Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6

7. Bố cục luận văn. 7

Chương 1. 8

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN. 8

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ. 8

1.1. Những khái niệm cơ bản . 8

1.2. Nội dung và vai trò quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 12

1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy

giá trị văn hóa của dân tộc Êđê . 18

1.4. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước đối với bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 22

Tiểu kết chương 1. 28

Chương 2. 29

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT

HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ . 29

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK . 29

2.1. Thực trạng văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 29

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các buôn gần gũi trong vùng đồng thời sửa lại nhà cửa, cầu thang lên nhà để chuẩn bị đón khách [3]. Lễ cúng sức khỏe có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm đề cao vai trò người cao tuổi trong cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Êđê. Theo phong tục của người Êđê, sau lễ mừng thọ 60 tuổi, cứ ba năm một lần, sau mùa rẫy, từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch năm sau là các thành viên trong gia đình, dòng họ tổ chức lễ cúng sức khỏe cho ông bà mình. Lễ được tổ chức trong ba ngày, đây là một trong những lễ lớn của gia đình, dòng họ, nên nó thu hút mọi người trong cộng đồng buôn làng tham gia [3]. Lễ tang: Khi gia đình có người chết, chủ nhà đánh một hồi trống (ở mặt da trâu đực của trống H’gơr) để báo cho dân làng biết. Trong những ngày này, người trong buôn đều ngừng sản xuất, không ai lên rừng, làm rẫy, không mua bán trao đổi, không đi xa ra khỏi làng,... Mọi người đến đám tang mang theo gói cơm, quả trứng “làm lễ vật dâng cho người chết”. Trong đám tang của 39 người Êđê, bà chủ nhà đóng vai trò chủ tang. Phong tục của người Êđê, chồng chết, người vợ phải kiêng cữ ba năm, đến năm thứ tư, sau khi làm lễ bỏ mả cho chồng, người vợ mới được lấy chồng mới. Trước kia, họ phải lấy em của chồng để chăm lo cuộc sống của gia đình mẫu hệ. Ngày nay tục này không còn nữa [3]. Lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất được tổ chức để vĩnh biệt người chết, đưa linh hồn người chết trở về thế giới tổ tiên. Thường sau khi chôn cất người chết được 3 năm thì người Êđê tổ chức lễ bỏ mả. Trước khi tổ chức lễ này, gia đình và dòng họ người quá cố phải họp bàn và phân công nhiệm vụ. Dăm dei là người chịu trách nhiệm điều hành công việc chung. Sau khi phân công công việc xong, mỗi nhóm thực hiện công việc của mình: Nhóm giỏi nghề mộc thì chặt cây đẽo tượng nhà mồ; đàn bà, con gái hái rau rừng, thổi cơm; nhóm cồng chiêng lo chỉnh chiêng,... Trong các công việc này, trước khi làm nhà mồ, đẽo tượng nhà mồ thì phải cúng gà hoặc heo tại ngôi nhà sàn và khu mộ địa. Mọi việc được chuẩn bị xong xuôi thì lễ bỏ mả được tiến hành. Người Êđê thường chọn những đêm có trăng sáng để tổ chức lễ bỏ mả. Lễ này được tiến hành trong ba ngày. Ngày thứ nhất của lễ được tiến hành bằng việc chủ nhà mang theo