Đà Nẵng đứng ở vị trí dẫn đầu cả nước trong ba năm 2008, 2009 và 2010 về
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam phối hợp với dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam thực
hiện.Các hoạt động triển lãm bất động sản Đà Nẵng 2010, diễn đàn Đối thoại Kinh
tế Việt Nam – Kansai lần thứ 5 năm 2011, 20 hội thảo ở nước ngoài nhân các
chuyến công tác của lãnh đạo thành phố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài
Loan, Hồng Kông, Macao, Châu Âu ; kết hợp giới thiệu về môi trường và cơ hội
đầu tư của Đà Nẵng tại các diễn đàn xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Singapore, Đức, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn ĐTNN và nâng vị thế của Đà
Nẵng lên tầm cao mới. Chính vì vậy, dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển như
Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, EU. đã có dấu hiệu chuyển nhiều vào miền Trung, trong đó
Đà Nẵng là địa phương có mức tăng khá cao. Chỉ tính riêng năm 2011, thành phố đã
thu hút 30 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư là 385,31 triệu USD và 02 dự án tăng
vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 16,5 triệu USD.
91 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành Phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đa dạng hơn theo hướng đa phương hóa các quan hệ
kinh tế quốc tế; chính sự hợp tác đầu tư này đã góp phần tạo vị thế của thành phố
Đà Nẵng trên trường quốc tế khi quan hệ kinh tế và đối ngoại với nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ; đồng thời tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật,
công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm trong việc đầu tư vào thành phố Đà Nẵng
như Mỹ, tập đoàn VinaCapital, Nhật Bản và ASEAN. Đà Nẵng hiện có 30 quốc gia
và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI tại Đà Nẵng. Tính hết năm 2011, British
Virgin Island là vùng lãnh thổ dẫn đầu với 37,38 % tổng vốn đầu tư, tiếp theo là
Hàn Quốc chiếm 21.50 % tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ chiếm 11,862% tổng vốn đăng
ký; Nhật Bản chiếm 7,682% tổng vốn đăng ký[15] Ngoài ra, các quốc gia và
vùng lãnh thổ như Bỉ, Đảo Cayman, Barbados có ít dự án, những vốn đầu tư đăng
ký dự án khá cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
So sánh về quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên phạm vi cả nước ta thấy,
nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng chủ yếu là từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh
tế phát triển, giữ vai trò đầu tầu của các khu vực và thế giới: Mỹ, Nhật, EU, Hàn
Quốc...theo đó, chất lượng và quy mô của các dự án có nhiều ưu thế. Như vậy, xét về
quốc gia đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của Đà Nẵng mang tính tiến bộ rõ rệt.
2.3.3. Những đóng góp của nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế xã hội
Đà Nẵng
* FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế
Phát triển doanh nghiệp FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khả năng tận
dụng lợi thế sẵn có của thành phố (đất đai, lao động, môi trường kinh doanh...) và
những ưu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra (vốn, công nghệ, thị trường...) để phát
triển kinh tế - xã hội thành phố. Doanh nghiệp FDI đã bổ sung nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương tuy tỷ lệ vốn FDI trong cơ cấu vốn phát triển trên địa bàn thành
phố chưa cao. Trong điều kiện đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, các doanh nghiệp
nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa huy động được nhiều thì
việc huy động một lượng vốn lớn FDI trong những năm qua đã bổ sung kịp thời nhu
cầu vốn cho việc phát triển kinh tế của thành phố.
