MỤC LỤC
Trang
Trang phụbìa
Lời cam đoan I
Mục lục II
Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt VI
Danh mục các bảng VII
Danh mục các hình X
Danh mục các đồthịXI
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
Chương 1: Nấm men và lên men etylic. 3
1.1 Đặc điểm hình thái nấm men . 3
1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa . 3
1.3 Phân loại nấm men . 12
Chương 2: Ứng dụng của nấm men trong công nghiệp chếtạo đồuống
lên men 23
2.1 Đồuống có độrượu nhẹ. 23
2.2 Đồuống có độrượu cao . 32
2.3 Thực trạng chếbiến thức uống lên men ởViệt Nam . 33
Chương 3: Những hiểu biết vềtrái thanh long. 36
3.1 Đặc điểm của cây, trái thanh long . 36
3.2 Tình hình sản xuất và sửdụng trái thanh long . 37
3.3 Những khó khăn khi sửdụng trái thanh long chếbiến thành nước
uống lên men . 39
PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .40
Chương 4: Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị. 40
4.1 Nguyên liệu . 40
4.2 Hóa chất . 41
4.3 Thiết bị. 41
4.4 Các loại môi trường nghiên cứu . 41
Chương 5: Các phương pháp nghiên cứu . 45
5.1 Các phương pháp vi sinh vật . 45
5.2 Các phương pháp hóa lý . 51
5.3 Các phương pháp toán học . 55
5.4 Phương pháp đánh giá cảm quan. 55
PHẦN III: KẾT QUẢVÀ BIỆN LUẬN . 56
Chương 6: Kết quảxửlý và chếbiến trái thanh long thành dịch quả
làm môi trường nuôi cấy nấm men 56
6.1 Khảo sát thành phần dịch trái thanh long Bình Thuận . 56
6.2 Chếbiến và xửlý trái thanh long làm môi trường nuôi cấy nấm men . 58
Chương 7: Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm men phù hợp với yêu cầu
chếbiến đồuống lên men từdịch trái thanh long . 63
7.1 Phân lập và thuần khiết các chủng nấm men có nguồn gốc khác nhau . 63
7.2 Tuyển chọn các chủng nấm men phù hợp với yêu cầu chếbiến đồ
uống lên men từdịch trái thanh long . 65
Chương 8: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của chủng nấm men LT2. 78
8.1 Đặc điểm hình thái. 78
8.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng nấm men LT2. 81
8.3 Khảo sát khảnăng tạo chất kháng sinh của chủng nấm men LT2. 85
8.4 Tìm hiểu khảnăng kháng một sốkháng sinh của chủng LT2. 88
8.5 Định danh . 90
Chương 9: Nghiên cứu một sốyếu tố ảnh hưởng đến sựsinh trưởng của
chủng Saccharomyces cerevisiae LT2trong quá trình nhân giống . 93
9.1 Xác định thời gian sinh trưởng và chế độlắc thông khí thích hợp đối
với chủng Saccharomyces cerevisiae LT2trong quá trình nhân giống . 93
9.2 Ảnh hưởng của pH ban đầu . 95
9.3 Ảnh hưởng của hàm lượng đường. 96
9.4 Sửdụng dịch ép trái thanh long làm môi trường nhân giống. 98
Chương 10: Khảo sát khảnăng sửdụng chủng Saccharomyces cerevisiae
LT2lên men tạo nước giải khát từdịch trái thanh long. 105
10.1 Ảnh hưởng của một sốyếu tốmôi trường lên quá trình lên men
etylic ởmôi trường dịch trái thanh long của chủng Saccharomyces cerevisiae LT2. 105
10.2 Ảnh hưởng của thành phần môi trường lên quá trình lên men etylic
ởmôi trường dịch trái thanh long của chủng Saccharomyces cerevisiae LT2. 110
Chương 11: Khảo sát động thái lên men rượu của chủng Saccharomyces
cerevisiae LT2trong quá trình lên men tạo nước giải khát từdịch trái thanh long . 115
11.1 Khảo sát giai đoạn lên men hiếu khí . 115
11.2 Khảo sát giai đoạn lên men kịkhí . 117
11.3 Khảo sát lên men kịkhí ởnhiệt độthấp . 120
11.4 Hoàn thiện sản phẩm . 122
11.5 Xây dựng quy trình chếtạo nước uống lên men từtrái thanh long ở
quy mô phòng thí nghiệm. 129
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ .132
PHỤLỤC
156 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên Cứu Sử Dụng Trái Thanh Long (Hylocereus undatus) Để Chế Biến Nước Uống Lên Men, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông vòng vô khuẩn.
