MỤC LỤC
Đặt vấn đề . 1
Chương 1: Tổng quan . 3
1.1. Dung nạp glucose và rối loạn dung nạp glucose . 3
1.2. Tiền đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu . 5
1.3. Dịch tễ học rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo đường typ 2. 6
1.4. Chẩn đoán sớm, chẩn đoán sàng lọc . 9
1.5. Phân loại đái tháo đường . 10
1.6. Đặc điểm lâm sàng và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2 . 10
1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2 . 13
1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn
dung nạp glucose máu . 14
1.9. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu ở bệnh đái tháo đường typ 2 . 15
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 22
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 25
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu . 25
2.6. Vật liệu nghiên cứu . 29
2.7. Xử lý số liệu . 29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 29
Chương 3: Kết quả nghiên cứu . 30
3.1. Một số đặc điểm chung . 30
3.2. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và kết quả nghiệm pháp tăng đường huyết . 32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose . 37
Chương 4: Bàn luận . 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 41
4.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 . 42
4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu và đái tháo đường typ 2 . 48
Kết luận . 54
1. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo
đường typ 2 bằng nghiệm pháp tăng đường huyết . 54
2. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn dung nạp glucose máu . 54
Khuyến nghị . 55
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo đường mới và bệnh đái tháo đường
xuất hiện [5]. Trong bệnh béo phì, tích luỹ lipid xảy ra trong một thời gian
kéo dài, do đó suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm lipid có
thể xảy ra trong một số thời điểm và triglycerid dần được tích luỹ lại. Ở người
béo phì, đái đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50-70% tiểu đảo
langerhans bị tổn thương. Khi cắt bỏ tuỵ thì phải trên 90% lượng tế bào đảo bị
cắt bỏ bệnh đái tháo đường xuất hiện [5]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim
Ước và CS cho thấy những người có BMI >23 có nguy cơ đái đường typ 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
nhiều hơn gấp 3,28 lần so với bình thường và có tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose máu cao gấp 2,19 lần so với bình thường [39]. Theo Tạ Văn Bình,
Hoàng Kim Ước, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có BMI<23 là 5,8%,
rối loạn dung nạp glucose máu là 33,3%; người có BMI>23 thì tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường là 9% và rối loạn dung nạp glucose máu là 23,6% [3]. Theo
Hoàng Kim Ước, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói và đái tháo đường ở nhóm
đối tượng có BMI23 là 16,1% và 8,2% [40].
Một nghiên cứu khác thấy tỷ lệ rối loạn đường máu và đái tháo đường ở nhóm
có BMI >23 là (15,5%; 9,0%) nhóm có BMI<23 là (10,8%; 6,5%)[2]. Theo
Trần Đức Thọ, những người có BMI>25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường
typ 2 nhiều gấp 3,74 lần so với người bình thường [34]. Theo nghiên cứu của
Thái Hồng Quang, tỷ lệ béo phì độ 1 mắc đái tháo đường tăng gấp 4 lần, béo
phì độ 2 tăng gấp 30 lần [29].
1.9.4. Ít hoạt động thể lực
Luyện tập thể lực giúp giảm cân và duy trì cân năng lý tưởng. Sự phối
hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn sẽ giúp làm giảm
58% tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường [51]. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã
cho thấy: Luyện tập thể lực thường xuyên (30 phút/ngày) có tác dụng làm
giảm nhanh nồng độ glucose máu, giảm nồng độ triglycerid ở bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 đồng thời duy trì ổn định hàm lượng lipid máu, huyết áp, cải
thiện tình trạng kháng insulin, có tác dụng giảm khả năng tích trữ glucose ở
cơ [6]. Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh đái tháo
đường. Trong nghiên cứu, nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu cao hơn
nhóm có hoạt động thể lực trên 30 phút là 2,4 lần [5].
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy ít hoạt động thể
lực tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 6,4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp là 12,4%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
[39]. Khi hoạt động thể lực dưới 30 phút/ngày tỷ lệ mắc bệnh là 10,2%, hoạt
động thể lực trung bình tỷ lệ là 2,6%, lao động nặng tỷ lệ là 1,4% [14].