Bảng 2.9 Tỷ trọng vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Năm 2008 2009 2010 2011
Vốn đầu tư phát triển
toàn địa bàn
(Tỷ đồng)
14.228,3 16.858,2 19.936,4 25.211,4
Vốn đầu tư FDI
(Tỷ đồng)
2.139,6 1.973,3 2.373,4 2.913,5
Tỷ lệ (%) 15.04 11.71 12.53 11.56
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm. Thu ngân
sách từ các doanh nghiệp FDI ngày một tăng tạo khả năng giảm mức bội chi, chủ
động hơn trong cân đối ngân sách. Thế mạnh của FDI trong xuất khẩu cộng với
đóng góp tiềm năng của FDI vào các lĩnh vực thu ngoại tệ khác như khách sạn, du
lịch đã góp phần cải thiện cán cân vãng lai. Khu vực FDI có tác động tích cực đến
các cân đối chung của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng
trưởng khá cao của thành phố (xem bảng 2.10, 2.11)
Bảng 2.10 Đóng góp của FDI vào GDP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Năm 2008 2009 2010 2011
GDP trên địa bàn
(Tỷ đồng)
20.255,4 24.388,8 30.754,7 39.0217
Doanh nghiệp
FDI (Tỷ đồng)
1.337,7 1.785,8 2.723,8 3.676,9
Tỷ lệ (%) 6,6 7,32 8,86 9,42
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011)
Bảng 2.11 Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách Đà Nẵng
Năm 2008 2009 2010 Ước 2011
Tổng thu ngân sách
(Tỷ đồng)
12.509,5 14.109,7 16.580,8 21.318,6
Doanh nghiệp FDI 492,6 500,7 760,4 896,9
Tỷ lệ (%) 3,94 3,55 4,59 4,21
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011)
Như vậy, FDI đã có những đóng góp quan trọng, có tác động tích cực vào tốc
độ tăng trưởng GDP của thành phố. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy mức đóng
góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố chưa cao,
chưa tương xứng với tiềm năng và còn thiếu ổn định.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; góp phần tích cực nâng cao
năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; tăng sức cạnh tranh
cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Cơ cấu thu hút vốn ĐTNN vào thành phố theo chiều hướng ngày càng phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phần lớn các dự
án tập trung vào các lĩnh vực: du lịch-dịch vụ, sản xuất công nghiệp, nhất là các dự
án về xây dựng các khu du lịch, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, sân golf... Đến nay, ở hầu
hết các ngành trên địa bàn thành phố đều có sự đóng góp của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN. Số lượng các dự án ĐTNN vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng
tăng đã nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, góp phần làm cho cơ
cấu kinh tế của thành phố dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH.
* Doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ,
tay nghề người lao động
Nhờ tham gia trực tiếp vào các doanh nghiệp có vốn ĐTNN mà cán bộ của
thành phố đã tiếp cận, học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế,
quản lý doanh nghiệp, phong cách làm việc của các nhà đầu tư, nhà quản lý ở các
nước phát triển. Nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã tạo cho người lao động có
điều kiện được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp cận với kỹ năng, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến ngay tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN góp phần đổi mới công nghệ, phát triển các
ngành công nghiệp điện tử, giày da... nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm đủ sức
cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp phần nâng cao
trình độ công nghệ của nền kinh tế thông qua hình thức góp vốn bằng máy móc,
thiết bị... vì thế mà thành phố đã tiếp nhận thêm những kỹ thuật và công nghệ mới
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH ở địa phương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Tuy nhiên, cũng có thể thấy chính sách sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp
có vốn ĐTNN nói chung còn mang tính khá thực dụng. Với những vị trí quan trọng,
doanh nghiệp thường sử dụng và đào tạo trình độ, kỹ năng lao động, quản lý cao; ít
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động ở những ngành, những công việc giản đơn.
Vì vậy, ở một số ngành sử dụng nhiều lao động thì trình độ của doanh nghiệp FDI
thấp hơn với mức chung trong ngành của thành phố.
* Doanh nghiệp FDI góp phần tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người
lao động
Doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu như
số lao động năm 2008 là 26.645 người thì tính đến hết năm 2010, khu vực doanh
nghiệp có vốn ĐTNN ở Đà Nẵng đã thu hút được 33.230 người [9], góp phần tạo ra
thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung cầu và cạnh tranh thúc đẩy sự quan tâm
của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo; đồng thời góp phần chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và từng bước hình thành một đội ngũ công nhân
lành nghề.
Tạo việc làm đồng nghĩa với việc tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động.
Mức thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở
thành phố Đà Nẵng là 2.769.000 đồng/tháng [14]. Mức thu nhập này có sự chênh
lệch rất lớn giữa các vị trí làm việc và trình độ đào tạo: vị trí lao động cấp cao, sinh
viên đại học, cao đẳng mới ra trường, công nhân và lao động giản đơn.