một ché rượu và một con gà ra ngôi mộ. Thầy cúng đi cùng chủ nhà và ông ta cầu khấn các vị thần linh, hồn người chết cho phép chủ nhà được làm lễ bỏ mả. Sau lễ cầu khấn này, việc dọn cỏ, phá bỏ nhà mồ cũ được tiến hành. Người ta dựng lại nhà mồ, nhà để cơm, cột kut, cột klao, hàng rào, đồng thời dựng gần ngôi mộ một chiếc lều nhỏ, đốt lửa để về đêm gia đình và những người tham gia lễ bỏ mả trò chuyện lần cuối với người quá cố. Khi nhà mồ đã dựng và trang trí xong, lễ bỏ mả được chính thức tiến hành. Họ chọn bảy ché rượu làm lễ cúng thần cùng với con trâu được cột thành một dãy trước nhà mồ. Thầy cúng trong bộ trang phục truyền thống, 40 ngồi trước 7 ché rượu, mặt hướng về phía đông đọc lời vĩnh biệt người quá cố. Thầy cúng đọc xong, đồng loạt các bộ cồng chiêng cùng đánh tạo nên âm thanh dồn dập ngân vang cả một vùng. Chủ nhà thả một con gà nhỏ coi như để vĩnh biệt linh hồn người chết. Mọi người cùng ăn uống vui vẻ. Người ta nhóm một đống lửa bên cạnh mộ và để nó cháy suốt ngày đêm trong thời gian làm lễ bỏ mả. Đêm đó là đêm không kiêng cữ, cấm đoán. Cồng chiêng vang lên từng hồi, các ông bà già hát các làn điệu dân ca cổ truyền, kể khan, thanh niên thì hát giao duyên bằng điệu êirei, mọi người uống rượu, chuyện trò, ca hát thâu đêm. Ngày thứ hai, các gia đình trong buôn làng tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mình sẽ đóng góp gạo thịt cho chủ nhà. Mọi người vẫn ngồi quanh nhà mồ để ăn uống, nói chuyện. Khi nào hết cơm thịt, rượu nhạt thì mọi người trở về nhà. Ngày thứ ba, mọi người lại tiếp tục uống rượu ở nhà chủ lễ. Gia đình, dòng họ chủ lễ làm một lễ nhỏ để giải phóng cho người góa vợ hoặc góa chồng. Sau đó, người góa ra suối tắm gội. Từ đây trở đi, họ không còn ràng buộc gì với người chết nữa [41]. + Lễ cúng bến nước: Người Êđê thực hiện lễ cúng bến nước khi buôn làng có việc trọng đại như dời buôn, lập buôn mới. Ngoài ra, hàng năm cứ vào dịp đầu năm mới là lễ cúng bến nước được tiến hành. Người ta cúng bến nước là mong thần nước ban cho dòng nước trong lành, đồng thời vào dịp này, dân làng dọn bến nước rất sạch sẽ. Chủ bến nước là người đứng ra chủ trì công việc cúng bến nước. Đây là công việc của tất cả mọi người trong buôn làng. Lễ này được tiến hành trong ba ngày. Ngày thứ nhất, người ta dọn đường và sửa bến nước. Người tham gia được chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất cùng thầy cúng làm lễ cúng ở khoảng giữa đường từ đầu buôn làng đến bến nước. Còn nhóm thứ hai thực 41 hiện lễ cúng tại bến nước. Thầy cúng cầm rượu đổ lên ống nước để cầu nước nguồn không bao giờ cạn. Trong khi đó, một người đàn ông cầm khiên múa, anh ta tiến lên lùi xuống ba lần. Hành động này mang ý nghĩa đuổi thần xấu ra khỏi bến nước. Lễ cúng ở bến nước xong, dân làng cùng đến nhà chủ bến nước uống rượu. Ngày thứ hai, mỗi gia đình đều làm lễ cúng bến nước tại nhà mình. Các thầy cúng có nhiệm vụ đến từng gia đình trong buôn làng để thực hành nghi lễ cúng bến nước. Vào ngày này, có nhiều dấu cấm đi lại như: Buộc dây treo lông gà, sợi bông gòn,... Người lạ đến muốn rời khỏi buôn làng thì phải để lại một cái gì đó để làm tin. Hôm sau người đó trở lại lấy sẽ được dân làng trả lại. Ngày thứ ba, cả buôn làng lại làm lễ cúng chung. Đồ cúng gồm một con gà, một ché rượu. Lễ cúng này mang ý nghĩa đuổi thần xấu, cầu mong nguồn nước mạch trong lành cho dân làng sử dụng. Lễ cúng xong, các dấu hiệu ngăn cấm người qua lại được dỡ bỏ. Trong thời gian làm lễ cúng bến nước, tất cả các hoạt động như làm rẫy, săn bắt, hái lượm đều phải ngưng lại. Lễ cúng bến nước của người Êđê mang tính nghi lễ nhiều hơn tính hội. Tuy nhiên đây cũng là dịp mọi người quây quần ở nhà chủ bến nước để trò chuyện, ca hát, trao đổi tâm tình [41]. + Lễ cầu mưa - cầu no đủ: Vào khoảng tháng 3 - 4 âm lịch hàng năm, đồng bào Êđê tổ chức Lễ cầu mưa - cầu no đủ. Đây là nghi lễ đánh dấu thời điểm bắt đầu một mùa rẫy mới với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, nương rẫy tốt tươi, thóc lúa đầy kho. Trước khi bắt đầu lễ cúng, đồng bào Êđê chuẩn bị không gian tiến hành nghi lễ và lễ vật dâng lên các yang. Đầu tiên, đồng bào dựng cây nêu và một chòi Pưk trên rẫy. Chòi Pưk có 2 tầng: tầng trên (tầng trời) để thờ ông trời và bà trời (Aê Diê và Aduôn Diê), tầng dưới là kho lúa tượng trưng cho sự no đủ 42 với một ít lúa được đặt sẵn bên trong. Dưới chân chòi đồng bào đặt tượng thần Ác (Yang Liê) - người xui khiến chim thú vào phá rẫy, làm mất mùa màng và một cầu thang được dựng ngược với ý nghĩa để thần ác không thể bước lên kho lúa [11]. Những lễ vật cúng thần linh được đựng trong dụng cụ đan bằng tre, nứa đặt dưới đất cùng các tượng gỗ tạc hình vật nuôi như: trâu, bò, heo, gà, Các tượng hình động vật phá hoại như: chuột, nhím, Các bẫy thú, dụng cụ đuổi chim đặt ở xung quanh rẫy và tổ ong treo sẵn trên cây. Các ché rượu được đặt sẵn ở nơi tiến hành nghi lễ. Trên cây cột rượu, thầy cúng cắm đầu con gà trắng quay về hướng đông. Bên ché rượu cần, thầy cúng đọc lời cúng 3 lượt, kết thúc mỗi lượt đồng bào vẩy nước ra xung quanh (nước được đựng sẵn trong nồi đồng). Thầy cúng cắm cần vào ché rượu, tiếng chiêng nổi lên không dứt. Những người đàn ông trong buôn hai tay cầm gậy chọc lỗ đi trước, theo sau là các cô gái làm động tác tra hạt, tốp thanh niên sau cùng cầm khiên, múa kiếm đi vòng quanh cột lễ biểu trưng cho hành động đuổi tà ma, thú rừng phá hoại mùa màng. Song song là các chàng trai cầm ống té nước làm mưa để chống hạn, ban phước lành hòa cùng tiếng reo hò của buôn làng và âm thanh của dàn chiêng. Kết thúc nghi thức chọc lỗ tra hạt, chủ buôn được thầy cúng mời ăn thịt, uống rượu ở mâm cúng trước tiên, sau đó đến lượt bà con trong buôn thưởng thức lễ vật và múa trong nhịp cồng chiêng, trống mừng rộn rã. Sau đó, thầy cúng thực hiện lễ cầu no đủ. Thầy cúng treo vòng tay được kết bằng tre lên cột lễ với ý nghĩa “100 vòng xin thần mưa; 100 vòng xin thần rẫy”. Dân làng mang gùi lúa đựng dụng cụ lao động và cá lóc sống vào vị trí để tiến hành nghi lễ. Trước chòi Pưk, khi âm thanh của dàn chiêng nổi lên, thầy cúng đọc lời cúng và đi vòng xung quanh chòi 3 lần. Kết thúc vòng thứ 3, thầy cúng chém vào đầu thần Ác. Sau đó, thầy cúng cầm bát rượu pha tiết 43 heo vẩy vào các gùi đựng lúa bắp, công cụ lao động và vẩy xuống đất rẫy để mời các thần dùng rượu cùng với dân làng rồi thầy cúng quay về mâm cúng đọc lời khấn. Thầy cúng tiếp tục nâng