MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .i
DANH MỤC BẢNG. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.2
4. Ý nghĩa khoa học .2
5. Ý nghĩa thực tiễn .2
6. Cấu trúc luận văn .2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG LŨ BÙN ĐÁ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.3
1.1. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá trên Thế giới .3
1.2. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá ở Việt Nam .6
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.13
1.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.13
1.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế.14
1.3.3. Phương pháp địa chất – địa mạo .14
1.3.4. Phương pháp tích hợp dữ liệu bằng công cụ GIS.15
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TÂN NAM.25
2.1. Vị trí địa lý .25
2.2. Địa chất .25
2.2.1. Địa tầng.25
2.2.2. Kiến tạo .26
2.3. Địa hình – địa mạo .26
2.4. Thủy văn.27
2.5. Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhƣỡng .28
2.5.1. Đặc điểm mặt cắt của vỏ phong hóa .28
2.5.2. Phân loại các kiểu vỏ phong hóa .29
2.5.3. Ảnh hưởng của vỏ phong hóa đến trượt lở .34
91 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã Tân nam, huyện Quang bình, tỉnh Hà giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững nghiên cứu
trƣớc đó hoặc dựa vào thực tế thực hiện, từ đó đƣa ra đƣợc bản đồ nguy cơ
LBĐ. Hai bản đồ chỉ số nguy cơ và bản đồ nguy cơ LBĐ là hai kết quả đầu
ra đối với nghiên cứu này.
24
Hình 1.10. Sơ đồ phân tích dữ liệu
25
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
XÃ TÂN NAM
2.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Nam thuộc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Yên
Bình khoảng 10km về phía bắc đông bắc với diện tích 82,90 km² (Hình 2.1). Toạ độ
địa lý: Từ 22°26'00" đến 22°33'10" vĩ độ Bắc, từ 104°30'50" đến 104°39'00" kinh
độ Đông.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Tân Nam
2.2. Địa chất
2.2.1. Địa tầng
Địa tầng khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm các đá phiến thạch anh - felspat -
mica, đá phiến xen quarzit của hệ tầng Thác Bà, đá hoa chứa graphit, đá hoa
dolomit xen đá phiến của hệ tầng An Phú và các thành tạo hệ Đệ Tứ.
Hệ tầng Thác Bà (PR3-Є1tb): Hệ tầng phân bố tập trung ở khu vực trung tâm
diện tích nghiên cứu. Chiều dày khoảng 500 m và có ranh giới dƣới chƣa đƣợc xác
định rõ.
26
Hệ tầng An Phú (PR3-Є1ap): Phân bố dạng thấu kính nhỏ nằm về phía tây
bắc khu vực nghiên cứu, ở dạng thể tù trong khối Sông Chảy. Hệ tầng gồm đá hoa
chứa graphit, đá hoa dolomit, xen đá phiến 2 mica, đá phiến felspat - calcit. Dày
250 - 500m.
Lớp phủ Đệ Tứ (Q)
Các thành tạo Đệ tứ bao gồm các trầm tích aluvi, proluvi (a, ap) phân bố
dọc các suối lớn và phụ lƣu của chúng, trong các thung lũng giữa núi.
- Phần thấp vẫn gồm chủ yếu là cuội sỏi, có bề dày 2 - 3m đến 7 - 8m.
- Phần giữa là cát, cuội, sỏi thành phần phức tạp.
- Phần trên gồm cát, sét màu xám xen thấu kính nhỏ cuội, sạn của tƣớng
aluvi bãi bồi cùng mùn thực vật, dày 5 - 6m.
2.2.2. Kiến tạo
Trong diện tích nghiên cứu có mặt của đới cấu trúc Sông Lô, mang tính chất
của hoạt động uốn nếp Caledonit. Đới Sông Lô nằm về phía đông bắc đứt gãy Sông
Chảy, gồm các thành tạo Neoproterozoi - Paleozoi phân bố rộng tạo thành một phức
nếp lồi lớn mà nhân là vòm Sông Chảy có khối granit batholit xuyên lên. Đới này
nâng lên vài lần vào đầu Cambri, giữa Ordovic, giữa Silur và sụt lún vào Silur
muộn - Devon. Vào cuối Devon, toàn đới đƣợc nâng lên.