5.2 Các phương pháp hóa lý
5.2.1 Phương pháp xác định hàm lượng nước [47]
Cân chính xác 1g dịch nghiên cứu, đem sấy khô ở nhiệt độ 100-1050C đến
khối lượng không đổi. Lấy khối lượng ban đầu trừ khối lượng sau khi sấy khô từ
đó ta tính được hàm lượng nước trong mẫu.
5.2.2 Phương pháp định lượng hàm lượng đường bằng phương pháp so
màu trên máy quang phổ UV-1601 PC [14] [15] [43]
* Nguyên tắc: xác định hàm lượng đường trong mẫu dựa trên phản ứng
màu đặc trưng bởi đường và chất hữu cơ với sự hiện diện của H2SO4 đậm đặc.
* Tiến hành:
Bước 1: Thiết lập đồ thị chuẩn và mối tương quan giữa hàm lượng glucose
chuẩn với OD490
Chuẩn bị glucose chuẩn với các nồng độ sau:
Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 7
Glucose (ml) 1 2 3 4 5 6 7
H2O (ml) 99 98 97 96 95 94 93
[C] mg/l 10 20 30 40 50 60 70
Ghi chú: [C]: nồng độ glucose
Tiến hành phản ứng so màu: dung dịch glucose chuẩn : phenol 5% : H2SO4
đậm đặc = 1 : 1 : 5, lắc nhẹ, đều, để lắng.
Đo OD với bước sóng 490 nm.
51
¾ Bước 2: Xác định glucose trong dịch nghiên cứu
Cân 1g dịch trái thanh long.
Dịch được chiết với cồn 900 nóng 3 lần với tỷ lệ cồn : mẫu = 10 : 1. Tiếp
tục như trên (2 lần) với cồn 800 nóng.
Cô cạn dịch lọc rồi pha loãng với nước cất.
Cho phản ứng màu: dung dịch đường : phenol 5% : H2SO4 đậm đặc = 1 : 1 :
5 lắc nhẹ, đều, để lắng.
Đo OD490. Suy ra lượng đường có trong dịch nghiên cứu dựa vào đồ thị
chuẩn.
5.2.3 Phương pháp xác định hàm lượng chất khô bằng chiết quang kế
cầm tay [49]
Khi đi từ một môi trường (không khí) vào một môi trường khác (chất lỏng)
tia sáng sẽ bị lệch đi (khúc xạ).
Nếu chất lỏng là một dung dịch chất hòa tan (dung dịch đường, muối,…)
dựa trên độ lệch của tia sáng ta có thể xác định được hàm lượng chất khô.
5.2.4 Phương pháp xác định nồng độ rượu [15]
Chưng cất 100ml dịch lên men ở hệ thống chưng cất cồn, thu nhận 70-80ml
dịch ngưng đọng, pha loãng bằng nước cất đến 100ml. Đo độ cồn trong dịch
ngưng đọng bằng cồn kế rồi quy về độ cồn chuẩn ở 150C.
5.2.5 Phương pháp xác định acid tổng số [63]
* Nguyên tắc: Xác định hàm lượng acid trong dung dịch nghiên cứu bằng
dung dịch kiềm chuẩn, nhờ sự đổi màu của thuốc thử.
* Tiến hành:
Lấy 20ml mẫu nghiên cứu, thêm 30ml nước cất và 5 giọt chất chỉ thị
(chất chỉ thị gồm hỗn hợp: 0,2% metyl đỏ trong dung dịch rượu 700 và 0,1%
xanh metylen trong dung dịch rượu 700 theo tỷ lệ 1 : 1)
52
Đem chuẩn độ bằng KOH 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu tím
sang màu xanh lá mạ.
Từ số ml KOH 0,1N đã sử dụng có thể tính được hàm lượng acid tổng số có
trong dung dịch bằng biểu thức
V
ba
X
1000..= X: hàm lượng acid tổng số (g/l)
a: lượng KOH đã chuẩn độ
b: lượng acid tương đương 1ml KOH 0,1N tính
theo mg (hệ số quy đổi)
V: thể tích mẫu phân tích (ml)
Hệ số quy đổi: acid acetic 0,0060; acid lactic 0,0090; acid tartric 0,0075;
acid malic 0,0067; acid citric 0,0064.
