Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các hình vẽ.
Danh mục các ảnh.
Danh mục các từ ký hiệu và từ viết tắt.
MỞ ĐẦU . 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 10
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. TRÊN THẾ
GIỚI. 10
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở CÁC
VÙNG LÂN CẬN VIỆT NAM . 14
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT
NAM. 15
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU. 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 19
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 21
3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L.
Ở VIỆT NAM. 21
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI DỌT SÀNH -
PAVETTA L. Ở VIỆT NAM . 22
69 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phân loại chi dọt sành - Pavettal. (họ cà phê - rubiaceae juss.) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những đặc điểm
cần thiết cho việc xây dựng khóa định loại cho các taxon thuộc chi Dọt sành
Pavetta L. ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại cho các loài thuộc chi Dọt sành Pavetta L.
có phân bố ở Việt Nam.
- Mô tả đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Dọt sành Pavetta L. ở Việt
Nam bao gồm các thông tin: Tên khoa học, tài liệu mô tả gốc, tài liệu liên
quan đến tên chính thức, tên đồng nghĩa (basionym, synonym), tên Việt Nam,
mô tả tóm tắt các taxon, mẫu chuẩn, nơi thu mẫu đầu tiên, đặc điểm Sinh học
và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu (nếu có), ảnh, hình vẽ chi tiết (nếu có).
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lựa chọn phương pháp so sánh hình thái để phân loại các taxon thuộc
chi Dọt sành Pavetta L. ở Việt Nam. Đây là phương pháp cơ bản được sử
dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đảm bảo độ chính xác
và phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Về mặt khoa học, phương pháp
này vẫn cho các kết quả đáng tin cậy.
20
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái, cần tiến hành
đồng thời cả hai công tác là nội nghiệp và ngoại nghiệp. Quá trình nghiên cứu
được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về chi Dọt sành
Pavetta L. Qua đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi
Dọt sành Pavetta L. ở Việt Nam.
Bước 2: Nghiên cứu các mẫu tiêu bản thuộc chi Dọt sành Pavetta L.
ởcác phòng tiêubản trong và ngoài nước như: Phòng tiêu bản Viện sinh thái
và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(HN), trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU),
Viện Dược liệu (HNPM), trường Đại học Dược Hà Nội (HNPI), Viện Điều
tra Quy hoạch rừng (FIPI), Phân Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí
Minh(VNM), Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (VAFS),... Đồng thời
tham gia các cuộc điều tra thực địa để thu thập mẫu tươi thuộc chi Dọt sành
Pavetta L. ở các vùng trong cả nước, trong đó có chú ý đến những vùng có
phân bố nhiều loài thuộc chi Dọt sành Pavetta L. ngoài ra còn tham khảo ảnh,
hình vẽ mẫu tiêu bản khô của các phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật nước
ngoài.
- Ứng dụng kỹ thuật phân tích các đặc điểm hình thái bằng kính lúp
thường, kính lúp màn hình, hiển vi kỹ thuật số.
- Tập hợp và phân tích các tài liệu đã có để lựa chọn hệ thống phân loại
phù hợp cho việc sắp xếp các taxon thuộc Dọt sành Pavetta L. ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại các loài trong Dọt sành Pavetta L. ở Việt
Nam. Khóa định loại theo kiểu lưỡng phân, các đặc điểm hình thái dễ nhận
biết và đối lập nhau.
- Chỉnh lý danh pháp đúng nhất cho các taxon bậc loài và dưới loài và
một số dẫn liệu cần thiết khác như mẫu chuẩn, sinh học và sinh thái, phân bố,
mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, một vài nhận xét khác (nếu có) và hoàn
thành bản mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái các taxon thuộc chi Dọt sành
Pavetta L. ở Việt Nam.
21
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L.
Ở VIỆT NAM.
