DANH MỤC BẢNG BIỂU . 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH . 7
MỤC LỤC. 8
MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. PHưƠNG PHÁP SẢN XUẤT BỘT GIẤY . 3
1.2. NHỰA CÂY VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY . 5
1.2.1. Nhựa cây . 5
1.2.2. Tác động của nhựa cây đến quá trình sản xuất bột giấy. 7
1.3. VI SINH VẬT PHÂN HỦY NHỰA CÂY . 9
1.3.1. Nấm phân hủy nhựa cây. 9
1.3.2. Vi khuẩn, xạ khuẩn phân hủy nhựa cây. 12
1.3.3. Hệ enzym phân hủy nhựa cây. . 14
1.3.2.1. Esterase . 14
1.3.2.2. Lipase . 15
1.3.2.3. Laccase. 16
1.3.4. Cơ chế phân hủy lignin và các chất chiết trong gỗ. 17
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU . 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 22
2.1.2. Thiết bị . 22
2.1.3. Hóa chất. 22
2.1.4. Môi trường . 23
2.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
2.2.1. Chuẩn bị chất chiết nhựa cây . 23
2.2.2. Phương pháp sàng lọc vi sinh vật phân hủy nhựa. 23
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân hủy nhựa cây trên nguyên liệu dăm mảnh keo nhằm ứng dụng trong sản xuất bột giấy thân thiện với môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dƣờng nhƣ nhóm peroxidase phân hủy lignin thuộc liên họ (superfamily)
peroxidase của thực vật chỉ thấy có ở nấm bậc cao. Tuy nhiên, những nghiên
cứu gần đây cho thấy vi khuẩn sản sinh khá nhiều enzyme thuộc loại
peroxidase khác, đƣợc gọi là peroxidase khử màu thuốc nhuộm (EC
1.11.1.19), viết tắt là DyPs [40]. DyPs là nhóm enzyme peroxidase chứa nhân
heme mới đƣợc phát hiện và đƣợc chú ý bởi chúng có khả năng phân hủy
lignin và nhiều hợp chất khác. Năm 1988 enzym này đƣợc phát hiện từ
Streptomyces viridosporus và năm 1999 ở Bjerkandera adusta. Gần đây, rất
nhiều enzyme DyPs của vi khuẩn đã đƣợc mô tả, cho thấy rằng vi khuẩn có
nguồn gen rất phong phú mã hóa cho DyPs. Tuy có cấu trúc phân tử khác với
peroxidase của nấm, nhƣng DyPs của vi khuẩn lại có những điểm tƣơng tự
nhƣ của nấm, đó là sự tiết enzyme ra ngoài tế bào bằng cơ chế Tat (Twin
Arginine Translocation) và đặc tính xúc tác. Enzyme DyP ở vi khuẩn và xạ
khuẩn có phổ cơ chất rộng, bao gồm một số nhóm thuốc nhuộm tổng hợp, các
hợp chất monophenol, veratryl alcohol, carotene, Mn+2 và hợp chất lignin.
Gần đây, một số peroxidase kiểu DyP của vi khuẩn đƣợc ứng dụng để phân
hủy lignin và những hợp chất giống lignin [41, 42]. Bên cạnh đó, một số
enzyme DyP của vi khuẩn, nhƣ Pseudomonas fluorescence Pf-5 lại có hoạt
tính đối với lignin Kraft kiềm. Enzyme vi khuẩn bền nhiệt và chịu kiềm
SviDyP đã đƣợc ứng dụng thành công trong khử màu của bột giấy Kraft bạch
đàn [41]. DyPB, một peroxidase của vi khuẩn phân hủy lignin từ
Rhodococcus jostii RHA1, có gốc Asn246 đƣợc thay thế bằng alanine
(N246A), có hoạt tính biến đổi kraft lignin của gỗ cứng và các phân đoạn
chiết trong dung môi, tạo thành 2 sản phẩm chính là 2,6-
dimethoxybenzoquinone and 4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzaldehyde [43].
19
Laccase (EC 1.10.3.2) là nhóm enzyme oxidase có chứa 4 ion đồng ở
tâm heme, có chức năng oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành các gốc tƣơng
ứng, sau đó các gốc này đƣợc oxi hóa hoặc chuyển hóa tiếp. Laccase rất phổ
biến trong tự nhiên, có ở trong thực vật, nấm, vi khuẩn và côn trùng. Laccase
có trọng lƣợng phân tử và cấu trúc khác nhau tùy theo xuất xứ của chúng
[44]. Nhóm enzyme này thƣờng là ngoại bào, xúc tác các phản ứng polymer
hóa hoặc phân giải polymer [45]. Tƣơng tự laccase của nấm, nhiều loại
laccase của vi khuẩn cũng đƣợc tiết ra ngoài tế bào nhờ hệ thống Tat. Tuy
nhiên, khác với nhóm enzyme oxy hóa-khử, phản ứng xúc tác của laccase
không cần có cofactor. Và cũng khác với nhóm enzyme oxy hóa, phản ứng
không tạo ra H2O2. Trƣớc đây, những enzyme của nhóm laccase đƣợc phát
hiện, nghiên cứu và ứng dụng trong phân hủy lignin đều có nguồn gốc từ
nấm. Tuy vậy, những năm gần đây thì laccase của vi khuẩn đƣợc chú ý hơn vì
tiềm năng của chúng trong phân hủy lignin và nhiều ứng dụng khác. Trong tự
nhiên, trong quá trình phân hủy lignocellulose, vai trò của laccase của vi
khuẩn là làm thay đổi đặc tính của lignin để cho các hệ enzyme khác tiếp cận
cellulose và hemicellulose.
