Luận văn Nghiên cứu một số tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng duyên hải Nam trung bộ và đề xuất các giải pháp thích ứng

Quy trình đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, NBD đến cơ

cấu sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng thực tế tại vùng

DHNTB. Việc xác định diện tích từng loại hình đất nông nghiệp

bị khô hạn, ngập úng trong bối cảnh BĐKH, NBD trên cơ sở

ứng dụng chương trình CROPWAT; tính toán chỉ số khô hạn

thăm dò (RDI) và công nghệ GIS với sự ứng dụng phần mềm

ArcGIS đã được kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá là phù

hợp, có độ chính xác tương

pdf26 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng duyên hải Nam trung bộ và đề xuất các giải pháp thích ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất nông nghiệp; tác động đến lâm nghiệp và cơ cấu đất lâm nghiệp; tác động đến thủy sản; Tác động đến diêm nghiệp - Khái quát các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu 1.4. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, những yếu tố liên quan tới BĐKH, NBD của vùng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4 - Khái quát về tình hình quản lý đất đai Kết luận Chƣơng 1 1. Nghiên cứu tổng quan về sử dụng đất nông nghiệp; BĐKH và NBD đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và là một trong 2 nước có diện tích đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của NBD. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực NBD làm cho vấn đề đất bị khô hạn, ngập úng,... ngày càng gia tăng. - Trên thế giới và tại Việt Nam, việc ứng dụng chương trình CROPWAT đã được thực hiện trong các nghiên cứu, nhưng chủ yếu là để phục vụ tính nhu cầu nước, chế độ tưới cho nông nghiệp, tính toán năng suất lúa,...; Các ưu điểm của chỉ số khô hạn thăm dò (RDI) cho thấy RDI là một chỉ số lý tưởng để đánh giá thăm dò mức độ hạn hán nói chung trên một vùng địa lý rộng lớn; việc sử dụng phần mềm ArcGIS trong đánh giá ngập úng trên phạm vi cấp tỉnh, huyện cũng đã được nghiên cứu ứng dụng. - Một số các nghiên cứu có liên quan đến BĐKH, NBD, đất bị khô hạn, ngập úng ở địa bàn vùng DHNTB đã được thực hiện, những nghiên cứu này phần nào làm rõ thực trạng khô hạn, ngập úng; tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất của Vùng với 3 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. - Vùng DHNTB có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Địa hình tương đối phức tạp với nhiều đồi núi ngang nhô ra biển chia cắt dải đồng bằng thành nhiều cánh đồng nhỏ hẹp. Tài nguyên đất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 12 nhóm đất chính, đất đai nghèo hữu cơ và các dinh dưỡng cho cây trồng. 5 Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi mặc dù đã được quan tâm nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tưới cho nông nghiệp của vùng. 2. Các vấn đề trống chưa tác giả nào nghiên cứu: - Những nghiên cứu về tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất không nhiều, chủ yếu ở phạm vi nhỏ (cấp tỉnh, huyện, xã), chưa có nghiên cứu cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp cụ thể ở phạm vi cấp vùng. - Chưa có quy trình đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cho phạm vi cấp vùng. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu a) Các tác động chính của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng DHNTB được nghiên cứu trong luận án gồm: đất bị khô hạn (loại hình hạn khí tượng) do BĐKH và ngập úng do NBD. Việc nghiên cứu những tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giả thiết sẽ loại trừ yếu tố phát triển kinh tế - xã hội. b) Các loại hình đất sử dụng trong nông nghiệp trong ranh giới không gian của phạm vi nghiên cứu bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa; đất trồng cây hành năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Vùng DHNTB bao gồm 8 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu những biến đổi về điều kiện khí hậu, biến động, HTSDĐ (từ năm 1980 đến 2013); Dự tính đất nông nghiệp bị khô hạn và ngập úng do tác động BĐKH, NBD của Vùng DHNTB cho 3 mốc thời gian là 2020, 2030 và 2050. 2.2. Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng DHNTB được đánh giá ở 2 vấn đề đất bị khô hạn và ngập úng. Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện qua 4 Bước cơ bản: - Bước 1: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu. - Bước 2: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của BĐKH, NBD. - Bước 3: Dự tính tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. - Bước 4: Xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đầy đủ quy trình ở trên, đề tài nghiên cứu đã áp dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu. - Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thống kê. - Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. - Phương pháp chuyên gia 7 - Phương pháp kế thừa - Quy trình thành lập bản đồ dự tính đất nông nghiệp bị khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu. - Quy trình thành lập bản đồ dự tính đất nông nghiệp bị ngập úng do nước biển dâng Kết luận Chƣơng 2 1. Việc lựa chọn đối tượng là vùng DHNTB để nghiên cứu, dự tính tác động của BĐKH, NBD đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (vấn đề khô hạn, ngập úng) đảm bảo được giới hạn mục tiêu, nội dung và tính thực tiễn của đề tài. 2. Việc áp dụng chương trình CROPWAT tính lượng bốc hơi, chỉ số khô hạn RDI, phương pháp nội suy trung bình trọng số để xây dựng bản đồ khô hạn do tác động của BĐKH và phần mềm ArcGIS xây dựng bản đồ ngập úng do NBD cho vùng DHNTB là tối ưu. Việc lựa chọn được quyết định trên sở sở cân nhắc, so sánh với các chỉ số khô hạn, phương pháp nội suy không gian và chương trình, phần mềm khác. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Những biến đổi về khí hậu, nƣớc biển dâng và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Vùng Duyên hải Nam trung Bộ - Phân tích những biến đổi về khí hậu, NBD giai đoạn 1980 - 1989 tại các trạm đo thuộc vùng DHNTB cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng trùng bình là 0,30C, nhiệt độ các tháng tiêu biểu trong thời kỳ gần đây đều cao hơn thời kỳ trước; lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng với mức tăng phổ biến 150 - 250 mm/năm, lượng mưa tập trung vào những tháng mùa mưa; mực nước biển (tại trạm Sơn Trà, tiêu 8 biểu cho vùng biển Trung bộ) có tốc độ xu thế tăng trung bình là 3,88 mm/năm; các yếu tố độ ẩm, số giờ nắng, tốc độ gió tăng giảm không đồng nhất hoặc có tăng, giảm nhưng mức độ tăng không nhiều. - Ngoài những nguyên nhân do công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, các nguyên nhân do điều kiện tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu cũng có tác động rất nhiều đến sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Trong vòng hơn 30 năm qua vấn đề khô hạn, ngập úng diễn ra khá phổ biến và là 2 nguyên nhân tự nhiên chính, có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng đất nông nghiệp của vùng DHNTB. Hạn hán thường xảy ra vào thời kỳ lúa Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa đang làm đòng, trổ bông, độ dài mùa hạn tăng lên khi nhiệt độ tăng cùng với lượng mưa giảm và ngược lại. Vấn đề khô hạn, ngập úng có ảnh hưởng đáng kể đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu cây trồng trên địa bàn vùng. Thể hiện rõ nét ở việc chuyển đổi từ đất trồng CHN (đất trồng lúa và đất trồng CHN khác), là những loại hình sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào nước tưới, sang các loại hình sử dụng đất khác diễn ra khá nhiều ở những địa bàn trong Vùng qua các thời kỳ. Cụ thể: + Thời kỳ 1980 - 1990, xảy ra 2 năm hạn nặng nhất 1983, 1987 và lũ gây ngập úng trên diện rộng vào năm 1988. Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ. Ngoài ra do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, công tác quản lý ở một số địa phương còn buông lỏng nên diện tích đất nông nghiệp của Vùng DHNTB có xu hướng giảm. Diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 230 nghìn ha. Trong đó giảm mạnh trên đất lâm nghiệp (giảm khoảng 183 nghìn ha), đất sản 9 xuất nông nghiệp (52,8 nghìn ha), các loại đất khác đều tăng nhưng diện tích tăng không nhiều. Đặc biệt trong thời kỳ này, diện tích đất trồng CLN tăng mạnh (tăng 33,9 nghìn ha) do việc chuyển đổi từ CHN và đất lâm nghiệp. Trong đó diện tích cây trồng có nhu cầu nước cao như lúa đã giảm mạnh từ 327,7 nghìn ha (năm 1980) xuống còn 272,7 nghìn ha (năm 1990), trong đó diện tích đất trồng lúa bị giảm (giảm hơn 50 nghìn ha) do chuyển đổi mạnh mẽ diện tích đất trồng lúa nương sang trồng CHN khác hoặc trồng CLN, trồng rừng sản xuất. + Từ năm 1990 đến năm 2010, nhiệt độ có xu hướng tăng (tăng từ 0,2 - 0,6oC), lượng mưa những tháng mùa mưa cao hơn so với giai đoạn trước và ngược lại mùa khô lại thấp hơn. Trong thời kỳ này, xảy ra 5 năm hạn nghiêm trọng (1993, 1998, 2002, 2005, 2010) và trận lũ lịch sử vào năm 1999. Tuy nhiên, do được đầu tư nhiều nguồn lực phát triển, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được cải thiện nên nhiều diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hóa đã được khai thác sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp tăng gần 1.350 nghìn ha, tăng mạnh nhất từ năm 2000 - 2010 (tăng 850 nghìn ha). Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ và thực sự bắt đầu được quan tâm thực hiện từ năm 2000, đặc biệt là chuyển từ đất trồng CHN không chủ động được tưới sang các loại đất nông nghiệp khác. Việc chuyển đổi này là để thích nghi với điều kiện tự nhiên, BĐKH và cũng sẽ là xu hướng cần tiếp tục được thực hiện cho những năm sau này. + Năm 2013 toàn Vùng có 3.391,7 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 76,43% tổng DTTN, diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn của toàn Vùng là 1.160,3 nghìn ha, chiếm 34,21% diện 10 tích đất nông nghiệp của Vùng, diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng là 40,6 nghìn ha chiếm khoảng 1,20% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả Vùng. Đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp là những loại đất chịu nhiều tác động nhất của BĐKH, NBD. Theo báo cáo từ 8 tỉnh thuộc vùng DHNTB, vụ lúa hè thu năm 2013 có tới 36 nghìn ha đất canh tác không thể trồng lúa. Thay vào đó, sẽ phải chuyển sang trồng các loại hoa màu, chịu hạn như ngô, lạc, đậu, vừng... Hình 3.9: Bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp Hình 3.13: Bản đồ địa hình Hình 3.10: Bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp bị khô hạn Hình 3.11: Bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp bị ngập úng 11 3.2. Dự tính tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng (khô hạn, ngập úng) đến cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 3.2.1. Dự tính tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng (khô hạn, ngập úng) đến diện tích đất nông nghiệp - Dự tính vào năm 2020, với dự báo nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,4 - 0,50C; lượng mưa trung bình năm tăng từ 0,6 - 1,8%, giảm vào mùa đông và mùa xuân (giảm từ 1,0 - 3,2%), tăng vào mùa hè và mùa thu (tăng từ 0,3 - 3,6%); mực NBD từ 8 - 9 cm so với thời kỳ 1980 - 1999, diện tích đất nông nghiệp được dự tính bị khô hạn và ngập úng là 1.406,2 nghìn ha, tăng khoảng 205,3 nghìn ha so với hiện nay. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn của cả Vùng là 1.360,7 nghìn ha, tăng khoảng 200,4 nghìn ha so với hiện nay; diện tích bị ngập úng là gần 45,5 nghìn ha, tăng hơn 4,8 nghìn ha so với hiện nay. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp dự tính phải chuyển đổi mục đích sử dụng do tác động của BĐKH, NBD chiếm khoảng 6,05% so với diện tích hiện nay. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có khả năng bị chuyển đổi là 4,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,12% so với hiện trạng); đất trồng CHN khác là 53,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 1,57% so với hiện trạng); đất trồng CLN 19,2 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,57% so với hiện trạng); đất lâm nghiệp là 128,3 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 3,78% so với hiện trạng); các loại đất khác có diện tích bị chuyển đổi không nhiều. - Dự tính vào năm 2030, với dự báo nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,7 - 0,80C; lượng mưa trung bình năm tăng từ 0,8 - 2,7%, giảm vào mùa đông và mùa xuân (giảm từ 2,8 - 8,6%), 12 tăng vào mùa hè và mùa thu (tăng từ 0,8 - 9,6%); mực NBD từ 24 - 27 cm so với thời kỳ 1980 - 1999, dự tính diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn và ngập úng khoảng 1.424,8 nghìn ha, tăng gần 18,6 nghìn ha so với năm 2020. Diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn do BĐKH tăng ít nhất (tăng gần 5,8 nghìn ha) và diện