5.2.6 Phương pháp xác định nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl
[12] [33]
* Nguyên tắc: Dưới tác dụng của H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao, các hợp chất
có chứa nitơ bị phân hủy và bị oxy hóa đến CO2 và H2O, còn nitơ chuyển thành
amoniac (NH3) và tiếp tục kết hợp với H2SO4 tạo thành muối amoni sulfat.
* Tiến hành:
¾ Bước 1: Vô cơ hóa nguyên liệu
Lấy 10ml mẫu cho vào bình Kjeldahl, thêm 5ml H2SO4 đậm đặc và 1-2
giọt chất xúc tác (CuSO4 : K2SO4 = 1 : 9).
Đặt bình Kjeldahl vào tủ hốt và đun cho đến khi dịch trong bình trong suốt
và có màu xanh da trời. Để nguội và định mức thành 100ml.
¾ Bước 2: Cất đạm
Cho vào bình hứng 10ml H2SO4 0,1N và 3 giọt chỉ thị Tashiro. Đặt bình
hứng sao cho đầu mút của ống sinh hàn ngập trong dung dịch H2SO4 0,1N.
53
Hút 10ml dung dịch mẫu đã vô cơ hóa đã pha loãng thành 100ml cho vào
bình phản ứng. Thêm vào đó 5ml NaOH 30%.
Cho nước từ vòi qua ống làm lạnh, đun sôi nước trong bình đốt. Quá trình
chưng cất tiến hành trong khoảng 10 phút.
¾ Bước 3: Chuẩn độ lượng H2SO4 còn thừa trong bình hứng bằng NaOH
0,1N cho đến lúc dung dịch biến đổi màu từ tím hồng sang xanh lá mạ.
Thực hiện 3 lần thử thật và 3 lần thử không để lấy trị số trung bình
* Cách tính: cứ 1ml H2SO4 0,1N tương ứng với 1,42.10-3g N
V
TbalgN 100010)(2,14)/(
4 ×××−×= −
a: Số ml NaOH 0,1N trung bình của 3 lần thử không
b: Số ml NaOH 0,1N trung bình của 3 lần thử thật
V: thể tích mẫu đem vô cơ hóa
T: hệ số hiệu chỉnh
Pthô =N × 6,25 (Pthô: Protein thô)
5.2.7 Phương pháp xác định hàm lượng Vitamin C [33]
* Nguyên tắc: Vitamin C ở dạng khử có 2H ở nhóm enol rất linh động nên
có khả năng khử một số chất màu như iod, xanh metylen. Dựa trên tính chất đó
mà người ta có thể định lượng Vitamin C.
* Tiến hành: Cân 1g mẫu vật cho vào cối sứ cùng với 2ml HCl 2%, nghiền
cho tới lúc tạo thành một dung dịch đồng nhất, thêm vào cối 10ml HCl 2% rồi cho
vào ống đong, thêm nước cất vào cho tới lúc tổng dung tích là 50ml. Khuấy đều,
sau đó đem lọc. Lấy chính xác 20ml dịch lọc cho vào bình tam giác 100ml, thêm
vào đó 1ml tinh bột 1% đem chuẩn độ với dung dịch iod cho tới khi xuất hiện
màu xanh nhạt.
* Cách tính
54
Cứ 1ml iod tương ứng với 0,00088g Vitamin C
aV
VV
X ×
×××=
3
21
10000088,0
% V1: Số ml iod dùng chuẩn độ
V2: Số ml dịch mẫu pha loãng
V3: Số ml dịch mẫu đem chuẩn độ
a: số g nguyên liệu
5.3 Các phương pháp toán học [28] [48]
m
n
i n
iXX ±∑== 1 X : trung bình mẫu
Xi: giá trị của mỗi kết quả thí nghiệm từ thứ 1
n
Stm ×±= đến thứ n
n: số lần thí nghiệm
n
XX
S
n
i
i
2
1
)(∑
=
−
±= m: sai số
S: phương sai mẫu
t: biến chuẩn hóa của X, tra trong bảng phân phối
Student
5.4 Phương pháp đánh giá cảm quan
Phương pháp đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm của Hà
Duyên Tư (1991) và Nguyễn Thị Hồng Thư (1989) [53] [58] (xem phụ lục).
55
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ XỬ LÝ VÀ CHẾ BIẾN TRÁI THANH LONG
THÀNH DỊCH QUẢ LÀM MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY NẤM MEN.
