Luận văn Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng Tiếng Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN. 6

1.1. Những vấn đề của thuật ngữ . 6

1.2. Một số cơ sở lí luận về thuật ngữ . 9

1.3. Thuật ngữ máy xây dựng tiếng việt . 24

Kết luận chương 1 . 26

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ MÁY XÂY DỰNG

TIẾNG VIỆT . 28

2.1. Dẫn nhập. 28

2.2. Đặc điểm của thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là từ. 30

2.3. Đặc điểm của thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là cụm từ. 34

2.4. Nhận xét chung về đặc điểm mô hình cấu tạo thuật ngữ máy xây dựng

tiếng Việt . 46

Kết luận chương 2 . 48

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ MÁY XÂY DỰNG

TIẾNG VIỆT . 50

3.1. Con đường hình thành thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt .50

3.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt . 59

Kết luận chương 3 . 70

KẾT LUẬN . 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76

pdf91 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ngữ là danh từ chiếm đa số ( răng gầu, quai búa, phanh chân, máy nâng, ) 2.2.2.2.Thuật ngữ là từ ghép đẳng lập Có 8 thuật ngữ là từ ghép đẳng lập là động từ : Bảo dưỡng, chà xát, lắp ráp, sửa chữa... Có 17 thuật ngữ là danh từ là từ ghép đẳng lập: cấu kiện, cơ cấu, ly hợp 34 2.2.2.3.Thuật ngữ là từ ghép ngẫu hợp Có 32 thuật ngữ là từ ghép ngẫu hợp . Đó là các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn Âu, được mượn vào tiếng Việt dưới hình thức phiên âm hoặc để nguyên dạng như: rơ le, mô tơ, diesel , piston, xu páp, công tơ mét, xéc măng, ta luy Tất cả các thuật ngữ này đều thuộc từ loại danh từ. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ MÁY XÂY DỰNG CÓ CẤU TẠO LÀ CỤM TỪ Như chúng ta đã biết, các thuật ngữ nguyên cấp hay thuật ngữ gốc, là những thuật ngữ có cấu tạo là từ. Còn thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là cụm từ gồm có 496/798 đơn vị (62,2 %), kiểu như sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng kỹ thuật Đây là các thuật ngữ thứ cấp, được tạo ra từ các thuật ngữ nguyên cấp bằng cách ghép với các thuật ngữ nguyên cấp khác hoặc ghép với từ toàn dân biểu thị đặc trưng khu biệt để loại biệt hoá ý nghĩa của một thuật ngữ nguyên cấp. Kết quả phân tích cho thấy rằng trong số 496 thuật ngữ máy xây dựng nói trên thì tuyệt đại đa số đều là những cụm từ chính phụ có từ hai ngữ tố trở lên: một ngữ tố trung tâm đứng làm nòng cốt, các ngữ tố khác được ghép vào với vai trò thứ yếu, bổ sung cho trung tâm. Thuật ngữ máy xây dựng là cụm từ có thể có từ 2 đến 8 ngữ tố. Tuy nhiên, thực tế phân tích cho thấy chỉ các thuật ngữ có cấu tạo từ 2 đến 5 ngữ tố thì mới được cấu tạo theo những mô hình nhất định, nghĩa là chúng ta mới xác định được những mô hình cấu tạo phổ biến của chúng. Các thuật ngữ có cấu tạo từ 6 ngữ tố trở lên thường mang tính chất cụm từ kết hợp tự do nên rất đa dạng, khó quy chúng vào mô hình cấu tạo nhất định. Do vậy, chúng tôi sẽ chỉ trình bày các mô hình cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng là cụm từ có từ 2 đến 5 ngữ tố. 2.3.1. Cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 2 ngữ tố Có 240 thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là cụm từ gồm 2 ngữ tố. a. Xét về từ loại, số lượng thuạt ngữ có cấu tạo cụm danh từ gồm 210 đơn vị, chiếm đa số (87,5 %), sau đó là thuật ngữ có cấu tạo cụm động từ gồm 30 đơn vị (12,5 %) . Như vậy, những thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ gồm 2 ngữ tố chủ yếu gọi tên sự vật, hiện tượng. 