Các hệ thống đứt gãy trong diện tích nghiên cứu không phát triển, chỉ có 1 số
biểu hiện đứt gãy nhỏ theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
Cùng với hệ thống đứt gãy phƣơng tây bắc - đông nam có mặt ngoài diện tích
nghiên cứu, chúng tạo thành những đứt gãy dạng lông chim ở phía Đông Nam khối
granit Sông Chảy.
2.3. Địa hình – địa mạo
Tân Nam là một vùng núi hiểm trở, trong đó vùng núi cao nằm ở phía bắc và
góc tây nam tờ bản đồ, vùng núi trung bình nằm ở giữa và phía đông, các thung
lũng suối nằm ở phần trung tâm và phía nam, đông nam, địa hình bị phân cắt mạnh
chia làm 3 loại hình cơ bản: địa hình đồi núi cao (trung bình từ 1.200-1.700 m) với
đỉnh Khao Pha cao 1.723m, dạng lƣợn sóng; địa hình đồi núi thoải (trung bình từ
27
1.000-1.200 m), có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng; địa hình thung lũng (gồm
các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối) chủ yếu ở hai bên đƣờng
tỉnh lộ 178 đi Nà Trì của huyện Xín Mần.
Hình 2.2. Địa hình đồi núi khu vực xã Tân Nam
2.4. Thủy văn
Huyện Quang Bình có hai hệ thống sông chính: Sông Bạc và Sông Chừng.
Tại xã Tân Nam mạng lƣới sông suối trong vùng khá dày với các suối Nậm Thê,
Nậm Thàng, Nậm Qua, Nậm Pú và nhiều các suối nhánh với lòng hẹp và dốc (hình
2.3), đá gốc lộ nhiều hai bên bờ và thƣờng cạn kiệt trong mùa đông. Do địa hình đồi
núi dốc mạnh, lƣợng mƣa tập trung lớn nên tốc độ dòng chảy lớn và thay đổi theo
mùa. Mùa khô nƣớc cạn, mùa mƣa dễ gây lũ lụt ở vùng ven khe suối. Điển hình là
suối Nậm Pu, Nậm Thàng và suối Nậm Qua, có lƣu lƣợng đáng kể, mùa mƣa nƣớc
suối dâng cao, có thể gây ảnh hƣởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân trong vùng.
Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân.
28
Hình 2.3. Mạng lưới thủy văn khu vực xã Tân Nam
2.5. Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhƣỡng
2.5.1. Đặc điểm mặt cắt của vỏ phong hóa
Vỏ phong hóa trong khu vực Tân Nam là loại vỏ phong hóa phát triển chƣa
hoàn chỉnh. Mặt cắt tổng hợp của vỏ phong hóa trên các đá granitoid (phức hệ
Sông Chảy) và đá phiến (hệ tầng Thác Bà, hệ tầng An Phú) trong khu vực đƣợc thể
hiện nhƣ sau:
Bảng 2.1. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá granitoid khu vực Tân Nam
TT Tên đới
Bề dày
(m)
Mô tả sơ bộ
3
Phong
hóa mạnh
0 - 3m
Granitoid bị phong hóa hoàn toàn thành sét - bột
màu vàng, nâu vàng, mềm bở và xốp. Phần trên có
nhiều rễ thực vật và mùn màu đen.
2
Phong
hóa trung
bình
0 - 6m
Granitoid phong hóa mềm bở màu xám, xám trắng.
Lớp vỏ phong hóa này còn giữ đƣợc cấu tạo của đá
granitoid. Thành phần bột, sét lẫn nhiều mảnh vụn
đá.
29
1
Phong
hóa yếu
1 - >6m
Granitoid bị phong hóa yếu lẫn nhiều khối tảng
còn tƣơi. Dọc theo các khe nứt bị phong hóa mạnh
tạo thành các khoáng vật của sét có màu vàng,
vàng nâu. Lõi các tảng granitoid còn tƣơi có màu
xám trắng.
0 Đá gốc Đá granitoid cấu tạo khối, sáng màu.
Bảng 2.2. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá phiến thạch anh - mica khu vực Tân Nam
TT Tên đới
Bề dày
(m)
Mô tả sơ bộ
3
Phong
hóa mạnh
0 - 1,5m
Đá phiến bị phong hóa hoàn toàn thành
sét - bột màu nâu đỏ, nâu vàng, mềm bở
và xốp. Phần trên có nhiều rễ thực vật và
mùn màu đen.