chén rượu, kính cẩn mời ông trời, bà trời, mời các bồ lúa bắp trong chòi và đi xung quanh rẫy vẩy rượu mời các bẫy, dụng cụ đuổi chim tượng trưng. Dân làng trong buôn bắt đầu tỏa đi bắt tổ ong lấy mật, kiểm tra các bẫy đặt quanh rẫy. Kết thúc buổi lễ, đồng bào trong buôn tập trung bên ché rượu cần cùng uống và cười đùa vui vẻ. Sau lễ cầu mưa nếu có một trận mưa xuống thì được coi là điềm may mắn, cả buôn làng sẽ làm lễ ăn mừng trận mưa đầu mùa. Lễ cầu mưa nhằm cầu mong thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; đồng thời thể hiện sự đồng tình và ý chí vượt qua mọi khó khăn, bước vào mùa rẫy mới của bà con trong buôn [51]. Nghi lễ - lễ hội của buôn làng người Êđê chính là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Do vậy, có rất nhiều lễ hội trong một năm của người Êđê được tồn tại. Lễ hội được xem như là cao trào của sinh hoạt cộng đồng. Người Êđê quan niệm rằng: Cuộc sống của con người hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của thần linh, từ trong lao động sản xuất đến sự chết chóc mọi hoạt động đều phải cầu xin thần linh cho phép. Những nghi lễ đó là một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa của người Êđê. Ngày nay, do có sự tác động từ bên ngoài của môi trường văn hoá nên trong đời sống của đồng bào người Êđê tần suất xuất hiện các nghi lễ - lễ hội ngày một ít đi. Để tiến hành một nghi lễ hay lễ hội nào đó đôi khi còn phải phụ thuộc vào bên ngoài mà không theo chu kỳ hay quy định thời gian và không gian theo kiểu truyền thống. - Âm nhạc: + Không gian văn hóa cồng chiêng: 44 Cồng chiêng là nhạc cụ bởi khi đánh thì phát ra tiếng nhạc, nhưng cồng chiêng không chỉ để nhằm giải trí, tiêu khiển mà còn gắn liền với lễ hội hay sự kiện quan trọng. Cồng chiêng được người Êđê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Các bộ chiêng giữ vai trò chủ đạo trong các nghi lễ như mừng nhà mới, mừng lúa mới, lễ chúc sức khỏe, cưới hỏi, lễ sinh đẻ, lễ cầu may, lễ tang, lễ bỏ mả. Tất cả các lễ nghi trong cuộc đời người Êđê đều có tiếng cồng chiêng. Dân tộc Êđê có dàn chiêng knah, ngôn ngữ Êđê gọi là Čing Knah. Bộ Čing Knah gồm 10 chiếc. Theo cách gọi và phân biệt của người Êđê, 3 chiếc chiêng núm với tên gọi theo kích thước như sau: Ana čing (chiêng núm lớn nhất), Mđŭ čing (chiêng núm nhỡ) và Mong čing (nhỏ nhất); cùng 7 chiếc chiêng bằng là chiếc Čhar (chiêng bằng lớn nhất), Knah, H'liang, Khŏk, H'Luê Khŏk, H'Luê H'liang, H'Luê Khŏk điêt và biểu thị từng thành viên trong gia đình ứng với từng chiếc chiêng như: Čhar (người ông), Ana (người mẹ), Mđŭ (người bố) [11]. Cấu tạo của bộ chiêng gồm 3 bộ phận chính: núm chiêng (đối với chiêng núm) đây là bộ phận được làm theo hình bán cầu từ mặt chiêng, là vị trí dùng để gõ, tạo ra âm thanh vang, ngân dài và có tiếng rung; mặt chiêng là một mặt phẳng xung quanh núm chiêng (ở chiêng núm) hay toàn bộ (ở chiêng bằng) và đều có hình tròn. Đây là bộ phận quyết định âm thanh như cao độ, sự “tròn, đầy” của tiếng và độ vang. Các nghệ nhân chỉnh chiêng, chủ yếu tác động vào bộ phận này; thành chiêng là một bộ phận nối liền với mặt chiêng thành một bản rộng bao quanh chiêng. Thành chiêng có hai loại: Thẳng đứng (đối với chiêng bằng) và khum (đối với chiêng núm). 