Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (canis familiaris fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.iv

DANH MỤC CÁC HÌNH.vi

MỤC LỤC.vii

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4

1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ.4

1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà .4

1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà.4

1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan .7

1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật.9

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM.12

1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam.12

1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam.15

1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN.16

1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới.16

1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam.17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.19

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.19

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của giống chó

bản địa dạng sói .19

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan giác quan của

giống chó bản địa dạng sói .21

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần

kinh của giống chó bản địa dạng sói.25

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (canis familiaris fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên các cá thể chó khoẻ mạnh, thành lập phản xạ có 22 điều kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x 12 cm) và thức ăn. Điều kiện thời tiết tốt, ban ngày không có mưa và sương mù, điều kiện ngoại cảnh yên tĩnh. Cách tiến hành: Đặt bảng lớn 1,5 x 1 m tại vị trí có địa hình bằng phẳng. Huấn luyện viên dắt chó vào trước bảng với khoảng cách ban đầu từ chó đến bảng lớn là 10 m. Huấn luyện viên cho chó ngồi hoặc đứng sao cho đầu hướng về bảng. Phía sau bảng lớn 1,5 x 1 m một người cầm bảng nhỏ giơ cao lên và di chuyển sang trái, sang phải cho chó quan sát. Khi chó có phản ứng với tấm bảng nhỏ thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía bảng lớn và thưởng thức ăn cho chó. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó không quan sát thấy bảng nhỏ thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể quan sát thấy. Khi đã xác định được khoảng cách xa nhất chó có thể nhìn thấy, tiến hành đo và ghi chép số liệu thực hiện được. Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác định khoảng cách mà chó có thể nhìn thấy vật ở mỗi giai đoạn tuổi b. Phương pháp nghiên cứu cơ quan thính giác - Nguyên tắc: Sử dụng thức ăn thành lập phản xạ có điều kiện cho chó khi nghe thấy tín hiệu âm thanh. - Cách tiến hành: Trên bãi tập bố trí các vạch cách nhau 10 m, từ điểm ban đầu cách xa 50 m, tại điểm ban đầu để một tấm bảng và bố trí tạo âm thanh trên bảng. Huấn luyện viên dắt chó đến các vị trí vạch đã được bố trí, huấn luyện viên cho chó ngồi hướng về phía bảng, để trôi qua hai giây một người khác dùng bảng điều khiển để tạo âm thanh ở tấm bảng. Khi chó có phản ứng với âm thanh thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía tấm bảng. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó 23 không nghe thấy âm thanh thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể nghe thấy. Khi đã xác định được khoảng cách xa nhất chó có thể nghe thấy, tiến hành đo và ghi chép số liệu thực hiện được. - Điều kiện tiến hành: Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện thời tiết bình thường, không mưa, không nắng quá to và không có gió to, yên tĩnh. Những con chó khoẻ mạnh, đã hình thành phản xạ với âm thanh (khi nghe thấy tiếng chuông thì chạy lại trước bảng ngồi) mới được tham gia thí nghiệm. + Điều kiện trang thiết bị:  Bãi tập: Sân bay bê tông Hòa Lạc có chiều dài 3000 m và rộng 50 m.  01 bảng có kích thước 1,5 x 1 m bên trên được bố trí âm thanh.  