Trong quá trình phân tích các công trình nghiên cứu tham khảo chuyên
về họ trên thế giới về vị trí của chi Dọt sành Pavetta L., cho thấy các quan
điểm đều thống nhất xếp chi Pavetta thuộc tông Pavetteae trong phân họ
Ixoroideae, như: B. Bremer và cộng sự (1996-1999, 2000, 2009)kết quả
nghiên cứu của tác giả cũng cho rằng chi Ixora và chi Pavetta ở vị trí không
gần nhau trong cây phát sinh chủng loại. Năm 2002, W. S. Judd, tác giả xếp
chi Pavetta vào tông Pavetteae. thuộc phân họ Ixoroideae. Công trình
A.Mouly (2009, 2014) đồng quan điểm với các tác giả trên là xếp chi Pavetta
vào tông Pavetteae thuộc phân họ Ixoroideae. Dựa trên dữ liệu sinh học phân
tử và nội nhũ. Tác giả có sử dụng đặc điểm hình thái (cấu tạo của cụm hoa,
những biến đổi của lá bắc trong cụm hoa và các nhánh của cụm hoa, từng
thành phần của hoa, quả và hạt), đáng chú ý là sự kết hợp với dữ liệu sinh học
phân tử đa dạng dựa trên nhiều gen được sử dụng cho nghiên cứu quá trình
phát sinh chủng loại của thực vật (rbcL, trnL-F, rpbs16, ....). Kết quả nghiên
cứu của hầu hết các tác giả đều mang tính hiện đại: sử dụng nhóm đặc điểm
hình thái kết hợp với dữ liệu sinh học phân tử.... để xây dựng mối quan hệ
giữa các taxon nhằm xây dựng cây phát sinh chủng loại tông Pavetteae nói
riêng và các taxon khác trong họ Rubiaceae.
Như vậy, hệ thống của A. Mouly và cộng sự (2009, 2014) đã kết hợp
giữa nhiều ngành khoa học (sinh học, tiến hóa, hóa học, địa lý, cổ sinh
học....). Vì vậy hệ thống phân loại chi Pavetta của A. Mouly và cộng sự
(2014) mang những ưu điểm:
+ Thể hiện một cách khách quan mối quan hệ phát sinh chủng loại các taxon.
+ Phù hợp và dễ sử dụng để sắp xếp các taxon.
+ Mới và được nhiều các nhà nghiên cứu phân loại sử dụng cho công
trình của mình. Hệ thống của A. Mouly và cộng sự (2014) được tác giả sử
22
dụng trong luận văn để sắp xếp các loài trong chi Pavetta thuộc tông
Pavetteae trong phân họ Ixoroideae của họ Cà phê (Rubiaceae).
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI DỌT SÀNH -
PAVETTA L. Ở VIỆT NAM.
3.2.1. Dạng sống
Các loài thuộc chi Dọt sành ở Việt Nam đa số là cây bụi, một số loài là
cây gỗ nhỏ, thường cao 2-4 m (P. hongkongensis, P. graciliflora), hay cao
1-2 m (P. condorensis,), có loài dây trườn 2-3 m (P. tonkinensis).
Ảnh 3.1. Một số hình dạng thân chi Dọt sành Pavetta L.
Cây gỗ nhỏ: a, b, d. (P. cambodiensis, P. bauchei, P. tomentosa);
Cây bụi: c. (P. indica). (Ảnh chụp: Trần Thế Bách).
23
3.2.2. Thân
Thân của các loài thuộc chi Dọt sành thường tròn. Cành non gần như 4
cạnh (P. cambodiensis. P. wallichiana), hay dẹt thân nhẵn (P. bauchei, P.
nervosa, P. melanochroa, P. pitardii, P. indica) hay có lông (P. tomentosa,
P. trachyphylla, P. siamica). Ở một số loài cành khi non thường có lông
thưa (P. arenosa). Cành thường màu xám khi khô chuyển sang màu đen như
ở (P. indica, P. melanochroa).
3.2.3. Lá
Lá đơn, mọc đối, phiến lá mỏng, dai. Hầu hết các loài trong chi Dọt
sành đều có lá nhẵn ở mặt trên, đôi khi có lông ở mặt dưới (P. pitardii, P.
arenosa). Phiến lá có nhiều hình dạng: hình bầu dục (P. arenosa, P.
indica), thuôn (P. bauchei, P. hongkongensis), mác ngược (P. translucens, P.
wallichiana). Đỉnh lá thường nhọn (P. tonkinensis, P. wallichiana P.
translucens, P. tomentosa), đôi khi nhọn kéo dài (P. trachyphylla, P.
nervosa) hay tù (P. siamica ). Gốc lá nhọn (P. hongkongensis, P.
melanochroa, P. indica), tù (P. pitardii, P. siamica). Mép lá nguyên; gân
lá hình lông chim, thường nổi rõ hơn ở mặt dưới, gân lá có thể mở hay vấn
hợp ở mép lá. Cuống lá ngắn 5-7 mm như ở (P. siamica) 1-1,5 cm ở (P.
indica, P. nervosa, P. wallichiana); đôi khi từ 2-3 cm như ở (P.
graciliflora, P. tonkinensis).Có các nốt sần nổi rõ trên mặt lá (P. polyantha,
P. hongkongensis, P. graciliflora, P. geoffirayi, P. bauchei,P. wallichiana).
24
Hình 3.1. Một hình thái lá chi Dọt sành - Pavetta L.
a. Phiến hình bầu dục có lông (P. tomentosa), b. Đỉnh lá thường nhọn
(P. nervosa), c. Mác ngược (P. wallichiana), d. Gốc lá nhọn (P.
hongkongensis).
25
3.2.4. Lá kèm
Tất cả các loài trong chi Dọt sành ở Việt Nam đều có lá kèm tồn tại;
hình tam giác rộng, hình bầu dục rộng, hình trứng; đỉnh nhọn hoặc nhọn kéo
dài. Mặt ngoài thường nhẵn trừ (P. arenosa, P. tomentosa, P. trachyphylla, P.
polyantha) có lông dày hay thưa hay có lông ở mép (P. siamica, P.
condorensis). Chiều dài lá kèm thường dài từ 2- 6 mm, hiếm khi dài đến 8-10
mm (P. tomentosa, P. arenosa).
Hình 3.2. Một số hình thái lá kèm chi Dọt sành – Pavetta L.
a. Hình bầu dục rộng (P. indica); b,c. Đỉnh nhọn hoặc nhọn kéo dài (P.
indica, P.graciliflora, P. nervosa); e,f. Hình trứng (P. nervosa, P.
wallichiana).
3.2.5. Cụm hoa
Cụm hoa của các loài trong chi Dọt sành thường mọc ở đỉnh cành
hoặc nách lá. Kích thước cụm hoa rất khác nhau, đường kính có thể rộng
đến 15-25 cm (P. hongkongensis, P. polyantha, P. tomentosa, P. arenosa),
hay thường rộng dưới 5-10 cm (P. wallichiana, P. cambodiensis, P.
chevalieri, P. indica ).
Cụm hoa thường là hình đầu, ngù, tán, cơ bản cụm hoa, cụm hoa thứ
cấp có thể bằng nhau tạo thành cụm hoa hình tán, hay có trục bên ngắn hơn
26
trục chính tạo thành cụm hoa hình tháp. Cụm hoa đơn vị tận cùng thường là
cụm 3- 4 (5) hoa.
Trục cụm hoa thường nhẵn, đôi khi có lông thưa (P. arenosa, P. indica,
siamica, P. polyantha), hay lông dày (P. tomentosa, P. melanochroa, P.
trachyphylla, P. cambodiensis); không lông (P. pitardii, P. nervosa, P.
translucens, P. wallichiana, P. bauchei, P. chevalieri, P. geoffirayi, P.
graciliflora, P. hongkongensis).
Lá bắc cụm hoa lớn luôn tồn tại; thường có hai lá bắc, mọc đối; kích
thước có thể dài 6-12 mm (P. pitardii, P. siamica);hay ngắn 3-7 mm (P.
indica, P. translucens, P. bauchei), hoặc rất ngắn: 2 mm (P. melanochroa,
P. nervosa, P. cambodiensis, P. condorensis). Lá bắc cụm hoa thường hình
bầu dục, hình tam giác, hình mác, hay hình thuôn hẹp. Lá bắc con thường
hình sợi, nhọn đỉnh, kích thước rất nhỏ.
Hình 3.3. Một số hình thái cụm hoa chi Dọt sành - Pavetta L.
Cơ bản cụm hoa, cụm hoa thứ cấp có thể bằng nhau tạo thành cụm hoa
hình tán, a. (P. indica, b. P. translucens, c. P. bauchei , d. P. nervosa, ).
27
Ảnh 3.2. Một số hình thái cụm hoa chi Dọt sành - Pavetta L.
a.(P. hongkongensis), b.(P. indica), c.(P. bauchei)
(Ảnh chụp: Trần Thế Bách)
3.2.6. Hoa
Các loài trong chi Dọt sànhthường mang nhiều hoa trên cụm hoa. Các
hoa có màu thường trắng hay trắng ngà, có mùi thơm. Hoa có kích thước đa
dạng, từ 6-10 mm (P. condorensis, P. pitardii) lên đến 20-30 mm (P.
28
polyantha, P. trachyphylla, P. indica). Hoa thường cuống dài hoặc cuống
ngắn. Hoa lưỡng tính, tràng hợp hình ống, các thuỳ tràng ngắn.