35 b. Xét về nguồn gốc, các thuật ngữ là cụm từ gồm hai ngữ tố được cấu tạo từ các từ có nguồn gốc khác nhau: thuần Việt, ngoại lai (Hán Việt, Ấn Âu). Có 63 thuật ngữ có ngữ tố cấu tạo thuộc nguồn gốc thuần Việt: con lăn đỡ, khớp nối bù, máy đầm bàn, máy đầm dùi, máy đào móng Thuật ngữ là cụm từ được ghép từ các ngữ tố có nguồn gốc ngoại lai: 177 đơn vị, trong đó gồm thuật ngữ ghép các đơn vị mượn Ấn Âu: Pa lăng cáp, tang căng băng, tang cuốn cáp ; thuật ngữ ghép các ngữ tố Hán Việt: kỹ thuật thi công, bảo dưỡng kỹ thuật, điều khiển nguyên liệu, chi phí bảo dưỡng Thuật ngữ ghép ngữ tố thuần Việt và ngữ tố Hán Việt: khoang động cơ, bánh chủ động Thuật ngữ ghép ngữ tố Hán Việt và ngữ tố Ấn Âu: dung tích xylanh, thể tích xylanh, Thuật ngữ ghép ngữ tố Ấn Âu và ngữ tố Hán Việt: kích thủy lực, mô tơ điện, model động cơ, pa lăng đơn, pa lăng kép Thuật ngữ ghép ngữ tố thuần Việt và ngữ tố Ấn Âu: truyền động cáp, xe tải ben, máy nén piston, máy đóng cọc diesel Thuật ngữ ghép ngữ tố Ấn Âu và ngữ tố thuần Việt: băng tải hình máng, kích thanh răng, mô đun ăn khớp, c. Mô hình cấu tạo thuật ngữ máy xây dựng – cụm từ 2 ngữ tố Các thuật ngữ máy xây dựng – cụm từ 2 ngữ tố đều là các tổ hợp chính phụ với trật tự chính trước – phụ sau. N1 N2 (N: ngữ tố) Ví dụ: Máy xúc lật Bảo dưỡng ca Pa lăng cáp Chẳng hạn, phân tích thuật ngữ Máy xúc lật: Máy xúc là danh từ giữ vai trò chính, lật là động từ phụ cho danh từ máy xúc. 36 2.3.2. Cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 3 ngữ tố Có 151 thuật ngữ là cụm từ có cấu tạo gồm ba ngữ tố. Ví dụ: Cu roa bơm chịu lực, động cơ năm xilanh, chi phí bảo dưỡng kỹ thuật a. Xét về từ loại, những thuật ngữ loại này chủ yếu là cụm danh từ: 132 đơn vị, chiếm 87,5 %. Thuật ngữ là cụm động từ ít hơn, chỉ có 19 đơn vị (12,5 %). b. Xét về nguồn gốc, có thể phân loại các thuật ngữ này như sau: Có 41 thuật ngữ có cấu tạo gồm các ngữ tố thuần Việt:, máy khoan hai cần, máy đào gầu ngược, Có 30 thuật ngữ có cấu tạo gồm các ngữ tố Hán Việt: lực điều khiển tốc độ, hệ thống điều khiển thủy lực, bộ cảm biến tốc độ, các thông số kỹ thuật Không có thuật ngữ sử dụng hoàn toàn các ngữ tố mượn Ấn Âu. Còn 80 thuật ngữ gồm các ngữ tố có nguồn gốc thuần Việt kết hợp với ngữ tố mượn Ấn Âu: (cần cẩu bánh xích, tời nhiều tang, ) hoặc thuật ngữ được tạo bởi sự kết hợp ngữ tố Hán Việt và ngữ tố mượn Ấn Âu, hay hỗn hợp ngữ tố thuần Việt, Hán Việt và mượn Ấn Âu: (Tời điện đảo chiều, tời xích điện, momen xoắn lớn nhất). Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa ngữ tố thuần Việt và ngữ tố Hán Việt ( truyền động bằng ăn khớp, hệ số thời gian sửa chữa c. Mô hình cấu tạo thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 3 ngữ tố Thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 3 ngữ tố được cấu tạo theo các mô hình khác nhau. * Mô hình 3.1: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 2: N3 phụ cho N2. Theo mô hình này có số lượng thuật ngữ chiếm trên 80 %. N 1 N 2 N 3 Ví dụ: Kết cấu dạng giàn Máy xúc đào thủy lực Máy đào gầu ngoạm Phễu xả bê tông 37 Chẳng hạn, trong thuật ngữ Kết cấu dạng giàn, ở bậc 1, ngữ tố dạng giàn phụ nghĩa cho ngữ tố kết cấu. Ở bậc 2 , trong ngữ tố dạng giàn thì ngữ tố giàn phụ nghĩa cho ngữ tố dạng. * Mô hình 3.2. Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 2: N2 phụ cho N3. N 1 N 2 N 3 Ví dụ: Lốp không gờ Lốp không xăm Có một số thuật ngữ cấu tạo theo mô hình này. Chẳng hạn, thuật ngữ lốp không xăm được tạo bởi 3 ngữ tố: lốp, không, xăm với hai bậc quan hệ. Bậc 1: trong ngữ tố không xăm phụ nghĩa cho ngữ tố lốp. Bậc 2: trong ngữ tố không xăm thì ngữ tố không phụ cho ngữ tố xăm. * Mô hình 3.3: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: N3 phụ cho N1 và N2. Bậc 2: N2 phụ cho N1. N 1 N 2 N 3 Ví dụ: Bánh răng vi sai nhánh Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ Có tương đối nhiều thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này. Ví dụ: Trong thuật ngữ bánh răng vi sai nhánh, 3 ngữ tố: bánh răng, vi sai, nhánh có 2 bậc quan hệ. Bậc 1: ngữ tố nhánh phụ cho ngữ tố bánh răng vi sai. Bậc 2: ngữ tố bánh răng vi sai trong đó ngữ tố vi sai phụ cho ngữ tố bánh răng. 38 * Mô hình 3.4: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: cả N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 2: N2 và N3 có quan hệ đẳng lập N 1 N 2 N 3 Ví dụ: Máy rải bê tông át phan Mô tơ bơm nước hút cát Có một số ít thuật ngữ cấu tạo theo mô hình hai bậc kiểu này. Ví dụ: thuật ngữ Mô tơ bơm nước hút cát . Ở bậc 1, ngữ tố bơm nước, hút cát phụ cho ngữ tố mô tơ. Mô tơ là ngữ tố giữ vai trò nòng cốt. Ở bậc 2, ngữ tố bơm nước và ngữ tố hút cát là quan hệ đẳng lập. Nhìn chung, thuật ngữ là cụm từ gồm 3 ngữ tố chủ yếu được cấu tạo theo mô hình 3.1, và các mô hình còn lại có số lượng ít thuật ngữ. 2.3.3. Cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 4 ngữ tố Có 88 thuật ngữ có cấu tạo bốn ngữ tố. Đó là các thuật ngữ kiểu: Tỉ lệ tiêu hao dầu động cơ, Hệ thống phân phối nhiên liệu linh hoạt, Cơ cấu khoá vi sai tự động, Phanh má điện thủy lực a. Xét về từ loại, các thuật ngữ này không có cấu tạo là cụm tính từ, có 12 thuật ngữ có cấu tạo là cụm động từ (Kiểm tra mực dầu động cơ, bảo dưỡng kỹ thuật trong vận chuyển), còn lại là 76 thuật ngữ có cấu tạo là cụm danh từ. b. Xét về nguồn gốc Có 23 thuật ngữ có cấu tạo là các ngữ tố thuần Việt (Số răng của bàn cuốc, Máy khoan có gầu xoay tròn) Có 6 thuật ngữ được tạo bởi sự kết hợp của cả ngữ tố thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu (Bơm nhiên liệu bằng diesel, Tời xích vận hành tay, Van an toàn bơm nạp, Mômen quay của động cơ). Có 10 thuật ngữ gồm các ngữ tố cấu tạo có nguồn gốc thuần Việt và Ấn Âu (Cần cẩu đặt trên ô tô, Xe tải kéo chở moóc ). 39 Và còn lại 49 thuật ngữ cấu tạo bằng cách kết hợp ngữ tố thuần Việt và ngữ tố Hán Việt (Bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản, Máy tạo các mối nối thi công) c. Mô hình cấu tạo thuật ngữ xây dựng – cụm từ 4 ngữ tố Có 88 thuật ngữ - cụm từ 4 ngữ tố được cấu tạo theo các mô hình sau: * Mô hình 4.1: Đây là mô hình thuật ngữ - cụm từ 4 ngữ tố. Mô hình này có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: cả N3 và N4 phụ cho N1 và N2. Bậc 2: N2 phụ cho N1, N4 phụ cho N3. N 1 N 2 N 3 N 4 Ví dụ: Biểu đồ kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật Cảm biến nhiệt độ làm mát động cơ Cụm trợ lực phanh thuỷ lực Có 20 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này. Ví dụ: thuật ngữ Cụm trợ lực phanh thuỷ lực ở bậc 1: ngữ tố phanh thủy lực phụ cho ngữ tố cụm trợ lực tạo thành