2
Phong
hóa trung
bình
0 - 3m
Đá phiến phong hóa mềm bở màu nâu
vàng, xám vàng hoặc nâu đỏ loang lổ.
Lớp vỏ phong hóa này còn giữ đƣợc cấu
trúc của đá phiến. Thành phần bột, sét
lẫn mảnh vụn đá.
1
Phong
hóa yếu
1 - >5m
Đá phiến bị phong hóa yếu, nhiều chỗ đá
còn khá tƣơi. Đá bị nén ép mạnh, màu
xám vàng. Phần đá phiến còn tƣơi có
màu xám trắng, xám trắng.
0 Đá gốc
Đá phiến bị nén ép, cấu tạo phân phiến,
phân lớp rõ.
2.5.2. Phân loại các kiểu vỏ phong hóa
Vỏ phong hóa trong khu vực Tân Nam bao gồm hai kiểu chính là vỏ phong
hóa bóc mòn (với hai phụ kiểu phong hóa mạnh (saprolit) và phong hóa yếu
(saprock)) và vỏ phong hóa tích tụ (sƣờn tích và bồi tích).
Trong khu vực nghiên cứu có mặt của 2 loại đá khác nhau là đá granitoid
phức hệ Sông Chảy và các đá phiến thạch anh- mica của hệ tầng Thác Bà và An
Phú, tuy nhiên cấu trúc vỏ phong hóa phát triển trên cả hai loại đá này không có
nhiều sự khác biệt.
30
2.5.2.1.Vỏ phong hóa bóc mòn
Là loại vỏ phong hóa tàn dƣ mạnh với mức độ bảo tồn các sản phẩm phong
hóa khá tốt. Trong vùng nghiên cứu kiểu vỏ phong hóa này có thể đƣợc phân thành
2 phụ kiểu (2 loại) dựa trên mức độ bảo tồn (bề dầy) các sản phẩm phong hóa:
+ Phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh (saprolit)
Đây là phụ kiểu vỏ phong hóa có mức độ phong hóa mạnh nhất và có bề dầy
lớn nhất trong khu vực Tân Nam. Kiểu vỏ phong hóa này phân bố trên hầu khắp
diện tích, đặc biệt là những sƣờn núi có độ dốc tƣơng đối lớn đƣợc hình thành do
hoạt động kiến tạo, các đá bị dập vỡ tạo điều kiện cho vỏ phong hóa phát triển (hình
2.4a và b).
Hình 2.4a. VPH phát triển trên đá granit Hình 2.4b.VPH phát triển trên đá phiến
Vỏ phong hóa kiểu này có mặt cắt thẳng đứng nhƣ sau:
- Đới phong hoá mạnh: trong đới này hầu hết các khoáng vật của đá gốc đã bị
phá hủy hoặc biến đổi hoàn toàn thành sản phẩm phong hóa nhƣ sét hoặc gơtit. Đới
này thƣờng mềm bở, xốp, có màu nâu đỏ, nâu xám hoặc nâu vàng. Phần trên (đới thổ
nhƣỡng) lẫn nhiều vật chất hữu cơ có màu nâu đen hoặc màu xám tùy thuộc vào độ
mùn thay đổi giàu hay nghèo, bề dày lớp thổ nhƣỡng từ 0 - 30cm. Bề dầy của đới
biến đổi trong phạm vi lớn, tại một số khu vực đới này chỉ dầy vài chục cm hoặc vắng
mặt, trái lại tại một số khu vực đới này có bề dầy trên 1,5m.
31
Hình 2.5. Mặt của đới phong hoá mạnh tại thôn Nà Chõ
- Đới phong hóa trung bình: đây là đới đá gốc bị phong hóa với mức độ khác
nhau, phía trên thƣờng bị phong hóa mạnh hơn và mềm bở, càng xuống phía dƣới
mức độ phong hóa càng giảm và đá rắn chắc hơn. Trên đá granitoid mức độ phong
hóa phụ thuộc vào độ nứt nẻ của đá, hai bên các khe nứt của đá granitoid bị phong
hoá mạnh và biến thành sét, trong khi đó tồn tại khá nhiều mảnh hoặc tảng granitoid
có lõi vẫn còn tƣơi. Bề dầy của đới này cũng biến đổi trong phạm vi lớn, từ 0m đến
trên 6m, trong đó lớp thổ nhƣỡng có bề dày từ 0 - 10cm.