1.9.5. Tăng huyết áp
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 đến 2
lần so với nhóm không mắc bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường typ 2 và
tăng huyết áp thường đi kèm với tình trạng kháng insulin (hội chứng X) hội
chứng này bao gồm: Béo phì, rối loạn lipid máu (tăng TG, giảm HDL-C) và
tăng nồng độ insulin huyết tương phối hợp với tăng huyết áp, bệnh mạch
vành. Tuy nhiên, mối liên hệ nhân quả giữa kháng insulin và tăng huyết áp
còn chưa rõ hoàn toàn [16]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp
4 lần so với nhóm không có cao huyết áp [7]. Theo Hoàng Kim Ước, tỷ lệ đái
tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm có tăng huyết áp
(10,9% và 14%), cao hơn nhóm không có tăng huyết áp (2,5% và 9,3%).
Nguy cơ bị đái tháo đường ở nhóm tăng huyết áp cao gấp 5,22 lần so với
nhóm không có tăng huyết áp [39]. Theo Tô Văn Hải (2000), ở Hà Nội người
bị tăng huyết áp mắc bệnh đái tháo đường khoảng 54,79% [12]. Còn ở một
nghiên cứu khác thấy tỷ lệ rối loạn glucose máu và đái tháo đường ở nhóm có
tăng huyết áp (18,4%; 15,0%) và không tăng huyết áp là (11,9%; 5,9%) [2].
1.9.6. Tiền sử gia đình và thai kỳ
Những bất thường trong tiền sử như gia đình có liên quan đến đái tháo
đường (quan hệ huyết thống bậc 1) vốn được xem là yếu tố nguy cơ đái tháo
đường typ 2 và thai kỳ (OR =1,77). Đái tháo đường tăng lên ở nhóm có tiền
sử sản khoa bất thường (sảy thai, thai chết lưu, đẻ non) so với nhóm bình
thường (OR = 1,72; p = 0,031). Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người đã từng sinh
con so với các bà mẹ chưa sinh con lần nào (OR=1,64; p=0,018), tỷ lệ mắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
bệnh chung nhóm đối tượng đã từng sinh con là 7,4% [5]. Tô Văn Hải (2000)
thấy người có tiền sử đẻ con trên 4000g, tỷ lệ mắc bệnh là 27,02% [12].
1.9.7. Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ đái tháo đường tăng cao ở những
người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh chế. Ngoài
ra, thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần thúc đẩy sự tiến triển
bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi. Ở người già mắc bệnh đái tháo
đường có tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hóa như
vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện hoạt động của insulin và quá trình
chuyển hóa. Một số người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường bị thiếu magie
và kẽm, khi được bổ sung những chất này đã cải thiện tốt chuyển hóa glucose
[19]. Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ) ăn
nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là những người có độ tuổi từ 30 đến 64, sống tại 8 huyện, thị của tỉnh
Bắc Kạn, chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, hiện không mắc
bệnh cấp tính.
Lý do chọn độ tuổi từ 30-64: Theo tổ chức Y tế thế giới thì trẻ nhỏ hoặc
trẻ vị thành niên thường không được chọn để nghiên cứu các bệnh không lây
nhiễm do tỷ lệ hiếm gặp ở những đối tượng này. Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo giới hạn tuổi thấp nhất thích hợp để nghiên cứu ở các nước đang phát triển
thì nên chọn là 30 tuổi. Giới hạn tuổi 64 là giới hạn mức cao của tuổi được
khuyến cáo để giảm thiểu tác động của chất lượng dịch vụ y tế khác nhau của
mỗi nước (tử vong) và để dễ dàng so sánh tỷ lệ bệnh giữa các quốc gia.
Loại khỏi nghiên cứu nếu đối tượng có một trong các yếu tố sau:
- Những đối tượng trong điều tra được chẩn đoán đái tháo đường typ 1;
đái tháo đường thai kỳ; hoặc các thể đái tháo đường khác không phải đái tháo
đường typ 2.
