Luận văn Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam

Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra côn trùng

3.1.1. Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại Bình Định.

 Thành phần loài và mật độ Anopheles tại 2 thôn Canh Lãnh, Cà Te được xác định bằng 6 phương pháp điều tra là : mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà, bẫy đèn trong nhà, bẫy đèn ngoài nhà, soi trong nhà ngày, soi chuồng gia súc.

 

doc70 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn biện pháp và hoá chất thích hợp để phòng chống loài muỗi truyền sốt rét quan trọng này. 1.6.3. Anopheles maculatus Muỗi An. maculatus ở Việt Nam là một nhóm loài đồng hình. Cho đến nay, đã phát hiện nhóm loài này gồm 14 thành viên, trong đó có 6 loài đã xác định tên là An. maculatus, An. dravidicus, An. notanandai, An. pseudowillmori, An. sawadwongporni và An. willmori. Muỗi An. maculatus và các dạng gần gũi của nó phân bố rộng ở các vùng rừng núi toàn quốc. Muỗi An. sawadwongporni chiếm ưu thế ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Bình trở vào. Muỗi An. pseudowillmori và An.willmori có mặt ở các tỉnh phía Bắc. An . dravidicus và An. notanandai có mặt rải rác ở một số địa phương . Các loài muỗi thuộc nhóm An. maculatus ưa đốt máu súc vật , trú đậu tiêu máu ngoài nhà. Các kiểu ổ bọ gậy của các thành viên trong nhóm loài này đều này có những đặc diểm chung : nguồn nước thường trong, có ánh sáng; các ổ nước ngầm đứng nhưng có lưu thông là phù hợp cho tấc cả các loài. Riêng hai loài An. notanandai và An. sawadwongporni có thể sống ở các thuỷ vực nước chảy. Có ít nhất một loài trong nhóm (An. maculatus s.s) có khả năng truyền hai loại ký sinh trùng sốt rét P. falciparum và P. vivax với tỉ lệ nhiễm thoa trùng 0.58% (P. falciparum : 0,29% ; P. vivax : 0, 29%), khẳng định vai trò véc tơ thứ yếu của An. maculatus s.l. [1]. Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Muỗi Anopheles Vị trí phân loại: Ngành: chân khớp (Arthropoda) Lớp : Côn trùng (Insecta) Bộ : Hai cánh ( diptera) Họ : Culicidae Giống : Anopheles Loài  : An. minimus, An. dirus, An. maculatus 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 11/2010. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Quảng Trị Bình Định Vân Canh là huyện miền núi nằm phía nam tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui nhơn khoảng 40 km về phía tây nam. Toạ độ xác định: 13°33’35,6” vĩ độ Bắc 108°57’24,9” kinh độ Đông 58 - 68 m cao so với mực nước biển. Vân Canh nằm trong các đồi núi thuộc hệ thống dãy núi Bình Định, độ cao của chúng không lớn nhưng rất dốc. Đất mặt chủ yếu là đất cát, sỏi. Do hoạt động phát nương làm rẫy của nhân dân đã làm mất đi phần thực vật che phủ bảo vệ đất trên các sườn núi dẫn đến sự xói mòn mạnh, đất bị bạc màu nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp không đạt được năng suất cao. Vân Canh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình 5 năm từ 2005-2010 dao động trong khoảng 27,5°C -28,5°C. Nhiệt độ cao nhất là 34,1°C (tháng 7,8/2005). Nhiệt độ thấp nhất là 21,4°C (tháng 1/2005). Độ ẩm trung bình 5 năm từ 2005-2010 là 76 -79%. Độ ẩm thấp nhất là 48% (tháng 7 /2004. Độ ẩm cao nhất là 93% (tháng 10,11 /2005).Lượng mưa trong các năm 2005-2010 dao động trong khoảng 1473,2mm - 2266,4mm. Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và dao động lớn, tạo nên mùa mưa chính vào các tháng 9,10,11 và mùa mưa phụ vào các tháng 4, 5, 6. Hai điểm khảo sát là làng Canh Lãnh (xã Canh Hoà), Cà Te (xã Canh Thuận). Làng Cà Te nằm sâu trong rừng, thảm thực vật là hỗn hợp của rừng cây tự nhiên và rừng tái sinh, rừng trồng. Xung quanh làng có suối nước chảy quanh năm. Đồng bào sống trong làng là người Ba Na, sống định canh, định cư, làm nương rẫy. Dân số 294 người gồm 62 hộ. Cấu trúc nhà cửa đơn giản, 25% là nhà sàn, 75% là nhà xây. Mức sống của người dân thấp, nhiều nhà còn thiếu ăn, người dân chưa có nhận thức về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, 100% số hộ được cấp màn. Làng Canh Lãnh nằm ở bìa rừng. Thảm thực vật chung quanh làng là cây tái sinh có mật độ trung bình. Suối nước ở xa làng, chỉ có nước vào mùa mưa do suối có độ dốc cao. Đa số dân trong làng là người Ba Na sống định canh, định cư. Dân số gồm 430 người thuộc 92 hộ. Cơ cấu nhà cửa gồm 80% nhà xây và 20% nhà sàn. Người dân có ý thức nằm màn bảo vệ sức khỏe, khoảng 80% số hộ được cấp màn. Phú Yên Huyện Sơn Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa chừng 50 Km về hướng tây. Địa hình của huyện tương đối phức tạp, nhiều đồi núi, có nhiều sông suối chảy qua. Địa bàn huyện Sơn Hòa có quốc lộ 25 đi qua, thông với huyện Krơng Pa và Ayunpa của tỉnh Gia Lai, nên lượng người giao lưu qua lại cũng nhiều. Toàn huyện Sơn Hòa có 14 xã, gồm 75 thôn. Dân số vào khoảng 54.469 người, khoảng 50% là người dân tộc thiểu số Ê đê, số còn lại là người Kinh. Đời sống của đồng bào còn nghèo nàn, lạc hậu. Địa hình của huyện Sơn Hòa, phần lớn là đồi núi thấp, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nghèo, giao thông đi lại cũng còn nhiều chỗ khó khăn, trong vùng có nhiều lạch nước, sông suối nhỏ, đồi núi thấp, thuận lợi cho An.dirus phát triển, nhất là vào mùa mưa., hơn nữa còn bị ảnh hưởng bởi các đợt biến đổi thời tiết của cả nước nên thỉnh thoảng có những cơn mưa bất chợt, nhưng lượng mưa không lớn lắm nên chưa tạo được những ổ nước nhỏ trong rừng, thích hợp cho các ổ bọ gậy An.dirus phát triển. Quảng Trị Xã Hướng Phùng, thuộc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị nằm cách trung tâm Y tế Huyện khoảng 30 Km, và cách trung tâm Thành phố Đông Hà khoảng 90 Km. Xã Hướng Phùng có 15 thôn, dân số 5125 người. Hầu hết dân trong xã là người dân tộc Vân Kiều, một số ít là người Kinh và người Lào đi qua lại giao lưu và nghỉ lại Phần lớn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, làm rẫy. Trạm y tế xã Hướng Phùng có 6 cán bộ : 1 Bác sỹ đa khoa, 1 Điều Dưỡng, 2 nữ hộ sinh, 1 Y sỹ đang đi học Bác sỹ chuyên tu tại Huế, 1 Dược sỹ trung học. Ngoài ra ở mỗi thôn của xã đều có 1 y tế thôn bản. Trạm y tế xã đều có kính hiển vi đang hoạt động. Cơ sở Trạm Y tế xã Hướng Phùng còn tạm sử dụng, đang cần được xây dựng sửa chữa. Chúng tôi điều tra tại thôn Xa Ry và thôn Cồ Nhổi. Đắc Lắc Huyện EaKar cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km đường chim bay về phía đông. Là huyện miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành của tỉnh Đắc Lắc, có tọa độ: 13°33’35,6” vĩ độ Bắc 108°57’24,9” kinh độ Đông 370-380 m cao trên mực nước biển. Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắc lắc vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Nhiệt độ trung bình từ 22-240C. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt khoảng 1600-1800 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%. Chúng tôi tiến hành điều tra tại thôn 2 và thôn Eapuk (Bãi Sao) xã Easô, Eakar, Đắc Lắc.Thôn Bãi Sao nằm sát rừng, thảm thực vật là hỗn hợp của rừng cây tự nhiên và rừng tái sinh, xung quanh thôn có suối nước chảy quanh năm. Đồng bào sống trong làng là người Ê đê, Mông sống định canh, định cư, làm nương rẫy. Thôn 2 nằm trên tỉnh lộ, thảm thực vật là hỗn hợp của rừng cây tái sinh và cây nông nghiệp bắp, mía, suối nước ở cách xa làng, trong làng có các ao do người dân đào nuôi cá. Đồng bào sống trong làng là người Mông, Cao Lang, Mường.. là dân di cư tự do từ miền Bắc vào sống định canh, định cư, làm nương rẫy. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp định loại muỗi Anopheles Sử dụng các bảng định loại Anopheles của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (1987), Reid (1968), Harison (1980). Nguyên tắc chung được sử dụng để thiết lập khoá định loại Khoá định loại được thiết lập theo nguyên tắc phân nhánh lưỡng phân, sử dụng các đặc điểm đối lập nhau để loại trừ, một loài khi có một đặc điểm này thì không có đặc điểm tương ứng khác. Ví dụ : Lông môi có phân nhánh, lông môi không phân nhánh . Lông bờ ngực đơn, lông bờ ngực kép. Cách sử dụng khoá định loại - Nhận biết các đặc điểm dùng để định loại từ tổng quát đến chi tiết. - Quan sát mẫu vật để tìm các đặc điểm phân loại. - Tra cứu các đặc điểm của mẫu vật trong khoá phân loại cho đến loài . - Khi có một đặc điểm trùng hợp cần xem xét các đặc điểm bổ sung ở các pha khác. Phương pháp định loại muỗi Anopheles - Gây mê muỗi bằng ether hay chloroform. - Cho muỗi ra đĩa petri, dùng kim mổ cắm vào ngực muỗi, giữa đôi chân thứ hai, chếch về phía sau cho 2 cánh muỗi xoè ra. - Quan sát muỗi bằng lúp tay có độ phóng đại 10x, 20x, hoặc lúp hai mắt có độ phóng đại 10x, 20x,40x sơ bộ nhận xét các đặc điểm sau : muỗi đực hay muỗi cái, Anophelinae hay Culicinae, cánh có điểm trắng đen hay đồng màu, chân có hoa hay đen tuyền, các đốt bàn chân có băng trắng hay không có băng trắng. Sau khi có khái niệm chung, dùng lúp tay quan sát chi tiết, so sánh các đặc điểm đó với bảng định loại và xác định loài. Đặc điểm của muỗi Anopheles Ơ phần đầu quan sát các đặc điểm của vòi và xúc biện - Vòi : Quan sát màu sắc của vòi, vòi màu đen hay ánh vàng. - Xúc biện (palp): xác định số lượng, kích thước, sự phân bố của các băng trắng trên xúc biện. Ở phần ngực quan sát các đặc điểm của cánh và diềm cánh. - Cánh: Quan sát các gân costa, subcosta; xác định số lượng, kích thước, sự phân bố các điểm trắng đen trên gân cánh từ L1 - L6. - Diềm cánh: xác định sự phân bố của các điểm trắng đen trên diềm cánh. Ở phần bụng quan sát và đếm các chùm lông trên các đốt bụng của muỗi. Phần chân Quan sát các vảy trắng, điểm trắng, băng trắng, chùm