01 chuông điện tử dùng nguồn điên 220V để phát ra âm thanh có cường độ 80db, tần số 50hz. Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác định khoảng cách mà chó có thể nghe thấy âm thanh ở mỗi giai đoạn tuổi. c. Phương pháp nghiên cứu cơ quan khứu giác - Đối với giai đoạn chó choai (đánh giá ở 3 tháng tuổi): Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 5 x 5 m, đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách nhau 1,5 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá. - Đối với giai đoạn chó trưởng thành (đánh giá ở 9 tháng tuổi): Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 15 x 15 m, đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách nhau 3 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá. * Điều kiện và cách đánh giá: Tiến hành đánh giá đối với những cá thể chó khoẻ mạnh, không tiến đánh giá vào ngày mưa, gió to. Điều kiện bãi tập: bãi tập có diện tích rộng 24 300 m2 (bãi huấn luyện của trường sĩ quan lục quân I), tương đối bằng phẳng, cách xa khu dân cư, đường giao thông. * Thang điểm đánh giá như sau: - Độ nhạy cơ quan khứu giác (5 điểm): Thời gian lưu mẫu, số lượng vật tìm được và thời gian tìm được vật. + Thời gian lưu mùi hơi 30 phút. + Thời gian từ 01- 05 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 5 điểm. + Thời gian từ 06-10 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 4 điểm. + Thời gian từ 11-15 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 3 điểm. + Thời gian từ 16-20 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 2 điểm. + Thời gian từ 21-25 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 1 điểm. - Mức độ tích cực tìm kiếm: Dựa vào số điểm vết mà chó phát hiện ra để cho điểm, khả năng chó tự tiếp tục tìm kiếm khi phát hiện điểm vết (phát hiện hết các điểm vết được 5 điểm, mỗi điểm không phát hiện được trừ 1 điểm). - Khả năng hít vết liên tục: Dựa vào sự quan sát của huấn luyện viên khi cho chó truy vết để cho điểm, chó chạy sai đường vết mỗi lần trừ 1 điểm; chó đang truy vết mà ngừng hoặc nghỉ không hít vết tiếp (mỗi lần trừ 1 điểm). - Định hướng bằng cơ quan khứu giác: Mỗi lần chó truy vết bằng mắt sẽ bị trừ 1 điểm. Thang điểm xếp loại theo điểm trung bình của các chỉ tiêu: + Từ 4,5 đến 5 điểm: Xuất sắc + Từ 4 đến cận 4,5 điểm: Giỏi + Từ 3,5 đến cận 4 điểm: Khá + Từ 3 đến cận 3,5 điểm: Trung bình khá + Từ 2,5 đến cận 3 điểm: Trung bình + Dưới 2,5 điểm không đạt 25 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói Theo Alekxayev. A., (2007) [19], việc đánh giá các tính trạng trội của hành vi và đánh giá các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói dựa trên phản ứng của các cá thể chó trước những kích thích và tác động của người lạ đối với bản thân chúng; Phương pháp đánh giá một số tính trạng trội của hành vi và các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói trong huấn luyện nghiệp vụ được thực hiện tại Trạm thử nghiệm tổng hợp Hòa Lạc. a) Bố trí kiểm tra Để khảo sát các phản ứng hành vi của chó, phải chọn địa điểm chó chưa quen và không có các kích thích bên ngoài, có những nơi ẩn nấp tự nhiên hoặc nhân tạo, riêng biệt cho cán bộ huấn luyện, 2 trợ lý và người chỉ đạo. Ở giữa khu vực, phải bố trí cọc buộc chó và dây xích, làm sao để chó không cảm nhận được mùi và không nhìn thấy chủ, các trợ lý và người chỉ đạo. Theo tín hiệu của người chỉ đạo, huấn luyện viên hoặc chủ chó xích chó vào