . 26

3.1. Một số thông tin chung về tuổi, giới, nghề nghiệp . 26

3.2. Một số đặc điểm lâm sàng . 28

3.3. Đặc điểm một số xét nghiệm trong TDMP do lao . 33

Chương 4: Bàn luận . 40

4.1. Một số thông tin chung. . 40

4.2. Đặc điểm về lâm sàng . 42

4.3. Đặc điểm một số xét nghiệm. 49

4.4. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn. 53

4.5. Hình ảnh siêu âm màng phổi. 55

Kết luận . 61

Khuyến nghị . 63

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên, tiến hành xét nghiệm. + Xác định kết quả tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái nguyên. . Đánh giá kết quả: - Nồng độ protein: < 30 g/l là dịch thấm  30 g/l là dịch tiết - Phản ứng Rivalta: - Dương tính - Âm tính + Tìm AFB trong dịch màng phổi bằng phương pháp soi trực tiếp với kỹ thuật nhuộm Ziehl- Neelsen, nuôi cấy. . Đánh giá kết quả: âm tính, dương tính + Phản ứng Mantoux: tiến hành thử phản ứng cho tất cả các bệnh nhân bằng dung dịch Tuberculin với liều lượng 1/10ml, tiêm vào trong da ở vị trí 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên . Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux dựa theo chương trình chống lao quốc gia bằng cách đo đường kính ngang cục sẩn sau tiêm 72h bằng thước nhựa có vạch [32]. d  5mm là phản ứng (-) d = 5 - 10mm là (±) d = 10 - 15mm là (+) (nhẹ) d = 15 - 20mm là (++) (trung bình) d > 20mm là (+++) (mạnh) * Chụp Xquang phổi chuẩn và nhận định kết quả được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái nguyên * Siêu âm màng phổi được thực hiện tại phòng siêu âm khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh phổi Thái Nguyên với các máy siêu âm có độ phân giải cao; Kontron sigma 21, Logig 200. Sử dụng đầu dò lồi, đầu dò hình dẻ quạt, đầu dò quét thẳng có tần số 5 MHz và 7,5 MHz. - Thăm khám siêu âm ở các bình diện khác nhau với tư thế bệnh nhân nằm, ngồi. Lần lượt thăm khám các vị trí: vùng đáy phổi, thành ngực trước, sau và hai bên. * Ghi nhận về các dấu hiệu hình ảnh siêu âm. - Hình ảnh màng phổi bình thường: hai đường tăng âm rõ nét trượt lên nhau theo nhịp thở là lá thành và lá tạng màng phổi. Chiều dày của mỗi đường vào khoảng 1 0,2mm. - Hình ảnh TDMP tự do: ổ trống âm hình lưỡi liềm ở phía trên cơ hoành khi bệnh nhân được khám ở tư thế nằm ngửa. Ở tư thế ngồi dịch tập trung ở phần thấp, lấp đầy các túi cùng sườn hoành + Đánh giá mức độ dịch: ở 3 mức độ . TDMP mức độ I: chỉ thấy dịch trong các góc sườn hoành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên . TDMP mức độ II: khi thấy có dịch xấp xỉ mặt hoành hoặc dịch đã vượt qua mặt hoành song chiều cao cột dịch đo từ điểm cao nhất vòm hoành lên trên không quá 2cm. . TDMP mức độ III: khi chiều cao cột dịch nói trên lớn hơn 2cm. - Hình ảnh TDMP có vách ngăn: thấy nhiều ổ trống âm hoàn toàn hoặc các ổ thưa âm có hình dạng và kích thước khác nhau, ngăn cách giữa các ổ dịch là các vách (thể hiện là các dải tăng âm nằm trong khoang màng phổi). - Hình ảnh TDMP khu trú: ổ trống âm hoặc thưa âm thành mỏng hay dày nằm ở các vị trí bất kỳ, ít thay đổi khi bệnh nhân chuyển tư thế. - Hình ảnh dày dính màng phổi: khi thấy đường tăng âm màng