tích ngập úng do NBD tăng tăng 12,8 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có khả năng bị chuyển đổi là 11,7 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,35% so với hiện trạng); đất trồng CHN khác là 58,7 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,73% so với hiện trạng); đất trồng CLN là 22,1 nghìn ha(tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,65% so với hiện trạng); đất lâm nghiệp là 130,3 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 3,84% so với hiện trạng). - Dự tính vào năm 2050, với dự báo nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,2 - 1,40C; lượng mưa trung bình năm tăng từ 1,5 - 1,4%, giảm vào mùa đông và mùa xuân (giảm từ 1,5 - 4,7%), tăng vào mùa hè và mùa thu (tăng từ 0,4 - 5,3%); mực NBD từ 9 - 13 cm so với thời kỳ 1980 - 1999, dự tính diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn và ngập úng khoảng 1.553,1 nghìn ha , tăng gần 128,4 nghìn ha so với năm 2030. Trong đó đất nông nghiệp bị khô hạn do BĐKH tăng khoảng 122,7 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng do NBD khoảng 5,7 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có khả năng bị chuyển đổi là 26,4 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,78% so với hiện trạng); đất trồng CHN khác là 84,4 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 2,49% so với hiện trạng); đất trồng CLN là 44,6 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 1,31% so với hiện trạng); đất lâm nghiệp là 193,8 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 5,71% so 13 với hiện trạng). - Trong số diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn của Vùng, đất lâm nghiệp bị khô hạn có diện tích và xu hướng tăng do tác động của BĐKH nhiều nhất. Đặc biệt là đối với diện tích đất lâm nghiệp bị khô hạn nặng (có tỷ lệ cơ cấu so với hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp vào năm 2020 là 1,21%; vào năm 2030 là 1,22% và vào năm 2050 là 1,56%) nguy cơ bị bỏ hoang là rất cao. Nếu chủ động được nước tưới, một số diện tích đất lâm nghiệp có thể cân nhắc chuyển sang đất trồng cây ăn quả. Diện tích đất nông nghiệp của Vùng bị ngập úng do NBD chủ yếu trên đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng CHN chiếm khoảng 60% diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng của cả Vùng, đây cũng là loại đất được dự tính là có diện tích chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mực NBD. Trong đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa bị ngập úng có thể bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang NTTS, mục đích phi nông nghiệp; diện tích đất trồng CHN khác bị ngập úng có thể bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang NTTS, mục đích phi nông nghiệp hoặc trồng lúa. Diện tích đất trồng CLN bị ngập úng có thể chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp. 3.3.2. Đánh giá về khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (khô hạn, ngập úng) Dự tính diện tích đất nông nghiệp bị tác động của BĐKH, NBD (khô hạn, ngập úng) tăng thêm so với hiện nay gần 205,3 nghìn ha (vào năm 2020); 223,9 nghìn ha (vào năm 2030); 352,2 nghìn ha (vào năm 2050); tương ứng với tỷ lệ cơ cấu đất nông nghiệp hiện nay dự tính có nguy cơ phải chuyển đổi mục 14 đích sử dụng vào các năm này là 6,05%; 6,06% và 10,38%. Trong đó: a) Đất sản xuất nông nghiệp - Đất trồng CHN: + Đất trồng lúa: Dự tính diện tích đất chuyên trồng lúa có xu hướng giảm do chuyển sang canh tác lúa - màu, hoặc chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc canh tác lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, Đất lúa - màu dự tính sẽ tăng do việc đầu tư, thâm canh tăng vụ trên đất chuyên trồng lúa hoặc chuyển đổi từ lúa 3 vụ sang 2 vụ lúa, 1 vụ màu, Diện tích có khả năng bị chuyển đổi là 4,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,12% so với hiện trạng) vào năm 2020; 11,7 nghìn ha vào năm 2030 (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,35% so với hiện trạng) và 26,4 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,78% so với hiện trạng) vào năm 2050. + Đất trồng CHN khác: Diện tích có khả năng bị chuyển đổi là 53,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 1,57% so với hiện trạng) vào năm 2020; 58,7 