thuật ngữ cụm trợ lực phanh thủy lực. Ở bậc 2 bao gồm ngữ tố trợ lực phụ cho ngữ tố cụm tạo thành ngữ tố cụm trợ lực, ngữ tố thủy lực phụ cho ngữ tố phanh tạo thành ngữ tố phanh thủy lực. * Mô hình 4.2: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc. Có 5 thuật ngữ theo mô hình này. Bậc 1: cả N2, N3, N4 phụ cho N1. Bậc 2: cả N3 và N4 phụ cho N2. Bậc 3: N4 phụ cho N3 N 1 N 2 N 3 N 4 Ví dụ: Bơm có cánh bên ngoài Máy khoan có gầu xoay tròn Tời có tang ma sát 40 Chẳng hạn: Bơm có cánh bên ngoài là thuật ngữ có cấu tạo 3 bậc. Ở bậc 1: ngữ tố có cánh bên ngoài phụ cho bơm tạo thành thuật ngữ bơm có cánh bên ngoài. Bơm là ngữ tố giữ vai trò nòng cốt. Ở bậc 2: ngữ tố cánh bên ngoài phụ cho ngữ tố có tạo thành ngữ tố có cánh bên ngoài. Ở bậc 3: ngữ tố bên ngoài phụ cho ngữ tố cánh tạo thành ngữ tố cánh bên ngoài * Mô hình 4.3: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: cả N3 và N4 phụ cho N1 và N2. Bậc 2: N2 phụ cho N1, N3 phụ cho N4. N 1 N 2 N 3 N 4 Ví dụ: Bơm nhiên liệu bằng điện Bơm nhiên liệu bằng diesel Có 22 thuật ngữ được tạo thành theo mô hình này. Ví dụ: cấu tạo của thuật ngữ Bơm nhiên liệu bằng điện có: Ở bậc 1: Ngữ tố bằng điện phụ cho ngữ tố bơm nhiên liệu tạo thành thuật ngữ bơm nhiên liệu bằng điện. Ở bậc 2: ngữ tố nhiên liệu phụ cho ngữ tố bơm tạo thành ngữ tố bơm nhiên liệu, ngữ tố bằng phụ cho ngữ tố điện tạo thành ngữ tố bằng điện. * Mô hình 4.4: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc của 9 thuật ngữ . Bậc 1: N4 phụ cho cả N1, N2 và N3. Bậc 2: cả N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 3: N3 phụ cho N2. N 1 N 2 N 3 N 4 Ví dụ: Bộ phun xăng điện tử Cảm biến phân phối nhiên liệu linh hoạt Chi phí bảo dưỡng kỹ thuật bình quân Cơ cấu khóa vi sai tự động Hệ thống phân phối nhiên liệu linh hoạt 41 Chẳng hạn, thuật ngữ hệ thống phân phối nhiên liệu linh hoạt. Ở bậc 1: ngữ tố linh hoạt phụ cho ngữ tố hệ thống phân phối nhiên liệu tạo thành thuật ngữ hệ thống phân phối nhiên liệu linh hoạt. Ở bậc 2: ngữ tố phân phối nhiên liệu phụ cho ngữ tố hệ thống tạo thành ngữ tố hệ thống phân phối nhiên liệu. Ở bậc 3: ngữ tố nhiên liệu phụ cho ngữ tố phân phối tạo thành ngữ tố phân phối nhiên liệu. * Mô hình 4.5: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc, có 8 thuật ngữ theo mô hình này. Bậc 1: N4 phụ cho cả N1, N2 và N3. Bậc 2: cả N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 3: N2 phụ cho N3. N 1 N 2 N 3 N 4 Ví dụ: Môtơ có thể thay đổi lưu lượng Van một chiều hệ thống Chẳng hạn, thuật ngữ Van một chiều hệ thống có quan hệ 3 bậc. Ở bậc 1: ngữ tố hệ thống phụ cho ngữ tố van một chiều tạo thành thuật ngữ van một chiều hệ thống. Ở bậc 2: ngữ tố một chiều phụ cho ngữ tố van tạo thành ngữ tố van một chiều. Ở bậc 3: ngữ tố một phụ cho ngữ tố chiều tạo thành ngữ tố một chiều. * Mô hình 4.6: Cấu tạo theo mô hình này có 5 thuật ngữ . Đây là mô hình cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: cả N2, N3 và N4 phụ cho N1. Bậc 2 : N2 và N4 có quan hệ đẳng lập, N3 kết nối N2 và N4. N1 N2 N3 N4 Ví dụ: Máy khoan nhồi và neo Máy san phẳng và hoàn thiện Phanh má điện và thủy lực Phanh má điện và từ 42 Chẳng hạn, thuật ngữ Máy khoan nhồi và neo có cấu tạo hai bậc theo mô hình này. Ở bậc 1: ngữ tố nhồi và neo phụ cho ngữ tố máy khoan tạo thành thuật ngữ máy khoan nhồi và neo. Ở bậc 2: ngữ tố nhồi , ngữ tố neo có quan hệ đẳng lập được