Thông qua hợp tác đầu tư, người lao động Việt Nam có điều kiện nâng cao tay
nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ và quản lý tiên tiến, tác phong lao động công
nghiệp. Lương bình quân của các công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN cao hơn so với khu vực khác tuỳ theo ngành nghề khác nhau là do: năng
suất lao động của các doanh nghiệp này thường cao hơn các doanh nghiệp trong
nước; lao động được tuyển dụng là lao động có trình độ và có tính kỷ luật cao, hơn
nữa, những doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường là những doanh nghiệp có uy tín và
quy mô lớn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
* FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế.
Thông qua việc đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu, các Doanh nghiệp có vốn
ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, chiếm 25%
kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố. Trong điều kiện hàng hoá sản xuất trong nước
dành cho xuất khẩu chưa phong phú về chủng loại, chưa đa dạng về mẫu mã, thị trường
xuất khẩu còn nhỏ hẹp thì sự gia tăng hàng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước của
các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một điều rất có ý nghĩa.
Kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng liên tục, cơ cấu hàng xuất khẩu
thay đổi theo chiều hướng tích cực: nâng dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua
chế biến, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu ở dạng thô, nguyên liệu.
Bảng 2.12. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của thành phố đà nẵng
trong 4 năm (2008-2011)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Ư. 2011
Kim ngạch xuất khẩu Đà
Nẵng (Triệu USD)
575 509 633 770
Doanh nghiệp FDI 169 196 338 418
Tỷ lệ (%) 29,39 38,5 53,4 54,28
Kim ngạch nhập khẩu Đà
Nẵng (Triệu USD)
638 651 704 785
Doanh nghiệp FDI 171 161 267 340
Tốc độ phát triển (%) 26,8 24,73 37,92 43,31
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011)
Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của các Doanh nghiệp có vốn
ĐTNN có chiều hướng tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước và
hai năm 2010, 2011 chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Sản
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
phẩm xuất khẩu chủ yếu hàng năm của các doanh nghiệp FDI: sản phẩm may mặc;
động cơ thiết bị điện, điện tử; hải sản đông lạnh; đồ chơi trẻ em
Cùng với việc tăng đều kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch nhập khẩu luôn
dao động ở mức tương đối ổn định và thấp hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu.
Điều này cho thấy tình trạng nhập siêu đã được khắc phục, cán cân thanh toán của
các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn ở mức dương, đóng góp đáng kể vào việc cải
thiện cán cân thanh toán của thành phố.
2.4. Đánh giá về môi trường đầu tư và chính sách đầu tư của thành phố
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, môi trường
đầu tư và chính sách đầu tư được đánh giá là có vai trò rất quan trọng trong việc thu
hút vốn ĐTNN. Thời gian qua, kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Đà Nẵng nói
riêng tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH; thành phố đã và đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ
tầng, trên cơ sở đó tạo thuận lợi để thu hút ĐTNN. Từ bài học thực tiễn trong những
năm qua và yêu cầu, mục tiêu phát triển của thành phố trong xu thế hội nhập, Đà
Nẵng đã rút được một số kinh nghiệm quý báu cho mình, đặc biệt là những hạn chế
ở một số cơ chế, chính sách trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Sự quan tâm của
chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu
tư; việc tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền thành phố với các doanh nghiệp
có vốn ĐTNN để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu
tư nhằm tạo sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa các bên là việc làm cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của khu vực kinh tế này trong thời gian đến.
Với hàng loạt chủ trương, chính sách và giải pháp thiết thực của Trung ương
và địa phương, môi trường đầu tư ở Đà Nẵng được cải thiện đáng kể. Đến nay, thủ
tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa, việc phân cấp giấy chứng nhận
đầu tư được mở rộng hơn cho địa phương, một số chính sách ưu đãi được chi tiết.