6.1 Khảo sát thành phần dịch trái thanh long Bình Thuận
Khi sử dụng trái thanh long (có nguồn gốc Bình Thuận) làm nguyên liệu
chế biến môi trường thích hợp cho nuôi cấy nấm men, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát thành phần của dịch trái thanh long.
Dịch trái thanh long thu được từ cách xử lý sau: trái thanh long sau khi lột
vỏ, cắt thành miếng cho vào máy ép trái cây. Sau khi loại bỏ phần xác quả ta có
dịch trái thanh long. Dịch trái thanh long có màu trắng đục, nhớt (độ nhớt 2000
CP-centipoise), có lẫn một số mảnh vỏ rất nhỏ màu đen của hạt thanh long.
Thành phần hóa học của dịch trái thanh long được ghi nhận ở bảng 6.1
Bảng 6.1 Thành phần hóa học dịch trái thanh long Bình Thuận
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Nước 88,66 % Nitơ tổng số 0,249 g/l
Glucose 5,7 g/l Protein 1,56 g/l
Frutose (*) 2,67 g/l Vitamin C 2,21 mg/100g
Hàm lượng chất khô 130Bx Vitamin B1 (*) 0,42 mg/100g
Tổng khoáng (*) 0,6% Acid tổng số 4,59 g/l
pH 4,61
(*): Kết quả của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm
56
Bảng 6.2 Thành phần một số dịch quả được sử dụng trong sản xuất rượu vang
Thành phần hóa học
Muối khoáng
(mg/100g)
Vitamin (mg/100g)
Tên
quả H2O
(%)
Protein
(g/l)
Glucose
(g/l)
Ca P Fe B1 B2 PP C
Nho
ngọt
73,1 4 14,8 15,3 19,8 0,5 0,05 0,04 0,2 3
Nho ta 79,7 4 2,7 34,8 18,3 1,2 / / / /
Dâu
tằm
84,71 3 9,19 / / / / / / /
Cam 65,6 7 6,3 25,5 17,3 0,3 0,06 0,02 0,2 30
Chuối
tiêu
53,8 1 15,7 5,6 19,6 0,4 0,03 0,04 0,5 4
Dứa ta 54,3 5 3,0 9,0 10,2 0,3 0,3 0,05 0,1 14
Mận / 5 3,3 23,8 17,0 / 0,05 0,03 0,4 3
Mơ 73,8 0,8 9,0 24,1 22,4 1,8 0,03 0,05 0,6 6
Ở bảng 6.1 chúng tôi quan tâm nhiều đến những thành phần quan trọng
của dịch quả như: hàm lượng đường, protein thô, thành phần khoáng và vitamin.
Hàm lượng đường có trong dịch trái thanh long: glucose 5,7g/l, fructose
2,67g/l. Kết quả này cho thấy hàm lượng đường của dịch trái thanh long tương đối
thấp so với một số dịch quả khác (nho ngọt có hàm lượng glucose 14,8g/l; dâu
tằm có hàm lượng glucose 9,19g/l) nhưng cũng cao hơn dịch quả dứa và mận
(xem bảng 6.2). Chính vì hàm lượng đường thấp nên dịch trái thanh long có vị lạt.
Trong khi đó đường là nguồn cơ chất tối cần thiết cho quá trình lên men etylic,
ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng rượu và hương vị của sản phẩm lên men. Đây
57
cũng là đặc điểm chúng tôi đặc biệt quan tâm khi sử dụng dịch trái thanh long
làm môi trường nuôi cấy nấm men.
Hàm lượng đạm của dịch trái thanh long khá thấp (protein thô 1,56g/l)
so với hàm lượng đạm của một số dịch quả khác như cam (protein thô 7g/l), dứa
(protein thô 5g/l) nhưng cũng cao hơn dịch quả mơ (0,8g/l), chuối (1g/l).
Hàm lượng acid hữu cơ của dịch trái thanh long 4,59g/l có pH=4,61. Độ
pH ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tạo thành, do vậy cần phải điều chỉnh pH
thích hợp trước khi sử dụng dịch trái thanh long lên men.
