Luận văn Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

MỤC LỤC

Trang

Lơ ̀ i ca ̉ m ơn

Các từ viết tắt

Mục lục

Danh muc ba ̉ ng

Mục lục biểu đồ

Chương 1: Đặt vấn đê . 1

Chương 2: Tổng quan . 4

1.1. Đa ̣ i cương v ề đái tháo đường . 4

1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 10

1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường 10

1.4 Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường . 16

1.5. Ứng dụng của siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức năng tim . 18

Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 24

2.2. Thời gian và địa điể m nghiên cứu 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu . 26

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 26

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu . 27

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 33

3.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu . 33

3.2. Đặc điểm lâm sàng va ̀ câ ̣ n lâm sa ̀ ng c ủa các nhóm nghiên cứu . 34

3.3. Kê ́ t qua ̉ ca ́ c thông sô ́ siêu âm . 38

Chương 4: Bàn luận . 47

4.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu . 48

4.2. Đặc điểm lâm sàng va ̀ câ ̣ n lâm sa ̀ ng c ủa các nhóm nghiên cứu . 49

4.3. Bàn luận về các thông số siêu âm tim . . 53

4.4 Kết quả các thông số siêu âm tim . 47

4.5. Tổn thương van 2 lá và van động mạch chủ 49

Kết luận: . 58

Khuyến nghị: . 59

Tài liệu tham khảo

Mâ ̃ u bê ̣ nh a ́ n nghiên cư ́ u

Danh sách bệnh nhân nghiên cứu

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r tim là một biện pháp thăm dò không xâm nhâp, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể ứng dụng rộng rãi. Kỹ thuật đầu tiên được ứng dụng trong đánh giá chức năng tim là siêu âm kiểu TM (Time motion), ngày nay tất cả các loại hình của siêu âm như TM 2 chiều (2-D). Doppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu … đều được áp dụng để đánh giá chức năng tim. Sự phối hợp các loại hình siêu âm giúp ta đánh giá chính xác sự thay đổi hình thái, huyết động trong các bệnh lý, đóng góp đắc lực cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh 1.5.1 Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm Doppler tim 1.5.1.1. Các thông số đánh giá kích thước, thể tích và độ dày thất trái. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật siêu âm để đánh giá hình thái và chức năng thất trái như: Kỹ thuật siêu âm phối hợp siêu âm TM (Time Motion) và 2-D (Two Dimension), siêu âm Doppler [5], [19], [31], [32]. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái có các thông số sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên * Đường kính trong thất trái bao gồm: - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương: Diametal Diastole-Dd - Đường kính thất trái cuối kỳ tâm thu: Diametal Systole -Ds * Độ dày thành tâm thất bao gồm: - Độ dày vách liên thất-IVS - Độ dày vách liên thất tâm trương-IVSd - Độ dày vách liên thất tâm thu-IVSs - Độ dày thành sau thất trái-LVPW - Độ dày thành sau thất trái tâm trương-LVPWd - Độ dày thành sau thất trái tâm thu-LVPWs Thể tích thất trái: Được đo bằng 2 phương pháp: Trên siêu âm TM: Thể tích thất trái được tính từ đường kính thất trái theo công thức Teichholz: 37V = D 2,4+ D Trong đó D là đường kính thất trái đo ở thì tâm thu hoặc tâm trương, kết quả phụ thuộc vào sự chính xác của đường kính thất trái vì theo công thức trên các sai số của đường kính thất trái sẽ lập phương lên khi chuyển sang thể tích. Trên siêu âm 2-D thể tích thất trái có thể tính theo 3 cách: - Tính thể tích thất trái như hình của một ellipse dài - Tính thể tích thất trái bằng tổng thể tích của các hình nhỏ hơn có hình thể và thể tích giống nhau theo quy tắc Simpson, đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì tính chính xác cao [5]. - Tính thể tích thất trái bằng phương pháp kết hợp hình học coi thất trái như hình trụ, hình nón hoặc hình trụ-chóp, hình trụ nửa ellipse. 