45 Tiêu chuẩn để lựa chọn chiêng là độ vang, âm sắc và độ hòa hợp dễ nghe giữa các chiêng đối đáp tạo nên giai điệu. Với nhiều dân tộc, chiêng quý được đánh giá bởi nó “hát” hay, tiếng ngân vang xa hơn những chiếc chiêng khác. Với người Êđê, ngoài tiêu chuẩn ấy, chiêng quý còn là những chiếc chiêng được pha lẫn các loại kim loại quý hiếm như vàng, đồng đen hoặc bạc; những bộ chiêng đã “tham gia” nhiều lễ cúng lớn. Trong các bộ chiêng của người Êđê, chiêng quý thường là hai chiếc Ana čing và Mđŭ čing. Khi tấu nhạc, Mđŭ čing và Ana čing đối thoại với nhau, nguyên tắc là nhóm Khŏk dẫn dắt và nhóm H'liang đi theo, như những luật tục mẫu hệ vậy. Các cuộc tấu chiêng của người Êđê là những câu chuyện qua lại về thế tục và sự tưởng nhớ đến thần linh, tổ tiên. Tiếng chiêng Êđê có âm thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của chàng Đam San chinh phục Nữ thần Mặt Trời. Chiêng Êđê mang đậm tính tiết tấu dù những yếu tố còn lại như giai điệu, hòa thanh... vẫn không bị lấn át. Tiết tấu chiêng Êđê rất nhanh, dồn dập, sôi nổi như thác reo, như gió thổi, đòi hỏi trình độ diễn tấu của nghệ nhân phải rất điêu luyện mới có thể cùng hòa tấu được. Âm thanh dàn chiêng Knah vang xa và mạnh mẽ chính là bởi sự va đập, bồi âm từ 10 chiếc chiêng cùng một lúc tấu lên; bởi dùi đánh chiêng được làm bằng chất liệu gỗ cứng, hoặc tre đực, gõ thẳng vào mặt phẳng của những chiếc chiêng bằng. Để âm thanh có sự thay đổi phong phú hơn, các nghệ sĩ đánh thường nhún người lên xuống. Người Êđê diễn tấu cồng chiêng ngay trong nhà dài, trên ghế kpan; trường hợp chiêng Êđê được đánh ngoài trời là khi cúng bỏ mả, cúng bến nước, tang lễ Các chiêng núm được đánh bằng dùi gỗ có bọc vải mềm, chiêng bằng đánh bằng dùi gỗ không bọc gì, chiêng bằng được đánh vào mặt trong của chiêng, đó cũng là điểm khác biệt trong cách diễn tấu cồng chiêng của người Êđê so với các tộc người Tây Nguyên khác. 46 Ở vùng người Êđê Bih sinh sống các nữ nghệ nhân thường xuyên diễn tấu chiêng Jhô, gồm 6 chiếc có núm và 1 trống H’gơr giữ nhịp. Dàn chiêng có tên gọi như sau: hai chiếc nhỏ nhất gọi là Đai hoặc Anăk (nghĩa là con); hai chiếc trung gọi là Amí (mẹ); Hai chiếc lớn nhất được gọi là Ama (cha). Chiêng Jhô do 6 người phụ nữ đảm nhận và 1 người phụ nữ có tuổi vững nhịp nhất đảm nhận trống. Chiếc trống H’gơr làm nhiệm vụ chỉ huy nhịp độ và sự ra vào, ngừng nghỉ của cả dàn nhạc. Âm thanh của chiêng Jhô thanh thoát, trong trẻo, không vang xa lắm. Các bài chiêng của người Êđê Bih không nhiều, thông dụng nhất có các bài Pâc mâc (đón khách) đánh khi có khách đến nhà hoặc mở đầu một cuộc vui; Wăk wei (tiếng khung cửi) đánh khi cúng lúa, trong lễ ăn cơm mới; Hơk hơk (vui mừng) đánh khi cúng bến nước vào dịp cuối năm hay đầu năm mới. Bài Pek per (tiễn đưa) chỉ được đánh khi có đám ma hay làm lễ bỏ mả. Các nghệ nhân sẽ được mời đến lúc người đang hấp hối. Bài chiêng này sẽ được cất lên ngay khi tắt thở, trong tiếng khóc của gia chủ. Cả dàn chiêng vừa đánh vừa nhún chân đi vòng quanh chỗ người quá cố nằm. Đám ma kéo dài mấy ngày thì chiêng đánh bằng ấy thời gian. Khi đưa người chết ra huyệt mộ, dàn chiêng cũng vừa đi theo vừa đánh, cho