cọc và đi đến địa điểm định sẵn, sao cho chó không thể nhìn thấy. Người chỉ đạo quan sát hành vi của chó, đánh giá mức độ thể hiện của phản ứng lệ thuộc và phản ứng định hướng. Khi chó đã trấn tĩnh, theo tín hiệu của người chỉ đạo, trợ lý thứ nhất đi ra khỏi nơi ẩn nấp, bình tĩnh tiến đến trước mặt chó, gọi tên, thử trao thức ăn và trốn vào nơi ẩn nấp. Sau khi chó vừa trấn tĩnh, từ phía ngược lại, trợ lý 2 bước ra, cầm theo roi trong tay. Trợ lý 2 phải tạo ra tiếng la hét, trêu, kích thích chó bằng sự di động và nhanh chóng tiến về phía chó, giả bộ tấn công, đánh nhẹ bằng roi, và chạy nhanh vào nơi ẩn nấp. Sau đó, huấn luyện viên bước ra, bình tĩnh đến đặt trước mặt chó chậu thức ăn và trở về nơi ẩn nấp. Ngay sau khi chó bắt đầu ăn, người trợ lý thứ 2 lại xuất hiện, chạy nhanh đến chỗ chó, giả bộ tấn công và giành cướp chậu thức ăn. Sau 2 lần giả giành cướp thức ăn, trợ lý 2 trở về chỗ của mình. Lần xuất hiện bổ sung của trợ lý, được thực hiện nhằm xác định chính xác lần cuối 26 2 phản ứng: phòng vệ thụ động hoặc phản ứng hung dữ - hèn nhát, phản ứng nào trội hơn, với sự có mặt của huấn luyện viên. b) Đánh giá các tính trạng trội hành vi - Phản ứng lệ thuộc Phản ứng lệ thuộc thể hiện khá mạnh ở hầu hết các cá thể chó. Những cá thể chó có phản ứng lệ thuộc trội, luôn tìm cách chạy đến phía huấn luyện viên, nhìn về nơi chủ ẩn nấp. Khi trợ lý thứ nhất, thứ hai tiến đến gần, chó phản ứng lại hành vi của họ, nhưng khi họ rút, chó lập tức chuyển sang hướng chủ mình. Đối với thức ăn, chó hứng thú ăn khi chủ có mặt, còn khi chủ đi khỏi, chó ngừng ăn và chú ý quan sát hành vi của chủ. - Phản ứng định hướng Những cá thể trội phản ứng định hướng, tại những địa bàn mới thường ngửi xuống đất, nhìn xung quanh và chú ý, lắng nghe. Khi trợ lý đến gần, thường rướn lên phía trước, ngửi, ve vãn, thức ăn không nhận ngay, khi bị trêu chọc, không bộc lộ phản ứng tích cực phòng thủ và phản ứng hèn nhát. Cần phải nhớ rằng, phản ứng định hướng thường diễn ra trước các phản ứng khác và khi được bộc lộ đúng liều, nó nhanh chóng bị thay thế bằng các phản ứng khác. - Phản ứng phòng thủ - tích cực Những cá thể chó trội về phản ứng phòng thủ - tích cực, thường cảnh giác với người lạ. Khi trợ lý xuất hiện, thường tỏ ra hung dữ, tấn công chủ động, cắn xé trợ lý, không nhận thức ăn. Khi trợ lý thứ hai xuất hiện, chó còn hăng hơn, quyết liệt hơn, nhất là khi trợ lý dùng roi chọc, đánh. Nếu đang ăn, chó lập tức bỏ ăn mà chú ý ngay đến sự xuất hiện của trợ lý. Sau khi trợ lý rời đi, chó chưa trở lại ăn ngay mà tiếp tục nhìn theo trợ lý. - Phản ứng phòng thủ - thụ động Những con chó trội phản ứng phòng thủ - thụ động, khi đến địa bàn lạ, thường tỏ hèn nhát nhìn quanh, khi trợ lý xuất hiện thường bỏ chạy, khi bị 27 trêu chọc thường bỏ chạy lùi về sau hoặc nằm xuống đất. Đối với thức ăn, vừa ăn vừa sợ bỏ chạy hoặc không dám ăn. - Phản ứng thức ăn Những cá thể có phản ứng thức ăn trội, thì khi trợ lý đưa thức ăn, thường ăn ngay, hay ve vãn, khi bị chọc trêu, tỏ phản ứng hung dữ, đối với thức ăn, nhảy bổ vào ăn ngay, đầy tham lam, không để ý đến việc trợ lý đến gần, bảo vệ thức ăn khi bị giật và cố ăn nhanh thức ăn. - Phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác Cho chó tiến đến điểm có vết mùi tại hiện trường. Sau khi phát hiện được từ xa nơi có vết mùi, chó chuyển hướng chú ý về phía có mùi, ngửi và đi đến chỗ có vết mùi đó, đi qua nơi có vết mùi, dựa vào mùi xác định hướng đi của người trợ lý. c) Đánh giá thần kinh ở chó Việc xác định dạng hoạt động thần kinh cao cấp của chó trong thực tiễn là vấn đề không dễ. Khó là ở chỗ lựa chọn chính xác các kích thích khi nghiên