Phương pháp tách DNA bằng bộ kít QIAamp® DNA Investigator Kit cũng có
nhiều điểm tương đồng với phương pháp tách bằng PrepFilerTM ở khả năng tách các
mẫu khó và hiệu quả tách DNA rất cao. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để
tách 10 mẫu niêm mạc miệng, 10 mẫu nước bọt và 21 mẫu máu tổng số thu được từ
các đối tượng nghiên cứu. Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên sự bám DNA
vào màng MinElute®. Ban đầu, các mẫu cũng phải trải qua quá trình lyse để phá vỡ
màng tế bào, giải phóng DNA vào môi trường. Sau đó, tiến hành thêm một dung
dịch có tác dụng tủa DNA và chuyển toàn bộ hỗn hợp này lên một ống gọi là
MinElute® Column. Ống này có một màng Membrane ở phía dưới có tác dụng thu
giữ DNA và một lỗ ở đáy cho các chất khác đi qua trong quá trình ly tâm. DNA
bám trên màng sau đó được rửa sạch và thu lại bằng nước hoặc TE. Phương pháp
này cũng có thể được tự động hóa trên hệ thống QIAcube của hãng QIAGEN®.
84 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tần suất alen của một số locus gen ở người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống CODIS và 2 locus
đặc trưng bổ sung: D2S1338 và D19S433) [41]. Bộ kit phân tích sử dụng kỹ thuật
huỳnh quang 5 màu, tương thích hoàn toàn với phần mềm phân tích STR chuyên
dụng GeneMapper ID, đồng thời có thể tự động hóa toàn bộ quá trình từ chuẩn bị
mẫu đến phân tích kết quả vì vậy cho kết quả phân tích chính xác và nhanh hơn rất
nhiều so với các phương pháp khác. Ở Việt Nam, các trung tâm xét nghiệm hàng
đầu như Học viện Quân Y, Viện Khoa học Hình sự cũng đã và đang sử dụng bộ
kit này phục vụ công tác giám định gen, nhận dạng pháp y. Viện Khoa học Hình sự
cũng đang bắt đầu triển khai hệ thống robot tách chiết tự động (3 hệ thống robot của
hãng Tecan – Thụy Sỹ) kết hợp với sử dụng bộ kit Identifiler nhằm nâng cao hiệu
quả giám định gen pháp y.
Hình 1.4. Bộ kit thương mại Identifiler của hãng Applied Biosystems
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
30
Một bộ AmpFlSTR® Identifiler® PCR Amplification Kit (200 phản ứng) bao
gồm:
- AmpFlSTR PCR Reaction Mix: gồm có 2 ống MgCl2, deoxynucleotide
triphosphates, và bovine serum albumin in buffer with 0.05% sodium azide,
dung tích: 1.1 ml/tube
- AmpFlSTR Identifiler™ Primer Set: Bộ primer chuẩn gồm 01 ống dung tích
1.1 ml chứa các primer gắn huỳnh quang và các primer không gắn huỳnh
quang (fluorescently labeled primers and non-labeled primers).
- AmpliTaq Gold DNA Polymerase: Enzyme sử dụng nhân bộ DNA trong bộ
kit là 02 lọ AmpliTaq Gold DNA Polymerase với nồng độ 5 U/µl, thể tích:
50 µL/lọ
- AmpFlSTR Control DNA 9947A: 01 ống chứa 0.10 ng/µl human female cell
line DNA in 0.05% sodium azide and buffer , 0.3 ml
- AmpFlSTR Identifiler™ Allelic Ladder: Bộ thang DNA chuẩn gồm 01 ống
dung tích 50µl chứa AmpFlSTR Identifiler Allelic Ladder của các amplified
alleles.
Bảng 1.3. Vị trí các locus trên NST và Dye label tương ứng [25]
Locus Vị trí trên NST Genbank Dye label
CSF1PO 5q33.1
c-fms proto-oncogene, 6th intron
X14720
6-FAM D8S1179 8q24.13 G08710
D21S11 21q21.1 AP000433
D7S820 7q21.11 G08616
D3S1358 3p21.31 NT_005997
VIC
TH01 11p15.5
Tyrosine hydroxylase, 1st intron
D00269
D13S317 13q31.1 G09017
D16S539 16q24.1 G07925
D2S1338 2q35-37.1 G08202
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
31
D19S433 19q12-13.1 G08036
NED
VWA 12p13.31
Von Willebrand Factor, 40th intron
M25858
TPOX 2p25.3
Thyroid peroxidase, 10th intron
M68651
D18S51 18q21.33 L18333
D5S818 5q23.2 G08446
PET
FGA 4q31.3
Alpha fibrinogen, 3rd intron
M64982
Amelogenin X: p22.1-22.3/ Y: p11.2
Sử dụng bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® PCR Amplification Kit cho kết quả có
độ chính xác rất cao, khả năng phân biệt giữa các cá thể khác nhau được thể hiện rõ
như trong hình 1.5.
