MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .2
1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam .2
1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam .2
1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc.2
1.1.3. Nghiên cứu về bò sát ở đảo Cát Bà .3
1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát .4
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu .4
1.2.1. Vị trí địa lý .5
1.2.2. Địa hình .5
1.2.3. Khí hậu .8
1.2.4. Đa dạng sinh học .9
1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu.10
1.3.1. Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus.10
1.3.2. Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam .13
CHưƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .14
2.2. Nội dung nghiên cứu.14
2.3. Phương pháp nghiên cứu .15
2.3.1. Dụng cụ khảo sát thực địa .15
2.3.2. Khảo sát thực địa.15
2.3.3. Ước tính mật độ và kích cỡ quần thể .17
2.3.3.1. Phương pháp bắt – đánh dấu – thả – bắt lại .17
2.3.3.2. Ước tính mật độ quần thể. .19
83 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lặp lại khảo sát nhiều lần (có thực
hiện thêm lần dánh dấu mới) theo công thức:
20
Trong đó: Mi = tổng số cá thể đã đánh dấu ở lần khảo sát thứ i
Ci = số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát thứ i
Ri = số cá thể bắt gặp lại ở lần khảo sát thứ i
Với độ mức độ sai số là:
Trong đó k = số cá thể bắt lại, Pi = số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát I
(Schlüpmann & Kupfer 2009) [4; 47].
₋ Chỉ số tỷ lệ ẩn nấp (chỉ số Lincoln & Petersen)
Huang và cs (2008) đã áp dụng phương pháp ước tính số lượng cá thể của loài
thằn lằn cá sấu mà không cần ghi nhận số lượng cá thể bắt gặp lại thông qua chỉ số “tỷ
lệ ẩn nấp” (i), nó thể hiện cho bất kỳ cá thể hiện diện mà có thể không quan sát thấy
trong đợt khảo sát. Phương pháp thường áp dụng trong trường hợp không bắt gặp lại
những cá thể đã đánh dấu trên tuyến khảo sát hoặc số lần lặp lại các tuyến khảo sát
không bằng nhau [21]. Công thức:
N = ∑ [n ∙ (1 + i)]
Trong đó, n: Số lượng cá thể được ghi nhận trên một tuyến trong lần khảo sát
đầu tiên, i: Tỷ lệ cá thể ẩn nấp.
Với i = [∑(bn – an)] / ∑ an
Trong đó: a: Số lượng cá thể trong lần khảo sát đầu tiên, b: Tổng số lượng cá
thể ghi nhận trong các lần khảo sát trên một tuyến.
2.3.4. Đặc điểm hình thái
Xây dựng bảng dữ liệu hình thái cho loài Thạch sùng mí cát bà theo Ziegler và
cs (2008) [62]. Các số đo được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với độ chính
xác là 0,01 mm. Đo trọng lượng của từng cá thể bằng cân điện tử với độ chính xác là
0,01 g (Hình 8). Giới tính được xác định dựa trên đặc điểm hình thái ngoài đối với
mẫu ghi nhận trên thực địa: cá thể đực thường có phần sau gốc đuôi phình to hơn hẳn
so với cá thể cái và trong mùa sinh sản, cá thể đực thường có lỗ trước hậu môn rõ hơn
và cá thể cái thường có trứng trong ổ bụng (Ziegler và cs. 2008) [62]. Bên cạnh đó,
học viên cũng đã giải phẫu ổ bụng của một số mẫu ngâm đang lưu giữ ở Viện Sinh
21
thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để kiểm tra và so sánh sai
khác về mặt giới tính.
Các chỉ tiêu hình thái của mẫu vật sẽ được sử dụng để xác định độ tuổi, giới
tính và kiểm chứng việc ghi nhận lại các cá thể đánh dấu qua các đợt khảo sát. So sánh
chỉ số dựa trên việc so sánh tương quan về trọng lượng và chiều dài cơ thể SVL (chiều
dài mút mõm đến lỗ huyệt).
Hình 8: Đo đạc đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà trên thực địa
Chúng tôi đo đếm các đặc điểm hình thái cơ bản (8 chỉ tiêu) sau đó nhập vào
phiếu giám sát như ở Bảng 1.