cứu cường độ kích thích, ức chế, cân bằng và độ linh hoạt của quá trình này. Việc bố trí kiểm tra đánh giá nhanh các dạng thần kinh của chó cũng được tổ chức giống như việc kiểm tra đánh giá các tính trạng trội. Đối với những cá thể dạng mạnh không cân bằng hưng phấn, đặc trưng nổi bật là kích thích mạnh đối với trợ lý thứ nhất và còn mạnh hơn đối với trợ lý thứ hai. Sau khi các trợ lý đi khỏi, chó tiếp tục trong trạng thái kích động mạnh thêm một thời gian. Sau khi trấn tĩnh, chó nhanh chóng chuyển sang phản ứng mạnh với huấn luyện viên, với thức ăn và với tất cả mọi kích thích xuất phát từ môi trường xung quanh. Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt đặc trưng nổi bật là kích thích mạnh và chủ yếu lên hành động của trợ lý 2. Sau khi trợ lý này đi khỏi, chó nhanh chóng trấn tĩnh và chuyển nhanh sang sự xuất hiện của huấn luyện viên, đón nhận thức ăn và các kích thích khác. Trong quá trình kiểm tra, dễ nhận thấy sự thể hiện mạnh của tất cả 28 các phản ứng hành vi, dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi từ phản ứng này sang phản ứng khác. Đối với các cá thể chó thuộc dạng mạnh cân bằng không linh hoạt điểm đặc trưng là độ chậm chạp và uể oải của các phản ứng đối với hành động của người trợ lý. Sau khi bị kích thích bởi hành động của người trợ lý thứ nhất, chó rất khó chuyển sang trợ lý thứ hai và càng chậm chạp hơn đối với sự xuất hiện của huấn luyện viên và đón nhận thức ăn. Sự thể hiện yếu ớt và trì trệ cũng được nhận thấy trong phản ứng của chó đối với tác động của các kích thích khác. Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh yêu ức chế, nổi bật phản ứng định hướng đối với địa điểm mới, mùi, sự xuất hiện và rút lui của các trợ lý và sự ức chế bất ngờ của các phản ứng kích thích đối với sự tác động mạnh hoặc dứt khoát của trợ lý thứ hai. Ở những cá thể chó có quá trình kích thích yếu thì thường nổi bật độ thụ động của hành vi, còn những cá thể có quá trình ức chế yếu thì đặc trưng bởi phản ứng hấp tấp, giật mình vô cớ đối với tác động của các kích thích. Nếu sử dụng các kích thích mạnh, trong cả hai trường hợp đều gây ra ức chế, sự thận trọng và sợ hãi, mà sẽ hết sau một thời gian nhất định hoặc khi thay đổi bối cảnh. Đối với các cá thể chó dạng này, đặc trưng nổi bật là sự thể hiện yếu của các phản ứng cơ bản, còn phản ứng phòng thủ - thụ động, đôi khi thể hiện dưới hình thức hèn nhát. 2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. Sử dụng phương pháp clicker trong huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn được chuyên gia Nga ЮлияГаниская đưa ra năm 2018. 2.3.4.1. Phương pháp huấn luyện chó bản địa dạng sói tìm kiếm phát hiện bom mìn Phương pháp huấn luyện sử dụng clicker có thể thay đổi tùy thuộc vào các đặc điểm của hình thành kỹ năng và các điều kiện của quá trình huấn luyện. 29 Huấn luyện dùng clicker là phương pháp chọn lọc hành vi của chó, sử dụng sự củng cố tích cực tương đối, là một trong những cách phổ biến và hiệu quả trong huấn luyện dựa trên nhu cầu của động vật. Phương pháp clicker là cách huấn luyện dựa trên nhu cầu của bản thân phương pháp chọn lọc hành vi bằng sự củng cố tích cực, chủ yếu là củng cố bằng thức ăn, củng cố có điều kiện và củng cố tự nhiên. Đối với việc đào tạo chó để tìm kiếm thuốc nổ bằng mùi (tìm kiếm chất nổ), chuỗi các giai đoạn đào tạo clicker có thể được nhìn nhận như sau: Giai đoạn 1 - Hình thành, củng cố phản ứng có điều kiện đối với việc bấm clicker; Giai đoạn 2 - Cung cấp tín hiệu đối với mùi thuốc nổ; Giai đoạn 3 - Hình thành hành vi báo hiệu (chỉ định tín hiệu) với mùi thuốc nổ; Giai đoạn 4 - Hình thành “kịch bản” cho hành vi tìm