lông trên chân. Xác định số lượng, kích thước, sự phân bố của chúng trên các đốt của chân. 2.3.2. Phương pháp định loại bọ gậy Anopheles Dùng ống hút đặt bọ gậy lên lam kính, bọ gậy Anopheles đặt nằm sấp, đầu bọ gậy hướng về phía người soi kính. Đặt lamen lên trên bọ gậy, tránh di chuyển lamen nhiều lần làm rụng lông và mất các đặc điểm định loại. Đầu tiên quan sát tổng quát bọ gậy ở vật kính 8x, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát các đặc điểm chi tiết, dựa vào bảng định loại để xác định loài. Chỉ định loại bọ gậy tuổi 3, 4; bọ gậy tuổi 1, 2 chưa có đủ đặc điểm để định loại. Đặc điểm của bọ gậy Anopheles Ở phần đầu quan sát các lông ăng ten: đơn hay kép, vị trí của lông ăng ten. Các lông môi : các lông môi trong, ngoài, trước, sau có phân nhánh hay không phân nhánh, vị trí của các lông môi. Lông đường nối trong, ngoài, có phân nhánh hay không phân nhánh , số lượng nhánh lông. Ở phần ngực quan sát các lông bờ ngực: lông bờ ngực đơn hay kép (chỉ cần 1 trong 3 lông bờ ngực là kép thì kết luận đó là lông bờ ngực kép). Các lông vai lông vai trong, giữa, ngoài, chung gốc hay không chung gốc, phân nhánh hay không phân nhánh. Lông số 4 ngực giữa có phân nhánh hay không, rũ hay thẳng, số lượng nhánh. Lông lá cọ đốt ngực sau: lông lá cọ có phát triển hay không phát triển. Ở phần bụng quan sát các lông lá cọ: các lông lá cọ phát triển hay không phát triển, sắc tố của các lông lá cọ. Xác định hình dạng, kích thước của khánh. Quan sát các lông số 0, 5, 7, 9Khi định loại phải theo thứ tự của bảng định loại, loại dần những đặc điểm sai khác, không đi tắt hay đi ngược từ dưới lên. 2.3.3. Phương pháp điều tra muỗi Anopheles Phương pháp mồi người Mục đích của phương pháp này là xác định thành phần, mật độ các loài Anopheles đốt người, thời gian muỗi đốt mồi trong đêm và mùa phát triển của muỗi trong năm. Người mồi muỗi thường mặc quần cộc hoặc vén quần lên để chân ra thu hút muỗi. Vị trí mồi có thể ở trong nhà, ngoài sân hay ngoài rừng. Người mồi muỗi ngồi yên, chờ cho muỗi đến đốt máu thì soi đèn pin bắt. Dùng tube bằng thuỷ tinh có thủng hai đầu để bắt muỗi. Dùng bông không thấm nước để đậy miệng tube. Khoảng 2 - 3 phút phải bật đèn lên để kiểm tra, không chiếu đèn trực tiếp vào muỗi vì ánh sáng kích thích làm muỗi bay mất. Ghi lại giờ bắt muỗi, nơi bắt muỗi. Mồi người thường được tiến hành từ 18 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau để xác định thời gian muỗi Anopheles hoạt động mạnh nhất trong đêm và thành phần, mật độ các loài Anopheles đốt một người trong một đêm (chỉ số Macdonalt). Phương pháp soi muỗi trong nhà ban ngày Mục đích của phương pháp điều tra này là xác định thành phần, mật độ các loài Anopheles có tập tính trú tiêu máu trong nhà. Xác định vị trí, độ cao, giá thể nơi muỗi trú tiêu máu. Đánh giá tác dụng của hoá chất phun tẩm trong nhàThời gian điều tra: Tiến hành vào buổi sáng từ 6 -10 giờ ở trong nhà. Tay phải người điều tra cầm ống nghiệm, tay trái cầm đèn pin. Bắt đầu tìm muỗi từ cửa ra vào và đi dần vào trong, vừa đi vừa rọi đèn vào tường, đèn cách tường từ 30 - 40 cm, chiếu qua lại, lên xuống. Chú ý tìm những nơi có ít ánh sáng, kín gió, độ cao từ 2 