Trong dịch trái thanh long còn có hàm lượng khoáng, vitamin (C, B1)
chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo Lê Văn Tố (năm 2000) trong thịt trái thanh long còn
chứa một số nguyên tố khoáng như: calcium (10,2mg/100g), sắt (3,37mg/100g),
Mg, P, K, Na…
Từ các kết quả trên cho thấy dịch trái thanh long tuy có nguồn đạm không
cao nhưng chứa một lượng hydratcacbon (đường, acid hữu cơ), vitamin, các
nguyên tố khoáng đáng kể. Nếu ta biết bổ sung những gì còn thiếu một cách hợp
lý thì dịch trái thanh long cũng sẽ là môi trường thích hợp để nuôi cấy nấm men
tạo nước giải khát lên men. Điều nhận xét này thiết nghĩ là hoàn toàn có cơ sở
khoa học và thực tiễn. Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là sẽ sử dụng, chế biến trái
thanh long như thế nào để có được dịch trái thích hợp làm môi trường lên men
trong quy trình tạo nước giải khát.
6.2 Chế biến và xử lý trái thanh long làm môi trường nuôi cấy nấm
men
Thành phần dinh dưỡng của môi trường nuôi cấy ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng, phát triển và lên men của nấm men cũng như ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm.
58
Trong quá trình sản xuất nước trái cây lên men từ trái thanh long, dịch
nước quả cần có chất lượng ổn định tạo điều kiện để nấm men lên men tốt, cho
sản phẩm chất lượng cao, tăng hình thức cho sản phẩm, đồng thời giảm giá thành
sản phẩm điều này có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất. Do đó khâu chế biến
trái thanh long để tạo môi trường thích hợp cho quá trình lên men đóng vai trò hết
sức quan trọng. Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp thu dịch trái thanh long
khác nhau:
Phương pháp trích ly bằng nhiệt độ để thu dịch trái thanh long [46]
Phương pháp trích ly dịch trái thanh long bằng cách bổ sung đường
(tạm gọi là làm dịch sirô)
Phương pháp thu dịch trái thanh long bằng sử dụng máy ép trái cây.
6.2.1 Phương pháp trích ly bằng nhiệt độ để thu dịch trái thanh long
Bằng yếu tố nhiệt độ (đun sôi trong 15 phút) trích ly các dưỡng chất ra
khỏi trái thanh long. Kết quả thu được dịch trái thanh long sau khi lọc bỏ bã là
dịch trong, có màu vàng. Phương pháp này thu được dịch có màu vàng, trong,
không có lẫn các hạt đen cũng như các mảnh vỏ của hạt đen thanh long. Bên
cạnh đó, trong quá trình đun sôi hàm lượng dinh dưỡng trong trái thanh long sẽ bị
giảm do mất đi một số vitamin, acid hữu cơ và protein, điều này ít nhiều sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm lên men. Tuy vậy đây cũng là phương pháp tốt
cần được quan tâm nghiên cứu tiếp.
6.2.2 Phương pháp trích ly dịch trái thanh long bằng cách bổ sung
đường
Trích ly dịch trái thanh long bằng cách ngâm trong môi trường có nồng độ
đường cao hay còn gọi là làm sirô thanh long. Đây là phương pháp trong dân gian
hay sử dụng để chiết lấy dịch quả. Trong môi trường có nồng độ đường cao, các
chất dinh dưỡng có trong trái thanh long sẽ hòa tan ra môi trường ngoài, thu được
59
dịch sirô sau 7-10 ngày sau khi loại bỏ xác bã. Lượng dịch thu được trong, hơi có
màu vàng nhạt, hàm lượng đường rất cao. Trong quá trình lên men, thành phần
môi trường có hàm lượng đường cao sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng sinh học
của tế bào nấm men. Vì vậy để nuôi cấy nấm men thì lượng dịch này phải được
pha loãng 2-4 lần bằng nước sôi để nguội nhằm đạt được hàm lượng đường thích
hợp. Do có sự pha loãng đó mà các chất dinh dưỡng có trong môi trường cũng bị
giảm đi rất nhiều.
6.2.3 Phương pháp thu dịch trái thanh long bằng cách sử dụng máy ép
trái cây
Trái thanh long sau khi lột bỏ vỏ thu được thịt trái cho vào máy ép trái cây
để được dịch trái thanh long. Dịch thu được có màu trắng đục, có lẫn một số
mảnh vỏ rất nhỏ màu đen của hạt thanh long, nhớt (độ nhớt 2000 CP). Chính vì
những tính chất nói trên mà chúng tôi phải tìm một số biện pháp để xử lý dịch
trái thanh long như:
Xử lý bằng Ca(OH)2 [47]
Xử lý bằng lòng trắng trứng gà [47]
Xử lý bằng cách lọc qua vải lọc
6.2.3.1 Xử lý dịch trái thanh long bằng Ca(OH)2 và bằng lòng trắng
trứng gà
Ca(OH)2 và lòng trắng trứng gà đều có khả năng kết lắng các vẫn cặn, bột
quả, mảnh vỏ của hạt có trong dịch quả, làm dịch quả trong, tăng hình thức cho
sản phẩm lên men [47].