Ảnh 3.3. Hình thái hoa chi Dọt sành - Pavetta L.
a, b. Hoa, nụ, c. Hoa bổ dọc, d. Bộ nhụy, e, f, g. Bộ nhị, h. Tràng
(Ảnh chụp: Trần Thế Bách)
- Đài: Đài 4, hợp với nhau tạo thành ống. Các loài chi Dọt sành ở Việt
Nam thường có ống đài ngắn; dài 0,3-1,5 mm ở (P. nervosa P. cambodiensis, P.
condorensis) hay dài 2- 2,5 mm như ở (P. chevalieri, P. bauchei, P. wallichiana,
P. indica ). Hoặc đến 4- 6 mm (P. translucens, P. trachyphylla, P. melanochroa,
P. pitardii). Thuỳ đài có nhiều hình dạng khác nhau như: bầu dục (P.
29
melanochroa), tam giác đến tam giác rộng (P. arenosa, P. indica, P. pitardii, P.
tomentosa, P. nervosa, P. siamica ); kích thước thuỳ đài cũng rất đa dạng, có thể
ngắn, dài 0,3-1,5 mm (P. nervosa, P. cambodiensis, P. condorensis) hay dài
đến 4 - 6 mm (P. translucens, P. trachyphylla, P. melanochroa, P. pitardii );
thuỳ đài có thể nhẵn cả hai mặt, có lông ở cả hai mặt.
- Tràng: Tràng hợp với nhau tạo thành ống. Màu sắc ống tràng trắng
hoặc trắng ngà. Ống tràng thường mảnh, thẳng, hẹp và dài hơn thuỳ tràng.
Kích thước ống tràng thường dài 10-30 mm (P. siamica, P. trachyphylla, P.
translucens, P. wallichiana, P. bauchei..). Ống tràng thường nhẵn cả hai mặt,
có khi có lông ở họng tràng. Thuỳ tràng 4, xếp lợp, màu trắng, thường hình
bầu dục; đỉnh tròn hoặc nhọn, hầu hết nhẵn ở cả hai mặt.
- Bộ nhị: Số lượng nhị thường bằng số lượng thuỳ tràng trong một hoa.
Nhị 4, đính ở họng tràng, xen kẽ với thuỳ tràng; chỉ nhị ngắn, thường có màu
sắc tương tự với thuỳ tràng, mảnh; bao phấn đính lưng, 2 ô, mở bằng đường
nứt dọc, hình đường, hoặc thuôn, màu vàng, bao phấn thường thò ra khỏi
họng tràng.
- Bộ nhụy: Bầu hạ, 2 ô, mỗi ô một noãn thường đính ở vách ngăn, hầu
hết các loài bầu nhẵn đôi khi có lông. Một vòi nhuỵ, mảnh, hầu hết nhẵn, rất
hiếm khi có lông ở phần giữa hoặc gốc. Vòi nhuỵ thường kéo dài thò ra ngoài
họng tràng. Đầu nhuỵ thường thuôn dài.
3.2.7. Quả
Quả hạch, hình bầu dục hoặc hình trứng; khi non thường có màu xanh,
sau đó chuyển sang màu hồng hoặc tím, khi chín có màu đen hoặc đỏ; khi quả
chín đài vẫn tồn tại. Vỏ quả thường nhẵn. Hạt 2, cứng.
30
Ảnh 3.3. Một số hình thái quả chi Dọt sành Pavetta L.
Cụm quả, quả gần tròn (a. P. tomentosa, b. P. pitardii),
Cụm quả, quả hình trứng (c. P. indica), Cụm quả, quả tròn (d. P. bauchei).
(Ảnh chup: Trần Thế Bách).
31
3.3. MÔ TẢ CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM
Pavetta L. - Dọt sành
L. 1753. Sp. Pl. 1: 110; A. P. Candolle, 1830. Prod. Syst. Natur. Regni
Vegetabilis 4: 487; Roxb.1832. Fl. Ind. 1: 384; Hook. f. in Benth. & Hook. 1873.
Gen. Pl. 2:113; J. Muller, 1881. Fl. Bras. enum. Bras. 4: 58; J. D. Hooker, 1882.
Fl. Brit. India. 3:137; Boerlage, 1891; Schumann in Engler & Prantl, 1897. Nat.
Pfl. Fam. 4,4: 107; King & Gamble, 1904. Fl. Malay. Penins. 73(2): 70; Pit. in
H. Lecomte, 1924. Fl.Gen. Indoch. 3: 330; Bremek. 1937. Bull. Jard. Bot.
Buitenzorg, ser. 3, 14: 198; Backer & Bakh.1965. Fl. Java, 2: 324; Merr. 1968.
Fl. Manila: 451; P. D. Block, 1998. Afric. Spec. Ixora, 63; Wu Zhengyi, 2003.