Laccase của vi khuẩn đầu tiên đƣợc phát hiện ra năm 1995, nhƣng tới
nay đã có một số lƣợng lớn laccase của vi khuẩn đƣợc xác định [40, 44, 46,
47], đồng thời vai trò và hiệu quả của chúng trong phân hủy lignin đang đƣợc
đẩy mạnh nghiên cứu [48]. Laccase của vi khuẩn đƣợc nghiên cứu nhiều nhất
là ở xạ khuẩn, đặc biệt là các loài Streptomyces (Fernandes et al., 2014) nhƣ
Laccase chịu mặn (SilA) của chủng S. ipomoea CECT 3341, và 4 laccase từ
Streptomyces (S. coelicolor A3(2), S. lividans TK24, S. viridosporus T7A) và
Amycolatopsis sp. 75iv2. Những enzyme này có độ ổn định hoạt tính cao
trong dải pH rộng từ 3-10, là những tác nhân xúc tác tiềm năng trong công
nghiệp giấy.
Thông báo đầu tiên về ứng dụng laccase của vi khuẩn trong sản xuất bột
giấy và giấy là trƣờng hợp của chủng siêu chịu nhiệt Thermus thermophilus.
Laccase tái tổ hợp của chủng này đƣợc dùng để tẩy trắng bột giấy từ rơm lúa
mỳ, làm tăng độ sáng lên 3.3% ISO và giảm chỉ số kappa 5,6 U, giảm 25%
20
lƣợng dùng H2O2 trong công đoạn tẩy trắng tiếp theo. Khi bổ sung 5 mM
ABTS thì độ sáng tăng thêm 1,5% ISO mà không ảnh hƣởng tới xơ sợi [49].
Các loài Bacillus sinh ra laccase chịu nhiệt độ cao và môi trƣờng kiềm, tuy
nhiên đa số là enzyme nội bào. Laccase ngoại bào đƣợc phát hiện ở chủng B.
tequilensis SN4 đƣợc phân lập từ nƣớc thải của nhà máy bột giấy [30].
Enzyme của chủng này có nhiệt độ tối ƣu ở 80-90 oC, thậm chí còn một phần
hoạt tính ở 100 oC, và pH tối ƣu là 8 và độ ổn định hoạt tính cao. Laccase của
chủng này làm giảm 28% chỉ số kappa và tăng độ sáng của bột giấy lên 7,6%.
Khi bổ sung một lƣợng nhỏ (2 mM) chất hỗ trợ N-hydroxybenzotriazole
(HBT) thì hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Ngoài ra, một số enzyme của vi khuẩn nhƣ etherase phụ thuộc
glutathione, superoxide dismutase và dioxygenase cũng có vai trò trong biến
đổi/ phân hủy lignin và các hợp chất hữu cơ khác trong nhựa cây. Năm 2013,
một enzyme ngoại bào đặc biệt đƣợc phát hiện ở Streptomyces, có một vùng
dioxygenase và một vùng gắn lignin [40]. Enzyme này có hoạt tính nhƣ
dioxygenase đối với một số dẫn suất của catechol, đồng thời lại có ái lực đối
với một số phân tử lignin tổng hợp.
Nhìn chung, vai trò của nấm trong phân hủy lignin và các hợp chất hữu
cơ trong nhựa cây đã đƣợc nghiên cứu từ nhiều thập kỷ và ứng dụng có hiệu
quả. Vi khuẩn, xạ khuẩn tuy không có hệ enzyme peroxidase thông thƣờng
nhƣ ở nấm, nhƣng lại có hệ enzyme rất phong phú và đa dạng, bao gồm
những enzyme đã biết nhƣ DyP, laccase, etherase, dismutase, dioxygenase, và
còn nhiều enzyme chƣa đƣợc phát hiện. Tất cả đều tham gia vào quá trình
biến đổi phân tử lignin và phân hủy các axit béo, axit nhựa và các hợp chất
hữu cơ khó phân hủy khác trong nhựa cây. Vi khuẩn có lợi thế hơn nấm mục
trắng ở chỗ có thể nhanh chóng phát triển sau khi cấy vào nguyên liệu gỗ nên
giảm nguy cơ gỗ bị nhiễm các vi sinh vật không mong muốn khác. Bên cạnh
đó, vi khuẩn và xạ khuẩn có thể phát triển trong điều kiện có nồng độ oxy
thấp mà nấm không phát triển đƣợc. Và cộng đồng hỗn hợp vi khuẩn sẽ có
khả năng phân hủy lignin và các hợp chất trong gỗ tốt hơn các loài riêng lẻ.
