Luận văn Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Nội dung Tr ang

LỜI CẢM ƠN

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC B ẢNG

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Khái niệm c hung về dinh dưỡng 3

1.1.1. Dinh dưỡng 3

1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng 3

1.1.3. Suy dinh dưỡng 3

1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh

dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi6

1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 10

1.3. Phương pháp đánh giá khẩu phần dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi11

1.4. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 13

1.5. Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu 18

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 20

2.2. Thời gian nghiên cứu 20

2.3. Phương pháp nghiên c ứu 20

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 26

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26

3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 28

3.3. Khẩu phần dinh dưỡng c ủa trẻ dưới 5 tuổi 31

3.4. Các yế u tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng 34

Chương 4: Bàn luận 43

4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng c ủa trẻ em43

4.2. Các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻem49

Kết luận 56

Khuyế n nghị 57

Tài liệu tham khảo 58 - 64

Phụ lục

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ yếu học hết tiểu học (67,2%). Tỷ lệ các bà mẹ mù chữ hoặc chỉ biết đọc biết viết (15,3%). - Tỷ lệ hộ nghèo là 45,5% và tỷ lệ hộ gia đình có từ 1 - 2 con là 91,2%. Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi Các chỉ tiêu n Tỷ lệ (%) Số trẻ<5tuổi 845 100,0 số trẻ được cân khi sinh 842 99,6 Cân nặng sơ sinh: <2500g 106 12,6 2500g 736 87,1 Không cân 3 0,3 Số trẻ được bú sữa mẹ ngay sau đẻ Sớm (<6 giờ) 794 94,0 Muộn ( 6 giờ) 51 6,0 Ăn bổ sung <6 tháng 102 12,1 6 tháng 654 77,4 >6 tháng 22 2,6 Chưa ăn bổ sung 67 7,9 Thời gian cai sữa: <18 tháng 185 21,9 18-24 tháng 387 45,8 24 tháng 116 13,7 Chưa cai sữa 157 18,6 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ trẻ được cân khi sinh là cao (99,6%). Tỷ lệ trẻ được ăn bổ sung đúng (6 tháng tuổi) và được cai sữa đúng độ tuổi còn thấp (77,4%; 45,8%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 3.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung Chỉ số Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân 845 299 35,4 SDD thấp còi 845 351 41,5 SDD gày còm 845 71 8,4 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao ở cả 3 thể, trong đó cao nhất là SDD thể thấp còi (41,5%). Bảng 3.4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi Tình trang DD Tuổi SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm n % n % n % 1-6 (n= 89) 2 2,2 16 18,0 5 5,6 7-12 (n= 90) 20 22,2 21 23,3 7 7,8 13-24 (n=155) 54 34,8 71 45,8 14 9,0 25-36 (n= 175) 78 44,6 71 40,6 18 10,3 37-48 (n=182) 80 44,0 91 50,0 17 9,3 49-60 (n= 154) 65 42,2 81 52,6 10 6,5 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ SDD tăng dần theo nhóm tuổi ở cả 3 thể. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD cao nhất là 25 - 48 tháng tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới Thể SDD Giới Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân Nam 426 137 32,2* Nữ 419 162 38,7* SDD thấp còi Nam 426 175 41,1 Nữ 419 176 42,0 SDD gày còm Nam 426 39 9,2 Nữ 419 32 7,6 (*)p<0.05 Nhận xét: Đối với SDD nhẹ cân, tỷ lệ SDD ở trẻ gái cao hơn trẻ trai (38,7% và 32,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo dân tộc Thể SDD Dân tộc Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân Thiểu số 447 173 38,7* Kinh 398 126 31,7* SDD thấp còi Thiểu số 447 190 42,5 Kinh 398 161 40,5 SDD gày còm Thiểu số 447 38 8,5 Kinh 398 33 8,3 (*)P<0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người dân tộc kinh ở cả ba thể, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở SDD thể nhẹ cân (p<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Bảng 3.7: Mức độ suy dinh dưỡng Mức độ SDD Số trẻ điều tra SDD n Tỷ lệ (%) SDD nhẹ cân 845 299 35,4 Độ I 250 29,6 Độ II 41 4,9 Độ III 8 0,9 SDD thấp còi 845 351 41,5 Độ I 232 27,5 Độ II 119 14,1 SDD gày còm 845 71 8,4 Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy ở cả SDD nhẹ cân và thấp còi, mức độ SDD chủ yếu là độ I. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 3.3. Khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ dƣới 5 tuổi Bảng 3.8: Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ (%) Tên thực phẩm Hàng ngày 2 -3 lần/tuần 1 lần/tuần Không ăn Gạo 97,3 0,4 2,2 0,1 Ngô, khoai 1,9 30,3 28,8 39,0 Đậu đỗ các loại 7,5 25,9 51,5 15,1 Thịt các loại 38,6 6,3 50,6 4,4 Cá 5,3 24,9 54,6 15,2 Trứng 12,7 19,7 63,5 4,1 Gan 0,7 10,6 36,3 52,4 Tôm, cua 4,2 17,8 40,6 37,4 Rau xanh 75,4 3,8 16.4 4,5 Quả chín 14,7 24,9 46,5 13,9 Sữa bột, sữa tươi 8,3 35,2 24,0 32,6 Dầu 18,7 17,9 16,0 47,3 Mỡ 59,9 7,7 20,7 11,8 Mì chính 60,4 5,2 17,1 17,3 Nước xương 5,6 37,2 29,7 27,5 Nhận xét: Kết quả về tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm trong 2 tuần qua cho thấy rằng: - Gạo, rau xanh, mỡ, mì chính là thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày. - Tần suất tiêu thụ thực phẩm là các nhóm chất đạm như (thịt, cá, trứng) chủ yếu là một tuần một lần. - Sữa, dầu, đậu đỗ các loại nhóm thực phẩm không được sử dụng trong tuần khá cao ( 32,6%; 47,3%; 15,1%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Bảng 3.9: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ Thành phần các chất dinh dƣỡng Nhóm trẻ SDD (n = 100) Nhóm trẻ bình thƣờng (n = 100) p Năng lượng (Kcalo) 1115,7 346,1 1268,4 365,6 < 0,01 Chất sinh năng lượng (g) Protit 24,8 12,4 28,2 11,8 < 0,05 Lipit 9,6 5,3 9,8 6,4 > 0,05 Gluxit 121,6 67,3 135,2 76,5 > 0,05 Chất khoáng (mg) Ca 373,7 178,5 429,4 171,9 < 0,05 Fe 5,5 2,1 5,9 2,6 > 0,05 Vitamin (mg) A (mcg) 317,2 155,9 320,4 180,0 > 0,05 B1 0,81 0,12 0,85 0,16 > 0,05 C 53,0 12,5 54,7 13,7 > 0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy năng lượng, protit và hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm SDD thấp hơn so với nhóm trẻ bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01; p < 0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Bảng 3.10: Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ Các chỉ số cân đối của khẩu phần ăn Nhóm trẻ SDD Nhóm trẻ bình thƣờng Nhu cầu đề nghị Năng lượng do protit cung cấp (%) 13,6 14,3 12-15 Năng lượng do lipit cung cấp (%) 10,2 11,0 15-25 Năng lượng do gluxit cung cấp (%) 76,2 74,7 60-73 Protit ĐV/Protit tổng số (%) 0,33 0,38 0,5 Lipit TV/Lipit tổng số (%) 0,56 0,54 0,5 Tỷ số Ca/P (%) 0,45 0,57 0,5 -1,5 Vitamin B1/1000 Kcal (%) 0,44 0,43 0,4 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD chưa đạt theo nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng: năng lượng do lipit cung cấp đạt (10,2%), protit ĐV/ Protit tổng số đạt (0,33%), năng lượng do gluxit cung cấp cao hơn nhu cầu đề nghị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 3.4. Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dƣỡng 3.4.1 Yếu tố KTXH và gia đình Bảng 3.11: Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Kinh tế Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Nghèo 160 121 Không nghèo 139 178 OR = 1,69 95% CI {1,23 - 2,34} p < 0,01 Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.11 cho ta thấy trẻ ở gia đình nghèo có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 1,69 lần so với trẻ ở gia đình đủ ăn (p < 0,01). Bảng 3.12: Trình độ văn hoá của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD TDVH Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Từ tiểu học trở xuống 256 252 Từ THCS trở lên 43 47 OR = 1,11 95% CI {0,71 - 1,73} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ văn hoá của mẹ với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bảng 3.13: Dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Dân tộc Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Thiểu số 173 161 Kinh 126 138 OR = 1,18 95% CI {0,85 - 1,63} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.14: Tuổi của mẹ khi mang thai và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Tuổi mẹ Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Dưới 22 hoặc trên 35 tuổi 103 101 Từ 22-35 tuổi 196 198 OR = 1, 03 95% CI {0,74 - 1,45} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa giữa tuổi khi mang thai của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.15: Số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Số con Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n >2 con 30 30 ≤2 con 269 269 OR = 1,00 95% CI {0,59 - 1,71} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 3.16: Mô hình hồi qui các yếu tố KTXH và gia đình Yếu tố KTXH và gia đình Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 0,049 0,837 1,050 0,660 1,670 Trên THCS - - 1,0 - - Tuổi khi mang thai Dưới 22 hoặc trên 35 tuổi 0,074 0,678 1,077 0,759 1,527 Từ 22-35 tuổi - - 1,0 - - Dân tộc Thiểu số 0,105 0,531 1,111 0,799 1,545 Kinh - - 1,0 - - Điều kiện kinh tế Nghèo 0,523 0,002 1,688 1,214 2,347 Không nghèo - - 1,0 - - Số con trong gia đình Đông con 0,073 0,796 0,930 0,537 1,611 Ít con - - 1,0 - - Nhận xét: Kết quả phân tích hồi qui tại bảng 3.16 cho thấy điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Các yếu tố khác như trình độ văn hoá, dân tộc, tuổi khi mang thai của mẹ, số con trong gia đình không phải là yếu tố nguy cơ với SDD thể nhẹ cân của nhóm trẻ này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 3.4.2. Yếu tố chăm sóc trẻ em Bảng 3.17: Bú mẹ sớm sau đẻ với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Bú mẹ Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Sau 6 giờ 24 14 Trước 6 giờ 275 285 OR = 1,78 95% CI {0,90 - 3,51} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bú sớm sau đẻ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.18: Thời gian ăn bổ sung với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Ăn bổ sung Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đúng 66 38 Đúng 231 259 OR = 1,95 95% CI {1,23 - 3,09} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ ăn bổ sung không đúng thời gian có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,95 lần so với trẻ ăn bổ sung đúng thời gian (p < 0,01). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Bảng 3.19: Thành phần thức ăn bổ sung với SD nhẹ cân của trẻ TTDD Ăn bổ sung Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đủ 4 nhóm thực phẩm 222 174 Đủ 4 nhóm thực phẩm 75 123 OR = 2,09 95% CI {1,45 - 3,01} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ ăn bổ sung không đủ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,09 lần so với trẻ được ăn bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm (p < 0,01). Bảng 3.20: Thời gian cai sữa với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Cai sữa Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đúng 111 60 Đúng (18 - 24 tháng) 135 186 OR = 2,55 95% CI {1,74 - 3,74} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ bị cai sữa không đúng có nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân cao gấp 2,55 lần so với trẻ được cai sữa đúng thời gian (P < 0,01). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng 3.21. Mô hình hồi qui về các yếu tố chăm sóc Yếu tố chăm sóc Hệ số hồi quy P OR 95% CI Thấp nhất Cao nhất Bú sớm sau đẻ Sau 6 giờ 0,642 0,121 1,900 0,844 4,279 Trước 6 giờ - - 1,0 - - Thời điểm ăn bổ sung Không đúng 0,665 0,009 1,925 1,174 3,158 Đúng độ tuổi - - 1,0 - - Thành phần bữa ăn bổ sung Không đủ 4 nhóm thực phẩm 0,664 0,001 1,942 1,315 2,867 Đủ nhóm thực phẩm - - 1,0 - - Thời gian cai sữa Không đúng độ tuổi 0,791 0,000 2,206 1,483 3,281 Đúng độ tuổi - - 1,0 - - Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thể nhẹ cân qua phân tích hồi qui logistic là: thời điểm ăn bổ sung (OR= 1,925), thành phần bữa ăn bổ sung (OR= 1,942), thời gian cai sữa (OR= 2,206). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 3.4.3. Yếu tố cá nhân Bảng 3.22: Cân nặng lúc đẻ của trẻ với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD CNSS Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n <2500g 55 24 ≥2500g 244 275 OR = 2,58 95% CI {1,56 - 4,23} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ có cân nặng lúc đẻ < 2500g có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,58 lần trẻ có cân nặng lúc đẻ ≥ 2500g (p <0,01). Bảng 3.23: Tiêu chảy trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Tiêu chảy Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Có 13 6 Không 286 293 OR = 2,22 95% CI {0,83 - 5,92} p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 3.24: NKHH trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD NKHH Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Có 73 48 Không 226 251 OR = 1,67 95% CI {1,13 - 2,53} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ bị NKHH cấp trong 2 tuần qua có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,67 lần so với trẻ không bị NKHHC trong 2 tuần qua. Bảng 3.25. Mô hình hồi qui về các yếu tố cá nhân Yếu tố cá nhân Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất Cân nặng sơ sinh <2500g 0,929 0,000 2,531 1,516 4,226 2500g - - 1,0 - - Tiêu chảy trong 2 tuần Có 0,717 0,159 2,048 0,756 5,548 Không - - 1,0 - - NKHH trong 2 tuần Có 0,479 0,023 1,615 1,069 2,439 Không - - 1,0 - - Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.25 cho thấy các yếu tố cân nặng sơ sinh của trẻ (OR= 2,531), nhiễm khuẩn hô hấp cấp (OR= 1,615) là các yếu tố liên quan đến SDD thể nhẹ cân của trẻ. Yếu tố tiêu chảy trong hai tuần qua không thấy có mối liên quan với SDD thể nhẹ cân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Bảng 3.26. Mô hình hồi qui các yếu tố nguy cơ của SDD thể nhẹ cân Các yếu tố nguy cơ Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất NKHH trong 2 tuần qua 0,783 0,004 2,188 1,293 3,702 Cai sữa không đúng độ tuổi 0,765 0,000 2,150 1,425 3,244 CNSS dưới 2500g 0,703 0,021 2,020 1,111 3,672 Ăn bổ sung không đủ 4 nhóm thực phẩm 0,637 0,002 1,891 1,264 2,828 Ăn bổ sung trước 4 tháng 0,638 0,013 1,893 1,143 3,136 Gia đình nghèo 0,564 0,004 1,759 1,200 2,577 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.26 cho thấy các yếu tố: NKHHC, cai sữa không đúng độ tuổi, cân nặng sơ sinh thấp, ăn bổ sung không đúng, gia đình nghèo là những yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng suy dinh dƣỡng và khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ em 4.1.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em - Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Nhẹ cân là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được đặc điểm cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay tích luỹ từ lâu. Tuy nhiên, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ ở cộng đồng do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bầy ở bảng 3.3 và bảng 3.7 cho thấy: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 35,4%, trong đó SDD độ I chiếm 29,6%, SDD độ II là 4,9%, SDD độ III chiếm 0,9%. Theo phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi thì tỷ lệ SDD trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức rất cao, đặc biệt là thể thấp còi và nhẹ cân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi ở Thái Nguyên năm 2006 là (24,6%) [35], nhưng ở nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ này là 35,4%. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD chung trong toàn quốc năm 2006 (23,4%) và cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở các tỉnh vùng Đông Bắc (25,5%), vùng Tây Bắc (30,7%) [35]. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh theo 3 khu vực tại Lào Cai (35,7%) [1]. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Thổ Nhĩ Kỳ (4,8%) [45], Oman (7,0%) [38], Luxi ,Trung Quốc (19,5%) [50], Uganda (20,5%) [40]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu về tình trạng DD của trẻ em từ 0 - 5 tuổi ở vùng sa mạc của Tây Rajasthan, Ấn Độ cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 60% [61] và kết quả nghiên cứu về SDD protein, năng lượng trên 798 trẻ em dưới 5 tuổi tại Luangprabang, Lào cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 45% [59], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - Suy dinh dưỡng thể thấp còi Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng (dinh dưỡng trong quá khứ). Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hộ i [12], [52]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi là 41,5%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD chung trong toàn quốc năm 2006 (31,9%), tỷ lệ SDD tại Thái Nguyên năm 2006 (30,2%) và cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của các tỉnh vùng Đông Bắc (36,2%), Tây bắc (37,6%) [35]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu ở các địa phương khác như ở Hà Giang, Lai Châu, Đăclắk [35], Lao Cai [1], vùng nông thôn ở Nigeria năm 2003 (42,9%) [64], vùng nông thôn ở Burkina Paso năm 2003 (41,1%) [64]. Tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở một số các nước như: Aydin, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2007 (10,9%) [45], vùng nông thôn ở Colombia năm 2005 (17,1%) [64], vùng nông thôn ở Morocco năm 2004 (23,6%), Belen, Peru năm 2007 (26,6%) [41]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ở vùng sa mạc của Tây Rajasthan (2006) là 53% [61], phía Tây của Uganda (2006) là 55% [40], Luangprabang, Lào (2007) là 65% [59]. Trẻ em sống trong gia đình nghèo còn nhiều thiệt thòi trong việc được nuôi dưỡng tốt. Văn hoá của người mẹ biểu hiện khả năng nhận thức khoa học, hiểu biết và thực hành dinh dưỡng. Nghề nghiệp của người mẹ thường xuyên ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của con, bởi lẽ nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, văn hoá và cơ hội giao tiếp của gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo là cao (45,8%), trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, chủ yếu là học hết tiểu học (67,2%) và tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết viết còn khá cao (14,0%). Bên cạnh đó các bà mẹ làm ruộng, làm chè là chiếm đa số (94,6%). Điều này lý giải tại sao tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao như vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Chiều cao theo tuổi là thước đo phản ánh tình trạng SDD mạn tính hay tình trạng thiếu protein kéo dài. Nguyên nhân chính thường là do cân nặng sơ sinh lúc đẻ thấp, trẻ ăn sam quá sớm, trẻ mắc các bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ngày càng được chú ý vì ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Quan sát hiện tượng gia tốc tăng trưởng chiều cao ở nhiều nước (bắt đầu từ thế kỷ XX) người ta nhận thấy giai đoạn tăng trưởng của trẻ em trước tuổi học đường có ý nghĩa quyết định, dù những trẻ thấp còi có giai đoạn phát triển bù sau đó, nhưng ở những nơi tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em cao thì chiều cao trung bình ở người trưởng thành thấp hơn so với những nơi có mức SDD thể thấp còi thấp. - Suy dinh dưỡng thể gầy còm Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao thấp) thể hiện tình trạng thiếu ăn gần đây, mang tính chất cấp tính. Tỷ lệ SDD thể gầy còm ở các nước nghèo, nếu không có sự khan hiếm thực phẩm thì tỷ lệ này thường dừng ở mức 5%, tỷ lệ này từ 10 - 14% là cao và trên 15% là rất cao [5]. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cấp tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,4%, cao hơn so với mức chung trong toàn quốc (7,2%) và Thái Nguyên là 6,8% [35]. So với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ em dưới năm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Hải Dương (8,4%), Bắc Cạn (8,9%), Bình Định (8,4%), Hoà Bình (8,7%), Lao Cai (8,4%) [1]. Nếu so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu tại những vùng khó khăn của một số nước như ở Belen, Peru (26,6%) [41], vùng sa mạc của Tây Rajasthan, Ấn Độ (28%) [61], thì tỷ lệ SDD thể gày còm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều. SDD cân nặng theo tuổi phản ánh tức thì hậu quả tình trạng không tăng cân hoặc sút cân do những vấn đề sức khoẻ và ăn uống của trẻ em. Xét theo diễn biến của những năm qua thì chỉ tiêu này giảm nhanh trên phạm vi toàn quốc, song song với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. - Suy dinh dưỡng theo giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi ở trẻ gái cao hơn trẻ trai (38,7% và 32,2%); (42,0% và 41,4%). Trong đó chỉ có SDD thể nhẹ cân là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn tại 4 xã tỉnh Hà Tây [4], Đinh Thanh Huề ở Hải Chánh, Hải Lăng, QuảngTrị [7], Phạm Thị Lệ Thu tại Phú Bình, Thái Nguyên [23]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS trong nghiên cứu về thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở một số khu vực miền núi phía Bắc [6], cũng như kết quả nghiên cứu của Li. Y và CS ở cùng sâu,vùng xa, Luxi, Trung Quốc [50] và kết quả nghiên cứu của Majlesi F, Nikpoor B, Golestan B, Sadre F ở Iran [53]. Điều này có lẽ do địa điểm điều tra của chúng tôi là miền núi và đối tượng điều tra chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Phải chăng tư tưởng trọng nam khinh nữ ở đây đã dẫn đến sự phân