kết nối bằng và tạo thành ngữ tố nhồi và neo. * Mô hình 4.7: Cấu tạo theo mô hình này có 19 thuật ngữ . Đây là mô hình cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: cả N2, N3 và N4 phụ cho N1. Bậc 2: N3 và N4 phụ cho N2. Bậc 3: N3 phụ cho N4 N1 N2 N3 N4 Ví dụ: Cần cẩu đặt trên ô tô Cần cẩu di chuyển trên ray Mômen quay của động cơ Ví dụ: cấu tạo của thuật ngữ Cần cẩu đặt trên ô tô. Ở bậc 1: ngữ tố đặt trên ô tô phụ cho ngữ tố cần cẩu thành thuật ngữ cần cẩu đặt trên ô tô. Ở bậc 2: ngữ tố trên ô tô phụ cho ngữ tố đặt tạo thành ngữ tố đặt trên ô tô . Ở bậc 3: ngữ tố trên phụ cho ngữ tố ôtô tạo thành ngữ tố trên ô tô. Về cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng là cụm từ gồm bốn ngữ tố, mô hình 4.1, 4.3 và mô hình 4.7 sản sinh ra nhiều thuật ngữ hơn cả. Các kiểu mô hình còn lại chiếm tỉ lệ ít. 2.3.4. Cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng - cụm từ 5 ngữ tố Có 17 thuật ngữ có cấu tạo từ cụm từ gồm năm ngữ tố. a. Xét về từ loại, 4 thuật ngữ là cụm động từ (Hao phí lao động một lần sửa chữa, Điều khiểu lưu lượng bằng tín hiệu điện còn lại 13 thuật ngữ là cụm danh từ (Búa rung kết hợp với va đập, Hệ thống bướm ga phun nhiên liệu) b. Xét về nguồn gốc Có 3 thuật ngữ có các ngữ tố cấu tạo thuần Việt ( Máy đào vét đặt trên cầu phao, Máy xúc một gầu dùng hơi nước)., 43 Có 4 thuật ngữ được tạo từ sự kết hợp của ngữ tố thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu (Động cơ có xi lanh bố trí thẳng hàng, Động cơ có hành trình piston dài) Và 10 thuật ngữ được tạo bởi sự kết hợp của ngữ tố thuần Việt và ngữ tố Hán Việt (Chi phí cho một lần sửa chữa, Điều khiển lưu lượng bằng tín hiệu điện). c. Mô hình cấu tạo thuật ngữ xây dựng – cụm từ 5 ngữ tố Có 17 thuật ngữ là cụm từ có 5 ngữ tố được cấu tạo theo các mô hình sau: * Mô hình 5.1: Đây là mô hình phổ biến nhất trong số các mô hình cấu tạo của các thuật ngữ có 5 ngữ tố, nhưng cũng chỉ sản sinh được 3 thuật ngữ. Các ngữ tố trong mô hình này có quan hệ 3 bậc: Bậc 1: cả N3, N4 và N5 phụ cho N1 và N2 . Bậc 2: N3 phụ cho cả N4 và N5. Bậc 3: N2 phụ cho N1, N5 phụ cho N4. N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 Ví dụ: Điều khiển nguyên liệu bằng tín hiệu điện Điều khiển nguyên liệu bằng hệ thống thủy lực Hao phí lao động một lần sửa chữa Thuật ngữ điều khiển nguyên liệu bằng hệ thống thủy lực là một thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình 3 bậc này. Ở bậc 1: ngữ tố bằng hệ thống thủy lực phụ cho ngữ tố điều khiển nguyên liệu tạo thành thuật ngữ điều khiển nguyên liệu bằng hệ thống thủy lực. Ở bậc 2: ngữ tố bằng phụ cho ngữ tố hệ thống thủy lực tạo thành ngữ tố bằng hệ thống thủy lực. Bậc 3: ngữ tố nguyên liệu phụ cho ngữ tố điều khiển tạo thành ngữ tố điều khiển nguyên liệu, ngữ tố thủy lực phụ cho ngữ tố hệ thống tạo thành ngữ tố hệ thống thủy lực. * Mô hình 5.2: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: cả N2, N3, N4 và N5 phụ cho N1. Bậc 2: cả N3, N4 và N5 phụ cho N 2. Bậc 3: N4 và N5 phụ cho N3. Bậc 4: N5 phụ cho N4. 