Hình 1.5. Khả năng phân biệt của các loci trong bộ kit Identifiler
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
32
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu DNA khuôn: Chúng tôi sử dụng mẫu DNA khuôn được tách chiết từ
nhiều nguồn khác nhau như máu, tóc, mô, niêm mạc miệng của 402 đối tượng
thuộc dân tộc Kinh. Trong đó có 350 mẫu máu lấy vào thẻ FTA, 10 mẫu niêm mạc
miệng, 10 mẫu nước bọt, 13 mẫu móng tay, 8 mẫu tóc có chân và 21 mẫu máu tổng
số (có đối tượng lấy nhiều loại mẫu).
2.1.2. Hóa chất
Nhóm hóa chất dùng cho tách chiết DNA
Ø Chelex® 100 Resin (Bio-rad/Mỹ)
Ø PrepFiler™ Forensic DNA Extraction Kit (P/N 4392852)
Ø QIAamp DNA Investigator Kit (50) (QIAGEN – Mỹ)
Ø FTA card và FTA purification kit
Nhóm hóa chất dùng cho PCR
Ø Đệm enzyme Taq polymerase 10X
Ø MgCl2 25mM
Ø dNTPs 5mM
Ø Taq polymerase 5U/µl
Ø Nước cất khử ion và khử trùng
Nhóm hóa chất dùng cho điện di
Ø Agarose
Ø Đệm TBE
Ø Ethidium bromide
Nhóm hóa chất dùng cho phản ứng nhân gen và phân tích gen
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
33
Ø AmpFℓSTR® Identifiler® PCR Amplification Kit (P/N 4322288)
Ø GeneScan™ 500 LIZ® Size Standard (P/N 4322682)
Ø POP-4™ Polymer (P/N 4352755)
Ø Hi-DiTM Formamide (P/N 4311320)
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị
Ø Máy ly tâm (Mikro 200 – Hittich/Đức)
Ø Máy PCR 9700 (ABI – Mỹ)
Ø Máy PCR iCycler (Biorad – Mỹ)
Ø Bộ điện di Agarose: Nguồn 300V, bể điện di (biorad – Mỹ)
Ø Lò vi sóng
Ø Tủ hút
Ø Buồng thao tác PCR
Ø Block gia nhiệt
Ø Máy khuấy từ
Ø Máy cất nước 2 lần
Ø Máy định lượng acid nucleic: Nanodrop
Ø Máy điện di mao quản: sequnencer 3130XL
Dụng cụ
Ø Pipet các loại
Ø Ống Eppendorf các loại
Ø Plate 96 giếng
Ø Đầu côn các loại
Ø Găng tay cao su
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
34
2.2. Phương pháp nghiên cứu
(1) Thu mẫu (máu, tóc, mô)
(2) Tách chiết DNA
(3) Định lượng DNA bằng máy quang phổ, Nanodrop
(4) PCR nhân gen bằng bộ kít Indentifiler
(5) Chạy Fragment trên máy ABI 3130XL
(6) Phân tích kết quả và xử lý số liệu
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp tách chiết DNA
2.2.1.1. Phương pháp tách DNA bằng Chelex
Chelex® 100 Resin có khả năng loại bỏ các chất ức chế kim loại mà không
làm thay đổi nồng độ các ion không kim loại của dung dịch tinh sạch. Resin được
tạo thành bởi hai polymer styrene và divinylbenzene chứa các liên kết imino vì vậy
có khả năng bám các kim loại cao. Phương pháp tách DNA bằng chelex 100 đơn
giản, cho hiệu quả cao và có thể áp dụng với nhiều đối tượng mẫu khác nhau.
Chúng tôi sử dụng phương pháp tách chiết DNA bằng chelex 100 để tách DNA trên
các mẫu máu thu bằng thẻ thu mẫu FTA card.