Cho Ca(OH)2 và lòng trắng trứng với các hàm lượng khác nhau được bổ
sung vào 100ml dịch thanh long, khuấy đều, để yên 30-45 phút, lượng dịch thu
được có ở bảng 6.3
60
Bảng 6.3 Dịch trái thanh long (100ml) được xử lý bằng Ca(OH)2 và lòng
trắng trứng gà
Nguyên
liệu xử
lý
Hàm
lượng
(g)
Thể tích dịch
trái thanh long
thu được (ml)
Màu dịch trái thanh long sau xử lý
Ca(OH)2
0,1
0,2
1
2
3
4
0
0
10
5
rất ít
0
Màu trắng đục
Màu xanh mạ
Dịch trong, màu xanh mạ→vàng chanh
Dịch trong, màu xanh mạ→vàng chanh
Xanh mạ→vàng chanh
Xanh mạ→vàng chanh
Lòng
trắng
trứng
gà
10
20
30
40
45
50
Rất ít
Rất ít
Rất ít
70
70
70
Trắng đục
Trắng đục
Trắng đục
Trắng đục
Trắng hơi đục
Trắng hơi trong
Nhận xét: Các số liệu ở bảng 6.3 cho thấy:
Lượng dịch thu được bằng cách xử lý Ca(OH)2 quá ít, nhiều nhất chỉ có
10ml/100ml dịch trái thanh long khi xử lý 1g Ca(OH)2. Hơn nữa màu của sản
phẩm bị biến đổi, theo chúng tôi trong dịch trái thanh long có các acid hữu cơ đã
tác dụng với Ca(OH)2 tạo phản ứng màu xanh mạ. Do đó phương pháp xử lý dịch
trái thanh long bằng Ca(OH)2 theo chúng tôi không phải là phương pháp tối ưu.
So với phương pháp xử lý bằng Ca(OH)2 thì phương pháp xử lý bằng lòng
trắng trứng lượng dịch trong thu được nhiều hơn (khoảng 70ml/100ml dịch trái
thanh long hoặc khoảng 280ml/1kg trái thanh long) nhưng vẫn không mang lại
61
hiệu quả kinh tế. Vì lượng lòng trắng trứng tiêu hao khá lớn 40-50g tương đương
khoảng 1,5-2 trứng gà để xử lý 100ml dịch trái thanh long. Hiệu suất thu được
quá thấp 46,67%-50%.
6.2.3.2 Xử lý bằng cách lọc qua vải lọc
Dịch trái thanh long thu được qua máy ép trái cây được lọc qua vải lọc,
gạn bỏ phần bột quả và mảnh vỏ của hạt thanh long ở trên vải, thu được dịch trái
thanh long qua lọc. Do dịch trái thanh long có độ nhớt, có lẫn mảnh vỏ của hạt
đen thanh long và bột quả do đó lọc lâu, khiến dịch trái thanh long dễ bị oxi hóa.
Theo hướng này cần có các thiết bị lọc chuyên biệt mới rút ngắn được thời gian
lọc.
Phương pháp xử lý bằng Ca(OH)2 và lòng trắng trứng gà không
mang lại hiệu quả, vì lượng dịch thu được quá ít mà tốn nguồn nguyên liệu xử lý
(lòng trắng trứng và Ca(OH)2) khá nhiều, đồng thời khi xử lý bằng Ca(OH)2
làm biến màu dịch quả.
Cả 3 phương pháp chế biến trái thanh long (phương pháp trích ly ở
nhiệt độ cao, phương pháp trích ly bằng cách bổ sung nồng độ đường cao và thu
dịch trái thanh long qua máy ép) và phương pháp xử lý dịch thanh long bằng
cách lọc qua vải đều có những ưu khuyết điểm, cần đánh giá qua việc sử dụng
các dịch quả thu được này để nuôi cấy nấm men. Các khảo sát tiếp theo được
thực hiện ở chương 7.