Do đó, việc tìm kiếm và phối hợp các chủng vi sinh vật trong tiền xử lý dăm
21
mảnh nguyên liệu gỗ sản xuất bột giấy và giấy sẽ khiến cho giải pháp này
càng trở nên khả thi và hiệu quả hơn trong thực tiễn sản xuất. Đây là một
hƣớng giúp cho sản xuất an toàn mà không cần đầu tƣ lớn cho các nhà máy
hiện hành.
22
CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Các mẫu VSV đƣợc phân thập từ các mẫu mùn đất, dăm gỗ thu thập
xung quanh nhà máy giấy Bãi Bằng - Tổng Công ty Giấy Việt Nam, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Thiết bị
- Kính hiển vi quang học Olympius (Model CHD, Nhật Bản).
- Máy đo pH (Metter Toledo, Thụy Sỹ).
- Nồi hấp khử trùng (ALP MC-40DP, Nhật Bản)
- Tủ ấm vô trùng, tủ sấy Memmert (Trung Quốc)
- Cân điện tử (Metteler Toledo, Thụy Sỹ)
- Máy lắc ổn nhiệt (Hàn Quốc)
- Bốc vô trùng Nuaire (Mỹ)
- Máy ly tâm Hettich (Đức)
- Pipet, máy sấy, đĩa petri, ông đong, bình thủy tinh 100ml, 250ml, 500ml,
1000ml, ống falcon, ống eppendorf 1,5 ml...
- Các dụng cụ khác...
2.1.3. Hóa chất
Các loại đƣờng chuẩn: glucose, saccarose, lactose, fructose, mantose...
của hãng Merck (Đức) và Trung Quốc.
- Các loại muối: K2HP)4, MgSO4.7H2O,NaH2PO4, Na2HPO4, CaCl2,
FeSO4.7H2O, MnSO4, ZnSO4, CuSO4, (NH4)2 SO4, CaCO3, MnCl2,
Na2SO3,ZnCl2, Tris HCl, Tris Base, EDTA, Isomylalcohol, chloroform,
isopropanol, glacial acetic acid, ethidium bromide, agarose... có xuất sứ từ
Đức Đức và Trung Quốc có độ tinh khiết cao.
- Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone, p -nitrophenyl butyrate (p-
NPB) (Merck), 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulphonic acid)
(ABTS), 3,5-dinitrosalicylic acid (DNSA), agar, tinh bột tan, casein,
23
Remazol Brilliant Blue R (RBBR), Carboxymethyl Cellulose (CMC) của
Nhật, Trung Quốc.
- Các hóa chất khác đƣợc sử dụng trong thí nghiệm có độ tinh khiết cao và
đảm bảo sử dụng trong phân tích.
2.1.4. Môi trƣờng
Môi trƣờng phân lập (g/l): NaNO3: 3g, K2HPO4: 1g, MgSO4.7H2O:
0,5g KCl: 0,5g, FeSO4.7H2O: 0,01g. pH=7,0. Bổ sung 100mg stigmasterol.
MT1 (g/l) Môi trƣờng giữ và nhân giống (môi trƣờng Bennet): Cao
nấm men: 1g Cao thịt: 1g, casein thủy phân: 2g, Glucose: 10g, CoCl2.6H2O:
0.01g, thạch: 18g, pH=7.
MT2 (g/l): Môi trƣờng khoáng NaNO3: 3g, K2HPO4: 1g, MgSO4.7H2O:
0,5g KCl: 0,5g, FeSO4.7H2O: 0,01g, 0,2% pepton, 0,5% glucose và 0,5% chất
chiết nhựa cây.
MT3 (ISP2) (g/l): Môi trƣờng nhân giống và xác định đặc điểm sinh
học Glucoza: 10g, Cao nấm men: 4g, Cao Malt: 4g, pH=7.
MPA (g/L) (Meat-peptone agar): cao thịt 3,0; pepton 5,0. pH 7,0.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Chuẩn bị chất chiết nhựa cây
Chất chiết nhựa đƣợc tách từ dăm gỗ nghiền theo phƣơng pháp chiết
trong aceton. Các bƣớc tiến hành đƣợc thực hiện nhƣ mục 2.2.7. Nhựa cây
sau khi làm bay hơi aceton sẽ đƣợc thu hồi và dùng cho các mục đích thí
nghiệm tiếp theo.