Fl. Yunnanica, 15: 209; T. Chen &. al, 2011. Fl. China, 19: 177.
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Lá mọc đối hoặc hiếm khi mọc so le, thường
có các nốt vi khuẩn ở mặt lá hoặc túm lông (domatia) ở nách gân bên; hình
bầu dục, mác ngược, mác, trứng ngược; chóp lá thường nhọn đôi khi nhọn
kéo dài hay có gai nhọn hay tù, có khi lõm; gốc lá thuôn nhọn, tù, tròn hay
hình tim; mặt trên thường nhẵn, mặt dưới nhẵn đôi khi có lông; mép nguyên,
gân lá hình lông chim; cuống lá không có hoặc ngắn. Lá kèm tồn tại lâu, gốc
hình tam giác rộng, hình bầu dục rộng hay cắt ngang, đỉnh nhọn kéo dài. Cụm
hoa ở đỉnh cành hoặc nách lá; kích thước đa dạng, cơ bản hình đầu hoặc hình
ngù, tán xuất phát ngay từ đỉnh cành hoặc hiếm khi ở nách lá, nhiều hoa với
các nhánh thường được hợp nhất theo 3-5 hoa, khi đó cụm hoa có thể phân
nhánh lần thứ nhất cùng một điểm ngay tại đỉnh cành hoặc không; cụm hoa
thứ cấp thường là hình đầu, ngù, tán; cuống cụm hoa ngắn đến dài. Lá bắc
mọc đối; thường hình bầu dục, hình tam giác, hình mác, hay dải hẹp; lá bắc
con thường hình sợi, nhọn đỉnh, kích thước nhỏ; cụm hoa đơn vị thường 3
hoa hoặc 5 hoa các hoa có cuống ngắn; thường hoa ở giữa không cuống hai
hoa bên có cuống ngắn; ba, bốn hoa đều có cuống ngắn kích thước các cuống
gần bằng nhau. Hoa lưỡng tính, thường rất thơm, nhiều hoa, màu trắng hoặc
trắng ngà. Đài đính với nhau tạo thành ống; thuỳ đài có nhiều hình dạng khác
nhau, như: hình bầu, hình mác, tam giác, thường hoặc 4-5 thùy hiếm khi cụt
(không thùy). Tràng, hợp thành ống thon dài, hình chuông, họng tràng thường
nhẵn hay có lông ở trong, 4 thùy, xếp lợp, màu trắng đến trắng ngà, hiếm khi
màu đỏ,hình trứng hoặc bầu dục hiếm khi hình tròn, nhẵn cả hai mặt. Nhị
32
hình sợi ngắn, đính ở họng tràng phía trên gần họng hay gần phía gốc tràng;
xen kẽ với thuỳ tràng; chỉ nhị ngắn; bao phấn bao phấn hình bầu dục, đính
lưng hoặc gốc, 2 ô, mở bằng đường nứt dọc, hình đường, hoặc thuôn, màu
vàng, nhọn đỉnh, xẻ hai thuỳ ở gốc; bao phấn thò ra khỏi họng tràng. Bầu hạ,
2 ô, mỗi ô một noãn thường đính ở vách ngăn; vòi nhuỵ mảnh, hầu hết nhẵn,
hiếm khi có lông ở phần giữa hoặc gốc, thường kéo dài thò ra ngoài họng
tràng. Quả màu đen và thường sáng bóng, xanh lam, vỏ sần sùi, nội nhũ
mỏng, có đài tồn tại; hai ô, mỗi ô có 1 hạt, hạt có kích thước trung bình,
thường hình bầu dục.
Lectotype: Pavetta indica L.
Trên thế giới có khoảng 400 loài: phổ biến ở châu Phi, châu Á vùng
nhiệt đới, Úc và các đảo Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện biết có 19 loài.