44 N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 Ví dụ: Động cơ có hành trình piston dài Động cơ có xi lanh bố trí thẳng hàng Động cơ kiểu xi lanh xếp nằm ngang Có 3 thuật ngữ được cấu tạo theo kiểu mô hình này. Ví dụ: thuật ngữ động cơ có hành trình piston dài, trong đó ở bậc 1: ngữ tố có hành trình piston dài phụ cho ngữ tố động cơ tạo thành thuật ngữ động cơ có hành trình piston dài. Ở bậc 2 : ngữ tố hành trình piston dài phụ cho ngữ tố có tạo thành ngữ tố có hành trình piston dài. Ở bậc 3: ngữ tố piston dài phụ cho ngữ tố hành trình tạo thành ngữ tố hành trình piston dài. Ở bậc 4: ngữ tố dài phụ cho ngữ tố piston tạo thành ngữ tố piston dài. * Mô hình 5.3: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: cả N3, N4 và N5 phụ cho N1 và N2. Bậc 2: cả N4 và N5 phụ cho N3. Bậc 3: N2 phụ cho N1, N4 phụ cho N5 N 1 N 2 N3 N 4 N 5 Ví dụ: Máy đào thuỷ lực gắn trên giàn Máy đào vét đặt trên cầu phao Hộp giảm tốc bánh răng ba cấp Búa rung kết hợp với va đập Có 4 thuật ngữ theo kiểu mô hình này . Ví dụ: thuật ngữ máy đào thủy lực gắn trên giàn là thuật ngữ điển hình cho kiểu cấu tạo này. Ở bậc 1: ngữ tố gắn trên giàn phụ 45 cho ngữ tố máy đào thủy lực tạo thành thuật ngữ máy đào thủy lực gắn trên giàn. Ở bậc 2: ngữ tố trên giàn phụ cho ngữ tố gắn tạo thành ngữ tố gắn trên giàn . Ở bậc 3: ngữ tố trên phụ cho ngữ tố trên giàn tạo thành ngữ tố trên giàn, ngữ tố thủy lực phụ cho ngữ tố máy đào tạo thành ngữ tố máy đào thủy lực. * Mô hình 5.4: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: cả N4 và N5 phụ cho N1, N2 và N3. Bậc 2: cả N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 3: N3 phụ cho N2, N5 phụ cho N4. N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 Ví dụ: Máy trộn bê tông kiểu trọng lực Tổng hao phí lao động bảo dưỡng kỹ thuật Có 4 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này. Chẳng hạn, các ngữ tố tạo thành thuật ngữ Máy trộn bê tông kiểu trọng lực có 3 bậc quan hệ. Trong đó, ở bậc 1: ngữ tố kiểu trọng lực phụ cho ngữ tố máy trộn bê tông tạo thành thuật ngữ máy trộn bê tông kiểu trọng lực; Ở bậc 2: Ngữ tố trộn bê tông phụ cho ngữ tố máy tạo thành ngữ tố máy trộn bê tông; Ở bậc 3: ngữ tố bê tông phụ cho ngữ tố trộn tạo thành ngữ tố trộn bê tông; * Mô hình 5.5: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: cả N4 và N5 phụ cho N1, N2 và N3. Bậc 2: cả N2 và N3 phụ cho N1. Bậc 3: N5 phụ cho N4, N2 phụ cho N3. N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 Ví dụ: Máy xúc một gàu dùng hơi nước Cũng chỉ có 1 thuật ngữ cấu tạo theo mô hình này: máy xúc một gàu dùng hơi nước. Có thể phân tích mô hình cấu tạo của thuật ngữ máy xúc một gàu dùng hơi 46 nước: Ở bậc 1: ngữ tố dùng hơi nước phụ cho ngữ tố máy xúc một gàu tạo thành thuật ngữ máy xúc một gàu dùng hơi nước. bậc 2: ngữ tố một gầu phụ cho ngữ tố máy xúc tạo thành ngữ tố máy xúc một gàu; Ở bậc 3: ngữ tố một phụ cho ngữ tố gầu tạo thành ngữ tố một gầu, ngữ tố hơi nước phụ cho ngữ tố dùng tạo thành ngữ tố dùng hơi nước; * Mô hình 5.6: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: tất cả N2, N3, N4 và N5 phụ cho N1. Bậc 2: N2 phụ cho cả N3, N4 và N5. Bậc 3: N3 phụ cho N4 và N5. Bậc 4: N5 phụ cho N4. N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 Ví dụ: Chi phí cho một lần sửa chữa Tuổi thọ giữa hai lần sửa chữa Có 2 thuật ngữ được cấu tạo theo quan hệ 4 bậc này: Trong thuật ngữ Tuổi thọ giữa hai lần sửa chữa: Ở bậc 1: ngữ tố giữa hai lần sửa chữa phụ cho ngữ tố tuổi thọ tạo thành thuật ngữ Tuổi thọ giữa hai lần sửa chữa; Tuổi thọ là đơn vị nòng cốt. Ở bậc 2: Ngữ tố giữa phụ cho ngữ tố hai lần sửa chữa tạo thành ngữ tố giữa hai lần sửa chữa; Ở bậc 3: Ngữ tố hai phụ cho ngữ tố lần sửa chữa tạo thành ngữ tố