Quy trình tách chiết bằng chelex 100 như sau:
1. Cắt khoảng 3x3 mm mẫu trên thẻ FTA card cho vào ống ly tâm 1,5 ml
2. Cho 1 ml nước tinh khiết đã khử ion vào ống
3. Trộn đều và ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 15 – 30 phút để rửa mẫu
4. Chuẩn bị dung dịch chelex 100 5% bằng cách pha 5 g chelex vào 100 ml
nước khử ion
5. Ly tâm mẫu với tốc độ 12000 vòng/phút trong khoảng 3 phút
6. Hút loại bỏ toàn bộ dịch nổi
7. Thêm 200 µl dung dịch chelex 5% vào ống đựng mẫu
8. Ủ hỗn hợp ở 56oC trong vòng 30 phút
9. Trộn bằng vortex trong 5 giây
10. Ủ hỗn hợp ở 100oC trong khoảng 8 phút
11. Trộn bằng vortex trong 5 giây
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
35
12. Ly tâm mẫu với tốc độ 12000 vòng/phút trong 3 phút
13. Thu dịch nổi cho sang ống mới.
2.2.1.2. Phương pháp tách chiết bằng PrepFiler™ Forensic DNA Extraction Kit
PrepFiler™ Forensic DNA Extraction Kit là bộ kit chuyên dụng, dùng để
tách các mẫu khó thu DNA hoặc các mẫu có hàm lượng DNA thấp như mẫu tóc,
mẫu nước bọt, mẫu kẹo cao su, mẫu móng chân, móng tayMột bộ kít hoàn chỉnh
(100 phản ứng) bao gồm các thành phần như sau [40, 42]:
PrepFiler TM Lysis Buffer 50 ml
PrepFiler TM Isopropanol Chai 60 ml
PrepFiler TM Magnetic
Particles
1.5 ml
PrepFiler TM Wash Buffer
Concentrate
2x26 ml
PrepFiler TM Elution Buffer 12.5 ml
PrepFiler TM Filter Columns 100
PrepFiler TM Spin Tubes 300
Hình 2.2. Bộ kít tách DNA PrepFiler™ Forensic DNA Extraction Kit
Quy trình tách chiết DNA bằng DNA PrepFiler™ Forensic DNA Extraction Kit gồm
các bước cơ bản sau:
Hình 2.3. Quy trình tách chiết DNA bằng PrepFiler extraction kit
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
36
Đầu tiên các mẫu được ủ với dung dịch PrepFiler Lysis buffer để phá vỡ màng
tế bào giải phóng DNA ra ngoài môi trường. Tiếp theo tiến hành loại bỏ xác tế bào
và thêm hạt từ tính, isopropanol vào dung dịch. Các DNA sẽ bị tủa và bám vào hạt
từ tính bằng lực hút tĩnh điện. Tiến hành rửa nhiều lần bằng PrepFiler Wash buffer,
sau đó thêm PrepFiler Elution buffer để tách DNA ra khỏi hạt từ tính. Cuối cùng là
bước tinh sạch và thu DNA.
Tùy theo từng loại mẫu khác nhau mà chúng ta có thể tăng hoặc giảm thể tích
Lysis buffer cũng như thời gian ủ thích hợp. Đối với các mẫu thông thường như
mẫu máu, mẫu tócthì thời gian ủ thường từ 30 – 60 phút. Với các mẫu đặc biệt
như mẫu răng, xươngthì đòi hỏi thời gian ử lâu hơn, có thể lên đến 12-18 tiếng.