kiếm, tùy thuộc vào tình hình tìm kiếm; đưa vào kích thích hoặc mệnh lệnh ban đầu cho chó; Giai đoạn 5 - Đưa tín hiệu cho mùi của thuốc nổ; Giai đoạn 6 - Hoàn thiện và củng cố quy trình tìm kiếm trong các tình huống tìm kiếm khác nhau; Giai đoạn 7 - Mở rộng các tình huống tìm kiếm và tăng độ khó của điều kiện tìm kiếm, tăng sức làm việc của chó. Trong đó, các giai đoạn 2 và 3 được kết hợp, tức là sự hình thành của hành vi báo hiệu xảy ra đồng thời với việc đưa ra một ý nghĩa tín hiệu cho mùi thuốc nổ, và giai đoạn 5 được chuyển đến một địa điểm thuận tiện có tính đến các yêu cầu cụ thể. Sự hình thành hành vi tìm kiếm được thực hiện theo các phương pháp được chấp nhận chung. 2.3.4.2. Phương pháp đánh giá chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn a) Tình huống kiểm tra đánh giá 30 Phạm vi thao trường có diện tích 100 x100 m được tạo thành khu vực có xây dựng hàng rào đảm bảo, địa hình sườn dốc có các bụi cỏ và cây bụi sát với địa hình thực tế đã được khảo sát. Trong thao trường được bố trí thành các bãi tập theo thứ tự từ 1 đến 5. Mỗi bãi tập tượng trưng cho một cụm bố trí mìn, ở các hướng khác nhau. Ở đây mỗi bãi được căng dây với chia thành các làn với chiều rộng 40 cm, chiều dài 15 m, tổng 5 làn. Trên mỗi bãi bố trí 3 vị trí mùi hơi cần tìm (mìn bộ binh M652A, K58, PPM-2). Các bãi cách nhau 10 – 15m. Bằng kiến thức đã học và huấn luyện, cán bộ huấn luyện điều khiển chó tìm kiếm phát hiện vị trí các quả mìn trong bãi mìn đó. b) Điều kiện kiểm tra - Thao trường có diện tích (100 x 100) m được tạo thành khu vực có xây dựng hàng rào đảm bảo. Trong thao trường được bố trí thành các bãi tập theo thứ tự từ 1 đến 5. - Mỗi bãi bố trí 03 vị trí chôn giấu mìn; - Nguồn hơi cần tìm là hơi thuốc nổ TNT có trong các quả mìn bộ binh; - Độ sâu chôn giấu nguồn hơi cần tìm là 20 - 30cm; thời gian lưu giữ nguồn hơi trên 3 tháng (theo thuyết minh đề tài); - Thời gian chó tìm kiếm không quá 10 phút (không tính thời gian xử lý mìn sau khi chó đã phát hiện được mìn); - Mỗi cá thể chó tìm kiếm mìn 01 trong 05 bãi bốc thăm ngẫu nhiên; - Cán bộ huấn luyện điều khiển chó bằng dây cương dài tìm kiếm phát hiện mìn trên thao trường. c) Chương trình kiểm tra Tiến hành kiểm tra từng cá thể chó theo danh sách. Các bước kiểm tra: + Gọi tên cán bộ và tên chó vào kiểm tra; + Cán bộ huấn luyện nghe lệnh gọi vào vị trí, chào báo cáo, xin phép được kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo đề bài đã đề ra; + Khi thực hiện xong bài kiểm tra hoặc hết giờ quy định, cán bộ huấn luyện về vị trí báo cáo hội đồng và thực hiện theo hướng dẫn; + Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá đối với từng cá thể chó. 31 d) Đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó - Thang điểm đánh giá: Chó được đánh giá về khả năng tìm kiếm, phát hiện hom mìn theo thang điểm 10. Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó STT Nội dung chấm điểm Điểm Ghi chú 1 Chó làm việc ngay sau khi có khẩu lệnh, tín hiệu của cán bộ huấn luyện 1 2 Ngửi thuần thục, sục tìm lần lượt các vị trí trên làn tìm theo khẩu lệnh, tín hiệu của cán bộ huấn luyện 1,5 3 Tìm ra vị trí thứ 1 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ 1 điểm) 4 Tìm ra vị trí thứ 2 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ 1 điểm) 5 Tìm ra vị trí thứ 3 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ một điểm) Tổng điểm 10 - Xếp loại: Chó nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt nếu có điểm trung bình ≥5 điểm, trung bình (5 – 6 điểm), trung bình khá (6 đến cận 7 điểm), khá (7 đến cận 8 điểm), giỏi (8 đến cận 9 điểm) và xuất sắc (9 -10 điểm). Xử lý số liệu Số liệu được xử bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel 2016 với độ tin cậy α = 0,05. 