Bảng 1: Các đặc điểm hình thái đo đạc trên mẫu Thạch sùng mí cát bà
STT Kí hiệu Giải thích
1 SVL Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt: đo từ mút mõm
đến rìa trước hậu môn
2 TAL Chiều dài đuôi: đo từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi
3 HW Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu
4 HH Chiều cao tối đa của đầu
5 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới
6 Forearm Chiều dài chi trước: đo từ hốc nách đến mút ngón 4
7 Hindlimb Chiều dài chi sau: đo từ hốc háng đến mút ngón 4
8 Weight Cân nặng
22
2.3.5. Đặc điểm sinh thái
₋ Ghi nhận về điều kiện vi khí hậu
Nhiệt độ và độ ẩm không khí được đo bằng nhiệt kế và ẩm kế điện tử TFA.
Nhằm đánh giá sự thay đổi nhiệt của động vật biến nhiệt theo nhiệt độ bề mặt bám,
nhiệt độ của cá thể bắt gặp và nhiệt độ mặt bám được đo bằng nhiệt kế Measupro
IRT20 (Hình 8-B).
₋ Ghi nhận về sinh cảnh sống
Thạch sùng mí cát bà thường bám trên cách vách đá vôi, cửa hang, khe đá, tảng
đá có độ che phủ cao tránh nơi ẩm ướt.
Nghiên cứu tiến hành đo đạc và ghi nhận chỉ số về sinh cảnh nơi bắt gặp từng
cá thể, từ đó xác định sinh cảnh ưa thích của loài Thạch sùng mí cát bà, và so sánh với
từng nhóm tuổi (trưởng thành, sắp trưởng thành, con non), giữa đực và cái. Nghiên
cứu đưa ra các chỉ số giám sát về sinh cảnh sống như:
Độ cao của điểm ghi nhận so với mực nước biển [m].
Bề mặt bám: vách đá, tảng đá, cành hoặc rễ cây, trên mặt đất.
Khoảng cách từ con vật đến mặt đất [m].
Vị trí so với hang đá (trong hang, ngoài hang).
Độ che phủ [%] ước tính thông qua quan sát trực tiếp.
2.3.6. Phân tích thành phần thức ăn
Nguồn thức ăn chính của đa số các loài bò sát nói chung và các loài thạch sùng
mí nói riêng là những loài côn trùng như: giun, dế, nhện, mối, Để xác định tập hợp
các con mồi có khả năng là thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà, chúng tôi ghi nhận
và chụp ảnh những cá thể động vật không xương sống có kích thước nhỏ ở xung quanh
địa điểm bắt gặp các cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà.
₋ Phương pháp thụt dạ dày
Để nghiên cứu thành phần thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà nhưng không
gây chết đối với mẫu vật, chúng tôi áp dụng phương pháp sục rửa dạ dày. Phương
pháp này được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thành phần thức ăn các loài bò
23
sát và lưỡng cư (James và cs, 1990; Norval và cs, 2012; Van Schingen và cs, 2014)
[24; 39; 55].
Mẫu vật sau khi thu thập được đo đếm đặc điểm hình thái, đánh dấu và thụt rửa
dạ dày ngay tại hiện trường. Chúng tôi không thụt dạ dày với những cá thể cái mang
trứng hoặc cá thể chưa trưởng thành vì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc
sinh trưởng của chúng. Nước được sử dụng cho việc thụt dạ dày đảm bảo tinh sạch.
Phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của Sole và cs (2005) như sau: giữ cá thể cố
định, dùng panh nhỏ có quấn cao su để mở miệng mẫu vật, nhẹ nhàng luồn ống dẫn
nước có đường kính 2 mm qua thực quản xuống dạ dày, dùng bơm tiêm xối nước để
thức ăn trào ra ngoài. Lượng nước và thức ăn trào ra ngoài được hứng bởi cốc đựng
nước có màng lọc (Hình 9) [50]. Toàn bộ mẫu thức ăn thu được sau khi thụt dạ dày sẽ
được bảo quản trong cồn 70% để phân tích sau.
Hình 9: Thụt dạy dày cá thể Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa
- Xác định thành phần thức ăn
Các mẫu thức ăn được phân loại, sau đó đặt trên đĩa Petri và định loại dưới kính
lúp soi nổi (Leica S6E) ở Phòng thí nghiệm của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hình 10). Mẫu thức ăn được đo đếm, chụp ảnh
và định loại đến bộ theo tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và cs (1980), Achterberg và cs
(1991) [9]. Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia của Phòng Hệ
thống học Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong quá trình định loại
các mẫu thức ăn.