Hình 2.6. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Nà Chõ
- Đới phong hóa yếu: đây là đới đá gốc bắt đầu bị phong hoá, dọc theo các
khe nứt trong đá granitoid xuất hiện các sản phẩm phong hóa (sét, limonit). Đới này
32
thƣờng có bề dày lớn từ vài m trở lên. Đới này là đới có khả năng tích nƣớc tại
những nơi có cấu tạo thuận lợi. Đối với các loại đá phiến thuộc hệ tầng Thác Bà và
An Phú, do tính chất phân lớp, phân phiến, các đá này dễ bị phong hóa hơn do nƣớc
có thể ngấm vào khoảng cách giữa các lớp đá làm cho đá mềm bở, ranh giới chuyển
tiếp giữa các đới phong hóa không thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, thành phần giàu
các khoáng vật mica làm cho các lớp đất đá dễ bị dịch chuyển do tính chất mềm và
trơn của các khoáng vật mica
Hình 2.7. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Phù Lá
Khu vực phân bố của phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh là những nơi địa hình cao
và có mức độ chênh lệch địa hình so với xung quanh khá lớn. Mức độ phong hóa
khá mạnh mẽ, tạo thành đới sét dầy. Mức độ bảo tồn các sản phẩm phong hóa khá
tốt. Nhìn chung, loại vỏ phong hóa này có bề dầy khá lớn. Riêng đới sét bột phía
trên cùng có bề dày biến đổi từ trên 1m đến vài mét.
Thành phần chủ yếu của vỏ phong hóa loại này là sét- bột màu vàng, nâu
vàng hoặc nâu đỏ, đôi chỗ quan sát thấy những ô loang lổ do phong hóa từ thành
phần feldspat. Một số nơi lẫn nhiều chất hữu cơ có màu nâu đen hoặc xám. Nhìn
chung các sản phẩm này thoát nƣớc khá nhanh và không có khả năng giữ nƣớc. Tuy
vậy tại một vài địa điểm có thể thấy có nƣớc thấm rỉ từ tầng phong hóa này và tại
một số nơi chúng có khả năng lƣu giữ một lƣợng nƣớc nhất định. Phía dƣới đới
33
phong hóa mạnh là đới bán phong hóa (hay đới nứt nẻ) có bề dầy lớn, hiện chƣa có
công trình khống chế trực tiếp bề dầy của vỏ phong hóa.
+ Phụ kiểu vỏ phong hóa saprock (phong hóa yếu hay còn gọi là phong hóa
hỗn hợp)
Phụ kiểu vỏ phong hóa này bao gồm sản phẩm của quá trình phong hóa ở
mức độ kém hơn so với loại đầu do thời gian phong hóa nhỏ hơn hoặc do mức độ
bảo tồn kém hơn (do bị rửa trôi phần có mức độ phong hóa mạnh). Trong khu vực
nghiên cứu, kiểu vỏ phong hóa này chủ yếu phát triển trên các granitoid phức hệ
Sông Chảy. Loại phụ kiểu này có các đặc trƣng sau:
- Vỏ phong hóa này phân bố ở những nơi có sét bột lẫn với các mảnh đá gốc,
thậm chí có nhiều nơi đá gốc lộ ra thành những chỏm nhỏ trên bề mặt địa hình.
Hình 2.8. Mặt của đới phong hoá hỗn hợp tại thôn Nà Đát
- Chiều dầy của đới phong hoá mạnh (sét bột) thƣờng nhỏ (ít khi vƣợt quá 2m).
- Thành phần của vỏ phong hoá bao gồm các vật liệu sét - bột lẫn các mảnh
đá gốc có kích thƣớc khác nhau, từ vài mm dến vài chục cm. Khả năng bảo tồn và
lƣu thông nƣớc kém hơn so với phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh.
2.5.2.2. Vỏ phong hóa tích tụ
Loại vỏ phong hóa tích tụ này chiếm một diện tích nhỏ trong vùng nghiên
cứu. Loại vỏ phong hóa sƣờn tích phân bố rải rác ở một số khoảnh nhỏ có địa hình
34
tƣơng đối bằng phẳng, còn loại vỏ phong hóa bồi tích phân bố chủ yếu dọc các suối
lớn và phụ lƣu của chúng, trong các thung lũng giữa núi.