2.2.1.3. Phương pháp tách chiết DNA bằng QIAamp DNA Investigator Kit
Bộ QIAamp DNA Investigator kit (50 phản ứng) bao gồm [44]:
QIAamp MinElute®
Columns
50
Collection Tubes (2 ml) 200
Buffer ALT 50 ml
Buffer AL 33 ml
Buffer AW1 19 ml
Buffer AW2 13 ml
Buffer ATE 12 ml
Carrier RNA (red cap) 310 µg
Proteinase K 1.25 ml
Hình 2.4. Thành phần và các bước tách DNA cơ bản của bộ QIAamp DNA Investigator kit
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
37
Tách chiết DNA tổng số từ mẫu máu, nước bọt, tóc, móng tay:
Chuẩn bị buffer AW1 và AW2
- Thêm 25 ml ethanol (96 – 100%) vào ống chứa 19 ml Buffer AW1
- Thêm 30 ml ethanol (96 – 100%) vào ống chứa 13 ml Buffer AW2
Quy trình tách chiết mẫu máu, nước bọt:
1. Hút 50 µl máu tổng số hoặc nước bọt vào ống ly tâm 1.5ml
2. Thêm 50 µl buffer ALT
3. Thêm 10 µl proteinase K
4. Thêm 100 µl buffer AL, đóng nắp và lắc nhẹ trong vòng 15 giây
5. Ủ và lắc nhẹ ở 56oC trong vòng 10 phút
6. Ly tâm nhẹ để loại bỏ dung dịch dính trên nắp ống
7. Thêm 50 µl ethanol (96-100%), đóng nắp và lắc đều trong vòng 15 giây. Ủ ở
nhiệt độ phòng trong 3 phút
8. Ly tâm nhẹ để loại bỏ dung dịch dính trên nắp ống
9. Đặt ống QIAamp MinElute vào trong ống 2 ml collection tube, chuyển toàn
bộ dung dịch trong ống ly tâm 1.5 ml sang ống MinElute, đóng nắp và ly tâm
ở 8000 vòng/phút trong vòng 1 phút. Loại bỏ ống collection đã dùng và dung
dịch trong đó, đặt ống QIAamp MinElute vào ống collection mới.
10. Cẩn thận mở nắp ống QIAamp MinElute và thêm 500 µl buffer AW1. Đóng
nắp và ly tâm ở 8000 vòng/phút trong vòng 1 phút. Loại bỏ ống collection đã
dùng và dung dịch trong đó, đặt ống QIAamp MinElute vào ống collection
mới.
11. Cẩn thận mở nắp ống QIAamp MinElute và thêm 700 µl buffer AW2. Đóng
nắp và ly tâm ở 8000 vòng/phút trong vòng 1 phút. Loại bỏ ống collection đã
dùng và dung dịch trong đó, đặt ống QIAamp MinElute vào ống collection
mới.
12. Cẩn thận mở nắp ống QIAamp MinElute và thêm 700 µl ethanol (96-100%).
Đóng nắp và ly tâm ở 8000 vòng/phút trong vòng 1 phút. Loại bỏ ống
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
38
collection đã dùng và dung dịch trong đó, đặt ống QIAamp MinElute vào
ống collection mới.
13. Ly tâm ở tốc độ tối đa 14000 vòng/phút trong vòng 3 phút để làm khô và loại
bỏ hoàn toàn ethanol
14. Đặt ống QIAamp MinElute vào ống ly tâm 1.5 ml sạch, cẩn thận mở nắp và
để ở nhiệt độ phòng trong vòng 10 phút hoặc ủ ở 56oC trong vòng 3 phút.
15. Thêm 40 µl buffer ATE hoặc nước cất vào giữa màng của ống QIAamp
MinElute
16. Đóng nắp và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 phút. Ly tâm ở 14000 vòng/phút
trong vòng 1 phút.
2.2.1.4. Quy trình tách chiết bằng hạt từ tính
Hạt từ tính có gắn Sitica tích điện (+) trên bề mặt sẽ gắn với DNA và một số
thành phần tích điện (-) nên tách được DNA ra khỏi các tạp chất tích điện (+) khác.
Sau khi thu được phức hợp "hạt từ tính - thành phần mang điện tích (-)”, sử
dụng Wash Buffer rửa nhiều lần, để lại phức hợp "hạt từ tính - DNA".
Cụ thể các bước như sau:
+ Bước 1: Cắt nhỏ phần chân tóc cho vào ống nghiệm.
+ Bước 2: Thêm Lysis Buffer, ủ 70oC trong 30 phút để hoà tan mẫu.
+ Bước 3: Ly tâm để loại bỏ bớt tạp chất.
+ Bước 4: Thêm hạt từ tính để tạo phức hợp "hạt từ tính-thành phần tích điện
(-)".
+ Bước 5: Đặt ống nghiệm vào giá từ tính để lọc lấy phức hợp.
+ Bước 6: Rửa nhiều lần bằng Wash Buffer để thu phức hợp "hạt từ tính -
DNA"
+ Bước 7: Để khô ở nhiệt độ phòng để loại bớt nước.
+ Bước 8: Thêm Elution Buffer và ủ ở 650C trong 5 phút để tách DNA ra khỏi
hạt từ tính.
+ Bước 9: Thu dung dịch DNA.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
39
Sau khi thu được mẫu DNA, chúng tôi tiến hành định lượng và kiểm tra độ
tinh khiết của sản phẩm bằng phương pháp định lượng trên máy đo quang phổ
Nanodrop.