- Các đối tượng đã được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 và đang điều trị.
- Các đối tượng được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 và có các bệnh
nội tiết khác kèm theo (basedow, hội chứng cushing, suy giáp, suy gan, suy
thận...).
- Bệnh nhân đang có biến chứng cấp tính như: Hội chứng nhiễm toan
ceton; hội chứng tăng áp lực thẩm thấu; các nhiễm trùng cấp tính.
- Đối tượng không đúng độ tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 11/2008 – 10/2009
- Địa điểm: Tại 8 huyện, thị Tỉnh Bắc Kạn
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu
mô tả cắt ngang:
p(1 - p)
N = Z2(1 –α/2) x
(p.ε)2
Trong đó: N: Cỡ mẫu tối thiểu.
α: Mức ý nghĩa thống kê.
Z2(1 –α/2): Hệ số tin cậy.
α = 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z2(1 –α/2) bằng 1,96
2
p: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nghiên cứu trước ước
tính là 13,8% [4].
ε: Độ chính xác tương đối, chọn ε = 0,2
Thay số vào công thức ta có:
0,138(1-0,862)
N = 1,96
2
x = 600
(0,2 x 0,138)
2
Theo công thức, cỡ mẫu thấp nhất cho nghiên cứu là 600. Để tránh dung
sai và mất mẫu trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi điều tra thêm 20%.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 720, được phân bố đều cho 8
huyện, thị trong toàn tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả phát hiện tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose máu và đái tháo đường typ 2: Mỗi huyện, thị tiến hành khám và điều
tra thấp nhất 90 người, theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (có nghĩa là
các đối tượng được khám sàng lọc phát hiện bệnh tập chung ở các trung tâm
huyện, thị), bằng cách phối hợp với trung tâm y tế lập danh sách, thông báo
cho các đối tượng đang sinh sống tại các trung tâm huyện, thị, chọn ngẫu
nhiên số đến khám sàng lọc (các đối tượng đến khám phát hiện cứ đúng theo
tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là được cho vào danh sách khám phát hiện bệnh
cho đến khi đủ số đối tượng thì dừng lại).
2.3.4. Phƣơng pháp tiến hành chẩn đoán sàng lọc rối loạn glucose máu
Mục đích: Chọn ra những nhóm có khả năng mắc bệnh cao từ trong
quần thể, tiến hành các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế sự tiến triển
của bệnh.
Phương pháp tiến hành: Trước hết xác định tiêu chuẩn đưa vào sàng lọc.
Dựa vào tình hình thực tế mà mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu
chuẩn của Việt Nam được quy định các yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau [5]:
- Tuổi trên 55: là yếu tố nguy cơ chung, nên tiến hành sàng lọc cho tất cả
người trên 55 tuổi.
- Tuổi từ 40-45: kèm theo một yếu tố nguy cơ được mô tả dưới đây.
- Tuổi từ 35-40: kèm hai trong các yếu tố được mô tả dưới đây:
+ BMI ≥23.
+ Có liên quan ruột thịt với người mắc bệnh đái tháo đường (thế hệ cận kề).
+ Phụ nữ lứa tuổi ở vào giai đoạn quanh mãn kinh.
+ Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt như được chẩn đoán đái tháo đường
thai kỳ; hoặc có tiền sử sinh con to (cân nặng lúc sinh trên 4000g).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
+ Những người đã từng được chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói
hoặc rối loạn dung nạp glucose máu; người có các rối loạn chuyển hoá khác
như rối loạn chuyển hoá lipid, rối loạn chuyển hoá acid uric, người có
microalbumin niệu dương tính….
+ Người có nghề nghiệp tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, có những thay đổi
đột ngột về môi trường sống…
2.3.5. Phƣơng pháp chẩn đoán đái tháo đƣờng
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường hiện nay được sửa đổi từ tiêu
chuẩn đã áp dụng trước đây do “Nhóm số liệu đái tháo đường quốc gia” (the
National diabetes Data Group - NDDG) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa
ra. Bảng tiêu chuẩn do “Hội đồng chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh
đái tháo đường” năm 1997 đưa ra như sau: Chẩn đoán bệnh đái tháo đường có
thể dựa vào một trong ba kết quả xét nghiệm sau đây, các kết quả này phải
được lặp lại 1 -2 lần trong những ngày sau đó [30].