1.5.1.2 Các thông số đánh giá chức năng tâm thu toàn bộ thất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thông số ứng dụng nhất là phân số tống máu (Ejection fraction-EF%) được tính bằng phân trăm của thể tích máu có ở thất trái sau thời kỳ tâm trương được tống đi trong thời kỳ tâm thu theo công thức: EVd - EVs SV EF% = 100% = 100% Vd Vd   - Phân số co ngắn cơ - FS%, được tính theo công thức: Dd - Ds FS% = % Dd - Thể tích tống máu (Strocke volume-SV) theo công thức: Sv (ml) = EVd – EVs Hoặc có thể tính trên siêu âm Doppler theo dòng chảy quan van động mạch chủ theo công thức: SV (ml) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái (VTI1 là vận tốc của máu chảy qua van động mạch chủ bằng Doppler xung) - Cung lượng tim và chỉ số tim: Có thể tính trên siêu âm TM, 2-D và Doppler xung [5], [19], [31], [32]. Trên TM và 2-D được tính theo công thức CO (lít/phút) = Sv x nhịp tim (chu kỳ/phút) Trên siêu âm Doppler được tính theo công thức CO (lít/phút) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái x Nhịp tim. Chỉ số tim (Cardiac index-CI) được tính theo bằng cung lượng tim chia cho diện tích da cơ thể (Sbm): )2 CO CI(l/ph/m Sbm  1.5.2 Đánh giá chức năng tâm trƣơng bằng siêu âm Doppler Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Thất trái nói riêng và thất phải nói chung có chức năng là hút (đổ đầy) và bơm (tống) máu. Chức năng tâm trương của thất trái có thể được định nghĩa như là sự đổ đầy thất trái một lượng máu thích hợp để tạo ra được một cung lượng tim đáp ứng được với nhu cầu của cơ thể. Suy chức năng tâm trương thất trái có thể xảy ra đơn thuần do sự hạn chế đổ đầy thất trái, giảm khả năng giãn nở của buồng thất trái do nguyên nhân tại cơ tim hay do chèn ép từ bên ngoài, trong khi đó chức năng tâm thu vẫn bình thường [19]. Chức năng tâm trương thất trái được biểu hiện qua 2 loại thông số khác nhau đó là [5], [19], [31], [32], [45]: - Đo độ giãn buồng thất trái (relaxation) - Tính đàn hồi thất (Compliance) Trước đây các thông số này được thực hiện bằng các phương pháp thăm dò thâm nhập rất phức tạp nhưng hiện nay chúng được đánh giá qua siêu âm Doppler thông qua đánh giá các thông số dòng chảy qua van 2 lá trong thời kỳ tâm trương. Các thông số sau thường được dùng đ ể đánh giá chức năng tâm trương cả thất trái: [5], [19] 1.5.2.1. Tỷ lệ sóng E/A Là chỉ số được dùng thường xuyên nhất để đánh giá chức năng tâm trương của thất trái. Khi cơ thất trái bị bệnh mạch vành tỷ lệ này cũng thay đổi [24]. Bình thường biên độ sóng E lớn hơn sóng A. Do đó tỷ lệ E/A>1. Khi luồng máu vào thất trái bị giảm trừ ở giai đoạn đổ đầy sớm tâm trương sẽ làm biên độ sóng E giảm. Để bù trừ, nhĩ trái bóp mạnh hơn ở giai đoạn cuối tâm trương làm biên độ sóng A tăng lên do đó tỷ lệ sóng E/A<1 [5], [19]. 1.5.2.2. Kích thước nhĩ trái (LA) Khi có giảm đổ đầy tâm trương, nhĩ thu bù trừ, song vẫn có một lượng máu ứ lại dần làm tăng kích thước nhĩ trái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhĩ trái to ngay cả khi không có hở van hai lá hay loạn nhịp [5], [19]. Bình thường đường kính nhĩ trái LA ≤ 35mm 1.5.2.3. Ngoài ra cung lượng tim (CO) có giá trị trong đánh giá chức năng tâm thu cũng được dùng để đánh giá chức năng tâm trương [5], [19], [31], [32]. 