2.2.2. Phƣơng pháp sàng lọc vi sinh vật phân hủy nhựa.
Mẫu mùn thu thập từ nhà máy giấy Bãi Bằng đƣợc pha loãng đến nồng
độ thích hợp theo phƣơng pháp pha loãng tới hạn và trang đĩa trên môi trƣờng
khoáng có bổ sung stigmasterol làm nguồn cơ chất. Các đĩa phân lập đƣợc ủ ở
37oC và 45ºC trong 3 ÷ 5 ngày. Tách và làm sạch các chủng VSV xuất hiện
trên đĩa.
24
Xác định sự phát triển của vi sinh vật trên stigmasterol lỏng: Các chủng
VSV đƣợc nuôi cấy trên các ống nghiệm lỏng chứa 5 ml môi trƣờng phân lập.
Sau 48 giờ nuôi cấy tiến hành kiểm tra khả năng phát triển của các chủng.
Những chủng không phát triển trên môi trƣờng sẽ đƣợc loại bỏ.
Xác định khả năng sinh tổng hợp lipase (phương pháp định tính): là
phƣơng pháp thử nghiệm kết tủa sử dụng môi trƣờng thạch có chứa Tween 20
để xác nhận hoạt động lipolytic. Môi trƣờng xác định sự có mặt của lipase
(g/L); 10g peptone, 5g NaCl 2; 0,1g CaCl2. 2H2O, 20g agar và 10ml (v/v)
tween 20. Phƣơng pháp này dựa trên nguyên tắc kết tủa muối canxi. Sự thủy
phân của tween 20 sẽ giải phóng các axit béo liên kết với canxi trong môi
trƣờng để tạo thành các tinh thể không hòa tan xung quanh điểm tiêm chủng.
Các sinh vật đƣợc cấy vào các đĩa và đƣợc ủ ở 37°C trong 2 - 4 ngày. Một
lƣợng kết tủa sẽ xuất hiện xung quanh khuẩn lạc cho thấy dấu hiệu hoạt động
của lipase [50].
Kiểm tra khả năng phân giải cellulose: Các vi sinh vật chọn lọc đƣợc ở
trên đƣợc kiểm tra khả năng phân hủy Cellulose bằng kiểm tra vòng phân hủy
trên môi trƣờng thạch chọn lọc. Cấy chấm điểm các chủng vi sinh vật trên đĩa
Petri chứa 1% CMC và 1% tinh thể cellulose trên môi trƣờng khoáng phân
lập. Các chủng phân lập tạo thành vòng phân hủy lớn và rõ trên môi trƣờng có
tinh thể cellulose khi bổ sung thuốc thử công gô đỏ 0,5% ở 50oC trong 2 giờ
và rửa lại bằng NaCl 0,9% sẽ đƣợc loại bỏ.
2.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh vật
đƣợc tuyển trọn.
Quan sát hình thái vi sinh vật: Hình thái vi khuẩn đƣợc quan sát dƣới
kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử JSM-5410LV (Jeol - Japan).
Phương pháp kiểm tra khả năng sinh bào tử: Thí nghiệm kiểm tra khả
năng sinh nội bào tử của chủng vi khuẩn đƣợc thực hiện bằng cách giữ chủng
trong dung dịch nƣớc muối sinh lý và ủ ở 80oC trong 15 phút. Sau khi ủ ở
80
oC trong 15 phút và kiểm tra bằng cách cấy trải trên môi trƣờng Bennet.
25
Sau 24-48 giờ chủng vi khuẩn phát triển trở lại trên môi trƣờng kiểm tra thì có
khả năng sinh bào tử.
Tách chiết DNA và phân tích trình tự vùng gen 16S rDNA
Phƣơng pháp tách chiết DNA đƣợc tiến hành theo Sambrook và Russell
[51]. Gen 16S rRNA đƣợc khuếch đại bằng cặp mồi 27f (5'-
TAACACATGCAAGTCGAACG-3') và 1492R (5’-
GGTTACCTTGTTACGACTT-3’) theo chu trình nhiệt: 94oC trong 5 phút, 30
chu trình (94oC trong 60 giây, 60oC trong 60 giây, 72oC trong 90 giây), 72oC trong
10 phút, giữ mẫu ở 4oC. Trình tự 16S rDNA nucleotide đƣợc phân tích dựa trên
dữ liệu Ngân hàng gen của NCBI. Độ tƣơng đồng về trình tự đƣợc xác định
và so sánh với các trình tự khác đƣợc so sánh trên nhân hàng GenBank bằng
BLAST (www.ncbi.nlm.nih.gov). Mức độ tƣơng đồng di truyền của các
chủng đƣợc xây dựng dựa trên phần mềm CLC DNA workbench 6.6.