phổi dày > 3mm. Không thấy ổ trống âm và không thấy sự trượt của hai đường tăng âm màng phổi khi thở. - Vôi hoá màng phổi: hình mảng tăng âm thường thấy trên nền màng phổi dày, thường là lá tạng, phát hiện rõ khi có TDMP. - Với các trường hợp có dịch: nghiên cứu hình dạng ổ dịch, đánh dấu vị trí chọc hút dịch màng phổi. 2.6. Vật liệu nghiên cứu - Bệnh án nghiên cứu, bơm kim tiêm, ống nghiệm, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy siêu âm, xquang vv... 2.7. Xử lý số liệu: xử lý bằng thuật toán thống kê y học sử dụng phần mềm Epi-Info 6.0. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số thông tin chung về tuổi, giới và nghề nghiệp Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới Giới Tuổi Nam Nữ Tổng số BN Số lượng BN Tỷ lệ% Số lượng BN Tỷ lệ% n = 55 Tỷ lệ% 18- 30 12 42,1 ± 16,3 21,8 5 9,0 17 30,8 31 - 40 10 18,2 2 3,6 12 21,8 41 - 50 4 7,3 5 9,0 9 16,3 51 - 60 1 1,8 2 3,6 3 5,4 >60 10 18,2 4 7,4 14 25,6 Tổng số 37 67,2% 18 32,6 55 100,0 X ± SD 42,1 ± 16,3 Nhận xét: - Độ tuổi gặp nhiều nhất từ 18 đến 40 tuổi (chiếm 52,6%) - Tuổi trung bình của bệnh nhân là 42,1 ± 16,3 - BN nam chiếm 67,2% gấp 2 lần BN nữ (chiếm 32,6%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 11.6 52.6 9.1 12.6 21.7 18.2 7.4 25.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 18-40 41-60 >60 §é tuæi Tû lÖ % Nam N÷ Tæng Biểu đồ 3.1. Giới tính và các độ tuổi ở bệnh nhân TDMP do lao Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp BN Nghề nghiệp Số lƣợng BN Tỷ lệ% Làm ruộng 23 41,8 Nghề tự do 10 18,2 Hưu trí, mất sức 10 18,2 Cán bộ, công chức 5 9,1 Công nhân 4 7,3 Học sinh, sinh viên 3 5,5 Tổng số 55 100,0 Nhận xét: - Số BN có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%) - BN nghỉ hưu, mất sức, nghề tự do đều gặp tỷ lệ ngang nhau (18,2%). - Công nhân, học sinh chiếm 12,8%. - Cán bộ công chức chiếm 9,1%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41.8 18.2 7.3 5.5 9.1 18.2 0 10 20 30 40 50 Lµm ruéng H•u trÝ, mÊt søc C«ng nh©n Häc sinh, sinh viªn C¸n bé, c«ng chøc NghÒ tù do NghÒ nghiÖp Tû lÖ (%) Biểu đồ 3.2. Kết quả phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng Bảng 3.3. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi được xác định chẩn đoán BN Thời gian Số lƣợng BN Tỷ lệ% < 2 tuần 34 61,8 2 - 4 tuần 15 27,3 > 4 tuần 6 10,9 Tổng số 55 100,0 X ± SD (ngày) 16,3 ± 11,5 (ngày) Nhận xét: - Bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sớm trước 2 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 61,8%. - Số BN được chẩn đoán trong thời gian 2- 4 tuần chiếm 27,3%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Số BN đến khám và xác định chẩn đoán muộn trên 4 tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,9%). - Thời gian xác định chẩn đoán trung bình là 16,3 ± 11,5 (ngày) 3.2.1. Triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính chất sốt Tính chất sốt Liên tục Về chiều Tổng Số lượng bệnh nhân 5 42 47 Tỷ lệ % 9,1 76,4 85,5 Nhận xét: - Có 85,5% bệnh nhân TDMP do lao có sốt, trong đó sốt về chiều gặp hay gặp nhất, (chiếm 76,4%), sốt liên tục gặp 9,1%. Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ sốt BN Mức độ sốt Số lƣợng BN Tỷ lệ% Sốt nhẹ 23 41,8 Sốt vừa 20 36,4 Sốt cao 3 5,5 Không sốt 9 16,4 Tổng 55 100,0 X ± SD ( 0 C ) 38,5 ± 0,6 0 C Nhận xét: - Tỷ lệ sốt nhẹ gặp nhiều nhất, chiếm 41,8%. - Sốt cao chỉ gặp 3/55 các trường hợp, chiếm 5,5%. - Nhiệt độ trung bình của 55 bệnh nhân nghiên cứu là 38,5 ± 0,6 0C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41.8 36.4 5.5 16.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Møc ®é sèt Tû lÖ (%) Sèt nhÑ Sèt võa Sèt cao Kh«ng sèt Biểu đồ 3.3. Tương quan tỷ lệ giữa các mức độ sốt Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng BN Triệu chứng Số lƣợng BN Tỷ lệ% Đau ngực 48 87,3 Khó thở 44 80,0 Ho 52 94,5 Ho khan 46 83,6 Ho có đờm 6 10,9 Nhận xét: - Đau ngực chiếm 87,3%. - Ho thường gặp chiếm 94,5%, chủ yếu là ho khan (chiếm 83,6%), ho có đờm chiếm 10,9%. - Khó thở chiếm 80%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể BN Triệu chứng Số lƣợng BN Tỷ lệ% Hội chứng 3 giảm 55 100,0 Cử động lồng ngực giảm 50 90,9 Dấu hiệu mỏm tim bị đẩy 37 67,3 Lồng ngực vồng 27 49,1 Lồng ngực bình thường 28 50,9 Nghe phổi có ran nổ, ran ẩm ở đỉnh 5 9,1 Nhận xét: - Hội chứng 3 giảm gặp ở tất cả các BN trong nhóm nghiên cứu. - Triệu chứng cử động lồng ngực giảm thường gặp, chiếm 90,9%. - Dấu hiệu mỏm tim bị đẩy chiếm tỷ lệ 67,3 % và lồng ngực vồng là 49,1%. - Có 5 bệnh nhân nghe được ran nổ, ran ẩm ở đỉnh phổi (chiếm 7,2%). 3.2.2. Nghiên cứu về dịch màng phổi Bảng 3.8. Màu sắc DMP BN Màu sắc DMP Số lƣợng BN Tỷ lệ% Vàng chanh 55 100,0 Đỏ máu 0 0,0 Đục mủ 0 0,0 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - DMP màu vàng chanh gặp 100% bệnh nhân. - DMP màu đỏ, đục mủ không gặp trường hợp nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.9. Tổng lượng DMP trong quá trình điều trị BN Số lƣợng dịch (ml) Số lƣợng BN Tỷ lệ% < 500 6 10,9 500 - 2000 27 49,1 > 2000 22 40,0 Tổng 55 100,0 X ± SD (ml) 1944,3 ± 985,4 Nhận xét: - Lượng DMP mức độ 500 – 2000 ml chiếm tỷ lệ cao nhất (49,1%). - Lượng DMP < 500ml chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,9%). - Lượng DMP > 2000ml chiếm tỷ lệ 40,0%. - Lượng dịch trung bình là1944,3± 985,4 ml. Bảng 3.10. Số lần chọc hút DMP trong quá trình điều trị BN Số lần chọc hút Số lƣợng BN Tỷ lệ% 2 -3 lần 20 36,4 > 4 lần 35 63,6 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - Số BN được chọc hút DMP từ 4 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (63,6%), chọc hút 2-3 chiếm tỷ lệ 36,4%. Bảng 3.11. Thời gian hết DMP trong quá trình điều trị BN Thời gian Số lƣợng BN Tỷ lệ% < 2 tuần 40 72,7 2 - 4 tuần 14 25,5 > 4 tuần 1 1,8 Thời gian nằm điều trị Min 5 ngày, Max 28 ngày X ± SD (ngày) 12,2 ± 5,6 Nhận xét: - Trong 55 BN nghiên cứu những trường hợp điều trị hết DMP sớm nhất là 5 ngày, lâu nhất là 28 ngày, thời gian hết DMP trung bình là 12,2 ± 5,6 ngày. - Thời gian hết DMP trước 2 tuần thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 72,7%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2. Đặc điểm một số xét nghiệm trong TDMP do lao Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm máu Bệnh nhân