Hình 2.9. Mặt của đới phong hoá tích tụ tại thôn Nà Mèo
Trên thực tế rất khó phân biệt đƣợc loại vỏ phong hóa có lớp sƣờn tích với
vỏ phong hóa có lớp bồi tích phía trên. Kết quả khảo sát cho thấy các lớp sƣờn tích
thƣờng khá mỏng, ít khi vƣợt quá 1 - 1,5m.
2.5.3. Ảnh hưởng của vỏ phong hóa đến trượt lở
Trƣợt lở là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến hiện tƣợng LBĐ. Bởi
chúng là nguồn cung cấp vật liệu chính cho LBĐ. Do vậy, nghiên cứu về những ảnh
hƣởng của vỏ phong hóa đến trƣợt lở là rất cần thiết.
Địa hình khu vực Tân Nam có độ phân cắt lớn nên hiện tƣợng sạt lở và rửa
trôi của vỏ phong hóa xảy ra tƣơng đối rõ nét. Do ảnh hƣởng của quá trình phong
hóa, các đá bị mềm bở và dễ dàng bị tác động của các dòng tạm thời hoặc áp suất
thủy tĩnh dẫn đến sạt lở nghiêm trọng. Việc các đá bị dập vỡ do hoạt động kiến tạo,
quá trình phân cắt địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho vỏ phong hóa phát triển.
Đá gốc trong khu vực Tân Nam chủ yếu là các đá granitoid với thành phần
khá giàu khoáng vật feldspat và mica. Với đặc tính của feldspat khi bị phong hóa sẽ
biến đổi thành sét kaolinit có tính chất hút nƣớc và trƣơng nở mạnh, cộng thêm đặc
điểm hình thái dạng vảy mỏng do tính chất cát khai tốt của mica càng tạo điều kiện
cho hiện tƣợng sạt lở xảy ra. Ngoài ra, cấu trúc của vỏ phong hóa trong trong khu
35
vực Tân Nam cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hiện tƣợng sạt lở.
Việc các đá ở phần dƣới dập vỡ, nứt nẻ, quá trình phong hóa diễn ra dọc theo các
khe nứt của đá tạo nên các dạng cuội tảng. Đới này nằm ở giữa đá gốc cứng bên
dƣới và lớp vỏ phong hóa thành phần bột- sét bên trên, có khả năng tích nƣớc, cộng
với việc phân bố ở những nơi địa hình cao, mức độ chênh lệch địa hình so với xung
quanh khá lớn dẫn đến áp suất thủy tĩnh tác động lên đới này rất dễ gây ra hiện
tƣợng trƣợt của các cuội, tảng của đới này trên bề mặt đá gốc. Thực tế khảo sát đã
cho thấy, tại hầu hết các điểm sạt lở, hiện tƣợng sạt, trƣợt đều diễn ra theo trình tự
trên.
Bên cạnh đó, tại những vị trí vỏ phong hóa phát triển các đá phiến của hệ
tầng Thác Bà và An Phú, lớp vỏ phong hóa dầy nằm trên lớp đá gốc có thành phần
chứa nhiều mica và một số khoáng vật sét thứ sinh cũng là những điểm dễ xảy ra
hiện tƣợng sạt trƣợt.
2.6. Điều kiện khí hậu
Khí hậu trong vùng mang đặc điểm của một vùng núi thuộc miền nhiệt đới
gió mùa, một năm chia rõ rệt thành hai mùa. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau với nhiệt độ dao động trong khoảng 10 - 200C, thấp nhất khoảng 4
- 5
0
C vào tháng 1, nhƣng chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, thƣờng tới 9 - 100C;
mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Nhiệt
độ cao nhất khoảng 400C vào tháng 6 và 7. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6
– 23,90C. Các mùa xuân và thu rất ngắn với đặc điểm khí hậu mát dịu. Lƣợng mƣa
trong năm tập trung tới 90% vào mùa hè, gây ra lũ khá lớn và diễn ra rất nhanh.
Mùa đông mƣa ít với lƣợng mƣa không đáng kể, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều,
lƣợng mƣa trung bình 1.600 mm, lƣợng mƣa lớn nên trong mùa mƣa dễ xảy ra lũ
lụt, sạt lở đất.
2.7. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Dân cƣ
Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, địa bàn xã Tân Nam có 2.825 ngƣời
với 580 hộ phân bố trên địa bàn 12 thôn. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1.274
36
ngƣời, chiếm 45,10% dân số. Trong đó số lao động nông nghiệp là 1.083 chiếm
85,01%, lao động phi nông nghiệp là 191 ngƣời (chiếm 14,99 % tổng số lao động).