24
Các thông số quan trọng trong quá trình phân tích thành phần thức ăn gồm: tần
suất, số lượng, và khối lượng thức ăn. Tần số (F) thể hiện sự phong phú của một loại
con mồi thu được từ thụt dạ dày. Số lượng (N) được cho là số dạ dày có cùng loại con
mồi cụ thể. Khối lượng của mỗi mẩu thức ăn thu được (V) được ước tính bằng công
thức theo tài liệu của Magnusson và cs (2003) và Van Schingen và cs (2014):
V=
*π*
*(
)
2
Trong đó, L: là chiều dài của mẫu thức ăn, W: là chiều rộng của mẫu thức ăn
[26; 55].
Chỉ số quan trọng (Ix) của mỗi loại con mồi được tính theo công thức mô tả
trong tài liệu của Caldart và cs (2012) và Van Schingen và cs (2014) [15; 55]:
Ix (%) = (F%+N%+V%)/3
Hình 10: Xác định và đo đếm kích thƣớc mẫu thức ăn dƣới kính lúp soi nổi
2.4. Phân tích thống kê
Để thực hiện phân tích thống kê, xây dựng biểu đồ và thuật toán kiểm định,
chúng tôi sử dụng các phần mềm thống kê như: phần mềm PAST Statistics, R, SPSS
và Excel.
25
Để kiểm tra sự khác nhau giữa hai nhóm đối tượng, chúng tôi sử dụng thuật
toán t-Test. Trong trường hợp không đồng nhất về phương sai, Welsh-Test được sử
dụng để kiểm định. Những biến số mô tả môi trường sống được kiểm định sự khác
nhau giữa các nhóm tuổi và địa điểm khác nhau bằng thuật toán One-Way ANOVA
kết hợp với Tukey-Test. Kiểm định Barlett được thực hiện để kiểm tra tính đồng nhất
phương sai. Chi2-Test được sử dụng để kiểm tra phân bố khác nhau của các biến (ví
dụ: tỷ lệ các nhóm tuổi khác nhau giữa các địa điểm). Sự khác nhau đáng kể được
công nhận khi chỉ số ý nghĩa (P-value) có giá trị <0.05. Để phân tích đa biến các yếu
tố môi trường và các biến hình thái, nghiên cứu sử dụng phân tích thành phần chính
PCA (Principal Component Analysis) để mô tả tổng hợp các đặc trưng của thông số
môi trường sống và hình thái học với việc tổng hợp hóa và xác định mối trương quan.
Mối tương quan giữa hai biến được áp dụng với tương quan Pearson.
26
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà
Dựa vào bộ mẫu vật đang lưu giữ ở bảo tàng động vật của Viện Sinh thái và
TNSV và Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, chúng tôi mô tả lại và bổ sung thêm số liệu
về đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà như dưới đây.
3.1.1. Đặc điểm nhận dạng
Kể từ khi loài Thạch sùng mí cát bà được Ziegler và cs công bố vào năm 2008
và Nguyen Quang Truong (2011) [34; 62], cho đến nay chưa có nghiên cứu bổ sung
nào về đặc điểm hình thái của loài này. Chúng tôi đã đo đạc thông số về hình thái của
41 cá thể loài Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa (kể cả những cá thể bắt gặp lại)
trong các đợt khảo sát.
Chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL) 106,4-130,41 mm; cơ thể và chân mảnh; 5-
6 vảy quanh mũi; 1 hàng vảy có nốt sần lớn phía trên ổ mắt; vảy ở mặt trên mí mắt có
kích thước tương đương với các vảy trên đỉnh đầu; không có vảy gian mũi; 7-9 vảy
môi dưới; 8-10 vảy môi trên; 11-12 vảy trước ổ mắt; 52-55 vảy quanh mí mắt, dạng
hạt; 2-3 vảy sau cằm, tiếp xúc với 6-8 vảy nhỏ ở phía sau; 33-35 hàng nốt sần dọc sống
lưng ở khoảng giữa chi trước và chi sau; 112-127 hàng vảy quanh giữa thân; 23-25
hàng nốt sần quanh giữa thân; mỗi nốt sần bao quanh bởi 8-11 vảy nhỏ; 22-24 bản
mỏng dưới ngón chân thứ 4; con đực có 19-21 lỗ trước hậu môn; có 1-3 gai nhỏ phía
sau lỗ huyệt. Màu sắc mẫu khi còn sống: mống mắt màu nâu vàng; phần trên của đầu,
lưng và chân có màu xám nâu và các đốm màu xám đen; sọc ngang phía sau gáy hẹp,
hình chữ V; trên lưng có 3-4 sọc ngang, màu vàng nhạt, hẹp, không có các đốm đen;
đuôi nguyên vẹn màu xám đen, có 5 khoanh màu trắng; cằm, họng và bụng màu trắng
đục; vùng cổ có chấm màu nâu.