Kiểm tra khả năng sinh tổng hợp một số enzyme ngoại bào: Khả năng
sinh tổng hợp các enzym ngoại bào của các chủng nấm đƣợc khảo sát trên
môi trƣờng khoáng, có bổ sung 1% các nguồn cơ chất khác nhau nhƣ: tinh bột
tan, casein, xylan, RBBR (Remazol Brilliant Blue R) và Guaiacol, nuôi ở
nhiệt độ 28°C. Khả năng sinh enzym ngoại bào đƣợc quan sát và đo đƣờng
kính vòng phân hủy xung quanh khuẩn lạc.
2.2.4. Phƣơng pháp nuôi cấy vi sinh vật và thu nhận enzym
Nuôi cấy trong môi trường lỏng: Thực hiện trên bình nón dung tích 250
ml với 75 ml môi trƣờng khoáng phân lập có bổ sung thêm 0,2% pepton và
0,5% glucose. Các bình môi trƣờng đƣợc khử trùng ở 121 oC trong 30 phút,
và đƣợc làm nguội về nhiệt độ phòng, tiến hành bổ sung 0,5 % (w/v) chất
chiết nhựa thu nhận từ gỗ keo và 2% (v/v) giống, các bình đƣợc nuôi cấy ở
tốc độ lắc 200 vòng/phút. Sau 3-5 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, tiến
hành ly tâm thu dịch nổi để xác định hoạt tính các enzyme.
Phương pháp nuôi cấy trên dăm gỗ: Nuôi cấy vi sinh vật trên dăm gỗ
đƣợc thực hiện theo Su et al. (2011) với một vài thay đổi nhỏ. Dăm gỗ keo thu
nhận tại nhà máy có kích thƣớc từ 1-2 cm2, đƣợc làm ẩm đến 60% (v/w) và
khử trùng 121oC trong vòng 15 phút. 2 kg gỗ đƣợc bổ sung giống vi sinh vật
26
ở tỷ lệ kiểm tra và đƣợc ủ trong 7, 14 và 21 ngày. Mẫu đối chứng đƣợc xử lý
tƣơng ứng bằng nƣớc [52].
Phương pháp thu nhận enzyme thô: Lấy ra 10 gram dăm mảnh gỗ đƣợc
ủ với vi sinh vật cho vào trong 100ml dung dịch đệm và lắc trên máy có tốc
độ vòng 200 vòng/ phút trong vòng 2 giờ. Thu dịch và tiến hành xác định hoạt
độ các enzym (laccase, sterol esterase, cellulase).
2.2.5. Phƣơng pháp xác định hoạt tính enzym
Phương pháp xác định hoạt tính sterol esterase
Nguyên tắc: Dựa trên sự thuỷ phân của pNBP thành sản phẩm oxy hoá
hấp thụ mạnh ở bƣớc sóng 410nm [53]. Dung dịch phản ứng bao gồm pNBP
2 mM pha trong đệm Tris-HCl (pH 7) và dịch enzyme tỷ lệ 1:1. Phản ứng
diễn ra ở nhiệt độ phòng khi bắt đầu khi bổ sung dung dịch pNBP 2 mM trong
15 phút. Dừng phản ứng bằng cách ủ trong đá lạnh 5 phút. Đo giá trị hấp thụ
ánh sáng ở bƣớc sóng 410nm. Mẫu đối chứng dịch enzyme đƣợc thay bằng
dung dịch đệm Tris-HCl (pH 7) không có bổ sung cơ chất. Một đơn vị hoạt độ
(U) esterase đƣợc định nghĩa là lƣợng enzyme cần thiết để oxy hóa 1 µmol
pNBP trong một phút ở nhiệt độ phòng.
Công thức tính:
Hoạt tính =
( )
(U/ml)
Trong đó:
t: thời gian phản ứng (phút);
V: tổng thể tích dung dịch phản ứng (ml);
v: thể tích dịch enzym thô (ml);
ε: hệ số hấp thụ (15.200 M-1cm-1).
Phương pháp xác định hoạt tính laccase
Nguyên tắc: Dựa trên sự oxy hoá 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-
6-sulphonic acid) (ABTS) thành sản phẩm oxy hoá hấp thụ mạnh ở bƣớc sóng
460nm. Dung dịch phản ứng bao gồm 1,5 ml đệm acetat 50 mM pH 4,8, 0,5
27
ml ABTS 0,4 mM và 0,5 ml dịch enzym. Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ phòng
khi bắt đầu khi bổ sung dung dịch cơ chất ABTS 0,4 mM. Đọc giá trị hấp thụ
ở 460 nm sau 3 phút ở nhiệt độ 30oC. Mẫu đối chứng, enzyme phản ứng đƣợc
bất hoạt ở 100oC trong 15 phút [54].
Một đơn vị hoạt độ laccase đƣợc định nghĩa là lƣợng enzym cần thiết
để oxy hóa 1 µmol ABTS trong một phút ở điều kiện phản ứng.