Trong đó 5 loài hiện tại được coi là đặc hữu gồm: Pavetta trachyphylla,
Pavetta bauchei, Pavetta chevalieri, Pavetta condorensis, Pavetta tonkinensis
3.4. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI DỌT SÀNH-
PAVETTA L. Ở VIỆT NAM
1A. Đài hoa không lông
2A. Đài xẻ 4 thùy rõ
3A. Vòi nhụy dài 3-3,5 cm
4A. Lá kèm ngắn hơn 6 mm
5A. Gân bên 9-10 đôi; thùy đài dài 2 mm; thùy tràng dài 3-4 mm .. 1. P. translucens
5B. Gân bên 6-7 đôi; thùy đài dài 0,5-1,5 mm; thùy tràng dài
5-7 mm ................................................................... 2. P. hongkongensis
4B. Lá kèm dài 6-7 mm
6A. Lá bắc dài 4 mm, mặt dưới lá có lông .................. 3. P. graciliflora
6B. Lá bắc dài 2 mm; mặt dưới lá không lông ............ 4. P. tonkinensis
3B. Vòi nhụy ngắn hơn 3 cm
7A. Trục cụm hoa không lông
8A. Gân bên 9-10 đôi; thùy đài dài 0,3-1 mm ................... 5. P. nervosa
33
8B. Gân bên 3- 4 đôi; thùy đài dài 2-2,5 mm ................. 6. P. chevalieri
7B. Trục cụm hoa có lông
9A. Lá không lông; lá kèm dài 3- 4 mm không lông 7. P. cambodiensis
9B. Lá có lông; lá kèm dài 5- 6 mm, có lông .................... 8. P. siamica
2B. Đài gần như không xẻ thùy .................................................. 9. P. geoffirayi
1B. Đài hoa có lông
10A. Lá kèm không lông
11A. Ống tràng dài 7- 9 mm ..................................................... 10. P. pitardii
11B. Ống tràng ngắn hơn 7 mm
12A. Gân bên 10 đôi ................................................................ 11. P.indica
12B. Gân bên ít hơn 10 đôi
13A. Vòi nhụy dài 3 cm ................................................... 12. P. bauchei
13B. Vòi nhụy ngắn hơn 3 cm
14A. Trục cụm hoa không lông .......................... 13. P. melanochroa
14B. Trục cụm hoa có lông ................................... 14. P. wallichiana
10B. Lá kèm có lông
12A. Ống tràng dài 3 cm .................................................. 15. P. trachyphylla
12B. Ống tràng ngắn hơn 3 cm
13A. Thùy đài 0,5 mm ...................................................... 16.P. tomentosa
13B. Thùy đài dài 1-2 mm
14A. Ống tràng dài 6-8 mm; gân bên 8-10 đôi ......... 17. P. condorensis
14B. Ống tràng dài 10-22 mm; gân bên 6-8 đôi
15A. Thùy đài dài 6-7 mm ....................................... 18. P. polyantha
15B. Thùy đài dài 3- 5 mm ........................................... 19.P. arenosa
3.4.1. Pavetta translucens Bremek. - Dọt sành suốt
Bremek, 1934. Repert. Spec. Nov. Regni Veg. 37: 120; Phamh. 2003.
Illustr. Fl. Vietn. 3: 193; T. N. Ninh in N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl. Spec.
Vietn. 3: 139.
34
Cây bụi nhỏ; thân cao 2 m, không lông; cành trưởng thành thường đen
ống. Phiến lá hình bầu dục - thuôn hay mác ngược, mỏng, cỡ 15-17 x 4-4,5 cm,
không lông; đỉnh lá nhọn hoặc có mũi, gốc lá thuôn nhọn; gân bên 9-10 đôi;
cuống lá dài 1-1,2 cm. Lá kèm hình tam giác, dài 3-5 mm, mỏng, không lông.
Cụm hoa dạng tán xuất phát từ đỉnh cành, nhiều hoa, cỡ 12 x 10 cm; lá bắc dài 4
mm, bầu dục thuôn, có mũi nhọn, không lông. Hoa màu trắng. Đài nhỏ, không
lông, cỡ 4 mm; thùy đài 4, hình bầu dục, dài 2 mm. Tràng hợp thành ống, dài
1,4-1,8 cm; thuỳ tràng hình bầu dục thuôn, cỡ 3- 4 x 2 mm, đỉnh tù. Nhị 4, đính
ở họng tràng; chỉ nhị dài 2 mm; bao phấn dài 4 mm. Bầu, dài 1-2 mm; vòi nhụy
dài 3 cm, nhẵn; đầu nhụy, dài 2-3 cm. Quả nhỏ 4x3 mm, không lông.
Loc. class.: Cambodia Type: Pra CHHNET, 851 P03967455 (P).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-6; mọc rải rác trong rừng thưa
Phân bố: Lạng Sơn. Còn có ở Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: LẠNG SƠN, Petelot 5712 (P).
3.4.2. Pavetta hongkongensis Bremek. - Dọt sành hồng kông
Bremekamp, 1934. Repert. Spec. Nov. Regni Veg. 37: 104; Phamh.
2003. Illustr. Fl. Vietn. 3: 191; T. N. Ninh in N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl.
Spec. Vietn. 3: 137.