Thu nhập bình quân: 7 triệu đồng/ngƣời/năm.
Bảng 2.3. Diện tích, mật độ dân số tại các thôn thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2011
STT Tên thôn
Diện tích
(ha)
Số nhân khẩu Số Hộ gia đình
Mật độ
(ngƣời/km2)
1. Nà Đát 325,74 393 86 121
2. Nậm Qua 824,65 370 65 45
3. Nậm Ngoa 1566,84 304 60 19
4. Nà Mèo 494,79 298 65 60
5. Nà Chõ 333,98 274 60 82
6. Nà Vài 321,61 274 67 85
7. Lùng Chũn 1649,31 260 47 16
8. Nậm Hán 338,11 193 38 57
9. Minh Hạ 742,19 140 24 19
10. Khâu Làng 586,55 131 28 22
11. Tân Bình 503,04 106 24 21
12. Phủ Lá 659,72 82 16 12
Toàn xã 8346,53 2.825 580 34
Nguồn: UBND xã Tân Nam (2011)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% năm. Mật độ dân số là 34 ngƣời/km2. Dân
cƣ tập trung không đều, đông nhất ở thôn Nà Đát (393 ngƣời tƣơng ứng với 86 hộ
gia đình). Thôn có ít dân nhất là thôn Phù Lá với 82 ngƣời tƣơng ứng 16 hộ gia đình
(bảng 2.3). Dân cƣ trong toàn xã sống tƣơng đối tập trung nên rất thuận lợi cho
công tác quản lý, xây dựng sơ sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quy hoạch canh
tác và sản xuất.
Kinh tế của các xã trong khu vực tƣơng đối khó khăn. Hiện tại, địa phƣơng
đã phát triển nhiều nghề phụ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động và
thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phƣơng.
Thành phần dân tộc
Toàn khu vực nghiên cứu có 8 dân tộc anh em cùng hòa thuận chung sống
xen kẽ nhau. Trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ đông nhất với 52,1% tổng dân số,
37
còn lại là các dân tộc khác nhƣ Dao là 32,4%; Mông là 6,5%; Pà Thẻn là 4,5%; La
Chí là 1,6%; Phù Lá là 2,8%; Nùng là 0,2%;.
b. Y tế, văn hóa, giáo dục
Y tế: Xã có 1 trạm y tế đƣợc xây dựng năm 2004, đƣợc công nhận đạt chuẩn
năm 2005. Công tác khám, chữa các bệnh thông thƣờng và công tác y tế dự phòng
đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Trong năm 2009, trạm Y tế đã khám chữa bệnh cho
2.920 lƣợt ngƣời, trong đó thẻ Bảo hiểm y tế là 2.378 lƣợt, trẻ em là 524 lƣợt.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, đội ngũ thầy thuốc đã
đƣợc đào tạo cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Hiện tại, cơ sở hạ tầng
xuống cấp, thiếu trang thiết bị, chƣa thể đáp ứng nhu cầu ngƣời dân.
Hình 2.10. Trụ sở UBND xã Tân Nam
Giáo dục: Công tác giáo dục trên địa bàn xã ngày càng đƣợc chú trọng. Toàn
xã hiện có 3 trƣờng chính gồm trƣờng Mầm non Tân Nam, trƣờng tiểu học Tân
Nam và trƣờng THCS Tân Nam. Trong đó, trƣờng Mầm non Tân Nam hiện có 1
điểm trƣờng chính và 13 điểm trƣờng ở các thôn bản đƣợc xây dựng tạm; trƣờng
trung tâm có 8 lớp và 1 phòng chức năng, tổng số trẻ là 219 và có 28 giáo viên.
Trƣờng tiểu học Tân Nam có 1 điểm trƣờng chính và 13 điểm trƣờng ở các thôn bản
đƣợc xây dựng tạm; trƣờng trung tâm đƣợc xây dựng cao 2 tầng, rộng 0,66 ha, sân
chơi bãi tập rộng 4.200 m2 (7 phòng học, 7 lớp và 5 phòng chức năng), tổng số học
sinh là 283 em với 33 thầy cô. Trƣờng THCS Tân Nam có 1 điểm tại trƣờng chính
38
cao 2 tầng, rộng 0,37 ha với 12 phòng học, 8 lớp và 4 phòng chức năng, tổng số học
sinh là 179 em và có 18 giáo viên tham gia giảng dạy. Nhìn chung, cơ sở vật chất
của các trƣờng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ việc
dạy và học, tuy nhiên các trƣờng đã cố gắng khắc phục từng bƣớc để tạo điều kiện
tốt nhất cho công tác dạy và học, đảm bảo chất lƣợng. Đội ngũ các thầy cô giáo có
trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng giờ
dạy và học.