1.5.3. Đánh giá mức độ tổn thƣơng van 2 lá và van ĐMC bằng siêu âm Doppler 1.5.3.1. Đánh giá hở van 2 lá Việc đánh giá mức độ hở van 2 lá dự vào dòng máu phụt ngược lại nhĩ trái, người ta chia hở van 2 lá làm 4 độ. Theo Miyatake căn cứ vào chiều dài của dòng máu phụt ngược để chia độ như sau [5]: + Độ 1: <1,5 cm + Độ 2: 1,5-3,0 cm + Độ 3: 3-4,5 cm + Độ 4: >4,5 cm Một số tác giả khác lại căn cứ vào diện tích của dòng máu phụt ngược để đánh giá, như Spain để nghị: Hở van 2 lá nhẹ khi diện tích dòng máu phụt <4cm 2, trung bình khi diện tích 4-8 cm2 và >8 cm2 là hở nặng [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách phân độ theo Miatake 1.5.3.2. Đánh giá hở van ĐMC Do Doppler sóng liên tục có khả năng đo được các dòng chảy tốc độ cao nên Doppler sóng liên tục ghi được đầy đủ hở van ĐMC , nhất là các trường hợp hở nặng. Nhiều tác giả đã phân tích phổ hở này để xác định các thông số đánh giá mức độ nặng nhẹ của hở van ĐMC. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách phân chia mức độ hở van ĐMC theo Galassi A. R dựa trên diện tích của dòng máu phụt ngược lai thất trái như sau [5]: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Hở chủ nhẹ: 222±111 mm2 + Hở chủ trung bình: 322±104 mm2 + Hở chủ nặng: 959±369 mm2 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1 Nhóm bệnh: Gồm tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là ĐTĐ typ 2 đang được điều trị nội trú tại Bệnh việ n Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. 2.1.2 Nhóm chứng: Gồm người khoẻ mạnh bình thường phù hợp với nhóm bệnh về số lượng, tuổi và giới. 2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh nhân Bệnh nhân được chọn vào nhóm bệnh cho nghiên cứu phải có đủ 2 tiêu chuẩn sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1.3.1. Bệnh nhân phải được chẩn đoán xác định là đái tháo đường theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1999, có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Có các triệu chứng của ĐTĐ (trên lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. (2) Mức Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l. 2.1.3.2. Bệnh nhân phải được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 theo một số tiêu chuẩn của WHO có vận dụng với điều kiện Việt Nam: (1) Tuổi >40 tuổi. (2) Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ. (3) Thường có cơ địa béo phì. (4) Không có biến chứng nhiễm toan Ceton. (5) Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ ăn và/hoặc các thuốc viên hạ đường huyết. 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh nhân đang có biến chứng cấp tính của ĐTĐ như hôn mê toan Ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch thực thể khác không phải do ĐTĐ gây nên như: Bệnh lý van tim do thấp, bệnh lý màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim. - Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có nhồi máu cơ tim (dựa vào khai thác tiền sử, lâm sàng, điện tim, xét nghiệm men tim), bệnh nhân đang bị tai biến mạch máu não. - Các bệnh lý nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng của tim như: bệnh Basedow, cushing, lupus, xơ gan, xơ cứng bì. - Bệnh nhân trên điện tim có loạn nhịp tim, block nhánh trái. - Có thai, tuổi già yếu (>70 tuổi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu - Chọn cỡ mẫu có chủ đích. 2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu có chủ đích chọn 2 nhóm nghiên cứu: Nhóm bệnh và nhóm chứng với cỡ mẫu tối thiểu mỗi nhóm 30 người. 