62
CHƯƠNG 7: PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG NẤM MEN
PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CHẾ BIẾN ĐỒ UỐNG LÊN MEN TỪ DỊCH
TRÁI THANH LONG
7.1 Phân lập và thuần khiết các chủng nấm men từ các nguồn khác
nhau
Để tạo nguồn giống nấm men thích hợp lên men dịch trái thanh long,
chúng tôi tiến hành phân lập từ các nguồn khác nhau:
Từ dịch trái thanh long
Mục đích để chọn được chủng nấm men thích hợp ngay trên môi trường
lên men và như vậy có thể chọn được chủng nấm men có khả năng lên men tốt
trên môi trường phân lập.
Dùng bình tam giác chứa dịch trái thanh long được điều chỉnh pH=3,5 và
có hàm lượng chất khô khác nhau: 110Bx, 160Bx, 180Bx, 200Bx để lên men tự
nhiên ở 28-300C. Sau 6 ngày kiểm tra dịch lên men ở các bình. Chọn bình lên
men sủi bọt mạnh, có mùi thơm dễ chịu, nồng làm nguồn phân lập.
Thực hiện phân lập các mẫu dịch lên men trên môi trường Hansen (MT1)
thu được 3 chủng nấm men có hình dạng khuẩn lạc khác nhau được ký hiệu là:
TL1, TL2, TL3.
Từ bánh men: cũng tiến hành phân lập trên môi trường Hansen (MT1)
được chủng nấm men ký hiệu là BM.
Ngoài các chủng nấm men thu được sau quá trình phân lập nói trên,
chúng tôi cũng sử dụng các chủng nấm men sẵn có trong bộ sưu tập của phòng thí
nghiệm gồm các chủng LT2, Mn7, Saccharomyces cerevisiae (Sac.) làm đối tượng
nghiên cứu chọn lọc tiếp theo.
Sau khi làm thuần và kiểm tra sơ bộ về hình thái dưới kính hiển vi quang
học, các chủng nấm men thuần khiết đã chọn được ghi nhận ở bảng 7.1
63
Bảng 7.1 Đặc điểm hình thái của các chủng nấm men
Khuẩn lạc Hình thái tế bào
Chủng
nấm
men
Hình
dạng
Kích
thước
(cm)
Màu
sắc Bề mặt Mép
Hình
dạng
Kích
thước
(μm)
Hình
thức
nảy
chồi
TL1
Tròn
lồi 2-3
Trắng
ngà
Trơn, bóng,
gồ ở giữa Nhẵn
Hình
cầu,
ovan
3,18-
5,08 ×
3,81-
6,35
Đa cực
TL2
Tròn
lồi 2,5-3
Trắng
ngà
Trơn, bóng,
gò ở giữa
tạo 2 vòng
rõ ràng
Nhẵn
Hình
cầu,
ovan
3,81-
5,08 ×
4,45-
6,35
Đa cực
TL3
Tròn
lồi
1,5-
2,5
Trắng
ngà
Trơn bóng,
nhô cao ở
giữa, tạo 2
vòng rõ ràng
Nhẵn ovan
2,54-
4,45 ×
3,81-
6,35
Đa cực
BM Tròn lồi
2,5-
3,5
Trắng
ngà
Trơn bóng, 2
vòng rõ
ràng, có
đỉnh nhô cao
Nhẵn ovan
3,81-
5,08 ×
5,08-
6,35
Đa cực
LT2
Tròn
lồi 2-3,5
Trắng
ngà
Trơn bóng
nhẵn, nhô
cao
Nhẵn ovan
3,81-
6,35 ×
5,08-
6,35
Một
cực
Mn7
Tròn
lồi
2,5-
3,5
Trắng
ngà
Trơn bóng,
nhô cao Nhẵn ovan
3,18-
5,08 ×
4,45-
6,35
Đa cực
Sac. Tròn lồi 3-4
Trắng
ngà
Trơn bóng,
nhô cao Nhẵn ovan
4,45-
6,35 ×
6,35-
8,89
Đa cực
7.2 Tuyển chọn các chủng nấm men phù hợp với yêu cầu chế biến đồ
uống lên men từ dịch trái thanh long
Tiêu chí để chọn các chủng nấm men phải hội tụ các yêu cầu sau:
64
Có khả năng lên men etylic tạo hương vị hài hòa đặc trưng cho sản phẩm
lên men, không tạo ra hương vị lạ, gây độc hại cho sản phẩm.
Có khả năng kết lắng nhanh, triệt để, dễ tách chiết thu sản phẩm sáng
màu, trong.
Có khả năng lên men ổn định trên môi trường dịch trái thanh long đã
được tối ưu.