Xét nghiệm máu Số bệnh nhân (n = 55) Tỷ lệ % Số lượng hồng cầu < 3,1 T/l 1 1,8 3,1 - 3,69 T/l 4 7,3  3,7 T/l 50 90,9 Số lượng bạch cầu < 5 G/l 4 7,3 5-9 G/l 42 76,4 > 9 G/l 9 16,4 Công thức bạch cầu Đa nhân trung tính (%) < 60 3 5,4 60 - 70 17 30,9 > 70 35 63,6 Lymphocyte (%)  30 47 85,5 > 30 8 14,5 Tốc độ lắng máu sau 1 giờ < 30mm 2 3,6 30 - 50mm 11 20,0 > 50mm 42 76,4 X ± SD (mm) 52,02 ± 6,58 Nhận xét: - Số lượng HC  3,7 T/l gặp đa phần ở các trường hợp nghiên cứu, (chiếm 90,9%). - Số lượng bạch cầu 5 - 9 G/l gặp với tỷ lệ cao nhất (chiếm 76,4%). - Tỷ lệ bạch cầu trung tính trên 70% chiếm cao nhất (63,6%), gần gấp đôi so với nhóm bạch cầu đa nhân trung tính từ 60-70% và dưới 60% (chiếm 36,3%). - Bạch cầu Lymphocyte  30% chiếm 85,5% ca bệnh. - Tốc độ lắng máu sau 1 giờ > 30mm chiếm 96,4%, trong đó tốc độ lắng máu 1 giờ > 50mm chiếm 76,4%. - Giá trị trung bình của tốc độ lắng máu sau 1 giờ là 52,02 ± 6,58 mm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.13. Kết quả phản ứng Rivalta, nồng độ protein trong dịch màng phổi Phản ứng Rivalta Protein Dƣơng tính Số lượng Tỷ lệ% Protein (g/l) < 30 1 1,8 30-50 20 36,4 > 50 34 61,8 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - Nồng độ protein trên 50 g/l chiếm ưu thế (61,8%). - Phản ứng Rivalta dương tính ở 100% các ca bệnh, mặc dù tỷ lệ Protein < 30g/ lit chiếm tỷ lệ 1,8%. Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm AFB trong dịch màng phổi Phƣơng pháp AFB Nhuộm soi trực tiếp Số lượng BN Tỷ lệ% Dương tính 4 7,3 Âm tính 51 92,7 Nhận xét: - Đa phần nhuộm soi trực tiếp cho kết quả âm tính (chiếm 92,7) - Chỉ có 7/55 trường hợp tìm thấy BK trong DMP (chiếm7,3). Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm Mantoux BN Dƣơng tính Số lƣợng BN Tỷ lệ% Nhẹ 9 16,4 Vừa 15 27,3 Mạnh 27 49,1 Tổng 51 92,8 Nhận xét: - Tỷ lệ Mantoux dương tính của TDMP do lao là 92,8%, trong đó phản ứng Mantoux ở mức độ mạnh và vừa gặp với tỷ lệ 76,4% gấp 3 lần so với mức độ nhẹ 16,4%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn và siêu âm trong TDMP do lao 3.3.1. Hình ảnh Xquang Bảng 3.16. Vị trí tràn dịch màng phổi BN Vị trí tràn dịch Số lƣợng BN Tỷ lệ% TDMP Bên phải 26 47,3 TDMP Bên trái 29 52,7 TDMP Hai bên 0 0 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - TDMP ở bên phải chiếm 47,3%, bên trái chiếm 52,7%. - TDMP hai bên không gặp trường hợp nào Bảng 3.17. Loại tràn dịch BN Vị trí tràn dịch Số lƣợng BN Tỷ lệ% TDMP tự do 54 98,2 TDMP khu trú 1 1,8 Nhận xét: - TDMP tự do trên hình ảnh Xquang gặp ở 98,2% các trường hợp nghiên cứu, TDMP khu trú chỉ gặp duy nhất một trường hợp (chiếm 1,8%). Bảng 3.18. Mức độ tràn dịch màng phổi BN Mức độ tràn dịch Số lƣợng BN Tỷlệ% TDMP ít 5 9,3 TDMP trung bình 39 72,2 TDMP nhiều 10 18,5 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - Trên hình ảnh Xquang TDMP ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất (72,2%). - TDMP mức độ ít chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.19. Tổn thương nhu mô phổi phối hợp BN Tổn thƣơng nhu mô phổi Số lƣợng BN Tỷ lệ% Thâm nhiễm 14 25,4 Nốt 3 5,4 Hang lao 0 0 Xơ 3 5,4 Tổng 20 36,2 Nhận xét: trên hình ảnh Xquang gặp chủ yếu là tổn thương thâm nhiễm, chiếm tỷ lệ 25,4%. - Tổn thương nốt, xơ đều gặp với tỷ lệ ngang nhau là 5,4%. - Tổn thương hang không gặp trường hợp nào. 3.3.2. Hình ảnh siêu âm màng phổi trong TDMP do lao Bảng 3.20. Vị trí tràn dịch màng phổi BN Vị trí tràn dịch Số lƣợng BN Tỷ lệ% TDMP phải 26 47,3 TDMP trái 29 52,7 TDMP hai bên 0 0 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - TDMP bên phải chiếm tỷ lệ 47,3%, bên trái là 52,7%. - TDMP hai bên không gặp trường hợp nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.21. Loại tràn dịch màng phổi BN Loại tràn dịch Số lƣợng BN Tỷ lệ% TDMP tự do 54 98,2 TDMP khu trú đơn thuần 1 1,8 Tổng 55 100,0 Nhận xét: - TDMP tự do gặp tỷ lệ cao nhất (98,2%). - TDMP khu trú đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp (1,8%). Bảng 3.22. Tổn thương màng phổi BN Hình ảnh siêu âm Số lƣợng BN Tỷ lệ% Vách hoá màng phổi 32 58,2 Dày màng phổi đơn thuần 20 36,4 Dày dính màng phổi 3 5,5 Vôi hoá màng phổi 0 0 Nhận xét: - Tổn thương màng phổi có vách hoá màng phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (58,2%). - Dày màng phổi đơn thuần gặp là 36,4%. - Dày dính màng phổi gặp tỷ lệ ít nhất (5,5%). - Vôi hoá màng phổi không gặp trường hợp nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.23. Kết quả đánh giá tương quan mức độ dịch của hình ảnh siêu âm với kết quả chọc hút DMP. Hình ảnh siêu âm mức độ Lƣợng dịch TDMP chọc hút (ml) Mức độ I Mức độ II Mức độ III Tổng n % n % n % n % < 500 5 9,1 1 1,8 0 0 6 10,9 500 - 2000 5 9,1 16 29,1 6 10,9 21 38,2 > 2000 0 0 9 16,4 13 26,6 22 40 Tổng 10 18,2 26 47,3 19 34,5 55 100,0 X ± SD (ml) 1016,0 ± 691,9 1960,6 ±963,69 2410,5 ± 821,85 Nhận xét: - TDMP mức độ I chiếm 18,2%, trong đó tỷ lệ tràn dịch ở mức độ ít và trung bình chiếm tỷ lệ ngang nhau (9,1%), TD mức độ nhiều không gặp trường hợp nào. - TDMP mức độ II chiếm 47,3%, trong đó 16 trường hợp có tổng lượng dịch từ 500 - 2000 ml/1 BN chiếm 29,1%, 9 trường hợp có tổng lượng dịch > 2000 ml/1 BN (chiếm 16,4%), chỉ có 1 trường hợp tổng lượng dịch 490 ml (1,8%). - TDMP mức độ III chiếm 34,5%, trong đó 13 trường hợp có tổng lượng dịch > 2000 ml/1 BN chiếm 26,6%, 6 trường hợp có tổng lượng dịch từ 500 - 2000 ml/1 BN (chiếm 10,9%), không gặp trường hợp nào tổng lượng dịch < 500ml. - Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ I là 1016,0 ± 691,9 ml. - Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ II là 1960,6 ± 963,69 ml. - Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ III là 2410,5 ± 821,8 ml. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. Một số thông tin chung 4.1.1. Tuổi và giới * Tuổi Tuổi trung bình trong 55 bệnh nhân TDMP do lao là 42,1  16,3. Số bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 52,6%, trên 60 tuổi là 25,6%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước. Trần Văn Sáu cho rằng tuổi trung bình của bệnh nhân TDMP do lao là 39,3  11,7 [34]; Hoàng Thị Phượng và CS gặp 59,6% số bệnh nhân dưới 40 tuổi [30]. Nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cũng có nhận xét tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Theo