Theo Ziegler và cs (2008), loài Thạch sùng mí cát bà và loài Thạch sùng mí lui
có đặc điểm hình thái khá giống nhau và cùng thuộc một nhánh tiến hóa theo kết quả
phân tích sinh học phân tử (sai khác khoảng 6,4% trên đoạn gen ty thể 16S) [62].
Trong nghiên cứu này, học viên tiến hành so sánh đặc điểm hình thái của 2 loài trên
nhằm cung cấp thông tin bổ sung về đặc điểm hình thái và sinh thái của loài Thạch
27
sùng mí cát bà với 11 cá thể của loài G.luii trưởng thành đo đạc ngoài thực địa (Bảng
2).
Bảng 2: Đặc điểm hình thái của loài G.catbaensis và loài G.luii
G.catbaensis
(n=30 trưởng
thành)
G.catbaensis
(n=8 sắp
trưởng thành)
G.catbaensis
(n= 3 con non)
G.luii
(n=2 đực)
G.luii
(n=9 cái)
SVL 106,4-130,4
(115,5±5,7)
89,0-103,2
(96,6±4,57)
69,2-81,34
(75,05±6,1)
116,6-118,3
(117,5±1,2)
100,3-119,7
(112±7,3)
TaL 85,3-104,02
(93,7±4,9)
(n=15)
81,66-83
(82,3±0,95)
(n=2)
56,7-68,7
(61,8±6,1)
- 89-101,9
(94,5±6,2)
(n=5)
HW 21,3-28,23
(23,2±1,3)
17,2-22,04
(20,1±1,5)
13,9-16,2
(15,2±1,2)
20,8-22,1
(21,5±0,93)
19-22,1
(20,86±1,5)
HH 9,53-14,28
(12,8±1,9)
9,9-13,02
(11,6±0,93)
8,2-10,30
(9,1±1,07)
10,1-11,1
(10,6±0,65)
9,2-19,81
(12,6±3,36)
HL 29,1-34,2
(31,6±1,5)
24,3-28,5
(26,6±1,8)
17,8-22,95
(20,7±2,7)
30,3-32,9
(31,6±1,8)
27,8-34
(31,2±1,84)
SVL/TaL 1,16-1,27
(1,22±0,06)
(n=15)
1,17-1,26
(1,22±0,06)
(n=2)
1,18-1,24
(1,21±0,03)
- 0,98-1,34
(1,16±0,14)
(n=5)
SVL/HL 3,28-4,3
(3,6±0,23)
3,34-4,04
(3,6±0,21)
3,47-3,89
(3,6±0,22)
3,55-3,91
(3,73±0,26)
2,95-3,93
(3,6±0,3)
HL/HW 1,1-1,51
(1,36±0,09)
1,2-1,45
(1,33±0,1)
1,28-1,42
(1,35±0,07)
1,45-1,49
(1,47±0,02)
1,39-1,56
(1,49±0,06)
HL/HH 1,87-3,31
(2,52±0,4)
2,03-2,8
(2,3±0,3)
2.17-2.43
(2.27±0,13)
2,97-2,99
(2,98±0,01)
1,6-3,7
(2,62±0,66)
Weight 18,3-31,6
(23,7±3,3)
10,0-20,8
(13,4±3,6)
4,5-7,9
(6,2±1,7)
18,19-26,32
(22,3±5,8)
16,4-27,58
(21,4±3,99)
Forearm 45,3-54,04
(49,7±2,5)
41,3-49,4
(45,3±2,4)
29,7-36,58
(34,3±3,96)
42,9-46,6
(44,7±2,66)
37,92-54,8
(42,65±5,88)
Hindlimb 56,8-65,0
(60,6±3,1)
48,7-58,5
(53,6±2,9)
36,2-47,33
(41,4±5,6)
53,4-57,9
(55,2±2,6)
42,11-57
(50,77±5,6)
Ghi chú: Đơn vị đo mm. Hàng trên là giá trị min-max. Hàng dưới là giá trị trung bình ± độ
lệch chuẩn. Ký hiệu viết tắt xem Bảng 1.