mét trở xuống, muỗi thường đậu trên quần áo, chăn màn, trong các đồ dùng gia đình như xoong nồi, chum vại Khi thấy muỗi úp nhanh ống nghiệm lên muỗi, di động qua lại cho muỗi bay vào ống, dùng bông nút ống lại. Ghi vào nhãn : địa điểm thu thập muỗi, huyện, xã, số nhà, nơi đậu, độ cao so với sàn nhà của từng con, số sella của muỗi . Phương pháp thu thập muỗi chuồng gia súc Mục đích của phương pháp này là xác định thành phần, mật độ các loài Anopheles đốt máu súc vật. Thu thập muỗi cho các thử nghiệm nhạy kháng và tồn lưu hoá chất (bioassay).Tìm bắt muỗi đang đốt máu trâu bò, đang đậu trên tường hay trên các đám cỏ, bụi cây gần chuồng. Dùng tube bằng thuỷ tinh có thủng hai đầu để bắt muỗi. Dùng bông không thấm nước để đậy miệng tube. Ghi lại giờ bắt muỗi, nơi bắt muỗi. Thường thu thập muỗi ở chuồng gia súc từ 20 - 24 giờ. 2.3.4. Phương pháp điều tra bọ gậy Anopheles Mục đích của phương pháp này là xác định thành phần, mật độ các loài Anopheles ở các thuỷ vực đặc trưng cho từng loài. - Thu thập bọ gậy ở các thuỷ vực nhỏ: Tìm những vũng nước ở hai bên bờ suối, lòng suối cạn, vũng nước ở trong rừng dùng bát hớt nhẹ nước trên bề mặt, đổ vào khay men trắng, dùng ống hút bắt bọ gậy cho vào lọ. - Thu thập bọ gậy ở các thuỷ vực lớn: Đi men theo hai bên bờ sông suối vớt bọ gậy bằng vợt. Đặt khung vợt thẳng góc với mặt nước, một nửa vợt nằm trên mặt nước, một nửa vợt nằm dưới mặt nước, chuyển vợt từ từ song song với bờ nước một đoạn dài 2m rồi kéo vợt lên, lật ngược vợt vào khay men có nước, bọ gậy sẽ rơi vào khay, dùng ống hút bắt bọ gậy cho vào lọ. Ở mỗi điểm dùng vợt bắt một đoạn dài khoảng 20 m. 2.3.5 Phương pháp điện di protein enzyme Protein là chất điện li, khi ở dạng dung dịch protein ở trạng thái phân cực điện tích. Trong môi trường của dung dịch đệm có pH khác nhau, protein sẽ mang điện tích âm hay dương. Trong điện trường của dòng điện một chiều, các phân tử protein sẽ chuyển động về phía anod hay catod theo tốc độ khác nhau. Nếu phân tử protein có kích thước nhỏ, trọng lượng phân tử bé, lực tĩnh điện lớn thì sẽ chuyển động nhanh và ngược lại. Do đó, các phân tử protein sẽ nằm ở vị trí khác nhau trên bản gel sau khi chạy điện di. Sự tổng hợp các protein là do các gen qui định. Trong quá trình tiến hoá các gen có thể thay đổi trạng thái và hình thành các alen khác nhau. Các alen khác nhau tổng hợp các protein có cấu trúc bậc 1 khác nhau. Vì các protein khác nhau về trọng lượng, kích thước phân tử nên có tốc độ dịch chuyển khác nhau trong quá trình điện di. Chính sự tách biệt của các cấu tử sau quá trình điện di đã xác định sự khác nhau về di truyền của các protein enzyme và cũng là sự khác nhau của các alen của một gen. Enzym Esterase chính là một trong số những enzym liên quan đến tính kháng thuốc ở côn trùng trong đó isozym carboxylesterase (E.C:3.1.1.1) là có liên quan nhiều nhất tới tính kháng thuốc. Hàm lượng của enzyme này càng cao thì tính kháng thuốc càng mạnh. Việc phân tích hệ enzyme được thực hiện trên gel polyacrylamid 7,5% với hệ đệm T.E.B, pH = 8,5. Các bước tiến hành: - Thu mẫu: Mẫu thu để làm điện di isozyme là muỗi trưởng thành, quăng, bọ gậy còn sống được giữ ở nhiệt độ - 850C, hay