2.2.2. Phương pháp định lượng DNA
Sản phẩm DNA thu được sau quá trình tách chiết được định lượng trên máy
Nanodrop ở bước sóng 260 và 280 nm để định lượng và kiểm tra độ tinh sạch.
Nguyên tắc:
Phương pháp này dựa vào sự hấp thụ ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 260nm
của các base purin và pyrimidin. Giá trị mật độ quang ở bước sóng 260nm của các
mẫu cho phép xác định nồng độ DNA trong mẫu đo. Độ tinh sạch của dung dịch
dựa vào tỷ số OD 260nm/280nm. Một dung dịch axit nucleic được coi là sạch khi tỷ
số OD là 1,8-2,0.
Cách tiến hành
- Lấy 1µl nước cất cho vào mắt đọc của máy để chuẩn máy trước khi đo DNA
- Sau đó lấy 1µl dung dịch có chứa DNA đã được tách chiết cho vào mắt đọc
và đo ở các bước sóng 260nm và 280nm. Đọc kết quả trên màn hiển thị nồng độ
DNA tính bằng ng/µl và giá trị OD (260/280).
2.2.3. Phương pháp PCR
Đại cương về phương pháp PCR.
Kỹ thuật PCR do Karry Mullis phát minh vào năm 1985 đã đánh dấu những
bước đột phá trong công nghệ sinh học bởi khả năng áp dụng của nó trong phân tích
DNA. Nhờ có PCR người ta có thể nhân một đoạn DNA đích ban đầu lên hàng triệu
bản sao chỉ trong vài giờ. Lượng DNA sau nhân bội đủ lớn để có thể phát hiện được
bằng các phương pháp thông thường. Với những ưu điểm nổi bật, PCR đã nhanh
chóng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực khoa học hình sự.
Kỹ thuật này đã thay thế kỹ thuật RFLP vì những lý do sau:
1. Độ nhạy và tính đặc hiệu cao
2. Tiết kiệm thời gian và dễ dàng trong công tác giám định
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
40
3. Có thể xác định được đối với cả những mẫu có số lượng ít, chất lượng bị
suy giảm
4. Có thể đồng thời xác định được nhiều locus khác nhau và tự động hóa
được quy trình phân tích
Thành phần và điều kiện PCR bao gồm:
Đoạn DNA khuôn
Đó là các đoạn DNA sau tách chiết từ các mẫu xét nghiệm. DNA mạch đơn
hay mạch đôi đều có thể sử dụng được trong phản ứng PCR. Nguồn DNA khuôn có
thể được lấy từ các mô hoặc các tổ chức khác nhau của cơ thể., hàm lượng DNA
nhân thu được sau tách cũng khác nhau tùy thuộc vào từng mô, tổ chức cụ thể.
Bảng 2.1. Hàm lượng DNA trong các loại mô khác nhau [25]
Dạng mẫu Hàm lượng DNA/ số lượng mẫu
Nhung mao màng đệm (phôi) 1-3 µg/ 5 mg
Mẫu dịch âm đạo sau khi giao hợp 10 – 3000 ng/mẫu
Tế bào niêm mạc miệng 0.5 – 1 µg/ 1 lần súc miệng
Tóc bị đứt còn chân 1 – 750 ng/ chân tóc
Tóc rụng còn chân 1 – 10 ng/ chân tóc
Máu toàn phần 20000 – 40000 ng/ml
Vết máu 250 – 500 ng/cm2
Tinh dịch 150000 – 300000 ng/ml
Nước bọt 1000 – 10000 ng/ml
Nước tiểu 1 – 20 ng/mg
Xương 3 – 10 ng/mg
Mảnh tổ chức 50 – 500 ng/mg
Một phản ứng PCR thông thường sử dụng lượng DNA khuôn trong khoảng
từ 10ng đến 1µg
Mồi (primer)
Mồi là những đoạn oligonucleotide mạch đơn dài 15 – 30bp có trình tự bổ
sung với trình tự bazơ của hai đầu đoạn (locus) DNA để khởi đầu quá trình tổng
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
41
hợp DNA. Mồi được thiết kế để chỉ gắn vào vị trí duy nhất trên DNA. Mồi càng dài
thì khả năng tổng hợp chính xác đoạn DNA đích càng lớn.