Follador EC và CS khi nghiên cứu trên 44 bệnh nhân lao màng phổi thấy tuổi trung bình là 40 [45]; Hsu CJ và CS khi phân tích bệnh án của các bệnh nhân TDMP do lao từ tháng 12/1990 - 11/1995 thấy tuổi trung bình của bệnh nhân TDMP do lao là 47,5 (từ 15 - 90 tuổi) [47]; Gần đây hơn năm 2001 theo Richard W Light cho thấy bệnh nhân viêm màng phổi do lao thường trẻ hơn bệnh nhân bị lao nhu mô phổi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 28 [52]. Qua kết quả nghiên cứu về tuổi mắc bệnh cho thấy rằng ở nước ta hiện nay TDMP do lao thường gặp hầu hết ở lứa tuổi trẻ, điều đó có thể được giải thích rằng tình hình nhiễm lao ở nước ta còn cao. Theo WHO (2004) Việt Nam đứng thứ 13 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn cầu [1], [6]. Nước ta lại là nước có kết cấu dân số trẻ do đó người trẻ tuổi vẫn là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn. Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số nghiên cứu của các tác giả khác đều thấy rằng tuổi mắc bệnh hiện nay của bệnh nhân TDMP do lao đa số là dưới 40 tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên * Giới Tỷ lệ nam, nữ cũng là một vấn đề được lưu ý. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ nam chiếm 67,2%, nữ chiếm 32,6% (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả của Phạm Thị Hoà Mỹ, Nguyễn Ngọc Hùng cho thấy tỷ lệ nam là 64% [25]; Đỗ Châu Hùng thấy tỷ lệ bệnh nhân nam là (70,3%) [14]; Trần Văn Sáu thấy tỷ lệ nam mắc gần gấp 2 lần so với nữ [34]. Một số tác giả nước ngoài cũng có nhận xét tương tự như vậy; Theo Suzuki H. tỷ lệ nam/ nữ là 2/1 [54]; HSu CJ. và CS tỷ lệ nam là 68%, còn nữ là 32%[47]. Nhìn chung tỷ lệ người TDMP do lao ở nam giới thường mắc cao hơn rất nhiều so với nữ, điều này có liên quan đến cường độ lao động và sức đề kháng, mặt khác nghề nghiệp và cách sống ở nam giới có nhiều nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nên dễ dàng tiến triển từ nhiễm lao thành bệnh lao hơn so với nữ [1]. * Liên quan đến giới tính và các độ tuổi. Kết quả nghiên cứu về tuổi mắc bệnh và tỷ lệ nam/ nữ cho thấy rằng ở độ tuổi trên 60 số bệnh nhân nam chiếm 18,2%, nhiều gấp 3 lần số bệnh nhân nữ (chiếm 7,4%). Phải chăng điều này là do ở độ tuổi trên 60 nam giới vấn có những thói quen không tốt cho sức khoẻ như hút thuốc lá, tự chăm sóc sức khoẻ bản thân kém, do vậy ảnh hưởng tới sức đề kháng và tăng khả năng mắc bệnh lên nhiều lần. Kết quả của chúng tôi tương đối là phù hợp với nghiên cứu của Chan và CS trước đó khi nghiên cứu về TDMP do lao cho thấy rằng nam giới có độ tuổi cao thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,6 lần so với nữ [42]. 4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Kêt quả bảng 3.2 cho thấy TDMP do lao xuất hiện ở những đối tượng khác nhau, trong đó những người làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%), sau là số bệnh nhân có nghề tự do và hưu trí chiếm tỷ lệ ngang nhau (18,2%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện số bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ (30%), lao động tự do là (27,5%) [10]; Điều này chứng tỏ những người có nghề nghiệp nặng nhọc, thu nhập thấp hoặc già yếu thì sức đề kháng giảm, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên. 4.2. Đặc điểm về lâm sàng 4.2.1. Về thời gian bị bệnh Thời gian này được tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đầu tiên cho đến khi được xác định chẩn đoán. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân TDMP do lao đến khám và được chẩn đoán sớm trước 2 tuần chiếm 61,8%, từ 2 - 4 tuần là 27,3%, trên 4 tuần chiếm tỷ lệ ít nhất là 10,9%. Thời gian bị bệnh đến khi được xác định chẩn đoán trung bình là 16,3  11,5 ngày (bảng 3.3). Nguyễn Huy Điện khi nghiên cứu trên tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng thấy số bệnh nhân có thời gian chẩn đoán bệnh sớm hơn 2 tuần là 37,5%, từ 2 - 4 tuần là 20%, tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi, số bệnh nhân được chẩn đoán muộn trên 4 tuần là 42,5% và cao hơn kết quả của chúng tôi [10]. Sở dĩ có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu như vậy chúng tôi cho rằng xã hội ngày càng phát triển, vấn đề về sức khoẻ của mỗi người ngày càng được quan tâm nhiều hơn nên họ đã ý thức được tầm quan trọng của việc khám chữa bệnh cộng thêm với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hiện có, so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện thì tỷ lệ bệnh nhân vào viện được xác định chẩn đoán dưới 4 tuần của chúng tôi cao hơn, đặc biệt thời gian từ lúc khởi phát đến khi được xác định chẩn đoán dưới 2 tuần chiếm 61,8% so với 37,5% [10]. Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng TDMP do lao vào viện trong giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Richard W Light nghiên cứu trên 71 bệnh nhân thấy có 50 bệnh nhân (chiếm 72%) có triệu chứng bệnh khởi phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên diễn biến bệnh chưa đến một tháng, trong đó 25 bệnh nhân (chiếm 45,5%) có triệu chứng ban đầu chưa đến 1 tuần [52]. Theo Mai Văn Khương và Hoàng Minh thì cần phải tiến hành chọc hút dịch màng phổi một cách sớm nhất, triệt để sẽ tránh được hiện tượng dầy dính và vách hoá màng phổi sau này [18], [23]; Vì vậy mà thời gian xác định chẩn đoán bệnh sớm khi vừa mới khởi phát là việc làm hết sức cần thiết nó có tác dụng tích cực đến kết quả điều trị. 4.2.2. Về triệu chứng toàn thân, cơ năng và thực thể * Sốt: đây là một triệu chứng khá điển hình trong TDMP do lao, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 85,5% bệnh nhân có sốt trong đó 9,1% bệnh nhân sốt liên tục và 76,4% bệnh nhân có sốt về chiều (bảng 3.4). Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hoà Mỹ và CS thấy sốt về chiều gặp tỷ lệ tương đối cao (88%), sốt liên tục là 12% [26]; Vũ Thị Hạnh gặp 81,1% trường hợp có sốt, trong đó sốt về chiều chiếm 71% [12]. Nghiên cứu cũng cho thấy sốt nhẹ chiếm tỷ lệ 41,8%, sốt vừa là 36,4%, sốt cao là 5,5%, nhiệt độ trung bình cặp cho 55 bệnh nhân nghiên cứu là 38,5  0,65oC (bảng3.5). Trần Văn Sáu có sốt nhẹ và sốt vừa là 95,79% [34]; Đặng Hùng Minh gặp sốt là 86,2%, trong đó sốt nhẹ và vừa chiếm 68,9% [22]. Theo chúng tôi sự liên quan giữa sốt và lao là