biệt đối xử trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giữa trẻ trai và trẻ gái. Cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. - Suy dinh dưỡng theo dân tộc Đề cập đến SDD trẻ em theo cấu trúc dân tộc, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn tỷ lệ SDD trẻ em người kinh ở thể nhẹ cân (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như: Đàm Thị Tuyết ở ba xã tại Bắc Cạn và Thái Nguyên [29], kết quả nghiên cứu của Phengxay M ở Luangprabang, Lào [59], Li Y, Hotta M và CS ở Luxi, Trung Quốc [50]. - Suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi của chúng tôi chủ yếu gặp ở nhóm tuổi 25 - 48 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác: Nguyễn Hải Anh ở Lào Cai [1], Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn ở Hà Tây [4], Phạm Thị Lệ Thu ở Thái Nguyên [23], Nguyễn Trần Tuấn ở Hà Giang [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Theo một số tác giả thì ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao vừa để cho quá trình phát triển vừa để cho các hoạt động vận cơ tăng lên nhưng quá trình cung cấp thì lại thiếu nhiều. Có thể có nhiều lý do, nhưng ở tuổi này trẻ em it được chăm sóc hơn, bà mẹ quan niệm là con đã lớn nên chế độ ăn như người lớn, nhiều trẻ em sau cai sữa có chế độ ăn không hợp lý, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao do vậy đã làm tăng tỷ lệ SDD. Vì thế, trong chương trình phòng chống suy dinh dưõng cho trẻ em phải có biện pháp dự phòng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biện pháp phục hồi dinh dưỡng cũng cần chú ý hơn cho trẻ em 25 - 48 tháng tuổi. 4.1.2. Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ Để khẩu phần ăn của trẻ cân đối và hợp lý cần có đủ đại diện của bốn nhóm thức ăn cơ bản với tỷ lệ cân đối và thích hợp [32]. Kết quả nghiên cứu khẩu phần ăn của trẻ tại điểm điều tra được trình bày ở bảng 3.8, bảng 3.9, bảng 3.10. Bảng 3.8 cho thấy khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu là gạo và rau xanh. Vẫn biết các sản phẩm như thịt, cá, trứng, sữa là những sản phẩm rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ nhưng với những vùng nông thôn, nhất là nông thôn miền núi với tỷ lệ đói nghèo còn cao như tại điểm nghiên cứu thì không phải lúc nào cũng có tiền để mua hoặc có sẵn để mua. Vì vậy mà những thức ăn đó ít xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ các loại là một loại thực phẩm rẻ tiền và cũng không phải là loại khan hiểm ở điểm nghiên cứu, nhưng số trẻ không bao giờ được ăn các loại đậu đỗ trong tuần cũng có tới 15%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh ở Lào Cai [1]. Tuy nhiên các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa... và đậu đỗ các loại được các bà mẹ sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Tiến ở Đống Đa, Hà Nội [25]. Do cơ cấu bữa ăn như vậy nên giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD thấp hơn về số lượng và mất cân bằng hơn về cơ cấu chất lượng so với nhóm trẻ bình thường (bảng 3.9), thể hiện chủ yếu ở hàm lượng protit, năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 lượng khẩu phần và hàm lượng Ca. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Xét về tính cân đối giữa các chất sinh năng luợng (bảng 3.10) thấy rằng trong khẩu phần ăn của cả nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ SDD đều có ít lipit, năng lượng do lipit chỉ chiếm 10 - 11%, trong khi đó nhu cầu đề nghị là 15 - 25%, protit động vật/ protit tổng số cũng nghèo, chỉ đạt 0,33 - 0,35 so với nhu cầu đề nghị là 0,5. Như vậy, so với nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng thì khẩu phần ăn của trẻ em ở điểm điều tra chủ yếu là đói năng lượng và đói protit động vật. Sự thiếu hụt này diễn ra ở cả nhóm bình thường và nhóm SDD, trong đó nhóm SDD thiếu hụt nhiều hơn. Đặc điểm khẩu phần dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của nhiều tác giả khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cơ cấu bữa ăn của trẻ em ở một số nước đang phát triển và nông thôn Việt Nam chủ yếu là chất bột dẫn tới khẩu phần ăn đói cả protit và năng lượng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ SDD. Kết quả nghiên cứu về khẩu phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_Y_YHDP_LTTH.pdf