Các nucleotide (dNTPs)
dNTPs là nguyên liệu cho phản ứng tổng hợp DNA. Chúng gồm hỗn hợp của
bốn loại nu dATP, dTTP, dCTP và dGTP. Ngoài bốn loại nêu trên người ta có thể
sử dụng một số nucleotide được gắn thêm biotin hoặc dioxygenin tùy theo mục đích
sử dụng và nghiên cứu. Nồng độ dNTPs thường dùng cho phản ứng PCR cơ bản từ
10 - 200µM cho mỗi loại nucleotide.
Taq – DNA polymerase
Taq-DNA polymerase là enzyme chịu nhiệt được chiết xuất từ vi khuẩn suối
nước nóng có tên khoa học là Thermus aquaticus. Đặc điểm nổi bật của loại enzyme
này là không bị bất hoạt ở nhiệt độ cao và có khả năng xúc tác phản ứng tổng hợp
DNA. Taq-DNA polymerase có trọng lượng phân tử 94kDa, có hoạt tính 5’-3’
exonuclease và hoạt động tốt nhất ở 70 – 80oC. Tốc độ tổng hợp trung bình đạt 75
nucleotide trong 1 giây. Nồng độ Taq- DNA polymerase trong phản ứng PCR cơ
bản là 1 – 1.5UI.
Dung dịch đệm (buffer)
Thành phần dung dịch đệm thay đổi tùy theo loại enzyme được sử dụng
trong phản ứng PCR, nhưng quan trọng nhất là ion Mg2+. Bởi vì, ion Mg2+ rất cần
thiết cho quá trình liên kết các dNTPs và hoạt tính enzyme Taq-DNA polymerase.
Nồng độ MgCl2 trong hỗn hợp phản ứng PCR cơ bản thay đổi từ 0.5 – 5.0mM.
Một quá trình PCR đặc trưng bao gồm một số chu kỳ để nhân bội một trình tự
DNA đặc hiệu. Trước chu kỳ đầu tiên thường có một bước khởi động nóng ở 94oC
trong vòng 4 – 5 phút để làm biến tính hoàn toàn DNA khuôn. Mỗi chu kỳ gồm 3
bước lặp lại sau:
1. Bước 1 (biến tính): DNA sợi khuôn được biến tính ở nhiệt độ 94 – 95oC
trong khoảng 30 giây – 1 phút. Khi đó các liên kết Hydro trong phân tử bị bẻ gãy và
DNA sợi kép bị tách thành hai sợi đơn.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
42
2. Bước 2 (gắn mồi): Mồi là các đoạn oligonucleotide dài từ 15 – 30 nucluotide
có trình tự bổ sung với DNA khuôn. Nhiệt độ gắn mồi khoảng 40 – 70oC (tùy
thuộc Tm của mồi) và kéo dài khoảng 1 phút.
3.Bước 3 (kéo dài chuỗi): Nhiệt độ được tăng lên đến 72oC là nhiệt độ thích hợp
để cho DNA polymerase kéo dài chuỗi. Thời gian phản ứng tùy thuộc độ dài của
đoạn DNA cần nhân bản, thường kéo dài khoảng 30 giây đến vài phút.
Sau khi thu được các mẫu DNA đạt tiêu chuẩn, chúng tôi tiến hành phản ứng
PCR khuếch đại các mẫu bằng bộ kit AmpFlSTR® Identifiler® PCR Amplification
Kit. Đây là bộ kit đặc hiệu nhân cùng lúc 15 locus STR và 1 marker giới tính, thành
phần của mỗi một phản ứng theo gồm có:
Bảng 2.2. Thành phần của phản ứng PCR
Thành phần Thể tích
AmpFlSTR PCR Reaction Mix 5,25 µl
AmpliTaq Gold DNA Polymarase 0,25 µl
AmpFlSTR Identifiler Primer Set 2,75 µl
Mẫu -
Nước -
Tổng 12,5 µl
Hỗn hợp phản ứng được chạy trên máy PCR 9700 với chu trình nhiệt như sau:
Nhiệt độ Thời gian Số chu kỳ
95oC 11 phút 1 chu kỳ
94oC 1 phút
28 chu kỳ 59oC 1 phút
72oC 1 phút
60oC 60 phút 1 chu kỳ
4oC ∞ 1 chu kỳ
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
43
2.2.4. Phương pháp điện di huỳnh quang
Sau khi thu được sản phẩm PCR, chúng tôi tiến hành xác định kiểu gen của
các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp điện di huỳnh quang (hay còn gọi là điện di
mao quản) trên máy giải trình tự gen 3130XL của hãng Applied Biosystems. Các
cặp mồi được đánh dấu bằng các chất nhuộm huỳnh quang khác nhau vì vậy sau
quá trình PCR sẽ tạo ra các locus được gắn các chất nhuộm huỳnh quang tương
ứng. Các locus này sau đó được xác định bằng kỹ thuật hiện màu huỳnh quang.