Thông tin và truyền thông: Xã có một bƣu điện có diện tích là 66 m2, ngoài
ra còn có 3 trạm thu sóng điện thoại di động (Vinaphone, Viettel và Mobiphone) và
một điểm truy cập mạng lƣới internet.
c. Kinh tế
Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của khu vực nghiên cứu với nguồn
lực lao động chính và diện tích đất nông nghiệp lớn. Nguồn thu nhập chính của
ngƣời dân là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, trồng cây lâu năm và
từ chăn nuôi gia súc gia cầm. Hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là
kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra có một hợp tác xã nông lâm nghiệp hoạt động theo luật
hợp tác xã, bƣớc đầu có hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập và
đảm bảo lƣơng thực cho dân cƣ khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên việc thay đổi tập
quán canh tác đối với nông dân còn khó khăn, chƣa có sự đột phá trong chọn lựa
cây, con để tập trung đầu tƣ phát triển mạnh theo hƣớng hàng hóa thị trƣờng. Diện
tích đất sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm (Bảng 2.4).
Các loại cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
là lúa, ngô. Ngoài các cây lƣơng thực, xã còn trồng các loại cây khác nhƣ lạc, đậu
tƣơng, rau các loại và cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Cây công nghiệp
lâu năm chủ yếu là chè, cũng là cây kinh tế mũi nhọn của xã phù hợp với điều kiện
tự nhiên. Ngoài ra xã còn chú trọng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc tăng
thêm thu nhập. Quy mô trồng trọt trên địa bàn khu vực nghiên cứu còn manh mún
39
nhỏ lẻ, chƣa thể áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng trong sản
xuất.
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt xã Tân Nam qua các năm
Năm
Lúa Ngô
Tổng sản lƣợng
cây lƣơng thực có
hạt (tấn)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
2008 201,9 45 45,1 18,9 993,3
2009 220,6 49,4 50 23,3 1.206,1
2011 224,4 57,1 52 28,8
2013 (6 tháng
đầu năm)
174 53,6 76 28,87 597,87
Nguồn: UBND xã Tân Nam
Chăn nuôi chủ yếu tại hộ gia đình, nên khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ
kỹ thuật nhƣ con giống, cách chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Các loài vật nuôi
chủ yếu là lợn, trâu, dê, bò và gia cầm các loại. Số lƣợng đàn gia súc gia cầm tăng
đều hàng năm, đạt chỉ tiêu đặt ra. Tại khu vực nghiên cứu hiện nay, đàn gia súc vẫn
phát triển ổn định: đàn lợn có 2.940 con, đàn trâu có 1.722 con, đàn dê có 995 con
(bảng 2.5).
Diện tích đất lâm nghiệp xã Tân Nam là 6.125,65 ha, trong đó rừng sản xuất
có diện tích 5.850,42 ha, rừng phòng hộ: 275,23 ha (năm 2011). Rừng trồng các loại
cây chủ yếu là: keo, bồ đề, xoan. Hoạt động lâm nghiệp chƣa trú trọng thâm canh
cũng nhƣ khâu chế biến tại chỗ và chƣa có đầu ra cho sản phẩm nên chất lƣợng
rừng chỉ ở mức trung bình, giá trị kinh tế không cao. Trữ lƣợng rừng khoảng
150.000 m3 gỗ và 100.000 cây tre nứa.
Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi trong xã các năm
Năm Trâu (con) Bò (con) Gia cầm (con)
2008 1.491 2.137 11.520
2009 1.538 2.620 13.600
2011 1.736 2.211 15.544
2013 1.722 2.940 20.185
Nguồn: UBND xã Tân Nam
40
Các dự án trồng rừng đƣợc triển khai tốt, trong đó dự án trồng rừng 661 cải
tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành trồng rừng đƣợc thực hiện ở 4 thôn với diện tích
thiết kế thẩm định là 105 ha, đã trồng đƣợc 61,25 ha (2009) chủ yếu là keo.