hai lần sửa chữa; Ở bậc 4: Ngữ tố sửa chữa phụ cho ngữ tố lần tạo thành ngữ tố lần sửa chữa; Tóm lại, sự chênh lệch giữa các mô hình là không lớn lắm, chỉ có mô hình 5.5 chiếm tỉ lệ ít nhất, chỉ có 1 thuật ngữ theo mô hình này. 2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ MÁY XÂY DỰNG TIẾNG VIỆT Kết quả phân tích 798 thuật ngữ máy xây dựng trong tiếng Việt cho phép rút ra một số nhận xét chung về đặc điểm mô hình cấu tạo của chúng như sau: 47 Có 302 / 798 thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là từ (chiếm 37,8%), trong đó có 73/302 thuật ngữ là từ đơn tiết (chiếm 24,2 %). Thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo là từ đa tiết chiếm số lượng lớn: 229/302 đơn vị (chiếm 75,8 %). Trong đó thuật ngữ là từ ghép chính phụ có số lượng lớn 172/229 đơn vị, gồm các thuật ngữ có trật tự kết hợp các tiếng cấu tạo ngược cú pháp tiếng Việt: phụ trước – chính sau (đây là các danh từ Hán Việt) và thuận cú pháp tiếng Việt: chính trước – phụ sau. Xét theo nguồn gốc của thuật ngữ là từ đơn tiết thì các từ Hán Việt gồm 16/73 đơn vị ( chiếm 21,9%). Từ thuần Việt có tỷ lệ áp đảo 43/73 thuật ngữ( chiếm 58,9 %) Còn lại là các từ vay mượn ngôn ngữ Ấn Âu 14/73 ( chiếm 19,2%). Các thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt là từ đa tiết xét theo nguồn gốc thì các thuật ngữ là từ thuần Việt chiếm đa số, với 187/229 đơn vị chiếm tỉ lệ 81,6%. Còn lại là các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn Âu gồm 27/229 thuật ngữ, chiếm tỷ lệ 11,9% và Hán Việt 15/229 chiếm tỉ lệ 6,5%. Số liệu thống kê nêu trên cho thấy rằng tuyệt đại đa số thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt có cấu tạo cụm từ đều là đơn vị định danh các tiểu loại của những loại lớn trong hệ thống thuật ngữ nguyên cấp định danh các khái niệm, chi tiết, chủng loại và các đối tượng của ngành máy xây dựng. Kết quả thống kê này cho phép khẳng định các thuật ngữ máy xây dựng nói riêng, các thuật ngữ khoa học trong tiếng Việt nói chung, có cấu tạo là cụm từ đều là những thuật ngữ thứ cấp, được tạo ra từ các thuật ngữ nguyên cấp bằng cách ghép với các thuật ngữ nguyên cấp khác hoặc ghép với từ toàn dân biểu hiện đặc trưng khu biệt để loại biệt hoá ý nghĩa của thuật ngữ nguyên cấp ấy. Xét về mô hình cấu tạo thì có thể thấy các thuật ngữ 2 ngữ tố chỉ có 1 mô hình duy nhất. Loại thuật ngữ gồm 3 ngữ tố có 4 mô hình cấu tạo. Loại thuật ngữ 4 ngữ tố có 7 mô hình cấu tạo. Loại thuật ngữ 5 ngữ tố có 6 mô hình cấu tạo. Như vậy, tuyệt đại đa số thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt dù có cấu tạo là từ đơn hay cụm từ đều được cấu tạo chủ yếu theo hai mô hình sau: * Mô hình 1 48 Đây là mô hình duy nhất của loại thuật ngữ là từ ghép chính - phụ và loại thuật ngữ là cụm từ có 2 ngữ tố, trong đó ngữ tố phụ đứng sau phụ nghĩa cho ngữ tố chính đứng trước: N1 N2 * Mô hình 2 Đây là mô hình 3.1 chiếm chủ yếu thuật ngữ máy xây dựng gồm 3 ngữ tố: N 1 N 2 N3 Chính hai mô hình phổ biến này đã làm nên tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật ngữ máy xây dựng nói riêng, thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung. Kết luận chương 2 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt thuộc 2 loại - thuật ngữ có cấu tạo là từ và thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ. 