Cụ thể để triển khai nhanh dự án, thành phố chịu trách nhiệm về công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân nằm trong khu vực dự án; Cơ sở
hạ tầng kỹ thuật được cung cấp đến chân tường hàng rao dự án; Doanh nghiệp được
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
giao đất miễn phí để xây dựng chung cư cho công nhân Hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông của thành phố đã được chỉnh trang, xây dựng ngày càng khang trang và
hiện đại; Đà Nẵng đã đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố để xây dựng hoàn
chỉnh KCN Hòa Khánh, KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Riêng các KCN Đà
Nẵng (liên doanh Malaysia), Hòa Cầm, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, thành phố
đã kêu gọi xã hội hóa. Đến nay, các KCN này đã được xây dựng tương đối hoàn
chỉnh, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là địa chỉ tin cậy để họ
an tâm đầu tư. Cụ thể, các KCN đã lấp đầy từ 80% trở lên, đây là tín hiệu đáng
mừng minh chứng việc đầu tư hạ tầng trong thời gian qua của thành phố đã đạt
được những thành tựu nhất định, góp phần tạo thuận lợi để thu hút đầu tư. Thành
phố cũng đang tích cực triển khai đầu tư khu công nghệ cao và khu công nghệ thông
tin tập trung nhằm thúc đẩy nhanh việc thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao,
công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng cao
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. [31]
Đà Nẵng đứng ở vị trí dẫn đầu cả nước trong ba năm 2008, 2009 và 2010 về
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam phối hợp với dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam thực
hiện.Các hoạt động triển lãm bất động sản Đà Nẵng 2010, diễn đàn Đối thoại Kinh
tế Việt Nam – Kansai lần thứ 5 năm 2011, 20 hội thảo ở nước ngoài nhân các
chuyến công tác của lãnh đạo thành phố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài
Loan, Hồng Kông, Macao, Châu Âu; kết hợp giới thiệu về môi trường và cơ hội
đầu tư của Đà Nẵng tại các diễn đàn xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Singapore, Đức, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn ĐTNN và nâng vị thế của Đà
Nẵng lên tầm cao mới. Chính vì vậy, dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển như
Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, EU... đã có dấu hiệu chuyển nhiều vào miền Trung, trong đó
Đà Nẵng là địa phương có mức tăng khá cao. Chỉ tính riêng năm 2011, thành phố đã
thu hút 30 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư là 385,31 triệu USD và 02 dự án tăng
vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 16,5 triệu USD.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Những kết quả đạt được trên phản ánh tính năng động, sáng tạo và quyết tâm
cao của Đảng bộ và nhân dân thành phố trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc
biệt là lĩnh vực ĐTNN. Nhưng so với thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số
địa phương khác trên cả nước, cũng như so với tiềm năng, vị thế của mình thì dòng
vốn đầu tư vào Đà Nẵng còn thấp, chưa đáp ứng những gì mà nhân dân địa phương
mong đợi. Có thể thấy những hạn chế này ảnh hưởng đến dòng vốn ĐTNN vào Đà
Nẵng: chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuế và cải tiến thủ tục đầu tư chưa thật sự
hấp dẫn; nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các nhà
máy còn thiếu và chất lượng không cao; giá thành sản phẩm và các dịch vụ khác
như: khách sạn, bệnh viện, trường học, khu vui chơi, giải trí chưa phát triển; hệ
thống pháp luật, chính sách và một số Nghị định liên quan đến đầu tư đã được sửa
đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc; việc triển khai các
cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố chưa thật sự nhanh chóng; việc phối
hợp giữa các sở, ban ngành chưa chặt chẽ làm cho dự án triển khai chậm tiến độ.
Đây là những lý do chính làm cho môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, tạo sức hút mạnh cho lĩnh vực FDI của Đà
Nẵng, thành phố sẽ tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc nói trên, đồng thời xem xét,
đề xuất các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.5. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thu hút vốn ĐTNN ở Đà
Nẵng trong thời gian qua
2.5.1. Những khó khăn hạn chế
Với những nỗ lực của bản thân thành phố, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của
Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, việc thu hút vốn ĐTNN ở
Đà Nẵng đã có bước phát triển đang kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu
của thực tiễn thì sự phát triển đó vẫn còn hạn chế:
- Quy hoạch không đồng bộ, thay đổi quy hoạch trong thời gian ngắn đã tác
động không nhỏ đến môi trường đầu tư, gây ra phản ứng dây chuyền cho nhà đầu tư
trong và ngoài nước, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn gây tâm lý lo ngại
cho nhà đầu tư. Chính sách đền bù, giải tỏa khi nhà đầu tư phải di dời cơ sở sản
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
xuất, di dời nhà xưởng từ địa điểm cũ đến nơi sản xuất mới do thay đổi quy hoạch
được áp dụng thiếu linh hoạt và còn cứng nhắc, tạo tâm lý lo sợ cho nhà đầu tư.