được ngâm trong bình nitơ lỏng. - Nghiền mẫu: Mẫu được nghiền trong 50ml dung dịch sucrose và triton X-100. - Nạp mẫu: 20 ml dung dịch muỗi nghiền được cho vào trong các giếng riêng biệt. Sử dụng bromua blue 1% và máu người toàn phần làm marker chuẩn. - Chạy điện di theo phương pháp của C.A. Green,1990: Thời gian chạy điện di là 5 giờ, ở nhiệt độ 40C. 30 phút đầu: cường độ 25 mA, hiệu điện thế 400V, 4 giờ 30 phút sau: cường độ 40 mA, hiệu điện thế 400V - Nhuộm bản gel: Sau khi điện di sẽ hình thành một bản gel không màu. Muốn nhận biết các sản phẩm điện di phải sử dụng phương pháp nhuộm đặc hiệu với từng loại enzyme. Các cơ chất, các coenzyme (NAD, NADP, NADH), các chất tạo màu (NBT, Fast blue, Fast Garnet, Fast black, PMS) được sử dụng cho các phản ứng nhuộm màu này. 2.3.6. Phương pháp thử nhạy kháng ở muỗi Phương pháp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),1998 [54]. Mục đích của kỹ thuật này là xác định một loài muỗi nhạy, tăng sức chịu đựng, hoặc kháng với một loại hoá chất. Điều kiện lý tưởng cho thử nghiệm là muỗi cái thử nghiệm chưa hút máu, 1-2 ngày tuổi, khoẻ mạnh. Số lượng ít nhất cho một thử nghiệm là 150 cá thể. Nhiệt độ phòng thử nghiệm : 25 ± 2°C, độ ẩm tương đối 70 - 80 %. Quy trình thử nghiệm - Chuẩn bị các ống nghỉ : Lót các tờ giấy sạch vào bên trong ống nghỉ, dùng các vòng bằng thép ép giấy sát vào trong thành ống. Cho từ 20 - 25 con muỗi đã chọn vào 1 ống nghỉ. Để muỗi nghỉ 1 giờ, sau đó kiểm tra lại và loại bỏ những con muỗi không đạt yêu cầu, bổ sung thêm muỗi cho đủ số lượng. - Chuẩn bị ống đối chứng và ống thử nghiệm: Lót các tờ giấy đối chứng vào trong ống đối chứng và các tờ giấy có tẩm hoá chất vào trong ống thử nghiệm. Dùng các vòng bằng kim loại ép sát tờ giấy vào thành ống. - Cho muỗi tiếp xúc với giấy tẩm hoá chất : Lắp ống nghỉ với ống đối chứng và ống thử nghiệm. Thổi nhẹ để chuyển muỗi từ ống nghỉ sang ống đối chứng và ống tiếp xúc. Đặt ống tiếp xúc có muỗi theo chiều thẳng đứng, thời gian tiếp xúc 60 phút. Theo dõi để nhiệt độ và ẩm độ đạt yêu cầu của thử nghiệm. - Quan sát, đếm, ghi số lượng muỗi ngã gục (knock-down) vào các thời điểm 15, 30, 60 phút khi muỗi bắt đầu tiếp xúc với hoá chất. - Chuyển muỗi từ ống đối chứng và ống thử nghiệm sang ống nghỉ. Đặt ống thẳng đứng cho muỗi nghỉ 24 giờ. Cho muỗi hút nước đường glucose 10%. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian này . - Đọc kết quả thử nghiệm : Sau 24 giờ đọc kết quả thử nghiệm. Những con muỗi còn bay được tính là muỗi sống. Đọc kết quả theo công thức Abbott: % muỗi chết do từng hóa chất - % chết do đối chứng % Muỗi chết thực tế = ———————————————————— × 100 100 - % chết do đối chứng Ở lô đối chứng - Tỉ lệ muỗi chết > 20% : Kết quả thử nghiệm không được chấp nhận. Làm lại thử nghiệm. - Tỉ lệ muỗi chết 5 - 20 % : Kết quả thử nghiệm phải được điều chỉnh lại theo công thức Abbott. - Tỉ lệ muỗi chết < 5% : Kết quả thử nghiệm được chấp nhận. Ở lô thử nghiệm - Tỉ lệ muỗi chết từ 98 - 100% : Muỗi nhạy với hoá chất thử nghiệm. - Tỉ lệ muỗi chết từ 80 - 97 %: Muỗi tăng sức chịu đựng với hoá chất thử nghiệm. - Tỉ lệ muỗi chết < 80% : Muỗi kháng với hoá chất thử nghiệm. Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra côn trùng 3.1.1. Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại Bình Định. Thành phần loài và mật độ Anopheles tại 2 thôn Canh Lãnh, Cà Te được xác định bằng 6 phương pháp điều tra là : mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà, bẫy đèn trong nhà, bẫy đèn ngoài nhà, soi trong nhà ngày, soi chuồng gia súc. * Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại làng Cà Te, Canh Thuận, Vân Canh, Bình Định thể hiện qua bảng 3 Bảng 3 : Kết quả điều tra thành phần loài Anopheles tại làng Cà Te STT LOÀI PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BĐTN BĐNN MNTN MNNN STNN SGS SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ 1 An. aconitus 15 3,75 29 7,25 7 1,75 16 4,0 40 10,0 2 An. annularis 4 1,0 8 2,0 20 5,0 3 An. barbirostris 6 1,5 2 0,5 16 4,0 4 An. dirus 26 6,5 4 1,0 2 0,5 37 9,25 5 An. maculatus 16 4,0 20 5,0 8 2,0 32 8,0 53 13,25 6 An. minimus 8 2,0 30 7,5 3 0,75 47 11,75 7 An. peditaeniatus 7 1,75 8 An. philippinensis 2 0,5 16 4,0 8 2,0 5 1,25 9 An. sinensis 8 2,0 10 An. splendidus 12 3,0 4 1,0 12 30 11 An. vagus 40 10,0 18 4,5 Kết quả điều tra tại làng Cà Te có 11 loài Anopheles, trong đó có véc tơ chính là An. dirus và An. minimus, 2 véc tơ phụ là An. maculatus, An. aconitus. Kết quả thu được loài An. dirus và An.minimus có mật độ rất cao. Loài An.maculatus có mật độ cao ở phương pháp bẫy đèn ngoài nhà (5,0 c/đ/đ), soi chuồng gia súc (13,25c/g/n), mồi người ngoài nhà (8,0/n/đ). Loài An. aconitus có mật độ cao ở phương pháp bẫy đèn ngoài nhà (7,25c/đ/đ), soi chuồng gia súc (10,0c/g/n) mồi người ngoài nhà (4,0c/n/đ). Phương pháp mồi người thu thập được An.minimus mật độ 0,25c/n/đ. *Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại làng Canh Lãnh, Vân Canh, Bình Định thể hiện qua bảng 4. Bảng 4 : Kết quả điều tra Anopheles tại làng Canh Lãnh STT LOÀI PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BĐTN BĐNN MNTN MNNN STNN SGS SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/g/n SL MĐ c/g/n 1 An. aconitus 19 4,75 2 0,5 13 3,25 45 11,25 2 An. annularis 4 1,0 5 1,25 8 2,0 3 An. maculatus 9 2,25 27 6,75 8 2,0 17 4,25 33 8,25 4 An. minimus 12 3,0 5 An. phlippinensis 5 1,25 7 1,75 6 An. sinensis 4 2 0,5 7 An. vagus 3 0,75 55 13,75 Kết quả điều tra tại làng Canh Lãnh có 7 loài Anopheles, trong đó có véc tơ chính là An. minimus, 2 véc tơ phụ là An. maculatus, An. aconitus. Kết quả thu được loài An.minimus có mật độ cao ở phương pháp soi chuồng gia súc (3,0c/n/đ). Loài An.maculatus có mật độ cao ở phương pháp bẫy đèn ngoài nhà (6,75c/n/đ). soi chuồng gia súc (8,25c/n/đ), mồi người ngoài nhà (4,25c/n/đ). 3.1.2. Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại Đắc Lắc. Tại Đắc Lắc chúng tôi thu thập được chủ yếu là các loài An. dirus, An. aconitus và An. maculatus. Sau đây là kết quả điều tra tại Easô. *Thành phần và mật độ Anopheles tại thôn 2 xã Easô, Eakar, Đắc Lắc thể hiện qua bảng 5. Bảng 5 : Kết quả điều tra Anopheles tại thôn 2 STT LOÀI PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BĐTN BĐNN MNTN MNNN STNN SGS SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/g/n SL MĐ c/g/n 1 An. aconitus 4 