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Thông tin chung: - Tuổi bệnh nhân - Giới - Dân tộc - Nghề nghiệp 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu lâm sàng: - Mạch - Tăng huyết áp, mức độ tăng huyết áp. - Tuổi bệnh ĐTĐ, tuổi bệnh THA - Có biểu hiện suy tim trên lâm sàng hay không? mức độ (dựa vào phân độ suy tim theo NYHA) - Thể trạng cơ thể tính theo chỉ số khối cơ thể-BMI. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu cận lâm sàng: - Glucose máu lúc đói - Các xét nghiệm lipid máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C, LDL - C. - Định lượng ure, creatinin máu - XN nước tiểu toàn phần, định lượng protein niệu trong nước tiểu buổi sáng. - Định lượng protid máu, albumin, globulin. - Điện tâm đồ lúc nghỉ, xét nghiệm men tim. 2.4.4. Các chỉ số siêu âm tim (sử dụng phương pháp siêu âm TM, 2-D và Doppler), thu thập các thông số sau: 2.4.4.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái: - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd) - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds) - Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd) - Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs) - Độ dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd) - Độ dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs) - Thể tích thất trái tâm thu (EVs), tâm trương (EVd) - Thể tích tống máu (SV=EVd-EVs) - Phân số tống máu (EF) - Phân số co ngắn cơ (FS) Trong đó quan trọng nhất là các thông số: Thể tích tống máu - SV; phân số tống máu - EF và phân số co ngắn cơ – FS [5]. 2.4.4.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái - Đường kính nhĩ trái - Left Auricle Diameter (LA) - Tỷ lệ sóng E/A - Cung lượng tim (CO) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong đó tỷ lệ E/A được dùng thường xuyên nhất [31], [32]. 2.4.4.3. Đánh giá tổn thương các van tim - Hở và mức độ hở van 2 lá - Hở và mức độ hở van động mạch chủ 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu Lựa chọn đối tượng dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo một mẫu bệnh án nghiên cứu riêng, chú ý đến các thông số sau: - Tuổi, giới của người bệnh. - Thời gian bị bệnh ĐTĐ và THA (được tính từ khi được chẩn đoán xác định là ĐTĐ typ 2 và THA tới thời điểm nghiên cứu-tính bằng năm). - Tính chỉ số khối của cơ thể (BMI-Body Mass Index) theo công thức: 2 W BMI h  Trong đó: W: là khối lượng của cơ thể tính bằng Kg. h: là chiều cao của cơ thể tính bằng m - Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau [4]: Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 > 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thăm khám lâm sàng một cách có hệ thống để: + Chẩn đoán loại trừ các bệnh tim mạch thực thể không phải do ĐTĐ gây nên như: Bệnh van tim do thấp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh màng ngoài tim, bệnh cơ tim. + Loại trừ các bệnh nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng tim như: Basedow, Cushing, Xơ gan, Lupus... + Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI (2003) + Chẩn đoán có hay không có suy tim trên lâm sàng, chẩn đoán mức độ suy tim theo phân độ của Hiệp hội tim mạch New York-NYHA [4]: Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp theo JNC VI-2003 Mức độ HA tâm thu-SBP (mmHg) HA tâm trương-DBP (mmHg) Bình thường < 130 và < 85 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA, giai đoạn 1 140-159 hoặc 90-99 THA, giai đoạn 2 160-179 hoặc 100-109 THA, giai đoạn 3 ≥ 180 hoặc ≥ 110 Bảng 2.3 Phân độ suy tim theo NYHA [4] Độ Biểu hiện I Thể lực không bị