- Việc triển khai thực hiện cơ chế mới và chính sách ưu đãi đầu tư của thành
phố còn thiếu linh hoạt, nhạy bén và chưa thật sự đồng bộ. Việc phối hợp giữa
các sở, ban ngành chưa thành quy chế, nên việc triển khai dự án chưa thể biểu
hóa về mặt thời gian. Thời gian xử lý để có chủ trương cho phép tiến hành dự án
còn chậm so với địa phương khác.
- Mặc dù trong những năm qua sự phát triển nhiều mặt của thành phố đã có
những tiến bộ vượt bậc, nhưng nếu nhìn nhận Đà Nẵng về hướng phát triển kinh tế -
xã hội lâu dài, bền vững cho một thành phố công nghiệp về đích sớm trước năm
2020 vẫn gặp những giới hạn của nó như: còn dàn trải về đầu tư cho công trình xây
dựng kết cấu hạ tầng. Toàn cảnh thành phố như một công trình luôn dang dở, thiếu
sự tập trung dứt điểm, đang làm ảnh hưởng đến cơ hội và kế hoạch thực hiện các dự
án đầu tư.
Nhiều con đường lớn vừa làm xong lại phải đào bới, chỉnh sửa rất tốn kém,
trong khi đó có những đường phố còn đất đá nhưng lại bị lãng quên hoặc không có
kinh phí để cải tạo nâng cấp. Các cửa ngõ phía Nam, phía Bắc cũng như trong lòng
thành phố nhiều công trình đã xây dựng xong nhưng còn phải tiếp tục hoàn thiện,
chấn chỉnh về quản lý để tăng tính hiệu quả, nhiều nơi quy hoạch treo gần chục năm
nhưng vẫn chưa thấy tiến hành đã làm thất vọng bao người dân và nhà đầu tư.
Chính sách ưu đãi đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thu hút FDI vào Đà Nẵng
chưa được cụ thể hoá và thực thi nhất quán, có trường hợp còn vận dụng tuỳ tiện ẩn
chứa nhiều tiêu cực. Đây là những giới hạn cần được khắc phục, nếu chậm trễ sẽ
mất cơ hội thu hút vốn ĐTNN để phát triển thành phố.
- Đà Nẵng có cảng biển lớn và có nhiều ưu thế so với các cảng biển khác của
đất nước, nhưng do cơ chế, chính sách thu hút FDI chưa thật sự thông thoáng, chi
phí vận tải cao nên lượng tàu và lượng hàng hoá xuất, nhập cảng còn ít gây khó
khăn không nhỏ cho hoạt động FDI. Trong nhiều trường hợp để kịp thời có đủ
nguyên liệu sản xuất cũng như giao đúng hợp đồng, doanh nghiệp phải nhập hoặc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
xuất tại nơi khác sau đó mới chuyển về Đà Nẵng làm cho giá thành sản phẩm cao
gấp hai đến ba lần. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp khi đầu tư vào Đà Nẵng. Điều kiện đi lại không thật sự thuận lợi, thiên tai, lũ
lụt cũng thường xuyên xảy ra cũng làm ảnh hưởng đến tình hình đầu tư vào Đà
Nẵng.
- Với môi trường cạnh tranh gay gắt, để thu hút FDI, các địa phương đã đưa
ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về giá thuê đất, thuế, tăng cường cải tiến thủ tục
đầu tư... nhằm tạo ra lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong khi sức hấp dẫn của
Đà Nẵng trong lĩnh vực này chưa cao. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh của các nước
trong khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái Lan... tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, tạo ra lực hấp dẫn mới, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đầu tư
vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
- Nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các nhà
máy tại Đà Nẵng chưa phong phú, chất lượng không cao. Thành phố hiện có 6 KCN
thu hút FDI nhưng công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ngành dệt may là thế mạnh nhưng có gần 80% nguyên liệu vải, phụ liệu may phải
nhập khẩu, chỉ có 5% được cung ứng tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, các dịch vụ
phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhà ĐTNN và gia đình họ như trường học, bệnh
viện, khách sạn, khu vui chơi giải trí chưa phát triển.
- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh đều gặp khó khăn
trong việc xác định, giải trình nguồn vốn góp và chọn người có đủ năng lực tham
gia đàm phán với đối tác nước ngoài. Lực lượng cán bộ chuyên trách và cán bộ
tham gia trực tiếp trong lĩnh vực này còn yếu về kiến thức và năng lực tổ chức. Hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của nhiều DNCVĐTNN còn thấp. Một số doanh nghiệp có
tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao nhưng do biến động về giá cả trên thị trường thế giới
bất lợi dẫn đến phải thu hẹp quy mô hoặc chỉ sản xuất cầm chừng.