chặt chẽ, khi có TDMP trên 1 bệnh nhân có sốt cũng sẽ là một dấu hiệu quan trọng giúp cho hướng tới nguyên nhân do lao, tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân TDMP do lao cũng có sốt, điều đó được minh chứng qua nghiên cứu của chúng tôi thấy có 16,4% bệnh nhân không hề có sốt nhưng khi được điều trị bằng các thuốc chống lao và hút dịch lại cho kết quả rất tốt. Phải chăng có một số ít bệnh nhân không sốt do số lượng dịch ít trong khoang màng phổi, nhận định đó đã được Cronpton J và CS nhắc tới trong những nghiên cứu trước đó [43]; Kết quả này cũng tương đối phù hợp với nghiên cứu của Richar W Light thấy bệnh nhân không sốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên chiếm 14,3% [52]. Như vậy trong TDMP do lao đa phần là có sốt, trong đó thường gặp sốt về chiều và ở mức độ nhẹ và vừa là chủ yếu. * Các triệu chứng cơ năng - Đau ngực: cũng là một triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân TDMP do lao, trong kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 thấy có 87,3% số bệnh nhân có đau ngực ở các mức độ khác nhau. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Kim gặp 85,4%; Trần Văn Sáu gặp 100% các trường hợp nghiên cứu [19]. Có tác giả cho rằng đau ngực trong TDMP do lao là do những tổn thương lao ở màng phổi thành kích thích vào các dây thần kinh cảm giác ở lá thành [34]. - Khó thở: kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp 80% bệnh nhân có khó thở; tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thản gặp 79,4% trường hợp và Trần Văn Sáu gặp 95% trường hợp có khó thở [34], [37]. Khó thở không chỉ xuất hiện khi lượng dịch nhiều (> 2000ml) mà còn phụ thuộc vào sự tiến triển nhanh của dịch màng phổi [19], [31]; Điều đó cũng được khẳng định qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 80% bệnh nhân khó thở trong khi số bệnh nhân TDMP có tổng lượng dịch > 2000ml chỉ chiếm 40% (bảng 3.10). - Ho: chúng tôi gặp 94,5% số bệnh nhân có ho, trong đó ho khan là 83,6%, còn ho có đờm là 10,9% (bảng 3.6). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Sáu ho gặp 89% trong đó ho khan chiếm 84% [34]; Ho trong TDMP do lao chủ yếu là ho khan do kích thích màng phổi của dịch [16]; Các nghiên cứu trong nước cũng cho rằng ho trong TDMP do lao chủ yếu là ho khan, ho có đờm xuất hiện khi có tổn thương nhu mô phổi [23], [31]. Như vậy qua nghiên cứu các đặc điểm về triệu chứng cơ năng, toàn thân chúng tôi thấy rằng trong TDMP do lao thì sốt, đau ngực, khó thở, ho là những triệu chứng cơ năng hay gặp và chiếm một tỷ lệ khá cao. * Các triệu chứng thực thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Về các triệu chứng thực thể của TDMP theo nhận xét của nhiều tác giả thì các triệu chứng thường gặp là hội chứng 3 giảm, lồng ngực mất cân đối vv…Nghiên cứu của chúng tôi cũng thường gặp các triệu chứng này. - Hội chứng 3 giảm: chúng tôi gặp 100% các trường hợp nghiên cứu, đây là hội chứng kinh điển để chẩn đoán TDMP và được mô tả từ thời Laennec và cho đến nay vẫn còn giá trị. Kết quả của Trần Văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_Y_NK_NGN.pdf
Tài liệu liên quan