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,73% so với hiện trạng) vào năm 2030 và 84,4 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 2,49% so với hiện trạng) vào năm 2050. - Đất trồng CLN: Diện tích có khả năng bị chuyển đổi vào năm 2020 là 19,2 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,57% so với hiện trạng); năm 2030 là 22,1 nghìn ha(tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,65% so với hiện trạng) và vào năm 2050 là 44,6 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 1,31% so với hiện trạng). b) Đất lâm nghiệp Trong điều kiện khô hạn, nguy cơ cháy rừng rất cao. Nếu không chủ động được nước tưới, việc chuyển đổi đất lâm 15 nghiệp sang các mục đích khác là rất khó. Diện tích có khả năng bị chuyển đổi vào năm 2020 là 128,3 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 3,78% so với hiện trạng); năm 2030 là 130,3 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 3,84% so với hiện trạng) và vào năm 2050 là 193,8 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 5,71% so với hiện trạng). c) Đất có mặt nước NTTS, đất làm muối, đất nông nghiệp khác Các loại đất này có diện tích sử dụng chiếm tỷ lệ cơ cấu không nhiều trong đất nông nghiệp. Trong điều kiện BĐKH, NBD, diện tích dự tính bị ảnh hưởng của khô hạn và ngập úng của các loại đất này không nhiều (có tỷ lệ cơ cấu so với hiện trạng vào năm 2020 là 0,02% và 2030 là 0,03%; vào năm 2050 là 0,10%). Hình 3.12: Bản đồ dự tính đất nông nghiệp bị khô hạn do tác động của BĐKH đến năm 2050 Hình 3.15: Bản đồ dự tính đất nông nghiệp bị khô hạn và ngập úng do tác động của BĐKH, NBD đến năm 2050 Hình 3.14: Bản đồ dự tính đất nông nghiệp bị ngập úng do tác động của NBD đến năm 2050 16 Bảng 3.22. Dự tính cơ cấu đất nông nghiệp bị chuyển đổi do tác động BĐKH, NBD (khô hạn, ngập úng) đến năm 2050 TT Loại hình sử dụng đất Dự tính loại hình chuyển đổi sử dụng đất Dự tính diện tích bị chuyển đổi Đất trồng lúa Đất trồng CHN khác Đất trồng CLN Đất lâm nghiệp Đất có mặt nước NTTS Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Chưa sử dụng Đất phi nông nghiệp Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 76.442 2,25 92.451 2,73 155.327 4,58 1.1 Đất trồng CHN 57.253 1,69 70.369 2,07 110.739 3,26 Đất trồng lúa x x x x x x 4.114 0,12 11.711 0,35 26.357 0,78 Đất trồng CHN khác x x x x x x x 53.138 1,57 58.658 1,73 84.382 2,49 1.2 Đất trồng CLN x x x 19.189 0,57 22.082 0,65 44.588 1,31 2 Đất lâm nghiệp x x x 128.291 3,78 130.328 3,84 193.787 5,71 3 Đất có mặt nước NTTS x x 177 0,01 323 0,01 591 0,02 4 Đất làm muối x 54 138 853 0,03 5 Đất nông nghiệp khác x x 304 0,01 615 0,02 1.655 0,05 Tổng diện tích đất nông nghiệp 205.265 6,05 223.854 6,60 352.211 10,38 17 3.3. Giải pháp thích ứng tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp 3.3.1. Căn cứ xác định giải pháp - Nguyên tắc xác định giải pháp - Định hướng phát triển nông nghiệp; sử dụng đất nông nghiệp - Nhận thức và mối quan tâm của chính quyền, cán bộ địa phương và người dân đối với biến đổi khí hậu 3.3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng đất thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.4.2.1. Giải pháp chung về quản lý, sử dụng đất đai - Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai trong điều kiện BĐKH - Định kỳ điều tra, đánh giá mức độ và tác động của BĐKH, NBD đến đất nông nghiệp. - Tích hợp yếu tố BĐKH, NBD vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai - Thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng đất đai 3.4.2.2. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất đối với các loại hình sử dụng đất chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng Đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp. 3.3.2.3. Giải pháp về công trình và cây trồng đối với đất nông nghiệp bị khô hạn, ngập úng a) Đối với đất nông nghiệp bị khô hạn * Biện pháp công trình: 18 - Đầu tư xây dựng hệ thống hồ đập dự trữ nước, kênh mương dẫn nước tưới và sử dụng hợp lý các nguồn nước. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, kết nối với nhau thành mạng thủy lợi liên thông, sẽ bổ sung kịp thời cho những nơi thiếu nước cục bộ. - Tăng cường công tác quản lý, khai thác đồng bộ và hiệu quả các công trình thủy lợi đảm bảo chống hạn. Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, xây dựng các công trình thủy lợi, các ao hồ hồ trữ nước và đạp dâng ở miền núi, kênh thu nước ngầm tầng nông trên vùng đất cát. - Khai thác tầng ngầm sâu hợp lý bằng hệ thống các giếng khoan, giếng khơi. - Tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống kênh mương thủy lợi, hướng dẫn nông dân áp dụng những phương pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt trong sản xuất để tiết kiệm nguồn nước; tổ chức đào giếng, ao hồ dự trữ nước sinh hoạt cho người dân và nước uống cho đàn gia súc - Điều tiết hợp lý các hồ chứa lớn; tưới luân phiên giữa các hệ thống thủy lợi. - Lắp đặt các hệ thống trạm bơm dã chiến trong trường hợp những nơi chống hạn cấp bách, nhân rộng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm. * Biện pháp cây trồng: - Phát triển lớp phủ thực vật trên đất thông qua việc trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là vùng đất dốc, rừng đầu nguồn. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ủ), sử dụng chất thải nông nghiệp (rơm, rạ...) che phủ để tăng khả năng giữ ẩm của đất, hạn chế khả năng bốc hơi nước. 19 - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước; sử dụng các giống chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông nghiệp của Vùng và các tỉnh trong vùng. Nghiên cứu chọn tuyển những cây giống khỏe chịu khô hạn như: điều, ca cao, ôliu...; các cây nông nghiệp ngắn ngày: hành tím, khoai lang, mì (sắn), đậu, mía...; các cây ăn quả đan xen: thanh long, xoài, mãng cầu xiêm (na); một vài loại rau, ớt... đều được tuyển chọn đã chịu được hạn. Đối với 2 tỉnh chịu hạn nặng là Ninh Thuận và Bình Thuận, cần thay lúa bằng những loại cây chịu hạn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. - Những vùng đất hoàn toàn không có khả năng tưới hoặc không có nguồn nước chống hạn nên rà soát chuyển đổi sang cây trồng cạn như cây sắn, đậu các loại, vừng..., hoặc phải ngừng sản xuất để hạn chế thiệt hại. - Những vùng thường xuyên bị hạn, không đủ nước tưới dưỡng qua các năm, đặc biệt với điều kiện hạn như năm nay phải dừng sản xuất cần rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sản xuất để chuyển đổi sang cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời góp phần tiết kiệm nước tưới cho các vùng khác. b) Đối với đất nông nghiệp bị ngập úng * Biện pháp công trình: - Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương tiêu nước và điều hòa nguồn nước ở các khu vực địa hình cao, hạn chế khả năng ngập úng. - Bổ sung, nâng cấp hệ thống đê, kè kết hợp đường giao thông để ngăn lũ, ngăn triều cường. 20 - Xây dựng hệ thống cống dưới đê ngăn lũ, triều cường và tiêu gạn nước: Tôn nền theo quy hoạch nhằm giảm khối lượng đắp đê, xây cống; xây dựng các cửa van tự động tại các cửa xả để ngăn triều cường. - Xây dựng các trạm bơm tiêu nước tập trung h trợ khi có mưa lớn trùng với thời gian lũ, triều cường. * Biện pháp cây trồng: - Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng các giống lúa chịu ngập, phát triển mô hình NTTS kết hợp hoặc chuyển hẳn những khu vực không còn khả năng canh tác sang NTTS. Trồng bộ giống lúa thích ứng với điều kiện úng ngập (bộ giống chịu úng: U17, U20, U21 của Viện Cây lương thực, cây thực phẩm). - Các diện tích trồng cây ăn trái được bao ô theo hệ thống kênh rạch, tại m i cửa lấy nước đều có cống đóng mở hai chiều. Mùa mưa lũ, các cống được đóng khi triều lên và mở ra khi triều xuống. Phần ngập lũ do mưa không có khả năng tự chảy sẽ được giải quyết bằng bơm. 3.3.2.4. Nâng cao năng lực, nhận thức về tác động của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tập trung đào tạo nguồn lực cho các cấp, các địa phương trong vùng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại ch , cán bộ là người dân tộc ít người; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH gắn với việc quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt chú trọng đến 53,09% dân tộc ít người (Cơ tu, Hrê, Cor, Ba Na, Êđê, Chăm, Raglây, T.Rin, Tày, Nùng, );... 3.3.2.5 Đề xuất một số mô hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 21 Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, NBD. Các mô hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttlats_maihanhnguyen_8447_1869455.pdf
Tài liệu liên quan