- Điều kiện và môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, thị trường Đà Nẵng
và các vùng lân cận sức mua có hạn, dân cư còn nghèo, thu nhập chưa cao, tỷ lệ số
người có việc làm ổn định thấp nên dẫn đến tình hình kinh doanh tại Đà Nẵng kém
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
hiệu quả hơn so với một số tỉnh, thành phố khác. Các điều kiện về sản xuất phụ trợ,
gia công cho các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may, sản phẩm phụ chưa phát triển
mạnh, hầu như phải mua từ các địa phương khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh hoặc nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, làm giảm sức
cạnh tranh so với các địa phương khác ...
2.5.2. Những nguyên nhân chính
Hiệu quả hoạt động thu hút vốn ĐTNN ở thành phố đến nay vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra, chưa thật sự tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong việc
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương là do một số nguyên nhân sau:
- Trước hết, vấn đề nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo ở các cấp, các
ngành trong thành phố về vai trò của kinh tế có vốn ĐTNN đối với việc góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội chưa thật sự sát thực tế và chưa nhất quán,
trong khi đó việc đánh giá quá cao và quá lớn nguồn vốn ĐTNN đã làm nảy sinh
tâm lý thụ động, chờ đợi kêu gọi đối tác nước ngoài.
- Hệ thống pháp luật nói chung và những chủ trương của thành phố nói
riêng, tuy có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện,
trước hết là thủ tục và việc phân cấp quản lý, cấp giấy phép, vẫn còn tình trạng
chồng chéo nhau. Việc giải thích luật và các văn bản dưới luật còn chậm, nghèo
về hình thức chuyển tải thông tin đến các nhà đầu tư. Các chính sách về lĩnh vực
ưu tiên của thành phố cũng như lĩnh vực cấm đầu tư, đặc biệt là chính sách thuế,
thủ tục hải quan, quản lý ngoại tệ, thủ tục xuất nhập khẩu còn nhiều vướng mắc.
- Một số chính sách chưa đồng bộ, tính khả thi thấp. Thành phố chưa có hệ
thống chính sách tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN về việc xử lý nhiều mối quan hệ đối với sản xuất, kinh doanh,
nhất là vật tư, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra trên thị trường. Việc quy
hoạch cụ thể đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, chưa ổn định, thiếu tập trung, hiệu
quả thấp.
- Mặc dù là thành phố thuộc vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, song việc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
chỉ đạo và những điều kiện ưu đãi của Trung ương dành cho thành phố Đà Nẵng
chưa nhiều. Điều kiện và môi trường đầu tư ở Đà Nẵng còn chưa hấp dẫn, thị
trường Đà Nẵng và các vùng lân cận sức mua có hạn, chi phí vận tải cao, điều kiện
đi lại không thuận lợi. Các cơ quan chức năng liên quan đến khu vực kinh tế có vốn
ĐTNN và đội ngũ cán bộ làm việc trong khu vực đó còn nhiều hạn chế, chưa ngang
tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi thực tiễn sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT FDI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Bối cảnh trong nước và triển vọng của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài
3.1.1. Bối cảnh Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, đến nay,
cơ bản nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với lợi thế là một
quốc gia có dân số khá lớn (thứ 14 thế giới); môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định trong thời gian dài, Việt
Nam đã trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn
nhiều thách thức đang đặt ra cho nước ta khi nước ta vẫn là một nước đang phát
triển ở trình độ trung bình. Bối cảnh đó đưa lại cho Việt Nam nói chung và Đà
Nẵng nói riêng những thuận lợi và khó khăn nhất định trong thu hút FDI
* Thuận lợi:
- Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, các hoạt động xuất khẩu, liên doanh,
đầu tư ra nước ngoài đã trở thành những yếu tố chi phối, quyết định khả năng tồn
tại và phát triển của công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một
trong những điều kiện chủ yếu để các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc chiếm
lĩnh và mở rộng thị trường , chuyển giao công nghệ để kéo dài chu kỳ kỹ thuật,
chu kỳ sản phẩm nhằm thu lợi nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_thanh_pho_da_nang_2233_1912262.pdf