1. Thuật ngữ có cấu tạo là từ gồm 302/798 đơn vị, chiếm 37,8%. Trong đó số thuật ngữ là từ đơn tiết là 73/302 chiếm 24,2 % và thuật ngữ là từ đa tiết 229/302 chiếm 75,8%. Các thuật ngữ là từ đơn tiết chủ yếu là từ thuần Việt. Các thuật ngữ đa tiết gồm 3 tiểu loại: thuật ngữ là từ ghép chính phụ, thuật ngữ là từ ghép đẳng lập và thuật ngữ là từ ghép ngẫu hợp. Trong đó thuật ngữ đa tiết là từ ghép chính phụ có mô hình cấu tạo chủ yếu là chính trước phụ sau. Về mặt từ loại, thuật ngữ máy xây dựng có cấu tạo chủ yếu là danh từ / cụm danh từ và động từ /cụm động từ gọi tên loại máy, các chi tiết và các hoạt động thi công trong ngành máy xây dựng. Về nguồn gốc của thuật ngữ (đối với các trường hợp thuật ngữ là từ) và nguồn gốc của đơn vị cấu tạo thuật ngữ tức ngữ tố (đối với các thuật ngữ là cụm từ), có thể nhận thấy có sự tham gia của cả 3 loại đơn vị: thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong đó, tuyệt đại đa số các thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt là từ ghép/cụm từ thuần được tạo ra bởi các ngữ tố thuần Việt, sau đó là loại ghép lai do các ngữ tố thuần Việt và Hán Việt tạo thành theo quan hệ chính - phụ. 49 2. Các thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ gồm 496/798 đơn vị chiếm 62,2% . Dựa trên số lượng ngữ tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, chúng được chia thành các nhóm: thuật ngữ hai ngữ tố; thuật ngữ ba ngữ tố; thuật ngữ bốn ngữ tố; thuật ngữ năm ngữ tố. Trong đó, thuật ngữ gồm hai ngữ tố và ba ngữ tố chiếm số lượng lớn nhất, thuật ngữ gồm năm ngữ chiếm một số lượng rất hạn chế (17 đơn vị ). Về mặt từ/ngữ loại, thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ chủ yếu là cụm danh từ gồm 431/496 đơn vị, chiếm 86,9 %, cụm động từ chỉ có 65/496 đơn vị, chiếm 13,1 % và không có thuật ngữ có cấu tạo là cụm tính từ. Về cách cấu tạo, thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt là từ ghép hoặc cụm từ đều được cấu tạo chủ yếu theo mô hình chính phụ: ngữ tố chính đứng trước, ngữ tố hoặc tổ hợp ngữ tố phụ đứng sau. Chính mô hình cấu tạo phổ biến này đã làm nên tính hệ thống về cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng nói riêng, thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung. 50 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ MÁY XÂY DỰNG TIẾNG VIỆT Để nghiên cứu đặc điểm định danh của một ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: nguồn gốc của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi. Về kiểu ngữ nghĩa của tên gọi: Theo tham tố này, có thể phân biệt tên gọi trực tiếp và tên gọi gián tiếp; tên gọi rộng và tên gọi hẹp [86, tr.233]. Về cách thức biểu thị: V.G. Gak chỉ ra rằng, theo tham tố này, đặc điểm định danh có thể được xét theo ba tiêu chí sau: - Cách biểu thị tên gọi theo lối hoà kết hay phân tích - Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi - Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh. [86, tr. 239] Do tính quốc tế hóa của ngành máy xây dựng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thuật ngữ tiếng Việt trong ngành máy xây dựng chủ yếu được tạo ra bằng cách sao phỏng các thuật ngữ Ấn – Âu (chủ yếu là tiếng Anh). Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu cấu tạo của thuật ngữ máy xây dựng được trình bày ở chương 2, tuyệt đại đa số các thuật n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuat_ngu_may_xay_dung_tieng_viet_8434_1915867.pdf
Tài liệu liên quan