hạn chế, sinh hoạt bình thường (bt), không gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc đau thắt ngực (ĐTN) II Thể lực bị hạn chế ít, dễ chịu lúc nghỉ, sinh hoạt bình thường cũng gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc ĐTN III Thể lực bị hạn chế rõ, sinh hoạt dưới mức bình thường cũng gây mệt, khó thở hoặc ĐTN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên IV Làm gì cũng khó chịu, lúc nghỉ có triệu chứng suy tim hoặc ĐTN, hoạt động nào cũng tăng triệu chứng. + Loại trừ các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành (qua hỏi bệnh, khám lâm sàng, điện tim lúc nghỉ, xét nghiệm men tim). - Làm các xét nghiệm cần thiết: + Xét nghiệm cơ bản. + Định lượng đường máu khi đói + Định lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-C, HDL-C. + Định lượng Ure máu, creatinin máu, tính mức lọc cầu thận. + Định lượng Protein niệu buổi sáng. + Chụp X-quang tim phổi. + Làm điện tim lúc nghỉ tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3.5. Tiến hành làm siêu âm Doppler tim. 2.3.5.1. Địa điểm Tiến hành siêu âm Doppler tim tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3.5.2 Phương tiện Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips. 2.3.5.3 Cách thức tiến hành siêu âm Bệnh nhân được thông báo giải thích và nghỉ ngơi trước ít nhất 15 phút trước khi làm siêu âm. - Tư thế bệnh nhân: Nghiêng trái 900 so với mặt giường khi thăm dò mặt cắt ức trái và nghiêng trái 30-400 khi thăm dò ở mỏm tim. - Người làm siêu âm ngồi bên phải bệnh nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Sử dụng siêu âm 2-D: Để thăm dò một số thay đổi hình thái của tim như: tổn thương van tim, màng ngoài tim và dẫn hướng cho siêu âm M-mode, siêu âm Doppler. - Siêu âm M-mode: để xác định các chỉ số hình thái và chức năng tim khi đo các kích thước của tim trái như: đường kính, bề dày thành tim. - Siêu âm Doppler xung: Thăm dò dòng chảy qua van 2 lá, dòng chảy qua van động mạch chủ 2.3.5.4 Các thông số dùng cho nghiên cứu Tên thông số Giá trị bình thƣờng - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd) :46±4mm - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds) :30±3mm - Thể tích thất trái cuối tâm trương (EVd) :101±17ml - Thể tích thất trái cuối tâm thu (EVs) :37±9ml - Phân số co rút cơ thất trái (FS%) :34±6% - Phân số tống máu thất trái (EF%) :63±7% - Thể tích tống máu (SV) - Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd) :1,5±1mm - Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs) :10±2mm - Bề dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd) :7±1mm - Bề dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs) :12±1mm - Đường kính nhĩ trái (LA) :≤35mm - Tỷ lệ sóng E/A : <1 - Cung lượng tim (CO) - Hở và mức độ hở van hai lá :Không - Hở và mức độ hở van động mạch chủ :Không 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tất cả các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy tính theo chương trình EPI-INFO 6.0 Hình 1: Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips. Hình 2: Siêu âm tim cho bệnh nhân . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 . Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p Tuổi trung bình 51,75±7,46 52,87±8,11 p>0,05 Thời gian bệnh ĐTĐ 3,03±2,02 Thời gian bệnh THA 2,62±0,91 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Bảng 3.2: Đặc điểm về giới, dân tộc của các nhóm nghiên cứu Giới Nhóm bệnh Nhóm chứng p N % n % Nam 16 48,5 13 39,4 p>0,05 Nữ 17 51,5 20 60,6 p>0,05 Kinh 26 78,8 29 87,9 p>0,05 Thiểu số 7 21,2 4 12,1 p>0,05 Tổng 33 100% 33 100% Nhận xét: Không có sự khác biệt về giới và dân tộc giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2 . Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p Mạch 72,66±2,78 75,42±3,96 p>0,05 HA tâm thu 126,81±18,06 116,97±5,14 p<0,01 HA tâm trương 81,66±9,97 74,69±4,13 p<0,01 Nhận xét: Không có sự khác biệt về mạch với p>0,05 nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm đái tháo đường Đặc điểm ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA p Mạch 72,52±2,49 73,12±2,29 p>0,05 Năm ĐTĐ 2,68±2,13 4,12±1,12 p<0,05 HA tâm thu 117,60±4,81 155,62±12,66 HA tâm trương 76,60±2,78 97,50±7,07 Nhận xét: Không có sự khác biệt về mạch giữa các nhóm ĐTĐ với p>0,05. Năm mắc bệnh ĐTĐ giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và nhóm ĐTĐ có THA có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.5: Đặc điểm của chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu Độ BMI Nhóm bệnh Nhóm chứng n % n % Gầy 1 3,03 1 3,03 Bình thường 24 72,72 26 78,78 Thừa cân 6 18,18 5 15,15 Béo phì 2 6,06 1 3,03 Tổng 33 100% 33 100% Nhận xét: Trong nhóm đái tháo đường có 8 bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 24,24%, trong nhóm chứng có 6 người thừa cần và béo phì chiếm tỉ lệ 18,18%. Bảng 3.6: Đặc điểm của chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân ĐTĐ Độ BMI ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ co THA n % n % Gầy 1 4,0 - - Bình thường 17 68,0 7 87,5 Thừa cân 5 20,0 1 12,5 Béo phì 2 8,0 - Tổng 25 100% 8 100% Nhận xét: Trong nhóm đái tháo đường đơn thuần có 5 bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 24,0%, trong nhóm đái tháo đường có tăng huyết áp có 1 người thừa cần chiếm tỉ lệ 12,5%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.7: Số lượng bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm sàng của nhóm ĐTĐ Đặc điểm ĐTĐ đơn thuần N=25 ĐTĐ có THA N=8 n % n % Suy tim độ I 1 3,7% 1 12,5% Suy tim độ II 0 0% 0 0% Suy tim độ III 0 0% 0 0% Suy im độ IV 0 0% 0 0% Tổng 1 3,7% 1 12,5% Nhận xét: Trong nhóm ĐTĐ có 2 bệnh nhân có biểu hiệ n suy tim trên lâm sàng trong đó 1 bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần, 1 bệnh nhân ĐTĐ có THA. Bảng 3.8: So sánh những biến đổi về sinh hóa của các nhóm nghiên cứu Xét nghiệm Nhóm bệnh Nhóm chứng p n % n % Tăng TG 12 36,26% 5 15,15% p<0,05 Tăng CT 10 30,30% 3 9,09% p<0,05 Giảm HDL-C 7 21,21% 4 12,12% p>0,05 Tăng LDL-C 7 21,21% 5 15,15% p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ tăng triglyceride và cholesterol máu giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 Tỷ lệ tăng LDL -C và giảm HDL -C giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.9: So sánh những biến đổi về sinh hóa của nhóm ĐTĐ Xét nghiệm ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA p n % n % Tăng TG 10 40 2 25 p>0,05 Tăng CT 5 20 2 25 Giảm HDL-C 5 20 2 25 Tăng LDL-C 6 24 1 12,5 Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn lipid máu nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ có THA không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3 . Kết quả các thông số siêu âm tim 3.3.