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI 3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói Kết quả quan sát 30 cá thể giống chó bản địa dạng sói được nhân giống tại Trạm nghiên cứu Thử nghiệm tự nhiên Hòa Lạc chó thấy. Giống chó bản địa dạng sói có 5 dạng màu lông bao gồm: xám, đen, vàng, xám vàng và xám đen. Kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói STT Các dạng màu lông Số lượng mẫu (n=30) Tỷ lệ (%) 1 Màu xám 17 56,67 2 Màu đen 4 13,33 3 Màu vàng 3 10 4 Màu xám vàng 4 13,33 5 Màu xám đen 2 6,67 Qua bảng 3.1 cho thấy, giống chó bản địa dạng sói có màu chủ đạo là màu xám, chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,67%, tiếp theo là màu đen và màu xám vàng có tỷ lệ bằng nhau đều là 13,33%, sau đó đến màu vàng chiếm tỷ lệ 10% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là màu xám đen với 6,67%. Màu xám được ưa chuộng nhất. Những màu khác cũng được chấp thuận nhưng không được ưa chuộng và đánh giá cao. Cụ thể hình ảnh cá thể đực và cá thể cái giống chó bản địa dạng sói màu xám được trình bày hình 3.1. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy giống chó bản địa dạng sói tương đối đa dạng về màu sắc của lông, trong đó màu xám chiếm tỷ lệ lớn nhất. 33 Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám 3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói Loài chó nhà nói chung và chó bản địa Việt Nam nói riêng có đặc điểm kiểu tai rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Các kết quả nghiên cứu các giống chó bản địa tại Việt Nam có các dạng kiểu tai như: Tai đứng, tai cụp, tai vểnh, tai nhỏ, tai to. Đối với giống chó bản địa dạng sói xuất hiện thấy 3 dạng kiểu tai là tai đứng, tai cụp và tai vểnh. Kết quả chi tiết trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.2. a) Tai đứng b) Tai vểnh c) Tai cụp Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói 34 Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói Qua bảng 3.2 cho thấy dạng tai đứng chiếm chủ yếu trong giống chó bản địa dạng sói với 90% tiếp theo là tai vểnh với 6,67% và cuối cùng là tai cụp với 3,33%. Dạng tại cụp không được ưa chuộng nhiều so với hai dạng tai kia đồng thời trong bản tiêu chuẩn tạm thời chưa mô tả được dạng tai cụp. 3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói Ở chó nói riêng và ở động vật nói chung hình thái có mối quan hệ tới cấu tạo chức năng, khả năng làm việc của con vật. Thông qua ngoại hình và cấu tạo, làm cơ sở cho chọn lọc nhận biết các đặc trưng sinh học của những con vật khác nhau qua việc đánh giá nhanh bằng phương pháp quan sát. Tuy nhiên để có kết quả, đánh giá chính xác hơn người ta sử dụng phép đo sinh học nhằm đưa ra các chỉ số về ngoại hình của con vật. Thông qua việc đo 30 cá thể chó trưởng thành đã thu được những kết quả nhất định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và phụ lục 1. Trong 12 chỉ số đo hình thái của giống chó bản địa dạng sói thì hầu hết các chỉ số của cá thể đực cao hơn cá thể cái, có 6 chỉ số (Dài thân, Vòng ngực, Chiều rộng đầu, Chiều rộng ngực, Chiều rộng hông và Trọng lượng) không có sự sai khác nhiều giữa hai tính biệt tức sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ số còn lại có sự sai khác giữa tính biệt đực và tính biệt cái, có ý nghĩa thống kê. Chiều dài thân trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 58,31 cm đối với cá thể đực và 57,52 cm đối với cá thể cái; Chiều dài đầu trung bình là 22,15 cm đối với cá thể đực và 21,39 cm đối với cá thể cái; STT Các dạng kiểu tai Số lượng