Công thức tính:
Hoạt tính =
( )
(U/ml)
Trong đó: Trong đó:
t: thời gian phản ứng (phút);
V: tổng thể tích dung dịch phản ứng (ml);
v: thể tích dịch enzym thô (ml);
ε: hệ số hấp thụ 36000 (M-1cm-1)
Phương pháp xác định hoạt tính cellulase
Nguyên tắc: Phƣơng pháp này dựa vào sự thủy phân cơ chất CMC bởi
cellulase. Lƣợng đƣờng khử sinh ra phản ứng với 3,5-dinitrosalicylic acid
(DNSA) cho dung dịch có màu vàng cam. Dung dịch màu này đƣợc xác định
bằng phƣơng pháp so màu trên máy quang phổ ở bƣớc sóng 540 nm. Lƣợng
đƣờng khử tạo ra đƣợc xác định từ đƣờng chuẩn glucose đƣợc xây dựng
trƣớc. Đơn vị hoạt tính cellulase (U/L) đƣợc xác định nhƣ là lƣợng enzyme
phân giải tạo ra lƣợng đƣờng khử trong điều kiện thí nghiệm.
Phương pháp: Dung dịch phản ứng chứa 1 ml dung dịch enzyme và
1ml dung dịch cơ chất nồng độ 1%. Giữ các ống phản ứng ở 50oC trong 30
phút. Lấy 1ml dịch phản ứng, bổ sung thêm 1 ml dung dịch DNSA, sau đó
đem đun sôi trong 10 phút. Để lạnh trong 5 phút. Tiến hành đo OD ở bƣớc
sóng 540 nm. Đối với mẫu đối chứng tiến hành giống nhƣ trên nhƣng không
có ủ ở 50oC trong 30 phút. Hàm lƣợng glucose đƣợc xác định bằng phƣơng
trình đƣờng chuẩn chuẩn glucose [55].
28
Xây dựng phương trình đường chuẩn
Chuẩn bị dung dịch glucose chuẩn có nồng độ 10 mg/ml để làm dung
dịch gốc. Tiến hành pha dãy ống nghiệm có nồng độ glucose liên tiếp từ 0 – 1
mg/ml, bằng cách bổ sung nƣớc cất theo tỷ lệ:
Nồng độ (mg/ml) Glucose (ml) Nƣớc cất (ml)
0 0 1
0,05 0,005 0,995
0,1 0,01 0,99
0,15 0,015 0,985
0,2 0,02 0,98
0,25 0,025 0,975
0,3 0,03 0,97
Bổ sung vào từng ống nghiệm 1ml thuốc thử DNSA, đun sôi trong 10
phút, tiến hành làm lạnh nhanh. Đo độ hấp thụ màu của các ống bằng máy
quang phổ ở bƣớc sóng 540nm. Dựng đƣờng chuẩn glucose ở dạng phƣơng
trình y = ax +b với R2 ≥ 0,99 (Hình 2.1)
Hình 2. 1. Đồ thị đƣờng chuẩn Glucose
Hoạt tính Cellulase đƣợc tính toán theo công thức
U/L =
×1000
Trong đó: X: Lƣợng đƣờng khử tƣơng đƣơng đƣợc tạo ra (mg/ml)
29
D: Hệ số pha loãng enzyme
V: Thể tích enzyme (ml)
T: Thời gian phản ứng
2.2.6. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng nhựa cây bằng chiết trong
aceton
Dăm mảnh gỗ ủ với vi sinh vật đƣợc rửa bằng nƣớc cất khử trùng, sấy
ở 60 oC trong 2 giờ, chẻ nhỏ mảnh rồi nghiền thành bột gỗ kích thƣớc 0,3 - 0,4
mm. Hàm lƣợng chất chiết đƣợc xác định theo phƣơng pháp chiết Soxhlex
bằng aceton trong 6 giờ theo Martinez-Inĩgo et al. (2000a) và TAPPI T204-
2007 với vài thay đổi nhỏ [56].
Các bƣớc tiến hành:
- Cho mẫu vào bộ Soxhlex cùng với 150 ml axeton.
- Đặt bộ Sohlex vào bếp cách thủy ở nhiệt độ 72oC, thời gian chiết 6 giờ.
- Lấy bình chứa dung dịch chiết ra khỏi Soxhlex rồi mang đi sấy ở 105 oC
trong thời gian 2 giờ.
- Đặt bình chứa dung dịch chất chiết vào bình hút ẩm để nguội và cân chính
xác tới 0,0001g.
Tiến hành thí nghiệm trắng: Để 150 ml dung môi bay hơi tới khô và
tiến hành cân chính xác tới 0,0001g. Hiệu chỉnh khối lƣợng chất chiết với
khối lƣợng cân đƣợc trong thí nghiệm trắng.