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái Bảng 3.10: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở các nhóm nghiên cứu Kích thƣớc Nhóm bệnh n=33 Nhóm chứng n=33 p Dd 41,60±4,73 44,18±6,59 p<0,05 Ds 27,97±3,77 29,00±2,50 p>0,05 EVd 99,48±12,38 95,36±15,39 p<0,05 EVs 39,69±9,54 39,81±12,37 p>0,05 FS% 35,51±7,22 36,93±10,67 p>0,05 EF% 63,33±5,45 63,06±13,26 p>0,05 SV 60,33±6,36 59,54±5,95 p>0,05 IVSd 2,04±0,34 1,86±0.06 p>0,05 IVSs 12,09±1,44 12,27±2,30 p>0,05 LVPWd 8,45±1,50 8,87±1,57 p>0,05 LVPWs 12,24±1,58 12,51±2,04 p>0,05 Nhận xét: Hầu hết các thông số đều không có sự khác biệt chỉ có đường kính thất trái cuối tâm trươ ng, và thể tích thất trái cuối tâm trương của nhóm ĐTĐ có sự khác biết với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.11: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở nhóm ĐTĐ Kích thƣớc ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 p Dd 42,24±4,79 39,62±4,20 p>0,05 Ds 28,80±3,56 25,37±3,62 p<0,05 EVd 98,80±12,63 101,62±12,10 p<0,05 EVs 39,72±9,64 39,62±7,30 p>0,05 FS% 35,80±5,74 34,62±3,20 p>0,05 EF% 63,12±5,86 64,00±4,20 p>0,05 SV 59,40±5,88 63,25±7,32 p<0,05 IVSd 2,09±0,32 1,92±0,41 p>0,05 IVSs 2,20±1,35 11,75±1,75 p>0,05 LVPWd 8,40±1,60 8,62±1,18 p>0,05 LVPWs 12,36±1,63 11,87±1,45 p>0,05 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ cơ THA ở các chỉ số: Ds, EVd, SV với p<0,05. Các chỉ số khác chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p>0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.12: So sách chức năng tâm thu thất trái giữa 2 giới ở bệnh nhân ĐTĐ Kích thƣớc Nam ĐTĐ (n =16 ) Nữ ĐTĐ (n = 17) p Dd 43,75±4,46 39,58±4,15 p<0,05 Ds 29,25±3,75 26,76±3,49 p<0,05 EVd 100,31±13,22 98,70±11,89 p>0,05 EVs 40,00±8,12 39,41±9,16 p>0,05 FS% 35,68±5,43 35,35±5,17 p>0,05 EF% 62,87±4,41 63,76±6,39 p>0,05 IVSd 1,96±0,34 2,12±0,34 p>0,05 IVSs 11,93±1,56 12,23±1,34 p>0,05 LVPWd 8,50±1,78 8,41±1,22 p>0,05 LVPWs 14,56±1,71 11,94±1,43 p>0,05 Nhận xét: Giữa 2 giới nam và nữ của nhóm bệnh nhân ĐTĐ chúng tối thấy chỉ có 2 chỉ số Ds, Dd là có sự khác biệt giữa 2 giới; giá trị trung bình của 2 chỉ số này ở nam cao hơn ở nhóm nữ, toàn bộ các chỉ số khác không thấy có sự khác biệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trƣơng thất trái Bảng 3.13: So sánh các thông số đánh giá chức năng tấm trương thất trái của các nhóm nghiên cứu Kích thƣớc Nhóm bệnh n=33 Nhóm chứng n=33 p LA 34,09 ±4,39 30,33±3,83 p<0,05 Tỷ lệ E/A 1,07±0,18 1,32±0,14 p<0,05 CO 4,40±0,45 4,17±0,40 p>0,05 Nhận xét: Đường kính nhĩ trái (LA) và tỉ lệ sóng E /A ở nghiên cứu này chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. LA của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, tỷ lệ song E/A ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng. Chỉ số CO không thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Bảng 3.14: So sánh các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở nhóm ĐTĐ Kích thƣớc ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 P LA 31,96±4,62 35,50±3,81 p<0,05 Tỷ lệ E/A 1,11±0,18 0,97±0,15 p>0,05 CO 4,32±0,38 4,63±0,59 p>0,05 Nhận xét: Chỉ số đường kính nhĩ trái (LA) ở nhóm ĐTĐ đơn thuần lớn hơn nhóm ĐTĐ có THA, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các chỉ số về tỷ lệ sóng E/A, CO không có sự khác biệ t Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ sóng E/A giảm giữa các nhóm nghiên cứu Tỷ lệ Nhóm bệnh Nhóm chứng P n % n % Tỷ lệ E/A < 1 15 45,45 6 18,18 p<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh thực sự cao hơn so với nhóm chứng. So sánh có ý nghĩa với p<0,05. Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ sóng E/A giảm giữa 2 giới bệnh nhân ĐTĐ Tỷ lệ ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 p n % n % Tỷ lệ E/A 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm ĐĐ có THA với p>0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm trương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13LV_09_YDUOC_NOI_TRAN NINH.pdf
Tài liệu liên quan