- Có các triệu chứng bệnh đái tháo đường + glucosee huyết tương khi
làm xét nghiệm ngẫu nhiên ≥200 mg/dl (11,1mmol/l). Hoặc
- Glucose huyết tương lúc đói ≥126mg/dl (7,0 mmol/l) lúc đói có nghĩa
là xét nghiệm được tiến hành sau 6 – 8giờ nhịn đói. Hoặc
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường máu
≥200 mg/dl (11,1mmol/l). Nghiệm pháp tăng đường máu được thực hiện theo
hướng dẫn của WHO với số lượng glucose là 75g hoà tan trong nước (khoảng
200ml nước sôi để nguội uống một lần).
Glucose huyết tương lúc đói nếu:
- Glucose <110mg/dl (6,1mmol/l) = Bình thường
- Glucose ≥110 mg/dl, nhưng <126mg/dl (7,0 mmol/l) = rối loạn glucose
lúc đói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- Glucose ≥126mg/dl (7,0mmol/l) = tạm thời chẩn đoán bệnh đái tháo
đường. Để chẩn đoán quyết định cần phải làm lại xét nghiệm 1 – 2 lần trong
những ngày sau đó.
Nếu dùng xét nghiệm tăng đường máu để chẩn đoán thì glucose huyết
tương 2 giờ sau nghiệm pháp nếu:
- Glucose <140mg/dl (7,8 mmol/l) = Bình thường
- Glucose ≥140 mg/dl nhưng <200mg/dl (11,1 mmol/l) = rối loạn dung
nạp glucose.
- Glucose ≥200mg/dl (11,1mmol/l) = tạm thời chẩn đoán bệnh đái tháo
đường. Để quyết định chẩn đoán cần làm xét nghiệm lặp lại 1 – 2 lần.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
- Đo glucose máu mao mạch lúc đói.
- Đo glucose máu mao mạch sau khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường
máu 2giờ.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Chỉ số phân bố mỡ ở cơ thể (WHR)
- Huyết áp
- Tình trạng dinh dưỡng có liên quan tới đái tháo đường
- Thông tin về khẩu phần ăn
- Thói quen ăn uống.
- Hoạt động thể lực.
- Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Đối tượng đến khám được thông báo không ăn uống từ 21giờ tối hôm
trước và không ăn vào sáng hôm sau trước khi đi khám.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, thu thập thông tin ghi vào
phiếu in sẵn thống nhất.
- Đo glucose máu lúc đói bằng thiết bị máy đo glucose máu tự động One
Touch Ultra của hãng Johnson & Johnson Hoa Kỳ, test, kim của Mỹ.
- Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 bằng nghiệm pháp tăng
đường máu: Đối tượng nghiên cứu sau khi đo glucose máu lúc đói thấy lượng
glucose mao mạch dao động trong khoảng từ 6,1 mmol/l đến 11,0 mmol/l [2]
[10] thì cho làm nghiệm pháp tăng đường máu, bằng cách cho bệnh nhân
uống 75 gam đường glucose, hoà trong 200 ml nước sôi để nguội. Sau 2 giờ,
đo lại glucose máu mao mạch, để xác định tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói,
rối loạn dung nạp glucose máu và tỷ lệ đái tháo đường typ 2 phát hiện
lần đầu.
Xác định một số yếu tố liên quan:
+ Độ tuổi được phân ra làm hai mức (trên 50 tuổi và dưới 50 tuổi).
Tuổi là yếu tố liên quan được xếp lên vị trí đầu tiên trong các yếu tố liên
quan tới bệnh đái tháo đường typ2. Bắt đầu tăng nhanh ở người trên 45 tuổi
[trích từ 31].
+ Đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức:
Cân nặng (Kg)
BMI =
(Chiều cao)2 (m)
- Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề
nghị cho khu vực Châu Á -Thái Bình Dương tháng 2/2000 (bảng 2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Bảng 2.1. Bảng xếp loại BMI [49]
Xếp loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 ≥ 30
+ Đánh giá tình trạng phân bố mỡ trên lâm sàng dựa vào chỉ số vòng
eo và tỷ lệ vòng eo/ vòng mông theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề
nghị cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tháng 2/2000 [49].
Vòng eo
WHR =
Vòng mông
- Dùng thước dây có số đo không giãn.
- Vòng eo đo qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu.
- Vòng mông đo qua hai mấu chuyển lớn.
- Vòng eo bình thường của: nam<90 cm; nữ<80 cm.
WHR: Nếu WHR>0,80 ở nữ; và >0,90 ở nam thì xem như phân bố lipid
nhiều ở vùng bụng, vùng nội tạng, hay còn gọi là béo kiểu nam, hay còn gọi
là béo trung tâm là yếu tố liên quan.
+ Đo huyết áp: Các đối tượng đều được đo huyết áp bằng máy đo huyết
áp đồng hồ của Nhật Bản được điều chỉnh theo quy định. Đối tượng phải
được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Đo ở tư thế nằm, đo ở cánh tay
trái, không được dùng chất kích thích trước khi đo. Đo huyết áp 2 lần cách
nhau 5 phút và lấy trung bình cộng. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5 mmHg thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
phải tiến hành đo lại 1-2 lần rồi tính trung bình. Chẩn đoán và phân độ tăng
huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13].
- Chẩn đoán tăng huyết áp khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã
được chẩn đoán và hiện đang dùng thuốc hạ áp hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC-VI: Huyết áp tâm thu ≥140mmHg và /hoặc
huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
- Phân độ huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13].
Bảng 2.2. Phân độ huyết áp theo JNC – VI [trích từ 13].
Mức độ huyết áp
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trƣơng
(mmHg)
Bình thường
Bình thường cao
<130
130 - 139
<85
85 - 89
Tăng huyết áp:
Giai đoạn I (nhẹ)
Giai đoạn II (trung bình)
Giai đoạn II (nặng)
140 - 159
160 - 179
≥180
90 - 99
100 - 109
≥110
+ Tình trạng hoạt động thể lực
Tính chất hoạt động thể của nghề nghiệp của các đối tượng được chia ra
làm 2 nhóm:
- Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực nặng bao gồm những đối
tượng lao động nặng nhọc suốt ngày, các nghề thổ mộc, các vận động viên thể
thao…
- Nhóm đối tượng được coi là ít hoạt động thể là những người làm công
việc hành chính, lao động trí óc, nghỉ hưu, thất nghiệp không tham gia các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
hoạt động thể lực thêm. Nhóm ít hoạt động thể lực được cho là nhóm có liên
quan tới bệnh.
+ Mối liên quan tiền sử gia đình: Những đối tượng có ông bà, cha mẹ,
anh chị em ruột, cô, gì, chú, bác ruột được coi là những đối tượng có liên
quan tới bệnh.
2.6. Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra.
- Panh, bông cồn sát khuẩn.
- Cân bàn có gắn thước đo chiều cao.
- Huyết áp kế Nhật Bản.
- Ống nghe, dụng cụ hỗ trợ khám.
- Máy đo đường máu tự động One Touch Ultra của hãng Johnson &
Johnson Hoa Kỳ, test, kim của Mỹ.
- Đường glucose, nước đun sôi để nguội.
2.7. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 trên máy vi tính.
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, có công
văn đến các đơn vị y tế trong tỉnh.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu, tự
nguyện tham gia và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích.
Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ kín
bí mật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi, giới, dân tộc
Đặc điểm Số lƣợng (n=811) Tỷ lệ (%)
Giới tính:
Nam 300 37,0
Nữ 511 63,0
Độ tuổi:
30-39 183 22,6
40-49 311 38,3
50-59 236 29,1
60-64 81 10,0
Dân tộc:
Kinh 191 23,6
Tày 532 65,6
Nùng 60 7,4
Dao 25 3,1
Khác 3 0,3
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc Tày (65,6%),
tỷ lệ nam giới chiếm 37,0%. Nữ chiếm 63,0% và tập trung chủ yếu ở nhóm từ
40-49 tuổi (38,3%).
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo dân tộc
Khác: 0,3%Dao: 3,1%
Nùng: 7,4%
Tày: 65,6%
Kinh:23,6%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số lƣợng (n=811) Tỷ lệ (%)
Tiểu học 59 7,3
Trung học cơ sở 196 24,2
Trung học phổ thông 139 17,1
Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp 267 32,9
Đại học 131 16,2
Sau đại học 19 2,3
Nhận xét: Trên 1/2 số đối tượng nghiên cứu có trình độ từ cao đẳng/
trung học chuyên nghiệp trở lên. Số đối tượng có trình độ học vấn tiểu học chỉ
chiếm tỷ lệ thấp 7,3%.
Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lƣợng (n = 811) Tỷ lệ (%)
Công chức, viên chức 440 54,3
Công nhân 17 2,1
Nông dân 171 21,1
Kinh doanh 101 12,5
Công an, bộ đội 11 1,4
Khác 71 8,8
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức
nhà nước (54,3%) và 21,1% làm nghề nông nghiệp, còn lại là các ngành nghề
khác như công nhân, công an, bộ đội, kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
3.2. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và kết quả nghiệm pháp tăng đƣờng máu
Bảng 3.4. Tỷ lệ rối loạn glucose máu mao mạch lúc đói
Glucose máu mao mạch lúc đói
Số lƣợng
(n = 811)
Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường (≥7,0 mmol/l) 149 18,4
Rối loạn glucose máu (6,1 - 6,9 mmol/l) 298 36,7
Bình thường (≤6,0 mmol/l) 364 44,9
Nhận xét: Xét nghiệm glucose máu mao mạch lúc đói phát hiện được tỷ
lệ đái tháo đường là 18,4%, tỷ lệ rối loạn glucose máu là 36,7%.
Bảng 3.5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu sau nghiệm pháp tăng đƣờng máu
Nghiệm pháp tăng đƣờng máu
Số lƣợng
(n = 811)
Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường (≥11,1 mmol/l) 82 10,1
Rối loạn dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 153 18,9
Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 202 24,9
Bình thường (≤5,5 mmol/l) 374 46,1
Nhận xét: Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu, có 10,1% đối
tượng mắc bệnh đái tháo đường, 18,9% số trường hợp trong tình trạng rối
loạn dung nạp glucose và 24,9% rối loạn glucose máu đói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.6. Kết quả nghiệm pháp tăng đƣờng máu ở nhóm đối tƣợng
có rối loạn glucose máu lúc đói - chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đƣờng
Nghiệm pháp tăng đƣờng máu
Số lƣợng
(n = 298)
Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường (≥11,1 mmol/l) 4 1,3
Rối loạn dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 120 40,3
Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 174 58,4
Bình thường (≤5,5 mmol/l) 0 0
Nhận xét: Trong số 298 trường hợp có rối loạn glucose máu theo chỉ số
đường máu mao mạch lúc đói, sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu phát
hiện 4 trường hợp đái tháo đường (1,3%), còn lại 40,3% và 58,4% trong tình
trạng rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose máu đói tương ứng.