1,0 13 3,25 2 0,5 9 2,25 22 5,5 2 An. barbirostris 4 1,0 31 7,75 3 An. kochi 2 0,5 4 An. maculatus 8 2,0 12 3,0 4 1,0 24 6,0 42 10,5 5 An. peditaeniatus 11 2,75 19 4,75 52 13,0 6 An. sinensis 2 0,5 8 2,0 5 1,25 43 10,75 7 An. splendidus 2 0,5 8 4,0 8 An.vagus 10 2,5 Kết quả điều tra tại thôn 2 có 8 loài Anopheles, trong đó có 2 véc tơ phụ là An. maculatus, An. aconitus. Kết quả thu thập trong nhà loài An. aconitus có mật độ 0,5c/n/đ ở phương pháp mồi người, 1c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. An. aconitus thu thập ngoài nhà có mật độ 2,25c/n/đ ở phương pháp mồi người, 3,25c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. Loài An.maculatus thu thập trong nhà có mật độ 1,0c/n/đ ở phương pháp mồi người, 2c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. An.maculatus thu thập ngoài nhà có mật độ 6,0c/n/đ ở phương pháp mồi người, 3c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. *Thành phần và mật độ Anopheles tại thôn Bãi Sao xã Easô, Eakar, Đắc lắc thể hiện qua bảng 6. Bảng 6 : Kết quả điều tra Anopheles tại tại thôn Bãi Sao STT LOÀI PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BĐTN BĐNN MNTN MNNN STNN SGS SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/đ/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/n/đ SL MĐ c/g/n SL MĐ c/g/n 1 An. aconitus 5 1,25 8 2,0 10 2,5 26 6,5 2 An. barbirostris 2 0,5 11 2,75 3 An. dirus 6 1,5 4 1,0 4 1,0 20 5,0 13 3,25 4 An. jeyporiensis 2 0,5 5 An. maculatus 5 1,25 3 0,75 6 1,5 18 4,5 22 5,5 6 An. peditaeniatus 2 0,5 4 1,0 5 1,25 32 8,0 7 An. philippinensis 2 0,5 12 4,0 8 An. tessellatus 3 0,75 9 An. sinensis 6 1,5 11 2,75 27 6,75 10 An. vagus 8 2,0 Kết quả điều tra cho thấy tại thôn Bãi Sao có 10 loài Anopheles, trong đó có véc tơ chính là An.dirus, véc tơ phụ là An. aconitus, An. jeyporiensis,An. maculatus. Kết quả thu thập loài An. dirus trong nhà có mật độ 1,0 c/n/đ ở phương pháp mồi người, 1,5 c/đ/đ phương pháp bẫy đèn. An. dirus thu thập ngoài nhà có mật độ 5,0 c/n/đ ở phương pháp mồi người, 1,0 c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. Loài An. aconitus thu thập trong nhà có mật độ 1,25 c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. An. aconitus thu thập ngoài nhà có mật độ 2,5 c/n/đ ở phương pháp mồi người, 2,0 c/đ/đ phương pháp bẫy đèn. Loài An. jeyporiensis thu thập ngoài nhà có mật độ 0,5c/n/đ, phương pháp mồi người. Loài An. maculatus thu thập trong nhà có mật độ 1,5c/n/đ ở phương pháp mồi người, 1,25c/đ/đ, phương pháp bẫy đèn. An. maculatus thu thập ngoài nhà có mật độ 4,5c/n/đ (phương pháp mồi người), 0,75c/đ/đ (phương pháp bẫy đèn). Như vậy qua điều tra hai thôn thì thành phần và mật độ các loài Anopheles ở thôn Bãi Sao phong phú và đa dạng hơn ở thôn 2 vì sinh cảnh ở thôn bãi Sao giáp với rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên Easô. Thành phần loài ở tỉnh Đắc Lắc thu được là 12 loài Anopheles trong đó có véc tơ chính là An.dirus, véc tơ phụ là An.aconitus, An.jeyporiensis và An. maculatus. 3.1.3. Thành phần và mật độ các loài Anopheles tại Phú Yên. * Thành phần và m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_209_4063_1869871.doc
Tài liệu liên quan