28
Học viên lựa chọn một số đặc điểm hình thái để phân tích PCA như chiều dài
mút mõm-lỗ huyệt (SVL), rộng đầu (HW), dài đầu (HL), cao đầu (HH), chi trước
(Forearm), chi sau (Hindlimb). Do các loài thằn lằn có thể bị đứt đuôi hoặc có đuôi
mọc lại nên chúng tôi không sử dụng số đo chiều dài đuôi (TaL) vào các phân tích
thống kê. Phân tích PCA về sai khác kích thước giữa các nhóm tuổi của loài Thạch
sùng mí cát bà chỉ ra sự khác biệt rõ rệt lên tới 77,4% (kiểm định ANOVA, F=50,66,
df=4,52, p=0,0008<0,05, Hình 11).
Hình 11: Phân tích PCA về kích thƣớc theo nhóm tuổi của loài
Thạch sùng mí cát bà
Sự khác biệt về kích thước giữa các nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà rất
rõ ràng ở 4 chỉ số sau: chiều cao đầu (HH), chiều dài chi sau (Hindlimb), chiều dài đầu
(HL), và chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL) với giá trị Loading PCA vượt trội so với
các giá trị khác (Hình 12).
29
Hình 12: Ảnh hƣởng của các chỉ số hình thái tới sự khác biệt giữa các nhóm tuổi
của loài Thạch sùng mí cát bà
Phân tích sai khác về trọng lượng (W) giữa các nhóm tuổi của loài Thạch sùng
mí cát bà cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa: cá thể con non 6,2±1,7 g (n=3); sắp
trưởng thành 13,4±3,6 g (n=8); trưởng thành 23,7±3,3 g (n=30) (Kiểm định ANOVA,
F=108,8; df=6,7; p<0,001, Hình 13).
Hình 13: Trọng lƣợng của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm tuổi
Phân tích về đặc điểm hình thái ở những cá thể trưởng thành giữa hai loài
Thạch sùng mí cát bà và Thạch sùng mí lui cho thấy không có sự khác biệt về kích
thước với thành phần 1 (PC1) trong phân tích PCA (kiểm định T-test, P=0,11>0,05,
Hình 14).
30
Tuy nhiên, phân tích PCA chỉ ra có những sai khác có ý nghĩa với thành phần 2
(PC2) (kiểm định T-test, P<0,001, Hình 14, Hình 15). Sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở
các đặc điểm sau: chiều dài chi sau (Hindlimb), chiều dài chi trước (Forearm), chiều
rộng đầu (HW) do các đặc điểm này có giá trị Loading PCA vượt trội so với các giá trị
khác (Hình 16) tương ứng với số đo thực tế như sau: Chi trước của loài G.catbaensis
49,72±2,48 mm (n=30) dài hơn so với G.luii 43,07±3,11 mm (n=11); Chi sau dài hơn
(Hind limb) 60,58±3,04 mm (n=30) so với 51,66±5,33 mm (n=11); Chiều rộng đầu lớn
hơn (HW): 23,14±1,37 mm (n=30) so với 20,98±1,02mm (n=11).
Hình 14: Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thƣớc giữa 2 loài G.catbaensis và
loài G.luii (kiểm định T-test, P=0,11>0,05)
31
Hình 15: Sai khác có ý nghĩa giữa 2 loài G.catbaensis và G.luii về chỉ số
Loading PC2
Hình 16: Đánh giá ảnh hƣởng của các chỉ số đo tới sự khác biệt về hình thái giữa
hai loài G.catbaensis và G.luii bằng chỉ số PC2 loading
32
Chúng tôi so sánh trọng lượng cơ thể giữa 2 loài G. catbaensis và G.luii cho kết
quả với sự khác biệt không đáng kể (Kiểm định T-test, P=0,177>0,05, Hình 17).