Hàm lƣợng các chất chiết đƣợc tính theo công thức sau:
W W
.100
W
c b
p
AE
Trong đó:
- Wc: khối lƣợng chất chiết
- Wb: Khối lƣợng chất chiết còn lại trong thí nghiệm trắng (g)
- Wp: Khối lƣợng mẫu thử khô tuyệt đối (g)
2.2.7. Phƣơng pháp nấu bột giấy sunfate
Dăm mảnh sau khi xử lý với chế phẩm sinh học đƣợc tiến hành nấu theo
30
phƣơng pháp Sunphat trong nồi nấu thí nghiệm 4,5 lít, gia nhiệt gián tiếp
bằng điện theo các điều kiện công nghệ nhất định. Quy trình nấu bột giấy
đƣợc lựa chọn tƣơng tự nhƣ quy trình nấu hiện đang áp dụng tại Tổng Công
ty Giấy Việt Nam. Tuy nhiên, một số yếu tố nhƣ thời gian tăng ôn và thời
gian bảo ôn dài hơn phụ thuộc vào yêu cầu của thiết bị nấu trong phòng thí
nghiệm tại Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô. Hóa chất và quy trình thực
hiện: NaOH, 20%; sulfide, 25%; mảnh/nƣớc, 1:4; nhiệt độ nấu, 170 oC; thời
gian nấu, 150 phút. Bột giấy sau nấu đƣợc rửa trên các lƣới rửa với số mắt
lƣới là 40 mesh và 100 mesh. Bột giấy hợp cách qua lƣới 40 mesh đƣợc vắt
khô, bảo quản để sử dụng cho các công đoạn thí nghiệm tiếp theo. Bột giấy
thu đƣợc đem đi xác định hiệu suất, trị số Kappa, tàn kiềm và hàm lƣợng
nhựa trong bột sau nấu.
2.2.8. Phƣơng pháp xác định chỉ số Kappa (đánh giá hàm lƣợng lignin)
Định nghĩa: Chỉ số Kappa của bột là số ml của dung dịch kali
permanganat 0,02 mol/l tiêu hao cho 1 g bột (đƣợc tính trên cơ sở sấy khô)
trong điều kiện quy định.
Nguyên tắc: Bột đƣợc đánh tơi sẽ đƣợc phản ứng với một lƣợng dung
dịch kali permanganat quy định trong một thời gian nhất định. Số lƣợng bột
đƣợc chọn để sao cho khoảng 50 % tổng khả năng ôxi hóa của permanganat
còn lại không tiêu thụ hết vào cuối thời gian phản ứng.
Chỉ số kappa của bột nấu đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN
4361:1907, ISO 302:1904, liên quan trực tiếp đến lƣợng lignin (độ cứng) hoặc
khả năng tẩy trắng của bột.
2.2.9. Phƣơng pháp phân tích thống kê.
Tất cả các thí nghiệm đều đƣợc thực hiện 3 lần. Số liệu đƣa ra trong báo
cáo này là giá trị trung bình theo phƣơng pháp phân tích phƣơng sai
(ANOVA), tiếp theo là so sánh giữa các nhóm thông qua tính khác biệt nhỏ
nhất có ý nghĩa (Least significant difference – LSD) ở mức ý nghĩa p < 0,05,
sử dụng phần mền thống kê phân tích dữ liệu Excel.
31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN VÀ XẠ KHUẨN CÓ KHẢ
NĂNG PHÂN HỦY NHỰA CÂY.
3.1.1. Phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn có khả năng
phân hủy nhựa cây
Cơ chất sterol là thành phần đƣợc đánh giá rất khó phân hủy trong các
chất chiết nhựa. Nó là nguyên nhân gây nhiều vấn đề lớn cặn nhựa trong sản
xuất giấy. Trong nguyên liệu gỗ stigmasterol là thành phần sterol có mặt trong
hầu hết các loại gỗ, vì vậy đƣợc sử dụng làm cơ chất tuyển chọn các chủng có
tiềm năng phân hủy nhựa trong nghiên cứu này.
Từ 19 mẫu mùn đất phân lập đƣợc 162 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn (92
chủng phát triển ở nhiệt độ 37oC và 70 chủng phát triển ở 45 oC). Các chủng
này đƣợc tách, làm sạch trên môi trƣờng phân lập và giữ giống trên môi
trƣờng Bennet (Bảng 3.1).