Màu xanh (blue), xanh lá cây (green), vàng (yellow), đỏ (red) và cam (orange)
tương ứng với các dye 6-FAM, VIC, NED, PET và LIZ. Nguyên tắc của kỹ thuật
dựa trên sự hấp thụ và phát xạ ánh sáng của chất nhuộm màu huỳnh quang. Các hạt
huỳnh quang hấp thụ năng lượng từ nguồn sáng laser sau đó phát xạ ánh sáng ở
mức năng lượng thấp hơn (bước sóng cao hơn). Một màng lọc sáng được sử dụng
để lọc ánh sáng ở những bước sóng xác định hoặc một khoảng bước sóng nào đó.
Bảng 2.3. Đặc điểm của các chất nhuộm màu huỳnh quang sử dụng trong bộ kit Identifiler
Dye Chemical name Excitation
Maximum nm
Emission
Maximum nm
6-FAM 6-carboxy fluorescein 493 522
VIC Proprietary to Applied Biosystems 538 554
NED Proprietary to Applied Biosystems 546 575
PET Proprietary to Applied Biosystems 558 595
LIZ Proprietary to Applied Biosystems 638 655
Các dye VIC, NED, PET, LIZ là các dye được đăng ký độc quyền của hãng
Applied Biosystems.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
44
Hình 2.5. Các dye trong kỹ thuật điện di huỳnh quang 5 màu
Với kỹ thuật điện di huỳnh quang 5 màu, các băng có kích thước tương tự
nhau được chia ra ở các màu khác nhau vì vậy có thể dễ dàng xác định được kích
thước chính xác của từng locus sau quá trình hiện băng. Các băng màu xanh (blue)
gồm các locus D8S1179, D21S11, D7S820 và CSF1PO phát xạ mạnh nhất ở bước
sóng 522nm. Băng màu xanh (green) gồm các locus D3S1358, TH01, D13S317,
D16S539 và D2S1338 phát xạ mạnh nhất ở bước sóng 554nm. Băng màu vàng gồm
các locus D19S433, vWA, TPOX và D18S51 phát xạ mạnh nhất ở bước sóng
575nm. Băng màu đỏ gồm 2 locus D5S818, FGA và một marker giới tính
Amelogenin được đo ở bước sóng 595nm. Còn lại các băng màu cam là đại diện
cho thang alen chuẩn phát xạ mạnh nhất ở bước sóng 655nm.
Hình 2.6. Các locus tương ứng với các màu trong kỹ thuật điện di huỳnh quang
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
45
Sau quá trình điện di, các kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm
Genemapper ID 3.2 để xác định các alen của mỗi locus.
Chuẩn bị mẫu trước khi điện di: Ngoài các mẫu nghiên cứu, chúng tôi chuẩn
bị thêm hỗn hợp phản ứng cho thang alen chuẩn. Thành phần và tỷ lệ thể tích từng
hỗn hợp phản ứng như sau:
Thành phần Thể tích
Hi-DiTM Formamide 8,7 µl
GeneScan™ 500 LIZ® 0,3 µl
Mẫu (Thang alen) 1,5 µl
Tổng 10,5 µl
Hỗn hợp phản ứng được biến tính trên máy PCR 9700 ở 95oC trong vòng 4 –
5 phút, sau đó lấy ra và ủ ngay vào đá lạnh trong 3 phút. Quá trình biến tính và làm
lạnh đột ngột này đảm bảo hầu hết DNA từ dạng mạch đôi sẽ chuyển sang dạng
mạch đơn hoàn toàn.