Hình 17: So sánh trọng lƣợng hai loài G.catbaensis và G.luii
Bên cạnh các đặc điểm chẩn loại đã nêu trong công bố của Ziegler và cs (2008),
kết quả phân tích thống kê của chúng tôi cũng chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa về tỉ lệ
tương quan giữa chiều dài đầu và chiều rộng đầu (HL/HW) ở những cá thể trưởng
thành giữa loài G.catbaensis (giá trị trung bình 1,36±0,09, n=30) và loài G.luii
(1,49±0,06, n=11) (Kiểm định T-test, P<0,001, Hình 18).
33
Hình 18: Tỷ lệ dài đầu với rộng đầu (HL/HW) giữa loài G.catbaensis và loài G.luii
3.1.2. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Để đánh giá mối tương quan sinh trưởng của loài Thạch sùng mí cát bà, chúng
tôi so sánh chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lượng (W) theo phương pháp của Meiri
(2010) [27]. Kích thước cơ thể là một trong những đặc điểm có mối liên hệ rất mật
thiết với hình thái của động vật cũng như đặc điểm sinh lý, chức năng sinh thái và đặc
điểm thích nghi. Chúng tôi chọn hai chỉ số: SVL vì đây là chỉ số hình thái ổn định,
thường được dùng để đánh giá sự phát sinh loài, có sự khác biệt giữa các giai đoạn
phát triển (Meiri, 2010) và trọng lượng (W) là một chỉ số quan trọng có liên quan tới
nhiều quá trình sinh lý của động vật [27].
Dựa trên các số liệu đo đạc trên 41 mẫu vật chúng tôi đã xây dựng được biểu đồ
mối tương quan sinh trưởng của giữa SVL (mm) và trọng lượng (mg) ở loài Thạch
sùng mí cát bà, biểu thị qua hàm số: Trọng lượng = 0,01 x SVL3,09 (Kiểm định
Pearson, P<0,0001, Hình 19). Khoảng 92% những biến thể được giải thích bởi công
thức này chứng tỏ mối tương quan chặt giữa chiều dài cơ thể và trọng lượng của loài
Thạch sùng mí cát bà.
34
Hình 19: Tƣơng quan sinh trƣởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lƣợng(W)
3.1.3. Thể trạng cơ thể theo nhóm tuổi
Thể trạng của cơ thể được tính toán và ước tính dựa trên mối quan hệ giữa trọng
lượng và chiều dài cơ thể (SVL) của các nhóm độ tuổi khác nhau (Briggs và cs 2012,
Van Schingen và cs 2014) [14; 55]. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ số thể trạng cơ thể
không áp dụng với những cá thể cái đang mang thai. Nghiên cứu chỉ ra những cá thể
trưởng thành có thể trạng cơ thể (203,184±24,61 mg/mm, n=30) cao hơn đáng kể so
với các cá thể sắp trưởng thành (135,79±35,57 mg/mm, n=8) và con non (81,75±16,09
mg/mm, n=3) (Hình 20). Kết quả trên có thể được giải thích bởi những cá thể trưởng
thành linh hoạt và khả năng kiếm ăn cũng như săn mồi tốt hơn so với cá thể non, bởi
vậy chúng ưu tiên phát triển về trọng lượng còn kích thước cơ thể chỉ phát triển đến
giá trị tới hạn và nhằm đảm bảo độ linh hoạt và khả năng ẩn nấp nên sự thay đổi không
quá lớn.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự khác biệt thể trạng
cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo từng tháng khác nhau. Kết quả phân tích cho
thấy có sự tương đồng về thể trạng cơ thể giữa các tháng 5, tháng 7 và tháng 8 (Kiểm
định ANOVA, P=0,894>0,05). Biến thiên về thể trạng cơ thể cho thấy rõ mức độ dao
y = 0.01x3.09
R² = 0.9164
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
0 20 40 60 80 100 120 140
T
rọ
n
g
l
ƣ
ợ
n
g
[
m
g
]
SVL [mm]
35
động không lớn vào tháng 5 với nhiều cá thể trưởng thành, dao động lớn vào tháng 7
và 8 khi có nhiều con non xuất hiện (Hình 21).
Hình 20: Thể trạng cơ thể theo cấu trúc quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà
Hình 21: Biến thiên thể trạng cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo các tháng
36
Chúng tôi so sánh thể trạng cơ thể giữa 2 loài G. catbaensis ở Cát Bà và G.luii
ở Hạ Lang (Cao Bằng) cũng cho kết quả tương ứng với sự khác biệt không đáng kể
(Kiểm định T-test, P=0,98>0,05, Hình 22).