Bảng 3.7. Kết quả nghiệm pháp tăng đƣờng máu ở nhóm chẩn đoán sơ
bộ đái tháo đƣờng typ 2 lúc đói - chấn đoán xác định bệnh ĐTĐ
Nghiệm pháp tăng đƣờng máu
Số lƣợng
(n=149)
Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường (≥11,1 mmol/l) 78 52,3
Rối loạn dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 33 22,1
Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 28 18,8
Bình thường (≤ 5,5 mmol/l) 10 6,7
Nhận xét: Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu đối với 149 trường
hợp đã được chẩn đoán sơ bộ là đái tháo đường theo chỉ số đường máu mao
mạch lúc đói, có 52,3% số trường hợp đái tháo đường thực sự, còn lại là rối
loạn dung nạp glucose (22,1%) và rối loạn glucose máu đói (18,8%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 3.8. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng đƣờng
máu theo nhóm tuổi và giới
Giới
Tuổi
Nam
(n=300)
Nữ (n=511) Tổng (n=811)
p
n % N % n %
30 - 39 15 22,1 18 15,7 33 18,0 >0,05
40 - 49 24 23,1 34 16,4 58 18,6 >0,05
50 - 59 22 24,2 25 17,2 47 19,9 >0,05
60 - 64 5 13,5 10 22,7 15 18,5 >0,05
Tổng số rối loạn 66 22,0 87 17,0 153 18,9 >0,05
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose không có sự khác biệt về
nhóm tuổi và giới trong nhóm đối tượng nghiên cứu với p>0,05.
22,1
15,7
23,1
16,4
24,2
17,2
13,5
15
0
5
10
15
20
25
Tỷ lệ (%)
30-39 40-49 50-59 60-64 Tuổi
Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ RLDNG theo tuổi và giới
Nam
Nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 3.9. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose phân bố theo dân tộc
Dân tộc Số nghiên cứu RLDNG % có rối loạn
Kinh 191 49 25,7
Tày 532 94 17,7
Nùng 60 8 13,3
Dao 25 2 8,0
Khác 3 0 0
Nhận xét: Dân tộc Kinh có tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 25,7%, cao
hơn so với các dân tộc thiểu số khác như Tày (17,7%), Nùng (13,3%), Dao (8,0%).
25,7
17,7
13,3
8
0
0
5
10
15
20
25
30Tỷ lệ (%)
Kinh Tày Nùng Dao Khác
Dân tộc
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ RLDNG ở một số dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 3.10. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số khám RLDNG Tỷ lệ (%)
Công chức, viên chức 440 83 18,9
Công nhân 17 2 11,8
Nông dân 171 30 17,5
Kinh doanh 101 25 24,8
Công an, bộ đội 11 1 9,1
Khác 71 12 16,9
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cao nhất ở nhóm đối tượng
làm nghề kinh doanh, buôn bán (24,8%), tiếp đến là cán bộ công chức, viên
chức (18,9%) và thấp nhất ở đối tượng công an, bộ đội (9,1%).
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ RLDNG theo nghề nghiệp
Kinh doanh
24,8%
Công an, Bộ đội
9,1%
Khác 16,9% Công chức 18,9%
Nông dân 17,5%
Công nhân 11,8%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dung nạp glucose máu sau
nghiệm pháp tăng glucose máu
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi với rối loạn dung nạp glucose sau
nghiệm pháp tăng glucose máu
Nhóm tuổi
RLDNG
(n = 153)
Không RLDNG
(n = 374)
OR, CI95%, p
Tuổi trên 50 tuổi 62 137 OR= 1,2
CI95% (0,8-1,7)
p>0,05
Tuổi dưới 50 tuổi 91 237
Nhận xét: Chưa thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi trên 50 và dưới 50
với tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở các đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với
rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu
Tiền sử gia đình
RLDNG
(n = 153)
Không RLDNG
(n = 374)
OR, CI95%, p
Có người bị bệnh ĐTĐ 7 10 OR= 1,8
CI95% (0,7-4,7)
p>0,05
Không có người ĐTĐ 146 364
Nhận xét: Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và rối loạn dung nạp
glucose ở các đối tượng nghiên cứu chưa rõ ràng, chưa có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với rối loạn dung nạp
glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu
Bệnh
RLDNG
(n = 153)
Không RLDNG
(n = 374)
OR, CI95%, p
Tăng huyết áp 27 52 OR= 1,3
CI95% (0,8-2,2)
p>0,05 Không tăng huyết áp 126 322
Nhận xét: Không có mố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7LV_09_YDUOC_NOI_LE QUANG MINH.pdf