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 1- 4 m. Phiến lá mỏng, hình bầu dục-
thuôn, cỡ 8-15 x 3-6,5 cm, mặt trên thường có các nốt sần, phình to hoặc nhô
lên dọc theo gân giữa, gốc nhọn, đỉnh có mũi; gân bên 6-7 đôi; cuống lá 1-2
cm, nhẵn; Lá kèm rộng hình tam giác - hình trứng, cỡ 1-3 mm, nhẵn, có mũi
ngắn. Cụm hoa dạng tán xuất phát từ đỉnh cành, cỡ 7-9x 7-15 cm, nhiều hoa,
không lông; cuống cụm hoa, cỡ 1-2 cm; cuống hoa, cỡ 3- 6 mm. Hoa nhỏ. Đài
nhỏ cỡ. 1 mm, nhẵn; thuỳ 4, hình tam giác, cỡ 0,5-1,5 mm, nhẵn. Tràng hoa
màu trắng, ống cỡ 1,2-1,9 cm; thùy 4 hình tam giác hẹp, dài 5 - 7 mm, đỉnh có
mũi nhọn. Nhuỵ dài 3,5 cm. Quả gần tròn, cỡ 6-7 mm.
Loc. class.: China (Hong Kong) Type: 1853, Wright, C., 222
K000763375 (K).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3 - 6, có quả tháng 7-11; mọc rải
rác ven rừng, lùm bụi.
35
Phân bố: Lai Châu (Mường Tè). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông,
Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam, Hồng Kong).
Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU, T. T. Bach, T. D. Binh, B. H. Quang,
D. H. Son, V. A. Thuong VK 7167 (HN).
Công dụng: có tác dụng chữa cảm mạo.
Ảnh 3.4. Pavetta hongkongensis Bremek. - Dọt sành hồng kông
a. dạng sống, b, c. Mặt trên, mặt dưới lá, d. lá kèm, e. cụm hoa, f. Hoa
(Ảnh chụp: Trần Thế Bách)
3.4.3. Pavetta gracilifloraWall. ex Ridl. - Dọt sành hoa mảnh mai
Wall. ex Ridl.1923. Fl. Malay Penins. 2: 100; Phamh. 2003. Illustr. Fl.
Vietn. 3: 190; T. N. Ninh in N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 137.
Cây gỗ nhỏ; thân cao 2-3 m, không lông. Phiến lá hình bầu dục-thuôn,
cỡ 12-14 x 3-3,5 cm, không lông; mặt trên có tuyến dải rác, mặt dưới có lông
thưa đỉnh lá nhọn hoặc hơi tù, gốc lá nhọn; gân bên 7- 8 đôi; cuống lá dài 2
cm. Lá kèm hình tam giác rộng, dài 7 mm, nhọn ở đỉnh, không lông. Cụm hoa
dạng tán xuất phát từ đỉnh cành, nhiều hoa; lá bắc dài 4 mm. Hoa có cuống,
36
dài 7-8 mm, màu trắng. Đài nhỏ, dài 1,5 mm; thùy đài 4, răng thấp, không
lông. Tràng có ống dài 1,3-1,8 cm; thuỳ tràng hình bầu dục, cỡ 3-4 x 1-2 mm,
đỉnh tròn. Nhị 4, đính ở họng tràng; chỉ nhị dài 2 mm; bao phấn dài 6 mm.
Bầu, dài 2 mm; vòi nhụy dài 3 cm, nhẵn; đầu nhụy, dài 2 cm. (hình 3.4).
Loc. class.: Thailand (Ja-un, Ranaung). Type: 1929 - 01- 03, A.F.G.
Kerr, 16509, BM000945426 (BM).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa, quả tháng 2-3.
Phân bố: Hà Nội (Sơn Tây), Phú Thọ (Xuân Sơn), Lai Châu, Sơn La,
Lào Cai. Còn có ở Lào, Thái Lan, Malayxia, Ấn Độ.
Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, Petelot 2515 (VNM). - PHÚ THỌ, Phương
6424 (HN).
Hình 3.4. Pavetta graciliflora Wall.ex Ridl. - Dọt sành hoa mảnh mai
a. Cành mang hoa, b. Lá kèm
(Hình vẽ theo mẫu Phương 6424 (HN); người vẽ L.K.Chi)
37
3.4.4. Pavetta tonkinensis Bremek. - Dọt sành bắc bộ
Bremek,1934. Repert. Spec. Nov. Regni Veg. 37: 103; Phamh. 2003.
Illustr. Fl. Vietn. 3: 189; T. N. Ninh in N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl. Spec.