Hình 22: Thể trạng cơ thể ở 2 loài G.catbaensis và G.luii
3.2. Hiện trạng quần thể
3.2.1. Hiện trạng phân bố
Chúng tôi đánh giá hiện trạng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà ở 2 vùng
chính trên địa bàn VQG Cát Bà: khu vực rừng gần trụ sở VQG và khu vực rừng trên
núi đá vôi ở xã Việt Hải (Hình 23).
Ziegler và cs (2008) ghi nhận loài này ở các địa điểm tại Áng Ông Bỉ gần Trạm
kiểm lâm Trà Báu, Hang Trung Trang, Áng Dài [62]. Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi
nhận thêm địa điểm tại hai tuyến thuộc xã Việt Hải, tuyến rừng Kim Giao, tuyến Mây
Bầu, và tại Hang Quân Y và Hang Ủy Ban.
37
Hình 23: Bản đồ vùng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà
Qua khảo sát trên 5 tuyến với tổng thời gian khảo sát là 23 ngày vào các tháng
7/2014, tháng 8/2014, và tháng 5/2015, đã ghi nhận Thạch sùng mí cát bà ở các địa
điểm sau:
- Rừng trên núi đá vôi xung quanh trụ sở VQG Cát Bà, trên 3 tuyến: tại Hang
Quân Y-Hang Ủy Ban-Hang Trung Trang, tuyến Mây Bầu, tuyến rừng Kim Giao
(Hình 23, Hình 25).
- Xã Việt Hải chúng tôi ghi nhận các cá thể Thạch sùng mí cát bà ở 2 tuyến: Việt
Hải - Áng Vòng, Việt Hải - Ao Ếch (Hình 23, Hình 25).
Điểm đáng chú ý trong đợt khảo sát vào tháng 5/2015, nhóm nghiên cứu đã ghi
nhận một cá thể cái trưởng thành ở độ cao 8 m so với mực nước biển và chỉ cách mép
nước khoảng 1 m. Do đó, chúng tôi phỏng đoán loài Thạch sùng mí cát bà có thể phân
bố ở các đảo nhỏ, sát với bờ biển ở trong khu DTSQ quần đảo Cát Bà. Tuy nhiên, do
thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn chế nên giả thuyết này cần được kiểm chứng
trong các chuyến khảo sát tiếp theo (Hình 24-A; B; C).
38
Hình 24: A) Sinh cảnh ghi nhận cá thể sát ven biển; B) Sinh cảnh nh ghi
nhận cá thể bám; C) Hình ảnh cá thể đánh dấu.
3.2.2. Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà
Qua 3 đợt khảo sát thực địa, nghiên cứu ghi nhận tất cả 41 cá thể Thạch sùng
mí, trong đó có 6 cá thể bắt gặp lại; lần lượt trong tháng 7/2014, tháng 8/2014 và tháng
5/2015 ghi nhận 17 cá thể, 12 cá thể và 16 cá thể (bao gồm cả cá thể bắt gặp lại trong
lần khảo sát trước, Bảng 3). Có thể thấy sự vượt trội về số lượng cá thể ghi nhận tại xã
Việt Hải (28 cá thể) so với với các tuyến gần trụ sở VQG Cát Bà (13 cá thể), đặc biệt
là trong tháng 7/2014 và tháng 5/2015 (Hình 25, Bảng 3).
39
Hình 25: Bản đồ ghi nhận số lƣợng cá thể theo tuyến khảo sát tại VQG Cát Bà
Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ở khu vực nghiên cứu
thuộc VQG Cát Bà đưa ra kết quả biến thiên D1 (370; 243; 285 cá thể/km
2) và D2 (1,3;
0,95; và 1,3 cá thể/km) lần lượt trong tháng 5, tháng 7, và tháng 8 (Bảng 3). Sự biến
thiên mật độ quần thể tỷ lệ thuận với sự biến thiên quần thể ở xã Việt Hải, khi số
lượng cá thể ghi nhận có sự vượt trội trong tháng 7. Xu hướng gia tăng số lượng cá thể
từ tháng 5 đến tháng 7, sau đó giảm ở tháng 8 (Hình 26-A và B). Như vậy loài Thạch
sùng mí cát bà hoạt động mạnh vào khoảng tháng 7, có thể đây là cao điểm trong mùa
sinh sản của loài này. Số lượng cá thể trưởng thành bắt gặp giảm dần vào tháng 8
chứng tỏ chúng giảm hoặc ngừng giao phối và đẻ trứng vào dịp này. Việc đẻ trứng
trong mùa mưa có khả năng do thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời con non cũng
có khoảng thời gian đủ dài để phát triển trước khi vào mùa trú đông ở miền Bắc. Tuy
nhiên, cần có thêm các chương trình giám sát dài hơn hoặc bố trí các thí nghiệm theo
dõi tập tính và đặc điểm sinh sản của loài Thạch sùng mí cát bà trong điều kiện nuôi
nhốt để khẳng định chính xác thời điểm ngừng sinh sản của loài này.