đến lúc việc chôn cất xong xuôi mới ngừng nghỉ. Theo các nghệ nhân thì dàn chiêng Jho diễn tấu theo từng cặp đôi một: Hai chiếc chiêng anăk và chiêng amí chơi cùng một nhịp đảm nhận phần giai điệu; Hai chiếc ami hluê anăk và ama hluê amí thứ nhất theo sau làm bè đệm; Riêng chiếc chiêng ama hluê amí lớn nhất thỉnh thoảng ngẫu hứng lại dồn nhịp hoặc lơi nhịp, không theo các chiêng nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là tên gọi của các chiêng cũng chính là chức năng diễn tấu trong dàn. Câu nhạc cứ lặp đi lặp lại khoảng bốn nhịp thì chuyển sang câu khác. Những người phụ nữ vừa đánh chiêng vừa nhún nhảy di chuyển bước chân theo nhịp chiêng. Hai chiếc anăk tựa vào bụng và nằm trên khủy tay trái, bàn tay ngửa lên nắm lấy 47 thành chiêng, tay phải cầm dùi gõ lên núm chiêng. Bốn chiếc còn lại đều treo trên các ngón bàn tay trái theo chiều thẳng đứng, áp sát vào khủy tay. Tay phải cầm dùi gõ lên mặt có núm. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được dân tộc Êđê cũng như cộng đồng Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay. Nhưng quá trình chuyển biến về kinh tế - xã hội và tín ngưỡng đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của các cộng đồng nơi đây. Việc gìn giữ và chuyển giao các tri thức và bí quyết về cồng chiêng lại cho thế hệ tương lai gặp rất nhiều khó khăn. Phần vì nhiều nghệ nhân nắm giữ bí quyết qua đời, nhiều người không biết hết các nghi lễ truyền thống, thế hệ trẻ ít hoặc không quan tâm đến cồng chiêng do sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại và văn hóa du nhập. Ở nhiều nơi, cồng chiêng bị tước khỏi ý nghĩa nguyên bản và không gian văn hóa linh thiêng. Cồng chiêng trở thành những vật buôn bán trao đổi, tái chế phục vụ cho các mục đích khác, không gian diễn xướng của cồng chiêng thì đang dần bị thu hẹp, bị sân khấu hóa và theo nhu cầu thưởng thức của du khách thập phương. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa - xã hội vùng dân tộc, miền núi; đồng thời triển khai thực hiện chương trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo tồn không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, sau khi được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (2005), tỉnh Đắk Lắk đã tích cực, chủ động nhằm phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh, các hoạt động liên quan đến không gian văn hóa cồng chiêng đã góp phần tích cực trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. + Hát êirei 48 Nói đến dân ca của người Êđê là nói đến hát kưt và êirei. Nếu như hát kưt mênh mông, dàn trải, không có tiết tấu rõ ràng, mang nặng tính tự sự, thì êirei là điệu hát với tiết tấu vui tươi, rộn ràng, là những cuộc trò chuyện bằng âm nhạc sinh động. Êirei có nhịp điệu sôi nổi, thoải mái, thường hát ở nơi tụ tập đông người. Hát eirei được thể hiện sinh động bằng lời nói vần (klei duê) tạo nên nhịp điệu vừa có chất thơ vừa có chất nhạc. Các câu hát như những móc xích nối với nhau. Trước đây, điệu êirei được hát trong bất cứ cuộc vui nào của người Êđê, chỉ khi hát trong đám ma thì mới có nhạc đệm là đĭng năm. Sau này, văn nghệ quần chúng khuyến khích các nhạc cụ đệm, nên khi hát kưt thì có đĭng buôt-čŏk, còn