Vietn. 3: 138.
-Pavetta tonkinensis var. glabrescens Bremek. 1934. Repert. Spec.
Nov. Regni Veg. 37: 104.
Cây trườn; thân dài 2-3 m, không lông. Phiến lá hình bầu dục - thuôn,
cỡ 10-12x 2- 4cm, không lông; đỉnh lá nhọn, gốc lá nhọn; gân bên 8-10 đôi;
cuống lá dài 2 cm. Lá kèm hình tam giác rộng, dài 6 - 7 mm, nhọn ở đỉnh,
không lông. Cụm hoa dạng tán xuất phát từ đỉnh cành; lá bắc dài 2 mm. Hoa
màu trắng. Đài thùy 4, hình bầu dục, dài 1 mm, không lông. Tràng, ống dài
1,5-1,7 cm; thuỳ tràng hình bầu dục, cỡ 5- 6 x 2- 3 mm, đỉnh nhọn. Nhị 4;
vòi nhụy dài 3 cm, nhẵn; đầu nhụy, dài 1 cm.
Loc. class.: Vietnam. Type: Balansa 2699 (P, P03967372)
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-4.
Phân bố: Hà Nội (Ba Vì, Thủ Pháp), Phú Thọ, Nghệ An. Loài đặc hữu
Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, Chevalier 32381 (P).- PHÚ THỌ, 32167
(P).
3.4.5. Pavetta nervosa Craib - Dọt sành gân
Craib. 1932. Bull. Misc. Inform. Kew 1932: 432; Phamh. 2003. Illustr.
Fl. Vietn. 3:191; T. N. Ninh in N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3:
138.
Cây bụi nhỏ; thân cao 1-1,5 m, không lông; cành trưởng thường có
màu nâu đen. Phiến lá hình bầu dục-thuôn, cỡ 12-13 x 2-4 cm, không lông;
đỉnh lá nhọn có mũi ngắn, gốc lá nhọn; gân bên 9-10 đôi, hướng lên, nổi rõ
hơn ở mặt dưới, mặt trên lá có tuyến rải rác; cuống lá dài 1-1,3 cm. Lá kèm
hình tam giác, dài 5-7 mm, nhọn ở đỉnh, không lông. Cụm dạng tán xuất phát
từ đỉnh cành; trục cụm hoa không lông; lá bắc dài 2-3 mm, thon, có mũi nhọn,
38
không lông. Hoa, màu trắng, cuống dài 2 cm. Đài nhỏ, thùy 4, hình tam giác,
dài 0,3-1 mm, không lông. Tràng hợp thành ống dài 1,5- 2 cm, không lông;
thuỳ hình bầu dục thuôn, cỡ 4-5 x 1-1,5 mm, đỉnh nhọn. Nhị 4, đính ở họng
tràng; chỉ nhị, dài 2 mm; bao phấn, dài 3- 4 mm. Bầu hình trứng, dài 2 mm;
vòi nhụy dài 1,5 cm, nhẵn; đầu nhụy dài 1 cm. Quả gần tròn, cỡ 8 x 6 mm.
(hình 3.5)
Loc. class.: Thailand . Type: 06-06-1927, Put 807 ((K), K000763493)
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa, quả tháng 1- 4. Mọc rải rác ven rừng,
lùm bụi.
Phân bố: Gia Lai (KBang), Lâm Đồng (Lạc Dương), Kiên Giang (Phú
Quốc). Còn có ở Thái Lan.
Mẫu nghiên cứu: GIA LAI, T.T. Bách, V.T. Chính, D.V. Hài, B.H.
Quang, S.D. Thường VK 5057, T.N. Ninh 321, Hà Tuế 76 (HN). - LÂM
ĐỒNG, T.N.Ninh 321 (HN). - KIÊN GIANG, T. T. Bách, V.T. Chính, D.V.
Hài, B.H. Quang, S.D. Thường VK4290 (HN).
39
Hình 3.5. Pavetta nervosa Craib - Dọt sành gân
a. Cành mang cụm hoa, b. Cụm hoa, c. Đài
(Hình vẽ theo mẫu T.N. Ninh 321(HN); người vẽ L.K. Chi)
40
Ảnh 3.5. Pavetta nervosa Craib - Dọt sành gân
a. Dạng sống, b. Mặt dưới lá, c, d. Cụm hoa, e. Hoa
(Ảnh chụp: Trần Thế Bách)
41
3.4.6. Pavetta chevalieri Bremek. - Dọt sành che
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_phan_loai_chi_dot_sanh_pavettal_ho_ca_ph.pdf