Để tuyển chọn các chủng đạt các yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành khảo
sát các bước sau:
7.2.1 Khảo sát khả năng tạo hương của các chủng nấm men
Khả năng tạo hương thơm là một chỉ tiêu quan trọng của một chủng nấm
men trong lên men tạo nước giải khát. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa với các
chủng được sử dụng để lên men các sản phẩm đồ uống. Chúng tôi xác định khả
năng này bằng khứu giác sau khi tiến hành nuôi cấy các chủng nấm men khảo sát
trên môi trường Hansen thạch đĩa (MT1) và môi trường dịch thể (MT2) ở 30°C
trong 72 giờ. Kết quả được ghi trong bảng 7.2
Bảng 7.2 Khả năng tạo hương thơm của các chủng nấm men
Hương cảm quan
Giống
Trên môi trường dịch thể (MT2) Trên thạch đĩa (MT1)
TL1 Thơm dịu Thơm gắt
TL2 Thơm thanh long Thơm thanh long
TL3 Không thơm Không thơm
BM Thơm rượu Thơm rượu
LT2 Thơm dịu Thơm dịu, nồng
Mn7 Không thơm Thơm nhẹ
Sac. Thơm nhẹ Thơm nhẹ
65
Hầu hết các chủng nấm men có khả năng tạo hương thơm (Bảng 7.2).
Trong đó chỉ có 2 trong 7 chủng nấm men có khả năng tạo mùi thơm đặc trưng
trên cả hai loại môi trường là TL2 và LT2. Chủng nấm men TL2 có mùi thơm thanh
long, còn chủng nấm men LT2 lại có mùi thơm dịu, nồng trên cả 2 loại môi trường
khảo sát.
7.2.2 Khảo sát khả năng kết lắng của các chủng nấm men
Trong công nghệ sản xuất các loại thức uống lên men, chỉ tiêu kết lắng
của tế bào nấm men rất quan trọng, vì nếu chúng có khả năng kết lắng tốt thì
dịch lên men mới trong và sáng màu, dễ lọc, tăng hình thức, chất lượng sản
phẩm.
Sinh khối nấm men được xử lý cho vào các ống nghiệm có kích thước bằng
nhau và mật độ tế bào ở mỗi ống nghiệm cũng bằng nhau. Lắc kỹ trong 1 phút,
để lắng 15 phút. Kết quả được trình bày trong bảng 7.3
Bảng 7.3 Khả năng kết lắng của các chủng nấm men
Chủng nấm men TL1 TL2 TL3 BM LT2 Sac. Mn7
Chiều dày sinh khối
nấm men (mm)
Không
đáng kể
Không
đáng kể
14 Không
đáng kể
25 20 11
0
5
10
15
20
25
30
TL1 TL2 TL3 BM LT2 Sac. Mn7
Chủng nấm men
C
hi
ều
d
ày
lơ
ùp
si
nh
k
ho
ái
(m
m
)
chiều dày
lớp sinh
khối
Biểu đồ 7.1 Khả năng kết lắng của các chủng nấm men
66
Qua bảng 7.3 và biểu đồ 7.1 chúng tôi thấy chủng LT2 có khả năng kết
lắng tốt nhất. Điều này rất thuận lợi cho việc gạn lọc làm trong sản phẩm sau quá
trình lên men của chủng nấm men LT2.
7.2.3 Khảo sát hoạt lực lên men của các chủng nấm men trên các môi
trường dịch trái thanh long tối ưu
Trên cơ sở của các biện pháp chế biến và xử lý dịch trái thanh long được
đề ra ở chương 6 đã thu được các loại môi trường đã được điều chỉnh sau:
Môi trường dịch trái thanh long trích ly bằng đường ở nồng độ cao (môi
trường sirô-MT12)
Môi trường dịch trái thanh long được xử lý qua vải lọc (môi trường dịch
trái thanh long qua lọc-MT13)
Môi trường dịch ép trái thanh long qua máy ép (môi trường dịch trái
thanh long không qua lọc-MT14)
Môi trường dịch trái thanh long trích ly bằng nhiệt độ (MT15-1, MT15-
2, MT15-3).
9 MT15-1: 1kg trái thanh long thu được 450ml dịch trích ly.
9 MT15-2: 1kg trái thanh long thu được 465ml dịch trích ly.
9 MT15-3: 1kg trái thanh long thu được 480ml dịch trích ly.
Để chọn môi trường thích hợp nhất cho quá trình lên men của các chủng
nấm men được khảo sát, chúng tôi tiến hành xác định ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV024.PDF