Hình 3. 1. Hình ảnh vi sinh vật phát triển trên môi trƣờng phân lập
Bảng 3. 1. Các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn phân lập ở nhiệt độ 37oC và 45oC
trong các mẫu
Mẫu
Nhiệt độ phân lập 37oC Nhiệt độ phân lập 450C
Vi khuẩn Xạ khuẩn Vi khuẩn Xạ khuẩn
BG
VSBG-1, VSBG-2,
VSBG-3 VSBG-4,
VSBG-5
XBG-2, XBG-3,
XBG-4, XBG-5
CVSBG-2, CVSBG-3 CXBG-23
Đ1 VSĐ1-1, VSĐ1-4, - CVSĐ1-6 -
ĐN
VSĐn-1, VSĐN-2,
VSĐn-3, VSĐn-4,
VSĐn-5
XĐN-1 CVSĐN-1, CVSĐN-2 CXĐN-1, CXĐN-3
D1
VSD1-1, VSD1-2,
VSD1-3, VSD1-4
XD1-1, XD1-2,
XD1-3
CVSD1-4, CVSD1-1
CXD1-1,
CXD1-4
32
D2 VSD2-1, VSD2-3 XD2-2, XD2-3
CVSD2-1, CVSD2-2,
CVSD2-3, CVSD2-4
CXD2-15, CXD2-17
D3
VSD3-1, VSD3-2,
VSD3-3, VSD3-4
XD3-1, XD3-2 CVSD3-4 CXD3-1, CXD3-2
D4
VSD4-1, VSD4-2,
VSD4-3, VSD4-4,
VSD4-5
- CVSD4-1 CXD4-1, CXD4-2
S1
VSS1-1, VSS1-2,
VSS1-3
XS1-2, XS1-4 CVSS1-1, CVSS1-2 CXSS1-1
S2
VSS2-1, VSS2-2,
VSS2-3
XS2-2, XS2-3 CVSS2-1 CXS2-2, CXS2-3
S3 VSS3-1, VSS3-3 XS3-1, XS3-2 CVSS3-2, CVSS3-1, CXS3-1, CXS3-3
M1
VSM1-1, VSM1-2,
VSM1-3, VSM1-4
XM1-1, XM1-2,
XM1-3
CVSM1-1, CXM1-20
M2 VSM2-3, VSM2-2 XM2-1, XM2-2
CVSM2-1, CVSM2-2,
CVSM2-3, CVSM2-4
CXM2-2, CXM2-3
M3 VSM3-1, -
CVSM3-1, CVSM3-2,
CVSM3-3,
CXM3-2
M4
VSM4-1, VSM4-2,
VSM4-2, VSM4-3
XM4-1, XM4-2
XM4-3
CVSM4-1, CVSM4-2,
CVSM4-3
CXM4-3, CXM4-4,
CXM4-5
M6
VSM6-1, VSM6-2,
VSM6-3
- CVSM6-1 CXM6-2
MT
VSMT-1, VSMT-2,
VSMT-3, VSMT-4
XMT-1
CVSMT-1, CVSMT-2,
CVSMT-3
-
MT2
VSMT2-1, VSMT2-
2, VSMT2-3
-
CVSMT2-1,
CVSMT2-2,
CVSMT2-3,
CVSMT2-4
-
VC1
VSVC1-1, VSVC1-
2, VSVC1-3
XVC1-1, XVC1-
3, XVC1-2
CVSVC1-1,
CVSVC1-2
CXVC1-2, CXVC1-
1
VC2
VSVC2-1, VSVC2-
2, VSVC2-3
-
CVSVC2-1,
CVSVC2-2,
CVSVC2-3
CXVC2-1, CXVC2-
25
Ghi chú: (BG) Mẫu được lấy cạnh nguồn nước thải. (Đ1, Đn): Mẫu đất được lấy xung
quanh khu vực nhà mấy giấy bãi bằng, (D1, D2, D3, D4): dăm mảnh gỗ, (S1, S2, S3): mẫu
trong khu vực xuất hiện lignin, (M1, M2, M4, M5, M6): Mẫu mùn trong bãi gỗ nguyên
liệu, (MT, MT2): mạt cưa, (VC1, VC2): vỏ cây.
Các chủng vi sinh vật tách từ môi trƣờng phân lập ban đầu đƣợc kiểm tra
khả năng phát triển trên môi trƣờng phân lập lỏng. Sau 48 giờ nuôi cấy, có
104 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn phát triển trên môi trƣờng này (trong đó có
51 chủng phân lập ở 37oC và 53 chủng phân lập ở 45oC (Hình 3.3 và Bảng
3.2). Một số chủng VSM4-3, VSD1-2, VSD1-3, VSD2-1, VSD4-4, VSD4-5,
33
VSBG-3, VSS1-2, VSS3-3, VSVC2-2, CVSMT2-4, CVSM2-3, CVSVC2-3,
CVSD2-1, CXD2-17 phát triển nhanh và tốt nên chúng đƣợc xem là những
chủng có triển vọng trong những ứng dụng loại bỏ chất chiết nhựa.
Hình 3.2. Khả năng sinh trƣởng của các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn trên môi
trƣờng phân lập lỏng
Bên cạnh đó các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn phân lập, đƣợc đánh giá
khả năng sinh lipase và khả năng phân hủy cellulose (1% CMC và tinh thể
cellulose) bằng các vòng phân hủy xuất hiện trên môi trƣờng kiểm tra. Kết
quả đƣợc thể hiện trên Hình 3.3, 3.4 và Bảng 3.2.
Trong số 162 chủng phân lập, 17 chủng có khả năng sinh lipase, đáng
chú ý nhấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_su_dung_vi_sinh_vat_phan_huy_nhua_cay_tr.pdf