40
Bảng 3: Ƣớc tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo tháng
Tháng 7/2014 Tháng 8/2014 Tháng 5/2015
Vùng nghiên cứu ở VQG Cát Bà
Cá thể quan sát 17 12 16
Chiều dài L[km] 12,65 12,65 12,65
Khoảng cách W[m] 1,82 1,95 2,2
D1[Cá thể/km
2
] 370 243 285
D2[cá thể/km] 1,3 0,95 1,3
Khu vực rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà
Cá thể quan sát 5 6 3
Chiều dài L[km] 5,45 5,45 5,45
Khoảng cách W[m] 1,7 1,98 1,9
D1[Cá thể/km
2
] 272,5 277,5 241,4
D2[cá thể/km] 0,9 1,1 0,9
Khu vực rừng ở Xã Việt Hải
Cá thể quan sát 12 6 11
Chiều dài L[km] 7,2 7,2 7,2
Khoảng cách W[m] 1,88 1,93 2,35
D1[Cá thể/km
2
] 442,5 216,5 325,6
D2[cá thể/km] 1,7 0,8 1,5
41
Hình 26: A) Mật độ cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà trên đơn vị chiều dài
(km); B) Mật độ quần thể loài trên đơn vị diện tích (km2) theo tháng
3.2.3. Ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà
₋ Ước tính kích cỡ quần thể theo chỉ số ẩn nấp (chỉ số Lincoln – Peterson)
Tính toán giá trị tỷ lệ ẩn nấp dựa trên việc ghi nhận cá thể bắt gặp và gặp lại
trong 3 đợt khảo sát. Đáp ứng được tiêu chí này chỉ có tuyến T-1, T-4 thuộc khu vực
rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà, và tuyến T-2, T-3 thuộc xã Việt Hải. Giá trị tỷ lệ
ẩn nấp áp dụng cho ước tính kích kích cỡ quần thể là i = 1,29 (Bảng 4).
Bảng 4: Ƣớc tính tỷ lệ ẩn nấp của loài Thạch sùng mí cát bà (* ghi nhận mới)
Tuyến
Tần suất
T-1 T-2 T-3 T-4
Đợt 1 1+3* 6* 6* 2*
Đợt 2 1+3* 1+4* 1+1* 1
Đợt 3 3* 6* 2+5* 0
∑cá thể ghi nhận mới 8 16 12 3
Tỷ lệ ẩn nấp (i): [(8-3) + (16-6) + (12-6) + (3-2)] / (3+6+6+2) = 1,29
Với giá trị tỷ lệ ẩn nấp i = 1,29, chúng tôi ước tính kích cỡ quần thể của loài
Thạch sùng mí cát bà là 39 cá thể tại khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát Bà và xã Việt
Hải. Như vậy, kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí Cát Bà ở 2 khu vực nghiên cứu
trên là rất thấp.
42
- Ước tính kích cỡ quần thể theo chỉ số Schnabel
Phương pháp này thường có độ chính xác gần với thực tế hơn so với phương
pháp chỉ số ẩn nấp Lincoln-Peterson, tuy nhiên khi áp dụng lại yêu cầu số lần khảo sát
lặp lại từ 4 lần trở lên. Trong các tuyến nghiên cứu thì tuyến T-5 có số lần khảo sát ít
hơn 4 nên chỉ ước tính kích cỡ quần thể tại 2 vùng: khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát
Bà với 2 tuyến T-1 và T-4, và xã Việt Hải với 2 tuyến T-2 và T-3. Ước tính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_104_2755_1869976.pdf