2.2.5. Phương pháp phân tích và tính tần suất alen
2.2.5.1. Phương pháp phân tích alen
Sau quá trình điện di huỳnh quang, chúng tôi thu được các băng DNA khác
nhau. Để xác định chính xác kiểu gen của mỗi locus chúng tôi tiến hành so sánh
băng thu được với băng chuẩn của thang alen AmpFlSTR Identifiler™ Allelic
Ladder . Thang alen chuẩn này chứa toàn bộ các alen chuẩn của từng locus như trên
hình 11.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
46
Hình 2.7. Các alen trong thang alen chuẩn AmpFlSTR Identifiler™ Allelic Ladder
Có 3 trường hợp sau:
1. Nếu locus nghiên cứu thu được hai băng khác nhau thì kiểu gen của locus đó
là dị hợp tử
2. Nếu locus nghiên cứu thu được một băng duy nhất thì kiểu gen của locus đó
là đồng hợp tử
3. Trường hợp băng thu được không có trong thang alen chuẩn, có thể đó là
alen hiếm gặp trong quần thể. Khi đó việc xác định kiểu gen của locus sẽ dựa
vào kích thước băng thu được, các alen hiếm sẽ được gọi tên theo kích thước
của chúng.
2.2.5.2. Phương pháp tính tần suất alen
Sau khi thu được kiểu gen của từng locus, chúng tôi tiến hành tính toán tần
suất alen, tần số dị hợp tử thực tế, tần số dị hợp tử lý thuyết và khả năng phân biệt
của từng locus theo các công thức sau:
Tần số dị hợp tử quan sát (Observed Heterozygosity)
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
47
Tần số dị hợp tử quan sát H(ob) là tổng tần số các kiểu gen dị hợp tử quan sát
được trong toàn bộ mẫu nghiên cứu. Tần số này được tính theo công thức:
H(ob) =
Số cá thể dị hợp tử
Tổng số cá thể quan sát
Tần số dị hợp tử lý thuyết (Expected Heterozygosity)
Tần số dị hợp tử lý thuyết H(ex) được tính theo công thức:
H(ex) = 1 - å
i=1
k
P2i
Trong đó: k là tổng số alen nghiên cứu
Pi là tần số của alen thứ i trong k alen
Khả năng phân biệt (Power of Discrimination)
Khả năng phân biệt Pd được tính theo công thức:
Pd = 1 – Pi
Trong đó: Pi là khả năng trùng lặp (Power of Inclusion), nghĩa là khả năng nếu
2 cá thể được chọn một cách ngẫu nhiên trong quần thể sẽ có cùng một kiểu gen. Pi
được tính bằng tổng bình phương tần số các kiểu gen theo lý thuyết trong quần thể.
Ví dụ: Quần thể A có tần số các kiểu gen như sau:
Genotype Expected Frenquency
AA 0.053
AB 0.136
AC 0.218
BB 0.087
BC 0.280
CC 0.226
Xác xuất để hai cá thể được lấy ngẫu nhiên từ quần thể A có kiểu gen giống
nhau là:
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
48
Pi = (Tần suất dị hợp tử lý thuyết của AA)2 + (Tần suất dị hợp tử lý thuyết của AB)2
+ (Tần suất dị hợp tử lý thuyết của AC)2 + (Tần suất dị hợp tử lý thuyết của BB)2 +
(Tần suất dị hợp tử lý thuyết của AC)2 + (Tần suất dị hợp tử lý thuyết của CC)2
= (0,053)2 + (0,136)2 + (0,218)2 + (0,087)2 + (0,280)2 + (0,226)2 = 0,206
Khả năng phân biệt: Pd = 1 - Pi = 1 – 0,206 = 0,794
Tần số Pi càng thấp thì tần số Pd càng cao, chứng tỏ khả năng phân biệt các cá
thể khác nhau trong quần thể càng lớn.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Văn Quỳ
K17 – Sinh học
49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Với mục đích nghiên cứu đa hình các locus STR ở người Việt Nam, chúng
tôi tiến hành thu mẫu và tách DNA của 402 mẫu nghiên cứu, trong đó có 350 mẫu
máu khô được bảo quản bằng thẻ thu mẫu FTA card, 10 mẫu niêm mạc miệng, 10
mẫu nước bọt, 8 mẫu tóc, 8 mẫu xương, 5 mẫu móng tay, còn lại là 21 mẫu máu
tổng số thu trực tiếp từ đối tượng. Với mỗi một loại mẫu khác nhau, chúng tôi sử
dụng các phương pháp tách chiết DNA khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ
thể. Sau khi thu được DNA, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tinh sạch của DNA
bằng cách đo nồng độ DNA trên máy Nanodrop, các mẫu DNA đạt tiêu chuẩn được
dùng làm khuôn cho phản ứng PCR multiplex nhân đồng thời 16 locus STR bằng
bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® PCR Amplification Kit. Sản phẩm sau PCR tiếp tục
phân tích bằng phương pháp điện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_399_8254_1870258.pdf