Các ngành nghề tiểu thủ công, công nghiệp trên địa bàn xã nghiên cứu chƣa
phát triển. Các ngành hoạt động theo mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất manh
mún với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu. Ngành phát triển chủ yếu là sản xuất đồ
mộc, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đóng góp với địa phƣơng của ngành tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng 18,5% (năm 2011).
d. Sử dụng đất
Theo số liệu thống kê năm 2012, tại Tân Nam, tổng diện tích đất tự nhiên là
8.246,53 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.896,77 ha; đất phi nông nghiệp
là 266,75 ha và diện tích đất chƣa sử dụng là 110,01 ha.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2012 (bảng 2.6), diện tích đất có xu hƣớng
tăng diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chƣa sử
dụng đất, việc quy hoạch chƣa đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở cũng nhƣ các công
trình của ngƣời dân.
Bảng 2.6. Diện tích sử dụng đất các năm
Diện tích các loại đất (ha) 2005 2012
Tổng diện tích đất tự nhiên 8.275,33 8.246,53
Diện tích đất nông nghiệp 3.692,96 7.896,77
Diện tích đất phi nông nghiệp 153,45 266,75
Diện tích đất chƣa sử dụng 4.428,92 110,01
Nguồn: UBND xã Tân Nam
41
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LŨ BÙN ĐÁ TẠI XÃ TÂN NAM, HUYỆN
QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG
3.1. Lịch sử và hiện trạng lũ bùn đá
Tại xã Tân Nam do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi dốc, đất đá phong hóa
mạnh nên cùng với tai biến trƣợt lở, LBĐ cũng thƣờng xảy ra sau những đợt mƣa
lớn kéo dài, để lại hậu quả nghiêm trọng (năm 2002, 14 ngƣời thiệt mạng do LBĐ
gây ra).
Khảo sát thực tế cho thấy hiện tƣợng LBĐ ở Tân Nam thuộc vào dạng LBĐ
sƣờn, vật liệu dòng bùn đá phần lớn là vật liệu trƣợt lở từ trên đỉnh đồi, núi tại khu
vực gây thiệt hại đáng kể ở các thôn Nà Chõ, Nà Đát, Nà Vài và Lùng Chúng. Một
số ghi nhận lại tại các thôn nhƣ sau:
3.1.1. Lũ bùn đá tại thôn Nà Chõ
LBĐ xảy ra vào đêm 17 rạng sáng ngày 18 tháng 8 năm 2002, mực nƣớc
dâng cao so với mặt đƣờng là 1,4 m và và so với mực nƣớc của dòng thƣờng xuyên
là 7,2 m. Thiệt hại nhiều gia cầm, gia súc và diện tích đất canh tác.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khối trượt, ngôi nhà bị tàn phá và ngấn nước lên sau lũ (vạch đỏ) tại
điểm A
3.1.2. Lũ bùn đá tại thôn Nà Đát
42
Mƣa nhỏ kéo dài trong vòng 1 tuần, đến 20h ngày 17/8/2002 trời bắt đầu
mƣa to, khoảng 4 - 5h sáng 18/8 thì dòng lũ kéo theo bùn đá và cây cối ồ ạt tràn về
theo dòng suối, lũ kéo về trong khoảng 2-3h (8h sáng) thì kết thúc.
Nƣớc lũ lên khoảng 4m so với lòng suối, để lại khu vực bãi (hình 3.2) có bề
dày khoảng 4m; kích thƣớc đá tảng tại khu vực từ nhỏ đến đƣờng kính 8m.
Hình 3.2. Mô tả bãi đá sau lũ bùn đá và hình ảnh bãi đá hiện tại (điểm HG61) tại thôn
Nà Đát
Sau khi lũ đi qua thì khu ruộng trƣớc đây đã trở thành bãi đá bỏ hoang, bên
cạnh đó trận lũ cũng cuốn trôi mất 2 cầu tại khu vực thôn Nà Đát và toàn bộ nhà
dân bên cạnh suối trong đó có Ủy ban xã và trạm y tế xã cũ. Hiện tại, Ủy ban xã và
trạm y tế xã đã chuyển sang phía đối diện để tránh tai biến LBĐ tiếp tục xảy ra trên
dòng suối này.
Hình 3.3. Vị trí trạm y tế xã cũ (trái) và dòng chảy của suối (phải) ở thôn Nà Đát khi xảy
ra lũ bùn đá
43
Khu ruộng bậc than
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_67_1087_1870099.pdf