mẫu (n=30) Tỷ lệ (%) 1 Tai đứng 27 90,00 2 Tai vểnh 2 6,67 3 Tai cụp 1 3,33 35 Chiều dài mõm trung bình của cá thể đực là 9,04 cm và của cá thể cái là 8,63 cm; Chiều cao trước trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 54,69 cm đối với cá thể đực và 51,89 cm đối với cá thể cái; Chiều cao sau trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 55,23 cm đối với cá thể đực và 52,48 cm đối với cá thể cái; Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói Tính biệt Chỉ tiêu Đực (n=18) Cái (n=12) P Mean ± SE Mean ± SE Dài thân (cm) 58,31 ± 0,57 57,52 ± 0,71 0,39 Chiều dài đầu (cm) 22,15 ± 0,14 21,39 ± 0,28 0,01 Chiều dài mõm (cm) 9,04 ± 0,10 8,63 ± 0,13 0,02 Chiều cao trước (cm) 54,69 ± 0,51 51,89 ± 0,70 0,002 Chiều cao sau (cm) 55,23 ± 0,55 52,48 ± 0,67 0,002 Cao chân trước (cm) 26,38 ± 0,21 25,23 ± 0,34 0,004 Vòng Cổ chân (cm) 9,94 ± 0,12 9,39 ± 0,15 0,006 Vòng ngực (cm) 60,02 ± 0,48 59,23 ± 0,59 0,31 Chiều rộng đầu (cm) 10,83 ± 13 10,57 ± 0,13 0,13 Chiều rộng ngực (cm) 10,52 ± 0,17 10,58 ± 0,18 0,80 Chiều rộng hông (cm) 8,85 ± 0,15 8,55 ± 0,20 0,22 Khối lượng (kg) 19,15 ± 0,38 18,63 ± 0,44 0,38 36 Chiều cao chân trước của cá thể đực trung bình là 26,38 cm và của cá thể cái là 25,23 cm; Vòng cổ chân trung bình của cá thể đực là 9,94 cm và của cá thể cái là 9,39 cm; Vòng ngực trung bình là 60,02 cm đối với cá thể đực và 59,23 cm đối với cá thể cái; Chiều rộng đầu của cá thể đực là 10,83 cm, cá thể cái là 10,57 cm; Chiều rộng ngực trung bình của cá thể đực là 10,52 cm và của cá thể cái là 10,58 cm; Chiều rộng hông trung bình của cá thể đực là 8,85 cm và đối với cá thể cái là 8,55 cm; Các cá thể đực có trọng lượng trung bình 19,15 kg trong khi đó các cá thể cái có trọng lượng 18,63 kg. Như vậy, giống chó bản địa dạng sói có tầm vóc trung bình, người dài (trung bình 58,31 cm), đằng trước thấp hơn đằng sau (trung bình chiều cao trước 54,69 cm, trung bình chiều cao sau là 55,23 cm), có sự khác một số chỉ tiêu đo giữa cá thể đực và cá thể cái. 3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều kiện nuôi nhốt Để góp phần vào việc nuôi dưỡng, nâng cao khả năng sinh sản giúp có một số lượng đủ lớn để lựa chọn phục vụ huấn luyện. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng sinh sản của giống chó bản địa dạng sói nuôi tại Trạm nghiên cứu thử nghiệm tự nhiên Hoà Lạc/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga với một số chỉ tiêu sinh sản được trình bày cụ thể ở bảng 3.4 và phụ lục 1. Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói TT Chỉ tiêu n Mean ± SE Min Max 1 Tuổi thành thục tính (ngày) 12 265,25 ± 5,87 241 311 2 Thời gian động dục lại (ngày) 19 148,74 ± 4,46 125 205 37 3 Thời gian mang thai (ngày) 15 61,87 ± 0,62 58 65 4 Số con sinh ra/ổ (con) 15 6,2 ± 0,53 3 10 5 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 15 97,43 ± 1,40 85,71 100 6 Khối lượng sơ sinh (kg) 40 0,39 ± 0,00 0,33 0,44 7 Tỉ lệ đực cái/ổ 15 1,48 ± 0,27 - - Tuổi thành thục về tính là tuổi mà chó bắt đầu có khả năng sinh sản, nó được biểu hiện bằng hiện tượng hưng phấn sinh dục, con cái bắt đầu xuất hiện chu kỳ sinh dục, con đực có hiện tượng xuất tinh. Qua bảng 3.4 ta thấy: Tuổi thành thục về tính của giống chó bản địa dạng sói cái từ 241 – 311 ngày (từ 9 – 11 tháng), trung bình là 265,25 ngày (khoảng 9 tháng). Theo Nguyễn Văn Thanh (2005) [20], tuổi thành thục tính của giống chó Becgie trung bình 11-13 tháng tuổi. Như vậy, tuổi thành thục về tính của giống chó bản địa dạng sói sớm hơn giống chó Becgie. Khi quan sát chó cái chúng tôi thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_cua_giong_cho_b.pdf
Tài liệu liên quan