hát êirei thường kết hợp với tiếng đĭng năm hoặc có người hát bè. Có ba loại êirei đối đáp, là hát đối đáp giao duyên, hát đối đáp ca ngợi vẻ đẹp trong cuộc sống, răn dạy con cháu, và thứ ba là hát đố. Êirei không chỉ có hát đối đáp nam nữ, mà còn có thể là nam hát đối với nam, hoặc nữ hát đối với nữ, như một cuộc đối thoại bằng nhạc giữa hai người. Hát êirei, đặc biệt là êirei đối đáp, rất khó, không phải ai cũng hát được. Theo quan niệm của người Êđê thì chỉ có những người được Yang (thần) cho biết duê (gieo lời nói vần) thì mới hát được. Họ phải biết nhịp điệu, nhanh ý, phải thuộc nhiều câu nói có vần, giàu hình ảnh để có thể ứng đối thật nhanh. Êirei cũng có thể hát một mình. Khi đó, êirei mang tính tự sự rõ nét, người hát bày tỏ tâm tư sầu nhớ, niềm vui, ca ngợi tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu quê hương, hoặc lời dặn dò của cha ông đối với con cháu... Giai điệu êirei thì vẫn được giữ nguyên, nhưng lời hát của mỗi người, mỗi vùng thì có thể khác nhau, vì đó là sản phẩm sáng tạo của riêng mỗi người. Trước đây, êirei thường được hát trên đường lên nương rẫy, trong lễ bỏ mả hoặc trong tang lễ tiễn đưa người chết về với bến nước ông bà. Hát êirei trong đám tang 49 là để chia tay người chết, an ủi những người còn sống. Theo quan niệm của đồng bào Êđê, hát êirei trong đám tang mang ý nghĩa thúc đẩy sự sinh sôi, sự đầu thai của người chết. Hiện nay do nhu cầu phục vụ du lịch và hội nhập, bà con có thể hát êirei ở mọi lúc mọi nơi. Với tiết tấu vui tươi, rộn ràng, êirei nhanh chóng được hát trong các đám hỏi, đám cưới, và những ngày hội của buôn làng, Tuy vậy, cũng như sử thi, cồng chiêng, hát êirei của người Êđê đang đứng trước nguy cơ mai một do thiếu người kế cận. Những câu chuyện bằng nhạc - hát êirei - có được tiếp nối hay không, phụ thuộc vào chính những cộng đồng người Êđê, chủ nhân của lối hát vần làm say mê lòng người. - Một số nghệ nhân tiêu biểu: + Nghệ nhân Y-Mip Ayŭn (còn có tên gọi là Ama Kim), sống tại buôn Kŏ Siêr, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: Nghệ nhân Y-Mip Ayŭn giành nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý như: Nghệ nhân xuất sắc tại liên hoan Văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên; Giải Bông sen Vàng tại Liên hoan Hòa tấu âm nhạc dân tộc thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2; Giải Nhất diễn tấu chiêng của Buôn Ma Thuột năm 1997; Huy chương vàng tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng toàn quốc; Huy chương vàng các tiết mục hòa tấu nhạc cụ đĭng năm, đĭng pă, đĭng buôt, đĭng tăk ta, Năm 2007, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ông là người tích cực hoạt động gìn giữ và trao truyền những giai điệu của nhạc cụ cũng như các làn điệu dân ca truyền thống, dân gian của dân tộc mình, là một nghệ nhân tài hoa, am hiểu và có kiến thức sâu dày về âm nhạc truyền thống dân gian Êđê. Ông thuộc nhiều bài chiêng cổ, diễn tấu thành thạo chiêng và các loại nhạc cụ làm bằng tre nứa như đĭng năm, đĭng tăk ta, đĭng buôt... Ngoài ra, ông còn biết chế tác trên chục loại nhạc cụ của dân tộc Êđê như đĭng năm, đĭng buôt, đĭng tăk ta, čing kram, gông Ông là người 50 đầu tiên, tìm tòi, nghiên cứu phục chế thành công các nhạc cụ chỉ còn trong trí nhớ của già làng và các cụ cao niên trong buôn, nhiều nhạc cụ thất truyền đã được hồi sinh từ tình yêu của ông với âm nhạc truyền thống dân gian Êđê. Không những thế, ông còn chế tác, làm mới hình thức của nhạc cụ, vừa tiện sử dụng, vừa đẹp mắt. Bộ chiêng 7 chiếc nhỏ nhắn được chế tác bằng nắp thùng phuy là sản phẩm của óc sáng tạo và sự tài hoa của ông. Nhạc cụ do ông chế tác có hình thức mới, độc đáo nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ của nhạc khí Tây Nguyên. + Nghệ nhân Y-Wang Hwing, 76 tuổi, ở buôn Triă, xã Ea Tul, huyện Čư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, là một trong số ít nghệ nhân kể khan hay nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Nghệ nhân Y-Wang còn thuộc gần 20 khan Êđê, như khan Dăm San, Dăm Yi,... Ông mở lớp kể khan đầu tiên tại buôn Triă hơn 10 năm trước. Có 3 lớp học sử thi được ông truyền dạy tổng cộng 12 học viên, chủ yếu là thanh niên trong vùng. Đây cũng được xem là những lớp học hát kể sử thi bài bản và thành công nhất ở các buôn làng Đắk Lắk. Thành tích này đã được Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian ghi nhận và tặng giấy khen. + Y-Kuăo Buôn Krông ở buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Čư Kuiň, tỉnh Đắk Lắk - nghệ nhân chỉnh âm chiêng: Nghệ nhân Y Kuăo Buôn Krông hiểu khá rõ về các loại chiêng và chỉnh âm chiêng cũng như chơi các loại nhạc cụ thành thạo. Ông có thể phân biệt được đâu là chiêng Lào, chiêng Kur,... Những chiếc chiêng bị mất đi “cái hồn” bởi thời gian, mưa nắng, ông chỉ dùng một chiếc dùi gỗ nhỏ gõ vào mặt chiêng từ tim ra phía vành chiêng thì nhanh chóng xác định được vị trí mà tiếng chiêng nghe không còn được “xuôi”, bị lạc điệu để chỉnh nắn lại vành hay cân bằng độ dày, mỏng cho đến khi chiêng có âm chuẩn. Nghệ nhân Y - Kuăo còn biết chế tác các loại nhạc cụ như đĭng kliă, brô, đĭng tăk ta, đĭng 51 tut. Không chỉ biết chỉnh chiêng và làm các loại nhạc cụ, nghệ nhân Y-Kuăo còn rất tâm huyết với việc truyền dạy các kỹ thuật đó cho thế hệ trẻ. Để khơi dậy phong trào đánh cồng chiêng buôn mình, ông đã tự bỏ tiền ra huy động và bồi dưỡng cho các cháu tham gia luyện tập. Năm 1994, ông đã thành lập được đội cồng chiêng đầu tiên của buôn Kram để tham gia các cuộc thi, các dịp lễ hội và mở nhiều lớp dạy cồng chiêng miễn phí cho người dân trong buôn và các buôn lân cận. Với những cống hiến đó, ông đã được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen và được Nhà nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian Việt Nam vào năm 2007. + Nghệ nhân Y-Bhiông Niê (Ama H’Loan), buôn Akŏ Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: Sinh ra và lớn lên ở buôn Tlang (xã Čư Pơng, huyện Krông Buk), ngay từ lúc nhỏ, âm thanh rộn ràng của các loại nhạc cụ trong các lễ hội như đã ngấm sâu vào máu thịt của Ama H’Loan. Năm 2000, ngay khi vừa nghỉ hưu ông đã đi khắp buôn làng nghe những người già kể, mô tả về các loại nhạc cụ, rồi mày mò, mô phỏng làm cho chúng hồi sinh. Năm 2014, Ama H’Loan cùng một số nghệ nhân ở Đắk Lắk được mời san

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_van.pdf
Tài liệu liên quan